Trong những năm gần đây, trong khuôn khổ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đề ra những chủ trương, chính sách khuyến khích c
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
- -
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN NÔNG SẢN AN CÁT LỢI
Địa điểm xây dựng: KCN Trà Đa mở rộng – TP Pleiku – tỉnh Gia Lai
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV An Cát Lợi Gia Lai
_ Tháng 8/2017 _
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
- -
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN NÔNG SẢN AN CÁT LỢI
CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH MTV AN CÁT
LỢI GIA LAI
Giám đốc
ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
DỰ ÁN VIỆT
Tổng Giám đốc
LÊ THỊ TRƯỜNG CHINH NGUYỄN VĂN MAI
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 6
I Giới thiệu về chủ đầu tư 6
II Mô tả sơ bộ thông tin dự án 6
III Sự cần thiết xây dựng dự án 6
IV Các căn cứ pháp lý 8
V Mục tiêu dự án .10
V.1 Mục tiêu chung .10
V.2 Mục tiêu cụ thể .10
Chương II 11
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN 11
I Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án .11
I.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án .11
I.2 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án .13
II Quy mô sản xuất của dự án .18
II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường .18
II.2 Quy mô đầu tư của dự án 22
III Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án .22
III.1 Địa điểm xây dựng 22
III.2 Hình thức đầu tư .23
IV Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án .23
IV.1 Nhu cầu sử dụng đất của dự án .23
IV.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án 23
Chương III 24
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 24
Trang 4I Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình .24
II Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ .25
II.1 Công nghệ sấy lạnh .25
II.2 Sơ đồ công nghệ chế biến hồ tiêu .26
II.3 Công nghệ sấy măng .27
II.4 Công nghệ đóng chai mật ong 27
II.5 Công nghệ dán nhãn, đóng gói sản phẩm bằng mã vạch .28
Chương IV 30
CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 30
I Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng 30
II Các phương án xây dựng công trình .30
III Phương án tổ chức thực hiện .34
IV Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án 35
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ 36
I Đánh giá tác động môi trường .36
Giới thiệu chung: 36
I.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường .36
I.3 Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án 37
I.4 Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng 37
II Tác động của dự án tới môi trường .37
II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm 37
II.2 Mức độ ảnh hưởng tới môi trường 39
II.3 Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường .40
II.4.Kết luận: 42
Chương VI 43
Trang 5TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA
DỰ ÁN 43
I Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án .43
II Khả năng thu xếp vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ .57
III Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án .64
1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án .64
2 Phương án vay .65
3 Các thông số tài chính của dự án .66
3.1 Kế hoạch hoàn trả vốn vay .66
3.2 Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn 66
3.3 Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu .67
3.5 Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) .68
KẾT LUẬN 69
I Kết luận 69
II Đề xuất và kiến nghị .69
PHỤ LỤC 70
CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 70
1 Bảng tổng mức đầu tư – Nguồn vố và tiến độ đầu tư của dự án .70
2 Bảng khấu hao hàng năm của dự án .82
3 Bảng doanh thu và dòng tiền của dự án 121
4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án 128
5 Bảng Mức trả nợ hàng năm theo dự án 129
6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án 130
7 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án (1000 đồng)132 8 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án 133
Trang 6II Mô tả sơ bộ thông tin dự án
Tên dự án: Đầu tư xây dựng “Nhà máy chế biến nông sản An Cát Lợi”
Địa điểm xây dựng : Lô D1-6 Khu công nghiệp Trà Đa mở rộng – TP Pleiku – tỉnh Gia Lai
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự
án
Tổng mức đầu tư
Vốn tự có (tự huy động):
Vốn vay tín dụng:
III Sự cần thiết xây dựng dự án
Trong những năm gần đây, trong khuôn khổ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta
đã chú trọng đề ra những chủ trương, chính sách khuyến khích các tỉnh Tây nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng phát triển công nghiệp chế biến nông sản Theo đó, ngành công nghiệp của các tỉnh Tây nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu và tiến bộ đáng kể, góp phần quan trọng để nền kinh tế của
cả nước giữ được mức tăng trưởng khá, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế
Tuy nhiên, phát triển công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn nhiều yếu kém, chưa phát huy được đầy đủ lợi
Trang 7thế so sánh Công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh có tốc
độ tăng trưởng nhanh, nhưng thiếu bền vững; Khoảng cách trình độ phát triển công nghiệp chế biến nông sản giữa các vùng trong tỉnh có
xu hướng tăng, nhiều nơi còn rất khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu của tiến trình công nghiệp hóa nông nghiệp - nông thôn Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên, một phần do những bất cập trong hoạch định chính sách và tổ chức quản lý phát triển công nghiệp chế biến nông sản của các vùng trong tỉnh, nhưng chủ yếu là do những yếu kém trong xác định chiến lược phát triển công nghiệp chế biến nông sản từ góc độ lợi thế so sánh, đánh giá xác định lợi thế, bất lợi thế để đề ra định hướng và các giải pháp phát huy lợi thế trong phát triển công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh
Ngày 18/12/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cùng lãnh đạo các bộ, ngành và tỉnh Gia Lai đã chủ trì Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016 với chủ đề: Gia Lai - Tiềm năng - Hợp tác
- Phát triển
Tham dự hội nghị có đại diện nhiều lãnh đạo Bộ, ngành và hơn 400 nhà đầu tư tham gia thảo luận và kết ký hợp tác đầu tư, ký kết hợp tác tài trợ vốn cho các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Theo đánh giá của các chuyên gia, Gia Lai có nhiều tiềm năng phát triển Với khí hậu ôn hoà, địa hình phân thành 3 vùng rõ rệt, nằm đan xem nhau đó là thung lũng đồng bằng, vùng cao nguyên, vùng đồi núi nên quỹ đất canh tác nông nghiệp lớn, tạo cho Gia Lai những lợi thế để phát triển chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngay rất đa dạng, kéo theo đó là ngành công nghiệp chế biến nông sản theo hướng hiện đại, tiên tiến
Thế nhưng trên thực tế thu hút đầu tư của của địa phương còn rất hạn chế Theo đó, đến nay địa phương này mới có 5 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn khiêm tốn là 12 triệu USD, xếp thứ 61 trong số 63 tỉnh, thành Nguyên nhân một phần cũng do những trở ngại về cơ chế, thủ tục, về hạ tầng… Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng thứ 47 cả nước
Thủ tướng yêu cầu Gia Lai cần có quy hoạch phát triển bền vũng, sử dụng thế mạnh đặc thù, lợi thế và liên kết vùng Trong đó, có quy hoạch các khu kinh
tế, khu công nghiệp, các loại cây trồng, các khu du lịch nổi tiếng Coi nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao và thương hiệu mạnh là hướng đi
Trang 8của địa phương Cùng đó, cần chú ý đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến gắn với xây dựng thương hiệu các sản phẩm thế mạnh, trong đó có cà phê Bởi hiện, địa phương này có gần 100.000ha cà phê nhưng lại thiếu thương hiệu cà phê nổi tiếng
Để thu hút đầu tư, các cấp chính quyền Gia Lai phải phấn đấu trở thành chính quyền đối thoại với DN, có tư duy đổi mới sáng tạo, chủ động đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho DN Đặc biệt, Gia Lai cần có chiến lược thu hút các nhà đầu tư, DN có tiềm lực, có công nghệ nhằm biến việc xuất thô các sản phẩm cây, con công nghiệp lâu nay sang xuất sản phẩm chế biến sâu nhằm làm tăng giá trị
Từ những kế hoạch và chỉ đạo rõ ràng từ Trung ương đến địa phương Đồng thời chung tay góp phần phát triển ngành chê biến nông sản của tỉnh, gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu Công ty TNHH MTV An Cát Lợi phối hợp với Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Nhà máy chế biến nông sản An Cát Lợi”
Trang 9Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ
về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 1194/QĐ-TTg ngày 22/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên đến năm 2030;
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Xây dựng
về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; Quyết định số 482/2010/QĐ-TTg ngày 14/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đối ngoại vùng biên giới Việt Nam – Lào và Việt Nam – Campuchia;
Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23/04/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển;
Quyết định số 864/QĐ-TTg ngày 09/07/2008 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam – Lào đến năm 2020;
Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 29/06/2009 phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng biên giới Việt Nam – Campuchia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/09/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 16/3/2012 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai đến 2020
Trang 11Chương II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án
I.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án
1 Vị trí địa lý
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 mét so với mực nước biển Tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58'20" đến 14°36'30" vĩ bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40"kinh đông Phía đông của tỉnh giáp với các tỉnh là Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên Phía tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia, có đường biên giới chạy dài khoảng 90 km Phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, và phía phía bắc của tỉnh giáp tỉnh Kon Tum
UBND tỉnh đã có quyết định số 1493/QĐ-CT ngày 25/12/2003 phê duyệt dự án khả thi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Trà Đa Quy mô 124,5 ha, trong đó đất xây dựng KCN là 109,3 ha, đất xây dựng cụm dịch vụ 15,3ha Hiện BQL KCN Trà Đa quản lý 109,3ha Còn phần đất dịch vụ 15,3 ha, Chủ tịch UBND tỉnh đã ra quyết định đưa vào chung trong quy hoạch chi tiết Khu dân cư Trà Đa
và hiện nay UBND TP Pleiku đang quản lý diện tích này
Khu công nghiệp Trà Đa nằm trên địa bàn thành phố Pleiku có tổng diện tích 109,3 ha Đến nay, khu công nghiệp Trà Đa đã thu hút 30 nhà đầu tư trong
và ngoài nước, lấp đầy 100% diện tích với tổng vốn dăng ký 818 tỷ đồng, thu hút 2.152 lao động
Lĩnh vực được ưu tiên khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp:
Nhóm ngành công nghiệp chế biến lâm sản, nông sản thực phẩm
Nhóm ngành công nghiệp vật liệu xây dựng
Nhóm ngành chế tạo, lắp ráp cơ khí điện tử
Nhóm ngành sản xuất, gia công hàng tiêu dùng
Một số ngành công nghiệp và dịch vụ khác chưa có trong 4 ngành trên, nếu được nhà nước khuyến khích đầu tư và xét thấy phù hợp cũng được khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp
Trang 122 Khí hậu
Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ
ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối Khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình năm là 22 – 250C Vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 – 1.750
mm, Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình năm từ 2.200 – 2.500 mm Khí hậu và thổ nhưỡng Gia Lai rất thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày, chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao
3 Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất Tổng diện tích tự nhiên là 15.536,92 km2, có 27 loại đất, được hình thành trên nhiều loại đá mẹ thuộc 7 nhóm chính: đất phù sa, đất xám, đất đen, đất đỏ, đất mùn vàng đỏ, Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá Phần lớn đất đai màu mỡ, giàu chất dinh dưỡng, đất có tầng dày canh tác rất phù hợp với phát triển cây trồng mà đặc biệt là cây công nghiệp lâu ngày Các vùng thung lũng và khu vực đất bằng có nhiều sông suối chảy qua, thuận lợi cho việc mở rộng diện tích sản xuất đất nông nghiệp và phát triển nuôi trồng thủy sản
- Tài nguyên nước: Gia Lai có tổng trữ lượng khoảng 23 tỉ m3, phân bố trên
hệ thống các con sông lớn như: sông Sê San, sông Ba, sông Srê Pook Tiềm năng nước ngầm có trữ lượng khá lớn, chất lượng tốt, phân bố chủ yếu trong phức hệ nước phun trào bazan có tổng trữ lượng cấp A+B là 23.894m3/ngày, cấp C1/là 61.065 m3/ngày và cấp C2 là 989.600 m3/ngày, cùng với hệ thống nước bề mặt đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân trong địa bàn tỉnh.[1]
- Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp là 728.279,30 ha[2], chiếm 46,87% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Do trải rộng trên nhiều vùng khí hậu nên các hệ sinh thái rừng Gia Lai phong phú Hệ động thực vật phong phú
và đa dạng cả về giống, loài và số lượng các thể có giá trị Đặc biệt, có nhiều loài thú quý hiếm
- Tài nguyên khoáng sản: tỉnh có tiềm năng khoáng sản phong phú và đa dạng Trong đó có những loại có giá trị kinh tế cao như: Kim loại quý (quặng bôxít, vàng, sắt, kẽm), đá granít, đá vôi, đất sét, cát sỏi xây dựng…
Trang 13I.2 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án
Gia Lai có gần 500.000 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có hơn 291.000 ha đất cho trồng cây hàng năm và hơn 208.000 ha cây lâu năm nên
có tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp
Do tính chất đặc trưng của đất đai và khí hậu, tỉnh Gia Lai có thể bố trí một tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng, có giá trị kinh tế cao; xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung có quy mô lớn với những sản phẩm hàng hóa có lợi thế cạnh tranh Đặc biệt, trong 7 nhóm đất chính của tỉnh, nhóm đất đỏ ba zan có 386.000ha, tập trung chủ yếu vùng tây Trường Sơn (thành phố Pleiku và các huyện Mang Yang, Đăk Đoa, Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông, Đức Cơ, Chư Păh, Ia Grai) có thể canh tác các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, bông vải Các huyện, thị xã phía đông của tỉnh (An Khê, Kbang, Kông Chro, Đăk Pơ, Ayun Pa, Ia Pa, Phú Thiện, Krông Pa), do chịu ảnh hưởng khí hậu của vùng đồng bằng giáp ranh (Bình Định, Phú Yên) nên thích hợp cho các loại cây trồng ngắn ngày và là vùng nguyên liệu mía chính cung cấp cho hai nhà máy đường An Khê và Ayun Pa với công suất 4.000 tấn mía cây/năm Riêng huyện Đăk Pơ và thị xã An Khê còn là vựa rau, hàng ngày cung cấp trên 100 tấn rau các loại cho các tỉnh thuộc khu vực miền Trung
và Tây Nguyên Các huyện phía đông nam của tỉnh như Phú Thiện, Ia Pa và thị
xã Ayun Pa, với lợi thế có hồ thuỷ lợi Ayun Hạ, là một trong nhữngNhap chon
de phong lon hinh anh! vựa lúa của cả khu vực Tây Nguyên Với diện tích 1.112.452,8 ha đất lâm nghiệp, trong đó, có 773.447,7 ha đất cho rừng sản xuất (chiếm 69,5% diện tích đất lâm nghiệp) nên tỉnh Gia Lai có tiềm năng lớn phát triển lâm nghiệp Hàng năm, các sản phẩm gỗ khai thác từ rừng (kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng) làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, bột giấy với quy mô lớn và chất lượng cao Gia Lai còn có quỹ đất lớn để phát triển rừng trồng, rừng nguyên liệu giấy
Công nghiệp
Trên cơ sở nguồn tài nguyên nông lâm nghiệp và khoáng sản, mở ra triển vọng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản với quy mô vừa và lớn
Trong sản xuất vật liệu xây dựng, trước hết với nguồn đá vôi tại chỗ có thể phát triển sản xuất xi măng phục vụ cho một phần nhu cầu các tỉnh phía Bắc Tây Nguyên và các tỉnh Đông Bắc Campuchia Hiện có hai nhà máy sản xuất xi
Trang 14măng với công suất 14 vạn tấn/năm, đến nay đã phát huy vượt công suất Với nguồn đá granit sẵn có, phong phú về màu sắc có thể chế biến ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu
Trong chế biến nông lâm sản, Nhap chon de phong lon hinh anh!với trữ lượng gỗ lớn trong tỉnh và khả năng nhập khẩu gỗ từ các nước Đông Nam Á đảm bảo ổn định nguyên liệu cho sản xuất chế biến các mặt hàng gỗ lâu dài, chế biến song mây, sản xuất bột giấy
Từ mủ cao su có thể chế biến các sản phẩm cao su dân dụng và công nghiệp chất lượng cao; Chế biến cà phê xuất khẩu, chế biến đường, chế biến dầu thực vật, chế biến sắn, chế biến hoa quả và súc sản đóng hộp Ngoài ra còn có thể phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng khi đã xác định được địa bàn
và trữ lượng cho phép
Khu công nghiệp Trà Đa với diện tích 124,5 ha, có 30 dự án đầu tư, lấp đầy trên 100% diện tích với tổng số vốn đăng ký 818 tỷ đồng Đến nay có 21 nhà máy đã đi vào hoạt động
Tỉnh đang quy hoạch khu công nghiệp Tây Pleiku với diện tích 284 ha (tính đến năm 2015 và mở rộng gần 400 ha tính đến năm 2020)
Ngoài ra, trên mỗi địa bàn huyện, thị xã, thành phố của tỉnh cũng đang quy hoạch xây dựng ít nhất một cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có vị trí, điều kiện thuận lợi nhiều mặt cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh với diện tích 110 ha và mở rộng đến 210 ha (tính đến 2020), hiện đã có 3 doanh nghiệp và 20 hộ kinh doanh Đến nay cũng đang được tiếp tục đầu tư xây dựng để hoàn thiện cơ sở hạ tầng
Trang 15còn có nhiều hồ, ghềnh thác, đèo và những cánh rừng nguyên sinh tạo nên những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng, mang đậm nét hoang sơ nguyên thủy của núi rừng Tây Nguyên Đó là rừng nhiệt đới Kon Ka Kinh và Kon Chư Răng nơi có nhiều động vật quí hiếm; thác Xung Khoeng hoang dã ở huyện Chư Prông; thác Phú Cường thơ mộng ởDu lịch trên lưng voi huyện Chư Sê Nhiều danh thắng khác như suối Đá, bến Mộng trên sông Pa ở Ayun Pa, Biển Hồ (hồ
Tơ Nưng) trên núi mênh mông và phẳng lặng, được ví như là đôi mắt của thành phố Pleiku Nhiều núi đồi như Cổng Trời MangYang, núi Hàm Rồng cao 1.092m ở Chư Prông mà đỉnh là miệng của một núi lửa đã tắt Cảnh quang nhân tạo có các rừng cao su, đồi chè, cà phê bạt ngàn Kết hợp với các tuyến đường rừng, có các tuyến dã ngoại bằng thuyền trên sông, cưỡi voi xuyên rừng, trekking
Bên cạnh sự hấp dẫn của thiên nhiên hùng vĩ, ở Gia Lai còn có nền văn hóa lâu đời đầm đà bản sắc núi rừng của đồng bào các dân tộc, chủ yếu là Jrai và Bahnar thể hiện qua kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ
Kết cấu hạ tầng
Đường bộ:
Án ngữ trên đỉnh cao nguyên Pleiku hùng vỹ, Gia lai như nóc nhà của đồng bằng Bình Định, Phú Yên, Cam Pu Chia và là giao điểm của nhiều tuyến đường quốc lộ quan trọng với tổng chiều dài 503 km
Quốc lộ 14, chạy theo hướng bắc - nam, là con đường huyết mạch của Tây nguyên, nối Gia Lai với Kon Tum, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng về phía Bắc
và Đắk Lắk, Đắk Nông, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ về phía Nam, đoạn qua tỉnh Gia Lai dài 112 km
Quốc lộ 19 chạy theo hướng đông - tây, nối cảng Quy Nhơn, Bình Định dài 180Km về phía đông với cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (Đức Cơ) để vào tỉnh Ratanakiri,Campuchia về phía tây Phần đường quốc lộ 19 trên đất Gia Lai dài
196 km Quốc lộ quan trọng này được hình thành trên cơ sở con đường giao thương cổ nhất giữa bộ phận dân cư ở vùng đồng bằng ven biển nam Trung Bộ với các tỉnh bắc Tây Nguyên từ trước thế kỷ XX
Quốc lộ 25 nối quốc lộ 1 (thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên) với quốc lộ
14 tại Mỹ Thạch (huyện Chư Sê) Đoạn quốc lộ 25 thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai có
Trang 16chiều dài 111 km, qua các huyện đông nam của tỉnh như Krông Pa, thị xã Ayun
Pa, Phú Thiện và phía đông Chư Sê
Ngoài ra, đường Hồ Chí Minh cũng đi qua địa bàn tỉnh Gia Lai Các quốc
lộ 14, 25 nối Gia Lai với các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung rất thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa đến hải cảng để xuất khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước
Gia Lai còn có 11 tuyến tỉnh lộ quan trọng với tổng chiều dài 473 km: Tỉnh lộ 662 (76km), từ quóc lộ 19 tại Đá Chẻ (huyyện Đăk Pơ), đi về phía nam, nối vào quốc lộ 25tại phía tây thị xã Ayun Pa
Tỉnh lộ 663 (23 km) từ quốc lộ 19 nối dài (đoạn Bàu Cạn) chạy qua huyện Chư Prông, nối vào tỉnh lộ 675 tại Phú Mỹ (huyện Chư Sê)
Tỉnh lộ 664 (53 km), từ quốc lộ 14 tại thành phố Pleiku qua huyện Ia Grai, hướng về phía tây, nối vào quốc lộ 14C tại sông Sê San
Tỉnh lộ 668 (17 km), từ quốc lộ 25, đi về phía nam thị xã Ayun Pa, huyện Phú Thiện đi về tỉnh Đăk Lăk
Tỉnh lộ 669 (90 km) từ quốc lộ 19 tại thị xã An Khê, đi về phía bắc dọc theo huyện Kbang và huyên Kon Plông, tỉnh Kon Tum
Tỉnh lộ 670 (46 km), từ quốc lộ 19 tại Kon Dỡng (huyện Mang Yang) nối
và quốc lộ 14 đoạn qua xã Ia Khươl (huyện Chư Păh nơi tiếp giáp giữa tỉnh Gia Lai và tinh Kon Tum)
Tỉnh lộ 671 (24 km) từ quốc lộ 14, đoạn qua ngả tư Biển Hồ nối và tỉnh lộ
670 tại xã Nam Yang, huyện Đăk Đoa
Trang 17Đường hàng không
Sân bay Pleiku (còn gọi là sân bay Cù Hanh) là một sân bay tương đối nhỏ,
có từ thời Pháp, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km Sân bay Pleiku đang hoạt động, mỗi tuần có 7 chuyến từ Pleiku đi thành phố Hồ Chí Minh - Đà Nẵng - Hà Nội và ngược lại Sân bay đang được đầu tư nâng cấp để tiếp nhận các máy bay lớn (A320)
Bưu chính - Viễn thông - Truyền hình
Toàn tỉnh có 07 trạm điều khiển thông tin di động Hệ thống các mạng điện thoại di động đảm bảo thông tin thông suốt; dịch vụ điện thoại, Internet 3G đã được đưa vào sử dụng
Trên địa bàn tỉnh, ngoài các kênh truyền hình miễn phí, hiện đã có 3 loại dịch vụ truyền hình trả tiền; tỉnh cũng đang xúc tiến đưa sóng truyền hình Gia Lai lên vệ tinh
Hệ thống nhà hàng, khách sạn: Toàn tỉnh có 1 khách sạn 4 sao, 1 khách sạn
3 sao, 3 khách sạn 2 sao, 4 khách sạn 1 sao và hàng loạt nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ khác cơ bản đáp ứng được nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, đi lại của du khách
Các đơn vị hành chính
Gia Lai có 17 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Plieku, Thị xã An Khê, Thị xã Ayun Pa và 14 huyện Thành phố Plieku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và là trung tâm thương mại của tỉnh, nơi hội tụ của 2 Quốc lộ chiến lược của vùng Tây Nguyên là Quốc lộ 14 theo hương Bắc Nam và Quốc lộ 19 theo hướng Đông Tây; là điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với vùng Duyên hải Nam Trung bộ, cả nước và Trung tâm khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia
Dân số và lao động
Dân số của tỉnh là 1.227.400 người, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 44,46% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,68%năm
Mật độ dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị
xã và các trục đường giao thông như thành phố Plieku là 758 người/km2 , thị xã
An Khê 330 người/km2
Còn các vùng sâu, vùng xa dân cư thưa thớt, mật độ thấp như: huyện Kông Chro 27 người/ km2, huyện Krông Pa 40 người/ km2
Trang 18
Nguồn lao động có 711.680 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 653.140 người chiếm 92% tổng nguồn lao động là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
II Quy mô sản xuất của dự án
II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường
1 Thị trường hồ tiêu
Nhu cầu hạt tiêu thế giới gia tăng bình quân 5% mỗi năm nhưng sản lượng tại các nước trồng tiêu sụt giảm nên đã khẳng định trong năm 2011 thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 35.000-40.000 tấn hạt tiêu các loại
Hội nghị quốc tế về hồ tiêu tại Bali Indonesia do IPC tổ chức cuối năm vừa qua tiếp tục khẳng định, năm 2012 thế giới tiếp tục thiếu hụt hạt tiêu mặc dù sản lượng dự kiến sẽ thu được 320.000 tấn so với 298.000 tấn của năm trước Trong đó các nước sản xuất tiêu hàng đầu là Ấn Độ giảm 5.000 tấn xuống còn 43.000 tấn, và Việt Nam tăng sẽ tăng 10% lên 110.000 tấn và Indonesia sẽ tăng 24% lên 35.000 tấn
Như vậy cho thấy thị trường hồ tiêu là khả quan trong thời gian tới, đây cũng là điều kiện quan trọng cho đầu ra của sản phẩm
2 Thị trường măng và thực phẩm rau xanh nói chung
Theo thống kê của FAO (2015): Năm 1980, toàn thế giới sản xuất được
375 triệu tấn rau, năm 1990 là 441 triệu tấn, năm 1997 là 596,6 triệu tấn và năm
2001 đã lên tới 678 triệu tấn
Bảng Sản lượng rau của một số nước sản xuất chính (triệu tấn)
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Trung Quốc 92 94 96 102 122 129 136 138 140 142
Mexico 181 197 250 300 400 450 500 560 560 560 Thái Lan 925 930 980 950 970 970 977 998 998 1015
Nguồn : FAO
Trang 19Mặt khác, theo FAO nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới tăng khoảng 3,6%/năm trong khi khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ 2,6%/năm có nghĩa là cung chưa đủ cầu
Theo Bộ Nông nghiệp bang New South Wales, Australia cho biết, rau, hoa, quả là mặt hàng nông sản lớn nhất hàng năm nhập vào các quốc gia trong WTO, với thị trường trị giá gần 103 tỷ USD, gấp 10 lần so với lúa gạo (khoảng 9,2 tỷ USD)
Thế nhưng, cơ cấu lại rất bất hợp lý, lúa chiếm 74% diện tích canh tác; trái cây, rau quả và hoa chỉ chiếm 15% diện tích Mặt khác, mức độ đầu tư về nhân lực, nghiên cứu, đất đai và lao động của ngành rau quả, hoa, trái cây cũng kém
xa so với lúa gạo
Kim ngạch xuất khẩu nông sản ở thị trường thương mại thế giới WTO với
số dân gần 5 tỷ người trị giá khoảng 635 tỷ USD/năm trong đó rau quả là mặt hàng lớn nhất, chiếm thị phần 105 tỷ USD Trong khi lúa gạo, cà phê, cao su mỗi loại chỉ đạt 10 tỷ USD, mỗi năm thị trường EU nhập 80 triệu tấn trái cây tươi và 60 triệu tấn rau tươi, trong đó nhập từ các nước đang phát triển như Việt Nam khoảng 40%
3 Thị trường mật ong
Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp cùng Hội Nuôi ong Việt Nam tổ chức hội nghị “Thách thức và cơ hội phát triển xuất khẩu sản phẩm mật ong Việt Nam"
Theo Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu cho biết Việt Nam là một trong những nước XK mật ong lớn trên thị trường thế giới Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Việt Nam hiện đứng thứ 6 thế giới và thứ 2 châu Á (sau Trung Quốc) về XK mật ong
Năm 2014, Việt Nam XK hơn 46,6 nghìn tấn mật ong, đạt kim ngạch trên
120 triệu USD Năm 2015, XK của ngành ong Việt Nam được dự báo có nhiều triển vọng khả quan khi nhu cầu của thị trường tăng cao, đặc biệt là thị trường châu Âu Đây đuợc xem là tín hiệu tích cực đối với việc xâm nhập vào thị truờng này
Mặc dù được đánh giá là nước có tiềm năng lớn về XK mật ong, tuy nhiên, hiện nay việc XK mặt hàng này mới chỉ tập trung phần lớn tại thị trường Mỹ với
Trang 2090% trên tổng lượng XK, chỉ có 10% còn lại là ở các thị trường khác, trong đó
có châu Âu
Theo đánh giá của các chuyên gia tại hội thảo, nhu cầu tiêu dùng mật ong trên thế giới không ngừng tăng lên trong khi nguồn cung ít nên cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam là tương đối lớn Tuy nhiên, để nâng cao sức cạnh tranh, cũng như tạo điều kiện cho mật ong vào thị truờng châu Âu, các DN cần đẩy mạnh xây dựng, quảng bá thương hiệu và nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng cho sản phẩm
4 Thị trường cà phê
Tình hình chung của ngành cà phê thế giới: Thiết nghĩ cũng nên soi nhanh các yếu tố cung-cầu của hột cà phê để xem đâu là tích cực đâu là tiêu cực cho niên lịch 2016- 2017
Tiêu thụ tăng đều
Đây là yếu tố tích cực nhất trên thị trường cà phê vì cái nhìn của giới chuyên gia hàng hóa và tài chính vẫn ủng hộ cho mặt hàng đặc biệt này Ít ra trong khoảng thời gian vài năm tới, tiêu thụ cà phê vẫn tăng chứ khó giảm mạnh
để ảnh hưởng tích cực tới cung-cầu
Biểu đồ 1: Nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng từ 2011 (USDA 12-2015)
Thật vậy, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), từ 2011 nhu cầu tiêu thụ cà phê hàng năm tăng 1% (xin xem biểu đồ 1 phía trên) Dù tại các nước tiêu thụ cà phê truyền thống nhu cầu đang bảo hòa, các thị trường mới nổi và các nước sản xuất sẽ là đòn bẫy cho tăng trưởng tiêu thụ cà phê thế giới thời gian tơi đây
Tiêu thụ tăng, sản lượng thế giới nhìn chung cho năm 2016 không tăng mấy USDA đánh giá sản lượng Brazil năm nay giảm 4,9 triệu bao cà phê do
Trang 21khô hạn Tuy nhiên, dựa trên cung-cầu mà nói, nếu Brazil có mất mùa, USDA vẫn tin khối lượng cà phê từ các nước sản xuất khác có thể bù lượng thiếu này từ các nước xuất khẩu khác như Colombia, Honduras, Indonesia và Việt Nam
Nhìn vào các điểm nhấn cung-cầu trên, dự báo của nhiều nhà phân tích thị trường đồng ý rằng khuynh hướng chung là từ yếu đến trung tính Goldman Sach dực đoán năm 2016 giá cà phê sẽ tăng nhẹ nhờ qui luật bù trừ vì năm 2015 giá xuống quá mức, tuy nhiên với mức tăng 3% bình quân của giá hàng hóa, thì
tỷ lệ ấy cũng chẳng bõ bèn gì với trượt giá trên sàn arabica (ước gần 40% từ đầu năm đến nay) Nếu kết hợp với các yếu tố tài chính và kỹ thuật trên 2 sàn cà phê hiện nay, đứng ngay thời điểm này mà nói, khi giá trị đồng USD tăng và sẽ còn tăng do FED tăng lãi suất cơ bản đồng USD đến cuối năm 2016, các quỹ đầu tư tìm nơi dễ kiếm ăn như thị trường cổ phiếu…thì khuynh hướng thị trường cà phê vẫn chưa có ngay những đột biến tăng dù nông dân làm cà phê và các nước sản xuất cà phê đang rất trông đợi
Giá trị thị trường của ngành cà phê bán lẻ trên thế giới ước tính khoảng 70.68 tỷ đô la (năm 2011) (Euromonitor) So với thị trường cà phê nguyên liệu thì giá trị cà phê rang xay thành phẩm cao hơn gấp 9 hoặc 10 lần, nâng tổng giá trị giao dịch cà phê thành phẩm lên tới trên 100 tỷ USD hàng năm Thị trường này bị thao túng bởi các đại gia như Nestlé (Thụy Sĩ ), D.E Master Blenders
1753 (tách ra từ Sara Lee) (Mỹ), Mondelēz International (lúc trước là Kraft food Global) (Mỹ ), J.M Smucker (Mỹ ) và Tchibo (Đức)
Năm 2012, ba nhóm công ty lớn nhất (Nestlé và Mondelēz International và D.E Master Blenders 1753) kiểm soát 70% thị trường cà phê bán lẻ ở Anh Nhóm 5 nhóm công ty đứng đầu kiểm soát hơn 50% thị trường Nestlé thống trị thị trường cà phê hòa tan với mức thị phần trên 50%
Tổng quan thị trường cà phê Việt Nam
Sản lượng và xuất khẩu cà phê Việt Nam luôn tăng trưởng trong nhiều năm qua và đang đứng thứ hai thế giới, nhưng giá trị sản phẩm chưa cao Không tăng diện tích trồng, tập trung phát triển chế biến, xây dựng thương hiệu và nâng giá trị là hướng phát triển sắp tới của cà phê Việt
Cà phê Việt Nam đa phần được xuất khẩu Trong 7 tháng đầu mùa vụ 2013/2014 đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn cà phê các loại (cà phê nhân, cà phê rang,
cà phê xay và cà phê hòa tan) và kim ngạch khoảng 2,2 tỷ USD, tăng tương ứng 12% và 4% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức kỷ lục mới về xuất khẩu cà phê
Trang 22Cà phê được xuất khẩu sang 70 quốc gia trên thế giới, trong đó 14 thị trường đứng đầu đã chiếm đến 80% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước Trong mùa vụ 2013/2014, Đức đã vượt lên trên Mỹ để trở thành nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam Với lượng nhập khẩu tăng mạnh, Bỉ trở thành thị trường cà phê lớn thứ ba của Việt Nam Xuất khẩu cà phê chế biến,
cà phê rang, cà phê xay và cà phê hòa tan ngày càng tăng trong vài năm trở lại đây, dự báo xuất khẩu các mặt hàng này mùa vụ 2013/14 khoảng 55 ngàn tấn, tăng 21% so với mùa vụ trước, với các thị trường chính là Trung Quốc, Nga, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ
Nhu cầu của thị trường
Theo nghiên cứu của IAM về thói quen sử dụng cà phê, 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê bảy lần trong tuần, nghiêng về nam giới (59%) Riêng về cà phê hòa tan thì có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần trong tuần và hơi nghiêng về nhóm người tiêu dùng là
nữ (52%) Tỷ lệ sử dụng cà phê tại nhà (in home) và bên ngoài (out of home) là ngang nhau 49%/50%
USDA dự báo việc mở rộng khu vực bán lẻ cà phê sẽ góp phần gia tăng tiêu thụ nội địa trong tương lai gần Niên vụ 2014/2015, tiêu thụ nội địa tại Việt Nam ước đạt 2,08 triệu bao hay 125,000 tấn, tăng 4% so với niên vụ trước
Như vậy, với xu thế phát triển ngành sản xuất cà phê như phân tích trên
cho chúng ta thấy, việc xây dựng nhà máy sản xuất cà phê như mục tiêu của dự
án cho thấy phù hợp với xu thế chung và rất có tiềm năng trong tương lai
II.2 Quy mô đầu tư của dự án
1 Xưởng chế biến hồ tiêu áp dụng công nghệ sấy lạnh, với công suất: 12 tấn/ngày
2 Xưởng chế biến măng áp dụng công nghệ sấy lạnh, với công suất: 10 tấn/ngày
3 Xưởng đóng chai mật ong tự động, với công suất: 1.500 chai/giờ
4 Xây dựng nhà máy sản xuất cà phê túi lọc với công suất 55 triệu túi/năm
III Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án
III.1 Địa điểm xây dựng
Dự án đầu tư tại Lô D1-6 Khu công nghiệp Trà Đa mở rộng – TP Pleiku – tỉnh Gia Lai
Trang 23III.2 Hình thức đầu tư
Dự án dầu tư xây dựng “Nhà máy chế biến nông sản An Cát Lợi” được đầu
tư theo hình thức xây dựng mới
IV Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án
IV.1 Nhu cầu sử dụng đất của dự án
Bảng nhu cầu sử dụng đất của dự án
TT Nội dung Diện tích
(m2)
Tỷ lệ (%)
7 Kho chứa thành phẩm hồ tiêu và măng
8 Kho thành phẩm chứa mật ong và cà phê
IV.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Về phần xây dựng dự án: nguồn lao động dồi dào và vật liệu xây dựng đều
có tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào phục
vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời
Về phần quản lý của dự án: nhân công quản lý và duy trì hoạt động của dự
án tương đối dồi dào và có sẵn tại địa phương
Trang 24Chương III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
I Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình
Bảng tổng hợp danh mục đầu tư của dự án STT Nội dung ĐVT Số lượng
8 Kho chứa thành phẩm hồ tiêu và măng
9 Kho thành phẩm chứa mật ong và cà phê
Trang 25II Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ
II.1 Công nghệ sấy lạnh
Sấy lạnh là một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay về chế biến thực phẩm sau thu hoạch, sử dụng nhiệt độ thấp làm khô sản phẩm ở trong buồng sấy nhiệt độ âm sâu để sản phẩm thoát hơi nước
Công nghệ sấy này có thể thực hiện được với hầu hết các loại nông sản thực phẩm, kể cả thịt cá, cho thời hạn bảo quản rất lâu, thường được ứng dụng trong việc cung cấp thực phẩm cho các chương trình dài ngày như trong quân ngũ hay các chuyến bay lên vũ trụ
Nguyên lý chủ đạo của quá trình sấy lạnh là buồng sấy được duy trì ở nhiệt
độ 0-10°C, tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ, áp suất bên trong và ngoài sản phẩm Vào thời điểm đó, hơi nước trong sản phẩm bắt đầu bốc hơi và sản phẩm sẽ dần khô lại Khi đến độ khô nhất định, sản phẩm sẽ được làm nguội và đóng gói bao
bì
Mọi nông sản đặc sản Việt Nam đều có thể sấy lạnh Việt Nam chúng ta có những trái cây đặc biệt xuất sắc như xoài cát Hoà Lộc, xoài Cát Chu, Bơ sáp Đaklak, Lâm Đồng, chuối sứ Cà Mau… và rất rất nhiều loại nông sản đặc trưng vùng miền khác Nếu được áp dụng công nghệ sấy lạnh và nhân rộng quy mô chế biến các loại đặc sản nông sản này thì đây là một nguồn thu lớn cho nền nông nghiệp nước ta, do lợi thế cạnh tranh về xuất khẩu
Nếu áp dụng đúng kỹ thuật thì sản phẩm sấy lạnh không có hiện tượng thấm dầu hay caramel hóa, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam và các chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng ngang hàng Thái Lan và nhiều nước khác trên thế giới Sản phẩm sấy lạnh giữ được hương vị tự nhiên, giữ được nguyên màu sắc, mùi vị, hạn chế tối đa thất thoát dinh dưỡng (khoảng 5%) Trái cây sấy lạnh bảo quản được lâu hơn nhiều so với trái cây tươi và là một bữa ăn nhẹ tiện dụng trong những chuyến đi dài khi không có tủ đông Hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm như vitamin, khoáng chất, enzyme hầu như vẫn được giữ nguyên vẹn Thời gian bảo quản sản phẩm lâu hơn rất nhiều so với việc bảo quản thực phẩm tươi sống
Công nghệ sấy lạnh (freeze drying) đã có từ lâu và rất phổ biến tại các quốc gia công nghệ phát triển như Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan Do trước đây có giá thành rất cao nên công nghệ này chưa thật phổ biến và đại chúng lắm Nhưng
Trang 26nay công nghệ này đã được hoàn thiện và cung ứng ở nhiều quy mô để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Nó có thể sấy khô các sản phẩm chứa nhiều nước như dưa hấu, thanh long, cá, tôm, thậm chí cả một tô canh hay một ly kem mà không làm thay đổi mùi vị hay chất lượng sản phẩm
II.2 Sơ đồ công nghệ chế biến hồ tiêu
Sơ đồ công nghệ chế biến hồ tiêu
Trang 27II.3 Công nghệ sấy măng
Sơ đồ công nghệ sấy măng
II.4 Công nghệ đóng chai mật ong
Sơ đồ công nghệ đóng chai mật ong
Mật ong
Lắng lọc Đóng gói
Dán nhãn
Mật ong thành phẩm An Cát Lợi
Trang 28II.5 Công nghệ dán nhãn, đóng gói sản phẩm bằng mã vạch
Mã vạch là một nhóm các vạch kẻ và các khoảng trống song song đặt xen
kẽ Các mã này hay được in hoặc dán trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa… bằng các loại tem dán đã được in vã vạch Nếu thẻ căn cước (CMND) giúp ta phân biệt người này với người khác thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước” của hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau Đồng thời qua đó có thể quá trình quản lý sản phẩm một cách rõ ràng hơn trong quá trình sản xuất và lưu trữ
Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất cũng như hiệu quả trong bán hàng
và quản lý kho dự án sẽ in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số
mã vạch của hàng hoá, bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và vạch là phần thể hiện cho máy đọc
Những thông tin mã hoá của mã vạch thường gặp như:
Số hiệu linh kiện (Part Numbers)
Trang 29 Số nhận diện người bán, nhà sản xuất (Vendor ID Numbers,
Số hiệu lô hàng và số xê ri
Số hiệu đơn đặt gia công
Mã nhận diện tài sản
Số hiệu đơn đặt mua hàng,…v.v…
Ảnh minh họa: Các dạng mã hóa hay sử dụng và in trên sản phẩm
Một khi đã xác định xong thông tin cần mã hoá, bước tiếp theo là xác định loại mã vạch thích hợp về kích thước, công nghệ mã hoá và máy in mã
vạch thích hợp nhất
Trước khi in mã vạch, dự án lên kế hoạch thiết kế bao bì, nhãn mác và xác định sẽ được in vào đâu, với mục đích sử dụng in mã vạch trực tiếp bao bì của sản phẩm, nên công nghệ áp dụng bằng công nghệ in bao bì (thường là in Offset)
Trang 30Chương IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng
Dự án không tính toán đến các phương án trên, vì đầu tư xây dựng trong Khu công nghiệp Trà Đa, Tp Pleiku, Gia Lai, với hình thức thuê đất theo đúng quy định hiện hành Và chỉ tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng nội bộ đấu nối với
hệ thống hạ tầng của khu công nghiệp
II Các phương án xây dựng công trình
Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
8 Kho chứa thành phẩm hồ tiêu và măng m² 400
9 Kho thành phẩm chứa mật ong và cà phê m² 400
Trang 31STT Nội dung ĐVT Số lƣợng
II Thiết bị sản xuất và văn phòng - điều hành
4 Máy phân loại khí động học (2 tấn/giờ) Máy 1
Trang 32STT Nội dung ĐVT Số lượng
14 Van trượt Ø150, điều khiểu bằng khí nén Cái 4
16 Cân tự động dưới bồn cho máy rang 60 kg Cái 1
17 Van rotary dưới cân tự động cấp liệu cho máy
23 Hút bụi cho gầu tải nạp, máy MTC-6, Gầu tải,
-
Hệ thống kiểm soát nồng độ COx, NOx
buồng đốt, giữ mùi
cà phê
- Hệ thống tận dụng nhiệt sau rang, thu hồi
Trang 33STT Nội dung ĐVT Số lượng
- Hệ thống phun sương bù ẩm, chữa cháy cho
7 Van trượt Ø150, điều khiểu bằng khí nén Cái 4
13 Van trượt Ø150, điều khiểu bằng khí nén Cái 1
17 Tủ điện và cáp điện điều khiển cho các thiết
5 Bin chứa hạt trung gian đóng gói hạt Cái 1
7 Van trượt Ø150, điều khiểu bằng khí nén Cái 1
10 Van trượt Ø150, điều khiểu bằng khí nén Cái 1
Trang 34STT Nội dung ĐVT Số lượng
19 Cảm biến báo mức của bồn -Dùng cho café
20 Van trượt Ø150, điều khiểu bằng khí nén Cái 3
21 Băng tải gom cà phê cho máy phân loại bột cà
24 Bồn chứa cà phê đệm trước đóng gói bột Cái 1
25 Cảm biến báo mức của bồn dùng cho café bột Cái 1
26 Van trượt Ø150, điều khiểu bằng khí nén Cái 1
II.5 Thiết bị văn phòng
III Phương án tổ chức thực hiện
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và thành lập bộ phận điều hành hoạt động của dự án theo mô hình sau:
Trang 35IV Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án
Lập và phê duyệt dự án trong năm 2017
Chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý và khai thác dự án
Trang 36Chương V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG
CHỐNG CHÁY NỔ
I Đánh giá tác động môi trường
Giới thiệu chung:
Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu
tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho xây dựng dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường
I.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường
Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam tháng 06 năm 2005
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 02 năm 2006
về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường
Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn
Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013của Chính phủ về
xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/01/2011 về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề, thủ tục lập hồ sơ, đăng ký cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại
Quyết định số 12/2011/QĐ-BTNMT ngày 14/04/2011 về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại
Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về
Trang 37Môi trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường
I.3 Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án
Để tiến hành thiết kế và thi công Dự án đòi hỏi phải đảm bảo được đúng theo các tiêu chuẩn môi trường sẽ được liệt kê sau đây
- Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí : QCVN 05:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT 10/10/2002 của Bộ trưởng bộ Y Tế, QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
- Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước: QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
- Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn : QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
I.4 Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng
Điều kiện tự nhiên
Địa hình tương đối bằng phẳng, nền đất có kết cấu địa chất phù hợp với việc xây dựng xây dựng nhà máy Khu đất có các đặc điểm sau:
- Nhiệt độ : Khu vực Trung Bộ có đặc điểm khí hậu cao nguyên nhiệt đới
gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối
- Địa hình : Địa hình bằng phẳng, có vị trí thuận lợi về giao thông
II Tác động của dự án tới môi trường
Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh khu vực lân cận, tác động trực tiếp đến quá trình sinh hoạt của các hộ dân sinh sống xung quanh Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường
có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn thi công xây dựng
- Giai đoạn vận hành
- Giai đoạn ngưng hoạt động
II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm
Trang 38Chất thải rắn
- Rác thải trong quá trình thi công xây dựng: các loại bao bì đựng nguyên vật liệu như giấy và một lượng nhỏ các loại bao nilon,đất đá do các hoạt động đào đất xây dựng và các công trình phụ trợ khác
- Sự rơi vãi vật liệu như đá, cát, trong quá trình vận chuyển của các thiết
bị chuyên dụng đến nơi xây dựng
- Vật liệu dư thừa và các phế liệu thải ra
- Chất thải sinh hoạt của lực lượng nhân công lao động tham gia thi công
Chất thải khí: Chất thải khí là nguồn gây ô nhiễm chính cho bầu khí
quyển, khí thải có thể phát ra từ các hoạt động trong các quá trình thi công từ giai đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến khi tháo dỡ các hạng mục công trình trong giai đoạn ngừng hoạt động Chủ yếu là khí thải phát sinh do hoạt động của động cơ máy móc thi công cơ giới, phương tiện vận chuyển vật tư dụng cụ, thiết
bị phục vụ cho thi công
Chất thải lỏng: Chất thải lỏng có ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh môi
trường trong khu vực xây dựng khu biệt thự gây ảnh hưởng đến môi trường lân cận Chất thải lỏng của dự án gồm có nước thải từ quá trình xây dựng, nước thải
sinh hoạt của công nhân và nước mưa
- Dự án chỉ sử dụng nước trong các quá trình phối trộn nguyên vật liệu và một lượng nhỏ dùng cho việc tưới tường, tưới đất để giữ ẩm và hạn chế bụi phát tán vào môi trường xung quanh Lượng nước thải từ quá trình xây dựng chỉ gồm các loại chất trơ như đất cát, không mang các hàm lượng hữu cơ, các chất ô nhiễm thấm vào lòng đất
- Nước thải sinh hoạt của của công nhân trong giai đoạn thi công rất ít, chủ yếu là nước tắm rửa đơn thuần và một phần rất nhỏ các hoạt động vệ sinh khác
vì trong quá trình xây dựng hầu hết tất cả công nhân xây dựng không ở lại, chỉ
có một hoặc hai người ở lại bảo quản vật tư
-Nước mưa chảy tràn cuốn trôi các chất ô nhiễm bề mặt từ khu vực xây dựng xuống các kênh rạch cận kề Tuy nhiên, dự án đã có hệ thống thoát nước ngầm thu nước do vậy kiểm soát được nguồn thải và xử lý nước bị ô nhiễm trước khi thải ra ngoài
Tiếng ồn
Trang 39-Gây ra những ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh làm giảm khả năng tập trung và giảm năng suất lao động Tiếng ồn có thể sinh ra theo những con đường sau nhưng phải được kiểm soát và duy trì ở trong khoảng 80 – 85dBA theo tiêu chuẩn quy định, tiếng ồn có thể phát sinh từ những nguồn
+ Động cơ, máy móc thi công, và những thiết bị phục vụ xây dựng, lắp đặt + Trong quá trình lao động như gò, hàn các chi tiết kim loại, và khung kèo sắt … và quá trình đóng, tháo côppha, giàn giáo, vận chuyển vật liệu…
+ Từ động cơ máy nén khí, bơm, máy phát điện …
Bụi và khói
- Khi hàm lượng bụi và khói vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra những bệnh về đường hô hấp làm giảm khả năng lao động của công nhân Bụi và khói được sinh ra từ những lý do sau:
- Từ các hoạt động chuyên chở vật liệu, tập kết đổ vật liệu đến nơi xây dựng
- Từ các đống tập kết vật liệu
- Từ các hoạt động đào bới san lấp
- Từ quá trình thi công: quá trình phối trộn nguyên vật liệu, quá trình đóng tháo côppha…
II.2 Mức độ ảnh hưởng tới môi trường
dễ phản ứng với cơ quan hô hấp người và động vật
Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt:
Trang 40Hoạt động xây dựng công trình có nhiều khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt Do phải tiếp nhận lượng nước thải ra từ các quá trình thi công
có chứa chất nhiễm bẩn cao gồm các hoá chất như vết dầu mỡ rơi vãi từ các động cơ máy móc trong quá trình thi công vận hành, nước thải sinh hoặt của công nhân trong các lán trại cũng gây ra hiện tượng ô nhiễm, bồi lắng cho nguồn nước mặt
Ảnh hưởng đến giao thông
Hoạt động của các loại phương tiện vận tải phục vụ công tác thi công xây dựng lắp đặt sẽ làm gia tăng mật độ lưu thông trên các tuyến đường vào khu vực, mang theo những bụi bẩn đất, cát từ công trường vào gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng đường xá, làm xuống cấp nhanh chóng các tuyến đường này
Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
- Không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ lực lượng nhân công làm việc tại công trường và cho cả cộng đồng dân cư Gây ra các bệnh về
cơ quan hô hấp, dị ứng, viêm mắt
- Tiếng ồn phát sinh chủ yếu trong qúa trình thi công xây dựng và tháo dỡ khi công trình ngừng hoạt động Ô nhiễm tiếng ồn tác động trực tiếp lên lực lượng lao động tại công trình và cư dân sinh sống gần khu vực thực thi dự án Tiếng ồn sẽ gây căng thẳng, ức chế, làm giảm năng suất lao động, gây xáo trộn cuộc sống thường ngày của người dân Mặt khác khi độ ồn vượt quá giới hạn cho phép và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cơ quan thính giác
II.3 Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường Giảm thiểu lượng chất thải
- Trong quá trình thực thi dự án chất thải phát sinh ra là điều không tránh khỏi Tuy nhiên bằng các biện pháp kỹ thuật công nghệ phù hợp kết hợp với biện pháp quản lý chặt chẽ ở từng bộ phận có thể giảm thiểu được số lượng lớn chất thải phát sinh Các biện pháp để giảm thiểu chất thải phát sinh:
- Dự toán chính xác khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho thi công, giảm thiểu lượng dư thừa tồn đọng sau khi xây dựng công trình
- Lựa chọn địa điểm tập kết nguyên vật liệu phù hợp nằm cuối hướng gió
và trên nền đất cao để tránh tình trạng hư hỏng và thất thoát khi chưa sử dụng đến