Phát triển đội ngũ trí thức ở hà tĩnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Lịch sử phát triển các nền văn minh đã minh chứng rằng: “Trong mọi thời đại tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức”. Trong một quốc gia dân tộc, nguồn lực con người, nguồn lực trí tuệ là yếu tố thúc đẩy sáng tạo, là nền tảng tiến bộ xã hội, là sức mạnh nội sinh tạo nên sự phồn thịnh của đất nước.
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử phát triển các nền văn minh đã minh chứng rằng: “Trong mọi thời đại tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức”. Trong một quốc gia dân tộc, nguồn lực con người, nguồn lực trí tuệ là yếu tố thúc đẩy sáng tạo, là nền tảng tiến bộ xã hội, là sức mạnh nội sinh tạo nên sự phồn thịnh của đất nước. Thực tế trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, việc chọn người hiền tài đã luôn được cha ông ta chú trọng. Trên bia tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442) đặt tại Văn miếu - Quốc Tử Giám, Thân Nhân Trung viết: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy yếu thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thanh minh, không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết”. Từ thực tiễn bao đời, ông cha ta đã đúc rút ra thành chân lý cho mọi thời đại: “Phi nông bất ổn, phi công bất hoạt, phi thương bất phú, phi trí bất hưng”, hay: “ Tôn tộc đại quy, tôn lộc đại nguy, tôn tài đại thịnh, tôn nịnh đại nguy”. Trong giai đoạn hiện nay, khi các nước phát triển đã hoàn thành hai cuộc cách mạng công nghiệp và đang thực hiện cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại thì nước ta mới bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và vận hội lớn, đồng thời phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất quyết liệt để giải quyết mâu thuẫn lớn nhất ở nước ta hiện nay là phải dốc sức vào việc phát triển lực lượng sản xuất bằng cách đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tình trạng kinh tế còn nghèo nàn, kém phát triển. Để đạt được “Mục tiêu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đòi hỏi phải lựa chọn con đường phát triển rút ngắn, phát huy đến mức cao nhất mọi nguồn lực, tiềm năng trí tuệ của dân tộc, đặc biệt là năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức”. Cho nên phát triển đội ngũ trí thức cũng “chính là giải pháp quan trọng để phát triển cá nhân thúc đẩy con người theo hướng trí tuệ và sáng tạo”. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ trí thức, tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua đã quan tâm đến sự nghiệp giáo dục cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ trí thức. Do đó, đội ngũ trí 1 thức của tỉnh ngày càng lớn mạnh cơ bản đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương đưa Hà Tĩnh ngày càng phát triển theo guồng máy chung của đất nước. Tuy nhiên, trước những yêu cầu bức thiết là phải đẩy nhanh tốc độ phát triển để sánh vai với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước thì đội ngũ trí thức Hà Tĩnh còn thiếu về cả số lượng và chất lượng. Do tỉnh vừa mới được tái lập đội ngũ trí thức bị phân tán nhiều nên chưa phát huy được sức mạnh tiềm năng trí tuệ của đội ngũ này trong quá trình phát triển kinh tế. Hà Tĩnh vẫn còn thiếu vắng một chiến lược tổng thể để có kế hoạch chủ động đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao ở nhiều độ tuổi khác nhau nên sự phát triển của đội ngũ trí thức Hà Tĩnh thời gian qua còn mang tính tự phát. Nguy cơ thiếu lực lượng cán bộ trẻ kế cận có đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế là điều không thể tránh khỏi. Kế hoạch trong công tác đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức vẫn còn bất hợp lí, chưa gắn với chiến lược phát triển kinh tế. Trong khi môi trường làm việc, cở sở vật chất chưa tốt để đủ sức hấp dẫn thu hút trí thức ngoài tỉnh, thì tình trạng con em Hà Tĩnh sau khi tốt nghiệp đại học đều không muốn trở về quê hương mà ở lại các thành phố lớn công tác ngày càng tăng. Đó là những lí do, khó khăn gây ảnh hưởng lớn đến việc tiếp thu khoa học công nghệ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, hơn lúc nào hết, điều quan trọng nhất của Hà Tĩnh hiện nay là phải chăm lo xây dựng đội ngũ trí thức với những chính sách đãi ngộ xứng đáng nhằm thu hút trí thức nhân tài để tạo ra một lực lượng lao động có trình độ cao trên tất cả các hoạt động của sản xuất và đời sống, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và là động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đưa Hà Tĩnh sớm trở thành tỉnh có công nghiệp và dịch vụ phát triển như nghị quyết của Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra và góp phần làm cho tình hình Hà Tĩnh “nổi bật lên” như lời Bác Hồ đã căn dặn. Làm sao để phát huy nguồn lực trí tuệ của tỉnh, làm sao để xây dựng được đội ngũ trí thức hùng mạnh làm nòng cốt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, đưa Hà Tĩnh ngày càng phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của mình đang là vấn đề cần sự quan tâm kịp thời và cấp thiết, là hòn đá tảng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Hà Tĩnh. Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Phát triển đội ngũ trí thức ở Hà Tĩnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” làm luận văn thạc sĩ triết học của mình. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2 Trí thức là một đề tài đã và đang thu hút các nhà khoa học, lý luận, các học giả ở trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Cho đến nay, ở nước ta đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đội ngũ trí thức với nhiều khía cạnh, quy mô khác nhau. Trong đó có một số công trình mà tác giả luận văn cần tham khảo và kế thừa là: “Vấn đề trí thức và cách mạng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Sự thật, 1973; “Trí thức Việt Nam thời xưa” của giáo sư Vũ Khiêu, Nxb Thuận Hóa; “Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước” của Đỗ Mười, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; “Một số vấn đề về trí thức Việt Nam” của Nguyễn Thanh Tuấn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998 đã giải quyết được các vấn đề về mối quan hệ giữa trí thức và tiến bộ xã hội, sự phát triển của trí thức qua các chặng đường lịch sử và xu hướng phát triển của đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay. “Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước” của tác giả Thẩm Vinh Hoa - Ngô Quốc Diệu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; “Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước” của Nguyễn Đắc Hưng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005; “Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại” của Nguyễn Đắc Hưng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008. Thông qua ba công trình trên các tác giả đã làm rõ được khái niệm, nguồn gốc, sự hình thành vị trí và vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong mối quan hệ hữu cơ công - nông - trí. Tác giả cũng đã phân tích thực trạng, phương hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong tình hình mới. Qua hai công trình:”Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng” Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995 và”Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 của Phạm Tất Dong, tác giả đã làm rõ được quan niệm về trí thức, sự hình thành của trí thức Việt Nam, làm rõ ưu, nhược điểm của đội ngũ trí thức cũng như vai trò và nhiệm vụ của trí thức đối với sự phát triển của đất nước từ đó đề xuất những định hướng trong hoạch định chính sách để xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010. “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay” của Ngô Huy Tiếp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008 tác giả đã làm rõ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức. Tác giả còn giải quyết được vấn đề về thực trạng, mục tiêu, phương hướng và giải pháp đổi mới đối với đội ngũ trí thức Việt Nam. “Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức” của nhóm tác giả Vũ Ngọc Hải, Đặng Ứng Vận, Đào Thái Lai, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010. Đây là một công trình đồ sộ dày đến 535 trang, 3 công trình đã tổng quan kinh nghiệm phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức ở một số nước như: Đức, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Xingapo, Trung Quốc và Việt Nam. Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết về trí thức như: “Quan điểm và chính sách của V.I. Lênin đối với trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa” của Trịnh Quốc Tuấn, Nghiên cứu lý luận, số 4 năm 1995; “Những bài học từ quan điểm của Lênin về trí thức', Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 4 năm 1996; “Bài học từ những quan điểm của Hồ Chí Minh về trí thức”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2 năm 2001; “Trí thức trong khối liên minh công - nông - trí vì sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, tháng 11 năm 1999 “Bài học từ những quan điểm của chủ nghĩa Mác về trí thức” trong cuốn “Học thuyết Mác với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2003 của Phan Thanh Khôi, Trong đó, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề: bản chất giai cấp của trí thức, chính sách sử dụng các chuyên gia tư sản, cải tạo trí thức cũ, đào tạo trí thức mới, xây dựng khối liên minh công - nông - trí thức, các giải pháp phát huy vai trò của trí thức. “Hà Tĩnh với công tác xây dựng đội ngũ trí thức” của Lê Công Lương Tạp chí Cộng sản số 16 năm 2008. Bên cạnh đó còn có nhiều luận văn, luận án và công trình khoa học, bài viết được đăng trên các Tạp chí liên quan ít nhiều đến vấn đề trí thức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà tác giả luận văn chưa có điều kiện để tiếp cận. Những công trình nghiên cứu trên đã đi sâu và làm rõ quan niệm về trí thức, vai trò vị trí và những định hướng để xây dựng đội ngũ trí thức trong lịch sử cũng như trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có một đề tài khoa học, một công trình nghiên cứu nào đề cập đến đội ngũ trí thức ở Hà Tĩnh dưới góc độ luận văn thạc sĩ Triết học. Do đó, đề tài nghiên cứu của tôi không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu Làm rõ sự cần thiết và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đội ngũ trí thức ở Hà Tĩnh một cách hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát quan điểm cơ bản của triết học Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức. - Làm rõ thực trạng của đội ngũ trí thức Hà Tĩnh hiện nay. 4 - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển đội ngũ trí thức Hà Tĩnh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lí luận: Đề tài dựa trên nền tảng lý luận về trí thức và vai trò của đội ngũ trí thức trong kho tàng lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu chủ đề luận văn một cách đúng hướng và sâu sắc. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp luận biện chứng duy vật vào nghiên cứu lịch sử xã hội về vấn đề trí thức. Đồng thời luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung như: phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp điều tra, thống kê, thu thập và xử lý số liệu Để triển khai tốt nội dung đề tài, tác giả quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể, khách quan, biện chứng vào trong quá trình nghiên cứu. 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về tri thức là quan điểm của của triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức. Về không gian và thời gian là đội ngũ trí thức đang làm việc trong tỉnh Hà Tĩnh do tỉnh quản lý từ Đại hội lần thứ VIII năm 1996 của Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến nay. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ một số quan điểm của triết học Mác - Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức. Luận văn đã cơ bản xây dựng được khái niệm về đội ngũ trí thức. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính khả thi để xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Hà Tĩnh hiện nay. - Luận văn góp phần làm luận cứ khoa học cho việc xây dựng chính sách đối với đội ngũ trí thức ở Hà Tĩnh và làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm hai chương, năm tiết. 5 Chương 1 QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC 1.1. Quan điểm về đội ngũ trí thức 1.1.1. Khái niệm về trí thức Các nhà sáng lập và phát triển chủ nghĩa Mác là những người rất quan tâm đến trí thức và vấn đề tri thức. Cho nên, trong kho tàng lý luận mà các ông để lại trí thức là một vấn đề rất lớn và phức tạp đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà chính trị và khoa học. Xét về nguồn gốc thì thuật ngữ “trí thức” xuất phát từ tiếng La Tinh - Intelligentia nghĩa là thông minh có trí tuệ hiểu biết. Trong tiếng Anh trí thức là một tính từ có nghĩa là: intelltual, còn danh từ gốc của nó là Intellect. Trong tiếng Đức thì theo V.I.Lênin viết: Tôi dịch người trí thức, tầng lớp trí thức theo nghĩa Đức là literat, literatentum bao gồm không phải chỉ các nhà văn hóa, những người làm nghề tự do nói chung, những đại biểu của lao động trí óc (brain worker như người Anh nói) để phân biệt với những đại biểu của lao động chân tay. Từ khi được các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác quan tâm nghiên cứu, Quan điểm triết học về trí thức và vai trò trí thức đã được bàn đến với góc độ sâu sắc và toàn diện hơn. Nhìn chung các ông đã đánh giá, phân tích nhìn nhận về trí thức như một lực lượng có vai trò to lớn trong sự phát triển xã hội. C.Mác và Ph.Ănghen cho rằng trí thức là kết quả và sản phẩm của quá trình phân công lao động vật chất và tinh thần tức là sự phân chia lao động trí óc và lao động chân tay. Tầng lớp trí thức khác với những người lao động chân tay trước hết chính là ở chỗ phân công lao động xã hội quy định. Như vậy trí thức nói riêng hay tầng lớp trí thức nói chung trong phân công lao động xã hội đó chính là vị trí của những người hoạt động trên lĩnh vực “lao động tinh thần” khác với đại đa số quần chúng nhân dân lao động chân tay trên lĩnh vực “sản xuất vật chất”. Chính xuất phát từ vị trí do phân công lao động xã hội quy định mà chức năng lao động xã hội quy định trí thức khác với người lao động chân tay. Trong quan niệm của V.I.Lênin thì trí thức trước hết là những người lao động trí óc phức tạp, không “chỉ có các nhà trước tác mà thôi mà còn bao hàm tất cả mọi người có học thức” lao động sáng tạo, khoa hoc, nghệ thuật để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần có giá trị cho xã hội. Theo V.I.Lênin “Trí thức không 6 hợp thành một giai cấp độc lập về kinh tế” mà là một tầng lớp xã hội được hình thành từ nhiều giai cấp, tầng lớp khác. Xã hội càng phát triển thì tầng lớp trí thức càng có vai trò to lớn, nhất là trong các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật và văn hóa tư tưởng. Do vậy mà đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà chính trị và khoa học góp phần phát triển làm phong phú thêm kho tàng lý luận về trí thức của chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng và kho tàng tư tưởng nhân loại nói chung. Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm trí thức. Trong từ điển bách khoa triết học tiếng Nga, (1983) định nghĩa “Trí thức là “tầng lớp” những người làm nghề lao động phức tạp và thường có học vấn cao tương ứng, có chức năng sáng tạo, phát triển và phổ biến văn hóa”. Còn trong cuốn từ điển Nga (1991) viết: “Trí thức đó là những người có học vấn và có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn hóa và đang làm nghề lao động phức tạp”. Theo sách “Chiến lược nhân tài của Trung Quốc”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2009, Tác giả trích trong cuốn “Từ hải” thì trí thức là: “Chỉ những người, lao động bằng trí não, có trí thức về văn hóa, khoa học - kỹ thuật, công tác văn nghệ, giáo sư, bác sĩ, biên tập, ký giả hình thành trên cơ sở xã hội xuất hiện sản phẩm thặng dư và phân chia giai cấp. Ở nước ta, cho đến nay cũng có rất nhiều khái niệm khác nhau về trí thức. Chẳng hạn, theo “Từ điển tiếng Việt” do Viện ngôn ngữ biên soạn và Nhà Xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1994 định nghĩa thì: “Trí thức là người chuyên môn làm việc trí óc và có trí thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình”. “Từ điển triết học” viết trí thức là “Tập đoàn xã hội gồm những người làm nghề lao động phức tạp. Giới trí thức bao bao gồm: kỷ sư, kỹ thuật viên, thầy thuốc, luật sư, nghệ sĩ, thầy giáo, người làm công tác khoa học và bộ phận lớn viên chức”. Như vậy, có thể thấy rằng trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, với cách tiếp cận khác nhau, mỗi quốc gia mỗi nhà khoa học có những quan niệm khác nhau về trí thức. Nhưng dù tiếp cận ở góc độ nào tựu trung lại thì các định nghĩa về trí thức đó thường đề cập tới hai dấu hiệu cơ bản là: thứ nhất trí thức là lao động trí tuệ, có chuyên môn sâu; Thứ hai trí thức là những người có học vấn cao. Hồ Chí Minh, sinh thời người đặc biệt quan tâm đến tầng lớp trí thức. Vì vậy, Người đã đưa ra quan niệm sâu sắc về trí thức và diễn đạt một cách mộc mạc, dễ hiểu. Trong “Sữa đổi lối làm việc”, Người viết: “Trí thức là gì”, “trí thức là hiểu biết, trong thế giới có hai thứ hiểu biết: một là hiểu biết sự đấu tranh sinh sản. Khoa học tự nhiên do đó mà ra. Hai là hiểu 7 biết đấu tranh dân tộc và đấu tranh xã hội. Khoa học xã hội từ đó mà ra. Ngoài hai cái đó không có trí thức nào khác”. “Một người học xong đại học, có thể gọi là trí thức. Song y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: công việc thực tế y không biết gì cả. Thế là y chỉ có trí thức một nữa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải là trí thức hoàn toàn. Y muốn thành một người trí thức hoàn toàn, thì phải đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế”. Như vậy là, Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiêu chí đầu tiên của người trí thức là người đó phải có trình độ cử nhân “Một người học xong đại học có thể gọi là có trí thức” nhưng điều này chưa đủ, mà “muốn thành một người trí thức hoàn toàn, thì phải đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế”. Có nghĩa rằng, học vấn đại học mới chỉ là điều kiện cần, quan trọng là phải sử dụng có hiệu quả tri thức trong đời sống xã hội, phục vụ dân sinh. Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh về trí thức. Tại hội nghị Trung ương 7 khóa X, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xây dựng được khái niệm trí thức như sau: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội. Trên cơ sở quan điểm của Đảng, chúng ta có thể khẳng định: Trí thức là những người lao động trí óc, có hiểu biết sâu rộng về một hoặc một số lĩnh vực khoa học - công nghệ, văn hóa - nghệ thuật, quản lí kinh tế - xã hội, biết vận dụng những hiểu biết đó để phát hiện và giải quyết những vấn đề lí luận và thực tiễn nảy sinh trong lĩnh vực hoạt động của mình vì lợi ích chung của cộng đồng và nhu cầu nhận thức của bản thân. Tóm lại, đã có nhiều quan niệm về trí thức nhưng có lẽ vẫn chưa hẳn đã dừng lại ở đây. Những định nghĩa về trí thức có thể một ngày nhiều hơn và hoàn chỉnh hơn đó là điều hoàn toàn tự nhiên. Quan niệm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin về trí thức có ý nghĩa phương pháp luận to lớn cho việc nghiên cứu, luận bàn công tác tổ chức, lãnh đạo, phát triển đội ngũ trí thức. Khái niệm về trí thức được Đảng ta đưa ra trong “Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã giúp chúng ta có hướng nghiên cứu mang tính định hướng cho sự phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam nói chung và của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng trong giai đoạn hiện nay. 8 1.1.2. Khái niệm về đội ngũ trí thức Khái niệm “đội ngũ” được xuất phát từ thuật ngữ quân sự, đó là tổ chức gồm nhiều người tập hợp thành một lực lượng hoàn chỉnh. Ở nước ta, từ các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII trở về trước thuật ngữ “tầng lớp trí thức” được sử dụng phổ biến. Trong các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, lần thứ X sử dụng thuật ngữ “đội ngũ trí thức” nhằm nhấn mạnh đặc trưng lao động của trí thức với sự có mặt ngày càng đông đảo của trí thức trên các lĩnh vực, địa bàn trong các giai tầng xã hội. Từ đó khái niệm “đội ngũ” được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức như đội ngũ cán bộ, đội ngũ cán bộ khoa học, đội ngũ nghệ sỹ, đội ngũ trí thức….Trong cuốn “Từ điển tiếng Việt” do Nhà Xuất bản Đà Nẵng ấn hành năm 2009, khái niệm đội ngũ được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, là “khối đông người được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng có quy cũ”. Thứ hai, là “tập hợp một số đông người có cùng chức năng hoặc nghề nghiệp”. Như vậy, đội ngũ có thể được hiểu là tập hợp một số đông người có cùng chức năng, nhiệm vụ và nghề nghiệp, có sự thống nhất về mặt tổ chức. Nhờ thống nhất về mặt tổ chức nên họ thống nhất về cả mặt hành động và mục tiêu. Hay nói cách khác, đội ngũ là tập hợp một số người thành một lực lượng thống nhất về mặt tổ chức, cùng nhau hành động thực hiện một hay một số chức năng, nhiệm vụ nhất định để cùng đem về kết quả cụ thể nào đó. Như vậy, ta có thể hiểu: Đội ngũ trí thức là tập hợp những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, thành một lực lượng đông đảo thống nhất về mặt tổ chức, hành động để cùng nhau thực hiện mục tiêu đó là tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội một cách có hiệu quả nhất. Đội ngũ trí thức là một tập hợp mở và đa dạng, không giống bất kì một giai tầng nào khác trong xã hội như nông dân, công nhân, thợ thủ công, quân nhân, thương nhân hay người buôn bán nhỏ. Đội ngũ trí thức là tập hợp tất cả bất kỳ ai trong các giai tầng xã hội miễn là có học vấn cao, có hiểu biết sâu rộng và tham gia lao động trí óc, có tư duy độc lập, sáng tạo cống hiến chất xám cho xã hội. Do đội ngũ trí thức là tập hợp số đông người lao động xuất thân từ nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội nên tính thống nhất về mặt tổ chức của họ không cao. Tuy nhiên, một bộ phận trí thức nhỏ nào đó cũng có ít nhiều tính giác ngộ về mặt tổ chức nhưng chịu sự chi phối của giai cấp thống trị. Khi nghiên cứu sự hình thành các giai tầng khác nhau trong xã hội, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng: địa vị khác nhau của các tập 9 đoàn người trong mỗi phương thức sản xuất đã tạo nên các giai cấp khác nhau. Tiền đề xuất hiện của trí thức là sự phân công giữa lao động trí óc và lao động chân tay, trên cơ sở mở rộng và phát triển những điều kiện sản xuất vật chất và tình thần của xã hội. Ra đời trong xã hội chiếm hữu nô lệ, trí thức nhanh chóng trở thành một tầng lớp xã hội đông đảo vào thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Chính sự phát triển của các quan hệ tư bản đòi hỏi tăng nhanh khối lượng những người làm việc trí óc có trình độ chuyên môn cao. V.I.Lênin chỉ rõ “Chủ nghĩa tư bản đã nâng cao đặc biệt nhanh số lượng các viên chức đặt ra yêu cầu rất lớn đối với tầng lớp trí thức”. Nhờ kết quả của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và chỉ từ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa - nền sản xuất lớn công nhiệp, áp dụng rộng rãi khoa học - kỹ thuật thì chất xám mới trở thành hàng hóa phổ biến, người trí thức mới thực sự sống và hoạt động chủ yếu bằng giá trị sản phẩm trí tuệ của mình. Điều này cũng có nghĩa là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định đến sự hình thành, phát triển cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ trí thức. Sự ra đời của tầng lớp trí thức mang tính lịch sử và biểu hiện bước phát triển mới của xã hội. Từ đó, lao động trí óc nằm trong chỉnh thể không thể thiếu được trong hệ thống lao động xã hội. Lực lượng trí thức được bổ sung từ nhiều thành phần xã hội khác nhau, từ cả giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột. Vì vậy, trong tầng lớp trí thức xuất hiện những nhóm khác nhau, đại biểu cho quan điểm và quyền lợi của các giai tầng khác nhau. Trong các xã hội mà còn tồn tại tình trạng áp bức bóc lột, như xã hội Phong kiến hay xã hội tư bản thì nhìn chung người trí thức và đội ngũ trí thức thường gắn với tầng lớp thượng lưu và giai cấp bóc lột, bởi đại bộ phận trí thức đều xuất thân từ những gia đình khá giả, có điều kiện học tập đến nơi đến chốn và cũng có điều kiện phát triển trí tuệ một cách tự do. Còn trong xã hội Việt Nam thì phần lớn trí thức xuất thân từ giai cấp công nhân và nhân dân lao động trở thành những người trí thức chân chính phục vụ cho lợi ích nhân dân. Quan niệm về trí thức đã được đặt ra rất sớm trong lịch sử dân tộc Việt Nam, truyền thống tôn trọng trí thức, nhân tài được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đến thời đại Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã kế thừa những giá trị truyền thống của dân tộc và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về trí thức trong sự nghiệp cách mạng của Việt Nam. Vì vậy, quan điểm của người về trí thức, đội ngũ trí thức rất toàn diện và sâu sắc. Qua nghiên cứu những trước tác của Hồ Chí Minh, có thể rút ra một số nội dung: Thứ nhất, để xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức mới, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh phải: “Đào tạo đội ngũ trí thức mới, cải tạo trí 10 [...]... xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nghị quyết chỉ rõ: “ hoàn thiện cơ chế chính sách mới nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng của đội ngũ trí thức 1.2 Vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chủ nghĩa Mác - Lênin đã đánh giá cao vai trò của trí thức, trước hết là trí thức trong chủ nghĩa tư bản, đối với sự phát triển. .. tựu và hạn chế của đội ngũ trí thức cũng như công tác phát triển đội ngũ trí thức ở Hà Tĩnh hiện nay Từ đó chương 2 đã đề xuất một số nhóm giải pháp mang tính khả thi nhằm phát triển đội ngũ trí thức ở Hà Tĩnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là: Nhóm giải pháp về sự lãnh đạo của Đảng đối với trí thức; Nhóm giải pháp về nhận thức; Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế, giải quyết... đường tự học tạo ra xu hướng trí thức hóa lãnh đạo, trí thức hóa công nhân, trí thức hóa nông dân và giới kinh doanh ngày càng rõ rệt Ngoài ra hàng năm đội ngũ trí thức Hà Tĩnh còn được bổ sung bởi lực lượng sinh viên tốt nghiệp đại học ngày càng tăng Tuy vậy, so với yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì với số lượng đó của đội ngũ trí thức Hà Tĩnh vẫn chưa đủ đáp ứng Bên... chủ nghĩa Cùng nằm trong guồng máy chung của cả nước, Hà Tĩnh đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa với rất nhiều thời cơ và thách thức Yêu cầu phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực có chất lượng cao, trong đó có đội ngũ trí thức đang đặt ra hết sức bức thiết Cùng với đội ngũ trí thức cả nước, trí thức Hà Tĩnh đã được phát triển lớn mạnh và có những... đào tạo đội ngũ trí thức Công tác đào tạo đội ngũ trí thức ở Hà Tĩnh trong thời gian qua, đặc biệt là từ sau nghị quyết 27 khóa X của Bộ chính trị (8/2008) đã được tỉnh quan tâm Nhờ đó đội ngũ trí thức Hà Tĩnh đã có sự phát triển vượt bậc về số lượng, chất lượng, có nhiều cống hiến, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh nhà Đội ngũ trí thức của Hà Tĩnh thời gian... 9,6% Trong tương lai không xa Hà Tĩnh sẽ trở thành một trung tâm công nghiệp ở khu vực miền trung Vì vậy, Hà Tĩnh cần phải đầu tư xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ trí thức nói riêng để đáp ứng được với yêu cầu phát triển của nền kinh tế 2.2 Thực trạng đội ngũ trí thức ở Hà Tĩnh hiện nay 2.2.1 Về số lượng, chất lượng và cơ cấu Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đội ngũ trí. .. nói ở trên đào tạo và sử dụng trí thức là một quá trình phát triển trí thức Đào tạo mà không sử dụng, hoặc sử dụng sai chuyên ngành cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển đội ngũ trí thức Từ thực trạng sử dụng đội ngũ trí thức như đã phân tích ở trên Để nâng cao công tác sử dụng đội ngũ trí thức cần thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, tuyển dụng trí thức phải công khai minh bạch Thứ hai, thực hiện. .. cho công tác trí thức và chính sách để phát huy vai trò đội ngũ trí thức khoa học, công nghệ và giáo dục - đào tạo Thứ ba, xây dựng đề án quy hoạch và phát triển đội ngũ trí thức cấp tỉnh, trong đó chú ý đến việc đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức Thứ tư, xây dựng chính sách thu hút trí thức nhân tài và sử dụng đội ngũ trí thức trong, ngoài tỉnh Thứ tư, Xây dựng chính sách đãi ngộ và tôn vinh những trí. .. hiền, đãi sĩ của tỉnh và sự thành công của các chương trình, dự án kinh tế trọng điểm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đội ngũ trí thức Hà Tĩnh trong những năm tới 2.3 Một số giải pháp chủ yếu để phát triển đội ngũ trí thức Hà Tĩnh hiện nay 2.3.1 Nhóm giải pháp về sự lãnh đạo của Đảng đối với trí thức Trong thời gian tới, để thực hiện tốt công tác lãnh đạo trí thức của Đảng bộ tỉnh, tác giả... khăn trong công tác sử dụng, phát triển đội ngũ trí thức, phát huy tối 15 đa sức mạnh của các cá nhân trong việc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh Năm 2009 đội ngũ trí thức nam giới (chiếm 61,2%) cao hơn đội ngũ trí thức nữ giới (chiếm 38,8%), điều này cho thấy tỉ lệ nữ trí thức Hà Tĩnh còn thấp gây ra sự mất cân đối trong sử dụng và tạo ra sự mất bình đẳng về giới trong xã hội, . trạng của đội ngũ trí thức Hà Tĩnh hiện nay. 4 - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển đội ngũ trí thức Hà Tĩnh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong. kinh tế - xã hội bền vững ở Hà Tĩnh. Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: Phát triển đội ngũ trí thức ở Hà Tĩnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm luận văn thạc sĩ triết. dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết chỉ rõ: “ hoàn thiện cơ chế chính sách mới nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng của đội ngũ trí thức .