Mục đích yêu cầu: - Trẻ làm quen với các nhân vật trong chuyện và hiểu được nội dung câu chuyện - Biết làm những vật có nét đặc trưng theo từng nhân vật từ nguyên vật liệu.. Kết thúc:
Trang 1GIÁO ÁN VĂN HỌC Truyện :Sự tích bánh chưng bánh dày
Tiết 1
I Mục đích yêu cầu:
- Trẻ làm quen với các nhân vật trong chuyện và hiểu được nội dung câu
chuyện
- Biết làm những vật có nét đặc trưng theo từng nhân vật từ nguyên vật liệu
- Biết được tính cách riêng của từng nhân vật
- Giáo dục tính tự lập, không kiêu ngạo
II Chuẩn bị:
- Đàm thoại về mùa xuân
- Tranh rời theo nội dung của truyện
- Tập tranh của cô, rối
- Các nguyên vật liệu cho trẻ làm mô hình rối, vẽ, nặn, xé dán
III Hướng dẫn:
Trang 2
1 Ổn định Giới thiệu:
- Trò chơi "one, two, three "
- Cô đố các con, bây giờ là mùa gì trong
năm?
- À! Đúng rồi đó là mùa xuân Thế mùa
xuân có dịp gì vui nè ?
- Đúng rồi đó là dịp Tết Thế tết trên bàn
thờ các con thấy gia đình mình chưng
những gì ?
- Hôm nay cô sẽ kể cho các con một câu
chuyện nói về hai thứ bánh không thể
thiếu trong ngày Tết
- Bây giờ các con cùng lắng nghe cô kể
nha
2 Tiến hành:
a Cô kể chuyện:
- Lần 1: Cô kể diễn cảm + mô hình
- Lần 2: Cô kể diễn cảm + rối
b Đàm thoại:
- Trẻ chơi
- Thưa cô bây giờ là mùa xuân
- Dạ,thưa cô là dịp Tết
- Dạ trái cây: dưa hấu,lê ,táo, bánh chưng
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ tự do phát biểu
Trang 3- Cô vừa kể vừa hỏi một vài trẻ để
nhớ lại câu chuyện
- Qua câu chuyện cô kể con thích
nhân vật nào? Con ghét nhân vật nào?
Tại sao?
- Theo con con thích đặt tên câu
chuyện là gì?
- Còn cô cô sẽ đặt tên cho câu
chuyện là " sự tích bánh chưng bánh dày
"
3 Kết thúc:
- Cô cũng có nhiều các nguyên vật liệu
ở góc tạo hình, bây giờ các con hãy làm
các nhân vật trong truyệnmà con thích
bằng các nguyên vật liệu đó nghe
=> Cô mở băng cho trẻ nghe khi trẻ tạo
sản phẩm
- Trong khi trẻ làm cô theo dõi, quan
sát, gợi ý cho trẻ
- Trẻ nào xong cô nhận xét (tại nhóm)
Trẻ nào chưa làm xong chuyển qua hoạt
- Trẻ thích thú khi được tạo ra các nhân vật bằng nguyên vật liệu ( trẻ ngồi thành
4 nhóm thực hiện )
- Nhóm 1: tranh rỗng cho trẻ tô
- Nhóm 2: Làm rối
- Nhóm 3: Nặn nhân vật
- Nhóm 4: Xé dán
Trang 4động kế tiếp
GIÁO ÁN VĂN HỌC Truyện :Sự tích bánh chưng bánh dày Tiết 2
I Mục đích yêu cầu:
- Trẻ ghi nhớ nội dung câu chuyện và khắc sâu tính cách nhân vật
- Biết phối hợp cùng cô và bạn kể lại theo trình tự câu chuyện
- Từng nhóm trẻ kể lại câu chuyện sáng tạo dựa vào nội dung câu chuyện bằng ngôn ngữ của trẻ
- Giáo dục trẻ tính nhường nhịn bạn trong giờ kể chuyện
II.Chuẩn bị:
- Cho cháu tái hiện câu chuỵên qua nhiều hình thức (kể chuyện góc văn học, nghe băng, tô màu, )
- Nhân vật bằng các nguyên vật liệu
- Nhân vật làm bằng rối
- Sân khấu, vật dụng hoá trang để đóng kịch
- Băng, máy casset
III.Hướng dẫn:
Hoạt động của cô Hoạt động của cháu
1 Ổn định giới thiệu:
- Trò chơi "Em bé" - Trẻ chơi
Trang 5- Cô nói nội dung trẻ đoán tên nhân vật
và trong câu chuyện nào: Đến ngày hội
đầu năm, ai tìm được của ngon vật là
nhất đem đến để tế lễ trời đất thì sẽ được
nhường ngôi
- Bây giờ cô và các con cùng nhau kể lại
câu chuyện đó nha
2 Tiến hành:
a Cô và trẻ kể chuyện:
- Cô kể lời dẫn: Ngày xưa ở nước ta,
trong số các con của Vua Hùng thứ 6 có
người con tên là Lang Liêu
b Đàm thoại:
- Trong quá trình kể cô đàm thoại về
tính cách nhân vật, chú ý đến ngữ điệu,
lời thoại nhân vật nhưL
* Về tính cách nhân vật:
- Lang Liêu là môt người siêng
năng, chăm chỉ làm việc,luôn gần gũi với
bà con nông dân
- Các hoàng tử khác chỉ biết hưởng
- Thưa cô đó là câu chuyện " Sự tích bánh chưng bánh dày " và tên nhân vật trong câu chuyện là hoàng tử Lang Liêu
- Trong quá trình kể và đàm thoại với trẻ,
cô chú ý đến ngữ điệu lời thoại của nhân vật
- Phần đàm thoại:
Cô hỏi trẻ tính cách từng nhân vật
Để diễn tả tính cách nhân vật thì giọng của Lang Liêu như thế nào?
Trang 6thụ chứ không hề mó tay đến việc gì
* Về ngữ điệu , lời thoại nhân vật:
- Khi kể câu chuyện này các con phải
chú ý kể nhẹ nhàng, chậm rãi hơi cao
giọng diễn tả sắc thái của thần thoại
- Trong câu chuyện con thích nhân
vật nào ? Vì sao?
- Nếu con là Lang Liêu con sẽ làm gì
?
c Trẻ diễn đạt lại nội dung truyện theo
ngôn ngữ của trẻ:
- Cô chia thành 4 nhóm:
- Nhóm 1: lấy rối để kể
- Nhóm 2: tranh đạ tô màu
- Nhóm 3: xé dán
- Nhóm 4: đóng kịch
=> Cô bao quát và đến từng nhóm gợi ý
động viên trẻ nhút nhát
3.Kết thúc:
- Nhận xét, tuyên dương
- Cho cả lớp xem các bạn đóng kịch
- Trẻ tự do phát biểu
- Trẻ thích thú khi được kể chuyện bằng các nhân vật mà trẻ làm từ nguyên vật liệu
- Trẻ thích thú khi được xem đóng kịch