CẤP CỨU Y TẾ TRONG THẢM HỌA Kỳ 7 BSCK I ĐỖ CÔNG TÂM Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp BV Cấp Cứu Trưng Vương g- CÁC YÊU CẦU CHO NHÂN VIÊN PHÂN LOẠItriage officer - kinh nghiệm lâm sàn
Trang 1CẤP CỨU Y TẾ TRONG THẢM HỌA
(Kỳ 7)
BSCK I ĐỖ CÔNG TÂM Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng
hợp
BV Cấp Cứu Trưng Vương g- CÁC YÊU CẦU CHO NHÂN VIÊN PHÂN LOẠI(triage officer)
- kinh nghiệm lâm sàng
- sự nhạy bén
- nhận định tốt, biết tổ chức
- bình tĩnh
- chính xác
- sáng tạo
- sẵn sàng
- GIỜ VÀNG:
-Khái niệm giờ vàng ("golden hour") xuất hiện trong Quân Y Hoa kỳ trong thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam: là khoảng thời gian quý báu từ lúc nạn nhân bị thương cho đến khi được điều trị, đủ để cứu sống nạn nhân.Vượt quá thời gian này đồng nghĩa với khả năng cứu sống rất thấp
-Đảm bảo giờ vàng là làm sao sơ cứu và chuyển nạn nhân càng nhanh càng tốt đến bệnh viện để điều trị, can thiệp kịp thời
Khó có thể định lượng giờ vàng, vì còn tùy thuộc vào loại bệnh, thương tổn đặc hiệu
Ví dụ:
- Đối với nạn nhân xuất huyết nội: phải chuyển nạn nhân đến bệnh viện thật nhanh để can thiệp phẫu thuật
Trang 2- Đối với bệnh nhân đột quỵ (Thrombosis-induced cerebrovascular accidents,
CVA, stroke): thời gian vàng là 3 giờ- là thời gian tính từ lúc có dấu hiệu
CVA cho đến lúc nạn nhân được dùng thuốc chống đông ("clot-busting"
drugs); và cũng là thời gian tối đa tính từ lúc nạn nhân có dấu hiệu cho đến
khi Đội cấp cứu chuyển nạn nhân đến bệnh viện- trong điều kiện chưa xác
định chính xác đột quỵ do xuất huyết não hay nhồi máu não
- Đối với nạn nhân bị nhồi máu cơ tim: chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời tình trạng loạn nhịp tim có thể ngăn ngừa tử vong đột ngột
TABLE 2-2 Các dấu hiệu giúp cho công tác phân loại ( Clues to Improve Triage Sensitivity) Dấu hiệu sinh tồn
- Tri giác: tỉnh ?
- Mạch quay: nhẹ?
Dấu hiệu trên cơ thể
-vết thương, chấn thương -lồng ngực
-bụng -cụt chi
Triệu chứng thực thể
-mạch nhanh khi nằm nghỉ
- huyết áp tâm thu <100 mm Hg
- huyết áp tâm trương <30 mm Hg Modified from Burkle FM, Newland C, Orebaugh S, et al Emergency medicine in the Persian Gulf
War Part 2: triage methodology and lessons learned Ann Emerg Med 1994;23:748-754
Nhanh chóng khám xét:
-Một tay bắt mạch quay: có thể bình thường trong giai đoạn đầu của sốc, mạch
nhẹ: tình trạng sốc giảm thể tích
- Một tay để trên trán bệnh nhân, vừa nhìn vào mắt bệnh nhân vừa nói chuyện với
nạn nhân.Việc làm này giúp cho đánh giá: đồng tử, việc nghe và làm theo y lệnh
Trang 3của nạn nhân, đường hô hấp trên, nhiệt độ, mức độ xanh tái, dấu hiệu chấn thương vùng đầu…
-Tay sau khi bắt mạch, chuyển sang xem xét vùng xương trán
- Tiếp tục xem xét vùng cổ: tìm kiếm dấu hiệu của biến dạng, vết thương, vị trí đau, tràn khí dưới da, căng tĩnh mạch cổ, lệch khí quản (tracheal deviation), bầm dập, chảy máu
-Tiếp theo, xem xét vùng vai, xương đòn, hai tay, lồng ngực: tìm kiếm dấu hiệu biến dạng lồng ngực (chest deformity), tràn khí dưới da, cử động không đối xứng, chảy máu, thủng ngực
- Một tay cầm ống nghe, một tay tiếp tục xem xét vùng bụng, vùng chậu: vị trí đau, gồng cứng bụng, vết thương, vết thủng bụng…Khám xét hai bên chậu
- Xem xét hai chi: biến dạng, vị trí đau, độ ấm chi, cụt chi…
- Sau đó quay trở lại khám hai vai, hai tay, nhìn lại mắt bệnh nhân
Phân loại nhanh:
Trang 47) Quản lý điều hành tại hiện trường:
Phương án Kiểm soát cấp cứu thương vong hàng loạt tại hiện trường
Phương án này bao gồm 9 biện pháp để thực hiện công tác Kiểm soát cấp
cứu thương vong hàng loạt:
7-1) Các Đội cấp cứu nhanh chóng đến hiện trường
7-2)Tiếp cận hiện trường, đánh giá mức độ thảm họa:
Ước lượng số nạn nhân, đặc điểm thương tích của thảm họa (bỏng, ngộ độc khí,hóa chất, gãy xương, chấn thương đầu, ngực, bụng,vùi lấp…)
7-3) Xác định các vị trí:
- Hướng đi cho công tác giải thoát nạn nhân từ khu vực thảm họa đến vị trí tiếp nhận (phối hợp cùng cứu hỏa,
Trang 5- Vị trí tiếp nhận và phân loại nạn nhân
- Vị trí sơ cấp cứu, hướng di chuyển nạn nhân ra xe cứu thương
- Vị trí tập kết xe cứu thương
- Hướng di chuyển của xe cứu thương ra khỏi hiện trường…
7-4) Tiếp nhận nạn nhân:
Tiếp nhận nạn nhân từ lực lượng cứu hộ hoặc từ các lực lượng khác, khu vực tiếp nhận phải được lực lượng công an đảm bảo trật tự cho nhân viên y tế làm việc
7-5) Phân loại nạn nhân
7-6) Sơ cấp cứu: theo các mức độ phân loại nói trên, phải đảm bảo bốn nguyên tắc sơ cấp cứu (giữ thông đường thở; cầm máu; bất động, cố định; trấn an nạn nhân) và bảo đảm đúng kỹ thuật y tế
7-7) Vận chuyển nạn nhân
7-8)Tiếp tế tại hiện trường: Khi hoạt động cấp cứu tại hiện trường kéo dài
trong thời gian dài hoặc khi số lượng thương vong lớn,cần đảm bảo công tác
tiếp tế hậu cần liên tục: thuốc, dịch truyền, phương tiện phục vụ … 7-9) Rút quân khỏi hiện trường: lực lượng y tế chỉ được phép rút toàn bộ lực
lượng hoặc một phần lực lượng rời khỏi hiện trường khi có ý kiến của người
chỉ huy hiện trường nơi thảm họa