1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

BÀI GIẢNG CẤP CỨU Y TẾ TRONG THẢM HỌA (Kỳ 3) pdf

5 674 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 174,17 KB

Nội dung

Ý nghĩa của phân loại mức độ: Là cơ sở để đánh giá mức độ ảnh hưởng chung về các mặt, là căn cứ để huy động người, xe cứu thương và các phương tiện phục vụ công tác khắc phục hậu quả của

Trang 1

CẤP CỨU Y TẾ TRONG THẢM HỌA

(Kỳ 3)

BSCK I ĐỖ CÔNG TÂM Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng

hợp

BV Cấp Cứu Trưng Vương

1) Mức độ thảm họa:

a) Phân loại thảm họa theo số người bị tác động trực tiếp:

+ Thảm họa mức 1: có từ 30 đến 100 người bị nạn, hoặc 20- 50 người phải nằm viện

+ Thảm họa mức 2: có từ 101 đến 500 người bị nạn, hoặc 51- 200 người phải nằm viện

+ Thảm họa mức 3: có từ 501 đến 2.000 người bị nạn, hoặc 200-300 người phải nằm

viện

+ Thảm họa mức 4: hàng ngàn người bị nạn, trên 300 người phải nằm viện

Ý nghĩa của phân loại mức độ: Là cơ sở để đánh giá mức độ ảnh hưởng chung

về các mặt, là căn cứ để huy động người, xe cứu thương và các phương tiện phục

vụ công tác khắc phục hậu quả của thảm họa

b) Phân loại thảm họa theo yêu cầu can thiệp của ngành y tế:

+ Thảm họa gây tổn thất về người ngay tức khắc (tai nạn giao thông, động đất…): ngành y tế phải kịp thời tham gia cấp cứu và vận chuyển cấp cứu

+ Thảm họa vừa gây ra tổn thất về người ngay tức khắc, vừa gây hậu quả về sau( bão, lụt…): bên cạnh công tác cấp cứu, ngành y tế phải chú ý đến vệ sinh môi

Trang 2

trường, phòng chống dịch bệnh, theo dõi và chăm sóc sức khỏe người dân sau thảm họa

2) Chiến lược phòng chống thảm họa của các quốc gia

a) Quan điểm chung:

- Với mức độ ảnh hưởng to lớn về con người và xã hội, ảnh hưởng trước mắt và ảnh hưởng lâu dài, cần phải có chiến lược quốc gia về phòng chống thảm họa, hoặc rộng hơn, cần một chiến lược toàn cầu với sự tham gia của nhiều nước

- Phòng chống thảm họa là nhiệm vụ chung của toàn cộng đồng, của chính quyền và các ngành, các cấp Đây không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế hoặc của Công an, Quân đội mà là một sự kết hợp nhiều ngành, nhiều lãnh vực:Công an, Quân đội,Cứu hỏa, cứu hộ, Y tế, Y tế dự phòng, Chữ thập đỏ, Tình nguyện viên…

b) Công tác phòng chống thảm họa tại Việt Nam:

- Ngày 04/3/1994 Thông tư Liên Bộ Y tế- Quốc phòng đã quy định

về việc kết hợp quân dân y cứu chữa và chăm sóc người bị nạn do các thảm họa

- Bài giảng “Y tế trong thảm họa” đã được đưa vào chương trình huấn luyện tại các trường y khoa

- Ủy ban Phòng chống bão lụt và giảm nhẹ thiên tai được thành lập

từ trung ương đến địa phương

Trang 3

- Các ngành hữu quan đã xây dựng kế hoạch cụ thể về phòng chống thảm họa

c) Công tác phòng chống thảm họa tại các nước:

Do các tổ chức cấp quốc gia chỉ đạo

- Mỹ: Bộ An ninh nội địa ( DHS: Department of Homeland Security),

Cơ quan điều hành tình huống khẩn cấp Liên bang ( FEMA: the Federal Emergency Management Agency)

- Pháp: Cơ quan Phòng vệ dân sự, các SAMU, SMUR

- Tân Tây Lan ( New Zealand): Bộ xử lý tình huống khẩn cấp phòng vệ dân sự (MCDEM- the Ministry of Civil Defence & Emergency Management)

- Nga: Bộ tình huống khẩn cấp (EMERCOM -Ministry of Emergency Situations)

3) Chiến lược chung trong phòng chống thảm họa

a) Chiến lược:

Trang 4

Chiến lược phòng chống thảm họa gồm 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn ngăn ngừa, giảm nhẹ tổn thất ( mitigation):

Mục tiêu là ngăn ngừa những nguy cơ phát sinh thảm họa hoặc làm giảm nhẹ tổn thất do thảm họa gây ra Các biện pháp thực hiện có tính dài hạn, ví dụ: đắp đê trong phòng chống bão lụt; ban hành các điều luật góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái để ngăn ngừa các thảm họa do thiên nhiên gây ra…Sự đầu tư đúng mức trong giai đoạn này có ý nghĩa rất lớn trong giảm thiểu thiệt hại do thảm họa gây

ra

+ Giai đoạn chuẩn bị, sẵn sàng ( preparedness):

-Xây dựng kế hoạch phòng chống thảm họa, ví dụ: ngành y tế có kế hoạch cụ thể đáp ứng cấp cứu thảm họa kịp thời và có hiệu quả

Trang 5

-Tổ chức diễn tập chống thảm họa với sự tham gia nhiều ngành(y tế, công an, quân đội…)

- Chuẩn bị phương tiện vật chất

+ Giai đoạn đối phó với thảm họa (response):

-Cấp cứu thảm họa: phát hiện nạn nhân, giải thoát nạn nhân, phân loại nạn nhân, sơ cứu, vận chuyển nạn nhân… với sự tham gia của nhiều ngành: công an, quân đội, cứu hóa, cứu hộ, lực lượng y tế, Hội chữ thập đỏ…

+ Giai đoạn phục hồi (restore)

Phục hồi, tái thiết khu vực xảy ra thảm họa

Ngày đăng: 03/07/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w