Nhóm yếu tố cộng đồng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng bỏ học sớm của học sinh dân tộc thiểu số trường THCS thị chấn ít ong huyện mường la (Trang 43 - 46)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4. Nhóm yếu tố cộng đồng

Bảng 2.5: Những yếu tố từ cộng đồng tác động đến việc bỏ học của học sinh DTTS qua đánh giá của phụ huynh và học sinh

Số

TT Yếu tố biểu hiện

Đánh giá của HS (%) Đánh giá của PH (%) 1 Cộng đồng không coi trọng học vấn 20 40 2 Cộng đồng không có truyền thống hiếu học 25 30 3 Tỷ lệ người dân trong cộng đồng không biết chữ

cao

25 60

4 Cộng đồng không quan tâm đến tình trạng bỏ học của học sinh

9,1 3,3

5 Nhóm bạn bè của học sinh trong cộng đồng bỏ học ảnh hưởng đến học sinh

15 9,1

6 Chính quyền địa phương không quan tâm đến tình trạng bỏ học của học sinh

30 52

Dân tộc ta có truyền thống hiếu học, trọng người tài. Tuy nhiên, đối với cộng đồng người DTTS truyền thống hiếu học chưa được nhắc tới nhiều. Cả thị trấn mới chỉ có số ít người tốt nghiệp THPT va tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học. Truyền thống học tập phải được xây dựng và lưu giữ, nếu chưa có truyền thống thì buộc phải xác lập từ bây giờ. Những yếu tố xuất hiện cao nhất từ cộng đồng mà ảnh hưởng đến tỷ lệ bỏ học của học sinh theo đánh giá của học sinh và phụ huynh đó là tỷ lệ người dân trong cộng đồng biết chữ thấp (học sinh: 25 - phụ huynh: 60), cộng đồng không coi trong học vấn (học sinh: 20 - phụ huynh: 40) và cộng đồng không có truyền thống hiếu học (học sinh: 25 - phụ huynh: 30). Một yếu tố khác theo đánh giá của học sinh và phụ huynh là yếu tố đến từ chính quyền địa phương, đây là yếu tố được đánh giá rất cao, phụ huynh: 52, học sinh: 30. Chính quyền địa phương dường như đang đứng ngoài cuộc với tình trạng này. Theo phụ huynh “chưa bao giờ nghe thấy họp dân nói

về việc bỏ học của con em, chỉ nghe nói về tiền trợ cấp, hay đưa con em đến trường vào đầu năm” (PVS PHHS lớp 8), “con đi học hay bỏ học không ảnh hưởng đến quyền lợi chính trị của phụ huynh” (PVS PHHS lớp 8).

Yếu tố nhóm bạn bè tại cộng đồng cũng biểu hiện ở việc các em thường chơi theo nhóm, ở cùng làng, gần nhà nhau. Mỗi em tự xác định cho mình một hệ thống mở, nhưng “mở có giới hạn”. Tức là chỉ chơi với các bạn có sự tương đồng về dân tộc, vị trí địa lý. Các bạn thường gần gũi nhau để trò chuyện về những vấn đề hàng ngày. Qua khảo sát, nội dung các bạn thảo luận chủ yếu tập trung cuộc sống hàng ngày, trong đó những nội dung liên quan đến học tập chiếm khoảng 20% trong đó chủ yếu là về hỏi thăm tình trạng học tập, điểm, bài kiểm tra, về giáo viên, và về các bạn trong lớp. Tình trạng bạn bè bỏ học tác động đến học sinh theo đánh giá của học sinh là 15 %. Trong quá trình khảo sát, các em đều cho rằng, không có bạn bè rủ rê bỏ học mà chỉ có trường hợp “thấy bạn gần nhà nghỉ học, em không có ai đi học cùng, thấy

buồn nên nghỉ”. (PVSHS lớp 8). Bạn bè ảnh hưởng rõ rệt đến những hành vi mà trẻ

sẽ tiếp nhận được, học hỏi được. Tuy nhiên với phụ huynh thì yếu tố này không ảnh hưởng nhiều chỉ (9,1%, điều này có thể hiểu, cách suy nghĩ của phụ huynh và học sinh khác nhau, ở lứa tuổi của trẻ, bạn bè có sự ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, suy nghĩ của chúng)

Nhìn chung, yếu tố cộng đồng tác động rõ nét đến tình trạng bỏ học học của HSDTTS. Việc cần làm là xác lập lại giá trị của học vấn cho cộng đồng, cùng cộng đồng chung tay để hạn chế tình trạng này xảy ra.

Tóm lại, tình trạng bỏ học của HSDTTS bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Việc xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng từ đó đưa ra những giải pháp can thiệp dưới cách tiếp cận của ngành CTXH sẽ phần nào mang lại hiệu quả để nhằm hạn chế tình trạng này trong cộng đồng người DTTS.

Trong chương 2 này đã cung cấp những số liệu cụ thể về tình trạng bỏ học của các em HSDTTS, nêu bật lên được thực trạng bỏ học sớm của học sinh DTTS trường THCS Thị trấn Ít Ong huyện Mường La qua những báo cáo thống kê của UBND huyện Mường La và của trường THCS Thị trấn Ít Ong huyện Mường La. Thấy rằng đây là một vấn đề hết sức cấp thiết, là vấn đề đang cần đến sự quan tâm của các cấp, các ngành.

Tổng hợp được những yếu tố tác động đến đến tình trạng bỏ học của học sinh thông qua số liệu thống kê trong các bảng để có cái nhìn trân thực và sâu sắc hơn về thực trạng bỏ học sớm của HSDTTS tại trường THCS Thị trấn Ít Ong huyện Mường

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BỎ HỌC SỚM CỦA HSDTTS TRƢỜNG THCS THỊ TRẤN ÍT ONG, HUYỆN MƢỜNG LA

Xuất phát từ nguyên nhân, thực trạng và những hậu quả của tình trạng bỏ học ở học sinh nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng, qua quá trình tìm hiểu thực tế kết hợp với ý kiến của một số thầy cô hiệu trưởng ở các trường, chúng tôi xin được nêu lên một số suy nghĩ về giải pháp đối với vấn đề này như sau :

3.1. Giải pháp tức thời

Thứ nhất, cần có ngay một cuộc vận động “Nói không với hiện tượng học sinh bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn”, không thể để cho các em vì nghèo mà thất học. Cần rà

soát lại những chính sách ưu tiên, hỗ trợ học sinh nghèo, bổ sung những ưu đãi mới, có những giải pháp vận động nguồn tài chính cho học sinh nghèo, thực hành tiết kiệm để dành tiền cho học sinh nghèo, đẩy mạnh phong trào từ thiện trong các nhà trường, vận động những học sinh khá giả giúp đỡ bạn nghèo. Hiện học sinh nghèo chỉ được giảm ½ học phí, các khoản đóng góp khác thì bình đẳng như những học sinh khác, báo chí cũng đề cập nhiều đến hiện tượng “lạm thu, loạn thu” trong các nhà trường, một trong những nguyên nhân làm học sinh nghèo phải bỏ học. Có không ít trường học không những không có biện pháp nào để giúp đỡ học sinh nghèo mà còn luôn “sáng tạo” ra những khoản thu để “bòn rút” của học sinh. Cần có chính sách cho những gia đình nghèo vay vốn cho con học phổ thông, cũng như có các quy định “xử phạt” những trường, địa phương để học sinh phải bỏ học vì nghèo. Đối với những địa phương khó khăn, cần điều tra khảo sát và xin nhà nước hỗ trợ kinh phí.

Thứ hai, nhà trường cần phối hợp với cơ quan công an xã, phường, các tổ chức

đoàn thể: Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Ban điều hành tổ dân phố đến từng gia đình học sinh bỏ học hoặc có ý định bỏ học khuyến khích, động viên bản thân các em và gia đình để các em có thể quay lại trường học. Đây cũng là giải pháp mà chúng tôi đã tham khảo được từ các thầy cô ở các trường THCS mà chúng tôi đã khảo sát. Được sự quan tâm của nhà trường, tổ dân phố hay các cơ quan công an, tổ chức đoàn thể cũng như gia đình các em sẽ có những quyết định đúng đắn nhất để có một tương lai tốt đẹp, đồng thời các em cũng thấy được tác hại của việc bỏ học ảnh hưởng như thế nào đến

tương lai sau này của mình. Từ đó các em có cách nhìn, cách nghĩ mới và quyết định trở lại trường học.

Thứ ba, để hạn chế học sinh bỏ học, cần có những giải pháp từ các cấp - ban

ngành, trong đó ngành giáo dục - đào tạo đóng vai trò quan trọng. Giải pháp căn bản để chống bỏ học đối với học sinh phổ thông là phân luồng học sinh sau trung học cơ sở. Khuyến khích một bộ phận học sinh gồm những em không đủ điều kiện học hết THPT sẽ sang học nghề để sau 3 - 4 năm các em vừa có bằng tốt nghiệp tương đương với bằng tốt nghiệp THPT vừa có tay nghề bậc 3/7.

Thứ tƣ, mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp phải lên danh sách những học sinh có nguy

cơ bỏ học (có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học kém) phân nhóm để có biện pháp phù hợp giúp đỡ các em. Đối với những học sinh có nguy cơ bỏ học, giáo viên phải siêng tới thăm gia đình các em, trò chuyện với các bậc phụ huynh để hiểu được những suy nghĩ của học sinh, để kịp thời có biện pháp giải quyết. Đối với những học sinh học kém, học sinh ở lại lớp giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân. Nếu do hổng kiến thức của lớp dưới thì tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo để các em theo kịp bạn bè. Với những học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn đề xuất các chính sách hỗ trợ như miễn giảm học phí, tạo điều kiện để các em tiếp tục việc học.

Thứ năm, với những học sinh ở vùng sâu vùng xa, bỏ học do điều kiện đi lại khó

khăn, trường quá xa nơi cư trú thì tổ chức các trường lớp bán trú, nội trú để tiện cho các em và gia đình. Đồng thời đây cũng thường là những địa phương có kinh tế khó khăn nên cần vận động các cá nhân, tổ chức tài trợ học bổng, giúp các em có bảo hiểm y tế, có đầy đủ quần áo, sách vở để đi học.

Thứ sáu, cần có chế tài với những trường hợp buộc học sinh bỏ học. Nhiều gia

đình không thực sự khó khăn nhưng bắt buộc con em mình nghỉ học để lao động. Nhà trường nên phối hợp với chính quyền địa phương kiên trì tuyên truyền, lay chuyển nhận thức của phụ huynh học sinh - học chính là con đường thoát khỏi đói nghèo một cách vững chắc nhất. Ở nước ngoài nếu cha mẹ không tạo điều kiện cho con đến trường sẽ bị pháp luật chế tài. Đối với nước ta việc này chưa được thực hiện nghiêm túc nên tình trạng học sinh bỏ học vẫn ở mức báo động.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng bỏ học sớm của học sinh dân tộc thiểu số trường THCS thị chấn ít ong huyện mường la (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)