Giải pháp dài hạn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng bỏ học sớm của học sinh dân tộc thiểu số trường THCS thị chấn ít ong huyện mường la (Trang 46 - 48)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2.Giải pháp dài hạn

Việc học sinh bỏ học do học lực yếu kém không thể không nói đến trách nhiệm của nhà trường. Do áp lực của thành tích, các nhà trường chỉ lo đầu tư vào phong trào “mũi nhọn” như lập ra các lớp chuyên chọn, lo bồi dưỡng học sinh giỏi, luyện thi đại học, mà bỏ qua hoặc xem nhẹ việc phụ đạo, kèm cặp những học sinh yếu. Học sinh giỏi được lập một lớp riêng được các giáo viên giỏi giảng dạy, còn học sinh yếu thì thiệt thòi vì nhà trường ít quan tâm, một số giáo viên cũng giảng dạy thiếu nhiệt tình, không có bạn để hỏi han, giúp đỡ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho những học sinh yếu kém chán học dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học ngày càng nhiều. Để khắc phục và hạn chế tình hình này, các nhà trường nên đẩy mạnh cuộc vận động “hai không” nhằm phát hiện ra những học sinh có học lực yếu kém qua các kỳ thi, bài kiểm tra. Từ đó có những biện pháp bồi dưỡng, phụ đạo thêm để các em có một khối kiến thức vững chắc để có thể học tốt hơn ở các lớp trên.

Thứ hai, thay đổi phƣơng pháp giảng dạy và học tập ở các trƣờng nói chung và trƣờng THCS nói riêng.

Hiện nay một số đội ngũ giáo viên có trình độ sư phạm yếu, trong quá trình giảng dạy gây cho học sinh có cảm giác nhàm chán. Chính vì vậy, các trường nên quan tâm đến trình độ sư phạm của đội ngũ giáo viên để biết cách bồi dưỡng, đào tạo thêm về chuyên môn cho họ như cách giảng bài, cách truyền đạt kiến thức ngắn gọn, dễ hiểu và gây được hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em biết tư duy sáng tạo và độc lập trong suy nghĩ. Chúng tôi tin rằng với những thay đổi trong phương pháp truyền đạt kiến thức theo hướng tích cực sẽ giúp các em cảm thấy thú vị, yêu thích việc học tập hơn và nhận thấy rất nhiều điều bổ ích trong việc học. Từ đó, sẽ khắc phục được tình trạng học sinh chán học dẫn đến bỏ học.

Thứ ba, tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp trong việc đƣa trẻ đến trƣờng, ngăn chặn tình trạng bỏ học

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo chặt chẽ của chính quyền các cấp. Đặc biệt là sự nỗ lực của Ban Chỉ Đạo phổ cập phường, xã, quận, huyện và sự phối hợp tốt giữa các ban ngành đoàn thể trong việc vận động đưa trẻ đến trường, kiểm tra khảo sát thường xuyên tình hình học tập thực tế của học sinh trên địa bàn dân cư. Tăng cường công tác tuyên truyền và đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức trách nhiệm của từng người dân và

của cộng đồng dân cư trong quá trình triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục, góp phần hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh.

Có chính sách hỗ trợ đặc biệt, đủ mạnh cho các địa phương khó khăn. Các địa phương cần ưu tiên dành kinh phí của mình và các nguồn tài chính vận động được của quỹ khuyến học, các công ty đóng trên địa bàn để cấp học bổng, xe đạp cho các học sinh thuộc diện xoá đói giảm nghèo hoặc các học sinh có điều kiện khó khăn tiếp tục có điều kiện học tập ở các trường THCS và THPT.

Đối với những nơi thuộc vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng thấp kém. Cần đầu tư xây dựng nhiều trường lớp với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho quá trình dạy và học, tạo điều kiện để cho con em dân tộc thiểu số có cơ hội được đến trường, được tiếp thu kiến thức như những em học sinh ở đồng bằng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng bỏ học sớm của học sinh dân tộc thiểu số trường THCS thị chấn ít ong huyện mường la (Trang 46 - 48)