7. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nhóm yếu tố bản thân học sinh
Trong nhóm yếu tố bản thân học sinh chúng tôi đã phát phiếu điều tra với số lượng 200 phiếu tương đương với 200 em học sinh ở các khối lớp 6, 7, 8, 9 và 100 phiếu đối với phụ huynh của các em học sinh. Chúng tôi cũng đưa ra những yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của học sinh đó là: Việc tiếp cận tri thức khó khăn do trở ngại ngôn ngữ, học sinh không quan tâm đến việc học, không biết học để làm gì, trẻ thích tham gia thị trường lao động để kiếm tiền,bạn bè rủ rê, sức khỏe kém, đau ốm, kết hôn sớm. Kết quả khảo sát được kết quả thu được như sau.
Bảng 2.1: Những yếu tố tác động đến việc học sinh DTTS bỏ học theo đánh giá của học sinh và phụ huynh học sinh
STT Những yếu tố tác động Đánh giá của HS (%)
Đánh giá của PH (%) 1 Việc tiếp cận tri thức khó khăn vì trở ngại
ngôn ngữ
4,5 20
3 Trẻ thích tham gia vào thị trường lao động kiếm tiền 30 24,3 4 Bạn bè rủ rê 7 12,5 5 Sức khỏe kém, đau ốm 73 34,1 6 Kết hôn sớm 5 12,5
Số liệu hiển thị ở bảng trên cho thấy, sức khỏe thể chất ảnh hưởng đến tình trạng đi học của trẻ. Diễn biến của việc bỏ học được xuất hiện trong một thời gian dài. Lúc đầu trẻ thường xin phép nghỉ ốm, nghỉ một vài đợt ngắn và rồi nghỉ càng dài hơn. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em ở địa phương còn cao chiếm 24,29%. Chiều cao trung bình của trẻ em người DTTS thấp hơn chiều cao trung bình của trẻ em phát triển bình thường là 1,5-3cm (Theo Trạm y tế Thị trấn Ít Ong). Nguyên nhân chính là bữa ăn thiếu dinh dưỡng, điều kiện sống không đảm bảo, nguồn nước sử dụng chủ yếu dùng nước giọt (nước từ khe suối chảy ra), trẻ em không được biết, được sử dụng xà phòng để rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Bữa ăn thiếu chất dinh dưỡng khiến trẻ không thể phát triển toàn diện “nhà em chỉ ăn cơm với rau, cá khô, măng, 5-6 ngày mới có thịt” (PVS học sinh lớp 8). Bản thân học sinh không được biết đến các kỹ năng tự ứng phó, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, khi hỏi về việc dùng xà phòng để rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh 90% các em trả lời rằng không biết, hoặc chỉ nghe nói chứ chưa được thực hành.
Kết quả học tập của các em không tốt, học kém so với bạn nên tự ti về kết quả của mình. Theo đánh giá của giáo viên chủ nhiệm các lớp thì kết quả của học sinh người DTTS thấp hơn nhiều so với người Kinh. “Nếu cứ bỏ học thường xuyên , trong khi nền tảng của mình lại không có thì làm sao có được chất lượng , một phần kết quả không khách quan là vì ảnh hưởng của việc phổ cập THCS”. (PVS Thầy Lê Bảo Toàn - Hiệu trưởng trường). Bản thân học sinh xem việc đi học là nghĩa vụ của gia đình, nhà trường chứ không phải là nhiệm vụ của bản thân trẻ nên chưa sắp xếp được thời gian đi học hợp lý, cũng như kỷ luật của học đường khi đến lớp.
Trẻ cũng thích lao động sớm để kiếm tiền “lâu lâu em cũng nghỉ học 1-2 tuần để làm thuê, hoặc làm nương , làm ruộng giúp đỡ bố mẹ” (PVS học sinh lớp 9). Việc nhìn theo chúng bạn , rồi đua đòi và có khi nghỉ học cùng nhau “cho vui” cũng diễn ra, “thấy các bạn trong làng nghỉ học nên em cũng nghỉ , đi học cũng thích nhưng
không muốn đến lớp” (PVS học sinh lớp 7). “Em thấy không đi học cũng không sao, bố mẹ em không bắt đi học vì bố mẹ em cũng không biết chữ mà” . (PVS học sinh lớp 8). “Nhìn thấy thầy cô đến bắt đi học thì em đi , nhưng đi 1/2 hôm em cũng nghỉ vì đi học xa, đói bụng, trời mưa ở nhà ngủ thích hơn” (PVS học sinh lớp 7).
Trong những yếu tố tác động tới tình trạng bỏ học của HSDTTS theo đánh giá của học sinh và phụ huynh thì yếu tố “không biết học mang lại lợi ích gì” xuất hiện khá nhiều , theo họ đây chính là yếu tố tác động nhiều tới hiện tượng bỏ học của học sinh. Đối với PHHS, họ cho rằng “bao nhiêu năm nay dân bản vẫn sống được, ông bà
cha mẹ vẫn không đi học mà có chết đói đâu”. (PVS PHHS lớp 8). Cho con đi học vì
nhà nước vận động chứ trong làng cũng không có nhiều người đi học. Vì không nhận thức được lợi ích lâu dài của việc đi học nên bố mẹ không có biện pháp để giáo dục con cái đúng hướng. PHHS chỉ nghĩ rằng cho con đi học để biết chữ, còn biết chữ để làm gì họ chưa hiểu đến đó. Công việc làm ăn, mưu sinh, và chính họ cũng không hưởng được lợi ích từ việc học nên họ không biết học mang lại lợi ích như thế nào. Liên quan đến yếu tố nhận thức của học sinh về nhận thức giá trị của việc học, qua khảo sát và phân tích bảng hỏi về lợi ích của việc đến trường theo nhận thức của học sinh, tác giả đã nhận được thông tin như sau:
Bảng 2.2: Đánh giá về lợi ích của việc học theo ý kiến của học sinh
Số
TT Lợi ích của việc học Tỷ lệ (%)
1 Gặp được nhiều bạn bè 66,5
2 Không phải làm việc (lao động) 2 3 Được mặc quần áo mới sạch sẽ 9 4 Được hiểu biết thêm về kiến thức 70,5 5 Có cơ hội tìm kiếm 1 công việc tốt trong tương lai 51
6 Khác 3
Qua kết quả trên cho thấy, trẻ nhận thức được học để được biết thêm kiến thức (70,5%) , tuy nhiên, khi hỏi về việc có kiến thức để làm gì thì trẻ cười, số em biết ứng dụng tri thức để tìm kiếm một công việc tốt hơn cho tương lai chiếm tỷ lệ nhỏ hơn (51 %). Điều này chứng tỏ lợi ích của việc học chưa nhìn nhận được thấu đáo. Dùng học vấn để có thể kiếm một công việc tốt hơn vẫn chưa có ảnh hưởng lớn đến trẻ. Nhưng một yếu tố không kém phần quan trọng thể hiện nhu cầu giao lưu, học hỏi, kết bạn của trẻ, nhu cầu thể hiện bản thân khi trẻ muốn đi học để gặp thêm nhiều bạn bè
(66,5%), được chia sẻ được trò chuyện, được giao lưu. Việc thể hiện bản thân thông qua việc được mặc quần áo mới, sạch sẽ. Khi đi học các em được mặc đồng phục hoặc bộ quần áo đẹp nhất, lành lặn nhất. Điều này cũng thể hiện cuộc sống còn nghèo nàn thiếu thốn của những người dân vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn. Được gặp bạn bè là điều lợi ích trước mắt mà các em thấy rõ nhất tuy nhiên cần phải định hướng để các em nhìn nhận được các giá trị mang tính chất lâu dài, bền vững.
Nhìn chung, giá trị của học vấn đối với trẻ chưa được định hướng rõ nét. Trẻ đi học vì thú vui trước mắt, vì mọi người cùng đi và thầy cô giáo tạo điều kiện hết mức để đến lớp. Trẻ còn thụ động trong tiếp nhận và vận dụng kiến thức của mình vào công việc hàng ngày cũng như tìm kiếm một công việc cho tương lai. Chính vì không nhận thức được giá trị học vấn trong tương lai nên trẻ không định hướng được mục đích học vấn để có thể khắc phục khó khăn, để theo đuổi đến cùng con đường học vấn.