Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng bỏ học sớm của học sinh dân tộc thiểu số trường THCS thị chấn ít ong huyện mường la (Trang 48 - 67)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.3.Một số giải pháp khác

- Với bản thân học sinh và bạn bè học sinh

Cần phải cho học sinh tâm thế sẵn sàng với học tập, tạo cho các em sự tôn trọng, sự tự tin vào chính bản thân mình từ những lớp học đầu tiên. Tạo lập cho học sinh được thái độ đúng đắn về giá trị của việc học, đến trường là trách nhiệm của trẻ em trong độ tuổi đến trường. HSDTTS cần được học về ngôn ngữ thứ 2 ngoài tiếng mẹ đẻ. Điều này không chỉ bản thân các em học sinh mà cần có sự vào cuộc của gia đình, chính quyền, nhà trường trong việc sắp xếp, đánh giá ngôn ngữ phổ thông trẻ bắt đầu tham gia vào hệ thống giáo dục.

Dạy cho học sinh cách sắp xếp thời gian, cách học tập hiệu quả. Xem việc học là một nhiệm vụ mà buộc học sinh phải hoàn thành theo từng giai đoạn khác nhau. Tạo dựng cho bản thân trẻ tính kỷ luật khi đến lớp để không tự ý. Để làm được những điều này buộc cả hệ thống phải vào cuộc và định hướng cho trẻ từ những lớp học đầu tiên.

Có những quy chế ràng buộc để nhóm bạn bè cùng học, cùng tiến, thành lập những nhóm bạn cùng giúp nhau trong học tập, bạn bè phải nâng đỡ nhau trên tinh thần sẻ chia, thông cảm và tôn trọng.

- Với gia đình

Gia đình là môi trường để hình thành, hoàn thiện nhân cách. Muốn con em đi học đầy đủ thì gia đình cần tạo điều kiện về mọi mặt. Gia đình phải thấy được lợi ích

của viêc đi học và có biện pháp để ngăn chặn con em bỏ học cũng như động viên con em đến lớp.

Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất lao động, tìm kiếm những mô hình giảm nghèo bền vững để sớm thoát nghèo. Áp dụng những sáng kiến làm giàu, lao động chăm chỉ, đầu tư cho giáo dục của con em là một trong những phương pháp thoát nghèo bền vững.

Hạn chế số con sinh ra bằng việc tham gia vào hệ thống chăm sóc y tế miễn phí (BHYT) để được chăm sóc sức khỏe và thực hiện kế hoạch hóa gia đình nhằm tập trung nuôi dạy con khỏe, con tốt, nên chú ý về chất lượng dân số chứ không phải số lượng.

Quan tâm đến việc học tập của con cái như phải có không gian học tập dành cho các em, có bàn ghế riêng khi học ở nhà, có nơi cất sách vở, có góc học tập đủ ánh sáng. Ngoài ra không để tình trạng con cái bỏ học trong gia đình, tạo nên truyền thống hiếu học trong từng gia đình.

Gia đình cần kết hợp chặt chẽ với nhà trường để tìm ra những nguyên nhân của từng tình hình cụ thể để có thể giáo dục và ngăn chặn kịp thời tình trạng học sinh bỏ học. Biện pháp này chỉ có kết quả khi giáo viên chủ nhiệm có nhiều thời gian trên lớp và biết áp dụng nhiều biện pháp, hình thức giáo dục và phối hợp với gia đình, nhà trường trong những tình huống xác định. Gia đình thường xuyên liên hệ chặt chẽ với giáo viên để biết về tình trạng học tập của con em mình, đồng thời biết được con mình đang thiếu hụt, khó khăn như thế nào để kịp thời khắc phục.

Bản thân PHHS cũng không ngừng nâng cao tinh thần tự học để nêu gương cho con em và cho cộng đồng. Khi bố mẹ hội nhập được thì con em họ mới có điều kiện tiếp cận sớm với tri thức.

Việc PHHS phải tiếp cận với tiếng phổ thông là điều kiện quan trọng để họ có thể tiếp cận với tri thức, vì vậy, việc PHHS tự tìm tòi, học thêm về ngôn ngữ để có thể bổ trợ, kiểm tra ngôn ngữ của con để con có thể hiểu được ngôn ngữ một cách chuẩn xác.

- Với cộng đồng

Liên hệ chặt chẽ với chính quyền để báo cáo kịp thời tình trạng học sinh nghỉ học. Báo cáo cần khách quan, đánh giá đúng tình trạng, chất lượng học sinh để có biện pháp tháo gỡ ngay từ những năm trẻ đi học đầu tiên. Tình trạng bệnh thành tích trong

giáo dục cũng cần được khắc phục khi nhìn nhận thẳng thắn vào thực tế để làm “trong

sạch” bản báo cáo trong những năm đầu khi căn bệnh thành tích còn diễn biến yếu, có

thể khắc phục, chữa trị qua đó học sinh cũng sẽ tạo lập được tinh thần kỷ luật trong học tập từ những năm học đầu đời.

Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài trường khảo sát, điều tra nắm chắc và kịp thời về tình hình diễn biến của số lượng học sinh bỏ học ở địa phương để có thể ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả. Biện pháp này chỉ mang lại hiệu quả nếu nhà trường luôn trung thực về việc báo cáo số lượng học sinh bỏ học, không chạy theo thành tích, để có thể đưa ra những con số chính xác, phối hợp với các tổ chức ban ngành ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học.

Luôn tìm mọi cách để nâng cao chất lượng bài giảng, ứng dụng công nghệ thông tin, tạo dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa GVCN - giáo viên bộ môn - nhà trường - gia đình - cộng đồng để phối hợp quản lý chặt chẽ học sinh.

Học sinh cần ký cam kết đi học đầy đủ để được nhận tiền trợ cấp vào cuối năm (trợ cấp tiền theo Nghị định 49/NĐCP của thủ tướng chính phủ). Đây là nguồn hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà không có cam kết, ràng buộc nên còn dẫn đến tình trạng học sinh nghỉ học cả năm, đên cuối năm đi học để nhận trợ cấp.

Bên cạnh dạy học, thầy cô giáo cũng là nhà khoa học thường xuyên cập nhật kiến thức để hình thành khả năng tư duy độc lập, phản biện chính sách nhằm góp phần bổ sung, điều chỉnh những chính sách mới, chính sách lạc hậu để mang lại hiệu quả phục vụ tốt nhất cho những người thụ hưởng chính sách.

Thường xuyên gần gũi với học sinh, luôn học tập nâng cao trình độ chuyên môn lẫn thực tiễn. Bằng các hoạt động đi thực tế đến làng bản và thăm từng gia đình học sinh để hiểu về hoàn cảnh của từng em. Học tiếng dân tộc để giao tiếp tốt hơn đối với học sinh, có thể học từ việc giao tiếp hàng ngày với học sinh.

Trách nhiệm với học sinh bên cạnh đó cần dành cho học trò tình yêu thương của những người anh, chị trong gia đình, người bạn. Người thầy giáo luôn mẫu mực để làm gương cho học sinh noi theo, bên cạnh đó cần tìm hiểu thêm về tâm lý học lứa tuổi để hiểu rõ hơn về các giai đoạn phát triển tâm sinh lý của học sinh để có thể bầu

trọng, giáo dục suy nghĩ độc lập để học sinh nói ra những suy nghĩ, những vướng mắc, những góp ý để nhà trường có thể vận hành tốt bộ máy của mình.

Thành lập chi hội phụ huynh học sinh tại thôn, bản, nhằm liên hệ vận động con em khi xảy ra trường hợp trẻ em nghỉ học.

Giảm bớt sĩ số học sinh trên một lớp học để giáo viên có thể trao đổi gần gũi tương tác nhiều hơn với học sinh, qua đó nắm bắt tâm tư, tình cảm nguyện vọng của từng em. Dành nhiều hơn thời gian để kịp thời phát hiện, động viên những em có hoàn cảnh khó khăn ảnh hưởng đến việc học tập.

Mở rộng các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, có những chương trình học gắn với thực tiễn cuộc sống của các em, nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện để thu hút các em học ngoại khóa. Tuyên truyền về những tấm gương học sinh vượt khó học giỏi, những mảnh đời bất hạnh vươn lên làm chủ cuộc sống để giúp các học sinh tăng cường ý chí, bắt chước, tăng cường sự tự tin, học hỏi lẫn nhau để tiến bộ vì trẻ em ở lứa tuổi này vẫn còn tồn tại ý thức bắt chước theo những khuôn mẫu nhất định.

Khen thưởng động viên kịp thời những tấm gương vượt khó, liên hệ với những mạnh thường quân, những nhà hảo tâm, những tổ chức từ thiện xã hội, đoàn thể để có thể hỗ trợ kịp thời cho những em có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em yên tâm học tập, đảm bảo đến lớp đầy đủ.

Cộng đồng là nơi các em được vui chơi với nhóm bạn bè, là nơi để các em sinh hoạt sau giờ đến trường, là nơi giao lưu trao đổi, gặp gỡ. Chính vì vậy cộng đồng cũng cần có sự gắn bó với nhà trường trong giáo dục học sinh.

Cộng đồng người DTTS với biểu tượng của niềm tin là trưởng bản, đây là người có uy tín được dân bản tin yêu và nghe theo nên đây cũng là đối tượng nên tác động trong việc tạo lập hành vi mới của HSDTTS. Trưởng bản sẽ nói chuyện, động viên các em đến trường để tạo động lực niềm tin cho HSDTTS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Truyền thống học tập của cộng đồng nên được phát huy, cộng đồng người ĐBDTTS rất đoàn kết, tương trợ lẫn nhau nên phải tạo được truyền thống học tập trong cộng đồng để có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến đại bộ phận người dân.

Ngoài ra nghèo đói có mối quan hệ mật thiết với thất học, với tỷ lệ hộ nghèo cao lại tập trung chủ yếu ở người DTTS nên giải quyết công tác xóa đói giảm nghèo là biện pháp ngăn chặn tình trạng bỏ học hiệu quả.

Quan tâm hơn nữa đến đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội tại địa phương để nâng cao vị thế của ngành CTXH để hiểu rõ hơn về ngành nghề nhằm có những ứng dụng thực tế vào giải quyết những vấn đề xã hội tại địa phương như vấn đề xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình, vấn đề dân tộc, tôn giáo…

Kiểm tra việc đảm bảo sĩ số học sinh tại các trường học, để đảm bảo học sinh có thể đến trường đầy đủ. Phân cấp trách nhiệm cho ban nhân dân xã, bản, khi có hiện tượng học sinh nghỉ học ở địa phương thì chính quyền ở thôn, làng đó phải có trách nhiệm thăm hỏi, động viên can thiệp kịp thời. Phân công cán bộ ở địa phương phụ trách thông làng, cử cán bộ cắm bản, cùng với giáo viên chủ nhiệm giám sát tình hình học sinh đi học tại địa phương mà mình quản lý. Siết chặt quản lý tình trạng học sinh DTTS bỏ học, kết hợp với chính quyền tại cơ sở để nắm rõ tình hình, con cái đến trường đầy đủ là tiêu chí để đánh giá gia đình văn hóa, ưu tiên trong vay vốn phát triển sản xuất…Gắn việc đi học của con cái với quyền lợi và trách nhiệm của bố mẹ.

Tạo điều kiện để giáo viên được học thêm về tiếng DTTS (giao tiếp bằng tiếng DTTS bản địa là điều kiện bắt buộc khi tuyển dụng thay vì dùng ngoại ngữ) hoặc trẻ em người DTTS được học tiếng Kinh từ những năm đầu tiên (mẫu giáo) nhằm xóa bỏ rào cản về ngôn ngữ tạo sự hội nhập cho trẻ vùng khó khăn có điều kiện tiếp thu ngôn ngữ sớm.

Tạo nguồn cán bộ là người tại chỗ, đây là những hạt nhân trong công tác tuyên truyền hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh.

Hoàn thiện hội khuyến học ở cơ sở, có cán bộ chi hội tại cơ sở thôn, bản. Chọn những gia đình có truyền thống học tập, có uy tín, nhiệt tình để kịp thời nắm bắt thông tin, động viên những gia đình có con em đến trường.

Tổ chức khen thưởng, tặng quà cho những gia đình điển hình, có thành tích xuất sắc trong học tập. tổ chức thi viết, tuyên truyền về những tấm gương vượt khó học giỏi để nêu gương cho toàn cộng đồng.

Để có thể giải quyết tận gốc tình trạng HSDTTS bỏ học không phải là vấn đề một sớm một chiều mà nó đòi hỏi thời gian lâu dài đủ để những thế hệ đang sống trong cộng đồng có thể chuyển đổi nhận thức. Việc thay đổi nhận thức về giá trị học tập, thái độ, kỷ luật đối với học tập, tạo lập hành vi mới, và củng cố để hành vi đó phát triển là

điều cần thiết để có thể cải thiện tình trạng hiện tại, nhất là trong điều kiện hiện nay của người DTTS.

Như vậy các phương hướng cơ bản trên vừa nhằm tạo thêm nhiều cơ hội cho các em học sinh nghèo, học sinh là con em các đồng bào dân tộc có cơ hội được đến trường, các em có học lực yếu kém có nguy cơ bỏ học được quan tâm bồi dưỡng phụ đạo thêm để cho các em có thể được trang bị đầy đủ kiến thức để tiếp tục đến trường. Để phương hướng này triển khai được tốt phải có sự lãnh đạo của Bộ giáo dục, sự quan tâm của Đảng, nhà nước, của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội. Theo chúng tôi những phương hướng , biện pháp này cần được thực hiện đồng bộ, vừa thực hiện các giải pháp ngắn hạn, vừa tiến hành triển khai xen kẽ các biện pháp dài hạn, coi giải pháp ngắn hạn là tiền đề cho việc thực hiện các biện pháp dài hạn đạt kết quả tốt, giúp cho các em học sinh có những điều kiện tốt nhất để tiếp tục được đến trường.

KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu đã hệ thống hóa lại những lý thuyết có liên quan nhằm áp dụng trong giải quyết vấn đề của HSDTTS xảy ra hiện tượng bỏ học tại trường THCS Thị trấn Ít Ong huyện Mường La. Xã hội học đặc thù là một ngành mới, còn rất ít tác giả, rất khó khăn trong việc thu thập tài liệu để tham khảo. Một số khái niệm trong nước vẫn chưa thống nhất, vẫn trích dẫn các khái niệm của nước ngoài, mang tính hàn lâm, khó hiểu. Việc hệ thống hóa một hệ thống chuẩn về lý luận rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Việc đầu tư để nghiên cứu hệ thống lý luận để có kết luận chung nhất cho vấn đề này cần phải được quan tâm cụ thể hơn, sự đầu tư từ các cấp, các ngành, sự quan tâm của chính quyền địa phương để hoàn thành hệ thống hệ thống lý luận hỗ trợ cho ngành trong can thiệp vấn đề bỏ học sớm của HSDTTS.

Thực trạng của vấn đề đã diễn ra suốt thời gian qua. Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và từng bước phát triển, còn gặp nhiều khó khăn chính vì vậy chưa chú trọng đầu tư sâu ở tất cả các lĩnh vực. Với thực tiễn diễn ra, chúng ta không thể học hỏi kinh nghiệm như các nước khác. Vì thực tế nguồn lực có hạn, dân số tang khá nhanh trong những năm qua, trong khi điều kiện tự nhiên bị chia cắt cản trở.

Hơn thế nữa vùng ĐBDTTS có những đặc trưng và khác biệt so với những nhóm người yếu thế khác. Vấn đề được giải quyết triệt để khi phải can thiệp từ nguyên nhân và đồng bộ của các giải pháp. Điều đó đòi hỏi việc nghiên cứu lý luận đồng bộ ở cả khu vực đồng thời các chính sách về giáo dục cần phải được cải tiến cho phù hợp với vùng ĐBDTTS. Các chính sách hiện nay cơ bản tốt đối với những người thụ hưởng, tuy nhiên với những thực tiễn đang diễn ra ở từng địa phương cần để cho địa phương tự điều chỉnh, phù hợp với đặc thù và mang lại hiệu quả cho người thụ hưởng chính sách.

“Tình trạng bỏ học của học sinh trung học cơ sở hiện nay” là một vấn đề cấp thiết và đang trở thành điểm “nóng” đối với toàn xã hội. Từ trước đến nay giáo dục được Đảng và Nhà nước ta đặt lên mục tiêu hàng đầu bởi vì một đất nước có trình độ dân trí cao thì nền kinh tế mới phát triển. Đối với đất nước ta hiện nay nền kinh tế đang phát triển theo xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nên nó đòi hỏi người lao động phải có trình độ và tay nghề cao. Đó chính là mục tiêu của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn mới, nhưng nhìn lại thực tế tình trạng bỏ học của học sinh trung học cơ

tình trạng học sinh bỏ học nhiều thì chúng ta có thể đạt được mục tiêu của ngành giáo dục đề ra đó là: “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” trong giai

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng bỏ học sớm của học sinh dân tộc thiểu số trường THCS thị chấn ít ong huyện mường la (Trang 48 - 67)