Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng bỏ học sớm của học sinh dân tộc thiểu số trường THCS thị chấn ít ong huyện mường la (Trang 33)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.3.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

* Huyện Mƣờng La

- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên huyện

Mường La có tọa độ địa lý là 21°15' - 21°42' vĩ Độ Bắc; 103°45' - 104°20' kinh độ Đông. Với diện tích rộng 1.407,9 343934km²

Mường La giáp với huyện Quỳnh Nhai ở phía Tây Bắc, huyện Thuận Châu ở phía Tây, thành phố Sơn La ở phía Tây Nam, huyện Mai Sơn ở phía Nam, huyện Bắc Yên ở phía Đông Nam, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) ở phía Đông, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) và Than Uyên (Lai Châu) ở phía Bắc.

Độ cao bình quân của huyện là 500 - 700 m. Trên địa bàn Mường La có nhiều dãy núi và núi cao ở phía Bắc và Đông Bắc.

Sông Đà là sông lớn nhất chảy qua huyện. Một số sông suối lớn khác là Nậm Mu, Nậm Chiến, Nậm Trai, Nậm Pàn, Nậm Pia. Khi đập thủy điện Sơn La được hoàn thành, hồ thủy điện Sơn La chiếm một phần không nhỏ diện tích toàn huyện

- Đặc điểm dân cƣ

Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2016, dân số toàn huyện là 16.449 hộ với 85.974 nhân khẩu.

Về dân tộc, toàn huyện có 6 dân tộc anh em cùng chung sống, bao gồm: dân tộc Thái chiếm 63,21%; Mông 16,98%; Kinh 12,65%; La Ha 5,91%; Kháng 0,93%; Khơ Mú 0,32%.

Mật độ dân số bình quân 60 người/km2 . Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,86%.

- Kinh tế xã hội

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân: 21,25%

+ Thu nhập bình quân đầu người: 6,99 triệu đồng + Thu ngân sách trên địa bàn: 144,98 tỷ đồng.

+ Tỷ trọng NN-CN-TMDV: 35,22% - 33,04% - 31,74% (Số liệu thống kê cuối năm 2016)

Tính đến cuối năm 2016, trên địa bàn huyện còn 7.406 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 45,02% tổng số hộ dân toàn huyện.

Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 30a, đến 31/12/2009 toàn huyện chỉ còn 6.412 hộ nghèo (trên tổng số 16.499 hộ dân toàn huyện), chiếm tỷ lệ 38,86%.

Trong năm 2016 thực hiện xóa thành công 57,21% số nhà tạm trên địa bàn huyện với tổng số 988/1727 nhà. (Theo Mường la - Wikipedia Tiếng việt)

* Thị trấn Ít Ong

- Bắc giáp xa Nậm Păm

- Đông giáp xã Chiềng San, xã Nậm Păm

- Nam giáp xã Tạ Bú của huyện Mường La, xã Liệp Tè của huyện Thuận Châu - Tây giáp xã Pi Toong

Thị trấn Ít Ong được thành lập vào ngày 08 tháng 01 năm 2007 trên cơ sở điều chỉnh 2.193,2 ha diện tích đất tự nhiên và 13.895 người của xã Ít Ong; 766,8 ha diện tích tự nhiên và 2.258 người của xã Nậm Păm; 272 ha diện tích tự nhiên của xã Tạ Bú; 253 ha diện tích tự nhiên của xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu. Lúc được thành lập, thị trấn có diện tích 3.485 ha và 16.153 người, mật độ dân số đạt 463,5 người/km².

Thị trấn Ít Ong là điểm cuối của tuyến tỉnh lộ 106 nối từ thành phố Sơn La với khoảng cách là trên hơn 40 km. Ngoài ra, thị trấn cũng có một tuyến đường liên xã nối đến xã Chiềng Lao. Thị trấn Ít Ong nằm ở hai bên sông Đà song chủ yếu lãnh thổ nằm bên bờ bắc. Ít Ong là nơi xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. (Theo Ít Ong - Wikipedia Tiếng việt).

Như vậy ở chương 1 đã đề cập đến những vấn đề liên quan tới tình trạng bỏ học sớm, cung cấp được một số công trình nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam, làm rõ một số khái niệm: Trình độ học vấn, dân tộc thiểu số, học sinh, học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh bỏ học. Làm rõ các yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của học sinh đó là: Nhóm yếu tố thuộc về bản thân học sinh, yếu tố gia đình, yếu tố nhà trường, yếu tố cộng đồng. Cung cấp những thông tin về đặc điểm dân cư, kinh tế xã hội của huyện Mường La nơi nhóm thực hiện nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện của đề tài, có thể thấy vấn đề bỏ học của học sinh đã và đang được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về tình trạng bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số ở Huyện Mường La. Đề tài chúng tôi nghiên cứu là hoàn toàn mới.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỰC TRẠNG BỎ HỌC SỚM CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƢỜNG THCS

THỊ TRẤN ÍT ONG, HUYỆN MƢỜNG LA 2.1. Thực trạng bỏ học của học sinh ngƣời DTTS tại địa phƣơng

Học sinh DTTS bỏ học đã diễn ra nhiều năm ở các địa phương trên địa bàn tỉnh. Báo cáo trong học kì I năm 2016 - 2017 của UBND Huyện Mường La đề cập “số học sinh đi học thường xuyên ước đạt 80%, chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn, còn lại 20% là xảy ra hiện tượng bỏ học”.

Nhận thức rõ về điều này nên bằng các biện pháp khác nhau chính quyền, nhà trường đã cùng nhau đưa ra các giải pháp góp phần cải thiện tình trạng HSDTTS bỏ học để nâng cao chất lượng giáo dục. Nhà nước đã cung cấp cho nhóm học sinh rất nhiều các dịch vụ xã hội liên quan đến giáo dục. Những trường nội trú được xây dựng như trường THCS Nội trú Thị trấn Mường La.

Ngoài ra những chính sách khác được lồng ghép vào các chương trình mục tiêu quốc gia để đảm bảo cho vùng Tây Bắc phát triển bền vững như 134, 135, chương trình xóa đói giảm nghèo đã hỗ trợ rất lớn những cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giáo dục, thuận lợi để con em người DTTS được đến trường đảm bảo. Con em người DTTS được ưu tiên trong tuyển dụng, đào tạo bằng những văn bản cụ thể quy định của bộ giáo dục, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ví dụ như nhận tiền trợ cấp theo quyết định 49 của thủ tướng chính phủ… những chính sách này đã thể hiện quan điểm ưu việt, quan tâm đến toàn bộ nhóm đối tượng khó khăn trên đất nước ta, tạo sự công bằng, bình đẳng trong phát triển. Ngoài ra với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, trên toàn bộ đất nước ta đã xuất hiện nhiều mô hình hiệu quả như mô hình “dân nuôi”, học bán trú do cha mẹ học sinh và nhà trường cùng kết hợp để nhằm tạo điều kiện tối đa cho những học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được đảm bảo đến trường đầy đủ. Với những giải pháp được nhà nước cung cấp đã phần nào hạn chế được số lượng học sinh bỏ học trong suốt thời gian vừa qua, đảm bảo an ninh cho toàn địa bàn. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn còn diễn ra trên diện rộng ở địa bàn các xã của huyện Mường La. Theo báo cáo sơ kết học kì I của trường THCS Thị trấn Ít Ong năm học 2016 - 2017 với tổng số học sinh của trường là 500 học sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghèo chiếm 85%. Tỷ lệ học sinh đi học thường xuyên là 70%, còn lại 30% là thường xuyên nghỉ học, nghỉ học dài ngày. Cũng theo báo cáo sơ kết của nhà trường năm học (2014 - 2015) số học sinh bỏ học là 07 em, năm học (2015 - 2016) là 06 em, học kì I năm học (2016 - 2017) vừa qua có 04 học sinh bỏ học hẳn. Ngoài ra không có các báo cáo cụ thể, chi tiết về tình trạng học sinh bỏ học các báo cáo của trường cũng chỉ nêu một cách chung chung để có thể hợp thức hóa với số học sinh được lên lớp. Nên có thể hiểu đó là việc được xem là bình thường, hoặc ít được quan tâm. Khi đặt vấn đề về tình trạng học sinh DTTS bỏ học các thầy cô giáo chỉ ước lượng chứ không có tổng hợp cụ thể. Vào đầu năm học, vào ngày thi học kỳ các em đi học đầy đủ hơn nhưng cũng đạt 85%. Thậm chí ngày lễ tổng kết năm học thì chỉ có số học sinh biết chắc mình được phát thưởng mới đến nhận phần thưởng. Tình trạng học sinh bỏ học mang tính thế hệ ảnh hưởng từ gia đình rất lớn. Những gia đình bố mẹ không biết tiếng Kinh, gia đình có anh, chị đã từng bỏ học thì dẫn đến “truyền thống” những đứa em sau đó cũng sẽ học theo anh chị của chúng và bỏ học. Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy, có 30% gia đình có anh chị đã từng bỏ học thì em út trong gia đình cũng có xu hướng bỏ học theo mà gia đình không có biện pháp nào để can thiệp.

2.2. Biểu hiện của các yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học

2.2.1. Nhóm yếu tố bản thân học sinh

Trong nhóm yếu tố bản thân học sinh chúng tôi đã phát phiếu điều tra với số lượng 200 phiếu tương đương với 200 em học sinh ở các khối lớp 6, 7, 8, 9 và 100 phiếu đối với phụ huynh của các em học sinh. Chúng tôi cũng đưa ra những yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của học sinh đó là: Việc tiếp cận tri thức khó khăn do trở ngại ngôn ngữ, học sinh không quan tâm đến việc học, không biết học để làm gì, trẻ thích tham gia thị trường lao động để kiếm tiền,bạn bè rủ rê, sức khỏe kém, đau ốm, kết hôn sớm. Kết quả khảo sát được kết quả thu được như sau.

Bảng 2.1: Những yếu tố tác động đến việc học sinh DTTS bỏ học theo đánh giá của học sinh và phụ huynh học sinh

STT Những yếu tố tác động Đánh giá của HS (%)

Đánh giá của PH (%) 1 Việc tiếp cận tri thức khó khăn vì trở ngại

ngôn ngữ

4,5 20

3 Trẻ thích tham gia vào thị trường lao động kiếm tiền 30 24,3 4 Bạn bè rủ rê 7 12,5 5 Sức khỏe kém, đau ốm 73 34,1 6 Kết hôn sớm 5 12,5

Số liệu hiển thị ở bảng trên cho thấy, sức khỏe thể chất ảnh hưởng đến tình trạng đi học của trẻ. Diễn biến của việc bỏ học được xuất hiện trong một thời gian dài. Lúc đầu trẻ thường xin phép nghỉ ốm, nghỉ một vài đợt ngắn và rồi nghỉ càng dài hơn. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em ở địa phương còn cao chiếm 24,29%. Chiều cao trung bình của trẻ em người DTTS thấp hơn chiều cao trung bình của trẻ em phát triển bình thường là 1,5-3cm (Theo Trạm y tế Thị trấn Ít Ong). Nguyên nhân chính là bữa ăn thiếu dinh dưỡng, điều kiện sống không đảm bảo, nguồn nước sử dụng chủ yếu dùng nước giọt (nước từ khe suối chảy ra), trẻ em không được biết, được sử dụng xà phòng để rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Bữa ăn thiếu chất dinh dưỡng khiến trẻ không thể phát triển toàn diện “nhà em chỉ ăn cơm với rau, cá khô, măng, 5-6 ngày mới có thịt” (PVS học sinh lớp 8). Bản thân học sinh không được biết đến các kỹ năng tự ứng phó, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, khi hỏi về việc dùng xà phòng để rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh 90% các em trả lời rằng không biết, hoặc chỉ nghe nói chứ chưa được thực hành.

Kết quả học tập của các em không tốt, học kém so với bạn nên tự ti về kết quả của mình. Theo đánh giá của giáo viên chủ nhiệm các lớp thì kết quả của học sinh người DTTS thấp hơn nhiều so với người Kinh. “Nếu cứ bỏ học thường xuyên , trong khi nền tảng của mình lại không có thì làm sao có được chất lượng , một phần kết quả không khách quan là vì ảnh hưởng của việc phổ cập THCS”. (PVS Thầy Lê Bảo Toàn - Hiệu trưởng trường). Bản thân học sinh xem việc đi học là nghĩa vụ của gia đình, nhà trường chứ không phải là nhiệm vụ của bản thân trẻ nên chưa sắp xếp được thời gian đi học hợp lý, cũng như kỷ luật của học đường khi đến lớp.

Trẻ cũng thích lao động sớm để kiếm tiền “lâu lâu em cũng nghỉ học 1-2 tuần để làm thuê, hoặc làm nương , làm ruộng giúp đỡ bố mẹ” (PVS học sinh lớp 9). Việc nhìn theo chúng bạn , rồi đua đòi và có khi nghỉ học cùng nhau “cho vui” cũng diễn ra, “thấy các bạn trong làng nghỉ học nên em cũng nghỉ , đi học cũng thích nhưng

không muốn đến lớp” (PVS học sinh lớp 7). “Em thấy không đi học cũng không sao, bố mẹ em không bắt đi học vì bố mẹ em cũng không biết chữ mà” . (PVS học sinh lớp 8). “Nhìn thấy thầy cô đến bắt đi học thì em đi , nhưng đi 1/2 hôm em cũng nghỉ vì đi học xa, đói bụng, trời mưa ở nhà ngủ thích hơn” (PVS học sinh lớp 7).

Trong những yếu tố tác động tới tình trạng bỏ học của HSDTTS theo đánh giá của học sinh và phụ huynh thì yếu tố “không biết học mang lại lợi ích gì” xuất hiện khá nhiều , theo họ đây chính là yếu tố tác động nhiều tới hiện tượng bỏ học của học sinh. Đối với PHHS, họ cho rằng “bao nhiêu năm nay dân bản vẫn sống được, ông bà

cha mẹ vẫn không đi học mà có chết đói đâu”. (PVS PHHS lớp 8). Cho con đi học vì

nhà nước vận động chứ trong làng cũng không có nhiều người đi học. Vì không nhận thức được lợi ích lâu dài của việc đi học nên bố mẹ không có biện pháp để giáo dục con cái đúng hướng. PHHS chỉ nghĩ rằng cho con đi học để biết chữ, còn biết chữ để làm gì họ chưa hiểu đến đó. Công việc làm ăn, mưu sinh, và chính họ cũng không hưởng được lợi ích từ việc học nên họ không biết học mang lại lợi ích như thế nào. Liên quan đến yếu tố nhận thức của học sinh về nhận thức giá trị của việc học, qua khảo sát và phân tích bảng hỏi về lợi ích của việc đến trường theo nhận thức của học sinh, tác giả đã nhận được thông tin như sau:

Bảng 2.2: Đánh giá về lợi ích của việc học theo ý kiến của học sinh

Số

TT Lợi ích của việc học Tỷ lệ (%)

1 Gặp được nhiều bạn bè 66,5

2 Không phải làm việc (lao động) 2 3 Được mặc quần áo mới sạch sẽ 9 4 Được hiểu biết thêm về kiến thức 70,5 5 Có cơ hội tìm kiếm 1 công việc tốt trong tương lai 51

6 Khác 3

Qua kết quả trên cho thấy, trẻ nhận thức được học để được biết thêm kiến thức (70,5%) , tuy nhiên, khi hỏi về việc có kiến thức để làm gì thì trẻ cười, số em biết ứng dụng tri thức để tìm kiếm một công việc tốt hơn cho tương lai chiếm tỷ lệ nhỏ hơn (51 %). Điều này chứng tỏ lợi ích của việc học chưa nhìn nhận được thấu đáo. Dùng học vấn để có thể kiếm một công việc tốt hơn vẫn chưa có ảnh hưởng lớn đến trẻ. Nhưng một yếu tố không kém phần quan trọng thể hiện nhu cầu giao lưu, học hỏi, kết bạn của trẻ, nhu cầu thể hiện bản thân khi trẻ muốn đi học để gặp thêm nhiều bạn bè

(66,5%), được chia sẻ được trò chuyện, được giao lưu. Việc thể hiện bản thân thông qua việc được mặc quần áo mới, sạch sẽ. Khi đi học các em được mặc đồng phục hoặc bộ quần áo đẹp nhất, lành lặn nhất. Điều này cũng thể hiện cuộc sống còn nghèo nàn thiếu thốn của những người dân vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn. Được gặp bạn bè là điều lợi ích trước mắt mà các em thấy rõ nhất tuy nhiên cần phải định hướng để các em nhìn nhận được các giá trị mang tính chất lâu dài, bền vững.

Nhìn chung, giá trị của học vấn đối với trẻ chưa được định hướng rõ nét. Trẻ đi học vì thú vui trước mắt, vì mọi người cùng đi và thầy cô giáo tạo điều kiện hết mức để đến lớp. Trẻ còn thụ động trong tiếp nhận và vận dụng kiến thức của mình vào công việc hàng ngày cũng như tìm kiếm một công việc cho tương lai. Chính vì không nhận thức được giá trị học vấn trong tương lai nên trẻ không định hướng được mục đích học vấn để có thể khắc phục khó khăn, để theo đuổi đến cùng con đường học vấn.

2.2.2. Nhóm yếu tố gia đình

Số con trung bình trong hộ gia đình được điều tra ngẫu nhiên là khá cao trung bình

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng bỏ học sớm của học sinh dân tộc thiểu số trường THCS thị chấn ít ong huyện mường la (Trang 33)