Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Nam ĐịnhTrường THPT Lý Tự Trọng-Nam Trực-Nam Định Lược qua lịch sử mái trường ND - Nam Trực là huyện phía nam thành phố Nam Định, nơi tích tụ, bồi đắp nên truyền t
Trang 1Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Nam Định
Trường THPT Lý Tự Trọng-Nam Trực-Nam Định
Lược qua lịch sử mái trường
ND - Nam Trực là huyện phía nam thành phố Nam Định, nơi tích tụ, bồi đắp nên truyền thống hiếu học trong các thế hệ người dân từ bao đời nay; nơi đã sinh ra Nguyễn Thượng Hiền, người đỗ Trạng Nguyên lúc 13 tuổi, trở thành vị trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam
Nam Định có năm Trạng Nguyên thì ba người quê ở huyện Nam Trực (Nguyễn Thượng Hiền, Vũ Tuấn Chiêu và Trần Văn Bảo) Cách đây tròn 50 năm, Trường phổ thông cấp III (nay là Trường THPT) Lý Tự Trọng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định được thành lập trên cơ sở tách trường cấp III Liên khu III thành hai trường phổ thông mang tên Lê Hồng Phong và Lý Tự Trọng Cần cù trong lao động sản xuất, thông minh, sáng tạo trong học hành để lập thân, lập nghiệp đã thành nét đẹp truyền thống, thành lý tưởng sống của lớp lớp học sinh Trường THPT Lý Tự Trọng được mảnh đất này hun đúc mà nên
Hai năm sau ngày thành lập, Trường Lý Tự Trọng chuyển về các xã Nam Trung, rồi Nam Hoa nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của các huyện phía nam tỉnh Nam Định Ngày đầu mới thành lập, Trường THPT Lý Tự Trọng chỉ có 196 học sinh với quy mô năm lớp học và ba gian nhà lá tuềnh toàng Cả huyện có 19 xã và hai thị trấn nhưng chỉ có một trường phổ thông cấp ba Vượt lên khó khăn thử thách của những năm đầu thời kỳ khôi phục kinh tế sau kháng chiến chống thực dân Pháp, thầy và trò Trường THPT Lý Tự Trọng phải chấp nhận cuộc sống rất ngặt nghèo, đạm bạc; đường sá xa xôi, học sinh
đi bộ hàng chục cây số mới đến trường; vừa học vừa làm để đỡ đần bố mẹ, bữa cơm, bữa cháo không đủ no; quần áo không
đủ ấm khi ngày đông tháng giá về; phải thức khuya dậy sớm đi học Đất nước khi ấy phải dồn sức người, sức của cho cuộc kháng chiến ở miền nam, cho xây dựng kiến thiết cơ sở vật chất ban đầu của CNXH ở miền bắc Bởi vậy, sự đầu tư của Nhà nước cho xây dựng trường lớp rất hạn hẹp Nhân dân Nam Trực và đội ngũ các thầy, cô giáo nhà trường không tiếc tiền của, công sức xây dựng trường lớp kiên cố, đàng hoàng Học sinh tuần nào cũng dành một buổi tham gia lao động đóng gạch xây trường Trong cuộc chiến đấu đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc bằng không quân của đế quốc Mỹ, thầy, trò Trường THPT Lý Tự Trọng đã thực hiện xuất sắc lời dạy của Bác Hồ kính yêu "Dù khó khăn, gian khổ đến mấy cũng phải thi đua dạy thật tốt, học thật tốt" Ngay từ thuở ấy, cùng với Trường cấp III Lê Hồng Phong, Trường THPT Lý Tự Trọng là con chim đầu đàn của ngành giáo dục tỉnh Nam Định về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp; đỗ đại học và các đội học sinh giỏi dự các kỳ thi cấp tỉnh, cấp quốc gia
Khi mới thành lập, trường có năm lớp học với 196 học sinh, nay đã phát triển lên tới 31 lớp, gồm 1.391 học sinh Ngày ấy, mái trường chỉ là những phòng học đơn sơ, tranh, tre vách đất Năm học 2009 - 2010, trường đã có một cơ ngơi khá khang trang, bề thế: 32 phòng học kiên cố cao tầng, ba phòng vi tính với hơn 100 máy cùng hội trường, thư viện, phòng thí nghiệm, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục và nhu cầu học tập của học sinh
Mỗi bước đi lên, mỗi thành tựu nhà trường giành được đều bắt nguồn từ công lao to lớn của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của nhà trường Nửa thế kỷ qua, đã có 283 thầy giáo, cô giáo công tác tại trường Họ đã làm nên những "mùa vàng" bội thu của sự nghiệp "trồng người" trên mảnh đất nghèo mà hiếu học này Các thế hệ hiệu trưởng như thầy Lại Đức Khái, Nguyễn Văn Nhạ, Phạm Tiến, Nguyễn Văn Quảng, Hà Ngọc Soạn, Trương Văn Minh, Lưu Ngọc Thụ và hàng trăm thầy giáo, cô giáo khác là những tấm gương hết lòng vì học sinh thân yêu, là sự mẫu mực về năng lực sư phạm cũng như về nhân cách làm người, làm thầy để học sinh noi theo Nhiều thế hệ học sinh Trường THPT Lý Tự Trọng đến nay đầu đã điểm bạc, nhưng được gặp lại thầy cũ, cô giáo cũ, dù ở đâu, cũng mừng mừng, tủi tủi như gặp lại người thân trong gia đình
Nhờ đội ngũ các thầy giáo, cô giáo yêu người, yêu nghề ấy, 50 năm qua Trường THPT Lý Tự Trọng đã đào tạo cho đất nước
20 nghìn học sinh Từ mái trường này, trong số 3.125 thầy và trò lên đường ra tiền tuyến đánh Mỹ xâm lược đã có 231 người mãi mãi không trở về, nhiều người đã để lại một phần thân thể trên khắp các mặt trận Được luyện đức, rèn tài trong mái trường này, số học sinh ở hậu phương nỗ lực phấn đấu để trở thành những cán bộ nghiên cứu giỏi trên các lĩnh vực khoa
Trang 2học - công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn; trở thành những con chim đầu đàn trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh Nhiều người trở thành những thầy thuốc, thầy giáo, nhà văn, nhà báo, doanh nhân, cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt có uy tín trong xã hội, trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến tỉnh, huyện và cơ sở
Thế hệ thầy và trò lớn lên cùng công cuộc đổi mới đất nước hôm nay đang viết tiếp những trang sử truyền thống vẻ vang của Trường THPT Lý Tự Trọng Đã 15 năm liên tục, ngành giáo dục - đào tạo tỉnh Nam Định giữ lá cờ thi đua xuất sắc toàn quốc, trong đó có sự đóng góp xứng đáng của Trường THPT Lý Tự Trọng Những con số rất đáng trân trọng: Chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được nâng lên Tỷ lệ học sinh đạt học lực khá, giỏi là 75%; trung bình là 25%; không có học sinh yếu kém Từ năm học 2006 - 2007 đến nay, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt từ 65% đến 75% Trường THPT Lý Tự Trọng đạt chất lượng cao của tỉnh, được xếp vào "tốp" 100 trường THPT chất lượng cao của cả nước
Nửa thế kỷ qua, nhà trường đã được đón nhận nhiều phần thưởng cao quý của Nhà nước trao tặng; được đón nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy, UBND, Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Nam Định đến thăm, động viên khích lệ Thầy và trò Trường THPT Lý Tự Trọng có quyền tự hào chính đáng về mái trường mang tên người Anh hùng trẻ tuổi; ngày mỗi ngày làm rạng rỡ thêm truyền thống của một mái trường trên vùng đất đang chuyển mình trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH
Đó là truyền thống hiếu học, ý chí quyết tâm vượt mọi khó khăn, gian khổ để lập thân, lập nghiệp bằng con đường học tập của từng học sinh đã được khơi rộng mạch nguồn từ truyền thống hiếu học trong mỗi gia đình và dòng tộc, từ quê hương, làng xóm; từ anh trước đến em sau Đó là truyền thống tôn sư trọng đạo Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và từng gia đình đã phối hợp chặt chẽ, tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên, khích lệ đội ngũ giáo viên tận tâm tận lực rèn luyện, giáo dục học sinh Đó là truyền thống đoàn kết thống nhất ý chí và hành động, vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo vào thực tiễn địa phương để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Có thể coi đó là tất cả những nguyên nhân và bài học quý báu được tổng kết từ thực tiễn 50 năm xây dựng và trưởng thành của Trường THPT Lý Tự Trọng
Năm 1932, hiên ngang trước mũi súng quân thù trên pháp trường, anh Lý Tự Trọng đã dõng dạc tuyên bố: "Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, chứ không thể có con đường nào khác" Ngày nay, thầy và trò của mái trường được mang tên Anh thầm hứa: Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường luyện đức, rèn tài, vì ngày mai lập thân, lập nghiệp, chứ không thể có con đường nào khác
Vũ Thị Hà
Hiệu trưởng Trường THPT Lý Tự Trọng,
Nam Trực, Nam Định