Hệ số tương đồng di truyền giữa các mẫu hoa cúc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng duy truyền của các dòng hoa cúc được tạo ra bằng phương pháp chiếu xạ gây đột biến giống Saphia Vàng (Trang 51 - 59)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.3.Hệ số tương đồng di truyền giữa các mẫu hoa cúc

Số liệu thu được từ 6 mồi RAPD được thống kê và phân tích bằng phần mềm NTSYSpc2.02, từ đó thiết lập được bảng hệ số tương đồng di truyền (bảng 3.3) và sơ đồ hình cây về mối quan hệ di truyền giữa 6 mẫu cúc (hình 3.8).

Bảng 3.3: Hệ số tương đồng di truyền giữa 6 mẫu hoa cúc

(1 – F0; 2 – F3; 3 – F7; 4 – F9; 5 – F11; 6 – F5)

Hình 3.8: Sơ đồ cây phân loại của 6 mẫu hoa cúc

(1 – F0; 2 – F3; 3 – F7; 4 – F9; 5 – F11; 6 – F5) Mẫu 1 2 3 4 5 6 1 1,00 2 0,88 1,00 3 0,83 0,89 1,00 4 0,85 0,81 0,82 1,00 5 0,87 0,88 0,91 0,81 1,00 6 0,84 0,90 0,95 0,81 0,92 1,00

Qua kết quả bảng 3.3 và sơ đồ hình cây 3.8 cho thấy: hệ số tương đồng di truyền của 6 mẫu cúc dao động trong khoảng 0,81 đến 0,95. Hai mẫu 3 (F7) và 6 (F5) có hệ số tương đồng di truyền cao nhất (mức sai khác di truyền nhỏ nhất) là 0,95. Về mặt hình thái: ở F7 hoa lớn bất thường, hoa nhỏ nhất trên cây đạt kích thước 7,4 cm và hoa lớn nhất đạt 8,7 cm; cánh hoa ngả sang màu vàng cam, cánh ngắn, mở; hình dạng, kích thước cây bình thường. F5: hoa chuyển màu đỏ tía, cánh ngắn, mở, kích thước hoa trung bình. Từ đó ta thấy hai mẫu này co hệ số tương đồng di truyền cao nhưng vẫn có sự khác nhau lớn về kiểu hình.

Các cặp mẫu: 2 (F3) và 4 (F9), 5(F11) và 4 (F9), 6(F5) và 4(F9) có hệ số tương đồng di truyền nhỏ nhất là 0,81. Điều này chứng tỏ mẫu F9 có sự sai khác về mặt di truyền với các mẫu F3, F11 và F5 là lớn nhất. Đặc điểm hình thái ở F9: có hoa lớn 7,8 cm, cánh hoa ngoài nở hẳn hơi cong xuống, số lượng các lớp cánh hoa nở hẳn nhiều, hoa có màu vàng; ở các mẫu F3 và F11 hoa có màu vàng cam còn ở F5 hoa có màu đỏ tía.

Mẫu giống gốc (F0) có hệ số tương đồng di truyền với các mẫu còn lại dao động từ 0,83 – 0,88. Trong đó hệ số tương đồng di truyền thấp nhất là với mẫu 3 (F7) bằng 0,83. Điều này chứng tỏ dưới tác động của việc chiếu xạ (carbon beam 50 Gy) đã làm cho F7 có sự thay đổi ở mức cấu trúc ADN lớn nhất so với các bức xạ khác.

Mẫu 2 (F3) có hệ số tương đồng di truyền với 5 mẫu còn lại dao động từ 0,81 – 0,90. Hệ số tương đồng cao nhất 0,90 ( F3 và F5). Hệ số tương đồng di truyền thấp nhất 0,81 (F3 và F9).

Ở mẫu 3 (F7) thì hệ số tương đồng di truyền với các mẫu còn lại nằm trong khoảng từ 0,82 – 0,95. Hệ số tương đồng cao nhất là với mẫu 6 (F5) bằng 0,95 và thấp nhất là với mẫu 4 (F9) bằng 0,82.

Mẫu 4 (F9) có hệ số tương đồng di truyền với các mẫu còn lại dao động từ 0,81 – 0,85. Hệ số tương đồng di truyền cao nhất là 0,85 (F9 và F0).

Mẫu 5 (F11) có hệ số tương đồng di truyền với 5 mẫu còn lại dao động là từ 0,81 – 0,92. Hệ số tương đồng di truyền thấp nhất là 0,81 (F11 với F9) và cao nhất là 0,92 (F11 với F5).

Ở mẫu 6 (F5) thì hệ số tương đồng di truyền với các mẫu còn lại dao động từ 0,82 – 0,95. Hệ số tương đồng cao nhất là với mẫu 3 (F7) bằng 0,95 và thấp nhất là với mẫu 4 (F9) bằng 0,81.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận:

- Qua xử lí với 3 loại tia phóng xạ: tia Gamma, tia Proton và tia X trên giống Saphia vàng, đã ghi nhận được 18 thể đột biến. Trong đó, chọn ra 5 thể đột biến có các đặc điểm ưu việt về mặt hình thái, có thể dùng làm vật liệu cho việc tạo giống mới về sau.

- Ở mức phân tử, kết quả thực hiện với 120 phản ứng PCR - RAPD nhân lên được tổng số 781 băng ADN thuộc 147 loại băng có kích cỡ khác nhau. Trong đó có 108 băng đơn hình, chiếm 73,47% và 39 băng đa hình, chiếm 26,53%. Từ đó đã thiết lập được bảng hệ số tương đồng di truyền và sơ đồ cây phát sinh chủng loại về mối quan hệ di truyền của 5 dòng hoa cúc ưu tú và giống gốc.

- Trên cơ sở phân tích đa dạng di truyền ở mức độ phân tử ADN bằng kỹ thuật PCR - RAPD kết hợp với phân tích về hình thái cho thấy sự khác nhau về đặc điểm hình thái và sự khác biệt di truyền giữa các mẫu hoa cúc được tạo ra bằng phương pháp chiếu xạ gây đột biến. Đây là cơ sở xác định các marker nhận dạng chính xác các dòng cúc đột biến ưu tú phục vụ cho công tác chọn tạo, nhân giống và đăng ký bản quyền giống.

2. Đề nghị:

- Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn ở mức phân tử, cần tăng thêm số mồi RAPD để có kết quả về đa dạng di truyền ở mức phân tử chính xác hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt:

1. Đào Thanh Bằng, Nguyễn Phương Đoài, Vũ Thu Hằng, Lê Thị Liễu, Nguyễn Thị Kim Lý và cộng sự (2005), Kết quả chọn giống hoa cúc (Fuji white standard) bằng phương pháp chiếu xạ in vitro, Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học toàn quốc 2005 nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, tr. 386-389.

2. Lê Kim Biên (2007), Họ cúc - Asteraceae, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, tr. 7 - 30.

3. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), Phân loại thực vật, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, tr. 424 – 436.

4. Hoàng Thị Sản (2006), Phân loại học thực vật, Nxb Giáo dục, tr. 176 – 178. 5. Nguyễn Quang Thạch, Đặng Văn Đông (2002), Cây hoa cúc và kỹ thuật trồng, Nxb Khoa học kỹ thuật, tr. 67 – 93.

6. Khuất Hữu Thanh (2006), Kỹ thuật gen nguyên lý và ứng dụng, Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, tr. 154 - 160, 184 - 186.

7. Lê Duy Thành (2000), Cơ sở di truyền chọn giống thực vật, Nxb Khoa học kỹ thuật, tr. 67 – 93.

Tài liệu tiếng anh:

8. Obara-Okeyo P. & S. Kako (1998), Genetic diversity and identification of cymbidium cultivars as measured by random amplified polymorphic DNA (RAPD) markers, Euphytica, 99, pp. 95-101.

9. Rohlf, F.J (2000), NTSYS - PC: Numerical Taxonomy and Multivariate Analysis System, Exeter Sofware, New York.

10. Teixeira da Silva, J.A. (2003), Chrysanthemum: advances in tissue culture, cryopreservation, posthavest technology, genetic and transgenic biotechnology, Biotechnology Advances 21, pp. 715- 766.

Website:

11. http://agriviet.com

12. http://www.khoahoc.net 13. http://nongnghiep.dailyinfo.vn

PHỤ LỤC

F0 - Saphia vàng

F5

F9

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng duy truyền của các dòng hoa cúc được tạo ra bằng phương pháp chiếu xạ gây đột biến giống Saphia Vàng (Trang 51 - 59)