1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Skkn: Vat ly cuc hot

11 193 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 95,5 KB

Nội dung

A- đặt vấn đề I. lời mở đầu : Theo phân phối chơng trình cuối mỗi chơng đều có bài ôn tập và tổng kết chơng. Mục đích của bài tổng kết chơng là ôn lại những kiến thức cơ bản của chơng bằng cách hệ thống hoá và khái quát hoá đợc kiến thức đã học, củng cố đánh giá sự nắm vững kiến thức và kỹ năng của học sinh. Hệ thống hoá kiến thức không có nghĩa là nhắc lại tất cả các chi tiết của các vấn đề đã học trong chơng đó cũng không phải là lập một dàn bài tập hợp tất cả những mục đã có trong từng bài mà học sinh phải nêu lên đợc tất cả những khái niệm, những định luật, những quy tắc cơ bản của hệ thống kiến thức trong mối quan hệ hữu cơ giữa chúng. Với mục đích là trên cơ sở ôn tập vạch ra cho học sinh thấy đợc các đặc điểm cơ bản nổi lên trên chuỗi các kiến thức ấy, phải làm nổi rõ những điều quan trọng nhất cần nhớ nhất. Tiết ôn tập tổng kết ch- ơng phải có tác dụng nâng cao trình độ hiểu biết của học sinh về tài liệu đã học, giúp học sinh có cái nhìn tổng quát về các vấn đề nghiên cứu riêng lẻ trớc đó, khái quát hoá những tài liệu mà học sinh đã thu thêm trong quá trình làm bài tập, làm thí nghiệm Việc nâng cao ấy thể hiện trong sự liên kết các kiến thức thành một mối, trong những ứng dụng mới mà các bài tập đã nêu rõ, măc dù ở đây ta không dạy kiến thức mới. Tổng kết chơng học có tác dụng giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học một cách dễ hiểu, dễ nhớ và nâng cao kiến thức, chính vì vậy việc tổ chức bài học tổng kết chơng là quan trọng. Làm thế nào để học sinh nắm đợc kiến thức cơ bản trong chơng và có kỹ năng vận dụng kiến thức là điều mà tôi rất quan tâm và đã dành nhiều thời gian nghiên cứu. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Đối với môn vật lí THCS tất cả các bài tổng kết chơng đa số đều có cấu trúc theo 3 phần: I, Tự kiểm tra (ôn tập) II, Vận dụng (bài tập) III, Trò chơi ô chữ ( Riêng lớp 9 bài tổng kết chơng không có phần III) và viết dới dạng các câu hỏi và bài tập. Trong bài tổng kết chơng lợng câu hỏi và bài tập bao quát tất cả các bài nên rất nhiều. Dạy bài tổng kết chơng theo phơng pháp cũ đi theo từng mục gọi học sinh trả lời các câu hỏi và lên bảng làm bài tập sau đó 1 giáo viên nhận xét chữa bài thì không đủ thời gian, không tổ chức đợc trò chơi ô chữ, những phần câu hỏi cũng chỉ lớt qua không khắc sâu hệ thống đợc. Lớp mà học sinh không chuẩn bị bài ở nhà trớc hoặc lớp học TB thì không sôi nổi không giơ tay phát biểu. Kết quả là chỉ trả lời đợc một số kiến thức còn phải giao về nhà tự làm. Để ôn tập đợc các nội dung cơ bản của chơng và học sinh nắm đợc kiến thức một cách có hệ thống thì đòi hỏi ngời giáo viên phải biết cách tổ chức tiết học này sao cho có hiệu quả nhất. Đối với học sinh lớp 6 mới vào THCS bớc đầu tiếp xúc với môn học đồng thời với phơng pháp dạy học mới (giáo viên tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng bằng cách thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân, tự kiểm thí nghiệm, tự đánh giá,) nên còn nhiều bỡ ngỡ. Trong lúc đó kiến thức ở tiểu học các em lại nắm cha vững cùng với sự tổ chức dạy học theo phơng pháp mới của giáo viên cho học sinh lớp 6 còn cha đạt hiệu quả cao so với các khối khác (học sinh mới làm quen với giai đoạn đầu) cho nên ở phần đầu chơng I lợng kiến thức mà thông qua hoạt động học sinh tự chiếm lĩnh đợc là ít và cha chắc chắn. Ví dụ: Kết quả kiểm tra 15 phút kỳ I khối 6 bao giờ cũng rất thấp mặc dù đề bài ở mức độ kiến thức dễ so với yêu cầu. Nh lớp 6B năm học nay tôi giảng dạy thì điểm dới TB là rất nhiều chiếm 11/37 em tức là 29.7 %. Mặt khác theo nh phân phối chơng trình vật lí lớp 6 chơng 1 tiết 17 ôn tập, tiết 18 kiểm tra học kỳ I sang học kỳ II tiết 19 ròng rọc tiết 20 tổng kết chơng I cơ học. Chính vì vậy để phục vụ cho kỳ thi học kỳ I lâu nay giáo viên thờng ôn tập ở tiết 17 nh nội dung ôn tập của bài tổng kết chơng trớc trừ nội dung liên quan đến bài ròng rọc. Và đến khi học tiết tổng kết chơng sau khi học bài ròng rọc thì đã thi rồi nên học sinh thờng không có sự hứng thú vì không có động lực gì, tiết học thờng hiệu quả không cao. Vì vậy việc tổ chức dạy học bài tổng kết chơng trở nên khó khăn. Làm thế nào để tiết ôn tập chơng đạt hiệu quả, để các em có hứng thú và tích cực trong học tập là điều tôi đã suy nghĩ và tìm tòi để áp dụng phơng pháp mới vào dạy học. Sau đây tôi xin trình bày việc tổ chức dạy bài tổ chức dạy bài ch- ơng I cơ học vật lí lớp 6. Để thấy rõ hơn kết quả của phơng pháp này tôi thực hiện ở lớp 6B còn lớp 6A thực hiện phơng pháp cũ làm lớp đối chứng. 2 B. GiảI quyết vấn đề: I. Các giải pháp thực hiện: 1. Hớng dẫn học sinh tự chuẩn bị ôn tập ở nhà: Trong một tiết ôn tập tổng kết chơng việc học sinh chuẩn bị bài học ở nhà trớc khi lên lớp quyết định 50% thành công của tiết học. Giáo viên cần h- ớng dẫn học sinh ôn tập trớc ở nhà (xem lại các bài đã học trong chơng I: cơ học, hệ thống các kiến thức đã học thành một đề cơng ôn tập, có thể đọc toàn bộ các phần ghi nhớ của các bài). Trả lời một số câu hỏi lý thuyết và bài tập vận dụng phần I, II của bài tổng kết chơng, kẻ sẵn bảng ô chữ trong sách giáo khoa vào vở. 2. Tổ chức ôn lý thuyết bằng cách lập sơ đồ dạng cây th mục: Thực tế khi dạy bài ôn tập tổng kết học sinh thờng chỉ liệt kê các kiến thức đã học một cách khó khăn và không có hệ thống cũng nh không chỉ ra đ- ợc mối quan hệ lôgíc giữa các bài trong chơng, kiến thức liên thông giữa các chơng với nhau. Vì vậy tôi tổ chức cho học sinh ôn tập, sắp xếp lại kiến thức theo một trật tự, theo dang cây theo th mục. Trong quá trình sắp xếp trớc hết phải chú ý đến những mảng kiến thức trọng tâm. Do đó đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải phân loại đợc các nhóm kiến thức và thu gọn nhóm kiến thức đó vào một từ khoá ngắn gọn. Cách làm này rèn luyện cho học sinh t duy lôgíc cũng nh sự sáng tạo, chủ động trong việc củng cố kiến thức đã học trong chơng. Giáo viên yêu cầu các nhóm làm việc theo nội dung giáo viên đa ra. Từ đó mỗi nhóm có thể làm việc chung và lập nên một sơ đồ theo các bớc sau: 3 - Mỗi cá nhân về sơ đồ ý về những gì đã biết về đối tợng đợc giao. - Kết hợp với các cá nhân để thành lập một sơ đồ chung về các yếu tố đã biết. - Thống nhất trong nhóm nghiên cứu và học tập những gì từ sơ đồ này. - Mỗi cá nhân nghiên cứu tài liệu về nội dung đó tuỳ theo yêu cầu mà có thể tất cả làm một lĩnh vực hoặc chia ra mỗi ngời một lĩnh vực để đẩy nhanh quá trình làm việc lên và hoàn tất sơ đồ của mình. - Kết hợp để trở thành sơ đồ của nhóm. Giáo viên đa ra cây th mục từ các cây th mục con của 4 nhóm. 3. Tổ chức cho học sinh trả câu hỏi và bài tập vận dụng để khắc sâu. Từ cây th mục vừa lập trên giáo viên khắc sâu kiến thức bằng một số câu hỏi và bài tập trọng tâm. Ví dụ các bài tập về cách đo thể tích về các máy cơ đơn giản vv Giáo viên có thể chuẩn bị một số câu hỏi sau: Câu1: Nêu cách đo thể tích một viên sỏi. Câu 2: Để xác định khối lợng riêng của sỏi ngời ta cần những dụng cụ gì ? Và làm nh thế nào ? Câu 3: Tại sao kéo cắt kim loại có tay cầm dài hơn lỡi kéo ? Câu 4: Em muốn lấy 20 ml nớc vào trong cốc mà dùng dụng cụ đo của em chỉ có 2 bơm tiêm GHĐ 2 ml và 4ml. Em sẽ làm nh thế nào? Hãy đánh giá cách làm của em. Câu 5: Dùng tay ép 2 đầu lò xo của bút bi lại. Lực mà lò xo tác dụng lên tay ta gọi là lực gì ? Câu 6: Hãy nêu tên các máy cơ đơn giản mà ngời ta dùng trong các công việc hoặc dụng cụ sau: a. Kéo 1 thùng bê tông lên cao để đổ trần nhà. b. Đa 1 thùng hàng nặng từ mặt đờng lên ô tô. c. Cái chắn ô tô tại những trạm kiểm soát trên đờng. 4. Tổ chức giải ô chữ : Phần giải ô chữ là một hoạt động vận dụng ở đó học sinh hoạt động rất sôi nổi, kiến thức nhớ sâu hơn. Tuỳ vào điều kiện cụ thể để giáo viên có thể tổ chức tốt phần này. Giáo viên chuẩn bị ô chữ dán đè. Phần ô chữ ở dới đã có sẵn đáp án, giáo viên dán đè ô giấy trắng lên trên để học sinh có thể điền vào. Sau đó giáo viên có thể bóc đợc lớp dán đè trên so sánh và nhận xét để thống nhất kết quả đúng. Học sinh trả lời, thảo luận, thống nhất và ghi vở. 4 II. Các biện pháp tổ chức thực hiện: 1. Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh (5phút): Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh bằng cách cho các em cùng bàn kiểm tra chéo. Sau đó giáo viên đa ra một vài câu hỏi lý thuyết phần I (Tự kiểm tra): Câu 1: Có mấy loại ròng rọc ? Tác dụng của từng loại ròng rọc đó ? Câu 2: Tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác gọi là gì ? Yêu cầu hai học sinh đứng tại chỗ trả lời hai câu hỏi trên và gọi học sinh khác nhận xét. Học sinh trả lời đợc: Câu 1: Có hai loại ròng rọc: ròng rọc cố định và ròng rọc động. Ròng rọc cố định giúp thay đổi hớng của lực kéo vật so với khi kéo trực tiếp. Ròng rọc động giúp lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lợng của vật. Câu 2: Tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. Giáo viên cho điểm học sinh và nhận xét về sự chuẩn bị bài của học sinh. 2/ Tổ chức lập cây th mục (15phút) Sau khi học xong bài ròng rọc tiết 19 thì giáo viên phải dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết tổng kết tuần sau. Chính vì vậy học sinh đã có sự chuẩn bị tr- ớc ở nhà trả lời đựơc một phần ôn tập hoặc là hơn thế. Nhng học sinh cha hệ thống đợc kiến thức tiết học này giáo viên giúp học sinh lập đợc bảng tổng kết dạng cây th mục, sắp xếp kiến thức theo mảng. Với nội dung của chơng I: Cơ học lớp 6 gồm: + Đo độ dài và thể tích các vật. + Khái niệm lực các lực cân bằng tác dụng lên vật đứng yên. + Trọng lực (Trọng lợng) đơn vị lực. + Khối lợng riêng- trọng lợng riêng. + Các máy cơ đơn giản. + Xác định khối lợng riêng của một chất. Giáo viên và học sinh lập ra sơ đồ kiến thức theo dạng cây th mục. Giáo viên hỏi: Hãy nêu những nội dung kiến thức cơ bản mà các em đã đợc học trong chơng I: cơ học. Học sinh trả lời: Có thể học sinh nêu ra một số nội dung kiến thức nh sau: ví dụ nh đo độ dài, đo thể tích, đo khối lợng, lực, các máy cơ đơn giản nhng 5 cha theo một hệ thống không lôgíc, từ đó giáo viên yêu cầu học sinh lập sơ đồ mối liên hệ giữa các kiến thức của chơng thông qua một số câu hỏi gợi ý. Để lập đợc sơ đồ nh giáo viên yêu cầu thì giáo viên có thể chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm nghiên cứu một mảng riêng. Cụ thể: Nhóm 1: Đo đạc. Nhóm 2: Lực. Nhóm 3: Khối lợng riêng- Trọng lợng riêng. Nhóm 4: Máy cơ đơn giản. Giáo viên đa ra câu hỏi gợi ý cho các nhóm trong khi các nhóm đang hoạt động. Ví dụ với nhóm 1 giáo viên có thể đa ra câu hỏi gợi ý: Em đã đợc học đo những đại lợng nào ? Cách đo các đại lợng đó. Liệt kê các đại lợng đo đợc dới dạng cây th mục. Nhóm 2: Em hiểu gì về lực ? Em đã đợc học những loại lực nào ? Nhóm 3: Khối lợng riêng là gì ? Công thức tính khối lợng riêng ? Nhóm 4: Kể tên các máy cơ đơn giản ? v v Giáo viên thu bảng kết quả của 4 nhóm treo lên bảng nhận xét và tổng hợp lại để xây dựng sơ đồ Ưu điểm so với phơng pháp dạy truyền thống khi lập sơ đồ một cây th mục: + ý chính sẽ ở trung tâm và đợc xác định rõ ràng. + Mối quan hệ giữa mỗi ý đợc chỉ ra tờng tận ý càng quan trong thì sẽ nằm càng gần ý chính. + Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn. 6 Đo đạc Đo khối l ợng Vật rắn không thấm n ớc Chất lỏng Ròng rọc Đòn bẩy Mặt phẳng nghiêng d = p V D = m V Lực đàn hồi Trọng lực Tác dụng của lực Hai lực cân bằng Đo thể tích Đo độ dài Máy cơ đơn giản Khối l ợng riêng Trọng l ợng riêng Lực Cơ học + Thêm thông tin rễ dàng hơn bằng cách chèn thêm vào sơ đồ. + Mỗi nhánh của sơ đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự để dàng cho sự gợi nhớ. 3.Tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi và bài tập vận dụng (10phút) Tuỳ vào điều kiện từng lớp mà giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm hoặc cá nhân. Có thể giáo viên cho học sinh làm bài tập, trả lời câu hỏi tại sao bằng cách cho 4 đến 5 nhóm bốc thăm phiếu thăm mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn, nội dung là các câu hỏi mà giáo viên đã chuẩn bị ở phần B, I, 3. Nếu dùng máy chiếu thì giáo viên cho học sinh chọn theo các ô chữ học chọn các hoa rồi mở câu hỏi trên máy để học sinh trả lời (có đồng hồ bấm thời gian) - Giáo viên nêu hình thức hoạt động: Chia lớp thành nhóm (5 nhóm) đặt tên nhóm theo số thứ tự từ 1 đến 5 mỗi nhóm nhận câu hỏi theo hình thức rút thăm (5 nhóm cùng nhận câu hỏi) thời gian chuẩn bị trong 3 phút. Hết thời gian chuẩn bị cả 5 nhóm đều phải dừng thảo luận. Đại diện từng nhóm đọc câu hỏi và trình bày câu trả lời của nhóm mình. Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe để nhận xét và đánh giá điểm. - Yêu cầu đại diện các nhóm lên rút thăm câu hỏi. - Các nhóm thảo luận chuẩn bị câu trả lời trong 3 phút. - Hết 3 phút yêu cầu các nhóm ngừng thảo luận, tập trung chú ý lắng nghe câu trả lời của nhóm bạn sau đó nhận xét. - Yêu cầu đại diện từng nhóm đọc câu hỏi của nhóm mình và trình bày câu trả lời. Câu 1: Đo thể tích viên sỏi dùng bình chia độ, đổ nớc vào bình chia độ đo thể tích nớc ban đầu V 1 . Thả sỏi vào đo thể tích nớc và sỏi V 2 . Thể tích sỏi V = V 2 V 1 . Câu 2: Xác định khối lợng riêng của sỏi ngời ta dùng cân cân khối lợng sỏi, dùng bình chia độ đo thể tích sỏi. Tính khối lợng riêng của sỏi bằng công thức V m D = . Câu 3: Để làm cho lực mà lỡi kéo tác dụng vào tấm kim loại lớn hơn lực mà tay ta tác dụng vào tay cầm. Câu 4: Phải dùng bơm tiêm có GHĐ 4ml và đo 5 lần. Cách làm này không chính xác lắm, vì đo 5 lần mắc sai số 5 lần. Vì không có dụng cụ thích hợp 7 hơn nên phải chấp nhận cách đó. Nếu dùng bơm tiêm có GHĐ 2ml thì phải đo 10 lần, và còn kém chính xác hơn nữa. Câu 5: Dùng tay ép hai đầu của 1 lò xo bút bi lại, lực mà lò xo tác dụng lên tay là lực đàn hồi. Câu 6: a. Ròng rọc. b. Mặt phẳng nghiêng. c. Đòn bẩy. Sau mỗi câu trả lời của một nhóm giáo viên yêu cầu học sinh nhóm khác nhận xét câu trả lời đó. Sau đó giáo viên nhận xét và đánh giá. Giáo viên có thể mở rộng kiến thức ở một số nội dung tuỳ điều kiện thời gian và khả năng tiếp thu của học sinh. Ví dụ ở bài đòn bẩy giáo viên cho học sinh liên hệ giữa chiếc cân đòn và cân Rôbécvan. Đòn cân của hai cân trên có thể coi nh là một đòn bẩy. H 1 : Cân đòn H 2 : Cân Rôbecvan Với cân đòn quả cân có trọng lợng P 2 = F 2 nhỏ hơn trọng lợng P 1 = F 1 của vật đem cân nhng vẫn dùng để cân vật đó đợc vì mọi trờng hợp đều có OO 2 > OO 1 . Khác với cân đòn cân rôbécvan luôn có OO 1 = OO 2 , do đó F 1 = F 2 , và P 1 = P 2 trong mọi trờng hợp. Vì vậy khi đòn cân nằm ngang tổng khối lợng các quả cân trên một đĩa cân chính là khối lợng của vật đặt ở đĩa cân kia. 8 o 2 o o 1 o 2 o 1 o 4.Tổ chức giải ô chữ dới dạng cuộc thi giữa các nhóm (10phút). Giáo viên treo bảng phụ ô chữ đã kẻ săn lên bảng (có thể sử dụng 1 trong 2 ô chữ sách giáo khoa đa ra hoặc giáo viên có thể thay đổi nội dung trong các ô) Các câu hỏi cho trò chơi ô chữ: 1. Gồm 9 ô chữ: đây là lực do vật bị biến dạng sinh ra. 2. Gồm 6 ô chữ: đơn vị đo lực là gì ? 3. Gồm 7 ô chữ: Phần không gian mà vật chiếm chỗ. 4. Gồm 12 ô chữ: Loại dụng cụ giúp con ngời làm việc dễ dàng hơn. 5. Gồm 15 ô chữ: Dụng cụ giúp làm thay đổi cả độ lớn và hớng của lực. 6. Gồm 8 ô chữ: Lực hút của trái đất tác dụng lên vật. 7. Gồm 6 ô chữ: Đây là một trong những dụng cụ để đo thể tích chất lỏng. Giáo viên thông báo thể lệ cuộc thi: ô chữ gồm 7 hàng ngang, 1 cột dọc và chia lớp thành 4 đội thi. - Ban đầu mỗi đội có 10 điểm. - Lần lợt từng đội chọn từ hàng ngang, giáo viên thông báo hàng ngang gồm bao nhiêu chữ cái và câu hỏi đã đợc chuẩn bị trên bảng phụ. Ví dụ đội 1 chọn hàng ngang số 3. Giáo viên: Hàng ngang số 3 gồm 7 ô chữ đồng thời treo bảng phụ nội dung câu hỏi tơng ứng. - Đại diện của đội lên điền vào bảng ô chữ giáo viên đã treo, thời gian thảo luận và lên điền trong 1 phút. Nếu đúng đợc 15 điểm, sai bị trừ 5 điểm. Nếu không có câu trả lời thì sau 1 phút đội nào có tín hiệu báo sẽ lên điền (nếu điền đúng đợc 10 điểm) đội lên điền bị sai thì các đội còn lại có tín hiệu sẽ đứng tại chỗ trả lời. Giáo viên bóc lớp dán đè để so sánh đáp án. Sau 1 vòng cả 4 đội đều đợc chọn câu hàng ngang thì các đội đợc quyền tham gia giải ô chữ hàng dọc. Đội nào giải đợc ô chữ hàng dọc thì đợc 30 điểm. 9 Giáo viên ghi điểm các đội lên bảng và tổng điểm khi đã tìm ra từ hàng dọc. (Từ hàng dọc tìm đợc đó là từ Điểm tựa) Sau khi hàng dọc đợc giải mà vẫn còn ô chữ hàng ngang thì giáo viên có thể yêu cầu học sinh trả lời nội dung các ô chữ đó, hoặc giáo viên thông báo đáp án nếu không có học sinh nào trả lời. - Giáo viên kết thúc trò chơi, nhận xét và đánh giá về tinh thần tích cực hoạt động của các đội, công bố điểm của 4 đội. Tổ chức theo hình thức một cuộc thi giữa các đội có u điểm so với ph- ơng pháp cũ đó là: tạo ra sự hứng thú học tập ở học sinh, các em hoạt động tích cực chủ động, tiết học sôi nổi hơn, học sinh yêu thích môn học hơn. C. Kết luận: Với phơng pháp tổ chức dạy bài tổng kết chơng I cơ học (vật lý lớp 6) nh trên đã thực hiện 2 năm học gần đây tôi thấy đều đạt đợc kết quả cao. Năm học 2006 2007 khi còn sử dụng phơng pháp cũ kết quả rất thấp. Kiểm tra 15 phút tại các lớp khối 6 điểm dới trung bình là rất cao chiếm 30% nhng kể từ năm 2007 2008 đến nay khi sử dụng phơng pháp tổ chức trên tôi thấy kết quả khả quan hơn. Qua quá trình thực nghiệm phơng pháp trên ở lớp 6B kết quả đạt nh sau: - Về tinh thần học tập tham gia hoạt động của các lớp đều sôi nổi phát huy đ- ợc tính tích cực, tự lực của học sinh. - Về kiến thức học sinh nắm vững đợc kiến thức hơn (thông qua kết quả bài kiểm tra) 10

Ngày đăng: 03/07/2014, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w