Sáng kiến kinh nghiệm GV: Võ Ngọc Dũng An SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: VẬN DỤNG CƠNG NGHỆ THƠNG TIN VÀO VIỆC GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI QUANG HỌC VẬT LÍ LỚP 9 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Chương trình Vật lí THCS có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức vật lí cơ bản và thói quen làm vịêc khoa học, góp phần hình thành cho các em các năng lực, phẩm chất, nhân cách mà mục tiêu giáo dục THCS đã đề ra. - Song song với việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và q trình tích cực hố của học sinh là việc tổ chức các thí nghiệm trong học tập mơn vật lí. Thí nghiệm vật lí là cầu nối giữa lí thuyết và thực hành, giữa sách vở và thực tế. - Vật Lí học THCS đến nay đã xác đònh rõ ràng các phân ngành của bộ môn: cơ học, nhiệt học, quang học, âm học, điện học. Mỗi phân ngành đều có những nét đặt thù riêng trong toàn bộ cái chung của bộ môn Vật Lí học. Từ đó các mô hình thí nghiệm đã phát triển khá đa dạng, phong phú theo hướng lấy hoạt động của người học là trung tâm. Có thể nói đa phần các thí nghiệm đều là do học sinh tự làm dưới sự gợi ý, dẫn dắt của giáo viên. Một số thí nghiệm khác là dành cho giáo viên làm để cho học sinh quan sát vì các thí nghiệm này vượt quá khả năng của các em; hay nhằm đảm bảo sự an toàn và tính chính xác cao. Tuy nhiên các thí nghiệm chỉ được xem là thành công khi hội đủ các yếu sau: Mô hình tổ chức hợp lí. Phương tiện bảo đảm về mặt kó thuật và độ chính xác. Giải quyết được yêu cầu cũng như mục tiêu đã đề ra. -1- Sáng kiến kinh nghiệm GV: Võ Ngọc Dũng An - Nhìn chung các giáo viên giảng dạy Vật Lí đều cho rằng không phải thí nghiệm nào cũng hoàn toàn thành công. Bản thân là một giáo viên đã và đang giảng dạy chương trình mới Vật Lí 9 đang được áp dụng hiện nay đã phải gặp không ít khó khăn về vấn đề này. Đặc biệt là ở chương quang học vật lí lớp 9 có nhiều thí nghiệm không thể thực hiện thành công ngay tại lớp học cho học sinh quan sát hiện tượng. - Chính vì điều đó đã thơi thúc tơi tìm hiểu để thực hiện đề tài: “Vận dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy một số bài quang học vật lí lớp 9” nhằm giúp cho tơi và các giáo viên giảng dạy mơn Vật lí thực hiện giảng dạy tốt hơn tiết dạy của mình theo mục tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 1. Thuận lợi: - Học sinh có đầy đủ các lọai sách giáo khoa, sách bài tập. - Học sinh có đạo đức và tác phong tốt. - Phòng học, máy móc, bàn ghế, bảng đen… tương đối đầy đủ. - Được sự chỉ đạo và quan tâm nhiệt tình đến cơng tác dạy và học của ban giám hiệu nhà trường. - Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học của con em mình. 2. Khó khăn: - Học sinh tiếp thu kiến thức khơng đồng đều. - Học sinh chưa say mê hứng thú học tập mơn vật lí. - Một số em chưa có tinh thần học tập tốt, vẫn còn thụ động và một số ít học sinh các biệt. - Một số em khơng chịu suy nghĩ để liên hệ giữa bài học và thực tế, chỉ biết tiếp thu sẵn kiến thức từ thầy cơ và bạn bè. 3. Số liệu thống kê; -2- Sáng kiến kinh nghiệm GV: Võ Ngọc Dũng An - Trước khi tiến hành thực hiện đề tài tôi đã tiến hành khảo sát tình học tập phần quang học của học sinh khối 9 như sau: Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 40 12.2 80 24.5 117 35.8 72 22.0 18 5.5 III. NỘI DUNG. 1. Cơ sở lý luận: - Môn vật lí là một trong những môn học khoa học tự nhiên, nghiên cứu về các hiện tượng tự nhiên xãy ra trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Vì vậy học môn vật lí không chỉ học để biết mà phải hiểu, phải nắm vững được kiến thức để giải thích các hiện tượng vật lí xãy ra xung quanh chúng ta và cao hơn nữa là có thể áp dụng những kiến thức được học chế tạo ra những thiết bị kỹ thuật phục vụ cho cuộc sống của con người. - Ngòai ra môn vật lí còn giúp cho học sinh tự tin, linh họat và năng động hơn. Hình thành ở các em khả năng suy luận giải quyết vấn đề một cách khoa học và đặt biệt là hình thành cho các em khả năng tư duy sáng tạo. - Vì vậy thông qua việc vận dụng CNTT vào việc giảng dạy để tạo ra các thí nghiệm ảo sẽ giúp cho các em say mê, hứng thú học tập bộ môn vật lí hơn. 2. Nội dung , biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: a. Thực trạng về việc tiến hành một số thí nghiệm quang học vật lí lớp 9 hiên nay. - Đa số các trừờng THCS hiện nay đều chưa có phòng học chuyên ngành dành cho bộ môn vật lí. Nên việc tổ chức các thí nghiệm vật lí còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là phần quang học vật lí lớp 9. - Bên cạnh đó một số thí nghiệm về quang học vật lí lớp 9 khi thực hiện cũng khó thành công và học sinh khó có thể quan sát đựơc hiện tượng. vì vậy khi học chương quang học vật lí lớp 9 học sinh rất khó tiếp thu được kiến thức. Ví dụ: -3- Sáng kiến kinh nghiệm GV: Võ Ngọc Dũng An - Thí nghiệm về nhận biết đặc điểm của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì ở bài 42 và bài 44 SKG vật lí 9. - Thí nghiệm phân tích một chùm ánh trắng bằng lăng kính ở bài 53 SGK vật lí 9. - Thí nghiệm trộn hai ánh sáng màu với nhau ở bài 54 SGK vật lí 9… các thí nghiệm trên rất khó thực hiện và học sinh khó quan sát thấy được hiện tượng. - Trong những trường hợp như vậy giáo viên có thể áp dụng CNTT vào giảng dạy để tạo ra các thí nghiệm ảo thay thế cho các thí nghiệm trên để học sinh có thể quan sát rõ được hiện tượng để rút ra kết luận cho bài học. b. Nội dung , biện pháp thực hiện đề tài : - Để tạo được các thí nghiệm ảo về phần quang học vật lí lớp 9 tôi dã sử dụng phần mềm crocodile physics 605. Ví dụ 1 : Tạo thí nghiệm nhận biết đặc điểm của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì. Bài 42: Thấu Kính Hội Tụ. Chương trình Vật lí 9 -4- Sáng kiến kinh nghiệm GV: Võ Ngọc Dũng An - Giáo viên giới thiệu về hình dạng của thấu kính hội tụ và chiếu một chùm sáng tới song song theo phương vuông góc với mặt thấu kính hội tụ. học sinh sẽ quan sát được hiện tượng các chùm tia ló sẽ hội tụ lại một điểm. Từ đó sẽ trả lời được vì sao lại gọi là thấu kính hội tụ. Bài 44: Thấu Kính Phân Kì. Chương trình Vật lí 9 - Giáo viên giới thiệu về hình dạng của thấu kính phân kì và chiếu một chùm sáng tới song song theo phương vuông góc với mặt thấu kính phân kì. học sinh sẽ quan sát được hiện tượng các chùm tia ló sẽ phân kì. Từ đó sẽ trả lời được vì sao lại gọi là thấu kính phân kì. Ví dụ 2 : Tạo thí nghiệm về đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ. -5- Sáng kiến kinh nghiệm GV: Võ Ngọc Dũng An Bài 42: Thấu Kính Hội Tụ. Chương trình Vật lí 9 - Giáo viên tiến hành lần lượt cho: + Tia tới đến quang tâm. Học sinh sẽ quan sát thấy tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới. + Tia tới song song với trục chính. Học sinh sẽ quan sát thấy tia ló đi tiêu điểm. + Tia tới đi qua tiêu điểm. học sinh sẽ quan sát thấy tia ló song song với trục chính. Ví dụ 3 : Tạo thí nghiệm phân tích một chùm sáng trắng bằng lăng kính. Bài 53: Sự Phân Tích Ánh Sáng Trắng. Chương trình Vật lí 9 -6- Sáng kiến kinh nghiệm GV: Võ Ngọc Dũng An - Giáo viên giới thiệu hình dạng của của lăng kính, sau đó cho một chùm sáng trắng tới lăng kính. Học sinh sẽ quan sát thấy chùm tia ló ra khỏi lăng kính thành những chùm sáng màu khác nhau. Ví dụ 4 : Tạo thí nghiệm trộn hai ánh sáng màu với nhau. Bài 54: Sự trộn Các Ánh Sáng Màu . Chương trình Vật lí 9 -7- Sáng kiến kinh nghiệm GV: Võ Ngọc Dũng An - Giáo viên tiến hành thí nghiệm chiếu hai chùm ánh sáng màu khác nhau cho giao nhau thì học sinh sẽ quan sát được phần giao nhau là một màu khác. Ví dụ: như trên hình vẽ cho ánh sáng màu lục trộn với ánh sáng màu đỏ học sinh sẽ quan sát được vùng giao nhau là ánh sáng màu vàng. IV. KẾT QUẢ: - Qua thực tế bản thân áp dụng phương pháp tạo tình huống học tập bằng thí nghiệm trong giảng dạy môn vật lí tại đơn vị đang công tác bước đầu đã thu được kết quả rất khả quan: - Học sinh hứng thú học tập tốt hơn, phát huy được tính tích cực, tư duy linh họat, độc lập sáng tạo và ham học của bản thân. - Đã hình thành được cho học sinh mối liên hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới. - Các em đã có khả năng quan sát các hiện tượng vật lí và biết vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng vật lí trong thưc tế. - Lớp học sôi nổi, đa số học sinh thích thú môn học. - một số em có sự say mê rõ rệt đối với bộ môn vật lí. Sau khi giảng dạy theo phương pháp này tôi đã thu được bảng kết quả sau: Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 60 18.3 102 31.2 138 42.3 25 7.6 2 0.6 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Để thực hiện tốt đề tài này, giáo viên giảng dạy bộ môn Vật lí cần phải thường xuyên trao dồi các kiến thức về tin học. - Thường xuyên cập nhật thông tin, tìm ra các phần mềm phù hợp nhất để áp dụng vào giảng dạy đạt được hiểu quả cao nhất. VI. KẾT LUẬN 1. Kết luận: - Hiện nay, việc học tập là quá trình tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo của người học dưới sự hướng dẫn của người dạy. -8- Sáng kiến kinh nghiệm GV: Võ Ngọc Dũng An - Việc tiếp thu của học sinh hiện nay thông qua các dụng cụ trực quan và các hiện tượng. Cũng từ điều này, học sinh tiếp thu kiến thức mới một cách nhẹ nhàng hơn và không bị gò ép theo lối “ nhồi nhét, học thuộc lòng một cách máy móc”. - Việc Vận dụng CNTT vào giảng dạy để tao ra các thí nghiệm ảo thay thế cho các thí nghiệm khó làm giúp cho học sinh có khả năng quan sát, nhận định hiện tượng và vấn đề nêu ra trong thí nghiệm. 2. Kiến nghị: - Các phòng tin học ở trường cần phải được nối mạng Internet để giáo viên có điều kiện cập nhật thông tin và nghiên cứu các phần mềm mới để áp dụng vào việc dạy học. - Cần cần tổ chức các lớp bồi dưỡng tin học cho giáo viên . - Mặc dù có thể tạo ra các thí nghiệm ảo để thay thế cho các thí nghiệm khó làm nhưng nhà trường cần phải có phòng học chuyên nghành dành riêng cho môn vật lí để có thể thực hiện được các thí nghiệm thì thực tế hơn. Trong đề tài : “ vận dụng CNTT vào việc giảng dạy một số bài quang học vật lí lớp 9” còn có nhiều thiếu sót, hy vọng sẽ được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn chỉnh hơn. VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Phương pháp giảng dạy vậtlý ở trường phổ thông cấp 2 – Nguyễn văn Đoàn, Bùi Ngọc Quỳnh, Tô Giang – NXB giáo dục – 1997 2. Áp dụng dạy và học tích cực trong môn vậtlý – GS Trần Bá Hoành, TS Ngô Quang Sơn, Nguyễn Văn Đoàn – NXB ĐHSP Hà Nội 3. SGK, SGV, SBT VL 6,7,8,9 – Vũ Quang, Ngô Mai Thanh, Nguyễn Đức Thâm, Nguyễ Văn Hòa – NXB – 2002, 2003, 2004, 2005. Phước Thiền, Ngày 05 tháng 04 năm2009 Người thực hiện Võ Ngọc Dũng An -9-