1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GA tuần 28

10 190 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 162 KB

Nội dung

Thứ ba ngày 22 tháng 3 năm 2010 Toán TIẾT 236 - LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU Giúp HS: • Rèn luyện kỹ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian. • Củng cố đổi đơn vị đo độ dài, đơn vị đo thời gian, đơn vị đo vận tốc. • Làm đúng bài tập1,2 trang 144 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC • Bảng nhóm III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ - Chữa bài tập số 4 trang 143 - Nhận xét, cho điểm 2.Bài mới a)Giới thiệu bài – ghi bảng b) Hướng dẫn làm bài tập Bài 1.Gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài. - Hướng dẫn HS nhận ra: Thực chất bài yêu cầu so sánh vận tốc của ô tô và xe máy. - Yêu cầu HS làm bài vào vở - Gọi 1HS lên bảng làm bài - Gọi HS dưới lớp đọc bài giải của mình. - Nhận xét chốt lại lời giải đúng: Bài giải: 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ Mỗi giờ ô tô đi được là : 135 : 3 = 45 (km) Mỗi giờ xe máy đi được là: 135 : 4,5 = 30 (km) Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là: 45 – 30 = 14 (km) * Gv hướng dẫn HS: cùng trên một quãng đường, vận tộc tỉ lệ thuận với thời gian, để HS có thể làm cách 2. Bài 2. Gọi HS đọc đề và nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu HS tự làm vào vở. - Yêu cầu 1HS làm bài vào bảng nhóm - Chữa bài.cho điểm. 3. Củng cố - dặn dò - Nhắc lại nội dung bài - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm bài tập 4,5 trang 144. - 1HS lên bảng chữa bài - Nhận xét - Ghi bài vào vở. - 1HS đọc đề - HS làm bài - Đọc bài của mình - Nhận xét - HS nêu cách làm 2 theo cách tìm tỉ số. - 1HS đọc - HS làm bài - Nhận xét bài của bạn - Nêu lại quy tắc tính vận tốc, quãng đường, tính thời gian. Toán TIẾT 137 - LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU Giúp HS: • Biết tính vận tốc, quãng đường , thời gian. • Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian. • Làm đúng bài tập 1,2 tại lớp II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC • Bảng nhóm III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên bảng làm bài tập 3,4 của tiết trước. - Nhận xét, cho điểm. 2.Bài mới a)Giới thiệu bài – ghi bảng b)Hướng dẫn làm bài tập Bài 1. Gọi HS đọc bài tập 1a) và nêu yêu cầu của đề. Hỏi: - Có mấy chuyển động trong bài toán ? Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều ? - Vẽ sơ đồ như SGK Hỏi: Khi ô tô gặp xe máy thì cả ô tô và xe máy đã đi hết quãng đường chưa ? GV giải thích: Khi ô tô gặp xe máy thì cả ô tô và xe máy đã đi hết quãng đường 180km từ hai chiều ngược lại Hỏi : Sau mỗi giờ , cả hai xe đi được quãng đường là bao nhiêu ? - Thời gian để ô tô và xe máy gặp nhau là bao nhiêu ? - Gọi HS đọc bài tập 1b) - Yêu cầu HS tự làm - Chữa bài Bài 2. Gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài toán. - Gọi HS nêu cách làm - Yêu cầu HS làm bài vào vở - 1HS làm vào bảng nhóm - Chữa bài 3.Củng cố - dặn dò - Nhắc lại nội dung bài - Nhận xét giờ học. - Bài tập về nhà: Bài 3,4 - 2HS lên bảng làm bài - Nhận xét - Ghi bài vào vở - 1HS đọc - Lần lượt từng HS trả lời. - Nghe - Trả lời. - 1HS đọc - HS làm bài - 1HS đọc - HS làm bài - Nhận xét - Nêu quy tắc tính thời gian Thứ tư ngày 24 tháng 3 năm 2010 Toán TIẾT 138 - LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU Giúp HS: • Biết giải bài toán chuyển động cùng chiều. • Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian. • Làm bài tập 1,2 trang 145 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC • Bảng nhóm III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ. - Gọi HS lên bảng làm bài tập 3,4 - Nhận xét 2.Bài mới a)Giới thiệu bài – ghi bảng b)Hướng dẫn làm bài tập Bài 1.a)Gọi HS đọc bài tập 1a). Hỏi: Có mấy chuyển động đồng thời , chuyển động cùng chiều hay ngược chiều ? Giải thích: Xe máy đi nhanh hơn xe đạp, xe đạp đi trước, xe máy đuổi theo thì đến lúc nào đó xe máy sẽ đuổi kịp xe đạp. - GV vẽ sơ đồ (như SGK) Hỏi : Lúc khởi hành xe máy cách xe đạp bao nhiêu ki-lô-mét ? - Khi xe máy đuổi kịp xe đạp tức là khoảng cách giữa xe đạp và xe máy là 0km. - Sau mỗi giờ xe máy đến gần xe đạp bao nhiêu ki-lô-mét ? - Tính thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp. - Yêu cầu HS làm bài - Gọi 1 HS lên bảng làm bài. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 1.Phần b) Hs tự làm vào vở Chữa bài Bài 2.Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở - Chữa bài 3.Củng cố - dặn dò - Nhắc lại nội dung bài - Nhận xét giờ học. - 2HS lên bảng làm bài - Nhận xét. - Ghi bài vào vở - 1HS đọc - Hs lần lượt trả lời - Nghe - Quan sát - HS trả lời - HS làm bài ra nháp - Nhận xét - 1HS đọc - HS tự làm bài, 1 HS lên bảng làm bài - Nhận xét - Nêu quy tắc tìm thời gian gặp nhau của hai chuyển động cùng chiều. Thứ sáu ngày 26 tháng 3 năm 2010 Toán TIẾT 139 – ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN I.MỤC TIÊU Giúp HS: • Biết đọc, viết, so sánh số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 • Làm đúng các bài tập 1,2,3(cột 1).5 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC • Bảng nhóm III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ - Chữa bài tập số 3 trang 146 - Nhận xét, cho điểm 2.Bài mới a)Giới thiệu bài- ghi bảng b)Hướng dẫn HS làm bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài 1,2,3(cột 1),5 rồi chữa bài. Bài 1.Gọi HS đọc mỗi số rồi nêu giá trị của số 5 trong mỗi số đó. Chẳng hạn: số 472 036 953 đọc là: “ Bốn trăm bảy mươi hai triệu không trăm ba mươi sáu nghìn chín trăm năm mươi ba”, chữ số 5 trong số này chỉ 5 chục. Bài 2. Gọi 3 HS lên bảng viết - Yêu cầu HS giải thích tại sao lại điền các số đó, dãy số đó có đặc điểm gì ? Bài 3 Gọi 1 HS lên bảng làm bài Hỏi: Nêu cách so sánh các số tự nhiên ? - Nhận xét, chốt lại : - So sánh các số tự nhiên có cùng số chữ số. - So sánh các số tự nhiên trong trường hợp không có cùng số chữ số. Bài 5.Gọi 1HS lên bảng làm bài - Gọi HS dưới lớp đọc kết quả bài làm của mình - Gọi HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9. - Nhận xét, cho điểm. 3.Củng cố - dặn dò - Nhắc lại nội dung bài - Nhận xét giờ học - Về nhà làm bài tập 5. - 1HS lên bảng làm bài. - Nhận xét. - Ghi bài vào vở - HS làm bài - Lần lượt từng HS đọc - Hs lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dòi nhận xét. - Vài HS giải thích cách làm. - Theo dõi và nhập xét. - Vài HS trả lời câu hỏi của GV. - Vài HS đọc bài của mình - Vài HS nêu quy tắc. Toán TIẾT 140 – ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ I.MỤC TIÊU Giúp HS: • Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số. • Làm đúng bài tập 1,2,3(a,b),4 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Giới thiệu bài – ghi bảng 2.Hướng dẫn HS làm bài tập - Yêu cầu HS làm bài tập 1,2,3(a,b) và bài 4 vào vở rồi chữa bài Bài 1. Gọi HS đọc kết quả bài làm của mình - Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 2. Gọi 2 HS lên bảng làm bài Hỏi: Muốn rút gọn phân số ta làm thế nào ? - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng: - Nhắc lại cách rút gọn phân số: - Xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số lớn nhất nào. Chẳng hạn, với phân số 24 18 ta thấy: - 18 chia hết cho 2,3,6,9,18 - 24 chia hết cho 2,3,4,6,8,12,24. - 18 và 24 cùng chia hết cho 2,3,6 trong đó số 6 là số lớn nhất. Vậy : 4 3 6:24 6:18 24 18 == Bài 3. Gọi 3 HS lên bảng làm bài - Nhận xét.Nhắc HS nên chọn mẫu số chung bé nhất để việc quy đồng mẫu số hai phân số sẽ gọn hơn. Bài 4.Gọi 3 HS lên bảng làm bài - Gọi hS dưới lớp đọc bài của mình - Chữa bài: yêu cầu HS nêu cách so sánh hai phân số:Cách 1. Quy đồng mẫu số hai phân số rồi so sánh Cách 2. So sánh với 1 3.Củng cố - dặn dò - Nhắc lại nội dung bài - Nhận xét giờ học. Về nhà làm bài tập 5 trang 149. - Ghi bài vào vở - HS làm bài vào vở - Từng HS đọc kết quả bài làm của mình - Quan sát bạn làm và nhận xét. - Trả lời câu hỏi - Vài HS nhắc lại cách rút gọn phân số. - Quan sát bạn làm và nhận xét. - Quan sát bạn làm rồi nhận xét. - Từng HS đọc bài của mình. - Vài HS trả lời câu hỏi Luyện từ và câu ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA ( TIẾT 1) I.MỤC TIÊU • Kiểm tra đọc( lấy điểm) + Nội dung: các bài tập đọc và học thuộc lòng từ từ tuần 19 đến tuần 27. + Kĩ năng:- đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút; biết ngát hơi sau dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm 1. Trả lời được 1 câu hỏi về nội dung của bài • Ôn tập về cấu tạo câu, tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu câu. II. ĐỒ DÙNG DAY – HỌC • Chuẩn bị phiếu bốc thăm các bài tập đọc để cho Hs bốc thăm đọc bài. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra tập đọc - Gọi HS lên bốc thăm để đọc bài. - Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. - Cho điểm 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập Hỏi: Bài tập yêu cầu gì ? - Yêu cầu HS tự làm bài - Yêu cầu 1HS làm trên bảng nhóm. - Chữa bài: 2. Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt theo thứ tự: + Câu đơn + Câu ghép không dùng từ nối + Câu ghép dùng quan hệ từ + Câu ghép dùng cặp từ hô ứng. 3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu những Hs chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc. - Dặn HS về nhà ôn lại nội dung chính của từng bài tập đọc. - Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5HS) về chỗ chuẩn bị - Đọc và trả lời câu hỏi. - 1HS đọc - HS trả lời: Bài yêu cầu tìm ví dụ minh học cho từng kiểu câu cụ thể. - HS làm bài vào vở, 1HS làm vào bảng nhóm - Nhận xét. - Từng HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.HS khác nghe và nhận xét. Tập làm văn ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA ( TIẾT 3) I.MỤC TIÊU • Kiểm tra đọc lấy điểm • Đọc hiểu nội dung, ý nghĩa của bài Tình quê hương. • Tìm được các câu ghép, từ ghép được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết các câu trong bài văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC • Phiếu ghi sẵn tên bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuấn 19 đến tuần 27. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra đọc - Gọi HS lên bốc thăm bài để đọc - Yêu cầu trả lời câu hỏi về nội dung của bài 2.Hướng dẫn làm bài tập Bài 2. - Yêu cầu HS đọc bài văn và câu hỏi cuối bài - Gv chia HS thành các nhóm. Yêu cầu HS đọc thầm, trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi cuối bài. - Gọi 1HS khá lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả tìm hiểu bài + Các câu hỏi: a)Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương. b)Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương ? c)Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài văn. d)Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn. + Yêu cầu HS phân tích các vế câu ghép. Dùng dấu gạch chéo(/) để phân tách các vế câu. Gạch một gạch ngang dưới chủ ngữ, 2 gạch ngang dưới vị ngữ. - Nhận xét, chốt lại ý đúng. 3.Củng cố - dặn dò - Nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét giờ học - HS bốc thăm rồi về chuẩn bị để đọc bài. - 2HS đọc to, cả lớp đọc thầm - HS thảo luận nhóm 5. - 1HS khá điểu khiển lớp trao đổi, trả lời câu hỏi. + Nêu câu hỏi. + Mời bạn trả lời. + Tổng kết thống nhất ý kiến. + Chuyển câu hỏi tiếp theo. - 5HS lên bảng làm bài tập. - Nhận xét bài làm của bạn. Luyện từ và câu ÔN TẬP KIỂM TRA – (TIẾT 4) I.MỤC TIÊU • Kể tên đúng các bài tập đọc là bài văn miêu tả. • Nêu dàn ý của một bài tập đọc, nêu một chi tiết hoặc câu văn mà em thích và giải thích lí do vì sao em thích. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC • Bảng nhóm III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Giới thiệu bài – ghi bảng 2.Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 2. Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài tập. Nhắc HS mở mục lục sách để tìm cho nhanh. - Gọi Hs phát biểu. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 3.Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài - Yêu cầu 1 HS làm vào bảng nhóm - Nhận xét. Ví dụ: Dàn ý về các bài tập đọc. 1.Phong cảnh đền Hùng: Đoạn 1: Đền Thượng trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh ( trước đền, trong đền) Đoạn 2. Phong cảnh xung quanh đền. • Bên trái là đỉnh Ba Vì. • Chắn ngang bên phải là dãy Tam Đảo. • Phía xa là Sóc Sơn. • Trước mặt là Ngã Ba Hạc Đoạn 3. Cảnh vật trong khu đền • Cột đá An Dương Vương • Đền Trung • Đền Hạ, chùa Thiên Quang và Đền Giếng. 2.Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. - Mở bài: Nguồn gốc hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. - Thân bài: + Hoạt động lấy lửa. + Hoạt động nấu cơm. - Kết bài: Chấm thi. Niềm tự hào của những người đạt giải. 3.Củng cố -dặn dò - Nhận xét giờ học - Ghi bài vào vở - 1HS đọc yêu cầu của bài. - HS tự làm bài - Từng HS phát biểu. - Nhận xét. - 1HS đọc - HS tự làm bài - Nhận xét. - HS đọc lại dàn bài của các bài tập đọc. Chính tả ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA – (TIẾT 5) I.MỤC TIÊU • Nghe- viết chính tả, đẹp đoạn văn Bà cụ bán hàng nước chè. • Viết được đoạn văn tả ngoại hình của một cụ già mà em biết. II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC • Bảng nhóm • Bảng nhóm. III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Giới thiệu bài – ghi bảng 2. Viết chính tả. a)Tìm hiểu nội dung bài văn - Gọi HS đọc bài văn Bà cụ bán hàng nước chè. Hỏi: - Nội dung chính của bài hát là gì ? b)Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả . - Đọc cho HS viết từ khó vào bảng con c)Viết chính tả. - Gv đọc cho HS viết d) Soát lỗi, chấm bài 3.Viết đoạn văn - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2 Hỏi: - Đoạn văn Bà cụ bán hàng nước chè tả ngoại hình hay tính cách của bà cụ ? - Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình ? - Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào ? - Yêu cầu HS tự làm bài - Yêu cầu 1 HS làm vào bảng nhóm - Chữa bài trên bảng nhóm. - Gọi HS dưới lớp đọc bài của mình - Nhận xét , cho điểm 4.Củng cố - dặn dò - Nhắc lại nội dung bài - Nhận xét giờ học - Ghi vở - 2HS đọc - 1HS trả lời ,HS khác nhận xét, bổ sung. - HS tìm từ khó, đọc các từ tìm được - Viết vào bảng con - Viết bài vào vở - Tự soát lỗi, thu vở chấm bài. - 1HS đọc - 1HS trả lời ,HS khác bổ sung - HS trả lời các câu hỏi của GV - HS tự làm bài - Nhận xét bài làm trên bảng của bạn. - Lần lượt từng Hs đọc bài của mình. - Nhận xét. Tập làm văn ÔN TẬP KIỂM TRA – (TIẾT 8) I.MỤC TIÊU • Kiểm tra viết tập làm văn • Đề bài: Em hãy tả người bạn thân của em ở trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC • Giấy kiểm tra III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1.Giới thiệu bài- ghi bảng 2.HS chép đề và làm bài 3.Thu bài về chấm. Sinh hoạt KIỂM ĐIỂM TUẦN 28 I.MỤC TIÊU Giúp HS: • Thấy được điểm mạnh. điểm yếu của lớp của mình để có hướng phấn đấu • GD HS học và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy. • Thông qua phương hướng tuần 29 III.SINH HOẠT 1.Lớp trưởng thông báo kết quả học tập của lớp trong tuần 28. • Về học tập • Về ý thức đội 2.Ý kiến của lớp 3.Ý kiến của Gv chủ nhiệm 4.Bầu HS xuất sắc trong tuần 5.Phương hướng tuần 29. III. VUI VĂN NGHỆ . báo kết quả học tập của lớp trong tuần 28. • Về học tập • Về ý thức đội 2.Ý kiến của lớp 3.Ý kiến của Gv chủ nhiệm 4.Bầu HS xuất sắc trong tuần 5.Phương hướng tuần 29. III. VUI VĂN NGHỆ . hoạt KIỂM ĐIỂM TUẦN 28 I.MỤC TIÊU Giúp HS: • Thấy được điểm mạnh. điểm yếu của lớp của mình để có hướng phấn đấu • GD HS học và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy. • Thông qua phương hướng tuần 29 III.SINH. 1) I.MỤC TIÊU • Kiểm tra đọc( lấy điểm) + Nội dung: các bài tập đọc và học thuộc lòng từ từ tuần 19 đến tuần 27. + Kĩ năng:- đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút; biết ngát

Ngày đăng: 02/07/2014, 21:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w