Hoàn thiện công tác Kế toán bán hàng & xác định kết quả bán hàng ở Công ty Cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường sản xuất hàng hoá, sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất là để tiêu thụ trên thị trường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người trong xã hội Vì thế tiêu thụ hàng hoá là một khâu quan trọng thể thiếu trong quá trình: sản xuất - trao đổi - phân phối - tiêu dùng
Mặt khác, với bất kỳ doanh nghiệp nào trên thị trường thì mục đíchcuối cùng là thu lợi nhuận cao nhất Mà điều này chỉ có thể thực hiện đượckhi kết thúc giai đoạn tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp Như vậy, tiêuthụ sản phẩm hàng hoá có một ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp.Hiện nay nước ta đang trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các doanhnghiệp được tự do cạnh tranh, tự chủ trong quản lý, và chịu trách nhiệm vềtoàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì điều tối cần thiết là phảitìm cách xúc tiến việc tiêu thụ sản phẩm của mình để đạt hiệu quả tốt nhất
Xuất phát từ mặt lý luận và thực tiễn đặt ra cho công tác kế toánbán hàng và xác định kết quả bán hàng trong các doanh nghiệp nói chung vàCông ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội nóiriêng, sau khi đi sâu vào khảo sát, nghiên cứu tình hình thực tế về công tácnày ở Công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội
em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết
quả bán hàng ở Công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội" làm luận văn tốt nghiệp của mình
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất.
Chương II: Thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà nội.
Chương III: Một số ý kiến đânh giâ, nhận xét, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà nội.
Trang 2Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em khôngtránh khỏi những sai sót Em mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và cácbạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3Trong điều kiện hiện nay, một khi sản xuất phải gắn liền thị trường thìchất lượng sản phẩm về cả hai mặt nội dung và hình thức sản phẩm càng trởnên cần thiết hơn bao giờ hết đối với doanh nghiệp Thành phẩm được sảnxuất ra với chất lượng tốt phù hợp với yêu cầu của thị trường đã trở thànhyêu cầu quyết định sự sống còn của doanh nghiệp Việc duy trì, ổn định vàkhông ngừng phát triển sản xuất của doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện đượckhi chất lượng sản phẩm sản xuất ngày càng tốt hơn và được thị trường chấpnhận Sản phẩm của xí nghiệp công nghiệp sản xuất ra chủ yếu là thànhphẩm, ngoài ra còn có thể có bán thành phẩm Bán thành phẩm là những sảnphẩm mới kết thúc quy trình công nghệ sản xuất ( trừ công đoạn cuối cùng )được nhập kho hay chuyển giao để tiếp tục chế biến hoặc có thể bán rangoài
1.2 Khái niệm tiêu thụ thành phẩm
Thoả mãn nhu cầu tiêu dùng xã hội là mục đích mà mọi doanh nghiệpsản xuất đều vươn tới Do đó, thành phẩm doanh nghiệp sản xuất ra phảiđược đưa đến tay người tiêu dùng thông qua quá trình tiêu thụ, tiêu thụ là
Trang 4khâu cuối cùng trong chu trình tái sản xuất của doanh nghiệp Tiêu thụ thànhphẩm có thể thoả mãn được nhu cầu của các đơn vị khác hoặc của cá nhântrong và ngoài doanh nghiệp Thành phẩm cũng có thể được cung cấp giữacác đơn vị trong cùng một công ty, một tập đoàn, trường hợp này được gọi làtiêu thụ nội bộ.
Tiêu thụ thành phẩm là việc đưa thành phẩm từ lĩnh vực sản xuất vàolĩnh vực lưu thông để thực hiện việc tiêu dùng theo những mục đích đã xácđịnh khi bắt đầu sản xuất Quá trình tiêu thụ thành phẩm là quá trình thựchiện giá trị sử dụng của thành phẩm thông qua quan hệ trao đổi Trong quan
hệ này, doanh nghiệp chuyển nhượng cho người mua thành phẩm của mình
và thu lại ở người mua số tiền hàng tương ứng với giá trị của số thành phẩmđó
- Theo quy định của chế độ tài chính kế toán tại Việt Nam :
Trong quan hệ trao đổi hàng tiền giữa doanh nghiệp với người mua thìthời điểm doanh nghiệp có thể ghi nhận doanh thu bán hàng phụ thuộc vàophương thức thanh toán mà doanh nghiệp áp dụng Ứng với mỗi phươngthức thanh toán khác nhau thì thành phẩm khi chuyển đi được xác định làtiêu thụ khác nhau
+ Trường hợp 1: Doanh nghiệp giao hàng cho người mua và đã tuđược tiền ( có thể bằng tiền mặt, séc ) thì số thành phẩm đã giao đó đượcgọi là tiêu thụ
Trường hợp này gồm 2 khả năng:
Doanh nghiệp giao hàng cho người mua và thu tiền ngay tạithời điểm đó
Người mua ứng trước tiền hàng cho doanh nghiệp
Trang 5+ Trường hợp 2: Thành phẩm chuyển cho khách hàng và đã đượckhách hàng chấp nhận thanh toán nhưng hiện tại doanh nghiệp vẵn chưanhận được tiền hoặc giấy báo của ngân hàng thì vẫn coi là tiêu thụ.
+ Trường hợp 3: Giữa doanh nghiệp và khách hàng áp dụng phươngthức thanh toán theo kế hoạch thì khi gửi hàng cho người mua thì số thànhphẩm đó xác định là tiêu thụ
Như vậy, do việc áp dụng các phương thức thanh toán khác nhau nênhành vi giao hàng và thu tiền có những khoảng cách nhất định về thời gian
và không gian Nếu xem xét về mặt số lượng tại một thời điểm nào đó thìdoanh thu tiêu thụ và số tiền bán hàng thu được là không trùng nhau, nhưngtới khi kết thúc một vòng luân chuyển của vốn lưu động thì doanh thu tiêuthụ và tiền bán hàng thu được là bằng nhau
1.3 Ý nghĩa của tiêu thụ thành phẩm:
Ngay sau khi xã hội loài người trải qua thời kỳ phát triển với nhữngđặc trưng cơ bản của nền kinh tế tự cung tự cấp, vấn đề tiêu thụ sản phẩm đãđược đặt ra và ngày càng được giới chủ doanh nghiệp quan tâm Trong thời
kỳ phát triển của chủ nghĩa Tư bản, trong những lý luận của mình về kinh tếchính trị học, C.Mac đã khẳng định về ý nghĩa tiêu thụ sản phẩm : “ Phânphối và lưu thông một mặt đóng vai trò nối liền sản xuất và tiêu dùng, thôngqua một cơ chế hữu hiệu để tác dụng qua lại giữa chúng và để giải quyếtnhững mâu thuẫn nảy sinh trong mối quan hệ đó ”
Ở Việt Nam trong cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, cácdoanh nghiệp không được quyền tự quyết định việc sản xuất và cung cấp sảnphẩm của mình mà hoàn toàn phải tuân theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nướcgiao xuống Chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp được quyền tựchủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy việc sản xuất loại thành
Trang 6phẩm loại gì, mẫu mã chất lượng ra sao phụ thuộc vào việc lập kế hoạch sảnxuất của mỗi doanh nghiệp trên cơ sở nhu cầu của thị trường.
Trong thực tế nền kinh tế thị trường hiện nay, đứng trước sự cạnhtranh gay gắt của rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, công tác tiêuthụ có ý nghĩa sống còn đối với sụ tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, cótiêu thụ được những sản phẩm của mình làm ra, doanh nghiệp mới có thể thuhồi được lượng vốn đã đầu tư vào sản xuất, tăng nhanh vòng quay của vốn
và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động
Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tiêu thụ có một ý nghĩa quantrọng, bởi tiêu thụ là yếu tố tạo tiền đề cho sản xuất và tiêu dùng, tạo nên sựcân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa tiền và hàng lưu thông cho từngngành và giữa các ngành, các khu vực trong nền kinh tế
1.4 Nhiệm vụ kế toán tiêu thụ thành phẩm.
- Phản ánh kịp thời tình hình xuất bán thành phẩm và tình hình thanhtoán với người mua, tính chính xác các khoản bị giảm trừ và thanh toán vớingân sách các khoản thuế phải nộp
- Tính toán chính xác doanh thu bán hàng và các chi phí bán hàng phátsinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm
- Xác định kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm, lập báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh và tiến hành phân tích tình hình tiêu thụ tại doanhnghiệp
Sản xuất xã hội ngày càng được mở rộng và phát triển thì vai trò vàphạm vi của công tác kế toán ngày càng được nâng cao, do đó đòi hỏi việc tổchức công tác kế toán trong doanh nghiệp phải khoa học, hợp lý và khôngngừng được hoàn thiện, đặc biệt là công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm vàkết quả xác định tiêu thụ thành phẩm Với việc tổ chức khoa học và hợp lýcông tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thu thành
Trang 7phẩm sẽ cung cấp kịp thời cho lãnh đạo số liệu kế toán về tình hình biếnđộng của thành phẩm, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, giá bán và tiêuthụ thành phẩm tại doanh nghiệp Qua đó phát hiện kịp thời những thiếu sót,mất cân đối ở từng khâu trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch, đảm bảo
sự cân đối giữa sản xuất & tiêu thụ và dự trữ trong toàn doanh nghiệp
1.5 Các phương thức tiêu thụ sản phẩm :
Trong nền kinh tế thị trường việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiệnbằng nhiều phương thức khác nhau Theo đó các sản phẩm vận động từdoanh nghiệp sản xuất đến tận tay các hộ tiêu dùng Việc chọn và áp dụnglinh hoạt các phương tiện tiêu thụ đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện
kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Hiện nay các doanh nghiệpsản xuất thường sử dụng một số phương thức chủ yếu sau :
1.5.1 Phương thức tiêu thụ trực tiếp :
- Theo phương thức này người mua sẽ nhận hàng trực tiếp tại kho củadoanh nghiệp bán hàng và làm thủ tục thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.Sản phẩm khi xuất kho giao cho người mua thì được coi là tiêu thụ và ngườibán mất quyền sở hữu
- Phương pháp kế toán ( phụ lục 3)
1.5.2 Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng :
- Theo phương thức này bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địađiểm ghi trong hợp đồng Số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữucủa doanh nghiệp Khi người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về
số hàng chuyển giao ( một phần hay toàn bộ ) thì số hàng chấp nhận nàyđược coi là tiêu thụ
- Phương pháp kế toán : (phụ lục 4)
1.5.3 Phương thức tiêu thụ qua các đại lý ( ký gửi ):
Trang 8- Theo phương thức này người bán sẽ giao hàng cho đại lý, nơi ký gửitheo sự thoả thuận trong hợp đồng giữa hai bên, hàng chuyển đi vẫn thuộc sởhữu của người bán, chỉ khi nào nhận được thông báo của cơ sở đại lý, ký gửihoặc nhận tiền do đại lý thanh toán hoặc định kỳ thanh toán theo quy địnhgiữa hai bên thì sản phẩm xuất kho mới chính thức được coi là tiêu thụ.Trong trường hợp này doanh nghiệp phải thanh toán cho đại lý một khoảnhoa hồng bán hàng.
- Phương pháp kế toán : ( phụ lục 5)
1.5.4 Phương thức bán hàng trả góp:
- Theo phương thức này, khi giao hàng cho người mua thì lượng hàngchuyển giao được coi là tiêu thụ, người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tạithời điểm mua một phần số tiền phải trả chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định.Thông thường số tiền trả ở các kỳ bằng nhau, trong đó bao gồm một phầndoanh thu gốc và một phần lãi suất trả chậm
- Phương pháp kế toán : ( phụ lục 6)
1.5.5 Các trường hợp được tính tiêu thụ khác :
Ngoài các phương thức tiêu thụ chủ yếu trên đây các doanh nghiệpcòn sử dụng vật tư, hàng hoá, sản phẩm để thanh toán tiền lương tiền thưởngcho cán bộ công nhân viên chức, để trao đổi lấy hàng hoá khác
2 Kế toán doanh thu bán hàng.
Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ
kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường củadoanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
Tùy thuộc vào doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng ( GTGT) theophương pháp khấu trừ thuế hay nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
mà doanh thu bán hàng được xác định khác nhau:
Trang 9* Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theophương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ là toàn bộtiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ ( chưa có thuế GTGT) bao gồm cả phụthu và phí thu thêm ngoài giá bán( nếu có) mà cơ sở kinh doanh đượchưởng.
* Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theophương pháp trực tiếp trên GTGT và đối với hàng hóa dịch vụ không thuộcđối tượng chịu thuế GTGT thì doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ là toàn
bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ bao gồm cả phụ thu và phí thu thêmngoài giá bán( nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng ( tổng giá thanhtoán – bao gồm cả thuế)
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa có thể phát sinh cáckhoản điều chỉnh giảm doanh thu bán hàng bao gồm:
khách hàng trong trường hợp hàng bán bị kém, mất phẩm chất so vớicác điều khoản quy định trong hợp đồng hoặc nội dung đã viết trênhóa đơn bán hàng, mà khách hàng yêu cầu ( hoặc tự doanh nghiệp)giảm giá, doanh nghiệp đã chấp thuận
Doanh thu hàng bán bị trả lại: Là số tiền doanh nghiệp phải trả lại cho
khách hàng đối với những sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại
do lỗi của doanh nghiệp
Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt: Là số thuế tính cho hàng hàng
xuất khẩu hoặc những sản phẩm, hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặcbiệt, để ghi giảm doanh thu của những sản phẩm, hàng hóa đó
Tài khoản kế toán sử dụng:
Trang 10o TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” TK này dùng để
phản ánh doanh thu bán hàng và kết chuyển doanh thu thuần sang
TK 911 để xác định kết quả
TK 511 có kết cấu cụ thể như sau:
Bên Nợ: - Các khoản điều chỉnh giảm doanh thu bán hàng ( giảm giá, hành
bán trả lại, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt)
- Kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911
Bên Có : Doanh thu bán sản phẩm hàng hóa theo hóa đơn
TK 511 không có số dư
hàngtrong nội bộ doanh nghiệp
Về kết cấu TK 512 cũng có kết cấu tương tự như TK 511
chiết khấu thương mại mà danh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanhtoán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng ,dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thươngmại
TK 521 có kết cấu:
Bên Nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận cho khách hàng
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK 511
TK 521 không có số dư
bán bị trả lại do lỗi của doanh nghiệp
TK 531 có kết cấu:
Bên Nợ: Doanh thu hàng bán bị trả lại ( số tiền đã trả lại cho khách hàng
hoặc trừ vào số nợ phải thu của khách hàng)
Trang 11Bên Có: Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại vào TK 511, 512 để xác
định doanh thu thuần
TK 531 không có số dư
bớt giá, khấu hồi của số sản phẩm, hàng hóa bán trong kỳ
TK 532 có kết cấu:
Bên Nợ: Các khoản giảm giá hàng bán đã được chấp nhận
Bên Có : Kết chuyển khoản giảm giá hàng bán sang TK 511, TK 512 để
xác định doanh thu thuần
TK 532 không có số dư
ánh số thuế và các khoản phải nộp Nhà nước cũng như tình hìnhthanh toán số thuế và các khoản phải nộp ch Nhà nước của doanhnghiệp
TK 333 có kết cấu cụ thể như sau:
Bên Nợ: Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp đã nộp cho Nhà nước.Bên Có: Số thuế, phí, lệ phí và các khoản còn phải nộp Nhà nước
3.Kế toán giá vốn hàng bán :
3.1 Khái niệm về giá vốn hàng bán.
Để xác định đúng kết quả tiêu thụ sản phẩm, hnàg hóa cần xác dịnhđúng trị giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là giá gốc, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ Đốivới sản phẩm giá vốn hàng bán chính là giá thành sản xuất hay giá thànhcông xưởng
3.2 Phương pháp tính giá hàng xuất kho.
Sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, chế biến được đánh giá theo giáthành sản xuất thực tế bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
Trang 12nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Do đặc điểm sản xuất của cácdoanh nghiệp khác nhau nên phương pháp xác định giá trị thực tế cũng khácnhau.
Do đó khi xuất kho cần tính ra giá thực tế theo một trong các phươngpháp tính sau:
Tính theo giá thực tế bình quân gia quyền:
Theo phương pháp này giá thực tế hàng xuất kho cũng được căn cứ vào
số lượng xuất kho trong kỳ và đơn giá thực tế bình quân để tính
Giá thực tế Số lượng Giá đơn vị
thành phẩm = thành phẩm * bình quân
xuất kho trong kỳ xuất kho cả kỳ dự trữ
Giá đơn vị Trị giá thực tế TP tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế TP nhập trongkỳ
Bình quân =
Cả kỳ dự trữ Số lượng TP tồn đầu kỳ + số lượng TP nhập trong kỳ
Phương pháp nhập trước – xuất trước ( FIFO):
Theo phương pháp này, phải xác định chính xác giá thực tế nhập khocủa từng lần nhập Hàng nào nhập trước thì xuất trước theo đúng giá lầnnhập tương ứng Nếu giá cả có xu hướng tăng thì giá trị hàng tồn kho sát vớithực tế tại thời điểm cuối kỳ Do đó giá trị hàng xuất trong kỳ thấp, giá trịhàng tồn kho cao dẫn đến chi phí kinh doanh giảm, lợi nhuận tăng Ngượclại, nếu giá cả hàng hóa có xu hướng giảm thì trị giá hàng tồn kho nhỏ, lợinhuận giảm
Trang 13Phương pháp nhập sau – xuất trước ( LIFO).
Theo phương này, khi xuất phải tính theo giá vừa nhập lần cuối cùng,khi hết mới lần lượt đến các lô hàng nhập trước Phương pháp này phù hợpkhi giá cả có xu hướng giảm thì giảm số xuất theo giá mới sẽ giảm chi phí,hàng tồn kho tăng, mức lãi tăng Phương pháp này có ưu điểm là công việctính giá được tiến hành thường xuyên trong kỳ, đơn giản hơn phương phápnhập trước – xuất trước Tuy nhiên, trường hợp hàng hóa, giá cả biến độngmạnh thì việc tính giá theo phương pháp này ít chính xác và bất hợp lý
Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh
Theo phương pháp này, giá thực tế của hàng xuất kho tiêu thụ căn cứvào đơn giá thực tế của lô sản phẩm nhập kho theo từng lô hàng, từng lầnnhập, tức là xuất lô nào thì tính giá trị của lô đấy
Phương pháp này phản ánh chính xác từng lô hàng xuất nhưng côngviệc rất phức tạp đòi hỏi thủ kho phải lắm được chi tiết từng lô hàng.Phương pháp này được áp dụng cho các loại hàng hóa có giá trị cao, các loạihàng hóa đặc biệt
3.3 Chứng từ kế toán sử dụng
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
3.4 Tài khoản sử dụng.
Để phản ánh trị giá hàng bán và việc kết chuyển trị giá vốn hàng bán
để xác định kết quả tiêu thụ, kế toán sử dụng tàI khoản 632 “ Giá vốn hàngbán”
TK 632 có kết cấu như sau:
Bên Nợ: - Trị giá vốn thành phẩm, hàng hóa tồn kho đầu kỳ.( Trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Trang 14- Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trên mứcbình thường và chi phí sản xuất cố định tính vào giá vốn hàng bán.
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụtrong kỳ, hao hụt, mất mát của hàng tồn kho tính vào giá vốn hàng bán
- Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Bên có: - Trị giá vốn thành phẩm, hàng hóa tồn kho cuối kỳ ( Trườnghợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
- Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ( nếu có)
- Kết chuyển trị giá vốn sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã bán sang TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” TK 632 “ Không có số dư cuối kỳ”
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như TK
157 TK 155, TK 631…
3.5 Phương pháp kế toán trị giá vốn hàng bán ( phụ lục 7 )
4.Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp :
4.1.Kế toán chi phí bán hàng:
4.1.1 Khái niệm:
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quanđến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ như chiphí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quảng cáo
4.1.2 Tài khoản sử dụng:
- TK 641 : Chi phí bán hàng
Bên nợ: Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có : - Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng
- Kết chuyển chi phí bán hàng
Trang 15TK 641 không có số dư và được chi tiết theo các tiểu khoản :
+ TK 6411: Chi phí nhân viên
+ TK 6412 : Chi phí vật liệu bao bì
4.2.2 Tài khoản sử dụng:
- Chi phí quản lý doanh nghiệp khi phát sinh được tập hợp theo từng yếu tốnhư chi phí nhân viên, chi phí vật liệu v.v Các khoản chi này được kếtoán phản ánh trên TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Bên nợ: Tập hợp toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành các tiểu khoản:
+ TK 6412: Chi phí nhân viên quản lý
Trang 16+ TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý.
5.2 Phương pháp xác định kết quả bán hàng.
Việc xác định kết quả bán hàng được tiến hành vào cuối kỳ hạch toán( cuối tháng, cuối quý,…) tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầuquản lý cụ thể của từng doanh nghiệp
Kết quả bán hàng được xác định theo công thức:
Kết quả = thuần về bán - Giá vốn - Chi phí - quản lý
bán hàng hàng và cung hàng bán bán hàng doanh nghiệp
cấp dịch vụ
5.3 Tài khoản sử dụng:
- TK 911- “Xác định kết quả kinh doanh” :TK này xác định kết quả xản suất
kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán, được mở chi tiết theo từng hoạt động và từng loại sản phẩm, kết cấu:
Bên nợ: Trị giá vốn sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ
Trang 17Chi phí hoạt động tài chính và hoạt động bất thường.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh(lãi)
Bên có: Doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
trong kỳ
Thu nhập về hoạt động tài chính và các khoản thu nhập bấtthường
Kết chuyển kết quả kinh doanh (lỗ)
TK 911 cuối kỳ không có số dư
- TK421- “Lãi chưa phân phối”: TK này được dùng để phản ánh kết quả
kinh doanh (lãi, lỗ và số phân phối)
Bên nợ: Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Phân phối số lãi
Bên có: Số lãi về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ
Xử lý các khoản lỗ
Dư nợ: Phản ánh số lỗ hay số phân phối vượt quá số lãi tạo ra
Dư có: Số lãi chưa phân phối
TK 421 có hai tài khoản cấp hai:
-TK 4211: Lãi chưa phân phối năm trước
-TK 4212: Lãi chưa phân phối năm nay
- Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản : TK 511, TK 632, TK 641, TK 642…
5.4 Trình tự kế toán: (phụ lục 10).
CHƯƠNG IITHỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QỦA BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN KINH
DOANH LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM HÀ NỘI.
I Đặc điểm chung về công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Trang 18Công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội( trước đây là Xí nghiệp bột Hoàng Mai ) là một nhà máy chế biến lươngthực, thực phẩm thuộc liên hiệp các Công ty lương thực Hà Nội, với nhiệm
vụ sản xuất chính là sản xuất mì ăn liền các loại phục vụ lương thực ănnhanh cho nhân dân
Xí nghiệp bột Hoàng Mai được thành lập ngày 27/10/1967, có trụ sở tại67A Trương Định – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Quá trình phát triển từ đó đến nay của công ty như sau;
Từ năm 1967 – 1968: Việc sản xuất kinh doanh của xí nghiệp hoàn toàntuân theo các chỉ tiêu kế hoạch mà Nhà nước giao cho xí nghiệp Cụ thể như:sản xuất mì sợi cung cấp cho các cửa hàng lương thực, xay xát thóc gạo, sảnxuất bột dinh dưỡng cho trẻ em, cung cấp hàng lương thực cho các quận,huyện thuộc khu vực Hà Nội và các vùng lân cận
Tháng 10/1989 Xí nghiệp đã ký hợp đồng liên doanh với công tyVIFON của thành phố Hồ Chí Minh để sản xuất mì ăn liền các loại Xínghiệp góp vốn bằng nhà xưởng và giá trị tài sản khác, còn công ty VIFONgóp thiết bị sản xuất mì ăn liền và công nghệ Tháng 1/1990 Công ty liêndoanh chính thức đi vào hoạt động Năm 1992 Xí nghiệp bột Hoàng Mai đổitên thành Công ty chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội.Công ty hoạt động liên tục trong suốt 6 năm Tháng 6/1996, liên doanh chấmdứt hoạt động Toàn bộ tài sản tiền vốn và số lao động của liên doanh giaolại cho Công ty chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội
Tháng 7/1996 công ty nhận và sắp xếp lại tổ chức kinh doanh mặt hàng
mì ăn liền Tên sản phẩm VIFON đã quen thuộc đối với người tiêu dùng nayđổi tên thành FOOD Hà Nội
Tháng 3/2006 công ty đã cổ phần hóa thành “ Công ty cổ phần chế biếnkinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội”
Trang 19Cho đến nay sản phẩm mì ăn liền của công ty đã đứng vững trên thịtrường tiêu dùng ở các tỉnh phía Bắc Điều này được thể hiện qua số liệu mộtvài chỉ tiêu sau:
2004
Năm 2005
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất của công ty.
1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất.
Hiện nay, Công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm
Hà Nội có 296 công nhân viên với 3 phân xưởng: phân xưởng sản xuất mì
ăn liền, phân xưởng sản xuất nước ngọt, phân xưởng phụ trợ cơ điện
Phân xưởng sản xuất mì ăn liền: gồm 120 công nhân, chia thành 9 tổsản xuất, phân xưởng này có nhiệm vụ sản xuất mì ăn liền các loại như: Mìthùng, mì kg, mì tôm cao cấp, mì bò cao cấp…
Trang 20Phân xưởng sản xuất nước ngọt: gồm 80 công nhân chia làm 4 tổ sảnxuất Phân xưởng nước ngọt có nhiệm vụ sản xuất nước ngọt, các loại chai
và lon cho công ty nước giải khát IBC như: 7 UP, Crush, Pepsi…
Phân xưởng phụ trợ cơ điện: gồm 80 công nhân chia thành 4 tổ, chuyênsửa chữa máy móc thiết bị khi hỏng và làm một số công việc khác nhaunhằm phục vụ cho việc sản xuất của phân xưởng mì ăn liền và phân xưởngnước ngọt Việc sản xuất của 3 phân xưởng trên đều thực hiện theo 3 ca, mỗi
ca 8 tiếng
1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội làđơn vị hạch toán độc lập trong liên hiệp các công ty lương thực – thực phẩm
Hà Nội Công ty tổ chức quản lý theo một cấp Ban giám đốc công ty hiệnnay gồm Giám đốc và 01 phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Giám đốc công ty: Đứng đầu bộ máy quản lý của công ty và chịu tráchnhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy, ngoài việc ủy quyền trách nhiệm cho phógiám đốc công ty còn trực tiếp chỉ huy qua các Trưởng phòng của các phòngban như: Phòng Tài vụ, phòng Kế hoạch vật tư, phòng Tổ chức, phòng Bánhàng…
Phó giám đốc: phụ trách sản xuất có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc
về kế hoạch sản xuất, tình hình cung cấp vật tư, công tác tiêu thụ sản phẩm.Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuấtkinh doanh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc cơ sở và giúp việccho Ban giám đốc nhằm đảm bảo cho việc lãnh đạo hoạt động sản xuất kinhdoanh thống nhất
Phòng Kế hoạch vật tư: có nhiệm vụ lập kế hoạch và giao kế hoạch chocác phân xưởng, theo dõi tình hình thực hiện các kế hoạch, cung cấp vật tư,bảo quản kho tàng vật liệu
Trang 21Phòng Tài vụ: có nhiệm vụ hạch toán kinh doanh, viết hóa đơn chokhách hàng, thanh quyết toán với Nhà nước, cung cấp cho Ban giám đốcnhững thông tin kinh tế kịp thời để Ban giám đốc ra những quyết định kịpthời, chính xác và bảo đảm cho các hoạt động của công ty thống nhất.
Phòng Bán hàng: có nhiệm vụ cung cấp hàng đến cho các đại lý vànhận tiền về nộp cho công ty, theo dõi tình hình tiêu thụ các mặt hàng cùngloại của công ty với các đơn vị khác
Phòng Tổ chức: có nhiệm vụ quản lý nhân sự toàn công ty, bố trí sắpxếp tổ chức sản xuất toàn công ty hợp lý, làm lương và bảo hiểm xã hội.Phòng Kỹ thuật: có nhiệm vụ quản lý, kiểm tra nguyên liệu nhập vào về
số lượng, chất lượng, chủng loại, kiểm tra chất lượng thành phẩm, tổ chứccông nghệ sản xuất của công ty, nghiên cứu để sản xuất sản phẩm mới, bảoquản, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, chất lượng sản phẩm
Phòng Hành chính – Bảo vệ – Nhà ăn: có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ tàisản toàn công ty, phục vụ ăn uống cho cán bộ công nhân của công ty
Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trên, đảm bảo sự lãnh đạo tập trungthống nhất của Trưởng phòng Tài vụ và phù hợp với quy mô sản xuất, đặcđiểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, bộ máy kế toán của công ty hiện nayđược tổ chức như sau:
Trang 22- Trưởng phòng Tài vụ ( Kế toán trưởng): Phụ trách chung công tác kếtoán, kiểm kê kế toán tổng hợp, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phảm trong tháng, xác định kết quả kinh doanh, theo dõi thanhtoán ngân sách, ghi sổ cái và lập các báo cáo tài chính.
- Kế toán Thanh toán: Theo dõi nhập – xuất quỹ, theo dõi tiền gửi ngânhàng, tiền vay, theo dõi công nợ thanh toán với người bán, công nợ tạm ứngvới công nhân viên
- Kế toán Nguyên vật liệu: Theo dõi tình hình nhập – xuất nguyên vậtliệu, công cụ dụng cụ, ghi chép vào sổ kế toán chi tiết – tổng hợp nguyên vậtliệu, công cụ dụng cụ
- Kế toán Tài sản cố định ( TSCĐ): Theo dõi tình hình khấu hao, tăng –giảm TSCĐ, tập hợp toàn bộ chi phí theo chi tiết từng phân xưởng
- Kế toán Thành phẩm và tiêu thụ: Viết hóa đơn cho khách hàng, theodõi tình hình nhập kho thành phẩm, theo dõi tình hình công nợ của công tyvới khách hàng
- Thủ quỹ: Thu – xuất tiền theo chứng từ hợp lệ
Song song với việc quy định cụ thể phạm vi trách nhiệm của từng nhânviên kế toán, Trưởng phòng còn quy định rõ các loại chứng từ, sổ sách phải
sử dụng, lưu trữ, trình tự thực hiện và thời hạn phải hoàn thành công việccủa từng người trong phòng kế toán nhằm đảm bảo giữa các bộ phận kế toán
có sự phân công phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụđược giao
2.2 Tổ chức công tác kế toán, hình thức kế toán
Tổ chức công tác kế toán mà công ty áp dụng là hình thức tổ chức côngtác kế toán tập chung
Hình thức sổ sách của công ty:
Trang 23- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: công ty thực hiện theo
phương pháp kê khai thường xuyên
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh báo cáo tài chính
và kiểm tra kế toán Hàng ngày căn cứ chứng từ gốc phát sinh, kế toán ghichép các nghiệp vụ kinh tế theo trình tự thời gian, đồng thời phân biệt theo
hệ thống về tài khoản Cuối tháng cộng số liệu các sổ sẽ có số liệu phát sinhcủa từng tài khoản ghi vào sổ cái
Tại các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trínhân viên quản lý làm nhiệm vụ thống kê, ghi chép ban đầu, tập hợp chứng
từ, lĩnh nguyên vật liệu đưa vào sản xuất đảm bảo chính xác khách quan sốliệu
Trang 24II Thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bánhàng ở công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực
phẩm Hà Nội.
2.1 Kế toán giá vốn hàng bán
*Đối với giá thực tế thành phẩm xuất kho trong kỳ được tính theophương pháp " Giá bình quân cả kỳ dự trữ "
Công thức tính như sau:
Giá thực tế Số lượng Giá đơn vị
thành phẩm = thành phẩm * bình quân
xuất kho trong kỳ xuất kho cả kỳ dự trữ
Giá đơn vị Trị giá thực tế TP tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế TP nhập trongkỳ
Trang 25Căn cứ vào phiếu xuất kho thành phẩm ngày 11/03/2006, kế toán địnhkhoản:
Có TK 155 : 102.500.000 đ
2.2 Kế toán quá trình bán hàng
2.2.1 Phương thức bán hàng trực tiếp
Là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho của công ty
Số hàng này khi giao cho người mua được trả tiền ngay hoặc có quyền thucủa người mua, giá trị hàng hóa đã thực hiện, vì vậy quá trình bán hàng đãhoàn thành
Phòng kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua bán đã ký kết với kháchhàng để lập hóa đơn giá trị gia tăng và phiếu xuất hàng
VD: Căn cứ vào phiếu xuất kho để bán cho ông Hưng ngày 11/03/2006
Trang 26+ Khi nhận được thông báo cùng “ Bảng kê hàng hóa tiêu thụ” do cửahàng của chị Mai gửi cho công ty, kế toán ghi nhận giá vốn và định khoản:
Nợ TK 632 : 305.600.000 đ
Có TK 157 : 305.600.000 đ Đồng thời ghi nhận doanh thu bán hàng kế toán ghi:
Nợ TK 131 : 400.400.000 đ
Có TK 511(511.2) : 364.000.000 đ
Có TK 333(333.11) : 36.400.000 đ
2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.
2.3.1 Kế toán chiết khấu thương mại.
Căn cứ theo hóa đơn ngày 11/03/2006, do ông Hưng là khách hàngquen, và thường mua với khối lượng lớn nên công ty quyết định cho ôngHưng được hưởng mức chiết khấu 1% trên giá trị lô hàng
Công ty thanh toán cho khách hàng khoản chiết khấu được hưởng, kếtoán ghi
Trang 27Tài khoản sử dụng: TK 641, tài khoản này không có số dư và được chitiết theo các tiểu khoản :
+ TK 6411: Chi phí nhân viên
+ TK 6412 : Chi phí vật liệu bao bì
+ TK 6413 : Chi phí dụng cụ, đồ dùng
+ TK 6414 : Chi phí khấu hao TSCĐ
+ TK 6417 : Chi phí dịch vụ mua ngoài
Nợ TK 641(641.3) : 5.100.000 đ
Có TK 153 : 5.100.000 đ+ Căn cứ vào bảng tính khấu hao, chi phí tài sản cố định, kế toán ghi:
Nợ TK 641(641.4) : 15.000.000 đ
Có TK 214 : 15.000.000 đ+ Căn cứ vàp phiếu chi, chi phí khác bằng tiền, kế toán ghi:
Nợ TK 641(641.7) : 66.500.000 đ
Nợ TK 133 : 6.650.000 đ
Có TK 111 : 73.150.000 đ+ Căn cứ vào nhật ký chứng từ số 2:
Trang 28Nợ TK 641(641.8) : 9.570.000 đ
Có TK 112 : 9.570.000 đCuối kỳ kế toán tổng hợp chi phí bán hàng để xác định kết quả kinhdoanh, kế toán ghi:
Nợ TK 911 : 159.320.700 đ
Có TK 641 : 159.320.700 đ
2.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN).
Chi phí quản lý doanh nghiệp ở công ty bao gồm: Lương và các khoảntrích theo lương của bộ phận quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phíkhấu hao tài sản cố định, chi phí mua ngoài như: Điện, nước, điện thoại, chíphí tiếp khách, công tác phí, hội nghị và các khoản chi phí khác…
Tài khoản sử dụng: TK 642, tài khoản này cuối kỳ không có số dư vàđược chi tiết thành các tiểu khoản:
+ TK 642.1: Chi phí nhân viên quản lý
+ TK 642.2: Chi phí vật liệu quản lý
Chi phí QLDN của công ty được tập hợp như sau:
- Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, lương cho bộ phận quản lý kếtoán ghi:
Nợ TK 642(642.1) : 34.650.000 đ
Có TK 334 : 29.170.000 đ
Có TK 338 : 5.480.000 đ
Trang 29- Căn cứ vào phiếu xuất kho, chi phí nguyên vật liệu dùng cho bộ phậnquản lý, kế toán ghi:
- Cuối tháng toàn bộ chi phí QLDN được tập hợp và kết chuyển sang
TK 911 để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi:
Trang 30kết quả kinh doanh”, Ngoài ra còn sử dụng tài khoản 421 “ Lãi chưa phânphối” để kết chuyển lãi của công ty.
- Kết chuyển các khoản ghi giảm doanh thu:
Cuối kỳ kế toán kết chuyển lãi trong kỳ từ TK 911 sang tài khoản 421theo bút toán:
Nợ TK 911 : 37.534.000 đ
Có TK 421 : 37.534.000 đ
Trang 31CHƯƠNG IIIMỘT SỐ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN KINH DOANH
- Việc tổ chức hệ thống sổ sách kế toán, chứng từ kế toán và luânchuyển hợp lý, khoa học trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc của chế độ kế toánhiện hành, phù hợp với khả năng, trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán hiệnnay, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty , suốt thời gianqua công ty luôn chấp hành các chính sách, chế độ thuế của nhà nước, tổ
Trang 32chức mở các sổ kế toán hợp lý để phản ánh, giám đốc tình hình tiêu thụ, ghichép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Vì vậy nó góp phần bảo vệ tàisản của công ty trong lĩnh vực lưu thông
- Việc tổ chức bộ máy kế toán phụ trách công tác kế toán tiêu thụ thànhphẩm và xác định kết quả là hợp lý, phát huy hết năng lực và trình độ của kếtoán viên
- Việc xác định kết quả bán hàng của công ty cũng được thực hiện đầy
đủ tính toán đơn giản, dễ thực hiện
Chưa có nhiều những chính sách thích hợp để khuyến khích khách hàngmua hàng với số lượng lớn và thường xuyên để tăng khả năng tiêu thụ
- Về hình thức ghi sổ:
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ là hình thức: “nhật ký
chứng từ”, các sổ cái đựoc lập có tính chất tổng hợp chỉ ghi số liệu tổng
cộng Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, việc áp dụng cácchương trình phần mềm vào kế toán trong hình thức nhật ký chứng từ rấtphức tạp, không thuận tiện cho việc đưa tin học vào và gây khó khăn chocông tác kế toán
Trang 33- Về hệ thống tài khoản:
Chưa sử dụng tài khoản 159 “dự phòng giảm giá hàng tồn kho”, điềunày là nhược điểm vì lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho là rất cầnthiết, vì nó không chỉ giúp cho việc tiêu thụ thành phẩm tốt hơn mà còn giúpcông ty hạn chế những thiệt hại không đáng có do việc hàng tồn kho giảmgiá
3.2Một số kiến nghị
3.2.1 Về công tác bán hàng:
Tăng cường tiếp thị các sản phẩm của công ty rộng rãi trên các phươngtiện thông tin đại chúng để sản phẩm của công ty trở nên gần gũi hơn vớingười dân Có thêm nhiều chính sách thích hợp với khác hàng để khuyếnkhích khách hàng mua hàng của công ty “ Tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với
số vòng chu chuyển của hàng hóa và tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyểncủa hàng hóa” vì vậy khi công ty có được những chính sách, chiến lược bánhàng hợp lý thì khách hàng ỡe mua hàng của công ty nhiều hơn, làm cho vốncủa công ty quay vòng được nhanh hơn, nhiều hơn dẫn đến tăng lợi nhuậncho công ty
3.2.2 Về hình thức ghi sổ:
Theo em để dễ dàng cho công tác hạch toán, nếu có thể công ty nên ghi
sổ theo hình thức nhật ký chung Bởi vì công ty vừa được trang bị một hệthống máy vi tính hiện đại trong phòng kế toán Hầu hết công tác kế toán đãđược thực hiện trên máy, tuy nhiên hệ thống sổ sách của công ty khônghoàn toàn giống với chế độ quy định Nếu công ty dùng hình thức “ Nhật
ký chứng từ” thì số liệu không cập nhật theo từng chứng từ trong khi phầnmềm kế toán của công ty lại cho phép sổ cái theo hình thức “ Nhật ký
Trang 34chung” Đây là hình thức ghi sổ đã áp dụng khá phổ biến vì dễ sử dụng,hợp lý với việc làm kế toán trên máy vi tính Đặc biệt rất thích hợp với việchạch toán nghiệp vụ bán hàng thông qua các nhật ký đặc biệt: Nhật ký thutiền, nhật ký chi tiền, nhật ký bán hàng
+ Trường hợp số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập cuối niên độ kế toán năm trước, số chênh lệch lớn hơn phải được lập thêm, kế toán ghi :
Nợ TK 632 “ GVHB” ( chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho)
Có TK 159 “dự phòng giảm giá hàng tồn kho”
+ Trường hợp số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập cuối niên độ kế toán năm trước, số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập, kế toán ghi :
Nợ TK 159 “dự phòng giảm giá hàng tồn kho”
Có TK 632 “ GVHB” ( chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho)
Trang 35Kết luận
Những năm qua cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lý kinh
tế chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp đã thực sự phải vận động đểtồn tại và đi lên bằng chính thực lực của mình Cơ chế thị trường đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải năng động, sản xuất kinh doanh phải có lãi, tự mình tìmcác nguồn vốn để sản xuất kinh doanh đồng thời phải tự bảo toàn và pháttriển vốn kinh doanh ngay cả khi hoạt động thuận lợi, phát đạt cũng như khi
có nguy cơ thua lỗ, phá sản Muốn đạt được điều đó đòi hỏi công tác kế toántrong doanh nghiệp nói chung và công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụthành phẩm, xác định kết quả tiêu thụ nói riêng ngày càng được củng cố vàhoàn thiện để thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế tài chính, góp phầnvào công việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Các doanh nghiệp phải biết vận dụng một cách sáng tạo và hợp lývào thực tiễn để công tác kế toán phát huy hết vai trò trong quá trình quản lýkinh tế của doanh nghiệp
Trong thời gian thực tập tại phòng kế toán Công ty cổ phần chế biếnkinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội, em đã đi sâu tìm hiểu về côngtác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, em nhận thấy những mặtmạnh công ty cần phát huy đồng thời còn một số vấn đề còn tồn tại Để khắcphục phần nào những điểm chưa hoàn thiện đó, em đã mạnh dạn đưa ra một
số ý kiến đóng góp với mục đích hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán bánhàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần chế biến kinh doanhlương thực – thực phẩm Hà Nội
Do thời gian thực tập ngắn và hiểu biết về thực tế còn hạn chế nên cácvấn đề đưa ra trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mongđược sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của thầy cô và những người quan tâm đểluận văn của em được hoàn thiện thêm
Trong thời gian thực tập em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệttình của cô giáo,Thạc sĩ Phan Thị Mai Hương và sự giúp đỡ của cô, chútrong phòng kế toán tài chính của công ty Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, tháng 3 năm 2007
Sinh viên
NGUYỄN TUẤN ANH