“Thế Lữ không…thơ mới hay” - Ra đời 1934, cách mạng trải qua cuộc khủng bố trắng, tứ thơ xuất hiện khi tác giả nhìn thấy hình ảnh con hổ trong vườn bách thú trên đường đi làm về - In t
Trang 1Tiết:73,74 NHỚ RỪNG
NS: 20.12
I.MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Cảm nhận được niềm khát khao mãnh liệt, nỗi chán ghét cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối,được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú
- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ
II CHUẨN BỊ:
1.GV:Soạn bài_ nghiên cứu tài liệu.
2.HS: Đọc VB , soạn bài theo câu hỏi SGK
III.PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, phát vấn , bình giảng
IV.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1 Ổn định:
2 Kiểm tra: Kiểm tra – nhắc học sinh thái độ học tập ở học kỳ II
3 Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả và hcst, xuất xứ bài thơ:
- Đọc phần chú thích * → Hồn thơ giàu chất lãng mạn Tuy nói “Tôi là
người bộ hành phiêu lãng/ Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi”→
mang nặng tâm sự thời thế, đất nước “Thế Lữ không…thơ mới hay”
- Ra đời 1934, cách mạng trải qua cuộc khủng bố trắng, tứ thơ xuất hiện
khi tác giả nhìn thấy hình ảnh con hổ trong vườn bách thú trên
đường đi làm về
- In trong “Mấy vần thơ- Tập mới”
* Hoạt động 2: Hướng dẫn H đọc văn bản và chú thích:
- G hướng dẫn :Đọc chính xác, có giọng điệu phù hợp với nội dung cảm
xúc của mỗi đoạn thơ (sôi nổi, da diết, ngao ngán)
- G đọc mẫu một lần, hai em H đọc lại
- Đọc các chú thích, lưu ý từ Hán Việt, từ cổ
* Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản:
* Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- Thể thơ tự do, tám chữ, gieo vần liền, vần bằng trắc hoán vị đều đặn
Đây là sự sáng tạo của thơ mới, trên cơ sở kế thừa thơ tám chữ hay
hát nói truyền thống nhưng linh hoạt và tự do hơn
* Chia bố cục bài thơ?
- Đoạn 1,4: Cảnh con hổ bị giam cầm ở vườn bách thú
- Đoạn 2, 3: Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó
- Đoạn 5: Nỗi khát khao và nuối tiếc những năm tháng hào hùng của một
( Tiết I )
I Tìm hiểu tác giả:
Học chú thích * /5 SGK
II Tìm hiểu văn bản:
1 Đọc:
2 Bố cục:
Trang 2thời tung hoành ngự trị
- G lưu ý: - Bài thơ có hai cảnh tượng tương phản thực tại và quá khứ
- Cấu trúc này phù hợp với diễn biến tâm trạng hồ, làm nổi bật
chủ đề
H đọc đoạn 1, 4
* Đoạn 1 nói lên điều gì của con hổ? Em hãy phân tích tâm trạng ấy?
- Tâm trạng của hổ trong cảnh ngộ bị giam hãm ở vườn bách thú
- Từ “chúa tể muôn loài” hổ trở thành “thứ đồ chơi” , ngang bầy với bon
“dở hơi, vô tư lự” tầm thường, vô nghĩa lí
- Căm uất (gậm, khối), ngao ngán→ không thoát được, đành buông xuôi
bất lực (nằm …qua)
* Câu thơ mở đầu đoạn 4 “Nay ta…thâu”, có ý nghĩa như thế nào?
- Từ “nay” như một sự khẳng định về thời gian hiện tại cùng với nỗi nhục
nhằn hổ đang gánh chịu
* Sống trong niềm uất hận nghìn thu , hổ nhìn cảnh vật và nhớ về thời
quá khứ vàng son của mình như thế nào Đọc đoạn 2,3.
-Chú ý khổ 2 Hình ảnh giang sơn hùng vĩ thời oanh liệt của hổ được
tái hiện như thế nào qua nỗi nhớ?
- Sơn lâm, bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi, thét khúc
trường ca dữ dội, lá gai cỏ sắc, hang tối, chốn thảo hoa không tên không
tuổi→ Đó là “chốn ngàn năm cao cả âm u, là cảnh nước non hùng vĩ, là
oai linh, ghê gớm”
* Nhận xét về từ ngữ, nhịp thơ? Góp phần diễn tả được điều gì?
Số chữ thay đổi linh hoạt, nhịp thơ ngắn 4/2/2, động từ mạnh, tính từ gợi
tả tăng tiến → Núi rừng đại ngàn lớn lao phi thường, hùng vĩ, hoang sơ,
dữ dội đầy bí mật
* Trên cái phông nền rừng núi hùng vĩ đó, hình ảnh hổ hiện lên như
thế nào? Nhận xét về nt miêu tả? Cảm nhận về vẻ đẹp của chúa tể sơn
lâm?
- Hổ bước …hoàng/Lượn …nhịp nhàng/ vờn…mắt thần…im hơi
- Câu thơ sống động, từ láy gợi tả, động từ phù hợp, giàu chất tạo hình,
ẩn dụ (sóng cuộn)
- Miêu tả chính xác vẻ đẹp vừa mềm mại, uyển chuyển, vừa rất uy nghi,
dũng mãnh của hổ Vẻ đẹp oai phong đầy sức mạnh chế ngự muôn loài
của vị chúa tể giữa giang sơn của mình
H đọc khổ 3
* Đoạn 3 là một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy về cuộc sống hạnh phúc
ngày xưa của hổ Em hãy phân tích để thấy được sự đặc sắc của bộ
3 Phân tích:
a Cảnh con hổ
ở vườn bách thú: (đoạn 1,4)
- Hổ căm uất, nhục nhằn trong cảnh ngộ tù hãm nhưng đành bất lực , ngao ngán, chán chường
- Sự bực dọc, khinh miệt, chán ghét cao độ trước cuộc
thường, tù túng, giả dối, đơn điệu ở vườn bách thú Đó chính là cái thực tại của xã hội đương thời
(Tiết II )
b Hổ trong chốn giang sơn
Trang 3tranh ấy?
+ Cảnh “đêm vàng bên bờ suối”, hổ “say…tan” → thơ mộng, diễm ảo, tự
do
+ Cảnh “ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”→ dữ dội, mãnh liệt với
hình ảnh hổ mang dáng dấp đế vương “ta lặng…đổi mới”
+ Cảnh “bình…gội”→ chan hoà ánh sáng, vạn vật được tắm dưới ánh
nắng hồng, rộn rã, tưng bừng tiếng chim đang ca hát cho giấc ngủ của
chúa sơn lâm, giấc ngủ của kẻ uy quyền tự do
+ Cảnh “chiều…rừng”→ cảnh rực rỡ,dữ dội với gam màu đỏ của mặt trời
gay gắt, của ráng chiều Và hổ đang đợi “mảnh mặt trời” kia “chết” đề
ngự trị, chiếm lấy riêng phần bí mật
⇒ Ở cảnh nào núi rừng cũng mang vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng tráng lệ
Và trong từng cảnh, hổ đều hiện lên thật kiêu hùng, lẫm liệt, hạnh
phúc đầy quyền uy của một kẻ tự do làm chủ giang sơn mình
* Nghệ thuật nào đã góp phần khắc hoạ tâm trạng của hổ?
+Điệp từ, câu hỏi tu từ ⇒ diễn tả thắm thía nỗi nhớ tiếc khôn nguôi, xoáy
sâu nỗi khát khao về cuộc sống hạnh phúc đã qua không bao giờ còn
được thấy nữa
+ Từ ngữ gợi tả, hình ảnh tráng lệ huy hoàng,có sức gơị cảm, tạo màu sắc
âm thanh, trí tưởng tượng phong phú giàu chất lãng mạn→ Bút pháp lãng
mạn trong thơ mới
→ Nỗi nhớ thật mãnh liệt, giấc mơ thật huy hoàng, nhưng đã khép lại
trong tiếng than u uất “Than ôi thời oanh liệt…”
* Đoạn 5 như là lời kết thúc về nỗi nhớ của hổ Hãy đọc lại khổ cuối
Em hiểu gì về đoạn thơ?
- Lời nhắn gởi thống thiết, réo gọi thiết tha, khao khát trở về rừng thiêng,
trở về với tự do nhưng cũng thật vô vọng Thể xác đành bất lực, tâm linh
gởi chốn hùng thiêng xưa cũ, nỗi nhớ thật mãnh liệt sâu thẳm Nỗi nhớ
như một lời thề son sắt thuỷ chung, tấm lòng của người dân nước Việt dù
đang sống cảnh đời nô lệ nhưng vẫn hướng về cội nguồn , về đất nước
nghìn thu
H thảo luận: Nhận xét về hai cảnh giữa đoạn 1,4 và 2,3 Điều đó góp
phần nói lên điều gì? Mượn lời của hổ, nhà thơ muốn gởi gắm tâm
trạng gì?
- Hai cảnh tượng, hai thế giới có sự đối lập và tương phản gay gắt→ nỗi
bất hoà sâu sắc với thực tại và niềm khát khao tự do mãnh liệt của nhân
vật trữ tình
- Đó là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn, đồng thời là tâm trạng chung của
(Đoạn 2,3)
- Cảnh sơn lâm là một bức tranh thiên nhiên hoành tráng của núi rừng đại ngàn, hùnh vĩ, phi thường cùng với vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt đầy quyền lực của vị “chúa tể muôn loài”
- Bộ tranh tứ bình lộng lẫyvới đêm vàng thơ mộng, ngày mưa dữ dội, bình minh rộn rã, hoàng hôn rực rỡ là cuộc sống hạnh phúc , huy hoàng của hổ trong những năm tháng tự
do
c Tâm trạng nhà thơ qua nỗi nhớ rừng của hổ:
Nghệ thuật đối
Trang 4người dân VN mất nước khi đó Bài thơ là nỗi niềm sâu kín , là tâm sự
chung của lớp trí thức yêu nước đương thời Vì vậy, bài thơ vừa ra đời đã
được công chúng đón nhận
* Thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ?
- Tràn đầy cảm hứng lãng mạn: mạch cảm xúc sôi nổi,cuồn cuộn cứ tuôn
trào, tạo sức lôi cuốn mạnh mẽ (văn biểu cảm, thơ trữ tình lãng mạn)
- Chọn biểu tượng rất thích hợp và đẹp để thể hiện chủ đề bài thơ:
+ Chúa sơn lâm oai hùng bị tù hãm→ người anh hùng chiến bại mạng
tâm sự u uất
+ Rừng đại ngàn→ thế giới tự do, rộng lớn, khoáng đạt
+ Vườn bách thú→ thực tại tù túng, giả dối, tầm thường → Thể hiện
tâm sự, cảm hứng lãng mạn của tác giả
+ Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình (hình ảnh chi tiết trong cảnh sơn lâm
hùng vĩ - vẻ đẹp tráng lệ, phi thường, thơ mộng)
+ Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú,giàu sức biểu cảm , âm điệu dồi
dào, cách ngắt nhịp linh hoạt Giọng thơ khi thì u uất,bực dọc,
dằn vặt, khi thì say sưa, tha thiết, hùng tráng…tràn đầy cảm xúc
→ Tạo sự thành công cho Thơ mới trên thi đàn VN Tính chất biểu
cảm trong thể loại trữ tình
* Hoạt động 3 : H rút ra ghi nhớ:
- Mượn lời của hổ, bài thơ đã diễn tả điều gì? H rút ra ghi nhớ sgk
* Hoạt động 4: Hướng dẫn H luyện tập:
- H đọc diễn cảm bài thơ
- H đọc câu 4 SGK/7?
lập→ nỗi bất hoà thực tại và khát khao tự do của hổ chính là tiếng lòng yêu nước của tác giả, của người dân Việt Nam
III Ghi nhớ:
Học SGK/7
IV Luyện tập :
-Đọc diễn cảm -Câu 4* /7
V CỦNG CỐ - DẶN DỊ :
+ Bài cũ: Đọc diễn cảm bài thơ? Cảm nhận của em về bộ tranh tứ bình?
Học thuộc lòng bốn khổ đầu
Nắm kĩ phần phân tích và ghi nhớ Viết bài cảm nhận
+Bài mới: Chuẩn bị “Câu nghi vấn” cho tiết sau.
VI RKN
NS: 21.12
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp học sinh:
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn
Trang 5-Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác
- Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn dùng để hỏi
II CHUẨN BỊ:
1.GV:Soạn bài_ nghiên cứu tài liệu.
2.HS:Chuẩn bị bài tập , soạn bài theo câu hỏi SGK
III.PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, phát vấn , trắc nghiệm,trao đổi,thực hành
IV.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1 Ổn định:
2 Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài thơ NHỚ RỪNG của THẾ LỮ.
Phân tích tâm tư của nhà thơ? Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
3.Bài mới:
* Hoạt động1: Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính
của câu nghi vấn:
H đọc đoạn văn phần I /11
* Trong đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn? Dựa vào
những đặc điểm hình thức cho biết đó là câu nghi vấn?
+ Các câu: - Sáng này người ta đấm u có đau lắm không?
- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?
- Hay là u thương chúng con đói quá?
+ Đặc điểm hình thức cho biết các câu trên là câu nghi vấn:
- Dấu câu: dấu chấm hỏi đặt cuối câu
- Từ ngữ nghi vấn: có…không; (làm) sao, hay là
* Hãy tìm thêm vài từ ngữ nghi vấn mà em biết?
* Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì?
+ Chức năng chính là dùng để hỏi (kể cả những câu tự hỏi:
“Người đâu gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gì hay
không?”)
* H đặt câu? Chỉ ra hình thức và chức năng của ví dụ dặt?
* Qua phân tích các ví dụ, em hãy cho biết các đặc điểm của câu
nghi vấn? (hình
thức, chức năng, cách viết) H đọc ghi nhớ?
* Hoạt động 2 Hướng dẫn học sinh luyện tập:
I Bài hoc:
Đặc điểm, hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn Học ghi nhớ SGK/ 11
II Luyện tập:
A Ở lớp: Bài
1, 2, 3 trang 12,13
4 Củng cố - luyện tập:
Trang 6* Bài 1/11: Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức:
a Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
b Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?
c Văn là gì? Chương là gì?
d Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? Đùa trò gì? Cái gì thế? Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả?
→Đặc điểm hình thức: Những từ gạch dưới và dấu chấm hỏi ở cuối câu (trong ngôn ngữ viết)
* Bài 2/12: Xét các câu:
Căn cứ vào từ: hay Không thể thay từ “hay” bằng từ “hoặc” (sai ngữ pháp hoặc biến thành một câu khác thành kiểu câu trần thuật.)
* Bài 4/13: Phân biệt hình thức và ý nghĩa:
Câu a: Hình thức: có …không
Ý nghĩa : không có sự giả định nào trước đó
Câu b: Hình thức: đã…chưa
Ý nghĩa: có giả định là người được hỏi, trước đó có vấn đề về sức khoẻ (đúng)
Ví dụ: - Cái áo này có mới lắm không?(đúng)/ Cái áo này đã mới lắm chưa? (sai)
* Bài 6/ 13: Xác định câu đúng, câu sai:
+ Câu a đúng không biết bao nhiêu kilôgam, ta vẫn có thể cảm nhận được một vật nào đó nặng hay nhẹ nhờ các từ “bưng hay vác” (đang phải hỏi)
+ Câu b chưa ổn, vì chưa biết giá bao nhiêu , không thể nói món hàng mắt hay rẻ (đang phải hỏi)
5 Dặn dò:
- Bài cũ: Hoc lí thuyết? Hoàn chỉnh bài tập?
-Bài mới: Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
Trả lời các câu hỏi, chú ý các kiến thức: Khi viết đoạn văn nên làm như thế nào?
Các ý trong đoạn văn sắp xếp theo trình tự nào?
NS:23.12
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp học sinh:
- Biết cách sắp xếp cacù ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lí
II CHUẨN BỊ:
Trang 71.GV:Soạn bài_ nghiên cứu tài liệu.Đoạn văn mẫu.
2.HS:Chuẩn bị bài tập , soạn bài theo câu hỏi SGK
III.PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, phát vấn , trắc nghiệm,trao đổi,thực hành
IV.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1 Ổn định:
2 Kiểm tra:- Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn? Cho
ví dụ?
- Kiểm tra bài tập về nhà?
3 Bài mới:
* Hoạt động1: Tìm hiểu về cách sắp xếp trong đoạn văn thuyết
minh:
* G lưu ý học sinh:
- Đoạn văn là bộ phận của bài văn Viết tốt đoạn văn là điều kiện
để làm tốt bài văn - Đoạn văn thường gồm từ hai câu trở lên sắp
xếp theo một thứ tự nhất định
* H đọc đoạn a Xác định câu chủ đề? (câu 1)
* Nội dung các câu còn lại? Quan hệ giữa chúng và câu chủ đề?
- Câu2: cung cấp thông tin về lượng nước ít ỏi
- Câu 3: cho biết lượng nước ấy bị ô nhiễm
- Câu 4: nêu sự thiếu nước ở các nước trên thế giới thứ 3
→ Các câu còn lại bổ sung thông tin,làm rõ ý chủ đề, câu nào
cũng hướng về chủ đề
* H đọc đoạn văn b Xác định câu chủ đề? Từ ngữ chủ đề?
- Câu chủ đề: câu 1- Từ ngữ chủ đề: Phạm Văn Đồng
* Nội dung các câu còn lại? Chúng được trình bày theo cách
nào, để làm rõ chủ đề?
- Câu 2: cung cấp thông tin về cuộc đời tham gia cách mạng của
bác Phạm Văn Đồng
- Câu 3: nêu tình cảm và sự gắn bó giữa Bác PVĐ và Chủ tịch
HCM → Theo lối liệt kê các hoạt động đã làm , để hướng
về và làm rõ chủ đề của văn bản
* Hoạt động 2: Nhận xét và sửa lại đoạn văn thuyết minh
* H đọc đoạn văn Đoạn văn thuyết minh về điều gì? Nhược
điểm của nó?
- Đoạn văn thuyết minh về cấu tạo của chiếc bút bi
- Nhược điểm: các ý trình bày lộn xộn
I Bài học:
Đoạn văn trong văn bản thuyết minh
Học ghi nhớ SGK trang 15
Trang 8* Nếu giới thiệu cây bút bi thì em phải giới thiệu như thế nào?
(yêu cầu H làm bố cục ra giấy, sau đó sửa lại đoạn văn)
- Thứ tự: ruột bút (đầu bi+ống mực), vỏ bút (ống nhựa hoặc sắt
để bọc ruột bút bi và
làm cán bút viết, phần này gồm ống, nắp bút có là xo)
* Hoạt động3: Nhận xét và sửa lại đoạn văn viết về đèn bàn:
* H đọc đoạn văn b Yêu cầu về nội dung của đoạn văn? Nhận
xét nhược điểm?
* Nêu cách sửa lại? (Nên giới thiệu đèn bàn bằng phương pháp
nào? Từ đó nên tách làm mấy doạn? Mỗi đoạn nên viết như thế
nào?) H làm dàn bài G sửa, sau đó hướng dẫn cách sưả và viết
lại
* Từ phân tích trên, em rút ra kết luận gì? (Khi làm bài văn
thuyết minh? Khi viết đoạn văn trong văn bản thuyết
minh? Các ý trong đoạn văn nên được sắp xếp theo thứ
tự?) H đọc ghi nhớ ý 1và2/ 15
* Hoạt động5: Hướng dẫn H luyện tập:
H đọc yêu cầu, thực hiện các bài tập Gv sửa
II Luyện tập :
A Ởlớp: Bài
1, 2 trang 15
B Về nhà: Bài
3 trang 15
4 Củng cố- luyện tập :
* Bài 1/15: Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn “Giới thiệu trường em”
* Bài 2/15: Viết đoạn văn thuyết minh cho chủ đề: “Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của
nhân dân Việt Nam” :
Gợi ý: Có thể viết đoạn văn với các ý sau:
- Người đã suốt đời nêu cao ngọn cờ độc lập và tự do cho dân tộc
- Nhân dân Việt Nam kính yêu Người, gọi Người là Bác
5 Dặn dò:
+ Bài cũ: Học lí thuyết Hoàn chỉnh bài tập 3/15
+Bài mới: Soạn bài “Quê hương”