1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thực hiện kế hoạch đào tạo ngành học Lịch Sử

186 345 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 186
Dung lượng 5,75 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ ÁN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THCS - LOAN No1718-VIE (SF)  HOÀNG ANH KHIÊM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGÀNH HỌC LỊCH SỬ (Sách trợ giúp giảng viên CĐSP) 2 NHÀ XT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2007 PHẦN MỞ ĐẦU MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN ĐẠI  “Hãy dạy làm sao để học sinh cảm thấy những điều được học như một phần thưởng quý giá chứ không như một nhiệm vụ ngán ngẩm” Albert Einstein Đổi mới căn bản các hoạt động giáo dục hiện nay là một yêu cầu cấp thiết trong xu thế hội nhập, phát triển. Sự đổi mới toàn diện về nội dung chương trình, đội ngũ giảng dạy, phương pháp, kỹ thuật và phương thức tư duy của người học là một cuộc cách mạng của ngành giáo dục nhằm đáp ứng những đòi hỏi của đất nước trong bối cảnh mới của thời đại. Đó là một thời đại với sự thay đổi lớn lao về tri thức về hình thức và nội dung, về ý nghóa tri thức, về trách nhiệm của tri thức và về những đặc điểm của con người có giáo dục. “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” vẫn luôn là trọng tâm của sự đổi mới phương pháp dạy học hiện đại 1 . Ở nước ta từ thập niên 60 của thế kỷ XX đã thực hiện nguyên lý “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực chất, quan điểm “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” cũng đã được xác đònh từ các thập niên 70, 80, 90 và đến năm 2000 đã chính thức trở thành chủ trương của nhà nước 1 Quan điểm dạy học tích cực này đã được đề ra từ thế kỷ XVIII với tư tưởng của J.J.Rousseau (trào lưu “Triết học nh sáng”) ở châu u và ảnh hưởng sâu rộng đến các nhà khoa học thế kỷ XIX. 3 (NQ40/2000/QH10). Đó là quan điểm “thày chủ đạo, trò chủ động” hay “dạy học phát huy tính tích cực của học sinh”. Vấn đề là bằng cách nào gắn được những lý luận hết sức đúng đắn đó vào thực trạng nền giáo dục hiện nay ở tất cả các bậc học. Ngay từ những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, các nhà nghiên cứu giáo dục đã nêu ra những vấn đề bất cập về vò trí, vai trò của khoa học xã hội trong lónh vực giáo dục – đào tạo: từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng cho đến nay, đa số học sinh, sinh viên thích các ngành khoa học kó thuật, khoa học tự nhiên hơn khoa học xã hội. Chỉ có một số ngành của khoa học xã hội liên quan đến kinh tế, đối ngoại như thương nghiệp, kinh tế kế hoạch, quan hệ quốc tế, ngoại giao… được sinh viên quan tâm. Còn các ngành như kinh tế chính trò học, chủ nghóa xã hội khoa học, triết học thì chưa thu hút được học sinh, sinh viên vì chưa thực sự đổi mới chương trình và đội ngũ giảng dạy các ngành khoa học xã hội còn khá bảo thủ, ảnh hưởng của một giai đoạn dài của thời kỳ bao cấp, duy ý chí. Chúng ta muốn hình thành nhân cách xã hội chủ nghóa nhưng uy tín của khoa học lý luận đang giảm sút, thiếu bổ sung, còn nặng tính hàn lâm, giáo điều và minh họa. Thậm chí, theo một số nhà nghiên cứu thì thực trạng khoa học xã hội hiện nay đã là một vấn đề trầm trọng. Trong xu thế hội nhập quốc tế, xã hội đòi hỏi bức xúc về cải cách chính trò, cải cách hành chính nhưng trong các hệ thống trường học lại ngán ngại môn học chính trò, và khoa học xã hội nói chung. Khoa học lòch sử và văn học cũng nằm trong bối cảnh chung đó. Trong thực tế hiện nay, vò trí bộ môn lòch sử ở bậc học phổ thông, chế độ tuyển sinh và chính sách ngành nghề đối với các ngành khoa học xã hội cũng tác động không nhỏ đến việc xác đònh mục đích, động cơ học tập và chất lượng đào tạo của đa số học sinh, sinh viên… Dư luận, báo chí một vài năm gần đây cũng đã có những diễn đàn bày tỏ sự quan ngại về chất lượng dạy và học lòch sử nhất là về lòch sử dân tộc của học sinh, sinh viên ở tất cả các bậc học. Thế hệ trẻ ngày nay tự khẳng đònh mình bằng tri thức thời đại và nền văn hoá dân tộc, song còn nhiều hạn chế về phương pháp tư duy trừu tượng mang tính sáng tạo, khám phá. Sinh viên cần biến những tri thức hàn lâm sách vở, kiến thức thời đại thành vốn tri thức của riêng mình mà không phải chỉ là sự sao chép, thừa hưởng. Hiểu sâu, biết rộng những kiến thức lòch sử và kỹ năng vận dụng vào thực tiễn phải là nhu cầu tự thân của tuổi trẻ trong hành trang vào đời. Nhà trường, các thày cô giáo cần phải khắc phục những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống để rèn luyện cho học sinh phương pháp tư duy độc lập, năng lực trí tuệ và sự say mê sáng tạo. Những trở lực lớn trong phạm vi rộng hiện nay về môi trường làm việc tập thể đó là tính hợp tác, kỹ năng làm việc theo nhóm và ý thức tự giác - một ý thức mới trong hội nhập và phát triển. Những giá trò ảo, bệnh 4 thành tích, sự níu kéo lẫn nhau, chủ nghóa bình quân… trong công tác quản lý, trong dạy và học hiện nay đang là một trở lực vô hình và rất nguy hiểm. Một “sức ì” khá phổ biến trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay là sinh viên rất ngại phát biểu (hoặc không muốn là người phát biểu đầu tiên) trong các vấn đề xêmina (seminar). Giảng viên cũng cần có biện pháp tình thế hoặc xem lại cách nêu vấn đề của mình đã phù hợp, lôi cuốn, hấp dẫn sinh viên chưa. Đội ngũ giảng viên lòch sử cũng cần phải biết vượt qua sự bảo thủ của chính mình và những hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống. Xã hội văn minh ngày nay chính là xã hội của những con người tự giác – theo nghóa rộng, do những con người tự giác tạo ra. Đối với các trường đại học, cao đẳng bản chất hoạt động dạy và học là hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính chất nghiên cứu của sinh viên dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Sinh viên phải là chủ thể của hoạt động nhận thức – huy động ở mức cao nhất tiềm năng, vốn sống để chiếm lónh tri thức, kỹ năng. Trong quá trình đó, sinh viên không chỉ tái tạo lại tri thức mà còn tìm kiếm tri thức mới. Với những hoạt động dạy – học tương tác và hệ thống các phương pháp tích cực, sinh viên sẽ được học và tìm kiếm tri thức, kỹ năng trong điều kiện sư phạm. Đổi mới phương pháp dạy học lòch sử theo hướng tích cực (active method) ở các trường Cao đẳng sư phạm, Đại học sư phạm là sự vận dụng, tích hợp các lý thuyết dạy học hiện đại với hệ thống các phương pháp tích cực và có sự trợ giúp của công nghệ mới. Muốn vậy, cần đổi mới nhận thức về 4 nhiệm vụ dạy học của hệ đào tạo sư phạm hiện nay đối với ngành học lòch sử: dạy tri thức khoa học lòch sử, dạy kỹ năng dạy học bộ môn lòch sử; dạy phương pháp lưu trữ, xử lý thông tin, sử dụng thông tin và phương pháp nghiên cứu khoa học lòch sử…; hình thành thái độ, thế giới quan khoa học, đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Các nhiệm vụ dạy học này phụ thuộc vào sự đổi mới, hoàn thiện 4 yếu tố trong cấu trúc hoạt động dạy - học tương tác: chương trình, giáo trình; giảng viên; phương tiện, thiết bò dạy học hiện đại và sinh viên. Trong đó, giảng viên, sinh viên là hai yếu tố chính (hai yếu tố động) các yếu tố khác chỉ trở nên có ý nghóa khi đặt trong tác động tương hỗ của hai yếu tố này vì nó đònh hướng cho những tác động của giảng viên và những đáp ứng của sinh viên trong suốt quá trình học tập. Tuy còn nhiều vấn đề bất cập, song điều kiện quyết đònh và quan trọng hàng đầu trong công cuộc đổi mới hiện nay vẫn là sự tự hoàn thiện đổi mới của giảng viên. Giảng viên phải được hoàn thiện chu đáo để thích ứng với những thay đổi chức năng, với những nhiệm vụ đa dạng phức tạp của hướng dạy học theo phương pháp tích cực và có tâm huyết với công cuộc đổi mới giáo dụ. Giảng viên phải thực sự có tri thức khoa học sâu rộng về chuyên môn, có trình độ nghiệp vụ tiên tiến để có được sự ứng 5 xử tinh tế trong mọi tình huống.Ngoài sứ mệnh của khoa học xã hội là ngành khoa học dẫn đường, khoa học lòch sử nói riêng còn có ý nghóa to lớn trong giáo dục truyền thống và những giá trò nhân văn cao quý.Chính tri thức khoa học sâu rộng của giảng viên sẽ quyết đònh phương pháp khoa học trong giảng dạy, truyền thụ tri thức. Trong thời đại bùng nổ thông tin và cách mạng khoa học – công nghệ, giảng viên cũng cần phải có khả năng nhất đònh về ngoại ngữ, tin học để khai thác, cập nhật thông tin khoa học và các nguồn tư liệu phong phú trên mạng internet, làm chủ được các phương tiện công nghệ thông tin, thiết bò hiện đại, vận dụng sáng tạo trong giảng dạy. Mục tiêu chính của kế hoạch đào tạo ở cao đẳng, đại học ngành sư phạm không phải là thông tin lại toàn bộ tri thức lòch sử nói chung mà là truyền thụ các vấn đề, chuyên đề lòch sử mang tính khoa học của chương trình đồng tâm. Đó là các vấn đề về phương pháp luận sử học, những quy luật phát triển của lòch sử xã hội, phương pháp tư duy và những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết… Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy chương trình, giáo trình lòch sử cần phải được tinh giản vững chắc, phải chủ động, dày công thiết kế các kòch bản dạy học, tạo điều kiện cho thày, trò tổ chức những hoạt động học tập tích cực mà không cắt xén chương trình, dạy dồn, dạy ép hoặc thường xuyên bò “cháy giáo án”. Nhóm phương pháp thuyết giảng và lượng tri thức khoa học của giáo trình, sách giáo khoa là mặt mạnh của khoa học xã hội song cần giảm bớt những thông tin áp đặt buộc sinh viên phải thừa nhận và ghi nhớ máy móc. Với cách dạy theo vấn đề, trong một ý nghóa nhất đònh, giáo trình sẽ chỉ còn chức năng lưu trữ hệ thống các dữ liệu tra cứu. Giảng viên nên tăng cường các bài tập nhận thức về phương pháp luận sử học, giảm bớt những câu hỏi tái hiện lòch sử, tăng cường các câu hỏi phát triển thông minh, giảm bớt những kết luận áp đặt và tăng cường phương pháp gợi mở để sinh viên tự nghiên cứu phát triển bài học. Trong thực tế không có hai cách lựa chọn phương pháp dạy học giống nhau và cũng không có hai phong cách giảng dạy giống nhau. Ngành tâm lý học sư phạm có rất nhiều lý thuyết học tập khác nhau như “thuyết hành vi”, “thuyết nhận thức”, “thuyết kiến tạo”, “thuyết tự lập”… Mỗi lý thuyết đều có những ưu điểm và giới hạn riêng. Các nhà khoa học ngày nay không tìm kiếm một lý thuyết tổng quát toàn năng mà xu hướng chung là chỉ xây dựng những mô hình riêng lẻ cho từng chuyên ngành từng chuyên đề khoa học. Đó là việc vận dụng kết hợp một cách thích hợp các lý thuyết học tập khác nhau với sự trợ giúp của công nghệ mới nhằm đáp ứng những yêu cầu của cơ chế học tập. Chính vì vậy, những phương pháp, giải pháp nêu ra trong các phân môn, học phần lòch sử trong tài liệu này chỉ mang tính minh họa, gợi ý để cùng tìm ra các hình thức dạy học tốt nhất, hiệu quả nhất. 6 Phương pháp dạy học đối với khoa học lòch sử ở bậc cao đẳng, đại học thích hợp nhất là dạy học theo vấn đề lòch sử và theo các chuyên đề khoa học. Điều kiện tiên quyết là xác đònh được những vấn đề trọng tâm, bao trùm hết được các mục tiêu đào tạo về nội dung, kỹ năng… trong từng phân môn, học phần và từ đó lập ra kế hoạch thực hiện. Hệ thống các phương pháp hiện đại sẽ là sự kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp nêu vấn đề, phương pháp diễn giảng, phương pháp xêmina, phương pháp điều phối, phương pháp dự án (project method hoặc project based learning)… và sẽ đặc biệt có hiệu quả khi kết hợp với các phương tiện dạy học hiện đại. Các phương pháp này có khả năng vận dụng và tích hợp nhiều lý thuyết học tập khác nhau. Yếu tố tích cực là cách dạy học giải quyết vấn đề, dạy học đònh hướng hành động, dạy học khám phá và làm việc theo nhóm (thuyết nhận thức). Giảng viên giữ vai trò “người điều phối“ (một ứng dụng lý thuyết kiến tạo) tổ chức sự tương tác giữa sinh viên và đối tượng học tập, giúp sinh viên xây dựng thông tin mới vào cấu trúc tư duy đã được sinh viên tự điều chỉnh. Sinh viên học không chỉ là khám phá mà còn là sự giải thích, cấu trúc mới tri thức 2 (thuyết tự lập). Các phương pháp nhỏ như “tia chớp”, “philip xyz”, “công não”, “bể cá”… là những giải pháp tình huống để thay đổi động hình và kích thích tư duy người học nhằm tập trung sự chú ý vào nội dung chính. Các thể loại phương pháp này tuỳ thuộc vào sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo của giảng viên và sẽ có hiệu quả cao trong việc phát huy trí lực sinh viên. Cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học trên phải căn cứ vào bản chất công việc hoặc tài liệu sẽ học, bản chất mục tiêu học tập cần đạt đến, khả năng, năng lực của sinh viên và khả năng, kiến thức của giảng viên cùng các nguồn lực sẵn có (thời gian, nguồn tư liệu, thiết bò, phương tiện multimedia có thể sử dụng để phát huy hiệu quả nhất…) Khi lựa chọn phương pháp cần kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau sao cho sinh viên được tham gia nhiều nhất trong các hoạt động nhận thức. Sinh viên phải được tự học ít nhất 30% học phần hoặc các môn học (giảng viên cần hướng dẫn chu đáo phương pháp tự học, sinh viên nắm được nhiệm vụ và cách học, giảng viên cũng cần có các biện pháp để kiểm tra chất lượng nội dung tự học một các thiết thực…); sắp xếp sao cho trong một bài giảng lòch sử thời lượng giảng viên diễn giảng là ít nhất. Với hệ thống các phương pháp dạy học hiện đại giảng viên cần thử nghiệm nhiều kó thuật khác nhau. Phương pháp dạy học theo vấn đề, theo từng chuyên đề giúp sinh viên ghi nhớ sự kiện, nhân vật, đòa danh con số, ngày tháng (sẽ là rất nhiều)… một cách khoa học, 2 Việc dạy học nhằm phát triển tư duy, giải quyết vấn đề. Dạy học khám phá đòi hỏi nhiều thời gian, đòi hỏi cao ở sự chuẩn bò cũng như năng lực của giảng viên. Cấu trúc quá trình tư duy không quan sát trực tiếp được nên chỉ mang tính giả thuyết. 7 logic và vận dụng đúng vò trí, vai trò của chúng trong từng nội dung, từng vấn đề. Sinh viên không chỉ thuộc sự kiện, hiện tượng lòch sử mà còn hiểu sâu sắc quy luật phát triển mang tính toàn cục của các vấn đề, các giai đoạn lòch sử. Trong quá trình truyền thụ sinh động các nội dung khoa học, giảng viên phải đònh hướng được sự phát triển của sinh viên theo mục tiêu giáo dục. Đồng thời cũng phải đảm bảo được sự tự do của sinh viên trong các hoạt động nhận thức. Các phương pháp giảng dạy theo vấn đề, chuyên đề trong các phần phương pháp đào tạo cho một số học phần cụ thể trong sách này cũng được biên soạn theo hướng mở để giảng viên có thể sáng tạo lựa chọn các phương pháp nhỏ giải quyết vấn đề lòch sử một cách tốt nhất, phù hợp nhất và hiệu quả nhất tuỳ theo từng điều kiện hoàn cảnh, đối tượng sinh viên. Theo nguyên lý: thày say mê khoa học, trò tiếp nhận tri thức một cách hứng thú, thông minh, sáng tạo, chủ động thì phương pháp tích cực mới xảy ra. Một giờ học thành công là giờ học duy trì được sự hào hứng trong suốt quá trình dạy và học. Muốn vậy, trong mọi hoàn cảnh phải tạo được môi trường tương tác (thuyết kiến tạo) giữa giảng viên và sinh viên, giữa khối lượng tri thức và phương tiện, thiết bò có thể có được. Ngay từ đầu giảng viên phải khơi dậy được sự hứng thú, ham muốn hiểu biết ở sinh viên về các vấn đề lòch sử, nội dung khoa học vừa được đặt ra. Giảng viên nêu rõ cái đích học tập cần phải đạt được để sinh viên nhìn thấy ý nghóa của việc học, cách thức và điều kiện cần sử dụng và những giai đoạn học phải trải qua. Các bước lên lớp (không nhất thiết phải theo 5 bước một cách máy móc) giảng viên tiến hành bài giảng theo logic của trình tự phương pháp nêu vấn đề, sử dụng các kỹ thuật minh hoạ, mô phỏng, hệ thống hoá, khắc sâu những vấn đề quan trọng, kết luận, chuyển tiếp… Trong suốt giờ học, giảng viên buộc sinh viên tham gia bài học bằng hệ thống câu hỏi, tham gia thảo luận hoặc thuyết trình trên bảng… Giảng viên phải duy trì được kết cấu bài giảng, tốt nhất là tóm tắt được nội dung bài giảng trên bảng, nếu có điều kiện trên màn hình với các kỹ thuật máy chiếu overhaed hoặc slideshow project. Cuối cùng giảng viên phải gây được niềm tin vững chắc vào tri thức khoa học, thông thái, nhiệt tình đối với sinh viên trong suốt bài giảng. Giảng viên thể hiện những ý đònh này ở trong kế hoạch dạy học bộ môn và kế hoạch bài học. Điều kiện tiên quyết là giảng viên phải chuẩn bò tốt về kiến thức, tài liệu, các kênh tư liệu, thiết bò cần thiết và phù hợp. Sau mỗi tiết học cần nắm được những thông tin phản hồi từ lớp học về chất lượng tri thức và kỹ năng của sinh viên. Cuối cùng điều không thể thiếu là sự tự tin của giảng viên và phải hết sức nhiệt tình với phương pháp của mình. LOGIC HOẠT ĐỘNG DẠY LOGIC HOẠT ĐỘNG HỌC 8 1- Kích thích hứng thú học tập, nêu vđ 2- Tổ chức hoạt động học của sinh viên 3- Hợp tác - giúp đỡ 4- Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh 1- Hứng thú học tập - học tích cực xảy ra 2- Tham gia tích cực vào hoạt động học 3- Chòu trách nhiệm đến cùng việc học 4- Tự kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh Bài học kinh nghiệm Bài học kỹ năng Phương tiện dạy học hiện đại (multimedia) không phải là giải pháp toàn năng và cũng không phải là phương pháp dạy học hiện đại, nhưng hành động sử dụng những phương tiện dạy học này lại là hành động phương pháp. ng dụng multimedia trong các hoạt động dạy học đang là xu hướng mới tích cực trong việc phát huy trí lực học sinh, sinh viên. Đó là một hệ thống kỹ thuật dùng để trình diễn các dữ liệu và thông tin, sử dụng đồng thời các hình thức chữ viết, âm thanh, hình ảnh, động hình, film, vidéo clip, các hiệu ứng… qua hệ thống computer, trong đó tạo khả năng tương tác giữa người sử dụng và hệ thống. Từ đó khả năng tương tác giữa hoạt động dạy và hoạt động học có hiệu quả cao 3 . Học tập với đa phương tiện theo nghóa rộng cũng là sự sử dụng kết hợp những phương tiện truyền thống như giáo trình, sách giáo khoa, phấn trắng bảng đen (có thể thay bảng mica để tiện trình chiếu), máy chiếu bản phim trong (overhaed), máy chiếu vật thể, phim và các phương tiện nghe - nhìn khác. Trước mắt, sử dụng multimedia trong giảng dạy đã khắc phục được tình trạng dạy “chay” phổ biến, phụ thuộc hoàn toàn vào “chữ viết” và phương pháp “thuyết giảng” truyền thống hiện nay. Phương tiện hiện đại cho phép thể hiện linh hoạt những kênh thông tin khoa học phong phú như phim khoa học, ảnh tư liệu, bản đồ, video clip minh họa, mô phỏng thực tế, những hiệu ứng động… khiến bài giảng rất hấp dẫn, sinh động và đã được học sinh, sinh viên tiếp nhận hào hứng. Một lợi ích đáng kể nữa đó là tiết kiệm được thời gian giảng viên phải trình bày bảng, kẻ vẽ, treo bản đồ, mô phỏng, miêu tả… và thời gian cho các hoạt động tương tác có được nhiều hơn. Tuy nhiên, giảng viên phải đầu tư nhiều công sức, thời gian thiết kế các slide show trình diễn. Thông thường, nếu thiếu kinh nghiệm thì cũng khó tránh được tình trạng lạm dụng kỹ thuật, các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh, font chữ, màu nền 3 Ở các nước tiên tiến, văn hoá nghe nhìn cũng cạnh tranh với văn hoá đọc. Nền công nghiệp xuất bản sách giáo khoa cũng kìm hãm sự phát triển của giáo dục điện tử. Theo kinh nghiệm Mỹ, giải pháp hợp lý và hiệu quả nhất là kết hợp phương pháp tryền thống với hiện đại. Hiện thực ảo trong giáo dục cho phép gia tăng tới 20% năng lực trí tuệ của học sinh. Tuy vậy, nhân tố quan trọng nhất vẫn là thày giáo – yếu tố không máy móc nào có thể thay thế được 9 Anytime Anybody Anywhere thiếu hài hoà, chưa đảm bảo tính sư phạm, kết cấu hệ thống bài giảng tản mạn hoặc thiếu thẩm mỹ nghệ thuật… Phòng Bộ môn là một giải pháp bước đầu hết sức quan trọng trong việc ứng dụng multimedia. Các khoa, các tổ bộ môn cần được lãnh đạo nhà trường đầu tư thỏa đáng về phòng ốc, thiết bò nghe, nhìn hiện đại. Tối thiểu cũng phải có một máy tính nối mạng, máy chiếu (projecter), amply, loa, màn hình… Phòng Bộ môn sẽ là nơi lưu trữ, xử lý thông tin khoa học và thuyết trình, hội thảo các vấn đề khoa học. Trong tương lai cần số hoá chương trình, giáo trình, đồng bộ cơ sở dữ liệu khoa học, đồng bộ các phương tiện thiết bò, tiến tới dạy học sử dụng mạng điện tử e-Learning với các hình thức dạy học kết hợp sử dụng mạng thông tin điện tử (mạng nội bộ hoặc internet), sử dụng đa phương tiện để trình bày các thông tin khoa học và tổ chức các hoạt động dạy - học tương tác. Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, mạng thông tin điện tử với giáo trình điện tử các chương trình dạy học, thư viện điện tử… đã được xây dựng như một cổng hành chính quốc gia (gateway) cho phép hoạt động dạy và học áp dụng mọi thời gian (anytime), cho mọi người (anybody), khắp nơi (anywhere) một cách thuận tiện. Cùng với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ngành giáo dục-đào tạo một số tỉnh đã đònh hướng sẽ đưa CNTT vào ứng dụng rộng rãi trong mọi hoạt động dạy, học và quản lý của ngành trong giai đoạn 2006-2010. Xây dựng mô hình trường điện tử ở các cấp học, ngành học. Các trường đều đã có website riêng. Mạng e-Learning và Internet ADSL sẽ kết nối, phủ kín tại các cơ sở ngành giáo dục-đào tạo. Trước hết, các cơ sở của ngành cần hoàn thiện hạ tầng cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng được công nghệ cao và thông dụng nhất. Tất cả các phòng học đều được trang bò hệ thống máy tính và màn hình (tốt nhất là bảng điện tử và màn hình plasma monitor từ 42” trở lên), trang bò hệ thống các phương tiện multimedia nghe, nhìn, nghe - nhìn với hệ thống máy chiếu Projecter, Projection monitor, laptop, hệ thống truy cập internet không dây, hệ thống thẻ từ (ID card), hệ thống camera quan sát phục vụ quản lý và giảng dạy… Chương trình, nội dung giảng dạy sẽ được số hoá trên mạng e-Learning, mạng nội bộ, cải tiến phương pháp, hình thức trên nền công nghệ thông tin và truyền thông; thay đổi phương thức học tập của học sinh, sinh viên như học trên mạng, học với thư viện điện tư.û Hiện nay ở một số tỉnh như Đà Nẵng, tp Hồ Chí Minh, Bà Ròa-Vũng Tàu, Đồng Nai… một số trường (kể cả ngoài công lập), đã chứng tỏ năng lực hội nhập trong lónh vực công nghệ thông tin và truyền thông đã đầu tư hàng trăm máy tính nối mạng với mạng cục bộ hỗn hợp tốc độ 1 Gbps và 100 Mbps đường truyền ADSL. Có trường đã thiết lập webserver riêng với dòch vụ DNS động qua băng thông ADSL và các 10 [...]... khoa học 1.1.Về khái niệm “lòch sử và “khoa học 1.2 Hiện thực lòch sử và nhận thức lòch sử Mối quan hệ giữa hiện thực lòch sử và nhận thức lòch sử 1.3 Lòch sử là một khoa học, một môn học ở trường (chủ yếu ở trường phổ thông) 2.Đối tượng, Chức năng – Nhiệm vụ của khoa học Lòch sử 2.1 Đối tượng sử học là gì? Các quan niệm khác nhau về đối tượng sử học Đối tượng sử học Mác xít 2.2 Chức năng của sử học: ... khoa học và chức năng xã hội (theo quan điểm Mác xít- Lêninnit) 2.3 Nhiệm vụ của sử học (Chủ yếu là sử học Mác xít) 2.4 Bộ môn Lòch sử ở trường Trung học cơ sở: vai trò, ý nghóa trong đào tạo thế hệ trẻ Chương II SƠ LƯC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC LỊCH SỬ (4 tiết) 1 Khái quát về lòch sử sử học Việt Nam 1.1 Về bộ môn Lòch sử khoa học lòch sử: Nội dung, ý nghóa việc học tập 1.2 Sự phát triển của sử học. .. môn sử học (Giáo trình đào tạo giáo viên Trung học cơ sở hệ Cao đẳng sư phạm), NXB Giáo dục, Hà Nội 1989 3 Viện sử học: Sử học Việt Nam trên đường phát triển, NXB Khoa học xã hội Hà Nội,1989 4 N.A rơphêêp: Sử học là gì? NXB Giáo dục, Hà Nội, 1981 5 Phan Ngọc Liên (chủ biên): Những vấn đề lòch sử trong tác phẩm Hồ Chí Minh, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2000 *** PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO 18 Nhập môn sử học. .. của sử học Việt Nam qua các giai đoạn: bối cảnh lòch sử, các quan điểm, phương pháp nghiên cứu và thành tựu sử học Việt Nam trước cách mạng, sử học Mácxít – Lêninnít Việt Nam 2 Đôi nét về lòch sử sử học thế giới 2.1 Sử học thời cổ đại 2.2 Sử học thời trung đại 2.3 Sử học thời cận đại 2.4 Sử học thời cận đại 3 Sơ lược về việc phát triển giáo dục lòch sử ở Việt Nam 16 3.1 Trước Cách mạng Tháng Tám 1945... trình tự đào tạo 13 PHẦN II 14 KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO MÔN HỌC HOẶC HỌC PHẦN PHẦN CỨNG 1 Tên học phần : NHẬP MÔN SỬ HỌC 2 Mã số : CĐCM (Sử) 01 3 Thời lượng : 2 (24,6) 4 Mục tiêu : * Về kiến thức: Nắm được - Những quan điểm chủ nghóa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản có liên quan việc học tập, nghiên cứu lòch sử ở Cao Đẳng Sư Phạm - Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của khoa học lòch sử -... khoa học lòch sử - Quan điểm của chủ nghóa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về lòch sử - Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học lòch sử - Vấn đề thứ nhất: “Kiến thức cơ bản về khoa học lòch sử bao gồm phần mở đầu, chương I và chương II Đây là sự tổng hợp của một hệ thống kiến thức của nhiều ngành học với rất nhiều khái niệm lòch sử cơ bản, những vấn đề về lòch sử sử học và phương pháp luận sử học. .. vò học trình Mục tiêu đào tạo đặt ra mang tính quyết đònh cho việc thành công của cả quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu các học phần, phân môn khác của toàn bộ chương trình lòch sử Đó là những kiến thức cơ sở, nền móng của khoa học lòch sử, phương pháp học tập, nghiên cứu và thái độ khoa học, tình cảm nghề nghiệp cần phải truyền thụ cho sinh viên Kế hoạch đào tạo vì thế cũng đòi hỏi phải thực. .. cả quá trình và kết quả học tập các học phần lòch sử - Kiểm tra nhằm phát hiện lỗi để sửa chữa hơn là để xếp loại sinh viên - Kiểm tra sự giải thích và ứng dụng khái niệm khoa học, kiến thức lòch sử hơn là nhớ lại khái niệm, sự kiện lòch sử - Kiểm tra và đánh giá để mở ra một qui trình dạy học mới chứ không chỉ kết thúc một qui trình dạy học đã thực hiện và cũng là một hình thức tự học của sinh viên... khoa học, thiết thực và thu hút được sự chú ý của sinh viên Kiến thức khoa học về phương pháp luận, phương pháp học tập, nghiên cứu lòch sử và thái độ, tình cảm khoa học của sinh viên sẽ còn tiếp tục được hoàn thiện trong suốt quá trình đào tạo sau này qua nhiều học phần, phân môn Cách dạy theo vấn đề và kết hợp các hình thức dạy học mới sẽ đáp ứng yêu cầu một cách hiệu quả nhất “Nhập môn sử học có... tiến triển của việc học tập Tóm lại, trong lý luận dạy học tích cực, để hoàn thiện 4 cấu trúc hoạt động dạy học và 4 nhiệm vụ dạy học ở bậc đại học, cao đẳng thì nhà trường nhất là các hệ đào tạo sư phạm phải từng bước tự chủ hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo, môi trường sư phạm và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại Quan trọng hơn, giảng viên đại học, cao đẳng phải tự hoàn thiện, dám nghó, dám . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ ÁN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THCS - LOAN No1718-VIE (SF)  HOÀNG ANH KHIÊM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGÀNH HỌC LỊCH SỬ (Sách trợ giúp giảng viên CĐSP) 2 NHÀ XT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ. và thành tựu sử học Việt Nam trước cách mạng, sử học Mácxít – Lêninnít Việt Nam. 2. Đôi nét về lòch sử sử học thế giới. 2.1. Sử học thời cổ đại. 2.2. Sử học thời trung đại. 2.3. Sử học thời cận. biết khoa học và được hướng dẫn phương pháp để chiếm lónh tri thức - biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. 13 PHAÀN II 14 KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO MÔN HỌC HOẶC HỌC PHẦN PHẦN CỨNG 1. Tên học

Ngày đăng: 02/07/2014, 14:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (chủ biên): Phương pháp dạy học lịch sử, NXB Giáo dục Hà Nội 1992 Khác
2. Phan Ngọc Liên, Nguyễn Phan Quang, Trần Văn Trị, Công tác ngoại khóa thực hành bộ môn lịch sử ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội 1968 Khác
3. Gây hứng thú trong học tập lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội 1983 Khác
4. Trương Hữu Quýnh, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Cảnh Minh… Lịch sử địa phương, NXB Giáo dục, Hà Nội 1989 Khác
5. Đỗ Hồng Thái, nghiên cứu và dạy học lịch sử địa phương ở Việt Bắc, ĐHQG, Hà Nội 1996.*** Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w