TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: – Cho học sinh hiểu tiết kiệm theo nghĩa rộng: tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, tiết kiệm tiền của trong chi tiêu, tiết kiệm trong tiêu dùng… – Phân biệt đượ
Trang 1HỘI ĐỒNG BỘ MƠN GIÁO DỤC CƠNG DÂN
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
Tài liệu
THỐNG NHẤT TRỌNG TÂM GIẢNG DẠY
Trang 2BÀI 1:
TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1 Kiến thức:
– Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người, cần
phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt
– Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
– Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân.
2 Kỹ năng:
– Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản
thân và của người khác
– Biết đưa ra cách xử lý phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn
luyện thân thể
– Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể bản thân và thực hiện
theo kế hoạch đó
3 Thái độ:
Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
II TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
– Nhấn mạnh vai trò quan trọng của sức khỏe con ngưởi: “Có sức khỏe là
có tất cả”, “Sức khỏe quý hơn vàng”
– Lợi ích của việc chăm sóc, rèn luyện thân thể.
– Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân; tập thể dục, thể thao; chế độ ăn uống, nghỉ
ngơi, biết phòng bệnh khi có bệnh
III PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
– Thảo luận.
– Sắm vai.
– Nêu và giải quyết tình huống.
Trang 3
IV ĐẶT VẤN ĐỀ:
Mùa hè kỳ diệu
Do biết tự rèn luyện thân thể, Minh đã có sức khỏe tốt sau một mùa hè
V NỘI DUNG BÀI HỌC:
a) Ý nghĩa:
– Sức khoẻ là vốn quý của con người.
– Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ.
– Năng tập thể dục, thể thao.
b) Lợi ích:
Sức khoẻ giúp ta:
– Học tập, lao động có hiệu quả.
– Sống lạc quan, vui vẻ.
* Gợi ý giảng thêm :
– Kể những tấm gương về chăm sóc, giữ gìn sức khỏe, luyện tập hàng
ngày
– Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và
cách thực hiện kế hoạch đó
– Biết phòng bệnh, tích cực chữa bệnh khi có bệnh.
– Sưu tầm thêm tục ngữ, ca dao nói về sức khỏe.
Trang 4BÀI 2:
TIẾT KIỆM
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1 Kiến thức:
– Nêu được thế nào là tiết kiệm
– Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm.
2 Kỹ năng:
– Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời
gian của bản thân và người khác
– Biết đưa ra cách xử lý phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc,
thời gian, công sức trong các tình huống
– Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lí.
3 Thái độ:
Yêu thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí
II TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
– Cho học sinh hiểu tiết kiệm theo nghĩa rộng: tiết kiệm thời gian, tiết
kiệm công sức, tiết kiệm tiền của trong chi tiêu, tiết kiệm trong tiêu dùng…
– Phân biệt được giữa tiết kiệm với hà tiện và keo kiệt, giữa tiết kiệm với
xa hoa, lãng phí
III PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
Trang 5V NỘI DUNG BÀI HỌC:
a) Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời
gian, sức lực của mình và của người khác
b) Biểu hiện: Quý trọng kết quả lao động của mình và của người khác.
* Gợi ý giảng thêm :
– Kể những mẫu chuyện về tấm gương tiết kiệm, những vụ việc lãng phí,
làm thất thoát tiền của, vật dụng của Nhà nước
– Giải thích khẩu hiệu “ Tiết kiệm là quốc sách”.
– Tiết kiệm đã đem lại lợi ích gì cho bản thân, gia đình và xã hội.
– Sưu tầm thêm tục ngữ, ca dao nói về tiết kiệm và lãng phí.
Trang 6BÀI 3:
LỄ ĐỘ
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1 Kiến thức:
– Nêu được thế nào là lễ độ.
– Hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ với mọi người.
2 Kỹ năng:
– Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lễ độ
trong giao tiếp ứng xử
– Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện lễ độ trong các tình huống
II TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
– Nêu được các biểu hiện của lễ độ qua lời ăn, tiếng nói, cử chỉ…
– Tôn trọng, quan tâm đến mọi người.
– Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
– Phân biệt được hành vi, thái độ lễ độ với hành vi, thái độ thiếu lễ độ III PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
Trang 7V NỘI DUNG BÀI HỌC:
a) Lễ độ là cách cư xử đúng mực khi giao tiếp.
b) Biểu hiện:
– Thể hiện sự tôn trọng, quý mến người khác.
– Thể hiện người có văn hóa, đạo đức.
c) Ý nghĩa:
Lễ độ giúp cho:
– Quan hệ với mọi người tốt đẹp.
– Xã hội văn minh, tiến bộ.
* Gợi ý giảng thêm :
– Biểu lộ của lễ độ đối với người giao tiếp trong những hoàn cảnh khác
nhau: với ông bà, cha mẹ; với anh, chị, em; với cô bác, anh chị, họ hang; vớingười già cả, người lớn tuổi…
– Sưu tầm thêm tục ngữ, ca dao nói về đức tính lễ độ.
Trang 8BÀI 4:
SỐNG CHAN HÒA VỚI MỌI NGƯỜI
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1 Kiến thức:
− Nêu được các biểu hiện cụ thể của sống chan hòa với mọi người
− Nêu được ý nghĩa của việc sống chan hòa với mọi người
2 Kỹ năng:
Biết sống chan hòa với bạn bè và mọi người xung quanh
3 Thái độ:
Yêu thích lối sống vui vẻ, cởi mở, chan hòa với mọi người
II TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
− Thế nào là sống chan hòa với mọi người
− Vì sao cần phải sống chan hòa với mọi người
III PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
Bác Hồ với mọi người
Mặc dù phải lo việc nước nhưng Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi người
V NỘI DUNG BÀI HỌC:
a) Sống chan hòa:
− Sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người
− Sẳn sàng tham gia các hoạt động chung
Trang 9b) Ý nghĩa:
− Được mọi người quý mến, giúp đỡ
− Xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp
* Gợi ý giảng thêm :
− Giúp học sinh hiểu cơ sở để sống chan hòa với mọi người là phải chânthành, biết nhường nhịn nhau, sống trung thực, thẳng thắn, nghĩ tốt về nhau,biết thương yêu giúp đỡ nhau một cách chu đáo, ân cần
− Giúp học sinh cho hiểu và thực hiện biết lắng nghe, chắt lọc, chấp nhận,đoàn kết, hợp tác cùng phát triển
− Biết phân biệt được giữa sống chan hòa với mọi người và sống tách biệt,
Trang 10BÀI 5:
BIẾT ƠN
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1 Kiến thức:
− Nêu được thế nào là biết ơn
− Nêu được ý nghĩa của lòng biết ơn
2 Kỹ năng:
− Biết nhận xét đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của bảnthân và bạn bè xung quanh
− Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp trong các tình huống cụ thể
− Biết thể hiện sự biết ơn của bản thân đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô, cácanh hùng, liệt sĩ,….bằng những việc làm cụ thể
3 Thái độ:
− Quý trọng những người đã quan tâm, giúp đỡ mình
− Trân trọng, ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn
II TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
− Biết ơn là gì? Biết ơn những ai?
− Vì sao cần phải rèn luyện lòng biết ơn?
III PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
− Đàm thoại – Thảo luận
− Nêu và giải quyết vấn đề, sắm vai
Trang 11Một hôm, Hiếu cùng các bạn đang ngồi ăn trong quán, chợt thấy mẹ bán vé
số gần đó và đang mỉm cười với mình Sợ các bạn thấy, Hiếu tỏ ánh mắt giận dữvới mẹ và bỏ đi Ngọc ngồi cạnh Hiếu, biết chuyện nên đã chào mẹ Hiếu, đồngthời chạy theo và trách Hiếu sao có thái độ như vậy?
Em có suy nghĩ gì về thái độ của Hiếu và Ngọc?
− Thái độ của Hiếu là vô tâm, không biết ơn đấng sinh thành.
V NỘI DUNG BÀI HỌC:
a) Biết ơn:
− Bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm
− Làm những việc đền ơn, đáp nghĩa
b) Ý nghĩa:
− Tạo mối quan hệ xã hội tốt đẹp
− Làm đẹp nhân cách con người
* Gợi ý giảng thêm :
− Kể được các biểu hiện của biết ơn, nêu được một vài ví dụ về biết ơn
− Giúp học sinh hiểu những biểu hiện trái với biết ơn
− Sưu tầm thêm tục ngữ, ca dao nói về lòng biết ơn trong các mối quan hệ
Trang 12BÀI 6:
LỊCH SỰ, TẾ NHỊ
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1 Kiến thức:
− Nêu được thế nào là lịch sự, tế nhị
− Nêu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình, với mọi người xungquanh
2 Kỹ năng:
− Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với hành vi chưa lịch sự, tế nhị
− Biết giao tiếp lịch sự, tế nhị với mọi người xung quanh
3 Thái độ:
Yêu mến, quý trọng những người lịch sự, tế nhị trong giao tiếp
II TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
− Biểu hiện của lịch sự, tế nhị
− Nêu được một số ví dụ về cách giao tiếp lịch sự, tế nhị: chào hỏi, giớithiệu; tự giới thiệu; cám ơn; xin lỗi; nói lời yêu cầu; đề nghị, xử sự nơi côngcộng; …
− Ý nghĩa trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người
III PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
Trang 13V NỘI DUNG BÀI HỌC:
a) Lịch sự, tế nhị:
− Lịch sự: những cử chỉ, hành vi đúng mực trong giao tiếp ứng xử
− Tế nhị: sự khéo léo, nhã nhặn trong giao tiếp ứng xử
b) Biểu hiện:
− Thể hiện ở lời nói và hành vi giao tiếp;
− Hiểu biết cách xử sự trong quan hệ giữa người với người
c) Ý nghĩa:
Thể hiện ngưới có văn hóa, có đạo đức
* Gợi ý giảng thêm :
− Sưu tầm thêm tranh ảnh, tuyện đọc, băng hình có nội dung thể hiện lịch
sự, tế nhị và ngược lại
− Biểu hiện lịch sự, biểu hiện tế nhị, biểu hiện không lịch sự, tế nhị
− Sưu tầm thêm tục ngữ, ca dao nói về lịch sự, tế nhị
Trang 14BÀI 7: (2 tiết)
MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1 Kiến thức:
− Nêu được thế nào là mục đích học tập của học sinh
− Phân biệt được mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai
− Nêu được ý nghĩa của mục đích học tập đúng đắn
2 Kỹ năng:
Biết xác định mục đích học tập đúng đắn cho bản thân và những việc cầnlàm để thực hiện được mục đích đó
3 Thái độ:
Quyết tâm thực hiện mục đích học tập đã xác định
II TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
− Xác định mục đích học tập để làm gì?
− Chỉ ra được một vài mục đích học tập sai: học vì điểm, học vì tiền…
− Ý nghĩa của mục đích học tập đúng đắn
III PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
− Thảo luận
− Nêu và giải quyết tình huống
IV ĐẶT VẤN ĐỀ:
Cập nhật những tấm gương nghèo, học tốt trong báo, đài
Ghi tóm tắt thông tin.
Trang 15V NỘI DUNG BÀI HỌC:
a) Mục đích học tập:
− Phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt
− Có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp
− Góp phần xây dựng quê hương và đất nước
b) Ý nghĩa:
Có xác định đúng đắn mục đích học tập thì mới có thể học tập tốt
c) Nhiệm vụ học sinh:
− Tu dưỡng đạo đức
− Tự giác, sáng tạo trong học tập
− Tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
* Gợi ý giảng thêm :
− Tìm những câu chuyện “Người tốt việc tốt”, các gương học sinh nghèovượt khó học giỏi trong sách và trong thực tiễn
− Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học tập nhằm khắc phục mônhọc còn yếu
− Sưu tầm thêm tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về học tập
Trang 16BÀI 8: (2 tiết)
SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1 Kiến thức:
− Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì
− Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì
II TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
− Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập; biểu hiện của khôngsiêng năng và biểu hiện trái với kiên trì
− Ý nghĩa của siêng năng kiên trì
III PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
− Đàm thoại – thảo luận
− Nêu và giải quyết vấn đề
Trang 17V NỘI DUNG BÀI HỌC:
a) Siêng năng, kiên trì :
− Siêng năng là cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn
− Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng
b) Ý nghĩa:
Giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực
* Gợi ý giảng thêm :
− Phân biệt được sự khác nhau giữa siêng năng với lười biếng, kiên trì vớihay nản lòng, chóng chán
− Ý nghĩa của siêng năng kiên trì
− Liên hệ bản thân, tập thể trong học tập, lao động, rèn luyện,…
− Kể những tấm gương siêng năng kiên trì
− Hướng dẫn học sinh lập bảng tự dánh giá quá trình rèn luyện siêng năngkiên trì
− Sưu tầm thêm tục ngữ, ca dao nói về siêng năng kiên trì
Trang 18BÀI 9 :
TÔN TRỌNG KỶ LUẬT
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1 Kiến thức:
− Nêu được thế nào là tôn trọng kỷ luật
− Ý nghĩa của tôn trọng kỷ luật
− Tôn trọng kỷ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình, tậpthể, xã hội
2 Kỹ năng:
− Tự đánh giá được ý thức tôn trọng kỷ luật của bản thân và bạn bè
− Biết chấp hành tốt nề nếp trong gia đình, nội quy của nhà trường vànhững quy định chung của đời sống cộng đồng và nhắc nhở bạn bè, anh chị emcùng thực hiện
3 Thái độ:
Tôn trọng kỷ luật và tôn trọng những người biết chấp hành tốt kỷ luật
II TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
− Phân biệt được hành vi, thái độ tôn trọng kỷ luật với hành vi, thái độ vô
kỷ luật
− Ý nghĩa của việc tôn trọng kỷ luật
III PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
Giữ luật lệ chung.
Mặc dù là Chủ tịch nước nhưng Bác vẫn luôn thể hiện sự tôn trọng luật lệchung
Trang 19V NỘI DUNG BÀI HỌC:
a) Tôn trọng kỷ luật:
− Biết tự giác chấp hành những quy định chung ở mọi lúc, mọi nơi
− Chấp hành sự phân công của tập thể
b) Ý nghĩa :
− Duy trì nề nếp, kỉ cương của gia đình và xã hội
− Bảo vệ lợi ích của cộng đồng và bản thân
* Gợi ý giảng thêm :
− Phân biệt tôn trọng kỉ luật và tôn trọng pháp luật
− Kể những mẩu chuyện về kỉ luật trong quân đội, gương thực hiện tốt kỉluật trong học sinh
− Sưu tầm thêm tục ngữ, ca dao, thành ngữ nói về tôn trọng kỷ luật
Trang 20BÀI 10: (2 tiết)
TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
II TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
− Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xãhội
− Biểu hiện cụ thể của tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể
− Vì sao cần tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể
III PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
− Thảo luận
− Nêu và giải quyết vấn đề, sắm vai
− Sinh hoạt ngoài trời
IV ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trang 21Điều ước của Trương Quế Chi
Bạn Quế Chi xác định được động cơ học tập, do đó bạn rất tích cực, tự giác trong học tập và hoạt động ngoại khóa
V NỘI DUNG BÀI HỌC:
− Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt
− Rèn luyện những kỹ năng cần thiết
− Góp phần xây dựng quan hệ tập thể tốt đẹp
− Được mọi người yêu quý
* Gợi ý giảng thêm :
− Kể những tấm gương học sinh tích cực, tự giác tham gia các hoạt độngtập thể, hoạt động xã hội
− Hướng dẫn học sinh đặt kế hoạch học tập và tham gia các hoạt động tậpthể, hoạt động xã hội
Trang 22BÀI 11:
YÊU THIÊN NHIÊN, SỐNG HÒA HỢP VỚI THIÊN NHIÊN
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1 Kiến thức:
− Nêu được thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên
− Hiểu được vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên
− Nêu được một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiê nhiên
− Yêu thiên nhiên, tích cực bảo vệ thiên nhiên
− Biết phản đối nhũng hành vi phá hoại thiên nhiên
II TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
− Vai trò của thiên nhiên trong sự phát triển của xã hội, con người
− Hậu quả mà con người phải gánh chịu nếu môi trường bị tàn phá, ônhiễm, mất cân bằng sinh thái,
− Trách nhiệm của học sinh đối với thiên nhiên
III PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
− Dạy học ngoài trời
− Thảo luận
− Sắm vai
− Nêu và giải quyết tình huống
Trang 23V NỘI DUNG BÀI HỌC:
a) Thiên nhiên bao gồm: không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi,
động vật, thực vật, …
b) Ý nghĩa:
Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người
c) Trách nhiệm:
− Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, sống gần gũi và hoà hợp với thiên nhiên
− Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ thiênnhiên
* Gợi ý giảng thêm :
− Giới thiệu cảnh đẹp của thiên nhiên qua tranh ảnh, băng hình…
− Hướng dẫn học sinh xây kế hoạch cụ thể giữ gìn bảo vệ môi trường sống
Trang 24Tôn trọng quyền học tập của mình và của mọi người.
II TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
− Những quyền cơ bản của trẻ em theo Công uớc Liên hợp quốc
− Ý nghĩa Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
− Bổn phận của trẻ em
III PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp:
Cập nhật thông tin về những vấn đề liên quan đến quyền trẻ em
Ghi tóm tắt thông tin.