Làm văn: Đọc văn nghị luận

5 1K 3
Làm văn: Đọc văn nghị luận

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN Ngày soạn:14/03/2010 GVHD: THÂN ĐỨC VÂN Ngày dạy : 17/03/2010 SVTH: DƯƠNG THỊ VÂN Làm văn: Tiết 105 ĐỌC VĂN NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Hiểu được đặc điểm của văn nghị luận và các thể của văn nghị luận - Biết đọc hiểu và thưởng thức cái hay của văn nghị luận. II. Phương tiện và cách thức tiến hành - SGK Ngữ Văn 11, Tập 2, Nâng cao - SGV - Thiết kế giáo án - Phương pháp diễn giảng, hỏi đáp, gợi tìm, nêu vấn đề, III. Tiến trình lên lớp 1.Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Dẫn vào bài mới Qua Làm văn, và trong chương trình lớp 10, các em đã được học về văn nghị luận , biết thế nào là văn nghị luận, và vai trò to lớn của văn nghị luận trong đời sống. Nhưng nếu chỉ như vậy thôi thì chưa đủ. Vấn đề đặt ra ở đây là phải biết đọc - hiểu văn nghi luận và thưởng thức các bài văn nghị luận hay. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cách đọc văn nghị luận. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của văn nghị luận. Bước 1: Tìm hiểu về khái niệm TT1: GV gọi HS đọc phần 1( Tr110 ) và trả lời câu hỏi: Các em đã được học văn nghị luận ở trường THCS, trong chương trình Làm văn, Ngữ văn 10. Vậy thế nào là văn nghị luận? Kể tên một số tác phẩm nghị luận nổi tiếng mà em biết?(Bt1: Sgk) TT2: HS suy nghĩ, trả lời TT3: GV nhận xét, bổ sung Bước 2: Tìm hiểu đặc điểm của văn nghị luận: TT1: Gv phát vấn: Văn nghị luận gồm những đặc điểm cơ bản nào? ( HS trả lời 3 đặc điểm, GV tổng kết ) TT2: GV yêu cầu HS trình bày đặc điểm về nội dung tư tưởng của văn nghị luận: - Văn nghị luận thường nêu lên những vấn đề nào? Vấn đề đó đòi hỏi như thế nào? Cho ví dụ? (Áp dụng làm bài tập 2 – SGK) - Văn nghị luận thể hiện những tình cảm lớn những quan điểm nhân văn tiến bộ ra sao? Cho ví dụ ? I. Đặc điểm của văn nghị luận: 1. Khái niệm - Văn nghị luận là loại văn giàu tính triết lí, trực tiếp trình bày các luận điểm, thể hiện những tư tưởng, quan điểm, đạo lí ở đời,có thể là các tư tưởng về chính trị, triết học, đạo đức, xã hội… - Một số tác phẩm tiêu biểu: + Văn học Việt Nam Trung đại có một tác phẩm văn nghị luận đáng tự hào như: “Chiếu dời đô” (Lí Công Uẩn); “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn); “Bình ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi); “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm). + Trong thời hiện đại, văn nghị luận cũng phát triển phong phú với các tác phẩm “Đạo đức và luân lí Đông Tây”) Phan Châu Trinh, “Thư kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Tuyên ngôn độc lập” Nguyến Ái Quốc - Hồ Chí Minh. 2. Đặc điểm văn nghị luận - Văn nghị luận gồm có ba đặc điểm cơ bản bao gồm: đặc điểm về nội dung tư tưởng, về thái độ tình cảm, về kết cấu. a. Văn nghị luận thường nêu lên các vấn đề mới mẻ, độc đáo, thể hiện những tư tưởng, lí tưởng cao đẹp của con người. - Đòi hỏi những tư tưởng ấy phải có sự sâu sắc của lí trí, sự phóng khoáng của tâm hồn, sự dũng cảm của ý chí, sự kiên định của niềm tin. - Những câu văn hay thể hiện tư tưởng lớn, quan trọng trong các bài nghị luận đã học. + Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo” thể hiện qua câu thơ: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” + Tư tưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh trong “Tuyên ngôn độc lập”: “Dân tộc Việt Nam có quyền được hưởng tự do, độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập” TT3: Văn nghị luận có đặc điểm gì về hình thức nghệ thuật? Cho ví dụ? Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách đọc văn nghị luận TT1: GV hướng dẫn HS nắm cách đọc văn nghị luận. - Trình bày cách đọc văn nghị luận hiệu quả? TT2: GV nêu câu hỏi – HS phân tích, chứng minh: - Em hãy trình bày cụ thể từng bước đọc văn nghị luận. b. Thể hiện những tình cảm lớn, quan điểm nhân văn tiến bộ. - Văn nghị luận không chỉ có tư tưởng đúng đắn, lí trí sắc bén mà còn có những tình cảm lớn thể hiện tình yêu chân lí, yêu chính nghĩa, yêu đất nước, yêu nhân dân, yêu con người. Ví dụ: Tư tưởng của Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên thế giới: “ Hỡi đồng bào cả nước, Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. “Tuyên ngôn độc lập” c. Có lập luận chặt chẽ, luận cứ xác đáng, lời văn chính xác. - Văn nghị luận tùy theo sở thích của tác giả thường sử dụng hình ảnh ẩn dụ, so sánh, liên tưởng làm cho tư tưởng mềm mại, gợi cảm hóm hỉnh. Vd: Tuấn kiệt như sao buổi sớm Nhân tài như lá mùa thu => Hình ảnh so sánh (Nguyễn Trãi) * Lưu ý: Văn nghị luận có thể mang yếu tố trữ tình, tác giả trực tiếp bộc bạch nỗi lòng mình bằng những lời tâm huyết, gan ruột bằng những tình cảm chân thành nhất. - Một số đoạn văn thấm đượm chất trữ tình. + Trong bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn trực tiếp bộc lộ nỗi lòng mình, bộc lộ tình yêu đất nước, căm thù quân giặc bằng những lời tâm huyết: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đem vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuôt gan uống máu quân thù.Dẫu co trăm thân này phơi ngoại nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cung cam lòng” + Trong “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi cũng thể hiện tình yêu đối với nhân dân, yêu quê hương, đất nước, căm thù quân giặc bằng những câu thơ thấm đượm chất trữ tình, bộc bạch nỗi lòng của mình: “Ngẫm thù lớn há đội trời chung TT3: Gv nhận xét, bổ sung. Hoạt động 3: Luyện tập TT1: Gv cho hs đọc bài tập 5 và gọi học sinh làm bài tập. TT2: Hs suy nghĩ và trả lời TT3: GV nhận xét, bổ sung Căm giặc nước thề không cùng sống Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh” II. Cách đọc văn nghị luận - Khi đọc văn nghị luận muốn có hiệu quảsss phải nắm được vấn đề nghị luận, tình cảm của tác giả và cách triển khai vấn đề. 1. Nắm bắt được vấn đề và các tư tưởng sâu sắc dưới hình thức luận điểm. Vd : Nhận định của Phan Châu Trinh: “Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến ” là một tư tưởng sâu sắc. Mấy chữ “tuyệt nhiên không ai biết đến ” gây chấn động đến người nghe. Xã hội luân lí chỉ thực sự xuất hiện khi mọi người trong xã hội đã là những cá nhân, công dân bình đẳng, tự do. 2. Đọc văn nghị luận cần cảm nhận tình cảm chính nghĩa thấm đượm trong tư tưởng của bài văn. - Đó là nỗi bức xúc về tình trạng dân trí, lòng khinh ghét bọn “mang đai đội mũ” và lũ “áo rộng khăn đen” trong những lời bàn về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh, là lòng đồng cảm của Hoài Thanh đối với phong trào Thơ mới trong bài “mội thời đại trong thi ca” 3. Khi đọc văn nghị luận cần phát hiện được cách nêu và luận giải vấn đề của tác giả, cách phân tích, khẳng định hoặc phê phán, bác bỏ giàu sức thuyết phục của bài văn. - Phan Châu Trinh đã chứng minh sự thiếu vắng luân lí xã hôi ở nước ta từ ba bốn trăm năm, vạch ra nguyên nhân xã hội của thực trạng đó. - Hoài Thanh chứng minh tinh thần Thơ mới bằng cách đối lập thời đại chữ “ta” và chữ “tôi”. III. Luyện tập BT5: Về bài “Ai là tổ nước ta” của Phan Bội Châu tác giả đã nêu môt cái “lẽ hiển nhiên”, từ đó mà phát hiện ra một hiện tượng quái lạ, rồi sau đó nêu tư tưởng của mình: người mình phải biết tổ của mình 4. Củng cố và dặn dò - Nắm được những đặc điểm của văn nghi luận - Cách đọc văn nghi luận - Về nhà làm Bt 3, 6 (Sgk) . VÂN Làm văn: Tiết 105 ĐỌC VĂN NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Hiểu được đặc điểm của văn nghị luận và các thể của văn nghị luận - Biết đọc hiểu và thưởng thức cái hay của văn nghị luận. . dụng làm bài tập 2 – SGK) - Văn nghị luận thể hiện những tình cảm lớn những quan điểm nhân văn tiến bộ ra sao? Cho ví dụ ? I. Đặc điểm của văn nghị luận: 1. Khái niệm - Văn nghị luận là loại văn. cũ 3. Dẫn vào bài mới Qua Làm văn, và trong chương trình lớp 10, các em đã được học về văn nghị luận , biết thế nào là văn nghị luận, và vai trò to lớn của văn nghị luận trong đời sống. Nhưng

Ngày đăng: 02/07/2014, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan