1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các hoạt động quan hệ công chúng (PR) và quảng cáo cho chương trình "Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn" của Tổng cục du lịch Việt Nam

38 4K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 404,5 KB

Nội dung

Các hoạt động quan hệ công chúng (PR) và quảng cáo cho chương trình "Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn" của Tổng cục du lịch Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Du lịch đang ngày càng trở thành 1 trong những công cụ có hiệu quả nhấttrong cuộc đấu tranh chống đói nghèo trên thế giới do tiềm năng tạo ra nhiềuviệc làm mới Theo tổ chức Du lịch thế giới, du lịch là ngành tạo ra nhiều việclàm nhất trên thế giới, với 207 triệu việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp, 75% hànhkhách của ngành hàng không quốc tế là du khách, du lịch toàn cầu mỗi nămmang lại thu nhập hơn 514 tỷ USD, tại 83% nước trên thế giới, du lịch là 1 trong

5 nguồn thu ngoại tệ lớn nhất, riêng tại các nước vùng Carribe, 50% GDP là từ

du lịch Hơn 80% du khách quốc tế là công dân 20 nước châu Âu, Mỹ, Canada

và Nhật Bản Pháp đang là nước đón nhiều du khách nước ngoài nhất ( khoảng

75 triệu lượt ), tiếp đó là Tây Ban Nha ( 53 triệu lượt ), Mỹ (41.9 triệu lượt ),Trung Quốc hiện đứng thứ 5 trong danh sách này, có thể nhanh chóng chiếmngôi vị của Pháp để trở thành nước thu hút nhiều khách du lịch nhất Du khách

từ châu Á-Thái Bình Dương đã tăng từ 81.8 triệu lượt người năm 1995 lên 131triệu lượt năm 2002, chiếm gần 115 tổng số du khách thế giới

Rõ ràng, du lịch chính là phương tiện chuyển giao của cải tự nguyện lớnnhất từ các nước giàu sang các nước nghèo, đồng thời khoản tiền do du kháchđem lại cho các khu vực nghèo đói trên thế giới còn lớn hơn viện trợ chính thứccủa các Chính phủ

Đối với Việt Nam, du lịch là ngành công nghiệp không khói hàng nămđem lại 1 nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho đất nước Điểm mạnh của du lịchViệt Nam chính là tiềm năng du lịch dồi dào Chúng ta có 1 lợi thế quan trọng

đó chính là bản sắc văn hoá độc đáo, phong phú, đa dạng Trong giai đoạn hiệnnay, khi mà toàn cầu hoá đang bùng nổ như vũ bão, thì sự tìm kiếm những nétriêng, độc đáo nhằm tôn vinh vẻ đẹp “hoà nhập nhưng không hoà tan” lại trởthành 1 vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia Cái gọi là

“đậm đà bản sắc dân tộc” chính lá thứ tạo ra sức hút, sức hấp dẫn riêng khôngthể hoà lẫn của mỗi nước, mỗi vùng, mỗi khu vực trong bức tranh chung của thếgiới

Trang 2

“Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” câu slogan vừa chiến thắng trong cuộc thi

“Tìm kiếm slogan mới cho ngành du lịch Việt Nam” liệu có thực sự có ý nghĩatruyền bá rộng rãi cho ngành du lịch Việt Nam hay không? Ngành du lịch nóiriêng và Việt Nam nói chung đang làm gì để tạo ra nét đẹp tiềm ẩn của chínhmình trong mối quan hệ với thế giới? Làm sao ý tưởng của câu slogan không trởthành khuôn sáo, phi thực tế? Làm sao để khách du lịch, các nhà đầu tư và bạn

bề thế giới nhìn vào Việt Nam, tiếp cận với Việt Nam có thể cảm nhận được vẻđẹp thực sự nhưng tiềm ẩn, tinh tế của người Việt, cảnh Việt, đất Việt, nền kinh

tế Việt, văn hoá Việt, cộng đồng Việt?

Vẻ đẹp Việt Nam sẽ mãi chỉ là tiềm ẩn nếu như không được khơi gợi,hoạch định chiến lược cụ thể mà trong đó vấn đề truyền thông quảng bá là hếtsức quan trọng Ngành du lịch đã tiến hành những chương trình quảng cáo nào,thực hiện những hoạt động PR gì để quảng bá cho chương trình “Việt Nam-Vẻđẹp tiềm ẩn” hay chính là quảng bá cho hình ảnh của 1 đất nước và hiệu quả của

nó đạt được đến đâu đối với ngành du lịch? Đó chính là lý do em chọn đề tài

“Các hoạt động PR và quảng cáo cho chương trình “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn”của Tổng cục du lịch Việt Nam” nhằm tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề trên để từ

đó có thể đưa ra 1 số giải pháp giúp việc thực hiện được tiến hành tốt hơn nữagiúp cho việc quảng bá hình ảnh của đất nước Việt Nam ra khắp 5 châu 4 bể, từ

đó không những giúp người Việt Nam hiểu rõ thêm về đất nước mình mà còngiúp bạn bè thế giới biết đến Việt Nam như 1 điểm đến an toàn, thân thiện với

vẻ đẹp riêng mang đậm tính dân tộc

Đề tài của em được trình bày thành 3 chương lớn như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận Chương II: Thực tế các hoạt động PR và quảng cáo cho chương trình “ Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” của Tổng cục du lịch.

Chương III: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho các hoạt động PR và quảng cáo cho chương trình “ Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn”.

Em xin chân thành cảm ơn cô đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này

Trang 3

NỘI DUNG

PR và quảng cáo_ 2 công cụ truyền thông không thể thiếu trong hoạt độngtruyền thông của 1 doanh nghiệp Giữa PR & quảng cáo có một mối quan hệhữu cơ khăng khít, các chiến dịch quảng cáo thường được hỗ trợ bởi các hoạtđộng PR song song Thí dụ như show quảng cáo mới đây nhất của bia TigerThequest được quảng cáo bằng chiến dịch PR khá rầm rộ Ngược lại, nhiềuchương trình PR cũng được quảng cáo rộng rãi như chương trình học bổng Đènđom đóm của sữa Cô gái Hà Lan

Tuy nhiên, chúng ta không thể đồng nhất giữa PR và quảng cáo bởi đó là

2 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu từnglĩnh vực cụ thể

Chương I: Cơ sở lý luận

I Quảng cáo trong kinh doanh du lịch

1 Khái niệm

Quảng cáo là 1 trong 5 công cụ chủ yếu mà các công ty sử dụng để hướngthông tin thuyết phục vào người mua và công chúng mục tiêu Sự phát triểnmạnh mẽ với hàng loạt các hình thức và phương tiện đa dạng khiến quảng cáotrở thành công cụ giành được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà marketing

Theo Philip Kotler: “Quảng cáo là mọi hình thức trình bày gián tiếp vàkhuyếch trương ý tưởng, hàng hoá hay dịch vụ được người bảo trợ nhất định trảtiền”

Trong khi đó Viện Quảng cáo của Anh (Institude of Practitioner inAdvertising) đưa ra khái niệm: “Quảng cáo trình bày thông điệp bán thuyết phục

và hợp lý nhất cho những khách hàng tương lai để có thể bán sản phẩm hay dịch

vụ với mức giá thấp nhất có thể” Theo khái niệm này, trọng tâm của quảng cáothông qua “những thông điệp bán thuyết phục” bằng những kỹ năng sáng tạotrong việc viết lời quảng cáo, minh hoạ, bố trí bản in, làm video…

Tuy nhiên, một số nhà quảng cáo cho rằng không phải mục đích duy nhấtcủa quảng cáo là bán hàng, mà đôi khi thông điệp quảng cáo chỉ đơn giản là làmcho khách hàng mục tiêu biết được sản phẩm của doanh nghiệp Điều này có

Trang 4

nghĩa bất kỳ một hình thức tuyên truyền công khai được tiến hành theo phươngthức thuyết phục đều có thể coi là quảng cáo.

Theo Viện Nghiên cứu và Đầu tư quản lý ở Việt Nam: “Quảng cáo là 1phương thức giao tiếp được xác định của 1 nhà quảng cáo nhất định sử dụng cácphương tiện truyền thông đại chúng nhằm thuyết phục và tác động đến cáckhách hàng mục tiêu và tiềm năng (các khán, thính giả, độc giả)”

Từ các khái niệm trên ta thấy, quảng cáo bao gồm 1 số tiêu chí cơ bảnsau:

- Là cách thức truyền thông được xác định trước

- Được truyền từ 1 nhà quảng cáo nhất định

- Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng

- Nhằm thông tin, thuyết phục, tác động đến khách hàng mục tiêu(hiện tại và tiềm năng)

Như vậy, quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện truyền tin không trựctiếp nhằm thông tin, thuyết phục hay tác động đến khách hàng mục tiêu trongmột khoảng thời gian xác định

2 Chức năng của quảng cáo

Quảng cáo thực hiện 3 loại chức năng chính là: chức năng thông tin, chứcnăng thuyết phục, chức năng gợi nhớ Một cách cụ thể, các chiến dịch quảng cáocủa doanh nghiệp có thể đảm nhận các chức năng sau:

- Kết nối thông tin giữa doanh nghiệp du lịch với du khách tiềm năng:thông qua quảng cáo, doanh nghiệp có thể cung cấp thông tin về sản phẩm chokhách hàng, tránh được tình trạng tồn đọng sản phẩm do khách hàng thiếu thôngtin cần thiết, giúp 2 bên đều thoả mãn nhu cầu Do vậy, quảng cáo có vai trò đặcbiệt quan trọng, nhất là trên phương diện tạo lập mối liên hệ giữa doanh nghiệp

du lịch với du khách tiềm năng

- Là phương tiện hướng dẫn tiêu dùng: doanh nghiệp sử dụng quảng cáo

để giới thiệu cho khách hàng hiểu được về sản phẩm, dịch vụ của mình, giúpcho quá trình ra quyết định mua của khách hàng cũng như quá trình tiêu thụ sảnphẩm của doanh nghiệp đặc biệt đối với các sản phẩm mới VD: thời gian, địađiểm, các dịch vụ cung cấp trong chương trình du lịch hay chiến lược dịch vụ ở

1 khách sạn…

Trang 5

- Nhắc nhở, củng cố: 1 quảng cáo tốt phải là 1 quảng cáo nhắm đúng đếnđối tượng khách hàng mục tiêu Quảng cáo có nhiệm vụ nhắc nhở họ về thươnghiệu, lợi ích, giá trị… của sản phẩm.

- Kích thích nhu cầu, tạo động cơ mua sắm: thông qua quảng cáo, doanhnghiệp có thể cung cấp cho du khách các lý do để tìm đến với thương hiệu bằngcách giới thiệu về những lợi ích mà sản phẩm đem lại như sụ tiện nghi, thoảimái, sang trọng, giá cả… từ đó, kích thích được nhu cầu của khách hàng tiềmnăng, khiến họ nảy sinh các sở thích mới, khơi gợi ý thức mua hàng và chuyểnnhu cầu tiềm ẩn thành hành động mua hàng

- Là nghệ thuật làm phong phú thêm cuộc sống: Ngày nay, quảng cáokhông chỉ được coi là 1 công cụ trong kinh doanh mà còn là 1 nghệ thuật Mộtquảng cáo xuất sắc không những có tính thực tế mà còn có giá trị thưởng thứcnghệ thuật, giúp dẫn tới những liên tưởng phong phú trong cuộc sống của conngười

3 Đặc điểm của quảng cáo trong kinh doanh du lịch

Ngày nay, hoạt động quảng cáo phát triển mạnh mẽ với các hình thức đadạng và phức tạp nhưng chúng đều mang những đặc điểm chung là:

- Mang tính đại chúng: Quảng cáo giúp doanh nghiệp bao phủ cùng 1thông điệp trên 1 phạm vi rộng, từ đó mang lại tính chính thức cho sản phẩm,giúp xây dựng 1 tiêu chuẩn thống nhất cho sản phẩm, hình thành nhận thứcchung ở công chúng mục tiêu…

- Mang tính sâu rộng: Quảng cáo cho phép doanh nghiệp lặp lại thôngđiệp nhiều lần với cùng một đối tượng công chúng mục tiêu, từ đó người mua cóthể nhận và so sánh thông điệp của các đối thủ cạnh tranh khác

- Mang tính biểu cảm: Quảng cáo tạo sự hấp dẫn về sản phẩm đối vớicông chúng bằng cánh sử dụng khôn khéo các thủ pháp nghệ thuật, âm thanh,hình ảnh, màu sắc…

- Quảng cáo là hình thức thông tin 1 chiều, không có tính chất ép buộc sựchú ý đối với khách hàng Nói 1 cách khác, quảng cáo là 1 hình thức độc thoạichứ không phải đối thoại với công chúng, doanh nghiệp chỉ có thể sử dụngquảng cáo để tạo ra 1 hình ảnh có ý nghĩa cho sản phẩm, định vị nó trong tâm trí

Trang 6

khách hàng mục tiêu, xây dưụng thương hiệu mạnh, hay đơn giản để kích thíchtiêu thụ.

4 Các nội dung cơ bản của hoạt động quảng cáo trong kinh doanh du lịch.4.1 Các phương tiện chủ yếu của quảng cáo

Phương tiện truyền thông trong quảng cáo là các phương tiện được sửdụng để mở rộng và kéo dài thông tin nhằm truyền đạt 1 cách có hiệu quả thôngtin quảng cáo đến khách hàng mục tiêu

Phương tiện truyền thông trong quảng cáo gồm các loại hình cơ bản sau:

- Phương tiện in ấn: Báo, tạp chí, sách mỏng, tờ rơi, tập giấy, brochure,thư trực tiếp (qua bưu điện), lịch bàn, danh bạ điện thoại…

- Phương tiện điện tử: Đài phát thanh, truyền hình, mạng internet, mànhình lớn hiện thị điển tử…

- Các phương tiện quảng cáo ngoài trới: Biển quảng cáo, pano, áp phích,quảng cáo trên thùng xe ôtô, xe taxi, xe bus, trên toa xe lửa, trên tường…

- Quảng cáo hiển thị: trưng bày trong tủ kính, cánh cửa ra vào, quầy hàng,đồng phục…

- Các phương tiện khác: Ngoài các phương tiện trên, trong du lịch người

ta còn có thể sử dụng nhiều phương tiện khác như quảng cáo trên vật đặt phòng,

sổ lưu niệm, áo pijama, dép đi trong phòng, danh thiếp, lịch treo tường, quần áo,túi mũ, bưu thiếp…

Ngoài ra, không thể không kể đến 1 hình thức quảng cáo vô cùng hiệuquả, đó là “quảng cáo truyền miệng” Đây được coi là 1 hình thức quảng cáovừa hiệu quả về phạm vi lan truyền, mức độ ảnh hưởng do tính đáng tin cậy củathông tin truyền miệng, lại vừa tiết kiệm về chi phí

4.2 Các quyết định cơ bản của quảng cáo trong kinh doanh du lịch

Khi xây dựng các chương trình quảng cáo, những người quản lýmarketing bao giờ cũng phải bắt đầu từ việc phát hiện thị trường mục tiêu vàđộng cơ của người mua Sau đó xây dựng 1 chương trình quảng cáo họ có thểthông qua 5 quyết định quan trọng được gọi là 5 M

+ Mục tiêu của quảng cáo là gì? (mission)

+ Có thể chi bao nhiêu tiền? (money)

+ Cần phải gửi đi thông điệp như thế nào? (message)

+ Cần sử dụng phương tiện truyền thông nào? (media)

+ Cần đánh giá kết quả như thế nào? (maesurement)

4.2.1 Xác định mục tiêu quảng cáo

Trang 7

Mục tiêu quảng cáo là những nhiệm vụ mà chiến dịch quảng cáo phảihoàn thành Mục đích của chúng là chỉ ra tất cả các yếu tố của chương trìnhquảng cáo đồng thời phản ánh trách nhiệm của người phụ trách hoạt động xúctiến hỗn hợp của doanh nghiệp.

Thông thường các mục tiêu quảng cáo có thể là:

- Xây dựng sự nhận thức: Các doanh nghiệp du lịch cần phải dành thờigian để xây dựng nhận thức về thương hiệu của doanh nghiệp trong tâm tríkhách hàng mục tiêu Một chiến dịch quảng cáo với mục tiêu trên thường hướngvào các nhiệm vụ sau:

+ Tăng cường hay củng cố nhận thức của khách hàng mục tiêu vềsản phẩm, dịch vụ, thương hiệu doanh nghiệp

+ Tạo ra nhận thức về sự tồn tại của sản phẩm, dịch vụ của doanhnghiệp trên thị trường

+ Nâng cao nhận thức về 1 sản phẩm mới hay 1 dịch vụ mới

- Cung cấp kiến thức, tạo sự hiểu biết: Một chiến dịch quảng cáo với mụctiêu trên có thể bao gồm các nhiệm vụ sau:

+Cung cấp cho khách hàng mục tiêu những thông tin mới về sảnphẩm, về doanh nghiệp

+ Thay đổi các ấn tượng tiêu cực mà khách hàng có thể có trướcđây

+ Củng cố niềm tin, ngăn ngừa sự lãng quên thương hiệu

- Thuyết phục, tạo ra sự quan tâm mua

+ Tạo ra niềm tin nhất định về sản phẩm hay doanh nghiệp, làm cơ

sở hình thành thái độ của du khách về doanh nghiệp thông qua truyền đạt cácthông tin tạo nên cách đánh giá của khách hàng mục tiêu

+ Kích thích hoặc củng cố cảm xúc hiện thời của khách hàng mụctiêu về sản phẩm, dịch vụ, làm tăng sự quan tâm của họ khi tiếp nhận các thôngtin mà họ không có sẵn trước đây

- Mục tiêu hành động hay thúc đẩy khách hàng thực hiện giao dịch: cáchoạt động có thể trực tiếp hoặc không trực tiếp nhắm vào việc mua sản phẩm.Mục tiêu hoạt động có thể chỉ hướng đến việc làm cho khách hàng gọi điệnthoại hay viết yêu cầu gửi thêm thông tin về sản phẩm

4.2.2 Xác định ngân sách quảng cáo

Trước khi xây dựng kế hoạch quảng cáo, nhà quản trị marrketing phảixem xét nên và phải chi bao nhiêu tiền để đạt được các mục tiêu đã định đảmbảo hợp lý và hiệu quả Việc xác định 1 ngân sách tối ưu vẫn luôn là nhiệm vụkhó khăn vì hiệu quả của quảng cáo còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố như giá cả,

uy tín của doanh nghiệp hay ấn tượng của các thông điệp quảng cáo đối vớikhách du lịch

Nhìn chung việc quyết định ngân sách quảng cáo sẽ dựa trên 4 phươngpháp cơ bản sau:

Trang 8

- Phương pháp căn cứ khả năng: dựa vào khả năng tài chính của doanhnghiệp.

- Phương pháp dựa trên tỷ lệ % doanh thu: xác định bằng 1 số tỷ % nhấtđịnh nào đó trên doanh thu

- Phương pháp cân bằng cạnh tranh: dựa trên nguyên tắc đảm bảo cânbằng với mức chi phí của các đối thủ cạnh tranh

- Phương pháp căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ: tuỳ theo từng mục đích

và mục tiêu cụ thể, những nhiệm vụ cần hoàn thành rồi ước tính chi phí để thựchiện các mục tiêu và nhiệm vụ đó

4.2.3 Xác định thông điệp quảng cáo

Quảng cáo chỉ có thể thành công nếu gây được sụ chú ý đối với mọingười và thông điệp quảng cáo phải được truyền đạt một cách rõ ràng, chínhxác Thông điệp quảng cáo tốt là 1 trong những yếu tố sống còn của chiến dịchquảng cáo

Các thông điệp quảng cáo phải giàu tính tưởng tượng, độc đáo, hấp dẫn,lôi cuốn được công chúng và phải đáng tin cậy Thông điệp quảng cáo phải nóilên những điều đáng mong ước, thú vị về sản phẩm hay những khía cạnh độcđáo, khác biệt so với những sản phẩm khác

Những người làm quảng cáo khi xây dựng chiến dịch quảng cáo phải trảiqua 3 bước:

- Hình thành thông điệp

- Đánh giá, lựa chọn thông điệp

- Thực hiện thông điệp

4.2.4 Lựa chọn phương tiện quảng cáo

Khi xác định phương tiện quảng cáo đòi hỏi các nhà quản trị marketingphải quyết định các vấn đề sau:

- Quyết định về phạm vi, tần suất và cường độ tác động của phương tiệnquảng cáo

- Quyết định lựa chọn phương tiện quảng cáo cụ thể: Khi lựa chọnphương tiện quảng cáo cần xem xét các yếu tố sau:

+ Đối tượng tiếp nhận thông tin+ Hiệu quả của phương tiện quảng cáo+ Chi phí cho phương tiện quảng cáo

- Quyết định lịch sử dụng phương tiện quảng cáo

- Quyết định phân bố phương tiện quảng cáo theo địa lý

4.2.5 Đánh giá kết quả quảng cáo

Đánh giá hiệu quả của quảng cáo là rất cần thiết nhưng cũng rất khó khăn

và phức tạp Nó phải được thể hiện bằng văn bản và ít nhất phải thể hiện đượccác nội dung sau:

- Đánh giá kết quả tổng quát: Có đạt được mục tiêu đặt ra hay không hoặcđạt được bao nhiêu %?

Trang 9

- Đánh giá mức độ thành công của từng loại quyết định

- Đánh giá hiệu quả thương mại bằng cách so sánh doanh số bán trước vàsau khi thực hiện chương trình quảng cáo

- Đánh giá hiệu quả của công tác quản lý chương trình quảng cáo

- Đánh giá hiệu quả truyền thông bằng chỉ số CPT (Cost pen Thousand),

- Những kiến nghị, đề xuất cho việc phát triển các chương trình quảng cáotiếp theo

II Quan hệ công chúng (PR) trong kinh doanh du lịch

1 Khái niệm

Một doanh nghiệp không những phải có quan hệ tốt với khách hàng mụctiêu, người cung ứng, đại lý mà còn phải có quan hệ tốt với đông đảo côngchúng nói chung vì họ có thể tạo thuận lợi hay gây trở ngại cho khả năng đạtđược những mục tiêu của doanh nghiệp Vì vậy, ngày nay, quan hệ công chúngđược coi là công cụ hữu hiệu và mạnh mẽ, có khả năng đóng góp nhiều vào sựthành công của doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh du lịch

Có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về quan hệ công chúng, nhưngtóm lại, có thể hiểu: “Quan hệ công chúng (hay còn gọi tắt là PR) là 1 hình thứcgiao tiếp giữa doanh nghiệp và công chúng, nhằm cung cấp kiến thức cho côngchúng (bao hàm cả mục đích thay đổi nhận thức của họ), đảm bảo sự hiểu biết

và ủng hộ của công chúng, tạo dựng danh tiếng, hình ảnh tốt cho doanh nghiệp,đồng thời xử lý các tin đồn và hình ảnh bất lợi đã lan ra ngoài thông qua nhữnghoạt động được lên kế hoạch và triển khai trong dài hạn”

Như vậy, PR giúp tạo ra những cảm nhận tích cực từ phía khách hàng,hình thành môi trường thuận lợi giúp hoạt động xúc tiến hỗn hợp dễ dàng vàhiệu quả hơn

Các hoạt động cơ bản của PR bao gồm:

- Quan hệ với báo chí: Nhằm đăng tải những thông tin có giá trị trên cácphương tiện thông tin đại chúng để thu hút sự chú ý của công chúng

- Tuyên truyền về sản phẩm: Những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm công

2 Đặc điểm cua PR trong kinh doanh du lịch

PR ngày càng đóng vai trò quan trọng, được coi là công cụ nền tảng cóthể quyết định thành công của các công cụ khác Bởi PR không chỉ cho phépgiới thiệu cụ thể về sản phẩm và doanh nghiệp như quảng cáo mà quan trọnghơn nó tạo ra sự tín nhiệm cao ở khách hàng mục tiêu Nội dung và các thông tin

Trang 10

do phòng quan hệ công chúng cung cấp thường dễ tiếp cận với khách hàng vàchiếm được lòng tin của họ hơn bởi tính xác thực và đáng tin cậy của chúng Nóichung, sức hấp dẫn của PR xuất phát từ các đặc điểm sau:

- Mang tính tin cậy cao: những thông tin do hoạt động PR cung cấp tớicông chúng mục tiêu thường xác thực và đáng tin cậy

- Không cần cảnh giác: PR có thể tiếp cận đông đảo khách hàng mục tiêu

mà họ thường né tránh tiếp xúc với nhân viên bán hàng hay quảng cáo Thôngđiệp đến với người mua thường mang tính khách quan và dưới dạng thông tin

“sốt dẻo”

- Giới thiệu cụ thể: PR có khả năng giới thiệu cụ thể về doanh nghiệp haysản phẩm góp phần nâng cao và củng cố kiến thức về sản phẩm, doanh nghiệptrong các đối tượng công chúng mục tiêu

3 Các nội dung cơ bản của hoạt động PR trong kinh doanh du lịch

3.1 Các công cụ chủ yếu của hoạt động PR

Các phương tiện chủ yếu được sử dụng để thực hiện các chương trình PRlà:

- Các ấn phẩm: doanh nghiệp có thể dựa vào các tư liệu truyền thống đểtiếp cận và tác động đến các nhóm công chúng mục tiêu Những tài liệu này baogồm:

+ Báo cáo hàng năm, bảng tin của doanh nghiệp

+ Bài báo: các bài viết trên báo, tạp chí phát hành trong nước haynước ngoài, sách báo miễn phí (như sổ tay hướng dẫn du lịch…) báo, tạp chíchuyên ngành, ấn phẩm phát hành hàng năm, tạp chí nội bộ…

+ Tư liệu nghe nhìn: băng hình, phim ảnh, phóng sự, phim tài liệu(trên đài phát thanh, truyền hình địa phương, quốc gia, quốc tế)

- Tổ chức các sự kiện: hội nghị báo chí, hội thảo chuyên đề, những cuộc

đi chơi, chuyến du lịch thưởng, các cuộc triển lãm, hội chợ du lịch, tuần lễ ẩmthực, các cuộc thi, hội thảo, lễ kỉ niệm, tài trợ các hoạt động thể thao, văn hoá,

sự kiện chính trị… Các sự kiện này giúp cho doanh nghiệp tiếp xúc với các giớicông chúng, thu hút sự chú ý đến tên tuổi và sản phẩm của doanh nghiệp

- Tin tức: một trong những nhiệm vụ của các chuyên viên PR là tìm kiếmhay sáng tác các tin tức có lợi về doanh nghiệp, các dịch vụ hay con người củadoanh nghiệp

VD: Chuyên viên PR giao tiếp với giới truyền thông để họ đăng tải cácbài viết về các nhân vật tiêu biểu trong doanh nghiệp, lịch sử của doanh nghiệp,các sản phẩm độc đáo của doanh nghiệp du lịch

- Bài nói chuyện: Các buổi nói chuyện của những người trong ban lãnhđạo doanh nghiệp và người phát ngôn có thể được sử dụng như 1 công cụ đểtuyên truyền về sản phẩm và doanh nghiệp Mặt khác, những cuộc tiếp xúc trựctiếp có thể mang lại hiệu quả dù là qua 1 bữa ăn, lúc dùng café, trong văn phòng,qua điện thoại…

Trang 11

- Hoạt động công ích: doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín của mình bằngcách đóng góp tiền bạc và thời gian vào các chương trình từ thiện, trao học bổng

vì môi trường, thành lập CLB…

- Phương tiện nhận dạng: để thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu,doanh nghiệp cần cố gắng tạo ra các đặc điểm nhận dạng nổi bật để nhận biếtnhư thông qua logo, biểu tượng, văn phòng phẩm, vật đặt phòng, những cuốnsách nhỏ, bảng hiệu, giấy tờ công văn, bưu thiếp, đồng phục nhân viên…

- Hợp tác với các nhân vật nổi tiếng (ngôi sao điện ảnh, ca sỹ, người mẫu,cầu thủ…) Đây là hình thức hợp tác với các nhân vật nổi tiếng để đại diện vàquảng bá cho sản phẩm của doanh nghiệp

3.2 Các quyết định cơ bản của hoạt động PR

3.2.1 Đánh giá tình hình

- Việc hoạch định chiến lược dài hạn cho hoạt động PR luôn hiệu quả hơnnhiều lần so với nhiều hoạt động xúc tiến rầm rộ không được phối hợp tốt Dovậy, một chiến dịch PR phải được thiết kế với 1 mục đích rõ ràng, kế hoạch hoạtđộng chi tiết, tiến trình công việc dễ theo dõi và phải đo lường kết quả cụ thể.Chiến lược PR phải hỗ trợ cho chiến lược của cả doanh nghiệp đồng thời kếthợp tốt với chiến lược xúc tiến hỗn hợp

- Trước khi chương trình PR được lập ra, cần phải xác định rõ công chúngmục tiêu nhìn nhận như thế nào về doanh nghiệp Mỗi đồi tượng công chúng đều

có thái độ khác nhau về doanh nghiệp, có thể tích cực hoặc tiêu cực Các chuyênviên PR cần làm rõ thái độ của đa số công chúng để củng cố hoặc thay đổichúng theo chiều hướng tích cực, chính vì vậy họ cần nghiên cứu, tìm hiểu đểtìm ra nguyên nhân và đề ra hướng giải quyết Việc đánh giá tình hình có thểqua các bài viết, phóng sự trên báo chí, truyền hình… thông qua sự than phiềncủa khách hàng hay qua báo cáo doanh số hoặc tình hình cạnh tranh…

3.2.2 Xác đinh mục tiêu của hoạt động PR

Doanh nghiệp có rất nhiều các mục tiêu khác nhau có thể tập trung vàoviệc nâng cao uy tín, cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp, xây dựng những mốiquan hệ bền vững với các nhóm công chúng then chốt; công bố thành tích củadoanh nghiệp để thu phục lòng tin từ công chúng, khôi phục niềm tin của côngchúng hay để nâng cao số lượng và chất lượng người dự tuyển vào công ty; xâydựng một đặc điểm văn hoá mới trong doanh nghiệp… Cho dù là mục tiêu gì thìchúng đều phải rõ ràng, cụ thể, có thể định hướng bằng các chỉ tiêu và có khungthời gian xác định Mặt khác, các chuyên viên PR cũng cần phải thường xuyêncập nhập và điều chỉnh các mục tiêu nhằm đảm bảo tính phù hợp của chúng

3.2.3 Xác định nhóm công chúng mục tiêu

- PR hướng đến một nhóm công chúng cụ thể, nó không truyền đi thôngđiệp chung hướng đến một thị trường rộng lớn thông qua phương tiện truyềnthông mà có sự “sàng lọc” thông tin theo từng đối tượng, giúp tiết kiệm chi phícũng như tăng khả năng thành công trong việc truyền tải thông điệp

Trang 12

- Việc xác định rõ các nhóm công chúng liên quan đến một chương trình

PR nhằm thiết lập mức độ ưu tiên trong giới hạn ngân sách và nguồn lực, giúplựa chọn đúng phương pháp và phương tiện truyền thông, chuẩn bị thông điệpvới hình thức và nội dung phù hợp nhất Các nhóm công chúng có thể là:

+ Khách hàng mục tiêu+ Nhân viên trong doanh nghiệp và nhân viên tiềm năng+ Giới truyền thông

+ Nhà đầu tư, cổ đông+ Nhà cung cấp

+ Trung gian phân phối+ Các giới ảnh hưởng đến dư luận+ Công chúng và cộng đồng địa phương+ Chính quyền các cấp

3.2.4 Lựa chọn thông điệp và phương tiện truyền thông cho hoạt động PR

- Căn cứ vào nhu cầu và quan điểm của công chúng mục tiêu cần tạo racác thông điệp PR riêng, cụ thể để phù hợp với từng nhóm đối tượng

- Các thông điệp này có thể được truyền tải thông qua nhiều phương tiệnkhác nhau

Bởi vậy, nhà quản trị marrketing cần thiết kế thông điệp cho thích hợp vớiviệc sử dụng từng loại phương tiện

3.2.5 Hoạch định ngân sách cho hoạt động PR

Việc lập kế hoạch ngân sách giúp doanh nghiệp xác định sẽ tiến hành loạichương trình nào với nguồn ngân sách được cấp, tránh việc chi tiêu quá mức

Sau khi hoàn thành chiến dịch sẽ so sánh để đo lường kết qur, xem xétngân sách đã được sử dụng đúng mức và phân bổ hợp lý cho từng hoạt động haychưa

3.2.6 Thực hiện kế hoạch PR

Hiệu quả của một chương trình PR ảnh hưởng mạnh lên uy tín của doanhnghiệp cũng như cách nhìn nhận của khách hàng về doanh nghiệp Bởi vậy,doanh nghiệp cần có kế hoạch chi tiết và cụ thể trong việc sáng tạo, lựa chọn cácthông điệp từ các lực lượng biên tập trong và ngoài doanh nghiệp, lựa chọn cácphương tiện truyền tin phù hợp, đặc biệt cần xác định và khai thác các mối quan

hệ cá nhân với lực lượng truyền thông để đảm bảo được đăng tải các tin tức cólợi về doanh nghiệp

3.2.7 Đánh giá kết quả của hoạt động PR

Kết quả của hoạt động PR thường mang tính dài hạn, không trực tiếp,không dễ nhận biết nên việc đánh giá là khá khó khăn Có thể sử dụng một sốphương pháp sau:

- Đo số lần thông tin xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đạichúng

Trang 13

- Đo lường sự thay đổi thái độ của khách hàng đối với sản phẩm củadoanh nghiệp.

- Đo lường sự thay đổi doanh số và lợi nhuận trong khoảng thời giantrước, trong và sau chiến dịch để đánh giá hiệu quả của các kế hoạch PR

Nói chung, đo lường kết quả là một thành phần quan trọng của kế hoạch

PR Có thể sử dụng bảng câu hỏi, lượng thông tin phản hồi, số liệu thống kê dựatrên số lượng và nhóm khán thính giả hay các phương pháp nghiên cứu để xácđịnh xem thông điệp truyền đi có đến được với đối tượng và đạt kết quả nhưmong muốn hay không? Nhiều khi phải tiến hành nghiên cứu cả trước và sau khithực hiện chiến dịch PR để có được những thông tin chính xác về những thayđổi trong ứng xử và thái độ của công chúng mục tiêu

Từ việc nghiên cứu các hoạt động PR và quảng cáo ở trên, chúng ta có thểnhận thấy khá nhiều điểm khác biệt giữa chúng Trước hết, PR mang tính kháchquan hơn bởi các hoạt động này thường dùng các phương tiện trung gian để đemthông điệp đến cho người tiêu dùng (các thông cáo báo chí và bài viết trên cácbáo đài, các chương trình tài trợ, các hoạt động từ thiện…) chứ không mang tínhđộc thoại như quảng cáo

Thông điệp của các hoạt động PR thường ít mang tính thương mại rõ ràngnhư quảng cáo, mà có tính thông tin nhiều hơn nên dễ được đối tượng chấp nhậnhơn

Những chương trình quảng cáo đôi khi chỉ lướt qua rất nhanh trong tâmtrí của người tiêu dùng, cung cấp ít thông tin khiến họ khó nhận biết, nhưng cáchoạt động PR lại mang đến những thông tin cụ thể hơn

Trong một công ty, ngân sách giành cho quảng cáo thường lớn hơn PR rấtnhiều, do PR không phải chi các khoản tiền lớn thuê mua thời lượng trên cácphương tiện truyền thông và không cần chi phí thiết kế sáng tạo và sản xuất cao.Tuy nhiên, hiệu quả thông tin thường lại thấp hơn do tính chất tập trung của đốitượng và nhờ tác dụng rộng rãi của truyền miệng

Các hoạt động PR cũng thường mang tính nhất quán lâu dài hơn Mộtkhẩu hiệu quảng cáo, một tính chất sản phẩm hay thậm chí một chiến lược kinhdoanh có thể thay đổi khá thường xuyên để bắt kịp thị hiếu của thị trường, songhình ảnh và các giá trị của thương hiệu thường phải được xây dựng và giữ gìntrong một quá trình lâu dài mới tranh thủ được lòng tin của công chúng

Một đặc điểm nữa của PR là thường đem đến lợi ích cụ thể cho đối tượng.Một chương trình ca nhạc do Nokia tài trợ không chỉ quảng bá cho sản phẩmcủa Nokia mà còn là một hoạt động giải trí có tính văn hoá và chất lượng nghệthuật cao cho người xem Bia Tiger tài trợ cho bóng đá Việt Nam cũng đượcthưởng thức Tiger Cup hấp dẫn Đó là chưa kể đến các hoạt động từ thiện rõràng như Foster’s bia chi hàng trăm triệu đồng nâng cấp bệnh viện Đà Nẵng…

Trang 14

Các hoạt động PR của nhiều công ty thường có mục tiêu gây cảm tình củacông chúng nói chung mà không gắn với sản phẩm cụ thể Rõ ràng là hoạt động

PR ít nhiều có tác dụng tích cực cho xã hội

Tuy nhiên, quảng cáo lại có thể truyền tải những thông tin và thông điệpđến cho một lượng lớn đối tượng công chúng mục tiêu trong một thời gian ngắnnhờ các phương tiện truyền thông, điều mà PR không thể làm được Hơn nữa,các thông điệp quảng cáo thường ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, nên dễ lưu lại ấntượng trong tâm trí nhiều khách hàng mục tiêu Mặt khác, các hoạt động PR rấtkhó kiểm soát vì nội dung thông điệp thường được truyền tải qua góc nhìn củabên thứ 3 (nhà báo, nhân vật nổi tiếng, chuyên gia, sự kiện…)

Nói tóm lại, nếu quảng cáo đóng vai trò hết sức quan trọng để sản phẩmcủa công ty được biết đến và nhớ tới rộng rãi thì PR góp phần để sản phẩm vàcông ty đều được yêu mến và tin cậy

Chính vì những lý do trên mà chúng ta không thể tách rời hoạt động PR

và quảng cáo, chúng phải luôn được tiến hành cùng lúc nhằm đem lại hiệu quảtruyền thông tốt nhất cho doanh nghiệp

Trang 15

Chương II: Thực tế việc tiến hành các hoạt động PR và quảng cáo

cho chương trình “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn”

I Tổng quan ngành du lich Việt Nam

Theo đánh giá của các tổ chức du lịch quốc tế, Việt Nam hiện được đánhgiá là điểm đến an toàn nhất trong khu vực và là đất nước có nhiều tiềm năng về

du lịch Nhưng đó chưa phải là tất cả các yếu tố đưa con tàu du lịch Việt Nam đilên

Từ chỗ đứng vào nhóm các nước kém phát triển nhất, Việt Nam đã vươnlên hàng trung bình trong khu vực, vượt qua Philippines, chỉ còn sau 4 nướcphát triển du lịch hàng đầu là Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia Dukhách đến Việt Nam từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ

Theo nghiên cứu mới nhất được tiến hành bởi Hội đồng Du lịch và Lữhành thế giới (WTTC) phối hợp với tổ chức dự báo kinh tế Oxford (OxfordEconomic Forecasting _ OEF) thì Việt Nam được xếp hàng thứ 6 trong nhóm 10nước phát triển du lịch và lữ hành tốt nhất giai đoạn 2007-2016, đó là một tínhiệu khẳng định tiềm năng du lịch của Việt Nam sẽ đem lại một tương lai tốtđẹp cho ngành trong sự hội nhập toàn cầu Bằng chứng là gần đây nhiều hãng lữhành lớn của quốc tế và ngành du lịch các nước, đặc biệt là trong khối APECcũng đã có những khảo sát, quan hệ hợp tác rất tích cực Họ coi đây là một địachỉ du lịch an toàn cho du khách và ít rủi ro cho các nhà đầu tư Nếu nhìn vàomối quan hệ với 1000 hãng du lịch, trong đó có những hãng rất lớn của hơn 60nước, vùng lãnh thổ và là thành viên của Tổ chức Du lịch thế giới, các Hiệp hội

du lịch châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam Á, chúng ta sẽ thấy, du lịch ViệtNam đã phát triển ở một tầm mới đầy triển vọng

Nhằm nâng cao sức hấp dẫn của điểm đến, thu hút hơn nữa nhiều khách

du lịch đến Việt Nam, ngành du lịch đã chú trọng công tác xúc tiến du lịch mangtính chuyên nghiệp Từ năm 2003, du lịch Việt Nam thường xuyên tổ chức sựkiện năm du lịch quốc gia, mỗi năm một chủ đề nhằm khơi dạy và phát huy tiềmnăng du lịch của từng vùng miền Ngành du lịch kết hợp với các địa phương tổchức các sự kiện như: Năm du lịch Thái Nguyên, Lễ hội du lịch-văn hoá TuyênQuang, Cao Bằng, Hà Giang, Lễ hội Carnaval đường phố Hạ Long, các lễ hội kỉ

Trang 16

niệm 100 năm Sầm Sơn, 100 năm Cửa Lò, Festival biển Nha Trang, Đà Nẵng,

Lễ hội Quảng Nam-Con đường di sản, Liên hoan du lịch Bà Nà, Lễ hội trái câyđồng bằng sông Cửu Long… tổ chức các hội thảo, hội nghị về giải pháp tăngcường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam; cũng như tham gia các sựkiện du lịch quốc tế trong và ngoài khu vực: Diễn đàn ATF tại Singapore, Hộichợ du lịch quốc tế ITB tại Đức, Hội chợ MTTT và Intoumarket tại Nga, Hộichợ Salon Mondial tại Pháp, Hội chợ WTF tại Thượng Hải, Lễ hội tại Côn Minh(Trung Quốc)… Những sự kiện này có tác động tích cực quảng bá, tuyên truyềnthu hút khách du lịch, đem lại hiệu quả tăng trưởng chung của ngành

Cũng như nhiều nước, du lịch đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh

tế, du lịch Việt Nam cũng được coi là ngành kinh tế mũi nhọn Nhìn vào giá trịGDP hàng năm của ngành du lịch mang lại ta sẽ thấy, phát triển du lịch đã có ýnghĩa rất to lớn đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá,hiện đại hoá Tại các vùng trọng điểm, du lịch không ngừng thay đổi diện mạo

đô thị, nông thôn và đời sống CT, KT-VH, XH của cộng đồng dân cư Chẳngnhững thế, phát triển du lịch cũng đồng nghĩa với việc góp phần bảo vệ môitrường, đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ hàng hoá và dịch vụ, thúc đẩy sự phát triểncủa các ngành có liên quan, chuyển đổi cơ cấu kinh tế Nhờ đó, việc khôi phục

và phát triển các di sản văn hoá, loại hình nghệ thuật, lễ hội cùng những ngànhnghề truyền thống cũng được mở rộng Sự phát triển của du lịch còn mở manggiao lưu giữa các vùng, miền trong cả nước và với các nước nhằm nâng cao vịthế Việt Nam trên trường quốc tế

Chiến dịch quảng bá mới của du lịch Việt Nam đã được phát động Tiêu

đề và biểu tượng mới: “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” đang được quảng bá rộng rãitrong toàn ngành, thu hút được sự quan tâm, đánh giá cao của các nhà hoạt động

du lịch chuyên nghiệp và của công luận trong và ngoài nước Bằng việc đưa ranhững sản phẩm du lịch có chất lượng, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực này đang cố gắng để quảng bá thương hiệu, bán sản phẩm đặc thù Từng địaphương cũng đã tích cực đưa ra các chủ trương, kế hoạch, nhằm xúc tiến, quảng

bá điểm đến từng vùng, miền

Bước đầu, ngành du lịch cũng đã thu được một số kết quả đáng khen ngợi

Rõ nét nhất là sự tăng trưởng mạnh mẽ của dòng khách du lịch quốc tế vào Việt

Trang 17

Nam Việc hội nhập với nền kinh tế quốc tế đã giúp thu hút nguồn vốn đầu tưnước ngoài vào du lịch để phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực phục vụ kháchtrong và ngoài nước, đặc biệt là khách du lịch hội nghị, hội thảo (MICE), ngườinước ngoài vào tìm kiếm cơ hội kinh doanh Sự kiện Việt Nam trở thành thànhviên của WTO khiến cho các nhà đầu tư thêm tin tưởng khi đầu tư vào ViệtNam, hứa hẹn làn sóng đầu tư vào du lịch-dịch vụ sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt làlĩnh vực khách sạn nhà hàng.

Khi gia nhập vào WTO, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường cho các doanhnghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực khách sạn nhà hàng và dịch vụ đại lý

lữ hành Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp du lịch, bởi các doanhnghiệp du lịch Việt Nam phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranhhạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, sản phẩm và dịch vụ du lịch còn đơn điệu, cơ

sở hạ tầng du lịch ít được đầu tư, nâng cấp, việc kinh doanh du lịch còn manhmún, mang tính cục bộ và tính “ăn xổi ở thì” Những thách thức trên đòi hỏi cácdoanh nghiệp du lịch cần đầu tư nâng cao sức cạnh tranh Nhưng có nhiều việcnằm ngoài tầm tay của các doanh nghiệp, cần phải có sự ra tay của Nhà nước, đó

là đầu tư mạnh hơn cho phát triển hạ tầng du lịch, có các quy hoạch rõ ràng vềđất đai, diện tích dành cho du lịch và có sự đầu tư nguồn nhân lực cho du lịch ởtrong nước, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho du lịch phát triển

Vậy làm sao để quảng cáo, tiếp thị du lịch trở thành một hoạt độngchuyên nghiệp, đúng tầm và đặc biệt hạn chế được sự nghèo nàn, tẻ nhạt, bêncạnh việc xây dựng chiến lược marketing cụ thể, ngành du lịch Việt Nam đangmong muốn có sự góp tay của các doanh nghiệp và đặc biệt là sự ủng hộ của cácngành, các địa phương trong cả nước Không pahir chờ đến các sự kiện du lịch,

mà ở mọi lúc, mọi nơi, các doanh nghiệp, các địa phương phải chủ động, không

bỏ lỡ thời cơ, có như vậy du lịch Việt Nam mới đáp ứng được tiến trình hộinhập

2 Việt Nam -Vẻ đẹp tiềm ẩn

Nét riêng của du lịch Việt Nam là sự bí ẩn kỳ diệu Việt Nam như viênngọc trong đá đang chuyển mình thức dậy chứ chưa lộng lẫy toả sáng Còn lạlùng với thế giới, Việt Nam chưa là điểm đến quen thuộc Việt Nam-dấu hỏi gợi

sự tò mò

Trang 18

Rõ ràng, Việt Nam vẫn còn là điều bí mật ẩn giấu giữa lòng châu Á Có lẽ

đó chính là sự khác biệt lớn nhất của Việt Nam so với các nước trong vùng đãtừng quảng bá rất hiệu quả đất nước mình và đã đón hàng chục triệu du kháchmỗi năm (Thailand, Singapore, Malaysia, HongKong…) Ẩn giấu, ít được biếtđến, lại nằm ngay giữa những “đại gia” tên tuổi lừng lẫy, nhưng Việt Nam lạikhông hề thua kém về sức hút đến độ mê hoặc lòng người

Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với tiêu đề và biểu tượng của du lịch Việt Nam

là phải thể hiện được ý nghĩa: Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn đến mê hoặc,nhưng chưa được nhiều người biết đến Muốn vậy du lịch Việt Nam cần chuyểnđộng theo một tiêu chí cụ thể, xuyên suốt và hiệu quả Đó là lý do vì sao cuộcthi “Tìm kiếm slogan mới cho ngành du lịch Việt Nam” được tổ chức, chỉ trongvòng 4 tháng, cuộc thi đã thu hút được 938 người tham gia dự thi với gần 1200tác phẩm, 814 tác phẩm tiêu đề và 380 biểu tượng Bên cạnh đó, cuộc thi cũng

đã thu hút được nhiều hãng quảng cáo có thâm niên, uy tín, liên kết với các hãngchuyên nghiệp nước ngoài nổi tiếng Cuối cùng, tiêu đề và biểu tượng “ViệtNam-the hidden charm” hay “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” đã được lựa chọn Nếunhư các tiêu đề “Malaysia-Truly”, “Thailand-Happiness on Earth”, “UniquelySingapore”, “Taiwan-Touch your Heart”, “HongKong-Live it, Love it”,

“Dynamic Korea”…nói đến vẻ đẹp lộng lẫy, phong phú của đất nước họ, thì

“Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” gợi nên vẻ đẹp quyến rũ nhưng vẫn còn tiềm ẩn Dukhách đến Việt Nam tuy chưa thấy nét tráng lệ của đô thị, nhưng chỉ cần đếnthăm, họ sẽ phát hiện ra những điều ẩn giấu dưới vẻ bề ngoài giản dị, đó là conngười Việt Nam thân thiện, mến khách, phong cảnh Việt Nam tuyệt đẹp và ẩmthực của Việt Nam vô cùng hấp dẫn

Song song đó, biểu tượng của du lịch Việt Nam phải thể hiện được ýnghĩa của tiêu đề Với hình ảnh búp sen được vẽ bằng kỹ thuật thư pháp, gầngũi, nhẹ nhàng nhưng khoẻ khoắn, nằm giữa 2 chữ Việt Nam, búp sen tượngtrưng cho hình ảnh đất nước như hoa sắp nở, còn e ấp, ẩn dấu những nét độcđáo Hoa sen còn là hình ảnh tiêu biểu tuy mộc mạc nhưng thanh cao của vănhoá Việt, tượng trưng cho sự thanh tú nhưng vô cùng mãnh liệt, không ngừngvươn lên của đất nước và con người Việt Nam Cùng với màu đỏ nhiệt huyết,với màu vàng đất hiền lành của 2 chữ “Việt Nam”, kiểu chữ là sự phối hợp các

Trang 19

loại chữ viết khác nhau, có nét xổ của thư pháp (chữ i), có nét cong ngược củachữ Việt cổ (chữ e, a), bên cạnh những nét thẳng, đều Latinh (v, t, n, m), tất cảtượng trưng cho đặc tính của văn hoá Việt Nam, là sự hài hoà giữa những dịbiệt Sự hài hoà, chân thật, gần gũi, giản dị không kiểu cách.

Với tuyệt đại đa số du khách trên thế giới, Việt Nam còn xa lạ, ẩn kín nhưbúp sen chưa nở, không lộng lẫy phô trương Nhưng búp sen ấy lại đầy vẻ tinh

tế và quyến rũ, kín đáo, hứa hẹn nhiều thú vị tròn đầy Biểu tượng du lịch mới

có được sự cân đối về bố cục, màu sắc hài hoà, tạo được một ấn tượng đẹp đẽ vềthị giác Câu slogan “Việt Nam-The hidden charm” khi đọc cũng tạo nên vầngiúp du khách dễ nhớ hơn

Việc cho ra đời một logo và khẩu hiệu mới có ý nghĩa hết sức quan trọngđối với ngành du lịch Logo và khẩu hiệu, ngoài chức năng quảng bá, thu hút dulịch, còn có ý nghĩa tượng trưng cho nền văn hoá mang bản sắc rất riêng của mộtquốc gia, lãnh thổ

Không chỉ người Việt Nam mà ngay cả các chuyên gia du lịch quốc tếcũng thừa nhận rằng: Việt Nam hiện vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được biếtđến và nhiều cái biết thì lại chưa được khai thác hết Đó cũng là cái lý trả lời chocâu hỏi vì sao ngành du lịch lấy “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” là biểu tượng vàtiêu đề cho Chương trình Hành động Quốc gia về du lịch giai đoạn 2006-2010.Đất nước hình chữ S vẫn luôn được xem là điểm đến của du khách quốc tế bởi

vẻ đẹp quyến rũ của thiên nhiên, nền văn hoá đậm đà bản sắc và những conngười thân thiện chỉ 5 năm qua (2000-2005), với những nỗ lực đổi mới chínhmình, hoạt động du lịch Việt Nam đã làm được nhiều việc để khẳng định thươnghiệu du lịch Việt Nam Phụ trương của nhật báo “Buổi chiều”, tờ báo lớn của Bỉ,mới đây đã dành chọn 6 trang viết nhiều bài và ảnh phản ánh cuộc sống đangthay da đổi thịt từng ngày tại Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh đến sự “cất cánh”của ngành du lịch Đó là sự mô tả về cuộc sống sôi động và phong cảnh hữu tìnhtại những địa danh mà tác giả đã dừng chân dọc theo chiều dài đất nước Mộtthành phố HCM nhộn nhịp giao thương trong dáng vẻ của một đô thị hiện đại, làvùng duyên hải miền Trung thơ mộng, hùng vĩ, là thủ đô Hà Nội với “ một vẻduyên dáng, quyến rũ đến lạ thường” Đặc biệt trong hành trình khám phá Việt

Ngày đăng: 01/02/2013, 10:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w