Quá trình sinh nhiệt: Nguồn nhiệt năng của cơ thể được tạo từ: phản ứng chuyển hóa của cơ thể, phản ứng co cơ, hoặc từ bên ngoài như : bức xạ từ mặt trời, lò sưởi, hay các vật nóng khác
Trang 1CHƯƠNG 6 : THÂN NHIỆT
I THÂN NHIỆT
II CƠ CHẾ ĐIỀU NHIỆT
Khái niệm: Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể khác nhau ở mỗi vùng
- Cao nhất ở gan là trung tâm quan trọng chuyển hóa các chất;
- Thấp hơn ở máu;
- Luôn thay đổi ở cơ;
- Da có nhiệt độ thấp nhất
Loại thân nhiệt: Tùy vị trí đo nhiệt độ, người ta chia làm 2 loại thân nhiệt
- Thân nhiệt trung tâm: Aính hưởng trực tiếp tới tốc độ phản ứng và được đo ở :
Trực tràng: 36,3 đến 37,1oC - 0,2 đến 0,5oC;
Miệng: 36,5 đến 37 - 0,2 đến 0,5oC;
Ở nách: 36,3 đến 37,1oC - 0,5- 1oC
- Thân nhiệt ngoại vi: chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường, đo ở trán: 33,5oC; lòng bàn tay: 32oC; mu bàn tay: 28oC
Thân nhiệt là kết qủa 2 quá trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt
1 Quá trình sinh nhiệt:
Nguồn nhiệt năng của cơ thể được tạo từ: phản ứng chuyển hóa của cơ thể, phản ứng co
cơ, hoặc từ bên ngoài như : bức xạ từ mặt trời, lò sưởi, hay các vật nóng khác
2 Qúa trình tỏa nhiệt:
Nhiệt tỏa ra bằng 2 cách : truyền nhiệt và bay hơi nước
2.1 Truyền nhiệt:
Trang 2Nhiệt năng được truyền từ vật nóng sang vật lạnh hơn bằng 3 hình thức:
- Truyền nhiệt trực tiếp: khối lượng nhiệt được truyền tỷ lệ thuận với diện tích tiếp xúc, mức chênh lệch nhiệt độ và thời gian tiếp xúc
- Truyền nhiệt đối lưu: vật nóng và vật lạnh tiếp xúc trực tiếp, nhưng vật lạnh luôn chuyển động, vì vậy khối lượng nhiệt truyền tỷ lệ thuận với căn bậc hai tốc độ chuyển động của vật lạnh
- Truyền nhiệt bằng bức xạ: vật nóng và lạnh không tiếp xúc trực tiếp Nhiệt được truyền
từ vật nóng sang vật lạnh tỷ lệ thuận với chênh lệch nhiệt độ 2 vật (không tính đến khoảng cách giữa 2 vật(, màu sắc của vật nhận nhiệt (màu đen tiếp nhận toàn bộ, màu trắng phản chiếu toàn bộ)
2.2 Tỏa nhiệt bằng bay hơi nước :
Nước khi chuyển từ thể lỏng sang thể khí phải lấy nhiệt vào 1 lít nước bay hơi từ cơ thể lấy đi 580 Kcal
Nước bay hơi từ cơ thể qua da và đường hô hấp Từ da, nước được thấm trực tiếp ra ngoài Một ngày và đêm có khoảng 0,5 lít nước thấm qua da Cũng từ da, nước có thể bài tiết theo mồ hôi Lượng mồ hôi bài tiết trong 1 giờ có thể: 0; 1,5 hoặc 2,5 lít
Thăng bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt thể hiện bằng Bilan nhiệt (B):
B = Nhiệt chuyển hóa - (nhiệt bay hơi + nhiệt bức xạ + nhiệt truyền)
Nếu B+, nhiệt tích lại trong cơ thể B-, nhiệt cơ thể bị mất
Thân nhiệt được điều hòa theo nguyên tắc: lượng nhiệt sinh ra bằng lượng nhiệt tỏa ra khỏi cơ thể theo cung phản xạ điều nhiệt
1 Các bộ phận của cung phản xạ điều nhiệt :
- Bộ phận nhận kích thích: nằm ở da, thụ cảm nhiệt ở nội tạng và thành mạch máu gồm: tiểu thể Krauss, nhận cảm giác lạnh Tiểu thể Ruffini, nhận cảm giác nóng
- Ðường truyền vào: là các sợi thần kinh đi từ bộ phận thụ cảm đến sừng sau của tủy sống đến đồi thị và lên đến vỏ não
- Trung tâm của phản xạ điều nhiệt: vùng dưới đồi
Nửa trước của vùng dưới đồi là trung tâm chống nóng, kích thích vùng này biểu hiện chống nóng Vùng này tê liệt, phản ứng chống nóng không xuất hiện
Nửa sau vùng dưới đồi là trung tâm chống lạnh
Ðộc tố của vi khuẩn gây bệnh, tác động lên vùng dưới đồi gây tăng thân nhiệt, độc tố
Trang 3của phẩy khuẩn tả làm giảm thân nhiệt
- Ðường truyền ra: từ trung tâm vùng dưới đồi, xung được truyền tới trung tâm giao cảm
ở sừng bên tủy sống, gây co, giãn mạch và thay đổi cường độ chuyển hóa của tế bào và tới những nơron vận động ở sừng trước tủy sống, gây biến đổi trương lực cơ, gây run và thay đổi thông khí
- Thể dịch ( vùng dưới đồi ) Thùy trước tuyến yên thay đổi bài tiết của tuyến giáp thượng thận điều hòa cường độ chuyển hóa tế bào
2 Cơ chế chống nóng:
Thân nhiệt tăng, cơ thể có những biểu hiện sau :
- giai đoạn kích thích : nhức đầu , khó thở , co giật
- Giai đoạn ức chế: mệt mỏi, buồn ngủ, run rẩy
- Giai đoạn hôn mê
Khi thân nhiệt vượt quá 42oc thì sẽ chết vì biến tính, mất chức năng enzym
Cơ chế chống nóng: Chống nóng bằng giảm sinh nhiệt, tăng tỏa nhiệt
- Giảm sinh nhiệt: Giảm cường độ chuyển hóa các chất, nhưng do để phục vụ cho hoạt động sống không giảm quá nhiều
- Tăng tỏa nhiệt: giãn mạch dưới da sẽ làm tăng nhiệt độ của da để truyền nhiệt, tăng tiết
mồ hồi thấm nước qua da
3 Cơ chế chống lạnh:
Khi thân nhiệt giảm, người lờ đờ ít cử động, hôn mê và chết
Cơ chế chống lạnh : Tăng sinh nhiệt, giảm tỏa nhiệt
Bắt đầu là phản xạ co mạch máu làm cho da tái đi và nhiệt độ da giảm
- Giảm tỏa nhiệt: lượng nhiệt tỏa ra giảm đi, kèm theo cơ chân lông co, biểu hiện bên ngoài là nổi da ga.ì
- Tăng sinh nhiệt: tăng chuyển hóa tế bào, dưới tác dụng của các hormon tuyến giáp và tuyến thượng thận Trương lực cơ tăng, gây hiện tượng cóng và sau cùng là phản ứng run