- Phương tiện lưu trữ: Các phương tiện lưu giữ tại nguồn bao gồm các túi nylon,
b) Phương pháp tái chế.
Công nghệ ủ phân compost:
Định nghĩa: Quá trình chế biến phân hữu cơ là quá trình chuyển hóa các thành phần hữu cơ trong CTR đô thị thành chất mùn ổn định nhờ hoạt động của các vi sinh vật.
Tái chế giấy:
• Các loại giấy tái chế: Giấy sạch (mới), thư, tạp chí, hộp thức ăn, phiếu dự thưởng...
• Tái chế giấy thải thu gom ở các văn phòng trộn lẫn với các loại giấy hỗn tạp khác.
• Giấy hỗn tạp: gồm các tạp chí, báo, giấy gói, bưu kiện, bìa thư... Loại giấy này cần được giũ sạch, làm khô trước khi đưa đi tái chế.
Tái sinh nhựa:
Phân biệt nhựa tái sinh bằng các ký hiệu:
• Loại 3 thường sử dụng để chế tạo các túi,
• Loại 4 cho nhựa được phối trộn, không có khả năng tái chế.
• Các túi nylon thường không được tái chế, chúng được thu nhận chủ yếu về vấn đề vệ sinh môi trường.
Tái chế thủy tinh :
• Quá trình tái chế thủy tinh và kim loại diễn ra ở nhiệt độ cao do vậy dễ dàng khử ô nhiễm.
• Thủy tinh được tái chế với số lần không hạn chế.Giảm 30% năng lượng so với chế tạo bằng thủy tinh mới.
• Năng lượng tiết kiệm từ việc tái chế một chai thủy tinh sẽ thắp sáng một bóng đèn 100 W trong vòng 4 giờ.
• Thủy tinh cần thời gian rất dài để phân hủy, do vậy việc thải bừa bải chai lọ hiện nay sẽ làm ảnh hưởng đến cảnh quan cho đến năm 3000.
3.2 Giải pháp nhằm tăng cường công các thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn phường Thuận Thành. thải sinh hoạt tại địa bàn phường Thuận Thành.
3.2.1 Về chính quyền địa phương :
UBND phường Thuận Thành nên xem xét thành lập bộ phận phụ trách về việc bảo vệ môi trường trong địa bàn phường. Cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách về môi trường nhằm theo dõi sát sao hoạt động xả thải của người dân để kịp thời ngăn chặn và xử lý những hành vi gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Mỗi khu vực cần phải có ít nhất 2 người thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc xả thải của các hộ gia đình.
Cán bộ chuyên môn cần phải tăng cường tổ chức các buổi tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường cho người dân bằng nhiều hình thức như: tổ chức các buổi họp tổ dân phố để nói về vấn đề đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, phân loại rác thải tại nguồn…; phát các tờ rơi về vấn đề ô nhiễm môi trường; thường xuyên thông báo, vận động người dân tham gia các chương trình lao động công ích, góp phần bảo vệ môi trường; vận động người dân cam kết bảo vệ môi trường, đưa vào một trong những chỉ tiêu để xét gia đình văn hóa, tổ văn hóa…
Áp dụng những biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với những hành vi đổ rác bừa bãi, không đúng giờ, không đúng nơi quy định của người dân.
3.2.2 Về phía người dân phường Thuận Thành :
Vấn đề xử lý rác thải như hiện nay mà Công ty TNHH Nhà nước MT&CTĐT Huế đang áp dụng vẫn còn rất nhiều khó khăn như: tốn kém, mất nhiều thời gian mới xử lý được phần lớn lượng rác thải, nhà máy hoạt động chưa có hiệu quả… Hiện nay, trên thế giới, có rất nhiều biện pháp để khắc phục những khó khăn trên như đầu tư trang thiết bị, cải tiến công nghệ, kỹ thuật hiện đại…Nhưng những biện pháp trên đòi hỏi vốn đầu tư tương đối lớn. Giải pháp phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay của Việt Nam nói chung và Thành phố Huế nói riêng là phân loại rác tại nguồn. Muốn thực hiện biện pháp này một cách tối ưu đòi hỏi người dân phải phối hợp chặt chẽ với Nhà nước.
Người dân phải nâng cao ý thức của mình về vấn đề bảo vệ môi trường sống xung quanh. Tự nhận thức được việc đổ rác bừa bãi, tự xử lý rác không đúng kỹ thuật, quy trình sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến những người xung quanh và ngay cả chính gia đình, bản thân mình.
Theo thống kê của Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM thì trong rác thải đô thị tỷ lệ trung bình thành phần hữu cơ chiếm 75% và vô cơ là 25%. Trong thành phần vô cơ có 15- 20 thành phần từ các nguồn nguyên liệu khác nhau như giấy, các tông, nhựa, ni lông, cao su, thủy tinh, kim loại...
Hầu hết các thành phần này đều có thể thu hồi, tái chế thành nguyên liệu sản xuất cho nhiều sản phẩm khác nhau có ích cho xã hội. Trong thành phần hữu cơ của rác chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật và động vật. Phần rác hữu cơ có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất phân compost, dùng bón cho nông nghiệp, lâm nghiệp với giá thành thấp vừa không gây tác động xấu đến môi trường, cánh đồng, vừa có thể cải tạo được một số vùng đất chết.
Mặt khác, với các công nghệ mới tiên tiến hiện nay có thể biến rác thành năng lượng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Công nghệ đốt rác phát điện và công nghệ thu khí (CH4) từ các bãi chôn lấp rác mà các quốc gia phát triển trên thế giới đang áp dụng rộng rãi là những ví dụ.
Một trong những tiêu chí quản lý môi trường của thành phố đặt ra hiện nay là phân loại rác tại nguồn. Trong đó thành công trước tiên được xem là cơ bản là người dân không vứt rác tùy tiện, tự phân loại rác ra hai thành phần rác hữu cơ và rác vô cơ trước khi chuyển giao cho đơn vị thu gom.
Rác vô cơ, người dân có thể chuyển giao cho đơn vị thu gom rác hoặc tự quy đổi thành tiền. Người dân làm được điều này có nghĩa là đã biến rác thành tài nguyên và tạo điều kiện sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên rác cho các công nghệ tiếp theo.
Người dân được tuyên truyền, giáo dục về cách phân loại rác thải thành 2 loại rác vô cơ và hữu cơ. Trong loại rác vô cơ cần phân biệt được rác tái sử dụng như chai lọ các loại và rác tái sản xuất như giấy loại, nhựa… Riêng rác bì nilong thì cần phải được thu gom riêng để có phương pháp xử lý phù hợp. Người dân cần phải biết rằng, thùng rác công cộng chỉ được dùng để chứa các loại rác thải sinh hoạt vì vậy không được đổ các loại rác thải như pin, hóa chất độc hại, cành cây, dải hạ của các công trình xây dựng… vào thùng dễ gây hư hỏng thùng.
Khi ý thức của người dân đã cải thiện, toàn bộ người dân đều đổ rác vào thùng, lúc đó công nhân VSMT chỉ quét dọn đường phố, thu gom một lượng nhỏ rác thải còn lại, giảm bớt số xe thu gom thủ công và đến một lúc nào đó mô hình thu gom này sẽ không phù hợp, cần phải loại bỏ. Như vậy thì chất lượng thu gom, vận chuyển rác thải sẽ đạt hiệu quả cao hơn và vấn đề xử lý rác thải sẽ thuận tiện hơn.
Các xe cơ giới chở rác từ các điểm tập kết rác về bãi rác Thủy Phương, lúc này việc xử lý rác thải sẽ đơn giản hơn rất nhiều, rút ngắn được thời gian và đỡ tốn kém. Toàn bộ lượng rác hữu cơ sẽ được đưa vào nhà máy để xử lý làm phân vi sinh. Các loại rác thải độc hại, các loại bì nilong… không thể tái chế hay tái sử dụng thì sẽ được xử lý bằng cách chôn lấp hoặc đốt theo đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh môi trường không khí, đất, nước…Còn các loại rác thải vô cơ có thể tái chế, tái sử dụng sẽ được Công ty thu gom, xử lý lại theo quy trình đảm bảo vệ sinh rồi bán cho các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung, mô hình phân loại rác thải tại nguồn là giải pháp tối ưu nhất đối với Việt Nam nói chung và Thành phố Huế nói riêng, nó đem lại hiệu quả cả về lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường.