1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan Điểm của sinh viên kinh tế luật về vấn Đề an toàn thực phẩm hiện nay

49 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Điểm Của Sinh Viên Kinh Tế - Luật Về Vấn Đề An Toàn Thực Phẩm Hiện Nay
Tác giả Đinh Khánh Linh
Người hướng dẫn GVC.TS Nguyễn Thị Như Thủy
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Luật
Chuyên ngành Nhập Môn Xã Hội Học
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 10,01 MB

Nội dung

Thông qua việc nghiên cứu nảy, em nhóm tác giả không chỉ muốn phan anh tinh hình hiện tại mà còn hướng tới việc làm sáng tỏ mức độ nhận thức của sinh viên về các nguyên nhân dẫn đến tình

Trang 1

QUAN DIEM CUA SINH VIEN KINH TE - LUAT VE VAN DE AN TOAN THUC PHAM HIEN NAY

HO VA TEN SV : ĐINH KHÁNH LINH (Nhóm trướng)

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU ch tt HH HH re, 3

1.1 Lý đo chọn đề tài 5-5-5 S5 3> th SE cv cg g g.xnhH nh Tngrrhrerrec 3

1.2, Mục dích nghiên cứu .- Ăn SH TT HT EEh 4

37.00299080) 01921 .T 6

2.1.1 Khái niệm “Thực phẩm” 5-2 5< +22 +t+xe+eEeEeErxrxrxrkreerreerrrrrrrerrree 6 2.1.2 Khái niệm “An toàn thực phẩm” của sinh viên Kinh tế - Luật 7 2.1.3 Khái niệm “An toàn thực phẩm” . 5-5-2 2 s+s+ xe sec seeerrerererers 7

2.3 Nguyên nhân - LH HT TH Họ ok HH 22 2.3.1 Nguyên nhân chủ quan - - S5 <1 xxx Họ Họ ae 22 2.3.2 Nguyên nhân khách quan - - - - SH HH HH» HH kh 23

2.5.1 Giải pháp đối với sinh viên -.- 5-55 22 ceexeeererrerrrerererererrreree 33

2.5.3 Đối với cơ quan chức năng -. - 5-5-2 S2 SE +*v*cteteereeeeerrersrerererrree 36 2.5.4 Giải pháp đối với người bán và chế biến thực phẩm . 37

IV )890i900):79.80.‹4 .Vànnn Ả 40

Trang 3

00190 14 Hình 8: Biểu đồ phân tích thói quen ăn uống của sinh viên . - 5-2 s=s++<z<z=s==+ 15 Hình 9: Biêu đồ khảo sát địa điểm mua thực phẩm của sinh VIÊN .-s««<s» 17 Hình 10: Biểu đồ phân tích các yếu tố quan trong trong van dé an toàn thực phẩm 19 Hình 11: Biểu đồ thể hiện vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm của sinh viên Kính tế - Luật

Hình 12: Biểu đồ thể hiện mức độ sẵn sàng chỉ trả giá cao hơn cho thực phẩm đảm bao

b8Ẵ¡t ¡80/580 0 d d 21 Hình 13: Biêu đồ phân tích các nguyên nhân của việc thực phẩm không đảm bảo an toàn

"rể nên in 08 8n 24 Hình 14: Một số nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm - - 26

Hình 15: Biểu đồ thể hiện đánh giá của sinh viên về Cục an toàn vệ sinh thực phẩm 27

Hình 16: Biêu đồ phân tích SỐ lượng sinh viên bị ngộ độc thực phẩm dọn ch kế nh ke 30 Hình 17: Biểu đỗ phân tích nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm 5 5- 31 Hinh 18: Biéu d6 thé hién các giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm 33 Hình 19: Thực phẩm tươi sống đảm bảo vệ sinhh -+- ©22++<+2+z£+£+ezes+szsxzezsescxs 38

Trang 4

PHẢN 1: MỞ ĐẦU

1.1 Lý đo chọn đề tài

An toàn thực phẩm luôn là một vấn đề quan trọng trong xã hội, bởi nhu cầu ăn uống

là nhu cầu thiết yếu của con người Khi xã hội phát triển, số lượng các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng tăng lên nhanh chóng Sự gia tăng này nếu không được quản lý chặt chẽ có thê dân đên nhiêu hậu quả tiêu cực

Tại các khu dân cư và trường học, số ca ngộ độc thực phẩm đang ngày càng tăng do nhiều nguyên nhân như thực phâm bắn, ô nhiễm hóa chất, và thiếu vệ sinh an toàn Điều này gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng Theo thống kê từ Tổng

cục Thống kê Việt Nam, trong năm 2023, có 125 vụ ngộ độc thực phẩm, với hơn 2100

người bị ảnh hưởng và 28 người tử vong! Tình hình trong 6 tháng đầu năm 2024 cũng không khả quan hơn, với 36 vụ ngộ độc, 2138 người bị ảnh hưởng và 6 người tử vong Những con số này phản ánh thực trạng an toàn thực phâm ở Việt Nam đang ở mức đáng

báo động Đặc biệt, thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù là trung tâm kinh tế, chính trị, văn

hóa và giáo dục của cả nước, vẫn chưa thể kiểm soát hiệu quả việc đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phâm tại các chợ đầu môi và chợ truyện thông

Tình trạng này gây ra nhiều hệ lụy khác nhau cho con người, đặc biệt là đối với bản thân người bệnh Khi bị ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân không chỉ phải đối mặt với các vẫn

đề về sức khỏe mà còn phải tốn kém thời gian va chi phi dé điều trị, hồi phục Họ cũng mất

đi thu nhập do phải nghỉ làm, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày và công việc Bên cạnh đó, các nhà sản xuất thực phâm cũng chịu tác động không nhỏ Họ phải gánh chịu các chỉ phí liên quan đến việc thu hồi sản phẩm, hủy bỏ, hoặc từ chối những lô hàng không đạt chuẩn Không chỉ mất đi lợi nhuận do các thông tin tiêu cực trong quảng cáo,

mà còn phải đối mặt với việc mất lòng tin từ phía người tiêu dùng Những hậu quả này

1 Dương Liễu, “2.700 người ngộ độc, 28 người chế! mỗi năm, báo động thuc pham ban”, https://tuoitre.vn/2-100-

Trang 5

không chỉ dừng lại ở các cá nhân hay doanh nghiệp mà còn lan rộng, gây thiệt hại nặng nề đến nên kinh tế nói chung Sự suy giảm trong năng suất và hiệu quả phát triển kinh tế sẽ ảnh hưởng tiêu cực đên thương mại, du lịch, và cả an toàn xã hội

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ mang lại lợi ích cho từng cả nhân, giúp họ có chất lượng cuộc sống tốt hơn mà còn góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì nòi giỗng và tăng cường sức lao động Điều này cũng là một yếu tổ thúc đây sự phát triển bền vững của nền kinh tế, văn hóa, và xã hội Trong bối cảnh đó, những đối tượng dễ bị tôn thương nhất chính là sinh viên sống xa nhà tại các thành phố lớn như thành phó Hồ Chí Minh Do không còn sống cùng gia đình, họ thường xuyên phải ăn uống bên ngoài, tại các quán xá Với nguồn thu nhập hạn chế, chủ yếu từ sự chu cấp của cha mẹ với khoảng 2-4 triệu đồng mỗi tháng, các sinh viên có xu hướng chọn những thực phẩm

giá rẻ đề tiết kiệm chí phí Tuy nhiên, chính vi vậy, họ trở thành nhóm đối tượng có nguy

cơ cao phải sử dụng thực phâm không đảm bảo chất lượng, đối mặt với nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của họ mà còn có thể gây ra những tác động tiêu cực lâu dài đên học tập và cuộc sông

Nhận thấy tính cấp thiết về những ảnh hưởng của an toàn thực phẩm đến cuộc sống

của người dân, dé tai “QUAN DIEM CỦA SINH VIÊN KINH TÉ - LUAT VE VAN DE

AN TOAN THỰC PHẨM HIỆN NAY” đã được em lựa chọn để nghiên cứu và tìm hiểu

1.2 Mục dích nghiên cứu

Bài tiéu luan “QUAN DIEM CỦA SINH VIÊN KINH TẾ - LUẬT VỀ VẤN ĐÈ

AN TOÀN THỤC PHẨM HIỆN NAY” được thực hiện với mục tiêu cung cấp cho người đọc một cái nhìn khách quan và chân thực vẻ thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam, đặc biệt từ góc độ của sinh viên Kinh tế - Luật Thông qua việc nghiên cứu nảy, em nhóm tác giả không chỉ muốn phan anh tinh hình hiện tại mà còn hướng tới việc làm sáng

tỏ mức độ nhận thức của sinh viên về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắt vệ sinh an toàn thực phẩm, hậu quả của nó đối với sức khỏe và đời sống, cũng như tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với từng cá nhân Đặc biệt, bản thân em mong muôn tìm hiệu sâu hơn về cách mà sinh viên nhận thức và đánh giá về van đê nay,

Trang 6

vì đây là một nhóm đối tượng dễ bị tôn thương trước những nguy cơ thực phẩm không an toàn do điều kiện sông xa nhà và ngân sách hạn chê

Từ những nhận thức và quan điểm này, em sẽ xem xét, phân tích và đề xuất các giải pháp khả thí, nhằm nâng cao nhận thức và thay đôi thái độ của cộng đồng, đặc biệt là sinh viên, đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Các giải pháp này không chỉ dừng lại ở việc nâng cao tiêu chuân vệ sinh trong sản xuất và tiêu thụ thực phẩm, mả còn hướng tới việc xây dựng một cộng đồng có ý thức cao hơn về vai trò của mình trong việc bảo vệ sức khỏe chung Em cũng sẽ đề cao sự cần thiết của việc giáo dục vả tuyên truyền về vệ sinh

an toàn thực phâm trong trường học và cộng đồng, nhằm góp phần tạo ra một môi trường sống an toàn và lành mạnh hơn Mục tiêu cuối cùng của tiểu luận là không chỉ bảo vệ sức khỏe của sinh viên và cộng đồng mà còn thúc đây sự phát triển xã hội theo hướng tích cực, bền vững, nơi mà mọi người đều có trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này, nhóm chúng em đã áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau:

- _ Phương pháp phân tích tài liệu: Sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin va tong hợp kiến thức thông qua các nguồn như bài báo, mạng xã hội, Internet, và các tài liệu khác

- _ Phương pháp quan sát thực tiễn: Thực hiện quan sát dé thu thập thông tin về tinh trạng an toàn thực phẩm trong môi trường xung quanh, từ đó rút ra nguyên nhân của vấn đề và các biện pháp giải quyết khả thi

- _ Phương pháp tổng hợp và logic: Phương pháp này được sử dụng song song với phân tích Từ những kết quả thu được qua phân tích, đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp đề kết nối chúng lại với nhau, giúp hình thành một nhận thức rõ ràng và hợp lý về vân đê nghiên cứu

Trang 7

mỹ phẩm, và các chất được sử dụng như được phẩm Những sản phẩm này có chức năng

và mục đích sử dụng khác biệt, không liên quan trực tiếp đến việc cung cấp dinh dưỡng hay thực hiện các chức năng thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày

Đối với các nhà khoa học thì thực phẩm chính là những loại thức ăn mà con người

có thể ăn và uống và dùng để nuôi dưỡng cho cơ thê phát triển Thực phẩm bao gồm ba nhóm chính là nhóm carbohydrate (tỉnh bột), nhóm lipit (chất béo) và nhóm protein (chất đạm) Chúng chính là những dưỡng chất không thê nảo thiếu góp phần giúp cho cơ thể người có thể duy trì được các hoạt động và chức năng một cách bình thường và linh hoạt.3 Khái niệm về thực phẩm có thể khác nhau rất nhiều giữa các quốc gia và nền văn hóa khác nhau Một loại thực phẩm mà ở một quốc gia được coi là món ăn thông thường

và mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng có thé lai không được chấp nhận hoặc thậm chí bị cắm ăn ở một quốc gia khác Ví dụ, cùng một loại thực phẩm có thê được đánh giá rất khác biệt tùy thuộc vào thói quen và truyền thông âm thực của từng quốc gia

Chẳng hạn ở các quốc gia phương Tây, chó thường được coi là những động vật nuôi thân thiện vả trung thành, và chúng thường được xem như là thú cưng trong gia đình Trong khi đó, tại một số quốc gia phương Đông, thịt chó lại được xem là một món ăn khoái khâu

và được ưa chuộng Ở những nơi này, thịt chó không chỉ là một phần của âm thực mà còn được đánh giá cao về giá trị dinh đưỡng, vì nó được cho là giàu đạm và protein Sự khác biệt trong cách nhìn nhận và sử dụng thực phẩm này phản ánh sự đa dạng văn hóa và thói

3 Nguyễn Văn Phi, “7c phẩm là gì? Phân loại thực phẩm? ”, https:/Iuathoangphi.vn#huc-pham-la-gi/, ngày cập nhật 25/05/2022

6

Trang 8

quen âm thực toàn cầu, cho thấy rằng cùng một loại thực phẩm có thê mang những ý nghĩa

và giá trị hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh văn hóa của từng quốc gia

2.1.2 Khái niệm “An toàn thực phẩm” của sinh viên Kinh tế - Luật

Bạn hiếu như thế nào về an toàn thực phấm?

69 câu trả lời

@ Dam bao thw

lớn sinh viên (chiếm 82,6%) đều có nhận thức đúng đắn về vẫn đề này Các bạn đều hiểu

rằng “An toàn thực phẩm” không chỉ đơn giản là việc đảm bảo thực phẩm không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, mà còn bao gồm một loạt các quy trình kiểm tra, giám sát

và bảo quản nghiêm ngặt Những quy trình này nhằm mục đích ngăn ngừa các nguy cơ tiềm ân, như ô nhiễm sinh học, hóa học, và vật lý trong suốt các giai đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ Điều này cho thấy sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề “An toàn thực phẩm” trong cuộc sống Sự hiểu biết này là nền tang quan trong dé họ có thể trở thành những người tiêu dùng thông thái, đồng thời góp phần thúc đây cộng đồng ý thức hơn về việc bảo vệ sức khỏe và an toan thực phâm

2.1.3 Khái niệm “An toàn thực phâm”

An toàn thực phâm hay vệ sinh an toàn thực phâm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm băng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra Vệ sinh an toàn thực

Trang 9

phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện đề tránh các nguy

cơ sức khỏe tiém năng nghiêm trọng Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nham dam bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng £

Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm Thực phẩm được coi là vệ sinh là những thực phẩm được xử lý và bảo quản sạch sẽ trong quá trình sản xuất, chăm sóc và đóng gói, chế biến

Hinh 2: Biéu đồ tỉ lệ giới tính sinh viên tham gia khảo sát

Dựa trên mẫu khảo sát được thực hiện với 69 sinh viên đến từ Trường Đại học Kinh

tế - Luật, em nhận thấy răng tỷ lệ sinh viên nữ tham gia khảo sát là rất cao, lên tới 75% Điều này cho thấy rằng số lượng sinh viên nữ chiếm ưu thế trong mẫu khảo sát nay Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mẫu kết quả này không phản ánh đầy đủ hoặc đại diện cho toàn bộ sinh viên của nhà trường Sự chênh lệch trong tý lệ giới tính của mẫu khảo sát có thể ảnh

* Bộ phận Văn hóa - Thông tin, “4n roờn vệ sinh thực phẩm là gi?” http://duongnoi.hadong.hanoi.gov.vnitoan-ve-

Sinh-thuc-pham-la-gi, ngày cập nhật 17/08/2024

8

Trang 10

hưởng đên tính đại diện của kết quả, do đó cân cân nhắc thêm các yêu tô khác đê có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn vẻ tổng thê sinh viên trong trường

Tưởng như với sự phát triển của xã hội và những tiến bộ vượt bậc trong khoa học, chúng ta sẽ không còn phải lo lắng về bữa ăn hàng ngày hay giấc ngủ của mình nữa Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh điều ngược lại Vấn nạn thực phẩm ban, không đảm bảo an toàn vệ sinh về chất lượng và quy trình chế biến, sản xuất đang diễn ra tràn lan ở khắp mọi nơi với quy mô lớn

Hiện nay, chưa bao giờ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lại trở nên nhức nhối và đáng báo động như lúc này Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người, khiến thực phẩm trở thành mặt hàng không thê thiếu trong cuộc sống hàng ngày Mối liên hệ giữa thực phẩm

và sức khỏe là vô cùng mật thiết; chỉ cần một sự thay đối nhỏ trong thực phẩm cũng có thể tác động đến sức khỏe của chúng ta, dù tốt hay xấu Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi người, nên khi mua thực phẩm, người tiêu dùng luôn chú ý và quan tâm đặc biệt đến chất lượng sản phẩm Tuy nhiên, vẫn tôn tại thực trạng mà mọi người dù biết thực phẩm

"độc", "hại" nhưng vẫn phải tiêu thụ Điều này phô biến ở nước ta và tập trung nhiều ở đối tượng là các bạn trẻ, sinh viên do thực phẩm sạch, an toàn và chất lượng cao chưa đủ phổ biến, trong khi giá cả của những mặt hàng này lại quá đắt đỏ, khiến người dân khó tiếp cận

và mua sắm đê phục vụ nhu câu hàng ngày

Thực trạng về vẫn dé an toàn thực phẩm trong sinh viên hiện nay đang là một vấn

đề đáng quan tâm, do sinh viên là nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi thực phẩm kém chất lượng vì nhiều lý do khác nhau Nhiều sinh viên thường lựa chọn ăn uống tại các quán

ăn ven đường hoặc quán ăn giá rẻ gần trường học, do hạn chế về tài chính và thời gian Tuy nhiên, những địa điểm này thường không đảm bảo điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm hoặc mắc các bệnh liên quan đến thực phẩm Mặc dù có nhận thức về tầm quan trọng của an toàn thực phâm, nhiều sinh viên vẫn chưa

có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để đánh giá chất lượng và vệ sinh thực phẩm, dẫn đến việc bỏ qua các dấu hiệu nguy hiểm tiềm tàng

Thói quen mua sắm thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm tiện lợi, chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia, cũng là một yếu tố góp phần gây mắt an toàn Bên cạnh đó, việc

9

Trang 11

bảo quản thực phẩm không đúng cách trong môi trường sống như ký túc xá cảng làm tăng nguy cơ này Cuộc sống bận rộn với lịch học dày đặc và áp lực về chỉ phí sinh hoạt cũng khiến sinh viên khó có thể duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, thường phải ưu tiên những lựa chọn nhanh chóng và rẻ tiền hơn Môi trường sống không thuận lợi trong các ký túc xá hoặc khu nhà trọ với điều kiện vệ sinh hạn ché, cùng với việc không được phép nau

ăn, buộc nhiều sinh viên phải phụ thuộc vào các địch vụ ăn uống bên ngoài Ngoài ra, một

số sinh viên còn có thái độ chủ quan, thiếu cảnh giác về nguy cơ của thực phâm không an toàn, do đó không chủ trọng đến việc kiểm tra nguồn sốc, chất lượng hoặc hạn sử dụng của thực phẩm khi mua và sử dụng

Bạn có quan tâm đến vấn đề an toàn thực phấm không?

Hình 3: Điều đồ phân tích sự quan tâm của sinh viên đến vấn đề an toàn thực phẩm

Theo kết quả khảo sát, có thê nhận thấy răng hơn 85% sinh viên bày tỏ sự quan tâm

và quan tâm mạnh mẽ đối với vấn đề an toàn thực phẩm Điều này cho thấy nhận thức về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm trong cộng đồng sinh viên đang ngày cảng được nâng cao Sinh viên không chỉ lo lắng về những rủi ro tiềm ân từ việc tiêu thụ thực phẩm không an toàn mà còn quan tâm đến nguồn gốc, quy trình chế biến, và bảo quản thực phẩm Nhiều sinh viên thậm chí đã chủ động tìm hiểu về các biện pháp an toàn thực phẩm và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày của mình Sự quan tâm này không chỉ xuất phát từ mối lo

ngại về sức khỏe cá nhân mà còn từ nhận thức về trách nhiệm xã hội, khi họ hiệu rằng việc

tiêu thụ thực phẩm an toàn góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bên vững của xã hội Điêu này cho thay răng giáo dục và truyện thông về an toàn thực

10

Trang 12

phẩm đã đạt được hiệu quả đáng kề trong việc nâng cao ý thức của sinh viên, gop phan tao

ra một thế hệ trẻ có trách nhiệm hơn trong việc lựa chọn vả tiêu thụ thực phẩm

Bạn thường xuyên cập nhập thông tin an toàn vệ sinh thực phấm ở đâu?

Hình 4: Điều đô thể hiện các phương tiện cập nhập thông tin về an toàn thực phẩm của sinh viên

Quan sát biểu đồ chúng ta có thê thấy được số lượng sinh viên tiếp cận thông tin về

an toàn thực phẩm qua các nền tảng xã hội chiếm tỉ lệ áp đảo với 63,8% Sinh viên tham gia khảo sát chọn mạng xã hội làm nguồn thông tin chính, điều này phản ánh sự ưu tiên và tin tưởng của sinh viên đối với các nên tảng như Facebook, Instagram, Twitter, TiKTok, Điều này cũng có thé ly giải bởi tính dễ tiếp cận, tính tức thời, và sự đa dạng của nội dung trên các nên tảng này

Các thông tin có thê được chia sẻ rộng rãi và nhanh chóng, thu hút sự chú ý của sinh viên hơn so với các kênh truyền thông truyền thống Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và thiết bị di động đã khiến mạng xã hội trở thành kênh thông tin hàng đầu cùng nhiều hình thức đa dạng Trên mạng xã hội, thông tin về an toàn thực phâm không chỉ đến từ các

tổ chức uy tín mà còn từ các cá nhân, blogger, hay những người có ảnh hưởng (influeneers)

Sự đa dạng này tạo nên một dòng chảy thông tin phong phú, nhưng cũng đặt ra thách thức

về độ tin cậy và chính xác của thông tin

Bên cạnh các nền tảng xã hội, truyền hình vẫn là một kênh thông tin quan trọng, nhưng với chỉ 14,5% sinh viên được khảo sát lựa chọn, ta có thê thay vai trò của truyền hình đang suy giảm trong mắt sinh viên Điều này có thê xuất phát từ sự thay đôi trong thói

T1

Trang 13

quen tiêu thụ thông tin, khi giới trẻ ngày càng ưu tiên các kênh truyền thông trực tuyến hơn Mặc dù tỷ lệ lựa chọn thấp, truyền hình vẫn là nguồn tin cậy, đặc biệt đối với những thông tin mang tính chính thông, được kiểm duyệt kỹ càng Điều này giải thích tại sao vẫn

có một bộ phận sinh viên lựa chọn kênh này đề tiếp nhận thông tin

Hình 5: Biểu đồ th hiện nơi sinh sống của sinh viên

Số sinh viên ở ký túc xá chiếm phân lớn nhất trong biểu đồ với tỷ lệ 49,3% Điều này cho thấy rằng gần một nửa số người tham gia khảo sát đang sống trong ký túc xá Đây

có thê là những sinh viên hoặc những người cần sự tiện lợi và tiết kiệm chỉ phí khi sống gan noi hoc tập hoặc làm việc.Ngoài ra, việc sinh sống trong ky túc xá thường đi kèm với một số quy định và hạn chế, trong đó, một trong những quy định phổ biến là cắm nấu ăn trong phòng Điều này có những ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của những người sống trong ký túc xá, đặc biệt là sinh viên và công nhân Do không được phép nấu

ăn, các bạn sinh viên phải phụ thuộc vào các lựa chọn ăn uống bên ngoàải, điều này dẫn đến nhiều rủi ro như: đồ ăn không hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, không đủ dinh đưỡng, chỉ phí ăn uống cao

Các quán ăn bên ngoài hoặc nhà ăn tập thể thường phục vụ cho số lượng lớn người dùng, do đó, chất lượng và dinh dưỡng của thực phẩm có thê không được đảm bảo Một số quán ăn có thể cắt giảm chỉ phí bằng cách sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Còn thức ăn chế biến săn thường chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia thực phâm, và dâu mỡ, có thê gây hại cho sức khỏe nêu tiêu thụ thường xuyên

12

Trang 14

69 câu tra io

@ 100% ấn ngoài

® Thường xuyên an ngoa

® Chỉ ăn ngoài khi không có thởi gian nấu

ar

@ Không ăn ngoài

Hình 6: Biểu đồ thể hiện tan suất ăn ngoài của sinh viên

Trong số các sinh viên tham gia khảo sát, có đến 42% cho biết sinh viên chỉ chọn

ăn ngoài khi không có đủ thời gian dé tự nấu ăn Điều này cho thấy một sự nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và an toàn thực phâm trong nhóm đối tượng này Đa phần các bạn sinh viên hiểu răng việc tự nâu ăn tại nhà

không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn giúp họ kiểm soát tốt hơn chất lượng và đinh

dưỡng của bữa ăn Tuy nhiên, do lịch trình học tập dày đặc, kèm theo các hoạt động ngoại khóa, làm thêm và đôi khi là cả áp lực từ việc xã hội hóa, nhiều sinh viên buộc phải tìm đến giải pháp ăn ngoài như một cách dé tiết kiệm thời gian

Ngoài việc chỉ ăn ngoài khi không có thời gian nấu ăn, tỉ lệ sinh viên thường xuyên

ăn ngoài chiếm 34,8% và nhóm sinh viên ăn ngoài hoàn toàn chiếm 23,2%, đây là một con

số khá cao so với mặt bằng chung và thực sự đáng lo ngại Tỉ lệ này phản ánh một xu hướng ngày càng phô biến trong đời sống sinh viên, khi mà việc ăn uống bên ngoài không chỉ là lựa chọn tạm thời mà đã trở thành thói quen thường xuyên của một bộ phận không nhỏ

Điều này có thê xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm lịch trình học tập và làm việc dày đặc, sự tiện lợi và đa dạng của các quán ăn ngoài, cũng như sự hạn chế về cơ sở vật chất nấu ăn trong các khu nhà trọ và ký túc xá Tuy nhiên, thói quen ăn ngoài thường xuyên

có thê tiềm an nhiều nguy cơ về sức khỏe, từ việc tiêu thụ quá nhiều thực phâm chế biến

13

Trang 15

sẵn, thiếu cân đối về dinh dưỡng, đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Bên cạnh đó, chi phi ăn uống ngoài cũng là một gánh nặng kinh tế đối với sinh viên, đặc biệt là với những bạn có hoàn cảnh tải chính khó khăn Tỉ lệ sinh viên ăn ngoài cao như vậy không chỉ đáng báo động về mặt sức khỏe mà còn về mặt kinh tế và xã hội, khi

mà việc duy trì một lỗi sống lành mạnh và cân bằng trở nên khó khăn hơn trong môi trường học tập và sinh hoạt hiện đại

Bạn sẵn sàng chỉ trả bao nhiêu tiền mỗi tháng cho việc ăn uống?

Hình 7: Biểu đồ phản ánh mức chỉ phí sinh viên có thể chỉ trả

cho việc ăn uống môi tháng

Là một sinh viên vẫn đang trong quá trình học tập, việc giới hạn tài chính có tác động đáng kê đến khả năng lựa chọn chỉ tiêu Dựa trên biểu đô, có thê thấy rằng đa số sinh viên lựa chọn chi tiêu từ 2 — 4 triệu đồng mỗi tháng cho việc ăn uống, với tỷ lệ chiếm tới 49,3% tông số người tham gia khảo sát Điều này không chỉ phản ánh mức thu nhập và khả năng tài chính của sinh viên mà còn thê hiện sự cân nhắc kỹ lưỡng trong việc phân bổ ngân sách cho các nhu cầu thiết yêu hàng tháng Mức chỉ tiêu này có lẽ được coi là hợp lý trong bối cảnh tài chính hạn chế của sinh viên, giúp họ duy trì cuộc sống hàng ngày mà không vượt quá khả năng chỉ trả Với mức chỉ tiêu này, các bạn sinh viên tại làng đại học hoàn toàn có thê ăn uống thoải mái mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng và nhu cầu hàng ngày Ở khu vực này, các quán ăn thường có giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiên của sinh viên

14

Trang 16

Nhóm chỉ tiêu đưới 2 triệu đồng mỗi tháng chiếm tỷ lệ lớn thứ hai, đạt 43,5% trong tổng số người được khảo sát Con số này cho thấy một phần đáng kê sinh viên vẫn duy tri mức chí tiêu hạn chế cho việc ăn uống Điều này có thê xuất phát từ nhiều yếu tô như thụ nhập hàng tháng eo hẹp, nhu cầu tiết kiệm đề dành cho các chỉ phí khác như học phí, tiền thuê nhà, hoặc các khoản chỉ tiêu khẩn cấp Ngoài ra, việc lựa chọn mức chi tiêu thấp này

có thê phản ánh thói quen ăn uống đơn giản hoặc việc sinh viên tận dụng các bữa ăn giá rẻ

từ căng tin, quán ăn bình dân, hoặc tự nấu ăn tại nhà đề tiết kiệm chỉ phi

Thói quen ăn uõng của bạn là gì?

ì ak

Hình 8: Biểu đồ phân tích thói quen ăn uống của sinh viên

Việc ăn ngoài là thói quen phổ biến nhất trong nhóm sinh viên, chiếm 79,7% lựa chọn Điều này cho thấy sự ưa chuộng của sinh viên đối với việc ăn ngoài, có thể xuất phát

từ nhiều lý do như tính tiện lợi, sự đa dạng về món ăn, và khả năng tiết kiệm thời gian Ngoài ra, ăn ngoài còn mang đến cho sinh viên cơ hội thưởng thức nhiều món ăn từ các nền văn hóa khác nhau, mở rộng khâu vị và trải nghiệm 4m thực mà tự nấu ăn khó có thể đáp ứng được Đối với những sinh viên có lịch học dày đặc hoặc thời gian eo hẹp, ăn ngoài không chỉ là cách giải quyết nhanh chóng nhu cầu ăn uống mà còn là dịp để giao lưu với bạn bè và thư giãn sau những giờ học căng thắng Điều này cũng phản ánh sự thay đổi

trong lỗi sông hiện đại của sinh viên, khi mà tính tiện ích và sự thoải mái được đặt lên hàng

đầu trong việc lựa chọn bữa ăn hàng ngày

15

Trang 17

Mặc dủ ăn ngoài mang lại nhiều tiện lợi và sự đa dạng trong lựa chọn món ăn, nhưng

nó cũng có một số hạn chế đáng kê Trước tiên, chí phí cho việc ăn ngoài thường cao hơn

so với tự nấu ăn, gây áp lực tài chính cho những sinh viên có thu nhập hạn chế Về mặt đỉnh dưỡng, thức ăn ngoài, đặc biệt là từ các quán ăn nhanh hoặc bình dân, thường không đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, chứa nhiều dầu mỡ, đường, và muối, dẫn đến nguy cơ tăng cân, béo phì và các vấn đề sức khỏe khác nếu tiêu thụ thường xuyên Bên cạnh đó, an toàn thực phâm cũng là một vấn đề khi sinh viên khó kiểm soát được nguồn gốc và quy trình chế biến thực phẩm, tiềm ân nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Thói quen order đồ ăn đứng ở vị trí thứ hai trong khảo sát với 60,9% lựa chọn Sự phổ biến của thói quen này có thể được lý giải bởi sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ giao hàng nhanh và các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến Những nền tảng này không chỉ mang đến sự tiện lợi, cho phép sinh viên và người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với các món

ăn yêu thích chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, mà còn mở rộng phạm vi lựa chọn với hàng loạt nhà hàng và quán ăn khác nhau Đối với nhiều sinh viên, order đồ ăn trở thành một giải pháp hoàn hảo trong những lúc bận rộn với học tập hoặc khi họ không

có thời gian đê tự nau nướng

Thêm vào đó, các chương trình khuyến mãi, giảm giá từ các ứng dụng đặt đồ ăn cũng góp phần thúc đây xu hướng nảy, giúp sinh viên có thê tiết kiệm chỉ phí mà van thưởng thức được những bữa ăn ngon Tuy nhiên, việc order đồ ăn thường xuyên cũng đi kèm với những thách thức như việc khó kiểm soát dinh dưỡng, nguy cơ lệ thuộc vào thức

ăn ngoài, và tăng lượng rác thải nhựa từ bao bì đóng gói Dù vậy, với sự tiện ích vượt trội, order đồ ăn vẫn tiếp tục là lựa chọn phổ biến và ưa chuộng trong đời sống hàng ngày của sinh viên

Với 55,1% chọn tự nấu ăn, cho thấy một phần lớn sinh viên vẫn giữ thói quen nâu nướng tại nhà Quyết định này có thê xuất phát từ nhiều lý do khác nhau Trước hết, việc

tự nấu ăn thường giúp tiết kiệm chỉ phí so với việc ăn uống tại các nhà hàng hoặc mua đồ

ăn nhanh Ngoài ra, nấu ăn tại nhà cho phép sinh viên kiểm soát tốt hơn chất lượng và vệ sinh của các bữa ăn, đồng thời có thê điều chỉnh khâu phan và thành phần dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu cá nhân

16

Trang 18

Hơn nữa, nấu ăn cũng là một hoạt động thú vị và mang lại cảm giác thư giãn, đồng thời có thê là một lựa chọn lành mạnh hơn, giúp tránh xa những thực phẩm chế biến sẵn thường có hàm lượng đường, muối và chất béo cao Tóm lại, tự nấu ăn không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tạo điều kiện đề duy trì một chê độ ăn uỗông cân băng và lành mạnh

Bạn thường mua thực phẩm ở đâu?

3 câu trả

Hình 9: Biểu đồ khảo sát địa điểm mua thực phẩm của sinh viên

Trong số các sự lựa chọn có đến 79,7% thường xuyên mua thực phẩm tại siêu thị, đây là tỷ lệ cao nhất trong các lựa chọn mua sắm Điều này cho thấy siêu thị đang là điểm đến ưu tiên của phần lớn người tiêu dùng đăc biệt là sinh viên Sự phố biến của siêu thị có thé bat nguồn từ nhiều yếu tố Trước hết, siêu thị mang lại sự tiện lợi với giờ mở cửa linh hoạt và vị trí thường năm ở các khu vực dễ tiếp cận, giúp người tiêu dùng dễ dàng mua sắm theo nhu cầu hàng ngày

Hơn nữa, siêu thị cung cấp một danh mục sản phẩm đa dạng, từ thực phẩm tươi sống, thực phâm chế biến sẵn đến các mặt hàng gia dụng khác, giúp người mua có thể hoàn tất mọi nhu cầu mua sắm tại một địa điểm duy nhất Về mặt chất lượng, các sản phẩm tại siêu thị thường được đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phâm, điêu mà người tiêu dùng ngày cảng quan tâm

Ngoài ra, các chương trình khuyến mãi, giảm giá, và tích điểm thường xuyên cũng

là một trong những yếu tô thu hút người mua hàng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn, khi mà người tiêu dùng ngày càng tìm kiếm các lựa chọn tiết kiệm nhưng vẫn đảm

17

Trang 19

bảo chất lượng Sự tin cậy và an tâm khi mua săm tại siêu thị đã tạo nên thói quen tiêu dùng của phần lớn sinh viên tham gia khảo sát, phản ánh xu hướng tiêu dùng hiện đại trong

xã hội

Xếp thứ hai sau siêu thị là chợ truyền thông với 44.9% Điều này cho thấy rằng, đù siêu thị hiện đại ngày càng phô biến, gần một nửa số người tiêu dùng vẫn duy trì thói quen mua sắm tại các chợ truyền thông Lý do chính có thể nằm ở giá cả phải chăng, khi mà các mặt hàng tại chợ thường rẻ hơn và người tiêu dùng có thể mặc cả trực tiếp với người bán, giúp tối ưu hóa chi phí mua sắm Bên cạnh đó, chợ truyền thống thường cung cấp các sản phẩm tươi sống hàng ngày, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm tươi ngon Bên canh đó, yếu tổ thói quen lâu đời cũng đóng vai trò quan trọng Nhiều người đã quen thuộc với các gian hàng, người bán, và quy trình mua sắm tại chợ truyền thống từ lâu, tạo nên một cảm giác tin cậy và gan bó Việc mua sắm tại chợ còn mang tính xã hội, khi người mua có thê giao tiếp trực tiếp với người bán, tạo ra mối quan hệ thân thiết và thậm chí có thê nhận được những ưu đãi riêng

Chợ truyền thống thường là nơi duy trì các loại đặc sản địa phương và các sản phẩm

tự làm, mà người tiêu dùng khó có thé tim thấy ở các siêu thị hiện đại Tất cả những yếu tố này không chỉ giữ chân người tiêu dùng mà còn duy trì sức sống cho các chợ truyền thông trong bối cảnh thị trường bán lẻ ngày cảng cạnh tranh và đa dạng hóa

Xếp cuối cùng là hình thức mua thực phẩm qua hình thức trực tuyến, mặc dù đây là lựa chọn ít phô biến nhất trong ba hình thức mua sắm Tuy nhiên, con số này vẫn cho thấy một lượng người tiêu dùng đáng kê đã và đang sử dụng dịch vụ mua sắm online, phản ánh

xu hướng phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trong lĩnh vực thực phẩm

18

Trang 20

Hình 10: Biéu do phan tích các yếu tổ quan trọng trong vấn đề an toàn thực phẩm

Trong khảo sát có 64 lựa chọn (chiếm 92,8%) nhận định rằng việc mua thực phâm chất lượng là yếu tô quan trọng nhất liên quan đến an toàn thực phẩm Đây là tỷ lệ cao nhất trong các yếu tố được khảo sát, cho thay sự nhận thức sâu sắc và mạnh mẽ của sinh vién

về tâm quan trọng của nguồn gôc và chât lượng thực phâm trong việc bảo vệ sức khỏe Người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến chất lượng thực phâm, không chỉ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phâm mà còn đề tránh các nguy cơ tiềm ân như thực phẩm nhiễm hóa chất, không rõ nguồn gốc, hoặc kém chất lượng Thực phẩm không đảm bảo chất lượng

có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, tử ngộ độc thực phẩm đến các bệnh mãn tính về lâu dải

Sự phát triển của thông tin và truyền thông đã giúp sinh viên trở nên nhạy bén hơn trong việc lựa chọn thực phẩm, với khả năng tiếp cận dễ dàng các thông tin liên quan đến sản phẩm, từ quy trình sản xuất đến chứng nhận an toàn Những yếu tô này đã tạo nên một

xu hướng tiêu dùng thông thái, khi người mua sẵn sàng chỉ trả nhiều hơn đề có được những sản phâm chất lượng cao, được đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ và quy trình sản xuất Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đây sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp thực phẩm

19

Trang 21

Trong số các biện pháp an toàn thực phẩm, việc "ăn chín uống sôi" được 59 sinh viên lựa chọn (chiếm 85,5%) coi là quan trọng nhất, cho thấy nhận thức mạnh mẽ về vai trò của việc chế biến thực phẩm đúng cách trong việc phòng ngừa các bệnh truyền qua thực phẩm Cùng với đó, 79,7% sự lựa chọn sinh viên cho rằng rửa tay thường xuyên trước khi

ăn và bảo quản thực phẩm đúng cách cũng là những biện pháp thiết yêu Rửa tay trước khi

ăn là cách cơ bản để ngăn chặn nhiễm khuẩn, trong khi bảo quản thực phẩm đúng cách giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuân và giữ cho thực phâm luôn an toàn Mặc dù có

tỷ lệ thấp hơn, việc làm sạch và khử trùng thực phâm vẫn chiếm 71% Điều này cho thấy

đa số sinh viên tham gia nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc loại bỏ các chất bân và

vi khuẩn có hại từ thực phẩm để bảo vệ sức khỏe Tất cả các biện pháp này đều phản ánh một xu hướng tiêu dùng có ý thức, với sự chú trọng đến vệ sinh và an toàn thực phẩm trong đời sống hàng ngày

Bạn cảm thấy vấn đề an toàn vệ sinh thực phấm của sinh viên Kinh tế - Luật hiện nay như thế nào?

69 câu trả lờ

@ ltgập

e Thường xuyên

© Nhiều trường hợp Đáng báo động

Hình 11: Điều đề thể hiện vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm của sinh viên Kinh tế - Luật

Quan sát biểu đồ ta thấy có 62,3% số sinh viên tham gia khảo sát cho răng vấn đề

an toàn vệ sinh thực phẩm ít gặp, đây là tỷ lệ cao nhất Điều này phản ánh sự tin tưởng của phần lớn sinh viên vào môi trường thực phẩm tại nơi các bạn sống và học tập, đặc biệt là trong bối cảnh của sinh viên Kinh tế - Luật Các bạn cho rằng việc vI phạm an toàn vệ sinh thực phẩm chưa phải là một vấn đề đáng lo ngại, hoặc chưa phô biến trong cuộc sống hàng ngày Điều này có thê xuất phát từ việc các quán ăn, căng tin và cửa hàng thực phẩm trong Đại học Kinh tế - Luật nói riêng và cả làng đại học nói chung đã tuân thủ các tiêu chuẩn

20

Trang 22

vệ sinh khá nghiêm ngặt, hoặc đơn giản là nhận thức về các sự cô vệ sinh thực phâm chưa được phô biên rộng rãi trong cộng đồng sinh viên

Ngược lại, có 23,2% số sinh viên tham gia khảo sát cảm thấy rằng vấn đề an toàn

vệ sinh thực phẩm thường xuyên xảy ra, mặc dù tỷ lệ này thấp hơn so với nhóm "Ít gặp" Con số này, dù không chiếm đa số, nhưng vẫn đáng chú ý vì nó cho thấy gần một phần tư người tham gia đã gặp phải hoặc lo ngại về các sự cố liên quan đến vệ sinh thực phẩm Sự

lo ngại này có thể bắt nguồn từ những trải nghiệm cá nhân, những câu chuyện truyền miệng hoặc thông tin từ các phương tiện truyền thông về các vụ việc liên quan đến an toàn thực phẩm Điều này cũng nhân mạnh rằng, mặc dù nhiều người có thể không coi đây là vấn đề lớn, nhưng vẫn có một nhóm đáng kể các bạn sinh viên cảm thấy cần phải chú ý và cảnh giác với các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong sinh hoạt hàng ngày

Bạn có sẵn sàng trả giá cao hơn cho thực phấm đảm bảo an toàn vệ sinh không?

69 câu tra ic

Hình 12: Biểu đồ thể hiện mức độ sẵn sàng chỉ trả giá cao hơn cho

thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh

Với 62,3% sinh viên tham gia khao sát lựa chọn rằng "Tùy vào mức giá có thê chỉ trả" là yếu tô quyết định khi mua sắm thực phẩm, điều này phản ánh một xu hướng quan trọng trong nhận thức của các bạn sinh viên về an toàn thực phẩm Sinh viên, với nguồn tài chính có hạn, thường phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa chỉ phí và chất lượng thực phẩm Sự lựa chọn này cho thấy, mặc dù tài chính là yếu tố quan trọng, nhưng nhiều sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của an toàn thực phâm và cố gắng tìm kiếm những sản phẩm đảm bảo chất lượng trong khả năng chỉ trả của mình

21

Trang 23

Việc này cũng chỉ ra rằng, sinh viên không chỉ mua thực phẩm dựa trên giá rẻ mà còn xem xét yếu tổ an toàn và chất lượng, điều mà trước đây có thê chưa được chú trọng

đủ Với sự phát triển của truyền thông và việc dễ dàng tiếp cận thông tin, sinh viên ngày nay trở nên nhạy bén hơn trong việc lựa chọn thực phẩm, quan tâm đến xuất xứ, quy trình sản xuất, và chứng nhận an toàn của sản phâm Đây là một sự chuyên biến tích cực trong thói quen tiêu dùng, khi sinh viên hiểu rang gia tri thực sự của thực phâm không chỉ nằm

Ở giá cả mà còn ở sự an toàn và lợi ích sức khỏe lâu dài

Ngược lại, có một tỷ lệ nhỏ sinh viên, chiếm khoảng 2,9%, dường như chưa thực sự quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm, mặc dù đây là một mối lo ngại đang ngày càng được nhắn mạnh trong xã hội Việc một số sinh viên chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của vấn để này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm thiếu thông tin, sự chủ quan trong sinh hoạt hàng ngày, hoặc do chưa từng trải qua những tình huống nghiêm trọng liên quan đến an toàn thực phẩm

Sự thờ ơ này cũng có thê liên quan đến thói quen mua sắm và tiêu dùng không được kiêm soát chặt chẽ, đặc biệt trong bối cảnh sinh viên thường phải đối mặt với nhiều áp lực

về thời gian và tài chính Tuy nhiên, việc thiếu quan tâm đến an toàn thực phẩm có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực, từ nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thực phẩm đến việc ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe Điều này nhân mạnh sự cần thiết phải tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức trong cộng đồng sinh viên về tầm quan trọng của việc lựa chọn thực phẩm an toàn và chất lượng

2.3 Nguyên nhân

2.3.1 Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan dân đên việc không đảm bảo an toàn thực phâm ở sinh viên thường liên quan đên thói quen, nhận thức và lôi sông cá nhân

Trước hết, nhiêu sinh viên có thói quen tiêu dùng không an toàn, như chọn mua thực phâm chê biên sắn, thực phâm tiện lợi chứa nhiêu chat bao quản, hoặc ăn uông tại các quán

ăn ven đường không đảm bảo vệ sinh Do thiếu kiến thức và kỹ năng đánh giá chất lượng

22

Trang 24

thực phẩm, nhiều sinh viên đễ đàng bỏ qua các dấu hiệu nguy hiểm tiềm tàng trong thực

phẩm hàng ngày

Bên cạnh đó, áp lực về thời gian và tài chính cũng khiến sinh viên ưu tiên những lựa chọn nhanh chóng, rẻ tiền, thay vì đầu tư vào các bữa ăn tự nấu hoặc chọn lựa thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và an toàn Môi trường sống không thuận lợi, như sống trong

ký túc xá hoặc khu nhà trọ với điều kiện vệ sinh hạn chế, cũng góp phần vào tỉnh trạng này khi sinh viên không có điều kiện bảo quản thực phẩm đúng cách, dẫn đến nguy cơ mắt an toàn thực phẩm

Cuối cùng, một sô sinh viên còn có thái độ chủ quan, thiếu cảnh giác về nguy cơ của thực phâm không an toàn, không chú trọng đến việc kiểm tra nguồn gốc, chất lượng, hoặc hạn sử dụng của thực phẩm khi mua và sử dụng Những nguyên nhân này kết hợp lại tạo nên tình trạng thiếu an toàn thực phẩm phổ biến trong nhóm sinh viên

2.3.2 Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan, còn tồn tại nhiều tác động bên ngoài đáng kế gây ảnh hưởng đên vân đê an toàn thực phâm ở sinh viên hiện nay như:

- _ Thực phẩm bị ô nhiễm trước khi thu hoạch: Trong quá trình nuôi trồng và sản xuất, có thê xuất hiện các nguy cơ làm thực phẩm bị ô nhiễm Có 3 loại mối nguy đối với thực phẩm trong quá trình sản xuất: mối nguy sinh học, mối nguy hoá học

và mỗi nguy vật lý

Mỗi nguy sinh học: bao gồm các yếu tô như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng Vi khuẩn

là mối nguy bắt gặp thường xuyên nhất, “theo thông kê 50-60% các vụ ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam là do vi khuẩn gây ra”.5 Virus có kích thước nhỏ hơn vi khuẩn rất nhiều lần, chịu được các yếu tố khắc nghiệt Virus khi xâm nhập vào thực phẩm có thê gây ra những bệnh như bại liệt, viêm gan Ký sinh trùng là những sinh vật nhỏ,

5 Science Vietnam, “Các tác nhân gây ô nhiễm vào thực phẩm trong sản xuất ˆ, htps://sciencevietnam.com/cac-tac- nhan-gay-o-nhiem-vao-thuc-pham-trong-san-xuat/, truy cập ngày 11/10/2018

23

Ngày đăng: 12/02/2025, 16:10

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN