1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Phân tích hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã Cù Bị, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2005 – 2010

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã Cù Bị, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2005 – 2010
Tác giả Lê Thọ
Người hướng dẫn Lê Nhật Hạnh
Trường học Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2005
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 24,74 MB

Nội dung

Các chỉ tiêu dùng để phân tích một số vấn dé định hướng phát triển kinh tế — xã hội ở nông thôn 2.2.1.. Phát triển kinh tế- xã hội nông thôn, là một trong những chủ trương lớn củaĐảng và

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ

+a£1

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIEN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ CU BỊ

HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA VỮNG TÀU

GIAI ĐOẠN 2005 - 2010

3k»

Thành Phố Hồ Chí Minh

8/2005

Trang 2

Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Đại học Cử nhân — Khoa kinh tế —Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn

“Phan tích hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế — xã hội của xã

Cù Bị, Huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - Giai đoạn 2005 —

2010” Tác giả LE THỌ - sinh viên khóa KT 18 đã bảo vệ thành công

trước Hội đồng vào ngày thang năm 2005 Tổ chức tại khoa Kinh tếHội đồng chấm thi Tốt nghiệp Khoa Kinh tế Trường Đại học Nông LâmThành phố Hồ Chí Minh

Lê Nhật Hạnh

(Giáo viên hướng dẫn)

(Ký tên, ngày tháng năm 2005)

Chủ tịch hội đồng Chấm thi Thư ký hội đồng chấm thi

(Ký tên, ngày thang năm 2005) (Ký tên, ngày tháng năm 2005)

Trang 3

Tôi xin thành thật cảm ơn cô Lê Nhật Hanh đã tận tình hướng dẫn giúp

đỡ để tôi hoàn thành được luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn Ông Phan Quý — Chủ tịch xã và cán bộ trong

UBND xã Cù Bị đã tạo điều kiện cho tôi hòan thành luận văn này.

Cảm ơn những người thân trong gia đình, các bạn thúc đẩy tôi trong thời

gian học tập.

TP HCM, ngày 30 tháng 08 năm 2005

Sinh viên

LÊ THỌ

Trang 4

ỦY BANNHANDAN CONG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

XÃ CÙ BỊ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

oh ok hk

GIAY XAC NHAN

UBND xã Cù Bị, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tau xác nhậncho:

Sinh viên : LÊ THỌ lớp KT 18 Khoa Kinh tế Trường Đại học NôngLâm Thành phố Hồ Chi Minh Hiện là công chức Địa chính — xây dựng đangcông tác tại UBND xã Trong thời gian từ ngày 15/5/2005 đến 15/8/2005 đã

ở địa phương thực tập tốt nghiệp đề tài: “Phân tích hiện trạng và địnhhướng phát triển kinh tế - xã hội của xã Cù Bị, huyện Châu Đức, tỉnh

Bà Rịa Vũng Tàu - Giai đoạn 2005-2010” Trong thời gian trên sinh viênThọ đã hoàn thành tốt công việc cũng như quá trình thực tập ở địa phương

Thân chào đòan kết

Ngày thang năm 2005

TM UBND XAChi tich

ii

Trang 5

NHAN XÉT CUA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Tên để tài: “Phân tích hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế

xã hội của xã Cù Bị huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - Giai đoạn

2005-2010”

Về hình thức luận văn trình bày sạch, khá đẹp, đúng theo quy định, bảnbiểu minh họa đúng quy cách Đạt tiêu chuẩn của luận văn.

Về nội dung: Nội dung để tài bao gồm việc mô tả hiện trạng điều kiện

tự nhiên kinh tế — xã hội xã Cù Bị, sau đó tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội nguy cơ từ đó tổng hợp ma trận SWOT để làm cơ sở đưa ra cácđịnh hướng cho địa phương Ngoài ra tác giả còn đưa ra một số gợi ý giúpviệc thực hiện các định hướng đó Số liệu sử dụng chủ yếu là số liệu thứcấp, tác giả có được từ công việc thực tế của mình ở địa phương nơi tác giảlàm đề tài Phương pháp phân tích chủ yếu dựa vào định tính

Nhìn chung dé tài đạt và có thể dem ra bảo vệ trước hội đồng.

Ngày 12 tháng 9 năm 2005

GV Hướng dẫn

Lê Nhật Hạnh

ili

Trang 6

NHÂN XÉT CUA GIÁO VIÊN PHAN BIEN

1V

Trang 7

“PHAN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHAT TRIEN KINH TẾ

-XÃ HỘI CỦA -XÃ CÙ BỊ, HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

GIAI DOAN 2005 - 2010”

38K KK

“AN ANALYS IS OF CURRENT PROBLEMS AND ORIENTATION OF

SOCIAL ECONOMIC DEVELOPMENT CU BI VILLAGE, CHAU DUC DISTRICT,

BA RIA VUNG TAU PROVINCE, 2005-2010”

NOI DUNG TOM TAT

Dé tài được sinh viên Lê Thọ lớp kinh tế 18 khoa kinh tế Trường Daihọc Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, dưới dự hướng dẫn của cô Lê Nhật Hạnh.

Đề tài được thực hiện tháng 5/2005 và kết thúc tháng 8/2005

Phân tích hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế — xã hội là thựchiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Nhằm xây dựng và pháttriển kinh tế — xã hội, giảm sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, ổn địnhđời sống người dân đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái

Bằng kiến thức đã học tôi đã sử dụng các biện pháp thu thập thông tin,

xử lý số liệu sau đó phân tích tổng hợp trên cơ sở số liệu thu thập Đề tàiđược tập trung vào những nội dung sau:

Phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên kinh tế — xã hội của xã

Định hướng phát triển kinh tế — xã hội thời kỳ 2005-2010 của xã.

Các giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện các mục tiêu và phương

hướng đặt ra.

Những lợi ích kinh tế xã hội và môi trường

Trang 8

XDGN : Xóa đói giảm nghèo

SXKD : Sản xuất kinh doanh

PA : Phương án

UBND ; Uy ban nhan dan

VAC : Hệ thống Vườn - ao — chuồng

VACB : Hệ thống vườn — ao — chuồng — Biogas

Trang 9

Chương II - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 Các chỉ tiêu dùng để phân tích một số vấn dé định hướng

phát triển kinh tế — xã hội ở nông thôn

2.2.1 Vấn dé cơ cấu kinh tế nông thôn

2.2.2 Vấn dé cơ cấu hạ tầng nông thôn

2.2.3 Vấn dé khoa học và công nghệ

2.2.4 Vấn dé thu nhập và đời sống ở nông thôn

2.2.5 Vấn để giáo dục y tế và văn hóa ở nông thôn

2.2.6 Vấn dé chính sách xã hội ở nông thôn

2.2.7 Vấn đề thiết chế cơ bản ở nông thôn

2.2.8 Vấn để bảo vệ môi trường sinh thái ở nông thôn

2.2.9 Vấn dé quy hoạch nông thôn

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu nhập số liệu

Chương II : TONG QUAN

3.1 Điều kiện tự nhiên : 12

3.1.1 VỊ trí địa lý — ranh giới hành chính 12 3.1.2 Địa hình 13

Vil

Trang 10

3.1.3 Thổ nhưởng

13

3.1.4 Thủy văn 153.1.5 Khí hậu thời tiết 153.2 Điều kiện kinh tế 163.2.1 Cơ cấu kinh tế 163.2.2 Dân số lao động 163.2.3 Tinh hình sản xuất nông nghiệp 183.2.4 Cong nghiệp — tiểu thủ công nghiệp 19

3.2.5 Thuong mai dich vu 19 3.2.6 Tài chính, ngân sách 19

3.3 Co sở hạ tang 203.3.1 Hệ thống giao thông 203.3.2 Hệ thống điện nông thôn 20

3.3.3 Thủy lợi, nước sinh hoạt 203.3.4 Chợ 21

3.3.5 Quy hoạch khu dân cư - trung tâm xã Cù Bi 213.3.6 Hệ thống trường hoc 25

1337 Y 223.3.8 Hiện trạng nhà ở và mức sống của người dân 223.4 Những vấn dé văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng,

trình độ văn hóa kỹ thuật, thông tin 23 3.4.1 Trinh độ văn hóa 23

3.4.2 Vấn dé giải quyết việc làm và thực hiện chính sách

Xã hội 33 3.4.3 Tôn giáo, dân tộc 24 3.4.4 Văn hóa thông tin 2 3.5 Nhận xét và đánh giá chung 25

3.5.1 Về thuận lợi 253.5.2 Về khó khăn 26

Chương IV — KẾT QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng kinh tế — xã hội ở xã Cù Bị 274.1.1 Sản xuất nông nghiệp a74.1.2 Công nghiệp — tiểu thủ công nghiệp 32

4.1.3 Thương mại — Dich vu 32

4.2 Đời sống kinh tế - xã hội người dân 334.2.1 Đời sống kinh tế người dân, cơ cấu GDP theo ngành kinh tế 33

Vili

Trang 11

4.2.2 Tình hình nhà ở và phương tiện đi lại

4.2.3 Tình hình mức sống người dân

4.2.4 Tình hình dùng nước sinh hoạt, điện, thu thanh, thu hình

4.2.5 Các biện pháp hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh

4.2.6 Các dự báo có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của xã

4.2.7 Ma trận SWOT

4.3 Định hướng phát triển kinh tế — xã hội xã Cù Bị năm 2005-2010 _ 4.3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển

4.3.2 Về phát triển nông lâm, ngư nghiệp

4.3.3 Phát triển công nghiệp — tiểu thủ công nghiệp

4.3.4 Phát triển thương mại dịch vụ

4.3.5 Tổng hợp thu nhập và tương quan thu nhập

4.3.6 Định hướng phát triển hạ tầng nông thôn

4.3.7 Định hướng phát triển văn hóa xã hội

4.3.8 Định hướng phân bổ dân cư — lao động

4.3.9 Quỹ đất và kế hoạch sử dụng đất của địa phương

4.4 Các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu và phương pháp đặtra _ _

4.4.1 Giải pháp chính sách

4.4.1.1 Về kinh tế

4.4.1.2 Về xã hội

4.4.2 Giải pháp về vốn

4.4.3 Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng

4.4.4 Đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao mặt bằng dân trí

4.5 Lợi ích kinh tế — xã hội — môi trường

4.5.1 Lợi ích kinh tế

4.5.2 Lợi ích xã hội

4.5.3 Lợi ích môi trường

Chương V ~ KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

51

B | S2 54 J 56 56

56

aT a7 39 39

Trang 12

DANH MỤC CAC BANG

Trang

Bang 1: Bảng thống kê diện tích các ấp 12Bang 2: Dién tich cdc loai dat 13Bang 3: Co cấu đất đai 14Bảng 4: Tổng hợp tình hình dân số lao động 17

Bảng 5: Tình hình chăn nuôi 18

Bang 6: Co sé ha tang 21Bang 7: Hién trang nha 6 cua dan 23Bảng 8: Trinh độ hoc vấn của nhân dân trong xã 23Bảng 9: Thanh phần tôn giáo 24

Bảng 10: Tình hình dân tộc 24

Bảng 11: Hiện trạng phân bổ đất nông nghiệp xã Cù Bị 28Bảng 12: Hiệu quả kinh tế 1ha Điều 29Bảng 13: Hiệu quả sản xuất cho lha Cà phê 30Bảng 14: Một số vật nuôi của xã Cù Bị 31

Bảng 15: Tình hình nhà ở 34Bảng 16: Phương tiện đi lại 34

Bảng 17: Thống kê hiện trạng đời sống xã hội 35Bang 18: Số hộ sử dụng nước sinh hoạt, hộ có tivi, caset, điện thoại 36

Bảng 19: Tình hình sử dụng điện 36

Bảng 20: Định hướng phát triển trồng trọt 45 Bảng 21: Phương hướng phát triển ngành chăn nuôi 2010 46 Bảng 22: Phương hướng phát triển ngành thủy sản năm 2010 47Bảng 23: Phát triển công nghiệp — tiểu thủ công nghiệp 49Bảng 24: Phát triển thương mại — dịch vụ 50Bảng 25: Tổng hợp thu nhập 51 Bảng 26: Dự báo phát triển co sở hạ tang đến năm 2010 53Bang 27: Dự báo dân cư va phân bố lao động năm 2010 54Bang 28: Kế hoạch sử dung đất 2003-2010 55Bảng 29: Tổng hợp nhu cầu vốn 58

Trang 13

DANH MỤC CÁC BIEU ĐỒ - SO DO

Trang

Biểu đồ 1: 17 Biểu đồ 2: Co cấu GDP theo ngành kinh tế 33Biểu đồ 3: Thu nhập bình quân đầu người (2003-2005) #5

XI

Trang 14

CHƯƠNG I

DAT VAN DE

1.1 Lời mở đầu:

Nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển đất nước, từ một nền kinh tế nông

nghiệp lạc hậu còn mang tính tự cung, tự cấp, trang thiết bị kỹ thuật nghèo nàn, cơ

sở hạ tang thấp kém, cơ cấu kinh tế còn mất cân đối, nền kinh tế kém hiệu quả,

năng suất lao động thấp, tích lũy kinh tế của đất nước chưa cao

Phát triển kinh tế- xã hội nông thôn, là một trong những chủ trương lớn củaĐảng và Nhà nước ta, đặt ra theo những phương hướng và mục tiêu cơ bản lâu

dài trong nghị quyết hội nghị Trung ương V khoá VII của Đảng Cộng Sản Việt

Nam đã nêu rõ: “phát triển nông thôn là tiền để quan trọng để công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước, đưa nông dân ở nông thôn ra khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu,

từng bước nâng cao đời sống của nông dân góp phần ổn định chính trị xã hội của

đất nước, làm cơ sở xây dựng nông thôn mới theo định hướng xây dựng xã hội chủ

nghĩa ”.

Đường lối đổi mới kinh tế của đẳng và nhà nước đã đưa tới sự hình thành nềnkinh tế nhiều thành phần, từng bước chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý

của nhà nước, tạo ra bộ mặt mới cho xã hội và cũng đặt ra những thách thức gay

gắt, chiến lược ổn định, đời sống kinh tế xã hội là phấn đấu vượt qua tình trạng đóinghèo, lạc hậu để đời sống người dân ngày càng được cải thiện, góp phần đưa đất

nước đi lên.

Để thực hiện có hiệu quả những mục tiêu chiến lược trên, mọi địa phương,đơn vị cần phải xem xét xác định nguồn lực phát triển của địa phương mình nhữngyếu tố đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội bao gồm hệ thốngxây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cau của người dân, tạo điều kiện thuậnlợi cho việc đi lại, học tập, giao lưu buôn bán, phát triển nông công nghiệp -

thương mại, dịch vụ, xoá bỏ đói nghèo, tạo công việc làm cho người dân

Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, đang đẩy mạnh tiến trình công nghiệp

- hiện đại hoá đất nước, hoà chung với cả nước xã Cù Bị cần phải thực hiện việcđịnh hướng phát triển kinh tế - xã hội là hết sức cần thiết Để giúp cho việc địnhhướng chiến lược của xã, thì cần phải tiến hành nghiên cứu, phân tích hiện trạngđiều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội, xác định các nguồn lực, tiềm năng, các thuậnlợi khó khăn của xã từ đó đưa ra các định hướng nhằm phát triển kinh tế - văn hoá

xã hội góp phần ổn định chính trị, an ninh quốc phòng của địa phương

Trang 15

Xuất phát từ những nhận định trên, tôi tiến hành nghiên cứu Đề tài:

“Phan tích hiện trạng và định hướng phát triển kinh tếxã hội của Xã Cù Bi

-Huyện Châu Đức - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - Giai đoạn 2005 - 2010”.

Vì thời gian nghiên cứu có hạn và trình độ còn hạn chế nên chắc chắn đề tàikhông thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự giúp đỡ chỉ dẫn, góp ý củaquý thầy cô để dé tài được tốt hơn

- Thực hiện các chính sách của Dang va Nhà nước về việc phát triển kinh tế

xã hội, an ninh quốc phòng

- Góp phan bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Là cơ sở để các cơ quan chức năng có thẩm quyền lập kế hoạch phát triển

kinh tế xã hội ở địa phương

1.3 Nội dung nghiên cứu:

-Mô tả hiện trạng điều kiện tự nhiên — kinh tế xã hội của xã Cù Bị, để xácđịnh các nguồn lực phát triển của địa phương

- Nhận xét, đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Từ đó đưa

ra định hướng phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như

các giải pháp thực hiện

1.4 Pham vi nghiên cứu:

- Về không gian : Dé tài nghiên cứu trong phạm vi Xã Cù Bị, Huyện ChâuĐức, Tỉnh Ba Rịa — Vũng Tau.

- Về thời gian : Thời gian nghiên cứu là năm 2005 với thông tin được thu

thập từ 2003 -2005.

13 Bố cục của luận văn:

Chương I: ĐẶT VẤN ĐỀ:

- Nêu khái quát về việc lựa chọn dé tài:

“Phân tích hiện trang và phương hướng phát triển kinh tế — xã hội của xã Cù

BỊ - Châu Đức- Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2005-2010”

- Tóm tắt nội dung và phương pháp nghiên cứu

Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 16

Nêu một số khái niệm về phát triển nông thôn, vai trò, đặc điểm củanông thôn, một số vấn dé trong định hướng phát triển kinh tế — xã hội ở nôngthôn và những vấn dé lý luận liên quan.

Chương III: TỔNG QUAN

Nêu đặc điểm tình hình cơ bản của xã Cù Bị, bao gồm điều kiện tự nhiên,

điều kiện kinh tế - xã hội

Chương IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN:

Xác định hiện trạng kinh tế - xã hội của xã, tổng hợp các điểm mạnh, điểmyếu, các cơ hội, các nguy cơ vào ma trận SWOT và để ra các chiến lược Từ đóđưa ra phương hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2005-2010 cũng như gợi

ý một số giải pháp nhằm đạt được mục tiêu, phương hướng đề ra

Chương V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tóm tắt kết quả nghiên cứu trong chương IV, đồng thời để xuất một số ý

kiến để đạt được mục đích và hiệu quả như phương hướng đã đề ra

Trang 17

CHƯƠNG II:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận:

2.1.1 Một số khái niệm về phát triển, về nông thôn, phát triển nông thôn

s* Khái niệm phát triển:

Phát triển là một tiến trình tổng quát của sự thay đổi xã hội, thay đổi về mặt

kinh tế, xã hội và môi trường

Phát triển là đi từ cổ truyén đến tiên tiến, con người là nhân tố trung tâm của

sự phát triển, phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng ngày càng cao của con

người.

s* Khái niêm nông thôn:

Nông thôn là một vùng mà ở đó tổn tại một cộng đồng dân cư chủ yếu lànông dân sống và canh tác nông nghiệp theo nghĩa rộng, mật độ dân số thấp, cơ sở

hạ tầng kém phát triển, trình độ tiếp cận với thị trường và sản xuất hang hóa còn

thấp

s* Khái niêm phát triển nông thôn:

Phát triển nông thôn là tiến trình con người gia tăng hiệu quả sản xuất để cónhiều sản phẩm và dịch vụ mong muốn, từ đó gia tang mức sống cá nhân và phúclợi cộng đông Bên cạnh đó, phát triển nông thôn còn quan tâm đến tăng cườnghợp tác con người và năng lực của cộng đồng để phát triển nông thôn

2.1.2.Vị trí , vai trò và đặc điểm nông thôn Việt Nam:

Sản xuất nông nghiệp là nên tang, là cơ sở để phát triển kinh tế, thực hiện

công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước Trong đó kinh tế nông thôn có vị trí kháquan trọng Đối với nước ta, là một nước nông nghiệp, nên nông thôn được phan

ánh ở nhiều mặt của tiến trình phát triển ở một quốc gia nông nghiệp, nó chứa

Trang 18

-Nông thôn san xuất ra nông sản phẩm chiếm 37% giá trị tổng sản phẩm

xã hội, 46% giá trị thu nhập quốc dân và 52% giá trị xuất khẩu, sản lượng lươngthực bình quân từ 35-40 triệu tấn/ năm, xuất khẩu khoảng 4-5 triệu tấn

- Địa bàn nông thôn có 70% lao động xã hội, đó là nguồn cung cấp lao động

cho các ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt cho công nghiệp và dịch vụ Số lao độngnày nếu được nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kĩ thuật, trang bị những công cụ

thích hợp sẽ góp phần tăng năng suất lao động, giải phóng bớt lao động khỏi nôngnghiệp để chuyển sang lao động phi nông nghiệp

-Nông thôn có trên 70% dân số xã hội, đó là thị trường tiêu thụ rộng lớn, nếu

được mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển

- Nông thôn là nơi chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên đất đai, khoáng sản,động thực vật, rừng và biển Để duy trì sản xuất lâu dài cần phải tổ chức khaithác các nguồn tài nguyên một cách hợp lý, không ảnh hưởng đến môi trường tựnhiên cũng như môi trường sống, dam bảo cho việc phát triển lâu dài và bền vững

của đất nước

-Nông thôn là nơi tập trung các dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc có tập quáncanh tác riêng và định cư ở các vùng khác nhau Sự biến động ở nông thôn sẽ tácđộng mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng của

đất nước Sự ổn định tình hình ở nông thôn sẽ góp phan quan trong đảm bảo cho

sự ổn định chung của cả nước

-Đặc điểm nông thôn Việt Nam hiện nay vẫn còn tình trạng yếu kém lạchậu, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào thiểu số Nó xuất phát từ các

đặc tính sau:

-Kinh tế nông thôn ở một số nơi vẫn mang tính chất thuần nông, sản xuất

mang tính tự cung tự cấp, còn nền công nghiệp va dịch vụ nông thôn hầu như chưachuyển biến lớn và phát triển chậm

-Cơ sở hạ tầng ở nông thôn vẫn nằm trong tình trạng yếu kém và phát triển

- Khó khăn về đời sống vật chất, tinh thần ở nông thôn trong những năm qua

có những chuyển biến tiến bộ

-Bộ máy quản lý hành chánh và trình độ quản lý ở xã còn yếu do đó chưa

đáp ứng được nhu cầu xây dựng và phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp

hoá, hiện đại hoá.

Trang 19

-Vấn đề mê tin dị đoan, rượu chè và các tệ nạn xã hội vẫn còn tổn tại ở

gia Kinh nghiệm quốc tế nói chung và nhất là kinh nghiệm gần đây của các

nước có nên kinh tế phát triển nhanh ở Châu A đã khẳng định: phát triển nôngthôn là điều kiện quan trong để thúc đẩy nhanh nhịp độ phát triỂn kinh tế — xã

hội mỗi nước

-Nước ta vừa thoát ra từ một nén kinh tế theo cơ chế bao cấp yếu kém và

khủng hoảng để từng bước hội nhập vào nên kinh tế theo cơ chế thị trường theo

định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm hướng tới mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Là một nước Nông nghiệp với 70% dân

số sống bằng nghề nông, nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế quốcdân nhưng còn lạc hậu, đời sống người dân ở khu vực nông thôn còn gặp nhiềukhó khăn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém chưa đáp ứng cho nhu cầu phát triển sảnxuất và đời sống Vì vậy, định hướng phát triển nông thôn là công tác vô cùng

cần thiết

2.1.4 Cơ sở pháp lý:

- Luật đất đai được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003: thừa nhận các

quyển sử dụng đất của hộ nông dân Bao gồm: quyền chuyển đổi, chuyển

nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế đã tạo ra sức bật lớn cho kinh tế hộ và

khẳng định vai trò của hộ nông dân

- Chương trình 135 phát triển sản xuất gắn lién với chế biến tiêu thụ sản xuất

ở địa bàn xã.

- Nghị định số 08/2005/NĐ - CP ngày 24/01/2005 của chính phủ về quy

hoạch xây dựng.

- Luật xây dựng được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003

- Hội nghị trung ương lần thứ V khoá VIII năm 1993: tiếp tục đổi mới pháttriển kinh tế xã hội nông thôn

- Nghị quyết trung ương V khoá VII để ra chủ trương khuyến khích xây dựngcác nông trại: “khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loạigiống mới có hiệu quả kinh tế cao, khai thác đổi núi trọc, bãi bổi ven biển, nuôitrồng thuỷ sản, đánh bắt ngoài khơi, xây dựng các nông lâm ngư trang trại voi

quy mô thích hợp ”

Trang 20

- Xuất phát từ nhu cầu bức xúc của xã hội, nhu cầu về văn hoá, tinh thancủa người dân, nhằm khai thác tiềm năng lao động, đất dai phát triển sản xuất giảiquyết việc làm, tăng thu nhập, thực hiện xoá đói giảm nghèo, ổn định và nâng cao

đời sống của người dân

2.2.Các chỉ tiêu dùng để phân tích một số vấn dé định hướng phát triển

kinh tế- xã hội ở nông thôn:

Nội dung định hướng phát triển nông thôn bao gồm nhiều lĩnh vực kinh tế, xãhội và môi trường Nó nằm trong chiến lược phát triển chung của đất nước và đượcthể hiện 6 các vấn dé sau:

2.2.1 Vấn dé cơ cấu kinh tế nông thôn:

Xác định cơ cầu kinh tế nông thôn là nhân tố quan trọng để định ré ty trọngcủa các ngành sản xuất ở nông thôn và xem xét sự tăng trưởng của các ngành đểphát triển nông thôn một cách bền vững Cơ cấu kinh tế nông thôn quyết định quá

trình khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, vốn, lao động, cơ

sở vật chất kỹ thuật cơ cấu kinh tế nông thôn quyết định chiều hướng và tốc độ

phát triển của các ngành sản xuất ở nông thôn, góp phan tăng tích luỹ tái san xuất

mở rộng, nâng cao đời sống vật chất tinh thần ở nông thôn

Phương hướng chuyển dịch cơ cấu nông thôn là nhằm giảm dan tinh chất

thuần nông Có nghĩa là giảm dan tỷ trọng nông nghiệp va tăng dần ty trọng công

nghiệp và dịch vụ trong nông thôn Quá trình chuyển dịch này cũng đi đôi với việc

giảm dần tỷ trọng lao động cho nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng lao động cho cácngành phi nông nghiệp, đồng thời cũng hạn chế việc nông dân di cư đến thành thị

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn luôn gắn liền với chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp Nếu cơ cấu kinh tế nông nghiệp không có những chuyển dịchtích cực và hợp lý thì không thể có chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý

2.2.2.Vấn đề cơ cấu hạ tầng nông thôn:

Cơ cấu ha tầng nông thôn là nền tảng để phát triển kinh tế, xã hội ở nông

thôn Nó bao gồm: hệ thống giao thông thuỷ lợi, điện, cung cấp nước sạch, nha ở,

thông tin liên lạc

Phương hướng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nên theo hướng công

nghiệp hoá, hiện đại hoá và tạo mối liên hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các

vùng nông thôn với nhau, để hình thành các vùng trọng điểm sản xuất, lưu thônghàng hoá, phát triển cơ sở hạ tầng phải chú ý đến quy mô và quy hoạch tổng thể,

tránh lãng phí vốn đầu tư trong xây dựng

2.2.3 Vấn đề khoa học và công nghệ:

Trang 21

Khoa học công nghệ cho nông nghiệp là mắc xích quan trọng để nông

thôn đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tránh nguy cơ tụt hậu so với các

nước trên thế giới

Ap dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp sé nâng cao số lượng và chất

lượng sản phẩm Nếu áp dụng khoa học công nghệ vào công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm hao hụt, kéo dài thời gian sử dụng

và thuận lợi trong việc vận chuyển, lưu thông phân phối hàng hoá

2.2.4 Vấn đề thu nhập và đời sống ở nông thôn:

Đây là vấn dé liên quan đến chất lượng của việc phát triển nông thôn Vì nóvừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của một vùng, một quốc gia

Phương hướng nâng cao thu nhập và đời sống ở nông thôn bao gồm nhiều

mặt như:

- Phải giải quyết việc làm, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và ngành nghề ở

nông thôn.

- Phải thực hiện chi tiêu hợp lý cho tiêu dùng, sinh hoạt gia đình, cũng như

đầu tư tái sản xuất mở rộng

- Phải có những giải pháp tích cực về việc xoá đói giảm nghèo, nâng cao các

phúc lợi xã hội và giảm bớt những đóng góp của nông dân trong quá trình xây

dựng và phát triển nông thôn

- Phải thành lập các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm

để huấn luyện kỷ năng nghề nghiệp cho người lao động

2.2.5 Vấn đề giáo duc, y tế và văn hoá ở nông thôn:

Đây là vấn dé không thể thiếu nhằm nâng cao dân trí, thể lực và trình độ vănminh của xã hội nông thôn Đây cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá sựphát triển của một quốc gia

Phương hướng phát triển giáo dục ở nông thôn trước tiên là công tác xoá mù

chữ, nâng cao chất lượng dạy và học, khắc phục cơ sở vật chất cũng như đội ngũgiáo viên, giáo dục phải kết hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội, phai chú trọng

giáo dục cho những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số Bên cạnh đó phải

chú trọng đến công việc cải thiện tiền lương cho giáo viên

Phương hướng phát triển y tế nông thôn là tập trung xây dựng, sửa chữa và

nâng cấp các trạm, trung tâm y tế ở địa phương, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa,

vùng dân tộc thiểu số, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân Xâydựng quỹ bảo hiểm sức khoẻ cho người dân, vận động vệ sinh gia đình, thực hiện

kế hoạch hoá gia đình

Trang 22

Phương hướng phát triển văn hoá ở nông thôn là phải tăng cường côngtác thông tin tuyên truyền ở nông thôn như phát thanh, truyền hình, báo chí, hoạtđộng văn hoá, văn nghệ, thể thao Nhằm nâng cao nhận thức của người dân, pháttriển các hình thức văn hóa truyền thống tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc của địaphương, kết hợp các tổ chức chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp và quảng đạiquần chúng để phát huy tinh thần văn hoá, văn nghệ và thể thao ở nông thôn.

2.2.6 Vấn đề chính sách kinh tế xã hội ở nông thôn:

Chính sách kinh tế - xã hội bao gồm: chính sách về đất đai, thuế, khoa học

công nghệ, tính dụng giá cả, bảo hiểm và bảo trợ sản xuất, khuyến nông, bảo trợ

xã hội

Phương hướng phát triển chung là nhằm phát triển kinh tế và cải thiện đờisống vật chất, tinh thần ở nông thôn theo phương châm bảo đảm tự do, dân chủ vàcông bằng, cần phải xem xét rõ nguồn kinh phí từ đâu, chính sách nhất quán vàphù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước

2.2.7 Vấn đề thiết chế cơ bản ở nông thôn

Là vấn để quan trọng hàng đầu liên quan đến tổ chức và hoạt động kinh tế,

chính trị, xã hội ở nông thôn.

Phương hướng phát triển thiết chế cơ bản ở nông thôn là xây dựng nhữnghình thức tổ chức quản lý thích hợp để phát triển sản xuất, tăng cường năng lựcquản lý nhà nước và năng lực của cộng đồng để phát triển nông thôn Bên cạnh đóphải đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng nhu cầu đổi mới các thiết chế cơ bản ở

nông thôn, tiếp cận với khoa học hiện đại

2.2.8 Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở nông thôn:

Đây là một vấn để quan trọng trong việc phát triển nông thôn, phát triểnnông thôn phải tuân thủ yêu cầu phát triển một cách bén vững Vi vậy phát triển

nông thôn phải đảm bảo được chất lượng môi trường sinh thái cho hiện tại và cho

tương lai.

Phương hướng bảo vệ môi trường cần phải chú trọng đến nội dung sau:

-Bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng, chống xói mòn và nâng cao độ phì của

đất, phủ xanh đổi trọc, vùng duyên hải, rừng đầu nguần

-Bảo vệ và tổ chức, quan lý khai thác hợp lý tài nguyên nước

-Bảo vệ các nguồn động thực vật trong thiên nhiên nhất là động thực vật quý

hiếm

-Chống gây 6 nhiễm nguồn nước,không khí, tiếng ồn và đồng thời có nhữngchính sách thuế gây ô nhiễm

Trang 23

-Tăng cường sử dụng các nguồn phân hữu cơ, các loại phân vi sinh chocây trồng, giảm dần khả năng sử dụng các loại phân hoá học và thuốc bảo vệ thực

vật.

2.2.9 Vấn đề quy hoạch nông thôn:

Đây là nội dung mang tinh chất tổng hợp trong việc bố trí lực lượng san xuấttrên lãnh thổ, có quy hoạch mới xác định hợp lý quá trình bố trí khai thác và sửdụng các nguồn tài nguyên của địa phương

Phương hướng quy hoạch nông thôn bao gồm những vấn dé sau đây:

- Quy hoạch ranh giới của tỉnh, huyện, xã và các vùng tiểu vùng

- Quy hoạch các trung tâm phục vụ cho sản xuất và đời sống như: thị trấn,

trung tâm xã, chợ, xí nghiệp, trường học, trạm xá

- Quy hoạch mạng lưới giao thông nông thôn, liên huyện, xã, thôn và trên

các vùng san xuất

- Quy hoạch mạng lưới điện cho sinh hoạt đời sống và cho sản xuất

nông-công — dịch vụ.

- Quy hoạch khu dân cư nhằm bế trí khu dân cư mới và cải tạo các khu dân

cư theo hướng phát triển lâu dài

- Quy hoạch rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ

2.3 Phương pháp nghiên cứu:

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu:

* Đối với số liệu sơ cấp:

Trao đổi thông tin với các cấp chính quyển huyện , xã và ban ngành đoàn thểđịa phương, cơ quan chuyên môn cấp xã, huyện để thu thập thông tin

* Đối với số liệu thứ cấp:

Thu thập từ báo cáo của địa phương, các phòng ban chuyên môn liên quan

trên địa bàn xã Cù Bị và huyên Châu Đức Thu thập số liệu và tài liệu có sẵn ởUBND xã, đồng thời tham khảo ý kiến của những đơn vị có liên quan trên địa bàn

Trên cơ sở đó tiến hành chọn lọc phân tích, tổng hợp để có những số liệu tin cậy

nhất, khảo sát đánh giá đối chiếu với thực tế có nhận định và đánh giá phù hợpnhất

10

Trang 24

2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu:

- Dùng phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh và một số

phương pháp khác để nghiên cứu vấn đề

- Sử dụng ma trận SWOT để đúc kết các điểm mạnh, các điểm yếu, các cơhội và các nguy cơ về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội qua đó đưa ra địnhhướng trên sự kết hợp các điểm mạnh, các điểm yếu, các cơ hội và các nguy cơ

Trên cơ sở đó đánh giá và phân tích tìm ra các mặt tích cực của điều kiện

kinh tế — xã hội Từ đó dé ra phương hướng phát triển kinh tế —x4 hội, tìm ra cácgiải pháp phát triển kinh tế - xã hội của xã, cũng như dé xuất một số kiến nghị

11

Trang 25

'CHƯƠNG II:

TỔNG QUAN

3.1 Điều kiên tự nhiên:

3.1.1 Vị trí địa lý - ranh giới hành chính:

Xã Cù Bi nằm ở phía Tay Bắc huyện Châu Đức, cách trung tâm huyện (Thị

Trấn Ngãi Giao 16km) Trung tâm xã cách quốc lộ 56 về hướng Tây 8 km, có thể

giao lưu đường bộ đi qua quốc lộ 51 dễ dàng khi dự án đường 764 hoàn thành, là

một xã vùng sâu vùng xa có đường ranh giới như sau:

- Phía Bắc : Giáp xã Xuân Đường huyện Cẩm Mỹ - Đồng Nai

- Phía Nam: Giáp xã Xà Bang huyện Châu Đức - BRVT

- Phía Đông : Giáp huyện Cẩm Mỹ - tinh Đồng Nai

- Phía Tây : Giáp huyện Long Thành — Đồng Nai

Tổng diện tích tự nhiên toàn xã (theo thống kê của ngành địa chính 1/1/2005)là: 4789,74 ha, trong đó phan đất của Nông Trường Cù Bị: 4221,24 ha chiếm

83,13% Các hộ nông dân: 453,50 ha chiếm 9,46%, diện tích này không tập trung

mà nằm rãi rác ven suối, còn lại các loại đất khác: 115,00 ha chiếm 2,40%

Với vị trí địa lý kể trên Cù Bị được xác định là vùng chuyên canh tập trungtrồng cây lâu năm mà chủ lực là cây cao su, cà phê, tiêu, điều, cây ăn trái Ngoài

ra tận dụng hệ thống giao thông để mở rộng giao lưu kinh tế, đẩy mạnh phát triểnCông nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại - Dịch vụ, hỗ trợ đắc lực chonông nghiệp và phát triển kinh tế địa phương

Bảng 1: Bang thống kê diện tích các ấp:

St | Tên Thôn,Ấếp | Diện tích đất (ha) | Tổng số dân Tỷ lệ

(%)

01 |Thôn] 330,78 3185 6,91

02 | Thôn Liên Hiệp 613,60 506 12,81 03_ |Thôn2 993,63 3727 20,74 04_ | Thôn 3 593,43 2725 12,39 05_ |Thôn4 936,24 426 19,55 06_ | Thôn5 1322,06 299 27,60

Cong 4789,74 10.868 100,00

Nguồn: tư liệu thống kê xã Cù Bi

12

Trang 26

3.1.2 Địa hình:

Địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông sang Tây Cao trình tuyệtđối từ 50 — 150m, có một đổi “Giác ma” chiếm diện tích khoảng 15ha là nơi cao

nhất Các vị trí đất dọc hai bờ suối có độ dốc

- Diện tích đất có độ dốc dưới 15° khoảng 4570 ha chiếm khoảng 95,41%

- Đất có độ dốc trên 15° khoảng 219,74 ha chiếm khoảng 4,59% Vì vậy biện

pháp cải tạo, bảo vệ đất chống xói mòn rửa trôi do địa hình cần chú trọng để sử

dụng đất có hiệu quả

3.1.3 Thổ nhưỡng:

Đất xã Cù Bị có 3 nhóm chính và đều có nguồn gốc BaZan Trong đó đất đỏ

vàng có diện tích lớn nhất: 3869 ha chiếm 81,08% Kế đến là đất nâu den 663 ha

chiếm 13,88% đồi dốc tụ 25 ha còn lại là các loại đất khác

* Nguồn điều tra tổng hợp

Qua nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm rút ra một số đánh giá đất như sau:Đây là vùng đất được hình thành từ đất đổ Bazan là loại đất tốt nhất có kếtcấu dinh dưỡng cao chiếm 95,51% diện tích tự nhiên

Đất có tầng dày trên 100cm chiếm đa số rất phù hợp cho việc sử dụng trồng

cây lâu năm như: cao su, cà phê, tiêu, điều bảo đảm cho chu kỳ khai thác và chonăng suất cao Vì vậy khi mở rộng diện tích đất trồng cây lâu năm cần tính toán

các giải pháp đầu tư và kỹ thuật canh tác một cách hợp lý, khoa học

- Đất có tầng mỏng thường có tỷ lệ đá lẫn, đá lộ đầu cao gây khó khăn cho

cơ giới hóa và việc đào hố trông cũng như dam bảo mật độ cây, nên xem đây là

một hạn chế

13

Trang 27

- Về hóa tính: đất có nguồn gốc Bazan nên được đánh giá là giàu dinhdưỡng, song trong quá trình canh tác nặng về bóc lột độ phì nhiêu nên hàm lượngdinh dưỡng trong đất đã có phần giảm và mất cân đối.

- Nhìn chung đất có PH H20 từ 5,50 -6,60; PH KCI: 4,10 — 5,08; chất hữu cơ

(OM): 2,2 — 2,5% đạm tổng số 0,14 — 0,18% , lên tổng số 0,1 — 0,4% và Kali tổng

số: 0,092 — 0,094%

- Tóm lai: Cù Bi coi tài nguyên đất đai là một lợi thế, tạo nền tang cho nông

nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung thâm canh đạt hiệu quả

cao.

Bảng 3: Cơ cấu đất đai

Stt Loai dat Diện tích | Tỷ lệ (%)

Tổng điện tích tự nhiên 4789.74 100

1 Đất nông nghiệp 4500.19 93.951.1 Đất sản xuất nông nghiệp 4497.63 93.90

25 Đất sông suối va mặt nước chuyên dùng 79.39 1.66

3 Đất chưa sử dụng 0.83 0.023.1 Đất bằng chưa sử dung 0.83 0.02

32 Đất đồi núi chưa sử dung 0.00 0.00

*Nguon: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đaiNhìn chung đất đai ở đây thuận lợi cho phát triển cây lâu năm như: cao su,tiêu, điều, café, cây ăn trái.v.v nếu được qua đầu tư khai thác hết tiềm năng đất

đai của địa phương hứa hẹn sẽ hình thành nên một vùng chuyên canh các loại cây

trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước cải thiện đời sống kinh tế cho

người dân.

14

Trang 28

3.1.4 Thủy văn:

Trong địa bàn xã có 4 suối lớn gồm: Suối Cả, Suối Sóc, Suối Chà Răng, SuốiGia hốp và một số suối cụt, đây là nguồn thuỷ lợi chính để khai thác nước phục vụcho sản xuất nông nghiệp Trên thực tế xã Cù Bị chưa có hé chứa nước nào (chỉ có

hồ chứa nước đập cầu mới giáp ranh với xã Dự án của tỉnh Đồng Nai đang quy

hoạch xây dựng rộng khoảng 700 ha)

Nguồn nước ngầm ở xã Cù Bị thuộc tầng chứa nước BaZan tham gia cấu trúc

của tầng có 2 phần:

+ Phần trên là vỏ phong hoá gồm BaZan phong hoá triệt để thành bột, sétmàu đỏ, mềm bở, rải rác laterit dạng mảnh cục lan BaZan phong hoá dở dang

+ Phan dưới là BaZan cấu tạo khối xen đặc sit kẹp BaZan doleit, amamezit

16 rỗng dưới cùng là dim kết núi lửa, tro, thủy tinh mau xám tro, xám nâu den

kẹp BaZan rắn chắc, chiều dày phần trên 5,5 — 42m, chiều dày cả tầng trung bình

nghĩa quyết định đến đời sống va sản xuất, không phải vô tận nhưng hiện tại việc

khoan, khai thác và quản lý nguồn tài nguyên này chưa được chính quyển và

ngành chức năng có biện pháp hữu hiệu nên nguy cơ khô hạn và ô nhiễm luôn bị

de doa.

3.1.5 Khí hậu thời tiết:

Nhìn chung khí hậu xã mang tính chất nhiệt đới gió mùa có đặc điểm chungnóng — ẩm mưa nhiều và phân biệt hai mùa rỏ rệt

- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, tháng có lượng mưa cao nhất 7,

8, 9 chịu ảnh hưởng chung của khí hậu vùng đông nam bộ nhưng chiếm 80 — 90%lượng mưa cả năm (2000mm — 2200mm/năm) nên mùa mưa được xem là phương

thức chính khi trồng mới hay phương thức canh tác nhờ nước mưa

- Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và lượng mưa rất ít nên đảm bảo

cho cây trồng sinh trưởng phát triển cần phải tưới (trừ cao su, điều)

- Nhiệt độ trung bình hàng năm 25,5%

- Độ ẩm trung bình 73,6%

3.2 Điều kiện kinh tế :

15

Trang 29

3.2.1 Cơ cấu kinh tế:

Cù Bị là xã nông nghiệp (có tổng diện tích tự nhiên là 4789.74ha) cơ cấukinh tế của xã hiện nay là nông nghiệp — thương mai dịch vụ - công nghiệp tiểu

thủ công nghiệp Trong đó nông nghiệp chiếm 78%, thương mại dịch vụ chiếm

16,6% tiểu thủ công nghiệp chiếm 5,4% Ngành nông nghiệp đã tăng 2% so vớinăm 2003, thương mại dịch vụ tăng 1,3% và tiểu thủ công nghiệp tăng 0,7% so với

năm 2003 Thu nhập bình quân đầu người: 4.050.000đ/người/năm (báo cáo của

UBND xã 12/2004)

Qua đó cho ta thấy cơ cấu kinh tế của xã đã có những chuyển biến theohướng giảm bớt tỷ trọng ngành nông nghiệp đồng thời tăng tỷ trọng các ngành tiểuthủ công nghiệp, thương mại dịch vụ Tuy nhiên sự chuyển dịch này chưa lớn,muốn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thì cần phải có sự dịch chuyển mạnh

mẽ trong cơ cấu kinh tế của xã

3.2.2 Dân số lao động:

Toàn xã có 2047 hộ — 10868 khẩu so với đầu năm 2003 là thời điểm thànhlập xã có 10319 khẩu tăng bình quân 274 người/năm tốc độ tăng dân số là

2,66%/năm đây là tốc độ tăng khá lớn, một phần do tăng theo cơ học (nhập cư) đã

có ảnh hưởng không nhỏ Điều này nói lên rằng nhu cầu định hướng phát triển

nông thôn là việc làm cần thiết Dân cư phân bố không đồng đều giữa các thôn

tập trung nhiều nhất ở thôn 1, 2 và 3 thôn ít nhất là thôn 4; 5 và thôn Liên Hiệp.Bảng 4: Tổng hợp Diện tích - Dân số, lao động:

Diện tích Số Số Na Lao Mật độStt | Thôn Ap | tự nhiên X E Nữ R (người/km?

Nguồn: số liệu thống kê xã Cù Bi

Qua bảng Tổng hợp Diện tích - Dân số, lao động phân bố trên địa bàn xã cho

thấy:

- Dân số toàn xã là 10868, mật độ dân số bình quân 226,92 người/km”, diệntích canh tác bình quân 0,44ha/người Đây có thể xếp vào loại khá của Huyện

16

Trang 30

Đồng thời ở xã có lực lượng lao động đổi dào 6357 lao động, chiếm 58,5%dân số, nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, lao động trong lĩnh vực nông

nghiệp, còn lại là lao động trong các lĩnh vực khác.

-Vấn dé phân bố dân cư và mật độ dân cư không đều giữa các thôn trên tổng

diện tích tự nhiên

Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế:

Thương mại dịchvụ Nong nghiệpL] Tiểu thủ công nghiệp

3.2.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp:

* Trồng trọt: Phát huy tiềm năng quỹ đất đai trên dia bàn xã là đất đỏBaZan phù hợp với trồng cây lâu năm nhằm nâng cao giá trị ngành trồng trọt Cụthể cây lâu năm diện tích: 4480,18 ha trong đó đất trồng cây cao su (do Nông

Trường Cù Bị sử dụng) 4032,09 ha sản lượng năm 2004: 5100/4020 tấn, đạt126,87% kế hoạch

- Cà phê: 204,85 ha diện tích thu hoạch 196 ha san lượng ước 267tấn/250 đạt

106,8%

- Điều: 135 ha, diện tích thu hoạch 72,4 ha, sản lượng ước 132tấn/125tấn đạt

105,6%

- Cây ăn trái diện tích 14,6 ha sản lượng ước 90 tấn

- Cây hàng năm: Diện tích không đáng kể: 10,46 ha gồm bắp, đậu các loại,

sản lượng ước 30 tấn

Đất của các hộ nông dân sản xuất đa số nằm ven suối diện tích nhỏ hẹp, độ

dốc lớn nên vấn để thâm canh nâng cao năng suất hoặc chuyển đổi cơ cấu cây

trồng rất khó khăn (báo cáo UBND xã Cù Bị năm2004)

17

Trang 31

Nguồn :số liệu thống kê xã Cù Bi.

Tổng sản phẩm thịt hơi xuất chuồng 265tấn/210tấn đạt 126,19%

3.2.4 Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

Toàn xã có 5 cơ sở gia công cửa sắt xây dựng, 2 lò rèn, 7 cơ sở may mặc,

ngoài ra còn có 2 lò bánh mì và 2 lò bún

Nhìn chung ngành CN — TTCN chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế của

xã quy mô sản xuất của các cơ sở còn nhỏ, sử dụng lao động gia đình thiết bị công

nghệ đơn giản, sản phẩm chất lượng chưa cao chỉ phục vụ yêu cầu tại chỗ Vì vậycần thúc đẩy CN — TTCN phát triển, tăng dần tỷ trọng trong tổng sản phẩm kinh

tế của xã, kết hợp chặt chẽ với nông nghiệp, hỗ trợ nông nghiệp phát triển Trongtương lai cần có những định hướng cu thể dé phát triển ngành này góp phan cải

thiện đời sống của người dân địa bàn xã

3.2.5 Thương mai-dich vu:

Ngành thương mại- dịch vụ cũng chưa phát triển, chủ yếu là buôn bán nhỏ

trong hộ gia đình, phân bế tập trung ở trung tâm các khu vực dân cư va các chợ

nhỏ tạm Hầu hết các cơ sở dịch vụ có quy mô nhỏ với các mặt hàng chủ yếu làlương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng Toàn xã có 3 chợ nhỏ tạm nằm ở cácthôn 1, 2, 3 tổng diện tích 1000m2, có số hộ kinh doanh 158 hộ vì chợ tạm nên ítthu hút tiểu thương và người dân mua bán Tương lai đang chuẩn bị đầu tư lại mộtchợ mới ở trung tâm xã với diện tích khảo sát thoả thuận địa điểm: 13,484m? để

18

Trang 32

nơi đây thực sự là trung tâm hoạt động thương mại dịch vụ của xã góp phầnthúc đẩy sản xuất cải thiện đời sống sinh hoạt của nhân dân.

19

Trang 33

Thu từ các nguồn thuế, phí và lệ phí: 69.546.593đ

Năm 2004: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là: 1.248.944.523đ sovới kế hoạch giao đạt 135%, tập trung chủ yếu dựa vào các nguồn thu sau:

Thu chuyển giao: 960.111.700đ

Trong đó: Trợ cấp ngân sách: 785.000.000đ

Thu bổ sung khác: 185.111.700đ

* Phan chi:

Năm 2003: Tổng chi NSNN: 862.273.724d đạt 78% chỉ tiêu kế hoạch va NQ

HĐND xã giao, trong đó chi sự nghiệp kinh tế 58.293.319đ đạt 74% chi sự nghiệpgiáo dục 9.000.000đ, sự nghiệp y tế 8.000.000đ, chi quan lý hành chính531.421.236đ đạt 85%, chi bảo dam xã hội 10.780.000đ đạt 41% chi an ninh quốc

phòng 56.173.769đ đạt 125%.

Năm 2004: Tổng chi ngân sách là: 1.081.458.944d trong đó chi sự nghiệp

kinh tế 36.000.000đ đạt 134%, chi sự nghiệp giáo dục 9.000.000đ, sự nghiệp y tế

8.000.000đ, chi bảo đảm xã hội 26.641.949đ đạt 295%, chi quản lý hành chính

725.692.000đ đạt 126%

3.3 Cơ sở hạ tầng:

3.3.1 Hệ thống giao thông:

Diện tích chiếm đất của các tuyến đường 134,68 ha chiếm 2,82% tổng diện

tích tự nhiên toàn xã Mạng lưới giao thông của xã bắt đầu được chú trọng từ khi

thành lập xã (02/01/2003) đến nay với nguồn vốn của tỉnh và huyện cũng nhưnguồn đóng góp của nhân dân nên đường giao thông ngày càng phát triển

- Xây dựng đường vào xã Cù Bi dài 12,8km đang thi công với đường

Trang 34

- Các tuyến đường giao thông nông thôn ở các thôn còn lại đang khảo sát

và chuẩn bị thi công trong những năm tiếp theo

3.3.2 Hệ thống điện nông thôn:

Hệ thống đường dây điện gồm có:

- Đường dây trung thế 13,5km, đường dây hạ thế chiều dài: 28,5km tập trung

ở các thôn 1, 2, 3 và 4, theo các tuyến đường giao thông nông thôn Số hộ sử dụng

điện 2006/2007 chiếm 97,99% tổng số hộ dân trong toàn xã

3.3.3 Thuỷ lợi, nước sinh hoạt:

* Thuỷ lợi:

Đang khởi công xây dựng 1 hỗ chứa nước đập cầu mới khoảng 700 ha (dự án

của tỉnh Đồng Nai), ngoài ra để phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân, nguồn

nước sử dụng chủ yếu vào nước suối và giếng đào

* Nước sinh hoạt:

Gần 100% số hộ sử dụng nước sinh hoạt bằng giếng đào hoặc giếng khoan,nguồn nước này tương đối sạch nhưng chất lượng nước chưa đạt tiêu chuẩn vàngày càng bị ô nhiễm vì vậy trung tâm nước sinh hoạt nông thôn đã chuẩn bị xây

dựng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tại trung tâm xã

thiện đời sống sinh hoạt của nhân dân

3.3.5 Quy hoạch khu dân cư - trung tâm xã Cù Bị.

Tổng diện tích khu đất khoảng 96 ha Hiện trạng gồm có: 20,94 ha là đất thổ

cư + đất vườn + đất công trình công cộng + đường giao thông + đất lô cao su Khu

lô gia cư + đất trồng cây cao su của Nông Trường Cù Bị, điểm dân cư nông thônđang tổn tại ổn định Hệ thống các công trình kỹ thuật ha tầng xã hội đang đượcxây dựng và có hướng phát triển bén vững (đã có quyết định của UBND tỉnh

BRVT )

21

Trang 35

05 Nước sinh hoạt Cái 1.885

+ Giếng khoan 155+ Giếng đào 1750

Ú06_ | Chợ Cái 03 | (Chợ tạm)

Nguồn: Số liệu thống kê của xã Cù Bị

3.3.6 Hệ thống trường học:

Hiện trên địa bàn xã có 7 trường học trong đó có 01 trường trung học cơ sở,

01 trường tiểu học đặt tại trung tâm xã, trường tiểu học này đang khởi công xâydựng theo tiêu chuẩn quốc gia

Ngoài ra còn có 02 trường tiểu học va 03 trường mầm non tại các thôn 1 vàthôn 3 Trường tiểu học Phan Chu Trinh (thôn 1) xây dựng xa khu dân cư nên việc

đi lại học tập của các em học sinh không được thuận lợi, đang có chủ trương di dời

về địa điểm trung tâm thôn 1

Do điều kiện trường lớp được đầu tư xây dựng, điều kiện vật chất và nhà ở

cho giáo viên được cải thiện nên chất lượng dạy và học ngày được nâng cao Song

thực trạng 1 số trường đã xuống cấp, cơ sở vật chất ở các trường chưa đồng bộ

(thiếu công trình phụ) Đây là những hạng mục công trình cần đầu tư nâng cấp vàxây dựng mới trong kế hoạch 2005 — 2010

3.3.7 Y tế:

Xã có 1 trạm y tế vừa mới xây dựng xong 95% công trình với 10 giường

bệnh, 01 bác sĩ, 01 y tá Đội ngũ thầy thuốc giàu nhiệt tình, có trách nhiệm đểtriển khai tốt các chương trình quốc gia về y tế như tiêm phòng 6 bệnh nguy hiểmđạt 99% ngoài ra còn tổ chức tốt công tác kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc khá tốt

sức khỏe cho nhân dân trong xã, nhất là đối với bà mẹ và trẻ em

22

Trang 36

3.3.8.Hiện trạng nhà ở, mức sống của người dân:

* Toàn xã có 2074 hộ, 10868 khẩu, 6357 lao động, riêng công nhân cao su:

03 | Nhà tam, ở nhờ Cái 167 8,16

Tổng số Hộ 2047 100,00

Nguồn: Thông tin thống kê xã Cù Bị

Qua bảng ta thấy số lượng nhà kiên cố khá lớn (83,24%) chứng tổ mức sốngcủa người dân ngày càng được nâng cao, số lượng nhà bán kiên cố và nhà tạm còn

ít đa số nằm rai rác ở rẫy và ven suối Đây là vấn dé cần quan tâm để cho người

dân sống vào nơi quy hoạch tập trung

3.4 Những vấn dé văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ văn hóa kỹ

thuật, thông tin.

23

Trang 37

3.4.1 Trình độ văn hóa:

Bảng 8: Trình độ học vấn của nhân dân trong xã:

Trình độ học vấn Số người Tỷ trọng (%)Cấp I 3.044 28,01

Nguồn: thống kê trình độ học vấn của xã

Nhìn chung trình độ học vấn của người dân trong xã tương đối đồng đều Số

người đạt trình độ cấp III trở lên khá đông chiếm 18,25% đây là vấn dé thuận lợi

để cho địa phương và người dân dễ tiếp thu và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ

thuật vào trong san xuất

3.4.2 Vấn đề giải quyết việc làm và thực hiện chính sách xã hội:

Hàng năm giải quyết và giới thiệu việc làm cho hơn 250 người lao động làmtại các doanh nghiệp, xí nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Trong năm 2004 từ nguồn vốn chương trình 120 xã đã giải quyết cho hơn 50thành viên vay về dự án chăn nuôi bò, heo hơn 450 triệu đồng

Bên cạnh vay vốn ngân hang 1,6 tỷ déng/96 hộ nhằm giúp người dân đầu tư

sản xuất nông nghiệp, tổ chức 8 lớp tập huấn về chăn nuôi và trồng trọt hơn 450

lượt người tham dự cho nông dân trong xã.

3.4.3 Tôn giáo dân tộc:

Trong xã người dân tín ngưỡng 2 tôn giáo chính là: Thiên Chúa Giáo và Đạo

Phật còn lại không tôn giáo được thể hiện qua bảng sau:

24

Trang 38

Bảng 9: Thành phần tôn giáo:

STT Thành phần Sốhộ | Số người | Tỷ trọng

(%)

Ol | Phat 534 2928 26,94

02 | Thiên Chúa Giáo 977 4760 43,80

03 | Không tôn giáo 536 3180 29,26

Tổng số 2047 10868 100,00

Nguồn: thông tin thống kê của xã

Thiên Chúa Giáo có 2 nhà thờ va | giáo ho, I linh mục, 3 ban hành giáo có

977 hộ — 4760 khẩu chiếm 43,80% dân số

Phật giáo có 3 Chùa, 3 hộ tự, có 534 hộ 29,28 khẩu chiếm 25,94% Nhìnchung hoạt động tôn giáo đều được thực hiện đúng theo ND26/CP

Nguồn: Thông tin báo cáo UBND xã

Qua bảng thấy dân tộc kinh chiếm 99,56%, dân tộc Chơ Ro 0,32%, dân tộc

Hoa chiếm 0,12% Vì vậy tình hình dân tộc ổn định, địa phương thường xuyên cứutrợ cho đồng bào dân tộc Chơ Ro và xây dựng 3 căn nhà tình thương

3.4.4 Văn hoá thông tin:

Thực hiện tiếp sóng đài truyén thanh của xã xây dựng 1 đài phát thanh tại

trung tâm xã phát sóng vô tuyến qua hệ thống 36 loa rải khắp trên địa bàn xã để

thông tin những đường lối chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước

đến cho toàn thể nhân dân biết Ngoài ra toàn xã có 824 máy/2047hộ sử dụng

máy điện thoại, trung bình 7,6máy/100dân.

Về nếp sống văn minh gia đình văn hoá: Đến nay đã được công nhận 3/6

thôn là ấp văn hóa gồm thôn 2, 3 và 4 hoàn chỉnh hồ sơ ấp 1 để thẩm định ấp văn

hóa.

Số hộ được công nhận gia đình văn hóa 1432/2047 hộ chiếm 69,95%

3.5 Nhận xét và đánh giá chung:

25

Trang 39

- Nguồn nước ở các suối phong phú cộng với nguồn nước ngầm (Ngoài ra còn

có hổ chứa nước đập cầu mới đang thi công) có thể cung cấp cho san xuất nông

nghiệp và sinh hoạt cũng như cung cấp nước cho khu công nghiệp lân cận Như

vậy đất và nước là 2 điều kiện nền tang cho nông nghiệp, công nghiệp được đánh

giá là thuận lợi hết sức cơ bản

- Sự lãnh đạo của cấp ủy Dang và UBND Xã Cù Bi, lại được sự quan tâm chỉđạo sát sao của Huyện ủy, UBND Huyện Châu Đức và sự hỗ trợ của các ngànhnông nghiệp, địa chính, phòng kinh tế hạ tầng nông thôn, giao thông, điện Cù Bị

đã có bước phát triển đáng kể Đặc biệt sản xuất nông nghiệp đã hình thành vùng

chuyên canh cao su quy mô tập trung (Nông trường Cao Su Cù Bị) cà phê, điều,

tiêu, đang được mở rộng có sức cạnh tranh cao ở thị trường xuất khẩu

- Kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã được đầu tư xây dựng

và đang hoàn chỉnh, trong kế hoạch 2005 đến 2010 sẽ cơ bản hoàn thành Đây là

động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế — xã hội phát triển bén vững

- Số lượng nguồn nhân lực déi dào (6357lao động) có hơn 1.500 công nhâncao su được huấn luyện cơ bản về kỹ thuật Đặc biệt một số nguồn lao động có

trình độ chuyên môn kỹ thuật khá đông, trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học (467người) đây là vấn dé nổi bật cần được quan tâm đặc biệt bởi con người giữ vai tròquyết định đến phát triển kinh tế của mỗi gia đình và toàn xã hội

3.5.2 Về khó khăn:

- Cơ sở vật chất còn thiếu, điều kiện để phát triển kinh tế của nhân dân chưa

cao, đất cao su do nông trường quản lý chiếm tỷ lệ (83,96%) quá lớn Hơn 70% số

hộ có công nhân làm cao su.

- Kết cấu cơ sở hạ tầng tuy đã có nhiều đầu tư nhưng chưa đồng bộ, giaothông vẫn còn nhiều đường đất đỏ, một số dự án điểm được phê duyệt nhưng chưatriển khai hoặc thi công chậm Một số trường học đã xuống cấp rất cần thiết cải

tạo và nâng cấp

- Tình trạng dư thừa lao động thiếu việc làm trong khi quỹ đất nông nghiệp

không còn khả năng mở rộng, năng suất cây trồng không còn cao nữa Do đó tốc

độ giá trị sản lượng và thu nhập bình quân đầu người hàng năm sẽ tăng chậm dẫn

đến đời sống khó được cải thiện

26

Ngày đăng: 10/02/2025, 04:42

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN