1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông nghiệp: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi sản xuất cà phê sang các loại cây trồng khác tại huyện Buôn Đôn tỉnh Đắk Lắk

100 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chuyển Đổi Sản Xuất Cà Phê Sang Các Loại Cây Trồng Khác Tại Huyện Buôn Đôn, Tỉnh Đắk Lắk
Tác giả Phạm Tường Vy
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Văn Cường
Trường học Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Nông Nghiệp
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 33,97 MB

Nội dung

Đề tài “Phân Tích Các Yếu Tố Anh Hưởng Đến Quyết Định Chuyển ĐốiSản Xuất Cà Phê Sang Các Loại Cây Trồng Khác Tại Huyện Buôn Đôn, TỉnhĐắk Lak” được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng sản

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH

PHAN TÍCH CÁC YEU TO ANH HUONG DEN QUYÉT ĐỊNH

CHUYEN DOI SAN XUAT CA PHE SANG CAC LOAI

CAY TRONG KHAC TAI HUYEN BUON DON

TINH DAK LAK

PHAM TUONG VY

KHOA LUAN TOT NGHIEP

DE NHAN VAN BANG CỬ NHÂN

NGANH KINH TE

CHUYEN NGANH KINH TE NONG NGHIEP

Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH

PHẠM TƯỜNG VY

PHAN TÍCH CÁC YEU TO ANH HUONG DEN QUYÉT ĐỊNH

CHUYEN DOI SAN XUAT CA PHE SANG CAC LOAI

CAY TRONG KHAC TAI HUYEN BUON DON

TINH DAK LAK

Nganh: Kinh Té Nong Nghiép

LUAN VAN TOT NGHIEP DAI HOC

Giảng viên hướng dan: ThS Nguyễn Văn Cường

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 01/2023

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường ĐạiHọc Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Các Yếu

Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chuyển Đổi Sản Xuất Cà Phê Sang Các LoạiCây Trồng Khác Tại Huyện Buôn Đôn, Tỉnh Đắk Lắk” do Phạm Tường Vy, sinhviên khóa 45, chuyên ngành Kinh tế Nông Nghiệp, đã bảo vệ thành công trước hộiđồng vào ngày

GVHD: ThS Nguyễn Văn Cường

Giảng viên hướng dẫn

Ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm Ngày tháng năm

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Đề hoàn thành đề tài tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp không chỉ

có công sức, sự nỗ lực và cố gắng của riêng bản thân tôi, mà tôi còn nhận được sựquan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện từ phía nhà trường, thầy cô, gia đình, bạn bè và

những người sản xuất đã cung cấp cho tôi những thông tin hữu ích trong quá trình

khảo sát Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thay Nguyễn Văn Cường, ngườithầy đã động viên, khuyến khích, chia sẻ cũng như truyền đạt những kiến thức, kinhnghiệm và luôn luôn tận tình, sẵn sàng hướng dẫn chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trìnhthực hiện đề tài tốt nghiệp

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các Thầy Cô trường Đại học Nông

Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các Thầy Cô khoa Kinh tế đã luôn nhiệthuyết trong công tác giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức vô giá trong quátrình theo học tại trường Đây là nền táng giúp tôi có thể hoàn thành đề tài tốt hơn

Bên cạnh đó, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và những ngườithân thiết, đặc biệt là Ba Mẹ - những dang sinh thành là nguồn động viên tinh than rấtlớn đối với tôi Cảm ơn vì Ba Mẹ đã nuôi dưỡng con thật tốt, luôn luôn động viên và

sẵn sàng có mặt những lúc con gặp khó khăn.

Chân thành cảm ơn những hộ nông dân tại hai xã Cuôr Knia và Tân Hòa đã

dành thời gian quý báu của mình dé trả lời phỏng vấn giúp tôi có số liệu cũng như chia

sẻ những thông tin quan trọng và hữu ích cho đề tài của tôi

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người bạn đã luôn đồnghành, động viên và hỗ trợ tôi những lúc khó khăn Đồng thời, cảm ơn các bạn sinhviên lớp DH19KT đã giúp đỡ và chia sẻ tài liệu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện

dé tài

Kính gửi tới tất cả mọi người lời chúc sức khỏe và thành công!

TP Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 01 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Phạm Tường Vy

Trang 5

NỘI DUNG TÓM TÁT

PHẠM TƯỜNG VY Tháng 01 năm 2023 “Phân Tích Các Yếu Tố ẢnhHưởng Đến Quyết Định Chuyển Đổi Sản Xuất Cà Phê Sang Các Loại Cây TrồngKhác Tại Huyện Buôn Đôn, Tỉnh Đắk Lắk”

PHAM TUONG VY January 2023 “Analysis of Factors Affecting the Decision to Convert Coffee Production to Other Crops in Buon Don District, Dak Lak Province”.

Đề tài “Phân Tích Các Yếu Tố Anh Hưởng Đến Quyết Định Chuyển ĐốiSản Xuất Cà Phê Sang Các Loại Cây Trồng Khác Tại Huyện Buôn Đôn, TỉnhĐắk Lak” được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng sản xuất cà phê, từ đó tìm hiểu vaphân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyên đổi từ sản xuất cà phê sang cácloại cây trồng khác (chanh dây/ngô) của nông hộ

Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên được áp dụng trong đề tài bằng cách thuthập số liệu thông qua 80 nông hộ sản xuất nông nghiệp tại huyện Buôn Đôn Qua đó,

có 4 lý do chính dẫn đến quyết định chuyền đôi cây trồng bao gồm: (1) vườn cà phê đãgià cỗi; (2) chi phí sản xuất cà phê cao; (3) cây trồng chuyền đổi (chanh dây) mang lạithu nhập cao hơn so với cây cà phê; (4) giá ca phê không ôn định

Phương pháp phân tích hồi quy Binary Logistic được sử dụng nhằm tìm ra mốiliên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyên đối Số liệu được thu thập,

xử lý và phân tích trên các công cụ Excel, phần mềm SPSS 20 Kết quả mô hình hồiquy Binary Logistic cho thấy có 5 yếu tô tác động đến quyết định chuyên đổi cây trồngcủa nông hộ gồm: trình độ học van, tuéi vườn cà phê, kinh nghiệm sản xuất cà phê, thunhập từ sản xuất cà phê và kỳ vọng giá bán cà phê

Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế, doanh thu, chi phi, thu nhập cũngđược đề tài phân tích, tính toán Đồng thời thông qua kết quả điều tra khảo sát, đề tài

đã đề xuất một số phương hướng sản xuất phù hợp đối với các nông hộ sản xuất cà phê

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Pe Wee es le T «.e -esec=rensooesreckzostrorioseirrochoniotouZmrdEd7L0EtE2072030000.7 ViiiDANH MUC CÁC HINH o.0 csccsccsscssessessessessessessessessessessessessessessesseesessessessessesaesseeseesees ixDANH MỤC CAC BANG oc cscssssssssessessessessessessessessessessesseseesseesessesseceessesseceessesseseeeeseees x

0:10/9))/€88 952710257Ẽ— |

TT TT ET HHẾI ee ee |

122 Vu BY C1 I (GV DH.sezesesssdeeodbeeoursiibetroukoiriESuGuaES0400020 010100 0uaH8Hl0ELiLDEL20d sirmwsuam teases 2

LQ M6 TSU CII G sonuasasisnsioDiSEiL0g01881083044635585.S0A63850035350804C4g85310834883GG4363038G8138835308g4g136 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu va đối tượng nghiên cứu -2- 2222 5s+szzs+zszzzsezszc. Ö

1;3.1 Phạnï Viti HIỂTI.GỨU srsxsisesessssssissrsabobkig462236195539003584089014088/0596183098553030213 xi0 22

Eee as | | eee.uehdnh2h go chan dư40mcngoợdchgd3taeogdtroi nhiên c2I8? ấn 7 N9 0i ni 3

CHƯƠNG 2 TONG QUAN 2-52: S222221221221221221212121211211212111211121 21 re 5

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan -22 22 55222+222z22+2£+z2+z+zse2 52.2 Đặc điểm tông quát của huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk 2-5 92.2.1 Điều kiện tự nhiên 2-2222 SS+22E22EEEE2E2122121121211211 2111212111111 2 xe 92.2.2 Điều kiện kinh eh -221222220112222220220216 1.20 122.3 Tổng quan về cây cả phê -2¿2¿©2+222E22E2E2232232231212112112112121 2121 2xe2 132.3.1 Giới thiệu về cây cà phê 2-22 2s 22 2122122112212112112211211211 21 xe 132.3.2 Thực trạng sản xuất cà phê tại Việt Nam - 255-2222 2+xsssssrrrreeee 142.3.3 Giới thiệu các loại cây trồng chuyên đổi tại huyện Buôn Đôn 15CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - - 19

3:1; Cỡ sở lý MMA issssssirisssssstssssssssess1656546495813580134Đ016 0H6S5358151353050.85501099855145398S18XE408358598056 19

3.1.1 M6t ii 7 193.1.2 Một số lý thuyết liên quan 2-22 2+2E22E£2EE22E£2EE22E22E122322222222222222e2 20

9:2 PHƯƠNG DHẩD HS DCH WU sua nesnernadbienbiditiig306550003030043550453.G03880251311SE.S88E318g0801800.0308 22

Trang 7

5.5.1, Dimmers phí chữn HIẾN sasangninadahghghhgg He gh H3N6 RhiĐRThíNN3H0000/0101006/G0.4003800388 an

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ¿ 2 2222+2222E+2EE+EE2E+z2xzz+zrxez 233.2.3 Phương pháp xử lý số LGU ccc ccc eeceeseseesseceesseesessessessessesseesessteseeeeeseesees 23

3.3 Phuong phap phan tich 01177 24

3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả - 2-22 2 22 +2£+EE£E2EE2EE2EEerxrrrrerree 24

3.3.2 PHONE DHẬP SG Sat Hisscennnnintgingtyg Hong G0 018595086562538388344375E4KS18333.001083688360856g86 24

3.3.3 Phương pháp phân tích hồi quy Logistic - 2 2222z+2z+2zz+zz+zzzzzzz2 24

3.3.4 Phương pháp phân tích độ nhạy -<+<<<<<<c<eeeceecesce-c re-.Ở

CHƯƠNG 4 KẾT QUA VÀ THẢO LUẬN -:+cccccccrrccecc-erre e.3 1

4.1 Phân tích thực trạng sản xuất cả phê của các nông hộ tại huyện Buôn Đôn, tỉnh

4.3.3 Phân tích độ nhạy - - 2 22222222221 221321221 2512512112151 1 21121121 11 1 xe 37

4.4 Đề xuất phương hướng sản xuất hiệu quả đối với nông hộ trên địa bàn huyệnByểu a Ti TA cance cece ts a a A 60

Trang 8

4.4.2 Đối với hộ sản xuất chanh day - 2-2-2 5s+2E+2E+2E££E£2E2E2E2E2Errre 614.4.3 Đối với hộ sản xuất 1Q6 ooo eee cece ces essesseeseeseeseeseeseesessesetsseseessessneseseeeeess 62

CHUONG 5 KET LUẬN VA KIEN NGHI o cccccscssessessesseeseeseesecsessesseesecsesseeseeseeees 65

am mm 65

5.2.1 Đối với nông hộ -2- 2 25% SESE£SE22E22E2E2232212112112112121221121221221.2xe2 67

5.2.2 Đối với chính quyền địa phuong cccc cece eeceeecseesseessesseessessseesseecsecsseceees 68

5.3 Hạn chế của đề tài + 5 2 S21 E1 E12121121212112111121121111111111 111122 ca 69V.)08129897.)8-4:7 0277 70

[ie 1

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Ban đồ hành chính huyện Buôn Đôn, tinh Dak Lak -22 525522 9Hinh 2.2 Cay cd phé V6i oe ä444 14

Hinh 2.3 Cay ng6 va qua ng 0n 16

Hình 2.4 Sản lượng và diện tích trồng ngô tại Việt Nam qua các năm - 17

THỈNH:2.5 Liãi chanh dẦY aannsirneesbsvisgbDIEEESERSSLESEESILSSHHSNGIEEEGEAEEIGSSSMSIETH.GESSHESSSUGSH.SM./10058 18

Hình 3.1 Sơ đồ phân chia mẫu -22- 2 ©2222E22E22EE2EE2EEE2EE22E22E27E22E22EEEerrrrev 22

Hình 3.2 Sơ đồ tự tổng hợp -22-222¿222++22E2222122212221122211271122211 2112 re 27

Hình 4.1 Diện tích gieo trồng trên địa bàn xã Cuôrknia và xã Tân Hòa 32Hình 4.2 Tỷ lệ hộ chuyển từ sản xuất cà phê sang trồng chanh day và ngô 40Hình 4.3 Ly do chuyền đổi cây trồng của nông hộ - 2-2 22222222+2zz+2zz2z22 41Hình 4.4 Đánh giá của hai nhóm hộ về tình hình sản xuất trong tương lai 54Hình 4.5 Đánh giá của hai nhóm hộ về quyết định chuyến đối . - 55Hình 4.6 Đánh giá của hai nhóm hộ về hiệu quả sản a rr 56

Trang 11

DANH MỤC CAC BANG

Trang Bang 4.1 Độ tuổi người tham gia sản xuất giữa hai nhóm hộ - 22 2 552¿ 33

Bang 4.2 Giới tính người tham gia sản xuẤt 2-22 ©2222S222222E22E222222E22xcrvec 33 Bang 4.3 Trình độ học van của người tham gia sản xuất -22- 2 5225225522 34

Bang 4.4 Quy mô lao động của hai nhóm hộ sản xuất trên địa bàn 34

Bang 4.5 Thu nhập phi nông nghiệp giữa 2 nhóm hộ - 555 <+£+s£+s£zec+s 35 Bảng 4.6 Kinh nghiệm sản xuất cà phê giữa hai nhóm hộ . -.-3Ø Bảng 4.7 Độ tuổi vườn cà phê giữa hai nhóm hộ 2272-5555c2csssscscsecs-c.+3Ÿ7 Bảng 4.8 Diện tích canh tác cà phê của hộ sản xuất 22©5255¿55c5sssc-c -3/7 Bảng 4.9 Tình hình tham gia tổ chức sản xuất (HTX, hội nông dân, ) của người sản xuất chính giữa 2 nhóm hộ, - 2 2 522222+2E+2E+EEezEtzrxersrzrerxrrsrererrreree 38

Bang 4.10 Tinh trạng vay vốn của người tham gia sản xuất giữa 2 nhóm hộ 38

Bảng 4.11 Đánh giá tình hình chuyên đổi cây trồng tại xã Cuôr Knia và Tân Hòa 39

Bang 4.12 Thời điểm nông hộ bắt đầu chuyên đổi tại xã Cuôr Knia và Tan Hòa 39

Bang 4.13 Kết xuất Mô hình hồi quy - 2-2-2252 522SE22E2EE22E£EEZEZEZEzEzxrrrres 42 Bảng 4.14 Kết xuất mức độ phù hợp của mô hình 2-2 22222+22zz2zzzzzzz++2 44 Bang 4.15 Kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình 2 44 Bang 4.16 Kết xuất kiểm định mức độ giải thích của mô hình - 2 2522 44 Bảng 4.17 Giá trị trung bình sữa các biên ABE LAG seeessseeiesnresinnasnionaisenesassonsnand 45 Bang 4.18 Hệ số ước lượng của biến độc lập - 2 2 52+2E+2E+2E+£E2EcZEzzzzzzzzee 46 Bang 4.19 Chi phí và hiệu quả sản xuất trên 1.000 m? trong 1 năm của 2 nhóm hộ 48

Bang 4.20 Tổng thu nhập của hai nhóm nông hộ 2-22 2s22S2£S22E+£E£Ezzzzzzz+2 51 Bang 4.21 Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của hai nhóm nông hộ 52

Bang 4.22 Tác động của sự thay đổi giá bán và năng suất đến thu nhập của hộ trồng S101 Sĩ Bảng 4.23 Tác động của sự thay đổi giá bán và năng suất đến thu nhập của hộ trồng CV ẤT i 58 Bang 4.24 Tác động sự thay đổi giá bán và năng suất đến thu nhập hộ trồng ngô 58

Trang 12

CHƯƠNG 1

MỞ DAU

1.1 Đặt vấn đề

Từ lâu nông nghiệp đã được coi là một trong những ngành có đóng góp to lớn

cho ngành kinh tế Việt Nam Trong bối cảnh đại địch Covid — 19, một lần nữa ngànhnông nghiệp nước ta chứng minh được vai trò then chốt khi đảm bảo an ninh lươngthực không chỉ trong nước mà còn góp phần xuất khâu Theo Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, kinh ngạch xuất khâu năm 2021 của toàn ngành nông, lâm, thủy sản

đã đạt 48,6 ty USD tăng 7,35 tỷ USD so với năm 2020 Trong đó, ca phê là một trong

những ngành đóng góp quan trọng cho doanh thu ngành nông nghiệp Việt Nam là một

nước xuất khâu cà phê lớn thứ hai thé giới, giá trị xuất khâu ca phê chiếm khoảng 15%

tổng kinh ngạch xuất khâu nông sản Việt Nam trong những năm gần đây đồng thời,chiếm 14,2% thi phần cà phê nhân toàn cau, các sản phẩm cà phê nước ta đã có mặt tạihơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ

Tây Nguyên nổi tiếng với diện tích dat đỏ bazan lớn là điều kiện thuận lợi giúp

cà phê phát triển tốt nhất, nơi đây được coi là “thủ phủ” cà phê của Việt Nam Đồngthời, tỉnh Dak Lắk là một trong những tỉnh có diện tích và sản lượng lớn cà phê lớn

nhất khu vực với khoảng 208.000 hecta và mức sản lượng đạt hơn 476.000 tấn trong

niên vụ 2019 — 2020 (Công thông tin điện tử tinh Đắk Lắk, 2020) Nơi đây được coi làtrung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần sông

Ba, với độ cao trung bình từ 400 - 800 mét so với mặt nước biển Khí hậu được chiathành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng

10, tập trung đến 85% lượng mưa hàng năm, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4

năm sau với lượng mưa không đáng kể Từ những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên

nhiên phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nơi đây sản xuất và canh tác càphê cũng như các loại cây trồng khác

Trang 13

Tuy nhiên, trong những năm gan đây diện tích vườn cà phê gia cdi ngày càng

tăng cao, đặc biệt những khó khăn do tình trạng hạn hán thường xuyên kéo dài, mưa

trái vụ, sâu bệnh dẫn đến năng suất, sản lượng giảm Cùng với thực trạng sản xuấtmanh mún, nhỏ lẻ, nhiều hộ dân còn chưa thực hiện đúng kỹ thuật chăm sóc, thu háidẫn đến chất lượng cà phê nhân chưa đồng đều, gây thất thoát cả về chất lượng cũngnhư số lượng (Nguyễn Ngọc Thắng và ctv, 2017) Vì vậy, khi vườn cà phê trở nên giàcỗi xuất hiện tình trạng một số nông hộ không lựa chọn tiếp tục tái canh cà phê, thay

vào đó hiện trạng người dân xen canh hay chuyên đổi khác sang các loại cây trồng

khác (Bộ NN&PTNT, 2021) Trong đó, tại địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắkmột phan nông hộ canh tác cà phê cũng đã tiến hành chuyền đối sản xuất từ cây cà phêsang các loại cây trồng khác Kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng tại huyện Buôn Đôn ngàycàng được nâng cao, tuy nhiên một số tuyến đường vẫn còn là đường đất nên cònnhiều khó khăn trong việc di chuyển (Công thông tin điện tử huyện Buôn Đôn, tỉnhĐắk Lắk) Hiện trạng giá phân bón, công lao động, chăm sóc ngày càng tăng cao gópphần tác động đến quyết định tiếp tục canh tác và tái canh cây cà phê tại địa bànhuyện Việc chuyên đổi sản xuất đã dẫn đến nhiều tác động trong đó có cả lợi ích vàthiệt hại cho người nông dân, khi người dân hy vọng sự chuyển đổi sẽ mang đếnnhững ảnh hưởng tích cực (Nguyễn Văn Cường và ctv, 2017) Từ những vấn đề thựctiễn trên, dé tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng quyết định chuyền doi sản xuất càphê sang các loại cây trồng khác tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk” được thựchiện để làm rõ các yếu tố tác động đến quyết định chuyền đổi sản xuất từ đó đề xuấtphương hướng sản xuất phù hợp đối với các nông hộ sản xuất cà phê

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyền đổi sản xuất cà phê sangcác loại cây trồng khác của nông hộ tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk nhằm đánh giálợi ích kinh tế của nông hộ khi tiếp tục lựa chọn canh tác cà phê đối với những hộchuyền đổi sang loại cây trồng khác

Trang 14

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu về các yếu tố anh hưởng đến quyết định chuyên đôi

sản xuất cà phê sang các loại cây trồng khác của các nông hộ tại địa bàn hai xã CuôrKnia và Tân Hòa, huyện Buôn Đôn, tinh Đắk Lắk

1.3.3 Đối tượng khảo sát

Tiến hành phỏng vấn, khảo sát trực tiếp các nông hộ sản xuất nông nghiệp tạihai xã Cuôr Knia và Tân Hòa, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk

1.4 Cau trúc bài luận

Nội dung cơ bản của bài nghiên cứu được trình bày trong 05 chương gồm:

Trang 15

Chương 2: Tổng quan

Trình bày tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài đang thựchiện Giới thiệu khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Buôn Đôn,tong quan về cây ca phê và thực trạng sản xuất ca phê tại Việt Nam Đồng thời giớithiệu khái quát các loại cây trồng chuyên đổi tại huyện Buôn Đôn, tinh Dak Lắk

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trình bày các khái niệm, thuật ngữ và các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiêncứu Đồng thời trình bày các phương pháp sử dụng trong đề tài: phương pháp thu thập

số liệu, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp hồi quy Logistic và phương pháp

phân tích độ nhạy.

Chương 4: Kết quả và thảo luận

Thông qua số liệu điều tra được, trình bảy kết quả nghiên cứu qua các bảng sốliệu nhằm phân tích thực trạng canh tác và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết địnhchuyền đổi sản xuất cà phê của các nông hộ tại huyện Buôn Đôn Đồng thời đánh giáhiệu quả của những hộ chuyên đổi từ sản xuất cà phê sang sản xuất cây trồng khác, từ

đó đề xuất phương hướng sản xuất hiệu quả đối với nông hộ canh tác cà phê trên địa

bàn huyện Buôn Đôn.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trình bày tóm tắt kết quả thu được của đề tài, từ đó đưa ra các phương hướngsản xuất phù hợp cho tình hình sản xuất cà phê tại địa phương

Trang 16

CHUONG 2

TỎNG QUAN

2.1 Tông quan tài liệu nghiên cứu có liên quan

Đề tài tiến hành dựa trên các tai liệu nghiên cứu có liên quan đã được thực hiệnnhư: đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài tốt nghiệp của các khóa trước, tài liệu môn học

có liên quan và các bài báo, tạp chí nghiên cứu khoa học Đây là nguồn tài liệu thamkhảo có độ tin cậy cao, đề cao tính khoa học, đồng thời là nguồn tham khảo hữu ích

cho nghiên cứu.

Nguyễn Ngọc Thùy và cộng sự (2021) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đếnquyết định chuyên đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ tại huyện Ninh Sơn, tinh NinhThuận Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng tới quyết địnhchuyền đôi cơ cau cây trồng của các nông hộ tại huyện Ninh Son, tỉnh Ninh Thuận.Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic Kết quả nghiên cứuxác định các yêu tố có tác động quyết định chuyên đổi cơ cấu cây trồng của nông hộtại huyện Ninh Son, tỉnh Ninh Thuận gồm: khoảng cách từ nhà đến cho/noi tiêu thu,trình độ học vấn của người sản xuất chính, tham gia tập huấn, số người phụ thuộc

trong gia đình, số lao động trong gia đình và tý lệ doanh thu phi nông nghiệp Đề tài đề

xuất ba giải pháp dé thúc đây chuyên đổi cây trồng tại huyện Ninh Sơn: (1) tăng cườngcác kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, (2) gia tăng tập huấn và áp dụng khoa học công nghệ

và (3) sử dụng nguồn nhân lực hợp lý và hiệu quả

Nghiên cứu “Đánh giá các yếu tổ tác động đến chuyền đổi các loại hình sảnxuất nông nghiệp tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng” của tác giả Võ Thị PhươngLinh và cộng sự (2021) nhằm mục tiêu đánh giá các yếu tô kinh tế, xã hội, môi trường

và tự nhiên dẫn đến sự chuyên đối các loại hình sản xuất nông nghiệp tại huyện MỹXuyên, tinh Sóc Trăng trong giai đoạn 2015 — 2020 Đề tài sử dụng phương phápthống kê mô tả, chuyền đổi định tính sang định lượng và phân tích đa thứ bậc đề xử lý

Trang 17

và phân tích số liệu Tiến hàng phỏng vấn 40 hộ dân và 09 cán bộ địa phương nhằmđánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyên đổi loạihình sản xuất của nông hộ Nghiên cứu cho thấy có năm yếu tổ chính tác động đếnviệc thay đổi loại hình sản xuất lần lượt là: (i) lợi nhuận, (ii) xu hướng cộng đồng, (iii)xâm nhập mặn, (iv) chi phí và (v) thời tiết Các yếu tố này có quyết định đến 87,81%quyết định chuyển đổi loại hình sản xuất của nông hộ Kết quả nghiên cứu cho thấy có

ba xu hướng chuyên đổi chính bao gồm: (1) từ mô hình chuyên lúa sang chuyên tôm,(2) từ mô hình chuyên lúa sang lúa — tôm và (3) từ mô hình lúa — tôm sang chuyên tôm.

Bài nghiên cứu “Phân tích hiệu quả kinh tế trong chuyền đổi từ trồng mía sangtrồng chanh của nông hộ tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An” của tác giả Trần ThịHuỳnh Như (2016) đã phân tích hiệu quả kinh tế của cây chanh so với cây mía để cócái nhìn cụ thể hơn về hiệu quả kinh tế cũng như các rủi ro khi trồng chanh và mía

Phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp xử lý số

liệu và phương pháp phân tích độ nhạy được sử dụng trong đề tài Tác giả tiến hànhđiều tra, khảo sát 30 hộ trồng mía và 30 hộ đã chuyền đổi từ mía sang chanh, qua đóđánh giá tình hình sản xuất của nông hộ Kết quả nghiên cứu cho thấy sản xuất chanhcho lợi nhuận cao hơn nhưng nhiều rủi ro hơn sản xuất mía, đồng thời vẫn còn nhiềukhó khăn cho các hộ muốn chuyên đổi từ trồng mía sang trồng chanh Đó là rủi ro caohơn, thời gian hoàn vốn lâu hơn, chi phí sản xuất chanh cao hơn so với sản xuất mía;Benanh = 1.407.219.893 đồng/ha/10 năm, trong khí đó Bmia = 252.675.102 đồng/ha/10

năm.

Nguyễn Tuyền Nguyên (2018) đã thực hiện phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến

quyết định chuyền đổi Thanh long ruột trắng sang Thanh long ruột đỏ của nông hộ tại

huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang” nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng sản xuất thanhlong trên địa bàn huyện Chợ Gạo, từ đó tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởngđến quyết định chuyên đổi sang trồng Thanh long ruột đỏ của nông hộ Đề tài tiếnhành khảo sát 64 nông hộ trồng Thanh long tại huyện Chợ Gạo bằng phương phápchọn mẫu phi ngẫu nhiên, trong đó có 32 hộ trồng Thanh long ruột trắng, 32 hộchuyên từ Thanh long ruột trắng sang trồng Thanh long ruột đỏ Phương pháp phan

Trang 18

dựa trên các công cụ Excel, phần mềm SPSS 20 Kết quả mô hình hồi quy Logit xác

định có 7 yếu tác động đến quyết định chuyên đổi của nông hộ là: (1) tuổi nông hộ, (2)

trình độ học van, (3) số lao động tham gia sản xuất Thanh long ruột trang, (4) kinhnghiệm sản xuất Thanh long ruột trắng, (5) điện tích đất sản xuất Thanh long ruộttrắng, (6) kỳ vọng giá bán Thanh long ruột trắng và (7) kỳ vọng giá bán Thanh longruột đỏ Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ chênh lệch về hiệu quả sản xuất giữa Thanhlong ruột đỏ và Thanh long ruột trắng theo các chỉ tiêu: tỷ suất doanh thu/chi phí thì độchênh lệch là 1,21 lần, tỷ suất lợi nhuận/chi phí có độ chênh lệch là 1,46 lần và tỷ suấtlợi nhuận/doanh thu có độ chênh lệch là 1,22 lần Vì vậy, độ chênh lệch về hiệu quảkinh tế giữa Thanh long ruột đỏ và Thanh long ruột trắng không quá lớn, nhưng sựchênh lệch lớn về giá là yếu tố có tác động đến quyết định chuyền đổi sang trồng

Thanh long ruột đỏ của nông hộ.

Nghiên cứu “Phân tích lợi ích thiệt hại và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết địnhchuyền đổi cây trồng từ cà phê sang hồ tiêu của nông hộ tại huyện Krông Búk, tỉnhĐắk Lắk” của tác giả Nguyễn Văn Cường và cộng sự (2017) đã phân tích lợi ích thiệthai và các yếu tố ảnh hưởng việc chuyền đổi cây trồng từ cà phê sang hồ tiêu của nông

hộ Dé tai sử dụng phương pháp thống kê mô tả dé phân tích thực trang, hiệu quả kinh

tế và sử dung mô hình hồi quy Binary Logit nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đếnquyết định chuyền đổi cây trồng của nông hộ Thực hiện thu thập dữ liệu qua khảo sát

120 hộ, trong đó gồm 60 hộ không chuyển đổi và 60 hộ chuyên đổi Kết quả nghiêncứu cho thấy canh tác cả phê và hồ tiêu đều khả thi và mang lại lợi nhuận Sản xuất hồtiêu mang lại doanh thu gấp 2,65 lần và lợi nhuận gấp 12,9 lần so với cà phê trên cùngđơn vị điện tích 1.000 m? Có 4 yếu tố ảnh hưởng quyết định chuyển đổi gồm: (1) cótham gia tô chức xã hội, (2) kỳ vọng giá hồ tiêu, (3) kỳ vọng giá ca phê, (4) tuổi vườn

cà phê Tuy nhiên, sản xuất hồ tiêu có rủi ro lớn từ lãi suất, giá bán và vòng đời khaithác Lợi ích từ chuyên đổi là lợi nhuận thu được của hồ tiêu và khoản thu từ thanh lývườn cà phê Trong khi đó, thiệt hại khi chuyên đổi gồm: chi phi chặt bỏ vườn cà phê,chi phí đầu tư mới cho vườn hồ tiêu và lợi nhuận mat di từ điện tích cà phê chặt bỏ

Phan Thị Thu Hường và cộng sự (2017) đã phân tích lợi ích và thiệt hại vô

hình, hữu hình trong việc chuyên đôi cây trồng từ cả phê sang hồ tiêu của nông hộ tạihuyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích thực trạng

Trang 19

chuyền đổi của nông hộ, làm rõ những lợi ích và thiệt hại đồng thời xem xét các nhân

tố ảnh hưởng đến quyết định trong việc chuyên đối cây trồng từ ca phê sang hồ tiêu.Thực hiện phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên với 60 hộ trồng cà phê và 60 hộchuyền đổi từ cà phê sang hồ tiêu, ngoài ra phương pháp thu thập số liệu, phân tích sốliệu và hồi quy mẫu mô hình Binary Logit cũng được sử dụng trong đề tài Kết quả củanghiên cứu cho thấy canh tác cà phê và hồ tiêu đều khả thi và mang lại lợi nhuận chongười dân Tuy nhiên, hồ tiêu cho doanh thu cao gấp 2,65 lần so với cà phê trên cùngđơn vị 1.000 m? Chuyên đổi từ ca phê sang hồ tiêu có những lợi ich và thiệt hại hữuhình cùng với những lợi ích và thiệt hại vô hình mà phần lớn không được tính đến Lợi

nhuận hữu hình là phần lợi nhuận tài chính thu được của hồ tiêu cho cả vòng đời

chuyên đổi và khoản thu từ thanh lý vườn ca phê Thiệt hại hữu hình gồm: chi phí phải

bỏ ra dé chặt bỏ vườn cà phê và chi phí đầu tư cho giai đoạn mới Với lợi ích vô hìnhchuyền đổi qua hỗ tiêu sẽ tiết kiệm được chi phí công lao động tại năm chuyền đổi,còn thiệt hại vô hình gồm: lợi nhuận cà phê thu được tại năm chuyền đối va cả vòng

đời nếu trồng cà phê, cùng chi phí cơ hội đầu tư cho hồ tiêu Kết quả hồi quy Binary

Logit cho thấy có 07 yếu tố tác động đến việc chuyền đổi cây trồng từ cà phê sang hồtiêu của nông hộ là: (1) diện tích vườn ca phê, (2) tuổi vườn cà phê, (3) chi phí cơ hộichuyển đổi, (4) chi phí đầu tư cho vườn tiêu, (5) kỳ vọng giá tiêu, (6) vay vốn ngânhàng và (7) tham gia tô chức xã hội

Dựa vào kết quả của các đề tài nghiên cứu trên, đề tài đã tham khảo, áp dụng và

kế thừa kiến thức về cơ sở lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu, phân tích như:phương pháp thống kê mô tả để phân tích, đánh giá thực trạng, hiệu quả kinh tế; môhình hồi quy Binary Logistic nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết địnhchuyền đổi cây trồng của nông hộ và phương pháp phân tích độ nhạy nhằm đánh giátác động của giá và năng suất đến thu nhập của nông hộ Từ đó, đề tài đề xuất cácphương hướng sản xuất giúp đem lại hiệu quả kinh tế đối với nông hộ đồng thời đưa ranhững kiến nghị giúp nông hộ sản xuất hiệu quả hơn trong tương lai

Trang 20

2.2 Đặc điểm tổng quát của huyện Buôn Đôn, tinh Đắk Lak

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

Nguồn: Ban đồ Dak Lắk

Huyện Buôn Đôn có diện tích 1.410 km, cách trung tâm thành phố Buôn Ma

Thuột 30 km về phía Tây Với địa thế: phía Bắc giáp huyện Ea Súp; phía Đông giáphuyện Cư M'gar và thành phố Buôn Ma Thuột; phía Tây giáp Vương quốcCampuchia; phía Nam giáp thành phố Buôn Ma Thuột, tinh Đắk Lắk và huyện Cư lút,tỉnh Đắk Nông Huyện Buôn Đôn có vị trí địa lý, kinh tế quốc phòng rất quan trọngkhông chỉ đối với tỉnh Đắk Lắk mà còn cả vùng Tây Nguyên, nhờ vào lợi thế có

đường tỉnh lộ 17 đi qua trung tâm huyện và hầu hết các xã, cùng đường biên giới

chung dài khoảng 45 km với Vương quốc Campuchia Có nhiều điều kiện thuận lợi đểphát triển ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, dịch vụ nôngnghiệp, Chính vì vậy, nơi đây được xác định là vùng kinh tế trọng điểm của khu vựcphía Tây tỉnh Đắk Lắk

Trang 21

b Đặc điểm địa hình

Phần lớn diện tích của huyện Buôn Đôn nằm trong vùng bán bình nguyên EaSúp, có ba dạng địa hình chủ yếu: địa hình đồi núi thấp trung bình chiếm hầu hết điệntích phía Bắc; phía Đông — Đông Nam địa hình cao nguyên núi lửa chiếm phan lớndiện tích; địa hình đốc tụ bao gồm các bãi bồi, các bậc thềm của các sông suối thuộclưu vực sông Sêrêpốk và các suối lớn Địa hình đôi núi thấp trung bình chiếm hau hếtdiện tích phía Bắc, độ cao trên 250 m và nghiêng theo hướng Tây — Tây Nam, diệntích khoảng 121.900 ha chiếm 86,4% diện tích tự nhiên Địa hình cao nguyên núi lửachiếm hau hết diện tích phía Đông — Đông Nam, độ cao trung bình 200 — 250 m, diệntích khoảng 17.900 ha, chiếm 12,7% diện tích tự nhiên Phan còn lại là địa hình đốc tụbao gồm các bãi bồi, bậc thềm của các sông suối thuộc lưu vực sông Sêrêpốk và cácsuối lớn, độ cao thấp hon 200 m, diện tích khoảng 1.200 ha chiếm 0,9% diện tích tự

nhiên.

c Khí hậu và thủy văn

Tỉnh Đắk Lắk nằm trong ving ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mang tínhchất khí hậu Cao nguyên nhiệt đới 4m, được chia thành hai mùa rõ rệt bao gồm: mùamưa và mùa khô Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 11, chiếm từ 75 — 85%lượng mưa cả năm, có độ âm không khí cao, những tháng có độ 4m không khí cao nhấtlên đến 82,9 - 84,6% Mùa khô bat đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưachỉ chiếm từ 10 — 20%, độ âm không khí thấp, những tháng có độ ẩm thấp nhất là

tháng 2, 3, 4 với 73,5 — 74,7% Nhiệt độ trung bình năm là 25,6°C, lượng mưa trung

bình năm là 1.422 mm, lượng mưa lớn nhất trong năm là 1.633 mm, lượng mưa thấpnhất là 930 mm

Huyện Buôn Đôn nằm trong lưu vực sông Sérépék, tập trung mạng lưới sôngsuối day đặc Hệ thống sông suối trên địa bàn có hướng chảy từ Đông - Đông Bắc đếnTây Nam va dé vào dòng sông Sêrêpốk chảy về hướng Tây sang biên giới Campuchia.Lượng nước trên các sông suối thay đổi theo mùa, vào mùa mưa lượng nước dângnhanh Bên cạnh đó, trên địa bàn còn có các con suối như Ea Tul, Đắk Klau, Đắk Kin,Đắk Na, Đắk Minh, Mạng lưới sông, suối dày đặc trên địa bàn huyện rất thích hợpcho việc xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ để phục vụ cho sinh hoạt và

Trang 22

Ea Tul 4 đã đưa vào vận hành và hòa vào mạng lưới điện Quốc gia cung cấp điện cho

tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên

d Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Tài nguyên đất trên địa bàn huyện Buôn Đôn rất đa dạng, trong đó có 5 nhómđất với 10 loại đất chính Các nhóm đất bao gồm: đất thung lũng, đất sói mòn trơ sỏi

đá, dat đỏ vàng, đất den, đất xám Trong đó, nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn

nhất toàn huyện với 131.171 ha, bao gồm các loại đất: đất nâu đỏ trên đá macma bazơ

và trung tính, đất vàng nhạt trên đá cát, đất vàng đỏ trên đá macma acid, đất đỏ vàngtrên đá sét và đá biến chất và đất nâu vàng trên đá macma bazơ, trung tính Nhóm đấtthung lũng có diện tích nhỏ nhất với 192 ha, bao gồm loại đất thung lũng do sản phẩmđốc tụ

Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt trên địa bàn huyện khá phong phú do nằm trong lưu vực sôngSêrêpók và các suối chính Ea Tul, Đắk Klau, Dak Kin, Đắk Na Hiện nay trên sôngSêrêpốk đoạn qua huyện đã xây dựng hai công trình thuỷ điện lớn Sêrêpốk 3 vàSérépék 4 tạo nên lòng hồ chứa nguồn nước mặt đồi dào Tuy nhiên, nguồn nước mặttrong năm phân bố không đồng đều dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ vào mùa mưa,thiếu nước vào mùa khô Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và sinh

hoạt của người dân nơi đây.

Ngoài ra, nguồn nước ngầm cũng là nguồn tài nguyên có ý nghĩa quan trọng đốivới hoạt động sản xuất và đời sống hàng ngày Cung cấp nước sinh hoạt, phục vụ cho

đời sống hàng ngày của con người đồng thời bổ sung lượng nước tưới tiêu cho người

dân Tuy nhiên, theo kết quả lập bản đồ địa chất thuỷ văn của Liên đoàn Địa chất thủy

văn - Địa chất công trình Miền Trung, lượng nước ngầm trên địa bàn huyện không

nhiều, khả năng giữ nước kém Đặc biệt, trong những năm gần đây nguồn nước ngầm

có xu hướng bị suy giảm về trữ lượng và chất lượng, do biến đổi khí hậu và thực trangkhai thác các tài nguyên không hợp lý, đặc biệt là nguồn tài nguyên rừng

Trang 23

Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2016, tổng diện tích rừng của huyện BuônĐôn là 106.829 ha, chiếm 75,76% tổng diện tích tự nhiên của huyện, là nơi có điệntích rừng lớn nhất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Rừng trên địa huyện bàn chủ yếu tậptrung tại xã Krông Na, do Vườn quốc gia Yok Đôn và Ban quản lý rừng phòng hộ

Buôn Đôn quản lý Nơi đây không chi tập trung các loài động — thực vat vô cùng

phong phú, đa dang mà còn là nơi trú ngụ của rất nhiều loài động vật quý hiếm được

liệt kê trong sách đỏ.

2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

được đầu tư xây dựng Tuy nhiên, phần lớn các tuyến đường vẫn còn là đường đất do

vậy mà vào mùa mưa việc đi lại gap nhiều khó khăn

Hệ thống thông tin liên lạc và phát thanh truyền hình trong thời gian qua pháttriển khá nhanh, trên địa bàn huyện có 4.045 hộ có điện thoại cố định, 16.889 ngườidùng điện thoại đi động, số người biết dùng internet ngày càng cao

c Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong năm 2021, tuy huyện Buôn Đôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, tháchthức song trong 18 chỉ tiêu được dé ra có 16 chỉ tiêu thực hiện đã đạt và vượt kếhoạch, như: tổng giá trị sản xuất là 4.771 tỷ đồng (tăng 8% so với năm 2020), ngành

nông nghiệp tăng 7%, ngành công nghiệp — xây dựng tăng 10% (UBND huyện Buôn

Đôn, 2021) Cùng với phát triển kinh tế, van đề liên quan đến các lĩnh vực giáo dục, y

Trang 24

trọng thực hiện và đạt chỉ tiêu đề ra Mục tiêu năm 2022 được huyện đề ra gồm: tậptrung mọi nguồn lực dé duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế; phan đấu đạt và vượt các chitiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Đồng thời tăng cường và giữ vững an

ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

2.3 Tông quan về cây cà phê

2.3.1 Giới thiệu về cây cà phê

Cà phê thuộc họ Thiến Thảo (Rubiaceae) là loại cây công nghiệp dải ngày, tạiViệt Nam cây cà phê luôn là cây thế mạnh trong phát triển kinh tế nước nhà Họ ThiếnThảo bao gồm 600 chi khác nhau với trên 6.000 loài cây nhiệt đới, chi cà phê có nhiềuloại cây lâu năm nhưng chỉ có 2 loại cà phê có ý nghĩa kinh tế gồm: cà phê chè (CoffeaArabica) chiếm 61% sản lượng cà phê thế giới và cà phê vối (coffea Robusta) chiếm39% sản lượng cà phê thế giới Được người Pháp du nhập vào Việt Nam từ những năm

1850, trồng đầu tiên ở phía Bắc sau đó nhờ những cuộc di dân mà cây cà phê được ápdụng trồng rộng rãi lan xuống miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Đến năm

1988, Việt Nam vươn lên trở thành nước xuất khâu cà phê lớn thứ tư trên toàn thé giớiđứng sau Brazil, Colombia và xap xi bằng Indonesia, chiếm 6,5% sản lượng thé giới.Hiện nay, Việt Nam đang là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thé giới chỉ sau Brazil

Cây cà phê chè (Arabica) có thé cao đến 6 m, cả phê vối (Robusta) cao từ 8 đến

10 m Tuy nhiên, trong sản xuất người dân thường cắt tia để giữ chiều cao từ 2 đến 4

m dé thuận lợi trong việc chăm sóc, thu hoạch Lá cà phê hình oval thon dai, mặt trên

xanh bóng màu đậm, mặt dưới màu nhạt hơn, cuống lá ngắn Hoa cà phê có 5 cánh,

mau trắng thường nở thành chùm, hoa nở kéo dài 3 đến 4 ngày, thời gian thụ phan chỉvai giờ đồng hỗ, khi nở hoa có mùi thơm rat dé chịu Quả ca phê có hình bau, bề ngoài

giống như quả anh đào, một quả thường có hai hạt nằm ép sát vào nhau Hạt có thể cóhình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh Cây cà phê

sau khi trồng 3 đến 4 năm sẽ ra quả, những đợt quả đầu tiên là thu bói, năm thứ 4 trở

đi mới tiến hành thu hoạch đại trà

Trang 25

Nguồn: Viện EAKMATĐất trồng cà phê có độ đốc từ 0 - 159, thích hợp nhất là dưới 8°, không nêntrồng trên đất dốc > 200: độ xốp trên 60%, đất dé thoát nước, tang đất dày trên 70 cm,mực nước ngầm sâu hơn 100 cm, hàm lượng mun của lớp đất mặt (0 - 30 cm) lớn hơn

2% Phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 19 — 24°C, độ am không khí trên 70%, lượng mua

trung bình năm từ 1.500 — 2000 mm, độ cao so với mặt nước biển từ 800 — 2.500 m, có

mùa khô kéo dài từ 2 — 3 tháng Cây cà phê ưa ánh sáng tán xạ, những nơi có ánh sáng

cường độ mạnh cần trồng cây che bóng

2.3.2 Thực trạng sản xuất cà phê tại Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ

NN&PTNT), diện tích cà phê năm 2020 là 680.000 ha, giảm khoảng 2% so với năm

2019 Nguyên nhân là do giá cà phê trong những năm qua không ổn định, liên tụcxuống thấp, nhiều vùng cà phê già cỗi, tốc độ tái canh chậm dẫn đến năng suất giảmcùng với người dân giảm diện tích, trồng xen canh với các loại cây khác Theo trungtâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), những anh hưởng của biến đổi khí hậu,

nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi có thé khiến nước ta mat 50% diện tích sản xuất

cà phê Robusta hiện tại vào năm 2050 Mặc dù, trong thời gian gần đây diện tích càphê mới trồng tăng nhưng lại không đạt được hiệu quả kinh tế cao do năng suất thấp

và chi phí cao Kỹ thuật canh tác không phù hợp dẫn đến cây cà phê nhanh chóng can

kiệt và mât khả năng sản xuât.

Trang 26

Hoạt động thu hoạch, sơ chế khô tại các hộ gia đình chủ yếu diễn ra với sânphơi tạm bg chiếm khoảng 80% Thêm vào đó phải kế đến các máy móc, thiết bị sơchế của người dân còn lạc hậu, cộng với cà phê không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về độchín, còn lẫn nhiều tạp chất Vì vậy, khối lượng cà phê xuất khâu nhiều nhưng giá trịlại thấp hơn so với một số nước trên thị trường thế giới Hoạt động sản xuất với quy

mô nhỏ, phân tán và độc lập của các hộ nông dân đã dẫn đến tình trạng sản xuất chấtlượng thấp và không 6n định Sự khác biệt của dau tư, thu hoạch và chế biến đã phannao anh hưởng đến chất lượng của toàn bộ ngành cà phê Việt Nam (Nguyễn Thị MỹHằng và ctv, 2020)

Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 2 về xuất khâu và chiếm 8,3% thị phần xuất khẩu

cà phê toàn cầu (Vũ Long, 2022) Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuấtkhẩu cà phê Robusta tháng 5/2021 đạt khoảng 111,7 nghìn tấn, trị giá 177,8 triệuUSD, tăng 2% về lượng và tăng 12,5% về trị giá so với tháng 5/2020 Cả nước có 97

cơ sở chế biến cà phê nhân, 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, 8 cơ sở chế biến cà

phê hòa tan và 11 cơ sở chế biến cà phê trộn Chiến lược phát triển ngành cà phê ViệtNam hiện nay là khuyến khích các nha đầu tư trong và ngoài nước dau tư vào lĩnh vực

cà phê rang xay, chế biến ca phê hòa tan

2.3.3 Giới thiệu các loại cây trồng chuyển đổi tại huyện Buôn Đôn

a Cây bắp/cây ngô

Nhà thực vật học và di truyền học Vavilov đã nghiên cứu và cho rằng cây ngôxuất hiện đầu tiên ở Mexico và Peru, là cây nông nghiệp một lá mầm thuộc chi Zea, họHòa Thảo (Poaceae) Ngô là cây ngắn ngày có chu kỳ sinh trưởng khoảng 3 — 4 tháng.Các bộ phận của cây ngô bao gồm: rễ, thân, lá, hoa và hạt

Ngô là loại cây có hệ rễ chùm tiêu biểu cho bộ rễ các cây họ Hòa Thảo và có 3loại rễ chính gồm: rễ mam, rễ đốt và rễ chân kiềng Lá ngô có hình mũi mác nhọn, tobản 5 — 10cm, dai 0,8 — Im, màu xanh đậm Thân cây ngô thang cứng, trên thân cónhiều gióng (lóng) giống cây mía, mỗi gióng cách nhau 30 — 40 cm và được nối bởicác khớp nối Cây ngô trưởng thành thường cao từ 2 — 3m tùy từng loại giống Hoangô thường ra trên ngọn cây, hoa cái là be sau khi thụ phan tạo thành quả ngô Mỗi râungô đề có thé được thụ phan dé tạo ra một hạt ngô trên bắp, các bắp ngô non có thể

dùng làm rau ăn với toàn bộ lõi Quả ngô có đạng quả thóc với vỏ quả hợp nhất với

Trang 27

lớp hạt, là kiểu quả thường thấy ở họ Hòa Thảo Các hạt ngô có kích thước cỡ hạt đậu

Hà Lan, va bám chặt thành các hàng tương đối đều xung quanh một lõi trắng dé tạo ra

Cây ngô Quả ngô

Nguồn: Khuyến nông TP HCMTheo Bộ Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam, ngô là cây lương thựcquan trọng đứng thứ 2 sau lúa Ngành sản xuất ngô ở nước ta tăng trưởng mạnh từnhững năm 1990 đến nay, gắn liền với việc ngày càng nhiều giống ngô lai được tạo ra

và mở rộng sản xuất Tuy nhiên, sản xuất ngô trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhucầu, hàng năm ngành chế biến thức ăn chăn nuôi nước ta phải nhập khâu lượng lớnngô nguyên liệu cho sản xuất Năm 2021, sản lượng ngô đạt 4,43 triệu tan, giảm 2,9%

so với năm 2020 (Tổng cục Thống kê, 2021) Từ năm 2015 đến nay, sản lượng và diện

tích trồng ngô của Việt Nam có xu hướng sụt giảm sâu Nguyên nhân chủ yếu do cácgiống ngô lai truyền thống đã tới hạn và suy giảm chất lượng, thiếu khoa học về táchại của ngô biến đổi gen nên chưa trồng mạnh, cùng với việc bỏ qua việc ứng dụngkhoa học kỹ thuật vào sản xuất nên trồng ngô chỉ mang tính nhỏ lẻ, manh mún Vì vậy,cần có chính sách tái cơ cau hệ thống cây trồng, xây dựng cánh đồng mau lớn đưa cácgiống ngô biến đổi gen vào trồng dé tiến tới chủ động được nguồn nguyên liệu thức ăn

chăn nuôi.

Trang 28

Hình 2.4 Sản lượng và diện tích trồng ngô tại Việt Nam qua các năm

mum Sản lượng (trái) (sơ bộ) _

——L)iện tích (phải) Nguôn: Tong cục Thông kê, SFI Research

Nguồn: Tổng cục Thống kê, SFI Research

b Cây chanh dây

Chanh dây tên khoa học là Passiflora incarnate, thuộc chi Lạc Tiên (Passiflora),

có nguồn gốc từ các nước Nam Mỹ (Argentina, Paraguay và Brazil) Có nhiều giốngkhác nhau về màu sắc và kích thước, trong đó các giống màu tim và màu vàng là phổbiến nhất

Chanh dây là loài thực vật bán thân gỗ, sống lâu năm có chiều dai từ 3 — 10m,

vỏ thân màu xanh lá cây, có lông tơ hoặc trơn Lá có hình chân vịt với thùy mọc so le,

kích thước 6 — 15cm, cuống lá dai 2 — 5cm, viền lá có răng cưa nhỏ, tròn đầu Hoa

chanh dây là hoa đơn, mọc từ nach lá có đường kính từ 7,5 — 10cm, hoa có năm cánh

màu trắng ánh tím tía, mỗi hoa mang theo 5 nhị đực với 5 chỉ dính nhau thành ống ở

đáy và tách rời ở phần mang bao phấn Quả chanh dây khi còn non có màu xanh non,

khi chín có màu vàng hoặc tím tùy giống Mỗi giàn cho khoảng 40 — 200 quả tùy vụ vàchế độ chăm sóc Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển từ 16 — 30°C, cây phát triển tốt

ở những khu vực có nắng, đặc biệt cây chanh dây không chịu được sương mudi Đây

là loại cây cần độ âm cao, cần cung cấp nước đầy đủ cho cây bằng cách tưới bình quân

2 ngày một lần, đặc biệt là trong mùa khô

Trang 29

Nguồn: NanufoodsTheo Cục Bảo vệ thực vật, hiện nay Việt Nam có 46 tỉnh thành trồng chanh dây

với diện tích hơn 6.000 ha, sản lượng đạt hơn 111.000 tấn, tập trung chủ yếu ở khu

vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên Tại tỉnh Đắk Lắk, diện tích chanh dây hiện có

là 1.055 ha, trong đó diện tích trồng mới 171 ha, diện tích cho sản phẩm 884 ha, năngsuất trên điện tích cho sản pham 159,11 ta/ha, sản lượng thu hoạch 24.703 tấn (KimBảo, 2022) Theo Cục trồng trọt, chanh dây năm trong top 10 loại cây ăn quả có giá trịxuất khẩu cao nhất năm 2021 Việt Nam là nước xuất khẩu chanh dây đứng thứ 4 trênthé giới, trong 5 năm qua sản lượng và kinh ngạch xuất khâu chanh dây của Việt Nam

đã tăng hơn 300%.

Trang 30

CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Một số khái niệm

a Khái niệm nông hộ

Nông hộ là hộ nông dân có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ

yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong một hệ thống kinh tế rộng lớn

(Frank Ellis, 1988) Ngoài ra, nông hộ còn có thể tiến hành tham gia các hoạt động phi

nông nghiệp với những mức độ khác nhau, nhưng đó chỉ là hoạt động phụ.

Đồng thời là đơn vị kinh tế đặc biệt, khác với các tầng lớp xã hội khác, cụ thé:

nông hộ sản xuất với quy mô nhỏ hoặc lớn tùy theo điều kiện tài chính với người điềuhành chính là chủ hộ, sản phẩm làm ra dé tự cung tự cấp va dùng dé bán, các tư liệusản xuất chủ yếu là mua, một số là của hộ, sử dụng lao động trong hộ và lao động thuêngoài Nông hộ thường tổ chức sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, ngưnghiệp là chủ yếu Do đó, nông hộ mang đặc điểm và có những nét đặc trưng riêng

b Kinh tế nông hộ

Kinh tế nông hộ là hình thức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đó cácnguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung, cóchung ngân quỹ Nông hộ sản xuất nông — lâm — thủy sản với mục đích phục vụ chínhcho chỉnh bản thân và gia đình họ và thường có xu hướng sản xuất cái gì họ cần, khisản xuất thừa họ đem chúng ra trao đôi trên thị trường Mọi quyết định trong sản xuấtkinh doanh và đời sống đều tùy thuộc vào chủ hộ, được nhà nước thừa nhận và hỗ trợtạo điều kiện phát triển Kinh tế nông hộ tồn tại dưới nhiều hình thức sở hữu (nhànước, tập thể, cá nhân) gắn liền với thị trường và sản xuất hàng hóa

Nông hộ chủ yếu sử dụng lao động hộ gia đình, đây cũng là nguồn lao độngchính tạo nên thu nhập của hộ Ngoài ra, một số hộ sản xuất lớn còn thuê mướn lao

Trang 31

động thường xuyên hoặc thời vụ, giúp giải quyết vấn đề việc làm khi tạo ra số lượng

việc làm lớn ở nông thôn, tăng thu nhập cho lao động nông thôn Mô hình sản xuấtkinh tế nông hộ phù hợp với các hộ ít vốn, chưa có kinh nghiệm sản xuất, tư liệu sảnxuất còn hạn chế Ngoài ra, kinh tế nông hộ đóng vai trò quan trọng trong việc cungcấp nguyên liệu hàng hóa dịch vụ, là cầu nối gắn kết giữa doanh nghiệp sản xuất với

người tiêu dùng.

c Chuyén đối cơ cấu cây trồng

Chuyển đổi cây trồng là quá trình chuyên đổi cây trồng trong cơ cấu nôngnghiệp dựa trên cơ cầu chung của nền kinh tế, phát huy các ưu thế cạnh tranh của địaphương và nâng cao giá trị sản xuất Xu hướng chung là chuyển đổi sản xuất nôngnghiệp nhỏ sang sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển nông nghiệp

toàn diện, bảo vệ môi trường sinh thái.

Thực hiện chuyên đổi cây trồng theo hướng phát huy thế mạnh của địa phương

và nâng cao khả năng sản xuất, đồng thời nâng cao đời sống vật chất cũng như tinhthần của người dân, từng bước xóa đói giảm nghèo và làm giàu thương hiệu của câytrồng chủ lực tại địa phương Chuyên đổi cây trồng theo hướng giảm dần tình trạngthuần nông, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, chăm sóc thích hợp cho từngvùng, nhằm tăng năng suất và sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm

3.1.2 Một số lý thuyết liên quan

a Lý thuyết sản xuất

Quy trình sản xuất bao gồm: đầu vào (nguyên liệu, lao động, vốn ); kỹ thuậtsản xuất; đầu ra (sản phẩm) Người sản xuất muốn tối đa hóa lợi nhuận cần phải tốithiểu hóa chi phí bằng các phương án sản xuất tối ưu

Kết quả sản xuất là khái niệm dé chỉ kết qua thu được sau quá trình đầu tư vềvốn và lao động Kết quả sản xuất được biểu hiện qua: chi phí sản xuất, sản lượng, thunhập sau một kỳ sản xuất kinh doanh

Tổng sản lượng (Q): là số lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời giankhi kết hợp các yếu tố sản xuất

Tổng chỉ phí sản xuất (TC): là tổng số tiền phải chi dé mua các yếu tố đầu vàocần thiết cho quá trình sản xuất

Trang 32

T ông doanh thu (TR): là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ hàng hóa, dịch

vụ với mức sản lượng và mức giá bán trong thời gian nhất định Trong kinh tế học,doanh thu thường được xác định bằng giá bán (P) nhân với sản lượng (Q)

Công thức: TR = P*Q Trong do:

b Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp phản ánh cách sử dụng các nguồn lực (đất

đai, máy móc, giống ) dé đạt được mức sản lượng mong muốn Phan ánh trình độ sử

dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định Được giải thích thông qua mốiquan hệ nhân quả, nghĩa là so sánh kết quả đạt được với chi phí tương ứng tạo ra kết

quả đó.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:

Tỷ suất doanh thu trên chi phí (TR/TC): phản ánh số doanh thu thu được khi bỏ

ra một đồng chi phí sản xuất

Công thức: TR/TC = Tổng doanh thu/téng chi phí sản xuất

Trang 33

Ty suất thu nhập trên chi phí sản xuất (x/TC): chỉ tiêu này phan ánh số thu nhậpnhận được khi bỏ ra một đồng chi phí sản xuất.

Công thức: I/TC = Lợi nhuan/chi phi sản xuất

Tỷ suất thu nhập trên doanh thu (I/TR): chỉ tiêu phản ánh số thu nhập nhậnđược khi thu được một đồng doanh thu

Công thức: I/TC = thu nhập/doanh thu

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (hay chọn mẫu phi xác suất) là cách

chọn mẫu theo phán đoán chủ quan và không dựa theo phương pháp máy móc, khách

quan Trong phương pháp này các đơn vị trong tổng thể không có khả năng ngangnhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu Việc chọn mẫu phi ngẫu nhiên hoàn toản phụthuộc vào kinh nghiệm và hiểu biết tổng thể của người nghiên cứu nên kết quả điều trathường mang tính chủ quan của người nghiên cứu Theo phương pháp này, cỡ mẫuđược chọn cho dé tài nghiên cứu “Phân tích quyết định chuyền đổi sản xuất cà phê tạihuyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk” là 80 hộ gia đình được lựa chọn một cách ngẫu nhiên

và khách quan Số lượng các thông tin viên tham gia ở mỗi xã biến động tùy theo điềukiện thực tế Ở mỗi xã, số lượng người được chọn tham gia khảo sát là 40 Cách thứcphân chia mẫu được thể hiện đầy đủ trong sơ đồ dưới đây

Hình 3.1 Sơ đồ phân chia mẫu

40 hộ chuyên từ sản xuât Cuan Kina

ca phé sang san xuat cay

trong khac

HEE

20 hộ tại xa

C

Trang 34

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

- Dữ liệu thứ cấp: đề tài tiến hành thu thập thông tin, đữ liệu của người dânhuyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk thông qua các báo cáo, thống kê, đánh giá của SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Ủy ban nhân dân cùng cấp xã cóliên quan, kết hợp với số liệu sẵn có tại các phương tiện thông tin như: tạp chí, báo đài,

sách, internet,

- Dữ liệu sơ cấp: những thông tin, số liệu trong đề tài được thu thập thông quađiều tra, khảo sát trực tiếp 80 hộ dân tại dia ban hai xã Cuôr Knia và Tân Hòa, huyệnBuôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk Quá trình điều tra, khảo sát trực tiếp giúp đem lại dữ liệu,

hình ảnh một cách trực quan, gắn liền với điều kiện thực tế và số liệu thu được một

cách khách quan, chính xác đối với van dé chuyên đổi canh tác của các nông hộ tại địa

bàn nghiên cứu.

Nghiên cứu xác định kích thước cỡ mẫu tông thé của Harris (1985) cho rằng cỡ

mẫu phù hợp đề chạy hồi quy đa biến phải bằng số biến độc lập cộng thêm ít nhất là

50 Cỡ mẫu trong nghiên cứu được tính theo công thức sau:

Công thức: n = 50 + m = 50 + 10 = 60 Trong đó

+ Mã hóa số liệu: gồm số liệu định tính (như: giới tính, dân tộc ) cần được mãhóa thành các con số, các số liệu định lượng (như: độ tuổi, thu nhập ) không cần phải

mã hóa thay vào đó phải đồng nhất đơn vị tính Sau đó, tiến hành nhập và lưu trữ sốliệu vào file dữ liệu được thiết kế phù hợp

Trang 35

+ Hiệu chỉnh số liệu: tiến hành kiểm tra và phát hiện những sai sót trong quá

trình nhập số liệu đã thu thập được từ giấy vào file đữ liệu trên máy tính

3.3 Phương pháp phân tích

3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp bao gồm thu thập thông tin, số liệu; tính toáncác đặc trưng đo lường, mô tả và trình bảy số liệu nhằm khái quát một đặc trưng nào

đó của tổng thé nghiên cứu Day là phương pháp thông dụng được sử dụng phô biến

trong rất nhiều nghiên cứu kinh tế, dựa vào cách thức thu thập số liệu để kiểm chứngcác giả thuyết nhằm xử lý, giải quyết những vấn đề có liên quan đến năng suất của cácnông hộ Dé phân tích tan số của từng điểm dit liệu trong phân phối và mô tả, chúng ta

sẽ sử dụng giá trị trung bình, trung vị để đo lường các giá trị xuất hiện nhiều nhất của

bộ dữ liệu.

Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo

Phương pháp này diễn tả tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội cũng như thực trạng

đời sống xã hội, nguồn nước ảnh hưởng đến năng suất cây trồng của tỉnh Qua đó đánhgiá cải thiện được đời sống của người dân

3.3.2 Phương pháp so sánh

So sánh tuyệt đối: là kết quả giá trị của chỉ tiêu hoặc nhân tố ở kỳ nghiên cứutrừ giá trị tương ứng của chúng ở kỳ gốc trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thé.Phương pháp này phản ánh xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu và nhân tố

trong đề tài nghiên cứu

So sánh tương đối thể hiện mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ của cùng hiệntượng nhưng khác nhau về thời gian hoặc mức độ của hai hiện tượng khác nhau nhưng

có mối liên hệ với nhau Phương pháp này áp dụng trong việc so sánh về hiệu quả kinh

tế, sản lượng, thu nhap, của các năm trước so với năm hiện tại chênh lệch bao nhiêulần Điều này đòi hỏi phạm vi tính toán, phương pháp tính và đơn vị tính thống nhất.3.3.3 Phương pháp phân tích hồi quy Logistic

Phương pháp phân tích hồi quy trong kinh tế được sử dụng nhằm tìm ra mốiquan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập Thông thường các biến phụ thuộc ở dạngliên tục và các biến độc lập ở dạng liên tục hoặc không liên tục Tuy nhiên, trong thực

Trang 36

là một biến định tính Biến định tính nhận hai giá trị như: có/không, chọn/không chọn,

đồng ý/không đồng ý, chấp nhận/không chấp nhận Các biến này là biến nhị nguyên

nên các phương pháp phân tích như mô hình hồi quy tuyến tính không thê áp dụng chocác loại biến phụ thuộc định tính

Phương pháp hồi quy Binary Logistic được sử dụng trong đề tài nhằm kiểm tratác động của các yếu tô ảnh hưởng đến quyết định chuyên đổi sản xuất của nông hộ.Biến phụ thuộc trong mô hình là các phương án lựa chọn của từng hộ với điều kiện,

Biến phụ thuộc Y có 2 giá trị:

Y = 1: nếu nông hộ không chuyền đổi sản xuất (tiếp tục sản xuất cà phê)

Y =0: nếu nông hộ chuyền đổi sản xuất cây trồng khác

P; là xác suất biến phụ thuộc có giá tri 1 và được xác định theo công thức sau:

Trang 37

T= "¬ = eo +B1 X1 +B2 X2 ++Bn Xn (4)

1-iPj

Do đó, logarit tự nhiên của hệ số Odds là một hàm tuyến tính với X¡ Cho nên,

với Po là xác suất ban đầu đề biến phụ thuộc có giá tri 1, ta có hệ số Odds ban đầu là:

Công thức (8) có ý nghĩa rang khi cố định các yếu tố khác, nếu biến độc lập Xn

tăng 1 đơn vi thì xác suất dé biến phụ thuộc có giá tri 1 sẽ dich chuyên từ Po sang P\

Dựa vào các mô hình lý thuyết, dé tài đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến quyết

Trang 38

tiêp tục sản xuât cà phê, tác động và kỳ vọng Dựa vào các nhân tô trên đưa ra các biên

có liên quan nhăm đánh giá các yêu tô có ảnh hưởng đên quyết định chuyên đôi sản xuât cà phê của nông hộ Sơ đô được thê hiện như sau:

Hình 3.2 Sơ đồ tự tống hợp

Đặc điêm nhân khâu

Điều kiện tiếp tục sản xuất Quyết định sản xuất của nông hộ

(1: chuyên đổi sản xuất; 0: tiếp tục

Tác động „ An ctr

sản xuât cà phê)

Kỳ vọng

Mô hình ước lượng của đề tài

Ln[P(Y=0)/P(Y=1)] = Bo + BiX: + BaX¿ + B3X3 + BaX4 + BsXs + PoXo + 7X?

+ BaXs + BoXo + BioX10

Trong do:

Y: quyết định chuyền đổi của nông hộ, nhận 2 giá tri là 0 và 1

Y =1: nông hộ quyết định chuyển đổi sản xuất

Y = 0: nông hộ quyết định không chuyên đổi (tiếp tục sản xuất cà phê)

XI, Xa, Xã, Xu, , X10 là các biến độc lập ảnh hưởng đến quyết định chuyền đôi

từ sản xuất cà phê sang cây trồng khác

Bi, Bo, Bs, Bu, , Biola các hệ số tương ứng ảnh hưởng của các biến độc lập đếnbiến phụ thuộc Y

Trang 39

Các biên có trong mô hình như sau:

Tên biến Diễn giải Hệ Ký Kỳ Nguồn tham khảo

Trinh độ hoc van Trình độ hoc vấncủachủ s Xã: + Nguyễn Ngọc Thùy,

hộ (năm) Nguyễn Minh Phước và

Hoàng Hà Anh (2020)

Tuôi vườn cà phê Độ tuổi vườn cây cà phê Ba Xs + Nguyễn Văn Cường,

(năm) Phan Thị Thu Hường,

Nguyễn Thị Thùy Liên,

Lê Kim Liên và Tôn Anh Hải (2017)

Kinh nghiệm Kinh nghiệm canh tac cà Bs = Xs - — Nguyễn Tuyền Nguyên

phê của chủ hộ (năm) (2018)

Tổng chi phí Chi phí sản xuất ca phê Bo Xo + Phan Thi Thu Hường,

(triệu đồng) Nguyễn Thị Thùy Liên,

Lê Kim Liên và Tôn

Anh Hải (2017)

Thu nhập Thu nhập từ sản xuấtcà B7 Xz - Phan Thị Thu Hường,

phê của nông hộ (triệu Nguyễn Thị Thùy Liên,

đồng) Lê Kim Liên và Tôn

Anh Hải (2017)Tác động Ông bà có bị tác động Ps Xs +

bởi người thân, bạn bẻtrong sản xuất không?

(1: hoàn toàn không bi

tác động: 2: không bị tác

động: 3: bình thường: 4:

có bị tác động; 5: hoàn

toàn bị tác động)

Kỳ vọng gia bán Kỳ vọng giá bán cà phê Bo Xo - Phan Thị Thu Hường,

đối với nông hộ trong Nguyễn Thị Thùy Liên,

tương lai (1: không biết, Lê Kim Liên và Tôn2: giảm; 3: không đối; 4: Anh Hải (2017)

tăng it; 5: tang nhiéu)

Tham gia tổ chức Tham gia tô chức sản Bio Xio + Nguyễn Văn Cường,

sản xuât xuất (HTX, hội khuyến

nông ) (X = 1: có tham

gia, X = 0: không tham

gia)

Phan Thi Thu Huong,

Nguyễn Thị Thùy Liên,

Lê Kim Liên và Tôn Anh Hải (2017)

Trang 40

Biến độ tuổi (Xi): người sản xuất có tuổi càng lớn thì càng có nhiều kinhnghiệm trong sản xuất cà phê, thì cảng khó trong việc chuyên đổi sản xuất sang câytrồng khác Kỳ vọng dấu (-).

Biến giới tính (X2): giới tính người ra quyết định sản xuất là biến giả, nhận giátrị 1 nếu giới tính là “nam”, và giá trị 0 nếu giới tính là “nữ” Nếu chủ hộ là nam sẽmạnh dạn quyết định chuyên đôi hơn nữ Kỳ vọng dấu (+)

Biến trình độ học vấn (X3): trình độ hoc vấn của người sản xuất cảng cao thìkhả năng tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật cùng các mô hình sản xuất hiện đại ngày cànghiệu quả càng lớn Khả năng chuyên sang sản xuất loại cây trồng khác giúp giảm chiphí đầu vào, thời gian chăm sóc đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn càng cao

Kỳ vọng dấu (+)

Biến tuổi vườn cà phê (X¿): tuổi vườn cây cà phê càng cao thì sản lượng cả phêmang lại càng giảm nên hộ nông dân có xu hướng chuyền đổi cây trồng nhiều hơn Kỳvọng dấu (+)

Biến kinh nghiệm (Xs): kinh nghiệm canh tác cà phê của người sản xuất cànglâu càng khó khăn trong việc chuyên đối sản xuất Kỳ vọng dấu (-)

Biến tổng chi phí sản xuất (Xe): chi phí sản xuất ca phê càng lớn, lợi nhuận kinh

tế mang lại càng giảm, người sản xuất càng có xu hướng chuyên đổi từ sản xuất cà phêsang cây trồng khác đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn Kỳ vọng dấu (+)

Biến thu nhập (X;): thu nhập thu được từ sản xuất cà phê càng lớn, nông hộ sẽtiếp tục canh tác cà phê càng cao Kỳ vọng dấu (-)

Biến tác động (Xs): tác động của người thân bạn bè trong sản xuất Đối vớinhững hộ đang sản xuất cà phê, khi họ dé dàng chịu tác động bởi người thân, bạn bẻtrong quá trình sản xuất thì khi thấy người than, bạn bè chuyền đổi họ sẽ có khả năngchuyền đổi sản xuất cao hơn Kỳ vọng đấu (+)

Biến kỳ vọng giá bán (Xo): kỳ vọng giá bán cà phê đối với nông hộ chưachuyền đổi và nông hộ đã chuyền đồi Đối với nông hộ chưa chuyền đổi nếu giá bán caphê tăng thì nông hộ có xu hướng không chuyền đổi, còn những hộ đã chuyền đổi thi ít

bị tác động hơn Kỳ vọng dấu (-)

Tham gia tổ chức xã hội (X10): tham gia tô chức xã hội là một biến giả, nhận giatrị 1 nếu “có tham gia” và nhận giá trị 0 nếu “không tham gia” Khi tham gia tổ chức

Ngày đăng: 10/02/2025, 01:36

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w