5.1. Kết luận
Điều kiện tự nhiên, khí hậu, thé nhưỡng thuận lợi đã tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp tại địa bản huyện Buôn Đôn phát triển. Diện tích gieo trồng trên toàn huyện đạt 14.027 ha (năm 2022) và diện tích sản xuất cà phê là 4.784 ha (năm 2018).
Thông qua kết quả khảo sát 80 nông hộ tại 2 xã Cuôr Knia và Tân Hòa, huyện Buôn Đôn cho biết, có 4 nguyên nhân chính dẫn đến quyết định chuyên đổi cây trồng được lựa chọn trong đó 47,5% hộ cho rằng vườn cà phê đã già cỗi không còn đem lại năng suất cũng như hiệu quả kinh tế khi tiếp tục sản xuất, đây cũng là nguyên nhân được nông hộ lựa chọn nhiều nhất; tiếp đó có 27,5% hộ khảo sát cho rằng chi phi sản xuất
cà phê cao khi giá phân bón, công lao động... ngày càng tăng làm tăng giá thành và
giảm thu nhập của người dân. Đồng thời, có 20% hộ khảo sát nhận định rằng cây trồng chuyền đổi (chanh dây) mang lại thu nhập cao hơn so với cây cà phê và 5% hộ cho rang giá cà phê không 6n định qua từng năm cũng tác động đến quyết định chuyên đổi cây trồng của nông hộ.
Kết qua từ mô hình hồi quy Binary Logistic cho thấy có 5 yếu tô tác động đến quyết định chuyên đổi cây trồng của nông hộ gồm: trình độ học vấn của người sản xuất, tuổi vườn cà phê, kinh nghiệm sản xuất cà phê, thu nhập từ sản xuất ca phê và kỳ vọng giá bán cà phê. Xác suất chuyển đổi từ sản xuất cà phê sang các loại cây trồng khác của nông hộ được dự báo đúng đến 86,9%. Trong đó, kỳ vọng giá bán cà phê trong tương lai là biến có tác động nhiều nhất đến quyết định chuyền đổi của nông hộ khi giảm 36,9% so với xác suất ban đầu 50,2%; điều này có nghĩa là khi nông hộ kỳ vọng giá bán cà phê trong tương lai càng tăng thì khả năng chuyển đổi của hộ cảng giảm và chỉ còn 13,3%. Trình độ học vấn của người sản xuất là biến có tác động mạnh thứ 2 (tăng 20,6% so với xác suất ban đầu 50,2%); tiếp đó là tuổi vườn cà phê (tăng
12,9% so với xác suất ban đầu 50,2%). Khi kinh nghiệm sản xuất cà phê càng tăng thì khả năng chuyên đổi cây trồng của nông hộ còn 42% (giảm 8,2% so với xác suất ban đầu 50,2%); đồng thời, thu nhập từ sản xuất cà phê càng tăng thì khả năng chuyên đổi cây trồng có xác suất bằng 46,3 (giảm 3,9% với xác suất ban đầu 50,2.
Từ kết quả điều tra năm 2021, thu nhập từ sản xuất chanh dây mang lại cho nông hộ là 32,81 triệu đồng/1.000 m°, cà phê là 6,74 triệu đồng/1.000 mộ, thấp nhất là ngô với 6,53 triệu đồng/1.000 m?. Số liệu thống kê thé hiện, sản xuất chanh dây mang lại thu nhập cao gap 4,87 lần ca phê và gấp 5,02 lần ngô, đồng thời hộ trồng ca phê có thu nhập cao hơn 1,03 lần ngô. Cùng với đó, thu nhập/hộ/năm của các nhóm hộ sản xuất cà phê, chanh dây và ngô lần lượt bằng: 49,9 triệu đồng; 168,14 triệu đồng và 29,11 triệu đồng. Đồng thời, mức tổng thu nhập trung bình/năm cao nhất là nhóm hộ sản xuất chanh dây với 222,1 triệu đồng, tiếp theo là hộ sản xuất ngô với 138 triệu đồng và thấp nhất là hộ sản xuất cà phê là 115 triệu đồng. Mặc dù thu nhập trong sản xuất nông nghiệp của hộ sản xuất cà phê cao hơn nhưng tính chung tong thu nhập thì hộ sản xuất ngô lại cao hơn hộ trồng cà phê. Điều này là do sản xuất ngô cần đầu tư ít chi phí cũng như công lao động, chăm sóc và thời vụ sản xuất ngắn nên người sản xuất có nhiều thời gian để làm những công việc khác, đồng thời tận dụng trồng các loại cây ngắn ngày khi không trong vụ sản xuất ngô vừa giúp cải tạo đất vừa nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, khi xét về tong thé thì độ chênh lệch về hiệu qua kinh tế giữa hộ trồng chanh dây và cà phê theo các chỉ tiêu: tỷ suất doanh thu/chi phí có độ chênh lệch là 1,42 lần, tỷ suất thu nhập/chi phí có độ chênh lệch là 1,81 lần và tỷ suất thu nhập/doanh thu có độ chênh lệch là 1,25 lần. Có thé thấy độ chênh lệch về hiệu qua kinh tế không quá lớn. Đồng thời, độ chênh lệch hiệu quả kinh tế giữa hộ trồng ngô và cà phê cũng được thê hiện qua: tỷ suất doanh thu/chi phí có độ chênh lệch là 1,7 lần, tỷ suất thu nhap/chi phí có độ chênh lệch là 2,29 lần và ty suất thu nhập/doanh thu có độ chênh lệch là 1,33 lần. Qua đó, có thé thấy độ chênh lệch về thu nhap/chi phi là đáng kế còn độ chênh lệch các chỉ tiêu còn lại là không đáng kể. Dựa vào đánh giá của nông hộ ta thấy số lượng người sản xuất tiếp tục sản xuất cây trồng hiện tại cà phê và chanh dây/ngô trong tương lai có mức độ đồng ý cao với tỷ lệ lần lượt là 82,5% và 80%. Tỷ
trồng có mức độ đồng ý và hoàn toàn đồng ý lần lượt bằng 25% và 67,5%. Số nông hộ nhận thấy sản xuất cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây trồng chuyên đổi (chanh dây/bắp) được đánh giá với mức độ bình thường chiếm 45%, đồng ý chiếm 30% và hoàn toàn đồng ý chỉ chiếm 15%. Trong khi đó, số nông hộ nhận thấy sản xuất cây trồng chuyên đổi (chanh dây/ngô) mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cà phê có mức độ hoàn toàn đồng ý chiếm tỷ lệ cao nhất với 67,5% và số hộ đồng ý chiếm 22,5%. Qua đó cho thấy nông hộ sản xuất cây trồng chuyền đổi (chanh dây/ngô) có hiệu quả cao hơn so với sản xuất cà phê.
Dựa vào kết quả điều tra, khảo sát đề tài đã đưa ra một số phương hướng sản xuất đối với nông hộ trồng cà phê, chanh dây và ngô trên địa bàn huyện. Đối với hộ sản xuất cà phê cần: nâng cao kinh nghiệm sản xuất; tích cực tham gia tập huấn, khuyến nông; tái canh toàn bộ hoặc một phần vườn cà phê đã già cỗi; áp dụng tưới nước tiết kiệm và bón phân hợp lý nhằm giảm chi phí sản xuất; xen canh các loại cây trồng khác trên vườn cà phê và khi có ý định chuyển đối cây trồng cần lựa chọn loại cây trồng phù hợp với đất trồng và điều kiện kinh tế nông hộ. Đối với hộ sản xuất chanh dây cần: nâng cao kinh nghiệm và áp dụng công nghệ - kỹ thuật canh tác hiện đại; tham gia tập huấn, khuyến nông; áp dụng phương pháp tưới và bón phân hợp lý;
chuẩn bị sẵn nguồn vốn đầu tư và sản xuất theo hướng tập trung. Đối với hộ sản xuất ngô đề tài đề xuất những phương hướng sau: lựa chọn những loại giống lai mang năng suất, chất lượng cao; cải tạo đất và luân canh hợp lý; tích cực tham gia tập huấn, khuyến nông; tăng diện tích sản xuất; trồng xen canh ngô với các loại cây họ đậu và
ứng dụng tiến bộ khoa học — kỹ thuật trong quá trình sản xuất.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Đối với nông hộ
Hiện nay, số lượng vườn cà phê già cỗi ngày càng tăng cao vì vậy nông hộ cần có các phương pháp tái canh, trồng mới loại bỏ những cây không đem lại năng suất dé nâng cao hiệu quả sản xuất. Người sản xuất cần tìm hiểu, áp dụng những kỹ thuật canh
tác mới có hiệu quả nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng cà phê.
Khi có ý định chuyển đổi từ sản xuất cà phê sang cây trồng khác như chanh dây, ngô,... người sản xuất cần thận trọng quan sát, đánh giá khả năng chuyền đổi cũng như chi phí đầu tư của đối với loại cây trồng mà hộ quyết định chuyền đổi qua.
Đánh giá thị trường, tiềm năng mà cây trồng chuyên đổi mang lại nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình chuyển đổi một cách thấp nhất.
Áp dụng tưới nước tiết kiệm kết hợp với bón phân, phun thuốc hợp lý giúp cây trồng ra hoa tập trung, đúng thời điểm giúp nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất, giảm công lao động, tiết kiệm chi phi sản xuất và giảm giá thành sản phẩm tăng thu nhập cho người sản xuất.
Đồng thời, đối với những hộ đã quyết định chuyên đổi từ sản xuất cả phê sang các loại cây trồng khác cần tích cực tham gia các budi tập huấn, khuyến nông nhằm nâng cao, trau dồi kinh nghiệm canh tác cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Xác định khả năng phù hợp của đất trồng đối với cây trồng chuyền đổi qua dé có các biện pháp cải tao đất phù hợp. Ngoài
ra, nông hộ cần phải chuẩn bị nguồn nhân lực cũng như vốn trong quá trình đầu tư chuyên đổi cây trồng.
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương
Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, khuyên nông về kỹ thuật sản xuất, quy trình phòng, chữa bệnh, dự báo về thị trường,... giúp nông dân chủ động trong quá trình sản xuất và có những đánh giá khách quan về những rủi ro, khó khăn trong quyết định chuyên đổi cây trồng.
Các ban ngành liên quan cần có những chính sách hoạch định phù hợp đối với hoạt động chuyên đổi cây trồng của người dân, hạn chế tình trạng người dân chuyển đổi ào ạt, bừa bãi, không theo quy hoạch. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình sản xuất để có những biện pháp can thiệp phù hợp tránh làm phá vỡ quy định sản xuất
của địa phương.
Cần tái cơ cấu ngành sản xuất ca phê bằng cách: tập trung vùng trồng cà phê, hướng dẫn, hỗ trợ áp dụng tiến bộ công nghệ - kỹ thuật trong sản xuất, có các biện pháp tháo gỡ khó khăn hỗ trợ người nông dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sản xuất,...
Tổ chức thực hiện và đây mạnh liên doanh, liên kết sản xuất giữa người sản xuất với hợp tác xã, tô hợp tác, doanh nghiệp nhằm dam bảo đáp ứng đầu ra ôn định.
5.3 Hạn chế của đề tài
Đề tài còn hạn chế khi chưa phân tích về chi phí cơ hội mat đi cho quá trình chuyền đổi. Ngoài việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyền đôi từ sản xuất cà phê sang các loại cây trồng khác đề tài chưa đi sâu vào phân tích, cũng như tìm hiểu về thị trường cung — cầu về cây ca phê, chanh dây, ngô trên thị trường hiện nay nhằm tim ra những lợi ích và bat lợi có thé xảy đến đối với nông hộ chuyền đồi.
Ngoài ra, khi có thêm điều kiện nghiên cứu, đề tài muốn đi sâu vào phân tích chi phi co hội mất đi khi chuyền đổi cây trồng, cùng với đó là tìm hiểu chi tiết về thị trường cung — cầu hiện nay đối với cây cà phê và các loại cây trồng nông hộ quyết định chuyền đổi dé thấy được những thuận lợi và khó khăn đối với nông hộ khi tiến hành chuyền đôi.