1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án lớp 5 - TUAN 25

32 168 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 830 KB

Nội dung

Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674 TUẦN 25 Ngày dạy : Thứ hai ngày 15 tháng 02 năm 2010 Môn : Đạo đức Tiết : 25 Bài : TUẦN 25 Ngày dạy : Thứ hai ngày 15 tháng 02 năm 2010 Phân môn : Tập đọc Tiết : 49 Bài : I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT : − Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi. − Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh hoạ chủ điểm, minh hoạ bài học trong SGK ; thêm tranh ảnh về cảnh đền Hùng (nếu có). Bảng phụ viết đoạn luyện đọc diễn cảm. III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Hỏi đáp, trực quan, giảng giải, luyện tập - thực hành. IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A - Ổn định B - Kiểm tra bài cũ − Kiểm tra đọc 2 HS bài Hộp thư mật và nêu câu hỏi tìm hiểu bài. − 2 HS đọc bài Hộp thư mật và trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. − GV nhận xét, đánh giá. C - Dạy bài mới 1) Giới thiệu bài : Sử dụng tranh minh hoạ và thông tin khác. 35 Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674 2) Các hoạt động a) Hoạt động 1: Luyện đọc * Mục tiêu : Luyện đọc đúng từ ngữ khó đọc, luyện đọc từng đoạn, cả bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi. * Tiến hành : − GV mời HS khá, giỏi đọc toàn bài. − 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm theo SGK. − Chia đọc, hướng dẫn HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn, kết hợp đọc từ ngữ đã đọc sai, giải nghĩa từ. − 3 HS nối tiếp nhau luyện đọc nối tiếp từng đoạn, kết hợp đọc từ ngữ đã đọc sai, giải nghĩa từ. − Cho HS luyện đọc theo cặp. − HS luyện đọc theo cặp. − Gọi 1 HS đọc lại toàn bài. − 1 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. − GV đọc diễn cảm bài văn. − HS lắng nghe, dò theo SGK. b) Hoạt động 2: Tìm hiểu bài * Mục tiêu : Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) * Tiến hành : GV hướng dẫn HS đọc thầm đoạn văn có liên quan đến câu hỏi cần trả lời. − Bài văn tả cảnh gì ? Ở nơi nào ? − Bài văn tả cảnh đền Hùng. Đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. − Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng. 18 đời vua Hùng như sau : 1.Hùng Vương (tức Kinh Dương Vương Lộc Tục), 2.Hùng Hiền (tức Lạc Long Quân Sùng Lãm), 3.Hùng Lân, 4.Hùng Việp, 5.Hùng Hy, 6.Hùng Huy, 7.Hùng Chiêu, 8.Hùng Vĩ, 9.Hùng Định, 10.Hùng Hy, 11.Hùng Trinh, 12.Hùng Võ, 13.Hùng Việt, 14.Hùng Anh, 15.Hùng Triều, 16.Hùng Tạo, 17.Hùng Nghị, 18.Hùng Duệ. − Các vua Hùng đã lập nên nước Văn Lang, lúc đó kinh đô là Phong Châu, Phú Thọ, cách nay khoảng 4000 năm ; − Tìm những từ ngữ tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng. − Có những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn − Bài văn gợi cho em nhớ tới những truyền thuyết nào về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. − Núi Ba Vì – Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ; Núi Sóc Sơn – Thánh Gióng ; Mốc đá thề – An Dương Vương. − Em hiểu câu ca dao như thế nào ? “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” − HS khá, giỏi phát biểu, ví dụ : Khuyên chúng ta dù đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên 36 Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674 ngày giỗ Tổ, không được quên cội nguồn. − GV gợi ý HS rút ra ý chính của bài đọc. − HS khá, giỏi phát biểu. c) Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm * Mục tiêu : Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi. * Tiến hành : − GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài nhịp điệu khoan thai, giọng trang trọng, tha thiết ; nhấn mạnh các từ ngữ miêu tả vẻ đẹp, vẻ hùng vĩ của thiên nhiên nơi đền Hùng − HS chú ý GV hướng dẫn. − Cho HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn. − 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. − Hướng dẫn HS đọc kĩ đoạn văn sau : “Lăng của các vua Hùng đồng bằng xanh mát” (có sử dụng bảng phụ). − HS chú ý GV hướng dẫn. + GV đọc mẫu. + HS chú ý lắng nghe. + Cho HS luyện đọc theo cặp. + HS luyện đọc theo cặp. + Mời HS đọc và thi đọc diễn cảm. + HS đọc và 2 HS thi đọc diễn cảm. 3) Củng cố, dặn dò − GV gọi HS nói lại nội dung chính và ý nghĩa bài đọc. − 1 HS thực hiện yêu cầu. − GV mở rộng, giáo dục HS qua bài học. − HS lắng nghe, thực hiện. − GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà luyện đọc diễn cảm lại bài ; luyện đọc trước và tập tìm hiểu bài Vì muôn dân. − HS lắng nghe, thực hiện. TUẦN 25 Ngày dạy : Thứ hai ngày 15 tháng 02 năm 2010 Môn : Toán Tiết : 121 Bài : I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT : Kiểm tra HS về : − Tỉ số phần trăm và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. − Thu thập và xử lý thông tin đơn giản từ biểu đồ hình quạt. − Nhận dạng, tính diện tích một số hình đã học. II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 37 Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674 Giấy kiểm tra photo để phát cho HS làm bài. III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Hỏi đáp, giảng giải, luyện tập - thực hành. IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : PHIẾU KIỂM TRA Phần 1 : Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D (là đáp số, kết quả đúng, ). Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 1. Một lớp học có 18 nữ và 12 nam. Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh của cả lớp. A. 18% B. 30% C. 40% D. 60% 2. Biết 25% của một số là 10. Hỏi số đó bằng bao nhiêu ? A. 10 B. 20 C. 30 D. 40 3. Kết quả điều tra về ý thích đối với một số môn thể thao của 100 em học sinh lớp 5 được thể hiện trên biểu đồ hình quạt bên. Trong 100 em học sinh đó, số học sinh thích bơi là : A. 12 học sinh B. 13 học sinh C. 15 học sinh D. 60 học sinh 4. Diện tích của phần đã tô màu đậm trong hình chữ nhật dưới đây là : A. 14cm 2 B. 20cm 2 C. 24cm 2 D. 34cm 2 5. Diện tích của phần đã tô màu đậm trong hình dưới đây là : A. 6,28m 2 B. 12,56m 2 C. 21,98m 2 D. 50,24m 2 Phần 2 : 1. Viết tên mỗi hình sau vào chỗ chấm : 38 Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674 2. Giải bài toán : Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 10m, chiều rộng 5,5m, chiều cao 3,8m. Nếu mỗi người làm việc trong phòng đó đều cần có 6m 3 không khí thì có thể nhiều nhất bao nhiêu học sinh học trong phòng đó, biết rằng lớp học chỉ có 1 giáo viên và thể tích đồ đạc trong phòng chiếm 2m 3 . HẾT TUẦN 25 Ngày dạy : Thứ hai ngày 15 tháng 02 năm 2010 Phân môn : Lịch sử Tiết : 25 Bài : I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT : − Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn : + Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã. + Cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công. II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh hoạ, phim tư liệu minh hoạ (nếu có điều kiện). III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Hỏi đáp, trực quan, thảo luận, giảng giải, luyện tập - thực hành. IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 39 Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A - Ổn định B - Kiểm tra bài cũ − GV yêu cầu HS nêu mục đích của việc xây dựng đường Trường Sơn. − 1 HS nêu mục đích của việc xây dựng đường Trường Sơn. − Đường Trường Sơn có ý nghĩa gì đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc. − 1 HS nêu ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc. − GV nhận xét, đánh giá. C - Dạy bài mới 1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích,yêu cầu của tiết học. 2) Các hoạt động a) Hoạt động 1: Làm việc cá nhân * Mục tiêu : Biết được Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã. * Tiến hành : − Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 diễn ra ở đâu ? − Ở các tỉnh miền Nam. Trong đó Sài Gòn là trọng tâm của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy. − Những chi tiết nào nói lên sự tấn công bất ngờ ? − Đêm 30 Tết các chiến sĩ giải phóng lặng lẽ xuất kích. − Những chi tiết nói lên sự tấn công đồng loạt ? − Vào lúc lời Bác Hồ Bộ tư lệnh Hải quân. − Bối cảnh chung của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. − Cuộc tấn công quá bất ngờ, thần tốc, đồng loạt, b) Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi * Mục tiêu : Cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công. * Tiến hành : − GV nêu yêu cầu : Hãy đọc thông tin SGK và thuật lại cuộc tiến công vào Sứ quán Mĩ của quân giải phóng miền Nam trong dịp Tết Mậu Thân 1968. − HS làm việc nhóm đôi : đọc thông tin SGK và thuật lại cuộc tiến công vào Sứ quán Mĩ của quân giải phóng miền Nam trong dịp Tết Mậu Thân 1968. − Cho HS thuật lại trước lớp. − Đại diện vài nhóm thuật lại trước lớp. − Mĩ thừa nhận sự thất bại trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) bằng hành động nào ? − Mĩ chấp nhận đàm phán tại Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam − GV cùng HS cả lớp nhận xét, kết luận. − Cả lớp cùng GV nhận xét. 3) Củng cố, dặn dò − GV rút ra nội dung, ý nghĩa của bài học, mời HS đọc lại. − HS nêu nội dung, ý nghĩa bài học như SGK. 40 Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674 − GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết học sau Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”. − HS lắng nghe, thực hiện. TUẦN 25 Ngày dạy : Thứ ba ngày 16 tháng 02 năm 2010 Môn : Toán Tiết : 122 Bài : I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT : Biết : − Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. − Một năm nào đó thuộc thế kỉ thứ mấy. − Đổi đơn vị đo thời gian. II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK, vở bài làm, bảng phụ. Chuẩn bị bảng đơn vị đo thời gian phóng to. III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Hỏi đáp, trực quan, giảng giải, luyện tập - thực hành. IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A - Ổn định B - Kiểm tra bài cũ C - Dạy bài mới 1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích,yêu cầu của tiết học. 2) Ôn tập các đơn vị đo thời gian a) Các đơn vị đo thời gian - GV cho HS nhắc lại các đơn vị đo thời gian đã học. - Một thế kỉ có bao nhiêu năm, một năm có bao nhiêu tháng, một năm có bao nhiêu ngày ? - GV cho HS biết : Năm 2000 là năm nhuận, vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào ? Các - Một số HS nêu các đơn vị đo thời gian đã học. - 1 HS nêu như SGK, HS khác nhận xét. - HS trả lời, cả lớp nhận xét. 41 Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674 năm nhuận tiếp theo nữa là các năm nào ? - GV cho HS nhận biết đặc điểm của năm nhuận và kết luận số chỉ năm nhuận chia hết cho 4. - GV dùng mô hình sau để cho HS dễ nhớ, đầu xương nhô lên là chỉ tháng có 31 ngày, còn chỗ hõm vào chỉ tháng có 30 ngày hoặc 28, 29 ngày. - Khi HS trả lời xong, GV treo bảng phóng to như SGK lên bảng, gọi HS đọc. b) Ví dụ về đổi đơn vị đo - GV yêu cầu đổi các số đo thời gian như SGK. + Đổi từ năm ra tháng. + Đổi từ giờ ra phút. + Đổi từ phút ra giờ. 3. Hướng dẫn thực hành Bài 1 : - Cho HS tự làm nhẩm rồi nêu kết quả. - Gọi HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS. Bài 2 : - GV có thể gợi ý sau : 3 năm rưỡi = 3,5 năm = 12 tháng × 3,5 = 42 tháng. 3 4 giờ = 60 phút × 3 4 = 180 4 phút = 45 phút. - GV nhận xét bài làm của HS. Bài 3 : (b : HS khá, giỏi) - Cho HS tự làm, GV đến từng HS giúp đỡ. - GV đánh giá bài làm của HS. - Vài HS đọc bảng đơn vị đo thời gian trên bảng. - Cả lớp thực hiện đổi các số đo thời gian theo yêu cầu. - HS nhìn và tranh, chú ý năm và làm bài cá nhân. - HS trình bày miệng. - Cả lớp cùng nhân xét. - HS chú ý GV hướng dẫn và tự làm các phần còn lại sau đó từng HS lên bảng làm - Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả. - HS làm bài cá nhân vào vở. a) 72 phút = 1,2 giờ ; 270 phút = 4,5 giờ. b) 30 giây = 0,5 phút ; 135 giây = 2,25 phút. - HS trao đổi vở nhau để kiểm tra. 3) Củng cố, dặn dò - GV gọi HS nêu cách đổi đơn vị đo thời gian giờ ra phút, phút ra giờ; nhắc lại các đơn vị đo thời gian vừa học. - GV tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị trước bài học sau. - 2 HS nêu cách đổi đơn vị đo thời gian giờ ra phút, phút ra giờ; nhắc lại các đơn vị đo thời gian vừa học. - HS lắng nghe thực hiện. 42 Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674 TUẦN 25 Ngày dạy : Thứ ba ngày 16 tháng 02 năm 2010 Phân môn : Chính tả Tiết : 25 Bài : I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT : − Nghe – viết đúng bài chính tả. − Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (BT2). II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (TV4, tập 1, trang 79). III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Hỏi đáp, trực quan, giảng giải, luyện tập - thực hành. IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A - Ổn định B - Kiểm tra bài cũ − GV cho HS viết lại các từ ngữ đã viết sai ở tiết trước. − HS nào viết sai các từ ngữ ở tiết chính tả trước lên bảng viết. − Nêu quy tắc viết tên riêng người, địa lí Việt Nam. − 1 HS nêu quy tắc viết tên riêng người, địa lí Việt Nam. − GV nhận xét, đánh giá. C - Dạy bài mới 1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2) Các hoạt động a) Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe – viết * Mục tiêu : Nghe – viết đúng bài chính tả. * Tiến hành : − GV đọc toàn bài chính tả. − HS theo dõi SGK. − GV hỏi về ý chính của bài chính tả. − 1 HS nói về ý chính của bài chính tả. − Hướng dẫn HS luyện viết các từ ngữ khó viết, chú ý các hiện tượng chính tả. − HS luyện viết vào nháp, chú ý các tên riêng, từ ngữ viết hoa,… − GV đọc từng cụm từ, từng câu cho HS viết vào vở. − HS viết chính tả vào vở. − GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi. − HS tự soát lỗi, trao đổi vở nhau để soát lỗi. − GV nhận xét, chấm điểm một số vở. b) Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 43 Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674 * Mục tiêu : Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (BT2). * Tiến hành : Bài tập 2/Trang 70 − GV hỏi HS về yêu cầu của đề bài. − 1 HS đọc nội dung yêu cầu đề bài. − Cho HS tự làm cá nhân vào VBT. − HS làm bài cá nhân vào VBT – gạch dưới các tên riêng tìm được. − Cho HS nói kết quả tìm được, GV ghi nhanh lên bảng. − HS đọc các tên riêng vừa tìm được. − GV hỏi về cách viết hoa các tên riêng vừa tìm được. − 1 HS khá, giỏi phát biểu. − GV rút ra kết luận, đính bảng phụ viết sẵn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (TV4, tập 1, trang 79), gọi HS đọc lại. − 1 HS đọc quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. 3) Củng cố, dặn dò − GV gọi HS nào viết sai các từ ngữ lên bảng viết lại. − HS viết ở bảng lớp. − GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà luyện viết nháp bài chính tả tuần sau Nghe – viết : Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động. − HS lắng nghe, thực hiện. TUẦN 25 Ngày dạy : Thứ ba ngày 16 tháng 02 năm 2010 Phân môn : Luyện từ và câu Tiết : 49 Bài : I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT : − Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (ND Ghi nhớ) ; hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ. − Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu ; làm được các bài tập ở mục III. II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : − Bảng lớp viết hai câu văn ở BT1 (Phần Nhận xét). − Bảng phụ (2 bảng) – mỗi bảng chép một đoạn văn ở BT1 (Phần Luyện tập), BT2 chuẩn bị như vậy. III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : 44 [...]... : - GV nêu bài toán như SGK - GV tóm tắt bài toán lên bảng - GV yêu cầu HS nêu phép tính cho đề toán - Ta có phép tính : 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = ? trên - Cả lớp làm vào nháp, 1 em lên bảng - Cho HS thực hiện phép tính trên thực hiện 50 Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674 + 3 gio 15 phut 2 gio 35 phut 5 gio 50 phut Vậy : 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = 5. .. toán như SGK - GV yêu cầu HS nêu phép tính cho đề toán trên - Cho HS thực hiện phép tính HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH − 1 HS nêu cách cộng số đo thời gian ; cả lớp làm bài tập vào nháp, 1 em làm bảng phụ - Ta có phép tính trừ : 15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút = ? - Cả lớp làm vào nháp, 1 em lên bảng thực hiện 15 gio 55 phut - 13 gio 10 phut 2 gio 45 phut - Nhận xét, sửa chữa phép tính của HS nếu Vậy : 15. .. bày trước lớp - HS làm bài cá nhân vào vở nháp, 1 em làm ở bảng phụ - Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả đúng - HS trao đổi vở nhau để kiểm tra - GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS - 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm SGK Bài 2 : - HS nêu cách tính của mình - GV gọi HS đọc đề toán - Hỏi : Muốn biết thời gian Lâm đi từ nhà - HS tự làm vào vở, gọi 1 em làm bảng đến Viện Bảo tàng ta làm sao ? phụ - GV cho... là : 35 phút + 2 giờ 20 phút = 2 giờ 55 phút Đáp số : 2 giờ 55 phút - HS trao đổi vở nhau để kiểm tra - GV nhận xét bài làm của HS 3) Củng cố, dặn dò 51 Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674 - GV gọi HS nêu lại cách cộng số đo thời - 2 HS nêu cách cộng số đo thời gian gian - GV tổng kết tiết học Dặn HS chuẩn bị - HS lắng nghe thực hiện trước bài học sau TUẦN 25 Ngày... quả - HS làm bài cá nhân vào vở - Gọi HS trình bày trước lớp - Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả đúng - GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS - HS trao đổi vở nhau để kiểm tra Bài 2 : - Cho HS tự làm rồi nêu kết quả - HS làm bài cá nhân vào vở sau 3 em lên - GV lưu ý HS đổi đơn vị đo thời gian khi bảng làm tìm dược tổng - Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả đúng 4 ngay 21 gio 13 gio 34 phut 2 nam 5. .. các bài toán đơn giản * Tiến hành : Bài 1 : - Cho HS tự làm vào vở rồi nêu kết quả - HS làm bài cá nhân vào vở, 1 em làm ở bảng phụ - Gọi HS trình bày trước lớp - Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả đúng - GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS - HS trao đổi vở nhau để kiểm tra a) b) c) Bài 2 : 58 Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674 - Thực hiện như Bài 1 - GV lưu ý... + ; c) + a) + ; 5 ngay 15 gio 6 gio 35 phut 13 nam 6 thang 15 nam 11 thang 9 ngay 36 gio = 10 ngay 12 gio 19 gio 69 phut = 20 gio 9 phut Bài 3 : - Cho HS tự làm rồi nêu kết quả - HS làm bài cá nhân vào vở sau 3 em lên - GV lưu ý cho HS đổi đơn vị đo thời gian bảng làm trước khi làm tính - Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả đúng a) 4 nam 3 thang = 3 nam 15 thang 3 nam 15 thang - b) 15 ngay 6 gio = 14... giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = 5 giờ 50 phút - Nhận xét, sửa chữa phép tính của HS nếu có HS làm sai - HS thực hiện phép tính như ở ví dụ 1 b) Ví dụ 2 : 22 gio 58 phut - GV nêu bài toán, cho HS thực hiện phép + tính tương tự ví dụ 1 23 gio 25 phut 45 gio 83 phut - HS thực hiện như GV hướng dẫn 83 giây = 1 phút 23 giây - Cho HS nhận xét bài làm trên bảng, sau đó 45 phút 83 giây = 46 phút 23 giây hướng... phut 12 gio 83 phut - - 10 ngay 12 gio 04 ngay 18 gio 5 gio 45 phut 07 gio 38 phut Bài 4 : (HS khá, giỏi) - Yêu cầu HS đọc đề toán và tự làm vào vở - GV đến từng HS quan sát, giúp đỡ, nhận xét 3) Củng cố, dặn dò - Gọi HS nêu lại cách cộng và trừ số đo thời gian - GV tổng kết tiết học Dặn HS chuẩn bị trước bài học sau - HS tự đọc đề làm vào vở Đáp án : 4 thế kỉ 69 năm = 469 năm - 2 HS nêu cách cộng... SINH A - Ổn định B - Kiểm tra bài cũ - GV yêu cầu HS tính : 23 phút 10 giây + 8 - Cả lớp làm vào vở nháp, 2 HS làm vào 64 Trường Tiểu học Phú Long – Thị xã SaĐéc Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674 bảng phụ phút 50 giây ; 8 giờ − 5 giờ 15 phút - GV nhận xét, đánh giá C - Dạy bài mới 1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 2) Hướng dẫn luyện tập Bài 1 : (a : HS khá, giỏi) - Cho HS tự làm . sao ? - GV cho HS tự làm vào vở, gọi 1 em làm bảng phụ. - GV nhận xét bài làm của HS. 3 gio 15 phut 2 gio 35 phut 5 gio 50 phut + Vậy : 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = 5 giờ 50 phút. - HS. : - GV nêu bài toán như SGK. - GV tóm tắt bài toán lên bảng. - GV yêu cầu HS nêu phép tính cho đề toán trên. - Cho HS thực hiện phép tính trên. - Ta có phép tính : 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút. Nguyễn Tấn Tài – ĐT : 0979417674 TUẦN 25 Ngày dạy : Thứ hai ngày 15 tháng 02 năm 2010 Môn : Đạo đức Tiết : 25 Bài : TUẦN 25 Ngày dạy : Thứ hai ngày 15 tháng 02 năm 2010 Phân môn : Tập đọc Tiết

Ngày đăng: 01/07/2014, 09:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng phụ viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (TV4, tập 1, trang 79). - Giáo án lớp 5 - TUAN 25
Bảng ph ụ viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (TV4, tập 1, trang 79) (Trang 9)
Bảng viết lại. − HS viết ở bảng lớp. - Giáo án lớp 5 - TUAN 25
Bảng vi ết lại. − HS viết ở bảng lớp (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w