1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận bộ môn quản trị rủi ro Đề tài nghiên cứu rủi ro của uber tại thị trường việt nam

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Rủi Ro Của Uber Tại Thị Trường Việt Nam
Tác giả Nhóm 4
Người hướng dẫn Dương Thị Thúy Nương
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Rủi Ro
Thể loại bài thảo luận
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích bao gồm cả đo lường, đánh giá rủi ro xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm soát, tài trợ để khắc phục các hậu quả của rủi ro 1.2.. Nhận

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-BÀI THẢO LUẬN

BỘ MÔN: QUẢN TRỊ RỦI RO

ĐỀ TÀI : Nghiên cứu rủi ro của Uber tại thị trường Việt Nam

Thực hiện: Nhóm 4 Lớp: 232_BMGM0411_06 Giảng viên hướng dẫn: Dương Thị Thúy Nương

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO 2

1.1 Quản trị rủi ro là gì? 2

1.2 Nội dung quản trị rủi ro 2

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ UBER VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP 8

2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp Uber 9

2.1.1 Uber là gì? 9

2.1.2 Chiến lược kinh doanh của Uber 9

2.1.3 Quá trình phát triển của Uber tại Việt Nam 9

2.1.4 Những lĩnh vực kinh doanh của Uber tại Việt Nam 10

2.1.5 Những rủi ro của Uber đã xảy ra tại thị trường Châu Á cũng như Việt Na m .10

2.1.6 Hành động của Uber trước những rủi ro đã xảy ra 12

2.2 Thực trạng công tác quản lý rủi ro của doanh nghiệp Uber 13

2.2.1 Nhận dạng rủi ro 13

2.2.2 Phân tích rủi ro 15

2.2.3 Kiểm soát rủi ro 15

2.2.4 Tài trợ rủi ro 15

CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM 16

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO

1.1.Quản trị rủi ro là gì?

Quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích (bao gồm cả đo lường, đánh

giá) rủi ro xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm soát, tài trợ để khắc phục các hậu quả của rủi ro

1.2 Nội dung quản trị rủi ro

1.2.1 Nhận dạng rủi ro

- Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro

có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

* Tầm quan trọng của nhận dạng rủi ro:

- Là cơ sở tiền đề cho các quá trình tiếp theo

- Là cơ sở để xây dựng ma trận rủi ro và các mức độ ưu tiên

- Tạo sự chủ động trong hoạt động kinh doanh

- Nắm bắt cơ hội và lợi ích

* Cơ sở nhận dạng rủi ro

- Nguồn rủi ro ( yếu tố làm phát sinh mối nguy)

- Đối tượng rủi ro (đối tượng chịu tổn thất khi rủi ro xảy ra)

* Phương pháp nhận dạng rủi ro

- Phương pháp phân tích báo cáo tài chính

- Phương pháp sơ đồ

- Phương pháp thanh tra hiện trường

- Phương pháp làm việc với bộ phận khác của doanh nghiệp

- Phương pháp làm việc với bộ phận khác bên ngoài

- Phương pháp phân tích số liệu tổn thất trong quá khứ

- Phương pháp phân tích hợp đồng

1.2.2 Phân tích rủi ro

- Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm hoạ, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro và phân tích những tổn thất

Trang 4

* Tầm quan trọng của phân tích rủi ro:

- Là hoạt động cần thiết và quan trọng, nó cho phép nhà quản trị biết được các rủi

ro từ đó mới có thể kiểm soát được chúng

- Là bước tiếp theo trong quá trình quản trị rủi ro, là việc nhà quản trị xử lý các thông tin đã có sau khi nhận dạng rủi ro

* Nội dung phân tích rủi ro:

 Phân tích hiểm hoạ

- Tiến hành phân tích những điều kiện tạo ra rủi ro hoặc những điều kiện làm tăng mức tổn thất khi rủi ro xảy ra

- Có thể thông qua quá trình kiểm soát trước, trong và sau để phát hiện ra các mối hiểm hoạ

- Các bước phân tích hiểm hoạ:

+ Liệt kê tất cả các hiểm hoạ đã biết

+ Thu thập số liệu liên quan đến các hiểm hoạ đã biết này

+ Xác định những hậu quả có thể xảy ra

+ Thảo luận các biện pháp có thể sử dụng nhằm đề phòng và giảm nhẹ hiểm hoạ + Viết báo cáo phân tích hiểm hoạ

 Phân tích nguyên nhân

- Nhóm nguyên nhân liên quan đến con người

- Nhóm nguyên nhân liên quan đến kỹ thuật

- Nhóm nguyên nhân một phần do kỹ thuật một phần do con người

 Phân tích tổn thất:

- Phân tích những tổn thất đã xảy ra : nghiên cứu, đánh giá những tổn thất có thể có

- Căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro, người ta dự đoán những tổn thất có thể có

- Tần suất (xác suất) của rủi ro/ tổn thất: số lượng các tổn thất có thể xảy ra trong một khoảng thời gian xác định

- Mức độ nghiêm trọng của tổn thất ảnh hưởng) khi rủi ro xuất hiện : xác định mức

độ, quy mô của tổn thất xảy ra

 Các phương pháp phân tích rủi ro :

- Phương pháp thống kê kinh nghiệm

- Phương pháp phân tích cảm quan

- Phương pháp xác suất thống kê

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp xếp hạng các nhân tố tác độ

Trang 5

1.2.3 Kiểm soát rủi ro

- Kiểm soát rủi ro là hoạt động liên quan đến việc đưa ra và sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ khác nhau nhằm phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của tổ chức

- Thực chất đó là hoạt động phòng chống hạn chế rủi ro, hạn chế tổn thất xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

* Các trường hợp kiểm soát rủi ro được sử dụng:

- Chi phí tài trợ rủi ro thường lớn hơn chi phí tổn thất

- Tổn thất phát sinh gián tiếp hay những chi phí ẩn không được phát hiện trong thời gian dài

- Tổn thất gây nên những tác động bên ngoài ảnh hưởng không tốt đến tổ chức

* Tầm quan trọng của kiểm soát rủi ro:

- Tăng độ an toàn

- Giảm chi phí và hạn chế tổn thất

- Tăng uy tín của doanh nghiệp

- Tận dụng được cơ hội,

* Các nguyên tắc kiểm soát rủi ro:

Nguyên tắc 1: Sử dụng biện pháp kiểm soát rủi ro phải dựa trên tương quan giữa lợi ích và chi phí

Nguyên tắc 2: Chỉ được sử dụng những biện pháp và công cụ kiểm soát theo quy định của pháp luật

Nguyên tắc 3: Việc sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro phải phù hợp với những chuẩn mực của đạo đức và trách nhiệm xã hội

Các biện pháp kiểm soát rủi ro

• Né tránh rủi ro

Né tránh rủi ro là chủ động né tránh những hoạt động, con người, tài sản làm phát sinh tổn thất

+) Vai trò: Bằng cách né tránh rủi ro, tổ chức sẽ không gánh chịu những tổn thất tiềm ẩn hoặc bất định mà rủi ro có thể gây ra.Trong nhiều trường hợp việc né tránh tuyệt đối không thể thực hiện được.Bối cảnh của việc ra quyết định né tránh làm cho việc thực hiện né tránh khó trở thành thực hiện

* Biện pháp né tránh:

- Chủ động né tránh

- Loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro

Trang 6

Né tránh rủi ro là một trong những phương pháp kiểm soát rủi ro có hiệu quả Né tránh rủi ro có thể làm cho doanh nghiệp mất đi những lợi ích nhất định Chính điều này làm cho phương pháp né tránh rủi ro không phải bao giờ cũng được chấp nhận trong thực tế

Một doanh nghiệp có thể tránh được rủi ro cùng với việc đánh giá rủi ro Nhờ đánh giá rủi ro, công ty có thể xác định được những hoạt động nào tiềm ẩn nhiều rủi ro và sẽ không thực hiện các hoạt động có tính rủi ro cao

· Ngăn ngừa rủi ro:

Ngăn ngừa rủi ro là việc sử dụng các biện pháp tấn công và các rủi ro bằng cách giảm bớt số lượng tổn thất xảy ra (tức giảm tần suất tổn thất) hoặc bằng cách làm giảm mức thiệt hại khi tổn thất xảy ra

+) Vai trò: giảm bớt số lượng các tổn thất xảy ra hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn *Biện pháp ngăn ngừa rủi ro:

- Thay thế hoặc sửa đổi mối hiểm họa

- Thay thế hoặc sửa đổi môi trường nơi mối hiểm nguy tồn tại

- Can thiệp và quy trình tác động lẫn nhau giữa mối nguy hiểm và môi trường

Giảm thiểu rủi ro là việc sử dụng các biện pháp tấn công vào các rủi ro bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất)

+) Vai trò:

- Những chương trình giảm thiểu tổn thất được đề xướng nhằm làm giảm mức độ thiệt hại

- Những hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sau khi tổn thất đã xảy

ra Mặc dù những biện pháp này được đặt ra trước khi một tổn thất nào đó xuất hiện, những chức năng hoặc mục đích của những biện pháp này là làm giảm tác động của tổn thất một cách hiệu quả nhất

*Biện pháp giảm thiểu:

- Cứu vớt những tài sản còn sử dụng được

- Chuyển nợ

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa rủi ro

- Dự phòng

Là Rủi ro có thể được giảm thiểu thông qua việc thực hiện các biện pháp kiểm soát đúng đắn như xây dựng các chính sách, thủ tục hay quy tắc dùng trong nội bộ doanh nghiệp, thực hiện chu trình quản trị chất lượng, đào tạo nâng cao năng lực

Trang 7

của nhân viên phù hợp với yêu cầu kinh doanh, thực hiện kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập

· Chuyển giao rủi ro:

 Chuyển giao rủi ro là công cụ kiểm soát rủi ro, tạo ra nhiều thực thể khác nhau thay vì một thực thể phải gánh chịu rủi ro

-Phương pháp:

+ Chuyển tài sản và hoạt động rủi ro đến một hay nhóm người khác

+Chuyển giao bằng hợp đồng giao ước, chỉ chuyển giao rủi ro không chuyển giao tài sản hay hoạt động của nó liên quan đến người nhận rủi ro

Phân tán và chia sẻ rủi ro:

 Phân tán rủi ro là việc tiến hành giảm thiểu thông qua việc đóng góp các nguồn lực và các bên tham gia đóng góp cùng nhau chia sẻ rủi ro

 Chia sẻ có nghĩa là là các bên khác nhau chia sẻ rủi ro với cùng một kế hoạch kinh doanh, do đó phân tán các rủi ro với nhau

 Mục đích phân tán và chia sẻ rủi ro là giảm tổn thất do một loại rủi ro nào đó gây ra bằng cách làm giảm sự giống nhau hay đồng thời mà một biến cố rủi

ro đơn lẻ tác động lên toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp

1.2.4.Tài trợ rủi ro

Tài trợ rủi ro được định nghĩa như là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra và cung cấp những phương tiện (hay nguồn lực) để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra, gây quỹ dự phòng cho những chương trình để giảm bớt bất trắc

và rủi ro hay để gia tăng những kết quả tích cực

*Tầm quan trọng của tài trợ rủi ro

-Một chương trình quản trị rủi ro được thiết kế tỉ mỉ giúp doanh nghiệp ngăn ngừa các tổn thất có thể xuất hiện

-Tài trợ rủi ro là một giai đoạn tất yếu của quá trình quản trị rủi ro

-Giúp doanh nghiệp có nguồn kinh phí dự phòng

-Giúp doanh nghiệp kịp thời bù đắp những tổn thất

*Các biện pháp tài trợ rủi ro:

+) Tự tài trợ (lưu giữ tổn thất)

Là phương pháp mà nguồn bù đắp rủi ro là nguồn tự có của chính tổ chức đó, cộng thêm với nguồn vay mượn mà tổ chức đó phải có trách nhiệm hoàn trả Các hình thức tài trợ: - Tự tài trợ không có kế hoạch (thụ động)

- Tự tài trợ có kế hoạch (chủ động)

+) Chuyển giao tài trợ

Trang 8

Là việc chuẩn bị một nguồn kinh phí từ bên ngoài để bù đắp tổn thất khi rủi ro xuất hiện

Phương pháp: - Chuyển giao tài trợ bằng bảo hiểm

- Chuyển giao tài trợ phí bảo hiểm

- Trung hòa rủi ro

Trang 9

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP UBER VÀ CÔNG TÁC QUÁN TRỊ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP 2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp công nghệ Uber

2.1.1.Uber là gì?

Uber là một công ty đa quốc gia của Mỹ, được thành lập vào tháng 3 năm

2009 bởi Garret Camp và Travis Kalanic với mục tiêu cung cấp nền tảng kết nối người đi xe với người lái thông qua ứng dụng di động Dịch vụ vận tải theo yêu cầu này của Uber đã mang lại một cuộc cách mạng trong ngành vận tải trên toàn thế giới

Uber được biết đến chủ yếu với dịch vụ đặt xe thông qua ứng dụng di động của họ, cho phép người sử dụng đặt và trả phí cho các chuyến đi một cách thuận tiện Với tên ban đầu là UberCAb sau đó Uber cũng mở rộng hoạt động của mình sang nhiều lĩnh vực khác như giao hàng thức ăn thông qua dịch vụ Uber Eats và vận chuyển hàng hóa thông qua dịch vụ Uber Freight

Trụ sở chính của Uber được đặt ở San Francisco, California, Hoa Kỳ Đến nay, Uber đã có mặt ở 63 quốc gia và 785 thành phố lớn Ước tính có khoảng 110 triệu người dùng trên toàn thế giới Tính đến năm 2019 Hoa Kỳ chiếm 67% thị phần chia sẻ xe vào đầu năm 2019 và 24% thị phần giao lực phẩm trong năm 2018

2.1.2.Chiến lược kinh doanh:

Uber đưa ra hệ thống đánh giá hai chiều Hệ thống này được xem là động lực tích cực để người lái xe duy trì và cải thiện chất lượng dịch vụ Người đi xe cũng

có động cơ đối xử lịch sự với người lái xe Người đi xe có thể theo dõi hành trình, biết thông tin liên lạc trong và sau chuyến đi, tạo ra tính minh bạch mà dịch vụ taxi truyền thống không có cũng như chưa tối ưu bằng Biết hành trình giúp người

đi có thể kiểm tra xem lái xe có đưa mình đường tốt nhất hay không Biết thông tin liên lạc giúp người lái xe liên hệ với người lái trong trường hợp quên đồ trên xe Những điều này đã tạo nên điểm mạnh của Uber là chất lượng dịch vụ, sự chuyên nghiệp, uy tín của tài xế, khả năng cạnh tranh về giá cả, mở rộng các dịch

vụ mới như giao hàng, vận chuyển hàng hóa và chia sẻ xe

Trang 10

2.1.3 Quá trình phát triển của Uber tại Việt Nam:

 Đầu năm 2014, Uber bắt đầu dịch vụ kết nối vận tải hành khách bằng ứng dụng công nghệ tại TP.HCM( rồi sau đó là Hà Nội)

 30/8/2014: Giâý chứng nhận đầu tư được UBND TP.HCM cấp

 14/10/2014: Công ty TNHH Uber Việt Nam nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh là “ hoạt động tư vấn quản lý’ và

‘nghiên cứu thị trường, thăm dò dư luận’’

 Tháng 4 năm 2016: Ra mắt dịch vụ Uber Moto

 Năm 2017: Có mặt tại Đà Nẵng và Nha Trang

 Cuối năm 2016: Taxi truyền thống đã có những phản ứng với Uber và năm

2017, Hiệp hội taxi 3 miền kiến nghị dừng khẩn dịch vụ gọi xe Uber

 Tháng 9 năm 2017: Uber bị truy thu tiền thuế và tơí tháng 12 năm 2017, Cục thuế TP.HHCM cho biết sẽ cưỡng chế Uber

 Tháng 3 năm 2018: Uber kiện cục thuế TP.HCm lần 2

 Tháng 10 năm 2017 Uber thay giám độc điều hành

 Tháng 3 năm 2018: Uber bán lại thị phần ở Đông Nam Á cho Grab

 Ngày 8/4/2018: Ứng dụng ngừng hoạt động rút khỏi thị trường Việt Nam

2.1.4 Những lĩnh vực kinh doanh của Uber tại Việt Nam:

 UberBLACK: là những lái xe chuyên nghiệp có giấy phép hành nghề, cạnh tranh trực tiếp với lái xe hợp đồng

 UberEXAC: như Uber truyền thống nhưng sẽ dùng các loại xe sang hơn và giá cũng sẽ cao hơn

 Uber MOTO: sử dụng xe máy để chạy

 UberX: dịch vụ tiêu chuẩn của Uber, là lựa chọn phổ biến của hành khách

Có đặc điểm nổi bật là vận chuyển từ 1-4 hành khách( không bao gồm tài xế) Mọi người đều đi được xe ô tô với mức giá thấp nhưng chất lượng cao

2.1.5 Những rủi ro của Uber đã xảy ra tại thị trường châu Á cũng như Việt Nam:

Uber đã bước chân vào thị trường Châu Á một cách ngạo nghễ sau khi thắng lớn tại hai thị trường Mỹ và Châu Âu Nhưng với sự tự tin quá mức của mình, Uber đã không đánh giá được đúng sự khác biệt rất lớn giữa hai thị trường châu Âu

và Châu Á: với những quy tắc thay đổi cứng nhắc, thậm chí là sai pháp luật và sai lầm về văn hóa, thói quen, quan điểm hợp tác

Trang 11

Uber để lại tiền lệ xấu về việc lách thuế, nợ thuế Uber bảo mình chỉ là ứng dụng kết nối tài xế với hành khách, luôn trong tình trạng lỗ nên không phải có nghĩa vụ nộp thuế

Sai lầm về văn hóa: Mỹ và châu Âu đề cao chủ nghĩa cá nhân còn châu Á lại đề cao tinh thần tập thể, điều này thể hiện qua việc Uber đã không quan tâm đến quan điểm quản lí của chính quyền cũng như động thái san sẻ lợi ích như thói quen của bất kỳ doanh nghiệp nào tại châu Á Thay vì hợp tác với nhau tạo ra một hệ sinh thái cộng sinh Uber đi ngược lại để rồi vấp phải làn sống phản đối để rồi thất bại trong thời gian ngắn Bên cạnh đó do không nắm bắt được thói quen xài tiền mặt của người dân Việt Nam Uber đã loại bỏ những khách hàng có thói quen tiêu tiền mặt-một thói quen tiêu dùng phổ biến tại Việt Nam và những nước Đông Nam

Á

Một trong những thứ giết chết Uber đó là mức giá quá rẻ Uber giảm giá tối

đa để mở rộng thị trường, nhưng vẫn giữ nguyên mức giá chia 20-80 Điều này khiến cánh tài xế như “lái xe không công” Trước đây điều này có thể bù đắp từ những khoản thưởng và hỗ trợ riêng của Uber nhưng vấn đề đã bộc lộ rõ dần khi Uber ngưng các hoạt động khuyến mãi Điều này tạo nên scandal liên quan tới tài

xế phát sinh, và mức giá này cũng không duy trì được mãi

Uber hoạt động không trên đội ngũ đào tạo riêng của mình mà là dựa trên sự hợp tác của các tài xế lái xe độc lập: những người có bằng lái đều có thể tham gia chính vì vậy không có công tác tuyển chọn rõ ràng dẫn đến những vụ lùm xùm: hành khách bị khách lăng mạ, tài xế đánh hành khách, hành khách nữ bị tung thông tin lên web đen, tài xế bắt hành khách huỷ chuyến,

2.1.6 Hành động của Uber

Việc lùm xùm trốn thuế lách thuế, kém minh bạch của Uber nhưng không được xử lí ổn thỏa đã khiến cho hình ảnh Uber gây dựng xấu đi, ảnh hưởng uy tín, đồng thời cũng khiến cho Uber không nhận được sự ưu ái như Grab trước các tổ chức pháp lí

Sau khi nhận ra cách vận hành của mình không phù hợp với văn hóa thanh toán lẫn tốc độ phát triển nền kinh tế của Việt Nam lúc đó Uber đã đưa vào triển khai UberX, Uber bike( phục vụ khách hàng bình dân) cũng như cho phép thanh toán tiền mặt, tuy nhiên cũng không giúp ích nhiều bởi vì lúc này thị phần đã nằm phần lớn trong tay Grab Đây là biện pháp muộn màng của Uber gần như không thể cứu vãn được tình hình

Ngày đăng: 06/02/2025, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN