1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích cuộc cách mạng tháng mười nga và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực Đầu tiên trên thế giới phân tích ý nghĩa Đối với cách mạng việt nam

43 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Cuộc Cách Mạng Tháng Mười Nga Và Mô Hình Chủ Nghĩa Xã Hội Hiện Thực Đầu Tiên Trên Thế Giới Phân Tích Ý Nghĩa Đối Với Cách Mạng Việt Nam
Tác giả Kiéu Tran Ngoc Uyén, Trần Như Quỳnh, Nguyễn Hoài Như Ý, Nông Thị Yến, Nguyễn Thị Kiều Trang, Hồ Thị Bình An, Đỗ Hoài Nam, Nguyễn Thị Thùy Dung, Cao Hà My, Bui Thi Thanh Tuyén, Nguyễn Tran Anh Khoa, Phan Tran Huynh Yén Vy, Trịnh Minh Trúc, Đỗ Tĩnh
Người hướng dẫn Giang Thị Trúc Mai
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 4,21 MB

Nội dung

Cách mạng tháng Mười Nga khởi đầu sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và toàn diện của Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô đối với cách mạng Việt Nam 33 32.Ý nghĩa của mô hình Chủ nghĩa Xã hội hiện

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

PHẦN TÍCH CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA VÀ MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THUC DAU TIEN TREN THE GIOI PHAN TICH Y

NGHĨA ĐÓI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Tên nhóm: Nhóm LI Lớp: K60B

Ma lop: ML177

Giảng viên hướng dẫn: Giang Thị Trúc Mai

TP.HCM, 01/11/2022

Trang 2

DANH SACH THANH VIEN

Trang 3

MUC LUC 2 CHƯƠNG 1: PHAN TICH CUOC CACH MANG THANG MƯỜI NGA 3

1.1 Nguyên nhân dẫn đến cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 3 1.2 Diễn biến cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 4 1.3 Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga nam 1917 6 1.4 Kết quả của Cách mạng tháng Mười Nga 8

1.5.2 Đối với thế giới II

CHƯƠNG 2 MÔ HÌNH CNXH HIỆN THỰC ĐẦU TIÊN TRÊN THÊ GIỚI 12

2.1 Béi canh thé giới từ sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu

2.2 Nội dung Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới 14 2.2.1.Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới 14

2.2.2 Chủ nghĩa xã hội hiện thực 14

2.3 Đặc trưng của mô hình CNXH hiện thực của Liên Xô 16

2.3.1 Thành tựu 16

2.3.2 Chủ nghĩa xã hội hiện thực của Liên Xô chống lại Tư bản chủ nghĩa 18

2.3.3 Dac diém của một mô hình xã hội mang tính chất tập trung quan liêu, phi

2.4.2.1 Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đồ của mô

Trang 4

2.4.2.2 Nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp dẫn đến sự sụp đồ của mô hình chủ

2.4.3 Bài học cho quá trình xây dựng XHCN ở Việt Nam 26

2.5 Triển vọng về mô hình CNXH hiện thực đầu tiên trên thế giới 27 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH Ý NGHĨA ĐÔI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM 32

3.1 Ý nghĩa của Cách mạng tháng 10 Nga đối với Cách mạng Việt Nam 32 3.1.1 Cách mạng tháng Mười Nga đã chỉ ra con đường giải phóng dân tộc Việt

3.1.2 Cách mạng tháng Mười Nga khởi đầu sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và toàn diện của Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô đối với cách mạng Việt Nam 33 32.Ý nghĩa của mô hình Chủ nghĩa Xã hội hiện thực đầu tiên trên thế ĐIỚI đối với

3.2.1 Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và nhân dân ta 34

3.2.3 Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam của Đảng Cộng sản Việt Nam 35 3.2.4 Cơ hội đề Việt Nam có những đóng góp to lớn vào kho tảng lý luận của chủ

Trang 5

CHƯƠNG 1: PHẦN TÍCH CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA

1.1 Nguyên nhân dẫn đến cuộc Cách mạng tháng Mười Nga

Sau Cách mạng tháng Hai, tình hình nước Nga tổn tại song song hai chính quyền đó là: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân

và binh lính Sau khi năm được chính quyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết

những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuôi chiến tranh để quốc đến củng

Trái với kỳ vọng của người dân Naa, lãnh đạo chính phủ lam thoi la Alexander Kerensky vẫn muốn nước Nga tiếp tục tham gia Thế chiến thứ nhất đề tranh giành quyền lực với Đề quốc Đức và Đề quốc Áo - Hung, bất kế việc đất nước đã trở nên kiệt quệ và thương vong của binh sĩ đã quá lớn (tới giữa năm 1917, gần 2 triệu lính Nga đã tử trận và khoảng 5 triệu bị thương) Tâm lý phản chiến dâng cao trong binh

sĩ, người đân ở hậu phương cũng bất bình vì hy vọng có được hòa bình đã tan vỡ Trong hoàn cảnh đó, lãnh tụ của Đảng Bôn-sê-vích, Vladimir llyích Lenin từ

Thụy Sĩ trở về nhà ga Phần Lan ngày 3 tháng 4 năm 1917 đã nhận được sự ủng hộ rất

lớn của nhân dân Pê-tơ-rô-grát

Càng ngày chính phủ lâm thời của Kerensky càng tỏ ra yếu kém, bắt lực, không thể điều hành nổi đất nước Từ mùa thu năm 1917, nude Nga đã lâm vào một cuộc khủng hoảng rất trầm trọng Nền kinh tế đất nước đứng trước thảm họa, sản xuất công nghiệp chỉ bằng 36,4% so với năm trước, nông nghiệp cũng sụt giảm, giao thông vận tải hầu như bị tê liệt Nạn đói đã xảy ra ở nhiều vùng trong nước, nhất là ở các thành phố Ngoài mặt trận, quân đội Nga tan rã hàng loạt, quân đội Đức liên tiếp chiếm được nhiều vùng lãnh thô của Nga Trong hoàn cảnh đó, người dân Nga cảm thấy rất bất bình với Chính phủ lâm thời

Hai chính quyền đứng đầu đại diện cho lợi ích của các giai cấp riêng biệt nên không thế cùng tồn tại song hành lâu đài với nhau Trước tình hình đó, Lênin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định cách mạng Nga là chuyển cach mang dan chu tu san sang

cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đỗ chính quyền tư sản lâm thời), thời cơ đề Dang

Bolshevik tiến hành Cách mạng đã chín muỗi Vào đầu tháng 10 năm 1917 không khí

Trang 6

cách mạng bao trùm cả nước Nga, Lenin về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyên

1.2 Diễn biến cuộc Cách mạng tháng Mười Nga

Từ Cách mạng Tháng Hai đến Cách mạng Tháng Mười Nga

Diễn ra vào tháng 2-1917, bắt đầu với các cuộc biểu tình của hàng vạn công nhân ở Petrograd, cuộc Cách mạng Tháng Hai dân chủ tư sản tại Nga đã khép lại với việc chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đồ Sau cuộc Cách mạng Tháng Hai, ở Nga tồn tại hai chính quyền song song là Chính phủ lâm thời tư sản (chuyên chế của giai cấp tư sản) và Xô-viết các đại biểu công nhân và binh sĩ, đứng đầu là Xô-viết Petrograd (chuyên chính vô sản) Sau khi năm được chính quyền, Chính phủ lâm thời không giải quyết những vẫn đề đã hứa trước đó như: Ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất quyết theo đuôi chiến tranh đế quốc đến cùng

Trước tình hình này, V.I.Lenimn và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định Cách mang Nga cần chuyền từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng 4-1917, V.LLenin về nước để trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Nga, xóa bỏ hai chính quyên theo con đường hoà bình Ngày 16-4-1917, V.I.Lenin đến Thủ đô Petrograd đề trình bảy Luận cương Tháng Tư, văn kiện mang tính cương lĩnh đề ra đường lỗi giành chiến thăng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với khâu hiệu "Tất cả chính quyền

về tay các Xô-viết!",

Đầu tháng 7-1917, Chính phủ lâm thời công khai đàn áp các phong trào đấu tranh quần chúng và bắt giam các đảng viên Đảng Bôn-sê-vích Nước Nga lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng V.I.Lenin phải rút vào hoạt động bí mật tại vung Radolip (Phan Lan), cach Petrograd 34 km để tránh sự truy lùng của Chính phủ lâm thời Từ nơi hoạt động bí mật, V.I.Lenin thường xuyên chỉ đạo phong trào cách mạng nước Nga V.I.Lenin chỉ rõ rằng, thời kỳ đấu tranh hòa bình đã chấm đứt, các lực lượng cách mạng ở nước Nga phải tích cực chuẩn bi dé tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyên

Đầu tháng 8-1917, Đại hội lần thứ VI Đảng Bôn-sê-vích họp bán công khai ở

Petrograd V.LLemn tuy không tham dự nhưng van lãnh đạo Đại hội tiến hành và

Trang 7

thông qua đường lối khởi nghĩa vũ trang giảnh chính quyền Trong thời gian này, V.IL.Lenin viết xong cuốn Nhà nước và cách mạng đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vô sản phải giành chính quyền bằng con đường đấu tranh vũ trang

Những ngày sục sôi khởi nghĩa

Sang tháng 10, làn sóng cách mạng lan tràn khắp nước Nga Ngày 7-10-1917, V.ILLenin từ Phần Lan bí mật trở về Petrograd, để trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Ngày 10-10-1917, Hội nghị Ủy ban T.Ư Đảng Bôn-sê-vích đã họp dưới sự chỉ đạo của V.ILLenin Hội nghị thông qua kế hoạch khởi nghĩa vũ trang do V.I.Lenin đề ra

Ngày 16-10-1917, Ủy ban T.Ư Đảng Bôn-sê-vích thành lập Trung tâm quân sự

cách mạng đề lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước Các tổ chức Đảng Bôn-sê-vích tích cực triển khai những công việc cần thiết trên các mặt chính trị - tư tưởng, tổ chức

và kỹ thuật - quân sự để tiến tới khởi nghĩa vũ trang Trong khi đó, Chính phủ lâm thời ráo riết thi hành những biện pháp khân cấp nhằm "bóp chết" cuộc khởi nghĩa vũ trang của giai cấp vô sản Từ mặt trận, 70 tiểu đoàn xung kích và một số trung đoàn độc lập của quân đội đã được Chính phủ lâm thời điều động về bảo vệ những thành phé 16n nhu Petrograd, Moskva

Ngày 24-10-1917, Chính phủ lâm thời bắt giam các ủy viên của Uy ban Quân

sự cách mạng, lục soát và đóng cửa các tờ báo của Đảng Bôn-sê-vích Thủ tưởng Chính phủ lâm thời A.Kerenskii tuyên bố sẽ áp dụng mọi biện pháp đề tiêu diệt cuộc khởi nghĩa ở Petrograd Trước tỉnh hình cực kỳ nghiêm trọng, V.I.Lenin chủ trương phải tiến hành khởi nghĩa ngay Trong ngày 24-10-1917, V.I.Lenin ba lần gửi thư tới

Ủy ban T.Ư Đảng Bôn-sê-vích yêu cầu tiến hành khởi nghĩa ngay trong đêm đó Cách mạng giành thắng lợi

Tối 24-10-1917 (theo lịch Nga cũ, tức tối 6-11-1917 đương lịch), V.LLenin đến

Cung điện Mùa đông trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang, nhằm lật đỗ Chính

phủ tư sản lâm thời và thiết lập chính quyền Xô-viết Đêm 24-10-1917, khởi nghĩa vũ

trang nỗ ra ở Thủ đô Petrograd (nay là TP Saint-Peterburg) Quân khởi nghĩa, gồm các đơn vị Cận vệ đỏ của công nhân Petrograd, binh sĩ cách mạng và thủy thủ Hạm đội Ban-tích, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích do V.LLenin đứng đầu đã đánh chiêm các vi tri then chot ở thủ đô

Trang 8

Rang sáng 25-10-1917 (tức ngày 7-11-1917 dương lịch), trừ Cung điện Mùa Đông và một vài nơi, các lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ tỉnh hình ở Petrograd 10 giờ sáng, Trung tâm quân sự cách mạng của Xô-viết Petrograd công bố lời kêu gọi

"Gửi các công đân nước Nga" đo V.LLenin dự thảo, trong đó tuyên bố Chính phủ lâm

thời đã bị lật đô, chính quyền đã vẻ tay các Xô-viết Đến 2L giờ 40 phút, sau pháo lệnh

của chiến hạm "Rạng đông", quân khởi nghĩa tiễn công Cung điện Mùa Đông, nơi cố thủ cuối cùng của Chính phủ lâm thời Tới 2 giờ 10 phút rạng sáng 26-10-1917, Cung điện Mùa Đông bị chiếm, các bộ trưởng trong Chính phú lâm thời bị bắt giữ Thủ tướng Chính phủ lâm thời A Kerenskii trốn chạy ra nước ngoài Cũng trong ngày

25-10-1917, Đại hội các Xô-viết toàn Nga lần thứ II khai mạc Đại hội thông qua lời

Sant!

kêu gọi "Gửi công nhân, binh sĩ và nông đân" do V.LLenin dự thảo Đại hội ra quyết nghị: Các Xô-viết đại biểu công nhân, binh sĩ và nông dân có trách nhiệm bảo đảm

trật tự cách mạng Tại phiên hợp diễn ra đêm 26 rạng sáng 27-10-1917 (tức đêm 8

rang sang 9-11-1917 đương lịch), Đại hội thông qua hai văn kiện đầu tiên của Chính quyền Xô-viết: "Sắc lệnh hòa bình" và "Sắc lệnh ruộng đất" do V.I.Lenin dự thảo Đại hội đã bầu ra Chính phú Xô-viết đầu tiên, được gọi là Hội đồng các Ủy viên nhân đân

do V.I.Lenin đứng đầu

Ngày 15-11-1917, Chính quyền Xô-viết được thiết lập tại Moskva Đến tháng

3-1918, Chính quyền Xô-viết giành thắng lợi hoàn toản trên phạm vi cả nước Nga rộng lớn Cách mạng Tháng Mười Nga toàn thắng

1.3 Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga là sự tổng hòa của nhiều yếu tố, trên nhiều phương diện Những yếu tố làm nên thắng lợi vẻ vang này có thể chia ra thành hai nhóm chính: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Giai cấp công nhân Nga được lãnh đạo bởi một Đảng vô sản kiêu mới - Đảng Bôn-sê-vích(sau này đổi tên thành Đảng Cộng sản Nga), với người đứng đầu là Lênin và được trang bị vũ trang băng học thuyết khoa học Mác Giai cấp công nhân Nga vừa là động lực thúc đây cách mạng, vừa là người lãnh đạo cách mạng Đây là một giai cấp có tính thần cách mạng triệt để đã được trải qua quá

Trang 9

trinh rén luyén, trau déi, vuot qua nhiéu thir thach khé khan, nho vay da tich lũy được nguồn kinh nghiệm đồi dào trong quá trình cách mạng Với sự lãnh đạo đúng đắn, sang suốt và kịp thời của Đảng về cả chiến lược và sách lược chính là nhân tố tiên quyết hàng đầu dé bao đảm thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917

Cách mạng Tháng Mười Nga có thê đi đến thắng lợi vẻ vang như vậy một phần quan trọng là nhờ có khối liên minh chặt chẽ giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân (liên minh công - nông)

Lênin đã chỉ ra rằng: Xét về nguyên tắc tập hợp lực lượng cách mạng của chuyên chính vô sản thì khối liên minh này đã tập hợp được những giai cấp và tầng lớp xã hội đông đảo và mạnh nhất trong các giai tầng xã hội, trong đó giai cấp công nhân là tiên tiến nhất Xét về nguyên tắc lãnh đạo xã hội, thì người lãnh đạo cao nhất và duy nhất chỉ là giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Tuy nhiên, vai trò đó chỉ được giữ vững khi đảng tổ chức và lãnh đạo được khối liên minh” Và sự thật là Đảng Cộng sản Nga đã tranh thủ về mình những người đồng minh vô cùng trung thành với lực lượng hùng hậu, có tỉnh thần cách mạng lớn mạnh Đó chính là những người thuộc tầng lớp nông dân nghèo, cũng như trung nông và một số các tầng lớp khác, đặc biệt là bính lính của giai cấp tư sản Lênin và Đảng Cộng sản đã tiễn hành công tác giáo dục, nâng cao sự giác ngộ cho giai cấp công nhân và đông đảo quân chúng lao động, tô chức quần chúng vào cuộc đấu tranh tự giải phóng khỏi ách thống trị của giai cấp tư sản và địa chủ Điều này cho thấy họ đã biết phát huy và tận dụng sức mạnh quân chúng đang chịu nhiều khổ cực đo chiến tranh dé quốc một cách khôn khéo và triệt đề

Sự vận dụng một cách nhanh nhạy, khéo léo và linh hoạt của Đảng Cộng sản và Lênin về khía cạnh chính trị đến chiến lược tiến công kẻ thủ để giác ngộ và cách thức vận động quần chúng đã góp một phần không nhỏ dẫn đến chiến thắng của Cách mạng Tháng Mười Nga Đảng Cộng sản và Lê-nin đã đánh giá đúng tình hình và chuyên biến cách mạng kịp thời, làm cho cách mạng nhanh chóng tiến tới thành công Hơn hết, họ đã kết hợp được cuộc đấu tranh cho hòa

Trang 10

bình, đấu tranh giải phóng dân tộc và các dân tộc bị áp bức với cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội thành một phong trào thông nhất

- Nguyên nhân khách quan:

+ Cách mạng Tháng Mười Nøa nô ra trone điều kiện, hoàn cảnh quốc tế hết sức thuận lợi, khi các nước để quốc đang tham gia vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất vô cùng khốc liệt, không có điều kiện can thiệp vào nước Nga cũng như không thê tập trung lực lượng hùng hậu đề chống phá cách mạng + Kẻ thù của cách mạng chính là giai cấp tư sản Nga với tính chất vừa lạc hậu, vừa yếu đuối và bị phụ thuộc vào chủ nghĩa tư bản Anh, Pháp; không những vậy, họ còn cần phải dựa vào các Đảng cơ hội khác khi cần thiết

Như vậy, Cách mạng Tháng Mười Nga nỗ ra và giành thắng lợi là tất yếu lịch

sử và mang giá trị vạch thời đại, bảo đảm sự thống nhất về lợi ích giữa giai cấp lãnh dao cach mang voi dai da s6 quan chúng nhân dân

1.4 Kết quả của Cách mạng tháng Mười Nga

Tiếp theo thắng lợi ở Petrográt Chính quyền Xô viết đã được thành lập ở Mátxcơva và sau đó ở khắp mọi miền đất nước Do sự kháng cự điên cuồng của kẻ thù, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Matxcơva phải kéo đài từ 26-10 đến 3-11-1917 Nhưng sau đó, với thắng lợi ở hai trung tâm quan trọng là Petrográt và Matxcơva, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền và thành lập Chính quyền Xô viết ở các địa phương trong nước diễn ra mạnh mẽ Tới cuỗi tháng II, Chính quyền Xô viết đã được thành lập ở 28 tỉnh (trong tông số 49 tỉnh) thuộc phần lãnh thô châu u của nước

Nga Đến cuối tháng 3-1918, Chính quyền Xô viết đã giành được thắng lợi hoàn toàn

trên phạm vi nước Nga rộng lớn Đó là “thời kỳ - như Lênin gọi - tiến quân thắng lợi

rực rỡ” của chính quyền Xô viết

Cách mạng tháng Mười Nga đã giành được thắng lợi vẻ vang, các Bộ trưởng của Chính phủ lâm thời thì bị bắt, còn thủ tướng Kerenski phải chạy trốn ra nước ngoài Cách mạng tháng 10 nga thành công đã lật đồ chính quyền tư sản trở thành nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới

Cách mạng Tháng Mười Nga “là thắng lợi vĩ đại nhất của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức do giai cấp công nhân và đội tiên

Trang 11

phong của nó là Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười Nga đã dùng bạo lực cách mạng đánh đồ giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến địa chủ, lập nên chính quyền của những người lao động, xây dựng một xã hội hoàn toàn mới, một xã hội không có người bóc lột người”

Diễn biến sau:

Ngay trong đêm 7 tháng L1 năm 1917, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ II khai mạc tại điện Symonyl và tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lenin đứng đầu Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất đã được chính quyền thông qua Chính quyền

Xô viết còn tận diệt các tàn tích của chế độ phong kiến cũ như xóa bỏ sự phân biệt đăng cấp, những đặc quyền của giới quý tộc và giáo hội, thực hiện chính sách nam nữ bình đăng, phô cập giáo dục toàn dân

Nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Hội đồng Kinh tế Quốc dân Tối cao được thành lập vào tháng 12 năm 1917 Trách nhiệm của Hội đồng

là thực hiện xóa bỏ việc chiếm hữu ruộng đất của giới địa chủ và trao lại ruộng đất cho nông dân Đối với công nghiệp, thực hiện quốc hữu hóa một số nhà máy lớn, đồng thời thực hiện chính sách lao động tiên tiến

Ngày 10 tháng l năm1918, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ III khai mạc Đại hội quyết định hợp nhất các Xô viết đại biêu nông dân với Xô viết đại biểu công nhân

và binh lính, thông qua bản "Tuyên ngôn về quyền lợi của nhân dân lao động và bị bóc lột" Đó là cơ sở cho bản Hiến pháp đầu tiên của nước Nga Xô Viết, được thông qua vào tháng 7 năm 1918 Trong Đại hội còn thông qua quyết định thay đối tên nước Cộng hòa Xô viết Nga thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, trên

cơ sở liên minh tự nguyện giữa các dân tộc ở nude Nga

Lenin chủ trương đàm phán hòa bình để rút khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất

Ông thay mặt Đảng Bolshevik Nga công bố “Sắc lệnh về hòa bình” của Nhà nước Xô viết, trong đó lên án mọi chính sách bạo lực cường quyền, phản đối chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình và quyền bình đăng, tự quyết vận mệnh của các quốc gia, dân tộc trên thế ĐIỚI

Ngày 3 tháng 3 năm 1918, nước Nga Xô viết chấp nhận ký Hòa ước

Brest-Litovsk với các nước phe Liên minh Trung tâm, chính thức rút khỏi Chiến tranh

thé giới thứ nhất

Trang 12

Từ mùa xuân năm 1918, Sắc luật ruộng đất bắt đầu được thực hiện, nông dân Nga đã nhận được hơn 150 triệu hecta ruộng đất từ giai cấp địa chủ, tư sản, nhà thờ và hoàng gia Nga Hoàng cũ Ngoài ra, họ còn được giải phóng khỏi những khoản tiền lĩnh canh phải nộp hằng năm, xóa được 3 tý rup tiền nợ các ngân hàng

Trong khi nước Nga đang xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa thì quân Bạch vệ với sự giúp sức của 14 nước đề quốc đã ra sức lật đô chính quyền Xô viết Trước tình hình đó, nước Nga Xô viết đã áp dụng chính sách cộng sản thời chiến, xây dựng Hồng quân công nông Cuộc Nội chiến Nga đã diễn ra từ đầu năm 1918 đến tháng L1 năm

1920 khi Hồng quân đã đánh tan ngoại xâm và nội phản Cuộc nội chiến kết thúc với

thắng lợi thuộc về chính quyền Xô viết, nước Nga Xô viết vẫn đứng vững trước những con song gIÓ

1.5 Y nghia lich sir

1.5.1 Đối với nước Nga

Lat dé duoc phong kiến, tư sản, thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận người Nga Thế kỷ XX chứng kiến sự xuất hiện của một trong những sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử phát triển của loài người, đó là cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga Cuộc cách mạng đã xóa bỏ các giai cấp bóc lột, tư sản, địa chủ đồng thời chấm dứt chế độ bóc lột người, mở đường cho một bước tiến mới trong tư tưởng nhân loại

về vấn đề giai cấp, đưa giai cấp vô sản bị áp bức, bóc lột nặng nề vươn lên trở thành giai cấp đứng đầu và làm chủ xã hội; tạo điều kiện để hoàn thành công cuộc giải phóng nhân dân lao động, người lao động với thân phận nô lệ khốn cùng trong xã hội lúc bấy giờ đứng lên làm chủ đất nước; ra đời nhà nước xã hội chủ nghĩa - nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử loài người và làm cho chủ nghĩa xã hội từ

lý luận trở thành hiện thực trong đời sống chính trị trên toàn thế giới Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu

Mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, lần đầu tiên đứng

lên làm chủ vận mệnh của mình

Trang 13

Sự thành công của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga đã hình thành nên nền chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử loài người, từ đó nhà nước xã hội chủ nghĩa

ra đời với tôn chỉ hoàn thiện lý luận và áp dụng thực tiễn vào đời sống chính trị trên toàn thế giới

Xây dựng Nước Nga Xô Viết, xóa bỏ hoàn toàn chế độ chuyên chế Sa hoàng, đưa giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân Nga lên năm chính quyền Hiện thực hóa nguyện vọng của nhân đân xuyên suốt giai đoạn lịch sử vừa qua về một quốc gia công bằng, một xã hội mà quần chúng lao động không còn bị áp bức, chịu bất công vô căn và đưa nhân dân lên làm chủ, tự quyết định số phận của mình

1.5.2 Đối với thế giới

Trận tuyến của chủ nghĩa tư bản bị phá vỡ

Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga đã làm thay đổi cục diện thé giới và phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản Các chuyên gia đưa ra quan điểm của mình về cuộc cách mạng mang tính thời đại, điển hình là tuyên bố của Nhà nghiên cứu văn hóa PB Churbanov, ông khang định Cách mạng Tháng Mười là cuộc cách mạng vĩ đại, cuộc cách mạng ấy điễn ra là tất yếu và, trong thời điểm lịch sử đó, không ai ngoài những người Bôn Sê Vích có thế giữ vững được chính quyền Ngoài ra học giả A Kesler cũng đưa ra góc nhìn mang tính thời đại, vị tác giả của rất nhiều cuốn sách về đề tài chính trị và lịch sử cũng cho rằng Cách mạng Tháng Mười Nga bùng nỗ là tất yếu, hợp với quy luật phát triển của lịch sử Hình thức tổn tại của chế độ Nga hoàng lỗi thời đã không còn phù hợp với xu hướng chính trị của thời đại và nguyện vọng ngàn năm của nhân dân

Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga - một trong những cuộc cách mạng sâu sắc nhất trong lịch sử nhân loại, một thời đại hoàn toàn mới được mở

ra Đó là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới

Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới

Cách mạng Tháng Mười Nga có sức lôi cuốn tất cả những trào lưu và khuynh hướng chủ yếu của cuộc đấu tranh cách mạng chống chủ nghĩa để quốc Trong đó, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân đã kết hợp với quy mô rộng lớn của

Trang 14

cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các đân tộc bị áp bức Điều này đã chứng tỏ ý nghĩa quốc tế về nhiều mặt kinh nghiệm của Cách mạng tháng Mười, nói lên khả năng vận dụng các kinh nghiệm đó vào các nước thuộc địa và phụ thuộc Các dân tộc thuộc địa ở hầu hết các châu lục được thức tỉnh, vùng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc Noi gương Cách mạng Tháng Mười Nga, các dân tộc bị áp bức trên thế giới đã vùng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc và lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa dé xay dựng đất nước Phong trảo giải phóng dân tộc phát triển ngày càng mạnh mẽ và từ sau chiến tranh thế giới thứ II đã trở thành cao trào, liên tiếp giành thắng lợi, làm sụp đô

hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, dé quốc, khai sinh một thực thé quốc tế mới Thức tỉnh hàng triệu quân chúng nhân dân lao động tự khăng định mình, tự mình sáng tạo xây dựng một xã hội giàu có, công bằng, dân chủ và văn minh

Cuộc Cách Mạng tháng Mười Nga ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng của các quốc gia trên toàn thế giới trong giai đoạn hiện nay Vì vậy ý nghĩa lịch

sử và tính chất quốc tế mà cuộc cách mạng này mang ý nghĩa rất to lớn đối với cuộc

đâu tranh vì độc lập dân chủ, là động lực hiện thực hóa tiễn bộ xã hội, gây dựng cộng

đồng văn minh, binh đẳng, thúc đây tỉnh thần tự chủ, vươn xa đến mục tiêu tự do nhân loại Hàng loạt các quốc gia ở châu u, châu Á và Mỹ Latinh đã thành công hoàn thiện cách mạng dưới sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản, đưa đất nước đi lên con đường chủ nghĩa xã hội Hệ thống XHCN thế giới được xác lập và ảnh hưởng to lớn đến xu thế phát triển tiến bộ của lịch sử nhân loại

Trang 15

CHUONG 2 MO HINH CHU NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THUC DAU TIEN TREN

THE GIOI 2.1 Bối cảnh thế giới từ sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu

sụp đồ

Chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời đầu tiên ở nước Nga - Xô Viết với sự kiện Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 Lúc bấy giờ Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất Điều kiện xây dựng một chế độ mới cực kỳ khó khăn và phức tạp: nền

kinh tế vốn lạc hậu lại bị tàn phá nặng nè trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, sau đó là

nội chiến, tiếp đó là chiến tranh can thiệp của 14 nước đề quốc và bị bao vây cắm vận

về kinh tế Từ năm 1918 đến mùa xuân 1921 để bảo đảm cung cấp lương thực cho quân đội, cho tiền tuyến, cho công nhân và cho nhân dân thành thị trong điều kiện lượng thực cực kỳ khan hiếm, Đảng Cộng sản Nga, đứng đầu là V.I.Lênin đã đề ra Chính sách cộng sản thời chiến, tiến hành quốc hữu hóa tải sản, tư liệu sản xuất quan trọng nhất của bọn tư bản độc quyên, đại địa chủ và các thế lực chống phá cách mạng

khác Đến tháng 3-1921, sau khi nội chiến kết thúc, tại Đại hội X Đảng Cộng sản Nga,

với việc đề ra Chính sách kinh tế mới (NEP), V.IL.Lênin đã chỉ rõ: trong những điều kiện mới, việc sử dụng những hình thức kinh tế quá độ của chủ nghĩa tư bản nhà nước

là một bộ phận rất quan trọng của chính sách này Thời kỳ Chính sách cộng sản thời chiến đã kết thúc, giờ đây với việc thực thi NEP, chủ nghĩa tư bản nhà nước là một trong những hình thức rất thích hợp để giúp nước Nga Xô Viết nhanh chóng khắc phục tình trạng suy sụp kinh tế sau chiến tranh và ngăn chặn những nảy sinh tự phát của nền sản xuất hàng hóa nhỏ - mầm mống của sự phục hồi chủ nghĩa tư bản Tháng 1-1924, V.I Lênin qua đời Sau đó, đã xảy ra những bất đồng lớn trong Đảng Cộng sản Liên Xô cũng như trong giới lý luận của Đảng đối với những vấn đề về mô hình

và những biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô Sau những cuộc tranh luận kéo dài, tư tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của I.V Stalin đã chiếm được địa vị chủ đạo

Tháng 10-1928, Liên Xô bắt đầu thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, lây

việc phát triển công nghiệp nặng làm trung tâm của công cuộc công nghiệp hóa đất

nước, hoàn thành vào cuỗi năm 1932 Năm 1933, khi tổng kết những thành tựu Kế

Trang 16

hoạch 5 năm lần thứ nhất, Chính phủ Liên Xô đã khăng định tỷ trọng công nghiệp trong nên kinh tế quốc dân đã đạt tới 70%, do vậy Liên Xô từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp Do đã tiêu diệt những thành phần kinh tế tư bản chủ nehĩa trong những ngành công nông nghiệp nên hệ thông kinh tế xã hội chủ nghĩa đã trở thành hình thức duy nhất trong công nghiệp Do đã tiêu diệt được giai cấp phú

nông nên hệ thông kinh tế xã hội chủ nghĩa đã trở thành cơ sở kinh tế ôn định trong

nông nghiệp Chế độ nông trang tập thể đã xóa bỏ được hiện tượng nghèo khó trong nông thôn, tiêu diệt hiện tượng thất nghiệp, giành được thắng lợi trong tất cả các

ngành kinh tế quốc dân và đã tiêu diệt hiện tượng bóc lột Tháng 12-1936, Đại hội Đại

biểu lần thứ 8 toàn Liên bang Xô Viết đã thông qua bản Hiến pháp, trong đó có tuyên

bố Liên Xô đã trở thành nước xã hội chủ nghĩa

2.2 Nội dung Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới

2.2.1.Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới

Cách mạng Tháng Mười Nga thành công vào năm 1917, nước Nga Xô Viết ra đời và đây cùng là diện mạo đầu tiên của chủ nghĩa xã hội hiện thực theo một nghĩa tương đối đầy đủ: Có ý thức hệ chủ đạo, có Nhà nước, có chính Đảng cầm quyền, có

thê chế luật pháp, có cơ chế, chính sách và mô hình quản lý xã hội Trong lịch sử

Đảng Cộng sản thì đây cũng là lần đầu tiên, Đảng Cộng sản ở vào vị trí cầm quyền

2.2.2 Chủ nghĩa xã hội hiện thực

Quan niệm về chủ nghĩa xã hội (CNXH) hiện thực liên quan tới một quan điểm

lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác, rằng CNXH, chủ nghĩa cộng sản (CNCS) là kết quả của những sự vận động - phong trào hiện thực: “Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực,

nó xóa bỏ trạng thái hiện nay Những điều kiện của phong trào ấy là do những tiền đề hiện đang tồn tại đẻ ra” Với ý nghĩa đó, CNXH, trong quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lénin la một phong trào hiện thực và có hai tiền đề cơ bản

Theo Mác và Angghen, tiền đề hiện thực đầu tiên cho CNXH là dai công nghiệp (công nghiệp hóa) với phương thức sản xuất công nghiệp mang tính xã hội hóa

Trang 17

và sự phát triển của giai cấp công nhân Những tiền đề khách quan đó được hình thành ngay trong lòng xã hội TBCN Theo Lênin, đối với những nước chưa qua giai đoạn phát triển TBCN, tiền đề đó chưa đầy đủ, thì phải thông qua quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa (XHCN) đề xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH

Tiền đề thứ hai là những kinh nghiệm và lý luận phản ánh các cuộc đấu tranh

giai cấp trong lịch sử của các xã hội có đối kháng giai cấp, nhằm xoá bỏ ách áp bức, bất công, xây đựng một xã hội công bằng, bình đăng, dân chủ Những cuộc nổi dậy của các giai cấp nô lệ và nông dân chống giai cấp chủ nô và phong kiến thời cổ - trung đại, những thử nghiệm XHCN trong các công xưởng của Robert Oen (1871 - 1858) hay Công xã Pari ở thời cận đại đều là sự phản ánh, ở nhiều mức độ đối với sự vận động nhận thức về hiện thực và cung cấp tư liệu cho lý luận đề khái quát quy luật của hiện thực Tuy chưa thành công nhưng những phong trào ấy có thế được xem là những tiệm tiến để có CNXH hiện thực sau này Theo quan niệm này, lý luận về CNXH cũng được xem là một cơ sở cho CNXH hiện thực với vai trò đúc kết kinh nghiệm, dẫn hướng cho hoạt động thực tiễn

Từ năm 1848, khi bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và các tô chức Đảng Cộng sản ra đời, phong trào thực tiễn này đã có thêm nhiều bước tiến lớn cả về thực tiễn và lý luận CNXH khoa học là thành tựu lý luận tiêu biêu Cách mạng Thang Mười Nga năm 1917 da mo đầu cho thời đại quá độ lên CNXH và là sự mở đầu cho thời kỳ CNXH hiện thực

CNXH hiện thực còn là khái niệm đề phân biệt với CNXH với tư cách là lý luận tức là CNXH khoa học - ly ludn do C.Mac va Ph.Angghen va V.1.Lé nin sang lap, phát triển Với sự ra đời của chế độ XHCN ở nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười

năm 1917, lan dau tiên CNXH đã từ lý luận trở thành hiện thực, chứ không chỉ là khát

vọng, tư tưởng, phong trào xã hội hay lý luận như trước đó Xét theo ý nghĩa triết học, thì CNXH hiện thực là đối tượng phản ánh còn lý luận về CNXH hiện thực là cái phản

ánh

CNXH hiện thực thê hiện tập trung nhất ở chế độ xã hội XHCN và theo đó, nó

phân biệt với chế độ TBCN Đặc điểm nỗi bật của chế độ mới là được bắt đầu từ khi giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản giành được chính quyền và

Trang 18

bắt đầu cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội XHCN Sự tồn tại, phát triển của chế độ XHCN có thê được coi là đồng nghĩa với CNXH hiện thực

Quá trình xây dựng chế độ XHCN lại đặt ra một đòi hỏi tự nhiên, khách quan

là những đúc kết kinh nghiệm, tổng kết lý luận về CNXH hiện thực từ những thành

công và cả từ những thất bại của nó Lý luận về CNXH hiện thực, từ góc độ này không chỉ đơn thuần là cái phản ánh mà còn là cái định hướng, dẫn dắt, điều chỉnh

để quá trình này đúng quy luật và có hiệu quả Nó đóng vai trò tích cực, chủ động trong quá trình phát triển xã hội Xét theo lịch sử vấn đề, thì C.Mác và Ph.Ăngghen là những nhà lý luận đặt nền móng và V.I.Lênin là người có những tổng kết lý luận đầu tiên về xây dựng CNXH hiện thực

Tóm lại, chủ nghĩa xã hội hiện thực là một chế độ chính trị - kinh tế - xã hội

được thiết lập sau khi giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giảnh được chính quyền, từ đó xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật với kiến trúc thượng tầng

về chính trị, tư tưởng, văn hoá tương ứng, theo những nguyên lý, quy luật của chủ nghĩa xã hội khoa học

Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới đặc trưng bởi Chính sách kinh

tế mới NEP: Từ tháng 3 năm 1921 (Đại hội X của Đảng Cộng sản Nga)

Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới (NEP)

Sau khi nội chiến kết thúc và nhận rõ những hạn chế cúa chính sách cộng sản thời chiến trong điều kiện mới, V.I.Lênin đã đề ra chính sách kinh tế mới (NEP) (năm 1921), trong đó đặc biệt coi trọng sử dụng hình thức kinh tế tư bản nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Người chỉ rõ những lợi thế của việc sử dụng hình thức kinh tế nay la: tận dụng được kỹ thuật hiện đại đề thúc đây lực lượng sản xuất phát

trién nhanh chóng, tăng nhanh sản phẩm xã hội: học tập được những kinh nghiệm tô

chức, quản lý sản xuất tiên tiễn của chủ nghĩa tư bản; sớm khắc phục được tình trạng hỗn độn, suy sụp về kinh tế, tình trạng vô chính phủ, tự phát của nền sản xuất hàng hoá nhỏ đang là “mỗi nguy lớn nhất, đáng sợ nhất” đe dọa sự tồn vong của chủ nghĩa

xã hội (V.LLênin); đồng thời là biện pháp cải tạo giai cấp tư sản một cách ít đau đớn

nhất

Trang 19

Có thể khăng định, NEP là đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội với sự thừa

nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phân, phát triển quan hệ hàng hoá tiền tệ, kinh tế thị trường, thực hiện sự trao đổi giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp

và nông nghiệp, thay chính sách trưng thu lương thực bằng chính sách thuế lương thực, chú trọng kích thích lợi ích vật chất và coi đó động lực quan trọng dé phat trién kinh tế, sử dụng các hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước

2.3 Đặc trưng của mô hình CNXH hiện thực của Liên Xô

2.3.1 Thành tựu

Có thể khái quát những thành tựu cơ bản của CNXH hiện thực:

Một, chế độ XHCN đã từng bước đưa nhân dân lao động lên làm chủ xã hội, đồng thời thúc đây trào lưu đấu tranh cho quyền tự do, dân chú trên toàn thế giới Nhờ

có sự ra đời của chế độ XHCN chế độ dân chủ XHCN được thiết lập, dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản (theo V.I.Lênin) Từ bản chất giai cấp của nó, chế độ dân chủ XHCN, cho tuyệt đại đa số nhân dân lao động, thực hiện ngày càng đầy đủ những quyền dân chủ, ngăn ngừa và trấn áp những hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân Không chỉ bảo đảm quyền làm chủ trên thực tế cho nhân dân mà hơn thế nữa chế độ XHCN còn thúc đây trào lưu đấu tranh cho đân chủ, nhân quyền ở các nước TBCN và trên toàn thé gidi

Hai, trong hon 70 nam xây dựng, Liên Xô và các nước XHCN khác đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của CNXH trên quy mô lớn với trình độ hiện đại, bảo đảm ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Nước Nga, trước Cách mạng Tháng Mười, so với các nước tư bản phát triển khác bị lạc hậu từ 50 đến 100 năm Khi bắt tay vào xây dựng CNXH, thu nhập quốc đân tính theo đầu người chỉ bằng 1/22 của Mỹ cùng thời Nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn, Liên Xô đã trở thành một trong hai siêu cường của thế giới Năm 1985, thu nhập quốc dân của Liên Xô bằng 66% của Mỹ, sản lượng công nghiệp bằng 85% của Mỹ

Với công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, Liên Xô đã trở thành một nước có trình độ học vấn cao, thu được những thành tựu đáng kế trong việc chăm sóc sức

Trang 20

khỏe, phát triển y té va bao dam phúc lợi xã hội cho nhân dân lao động Trước Cách mạng Tháng Mười, 3/4 nhân dân Nga mù chữ, chỉ sau 20 năm, nạn mù chữ đã được xóa bỏ Vào cuối năm 1980, Liên Xô là một trong những nước có trình độ học vấn cao nhất thế giới (164 triệu người có trình độ trung học và đại học, số lượng các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực cũng đứng vào hàng đầu thế giới) Liên Xô và các nước XHCN khác trước đây đã đạt được những bước tiến lớn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chính phục vũ trụ, có tiềm lực quân sự và công nghiệp quốc phòng hùng mạnh Trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học và công nghệ cũng có những

thành tựu rất to lớn

Ba, với sự lớn mạnh toàn điện, CNXH có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống chính trị thế giới, đóng vai trò quyết định đối với sự sụp đồ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa để quốc, mở ra ký nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và thời đại quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế ĐIỚI Chế độ XHCN được thiết lập không chỉ mở ra một

xu thế phát triển tất yếu cho các dân tộc là con đường XHCN, mà bằng sự giúp đỡ tích cực, có hiệu quả về nhiều mặt, các nước XHCN đã góp phần thúc đây mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc Năm 1919, các nước thuộc địa và nửa thuộc địa chiếm 72% diện tích và 70% dân số thế giới, tới những năm cuối của thế kỷ XX chỉ còn 0,7% điện tích và 5,3 dân số thê p1ới

Bốn, sức mạnh của CNXH hiện thực đóng vai trò quyết định đây lùi nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới; là sức mạnh vật chất, tính thần, cỗ vũ cho sự nghiệp cải cách, đôi mới vì CNXH

2.3.2 Chủ nghĩa xã hội hiện thực của Liên Xô chống lại Tư bản chủ nghĩa Chống lại dã man, thực hiện chủ nghĩa nhân đạo là lý tưởng của nhân loại trên con đường tiến hóa và phát triển Khác với những người dân chủ xã hội, V.I.Lênin và những người Mácxít trung thành thực hiện lý tưởng ấy bằng con đường cách mạng vô sản, xây dựng CNXH theo mô hình Xô Viết CNXH Xô viết ra đời mang những đặc trưng cơ bản đối lập với CNTB:

- CNTB dựa trên chế độ tư hữu, thì CNXH xóa bỏ chế độ tư hữu và thiết lập chế độ công hữu trên phạm vi toàn xã hội

Trang 21

- CNTB van hanh theo thị trường tự do, thiéu su quan ly điều tiết của Nhà nước thì chủ nghĩa xã hội xóa bỏ thị trường tự do, quản lý nền kinh tế theo kế hoạch; Nhà nước trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội

- CNTB xâm lược, áp bức, bóc lột các nước thuộc địa phụ thuộc, thì CNXH giúp các nước này đấu tranh chống tư bản để quốc, giành độc lập dan téc

- CNTB gây ra chiến tranh đề quốc thì CNXH chống lại chiến tranh dé quốc

2.3.3 Đặc điểm của một mô hình xã hội mang tính chất tập trung quan liêu, phi

tự nhiên

Song, đo ra đời trong điều kiện đặc biệt - trong vòng bao vây của chủ nghĩa đề quốc, luôn có nguy cơ bị tiêu điệt bởi chiến tranh đế quốc, khi đó cơ sở vật chất còn ở trình độ thấp (công nghiệp cơ khí, “văn minh công nghiệp ông khói”) và điều kiện đặc thủ của nước Nøa - và cũng do sai lầm chủ quan ảo tưởng của các Đảng Cộng sản về

sự quá độ lên CNXH, đã thiết lập một mô hình xã hội mang tính chất tập trung quan

liêu, phi tự nhiên với một số đặc điểm:

Xóa bỏ mọi hình thức sở hữu tư nhân, xác lập chế độ công hữu trong toàn bộ nên kinh tế dưới hai hình thức: toàn dân và tập thé Trong diéu kién luc lượng sản xuất phát triên chưa đầy đủ thì sở hữu tư nhân tất yếu còn tồn tại, vì nó còn tạo địa bàn cho lực lượng sản xuất phát triển Và khi lực lượng sản xuất phát triển chưa đây đủ, trình

độ xã hội hóa chưa cao thì cũng không thê xác lập chế độ công hữu trong phạm vi toàn xã hội, có chăng chỉ xác lập được ở một bộ phận của nên kinh tế Mặt khác, xóa

bỏ triệt dé sở hữu tư nhân cũng có nghĩa là xóa bỏ lợi ích tư nhân của con người gắn liền với sở hữu ay, mà lợi ích tư nhân chính là một trong những động lực hoạt động của con người, cũng chính là một trong những động lực phát triển kinh tế - xã hội Và như vậy là vô hình trung đã xóa bỏ động lực phát triển, gây nên trạng thái trì trệ Còn chế độ công hữu được xác lập không dựa trên xã hội hóa sản xuất thì cũng không có

cơ sở khách quan đề xác lập thể chế kiểm soát, quản lý có hiệu quả, dẫn đến tinh trạng

vô chính phủ, “cha chung không ai khóc”, gây nên tham những, sử dụng không có hiệu quả tư liệu sản xuất, lãng phí của cải xã hội

Duy ý chí xóa bỏ thị trường tự do, trên thực tế đã hạn chế, triệt tiêu tác động của quy luật giá trị, quy luật cung cầu, cạnh tranh, cũng chính là hạn chế, triệt tiêu

Ngày đăng: 19/12/2024, 13:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN