Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị dân tộc mà còn có ýnghĩa thời đại, góp phần vào việc giải quyết những vấn đề đặt ra cho thế kỷ hiện nay.Ngày nay, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
🙞🙜🕮🙞🙜
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài: Phân tích những điểm đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam
Giảng viên: Hoàng Thị Thúy
Nhóm: 1
Mã lớp học phần: 241_HCMI0111-15
Hà Nội, Tháng 10, Năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT……….4
I Nhà nước dân chủ Nhân dân ở Việt Nam là sự lựa chọn đúng đắn của Hồ Chí Minh .4
1.1.Quá trình lựa chọn kiểu nhà nước ở Việt Nam 4
1.2 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Những nét khái quát về sự ra đời và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh 5
CHƯƠNG II: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ X Y DỰNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 8
1 Nhà nước dân chủ 8
1.1 Bản chất của Nhà nước dân chủ 8
1.2 Nhà nước của Nhân dân 9
1.3 Nhà nước do Nhân dân 10
1.4 Nhà nước vì Nhân dân 13
2 Nhà nước pháp quyền 14
2.1 Xây dựng Nhà nước hợp pháp, hợp hiến 14
2.2 Nhà nước thượng tôn pháp luật 15
2.3 Nhà nước pháp quyền nhân nghĩa 16
3 Nhà nước trong sạch, vững mạnh 18
3.1 Kiểm soát quyền lực Nhà nước 18
3.2 Phòng chống tiêu cực Nhà nước 19
CHƯƠNG III: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC VÀO QUÁ TRÌNH X Y DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 21
KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn
đề chính quyền nhà nước Quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh gắn liền vớinhững nhận thức, tìm kiếm, lựa chọn một hình thức, chế độ nhà nước thích hợp, thúc đẩydân tộc Việt Nam phát triển theo đúng quỹ đạo tiến bộ xã hội Ngay ở tuổi trưởng thành,trên quê hương mình, Hồ Chí Minh đã thấy rõ bộ mặt phản nhân tính của nhà nước thựcdân phong kiến Đó là hình thức nhà nước xấu xa, tồi tệ nhất mà nhân loại từng biết đến,nhưng lại là một sản phẩm tất yếu của hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới Toàn bộ bảnchất thật sự của nhà nước đó được Hồ Chí Minh bóc trần, lên án gay gắt trong nhiều tácphẩm, bài nói, bài viết, trước hết là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp Từ đó, Hồ ChíMinh đặt vấn đề về sự cần thiết phải lật đổ nhà nước thối nát đó, nhưng bằng cách nào,con đường nào, lấy gì để thay thế nó thì Người chưa có sẵn một câu trả lời
Xuất phát từ nhu cầu giải phóng dân tộc, trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh
đã tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, là lý luận cách mạng tiên tiến nhất của thời đại Đượcsoi sáng bởi phương pháp luận biện chứng mác xít, thông qua hoạt động thực tiễn, Hồ ChíMinh đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể củaViệt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinhhoa văn hóa nhân loại Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị dân tộc mà còn có ýnghĩa thời đại, góp phần vào việc giải quyết những vấn đề đặt ra cho thế kỷ hiện nay.Ngày nay, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đã và đang quyết tâm kế thừa, phát triển tưtưởng của Người để xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ViệtNam trong sạch, vững mạnh: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo lànhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị”
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước là một tài sản quý giá trong di sản cách mạng củaNgười, chứa đựng những giá trị to lớn cả về phương diện lý luận và thực tiễn đối với xâydựng nhà nước kiểu mới
Trang 4CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I Nhà nước dân chủ Nhân dân ở Việt Nam là sự lựa chọn đúng đắn của Hồ Chí Minh
1 Quá trình lựa chọn kiểu nhà nước ở Việt Nam
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề cơ bản của mọi cuộc cáchmạng là vấn đề chính quyền nhà nước Quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minhgắn liền với những nhận thức, tìm kiếm, lựa chọn một hình thức, chế độ nhà nước thíchhợp, thúc đẩy dân tộc Việt Nam phát triển theo đúng quỹ đạo tiến bộ xã hội Hồ Chí Minh,trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, đã nhận thức rõ sự phản nhân tính của nhànước thực dân phong kiến và lên án gay gắt chế độ này qua nhiều tác phẩm, đặc biệt là
“Bản án chế độ thực dân Pháp.Từ đó, Hồ Chí Minh đặt vấn đề về sự cần thiết phải lật đổ
nhà nước thối nát đó, nhưng bằng cách nào, con đường nào, lấy gì để thay thế nó thìNgười chưa có sẵn một câu trả lời
Xuất phát từ nhu cầu giải phóng dân tộc, trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước, Hồ ChíMinh đã tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, là lý luận cách mạng tiên tiến nhất của thời đại.Được soi sáng bởi phương pháp luận biện chứng mácxít, thông qua hoạt động thực tiễn,
Hồ Chí Minh đã phát hiện vị trí lịch sử của các chế độ nhà nước đang vận hành, trên cơ sởphân tích, so sánh và đặt chúng trong dòng chảy liền mạch của tiến bộ lịch sử Trong quátrình khảo cứu, Hồ Chí Minh chú ý tìm hiểu hai loại hình nhà nước hiện thời: Nhà nướcdân chủ tư sản mà những đại diện tiêu biểu là Mỹ, Pháp và nhà nước xã hội chủ nghĩa rađời từ Cách mạng Tháng Mười 1917
Trong nhận thức của Hồ Chí Minh, nhà nước tư sản dù ở Mỹ hay ở Pháp, mặc dầu
đã xác lập được một hệ thống giá trị theo các chuẩn mực dân chủ và nhân đạo, nhưng vềthực chất vẫn là công cụ thống trị của một số người, vì lợi ích của thiểu số; đại bộ phậndân chúng vẫn bị bóc lột, nô dịch cả ở chính quốc lẫn ở các nước thuộc địa Tính chấtphiến diện nửa vời, không triệt để của nhà nước dân chủ tư sản, ngay trong bản chất của
nó đã bộc lộ những đối kháng không thể điều hòa và chắc chắn sẽ là nguyên nhân làmbùng nổ các cuộc cách mạng xã hội trong tương lai Cái gọi là “thiên đường của dân chủ,
tự do”, lý tưởng bình đẳng, bác ái chỉ còn là những ngôn từ sáo rỗng, không có nội dung
xã hội xác thực Vì vậy, mục đích giải phóng và phát triển của xã hội Việt Nam không thểlựa chọn và đi theo kiểu nhà nước đó Những nhận xét và khảo nghiệm của Hồ Chí Minh
về nhà nước tư sản mang tính cách mạng, khoa học, có ý nghĩa phương pháp luận to lớn
và ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị
Trang 5Đối lập với nhà nước tư sản là nhà nước Xôviết còn non trẻ, nhưng đã bộc lộ sứcsống và những ưu thế nổi trội của mình, hướng vào phục vụ quần chúng công - nông -binh, thật sự vì lợi ích của họ Đây chính là loại hình nhà nước của chế độ xã hội mới màcách mạng Việt Nam phải đi theo Như vậy, bằng những khảo nghiệm thực tiễn, với tưduy chính trị nhạy cảm, sắc sảo, vào những năm 20 của thế kỷ trước, Hồ Chí Minh đãquyết định lựa chọn con đường Cách mạng Tháng Mười, kiểu nhà nước theo học thuyếtMác - Lênin Câu hỏi về con đường xóa bỏ nhà nước thực dân phong kiến và lấy gì đểthay thế đã tìm được lời giải xác đáng Để lựa chọn kiểu nhà nước theo xu thế vận độngcủa lịch sử, Hồ Chí Minh dựa trên hai cơ sở chính Đó là tính chất nhân dân và khả năngcủa nhà nước trong việc bảo đảm cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc, thoả mãn các “nhucầu trần thế” của nhân dân và con người Ở Hồ Chí Minh, việc lựa chọn kiểu nhà nướcgắn bó chặt chẽ với mục tiêu giải phóng con người và phát triển xã hội.
Tính chất sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh là việc vận dụng kinh nghiệm Xô viết
để kiến tạo, xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam Về mục đích, nguyên tắc, Ngườitrung thành với “mô hình Xôviết”, nhưng lại có bước đi, cách làm độc lập, không giáođiều, rập khuôn Có thể nói, Hồ Chí Minh chỉ lĩnh hội cái “tinh thần Xôviết” để định hình
“mô hình Nhà nước Việt Nam” Chính vì thế, năm 1941, khi về nước, trong quá trình xâydựng căn cứ địa cách mạng, Hồ Chí Minh không chủ trương xây dựng các Xôviết đã từngxuất hiện trong phong trào Xôviết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) mà thành lập Ủy ban Việtminh, Ủy ban giải phóng và Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh, liên tỉnh Giữa năm 1945,khu giải phóng Việt Bắc đã hình thành chính quyền hoàn chỉnh Đồng bào toàn khu đượchít thở không khí tự do, tự tổ chức đời sống của mình, từ sản xuất, đánh giặc, quản lý mọimặt đời sống xã hội đến bảo vệ chính quyền Bằng công tác thực tiễn chu đáo, thiết thực,các ủy ban nhân dân, chính quyền kiểu mới cắm rễ trong lòng quần chúng, tạo nên uy tín
và sức mạnh Chính phủ lâm thời (Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam) do Đại hội quốcdân Tân Trào bầu ra (16-8-1945) và Nhà nước hình thành theo quy định của Hiến pháp
1946 đều tiếp tục truyền thống này, thực sự là một nhà nước dân chủ nhân dân
2 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - những nét khái quát về sự ra đời và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam dânchủ cộng hòa Chủ tịch đồ Chí Minh là người khai sinh, đứng đầu và là linh hồn của nhànước đó
Sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh công bốdanh sách Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa Nội các quốc gia thống nhất
do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, đồng thời kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao
Trang 6Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 9-1945, Hồ Chí Minh đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách, trong đó nhiệm vụ thứ ba là “tổchức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” làm cho Nhànước ta trở thành nhà nước dân chủ, hợp hiến Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, ngay từnhững ngày đầu tiên, chính quyền mới đã hướng vào giải quyết và thỏa mãn các nhu cầutối cần thiết của nhân dân.
3-Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được tổ chứcthắng lợi vào ngày 6-1-1946, trong điều kiện cả nước đang chuẩn bị kháng chiến Quốchội khóa I có 333 đại biểu, sau bổ sung 70 đại biểu gồm 20 đại biểu thuộc Việt Nam cáchmạng đồng minh hội và 50 đại biểu của Việt Nam quốc dân đảng Đánh giá về Quốc hộikhóa I, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trong cuộc Toàn quốc đại biểu đại hội này, các đảngphái đều có đại biểu mà đại biểu không đảng phái cũng nhiều, đồng thời phụ nữ và đồngbào dân tộc thiểu số cũng đều có đại biểu Vì thế cho nên, các đại biểu trong Quốc hội nàykhông phải đại diện cho một đảng phái nào mà là đại biểu cho toàn thể quốc dân ViệtNam Đó là một sự đoàn kết tỏ ra rằng lực lượng của toàn dân Việt Nam đã kết lại thànhmột khối” (1)
Quốc hội cử ra Chính phủ chính thức của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, gồm
22 thành viên, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đây làChính phủ kháng chiến và kiến quốc Để củng cố chính quyền và quản lý đất nước, HồChí Minh ý thức rất rõ tầm quan trọng của Hiến pháp Ngày 20-9-1945, Hồ Chí Minh đã
ký Sắc lệnh số 34 thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 thành viên, do Người làmTrưởng ban Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hồ Chí Minh, đến tháng 10-1946, bản Dự thảohiến pháp đã hoàn thành Quốc hội khóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong phiênhọp ngày 9-11-1946, đã chính thức thông qua bản dự thảo Hiến pháp Đó là bản Hiến phápđầu tiên của nước ta Sau này, vào cuối những năm 50, cũng chính Hồ Chí Minh lãnh đạo
và chỉ đạo soạn thảo Hiến pháp 1959, làm cơ sở pháp lý cho đường lối xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc đấu tranh thống nhất nước nhà
Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Nhà nước Việt Nam ngày càng được củng cố
và hoàn thiện về các mặt: lập pháp, hành pháp và tư pháp, thật sự là công cụ quyền lực củanhân dân, đại diện cho ý chí, lợi ích và nguyện vọng của toàn dân tộc Trong xây dựng vàlãnh đạo nhà nước, Hồ Chí Minh đã tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, bảo đảm quyền lựcnhà nước là thống nhất, có phân công, phân nhiệm rõ ràng nhằm thực hiện mục tiêu dântộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc Căn cứ vào các nhiệm vụ cách mạngtrong từng thời kỳ, Người đã chỉ đạo tổ chức bộ máy nhà nước gọn, nhẹ, thích hợp, đủnăng lực và trí tuệ quản lý đất nước
Trang 7Hồ Chí Minh luôn luôn căn dặn cán bộ chính quyền, đoàn thể phải tin ở dân, vì khảnăng của dân là to lớn, là vô tận Trong toàn bộ hoạt động của mình với cương vị là ngườiđứng đầu Nhà nước, Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định tư tưởng nước lấy dân làm gốc,lợi ích của nhân dân là trước hết và trên hết, nhiệm vụ của chính quyền và đoàn thể làphụng sự nhân dân.
Qua thực tiễn lãnh đạo, quản lý, Hồ Chí Minh nhìn thấy rất rõ những căn bệnh phátsinh làm hủy hoại và biến dạng Nhà nước Người kiên quyết chống lại, cảnh báo nhiềunguy cơ, đề xuất các giải pháp thiết thực, trừng trị nghiêm khắc các cán bộ thoái hóa, biếnchất, đảm bảo cho Nhà nước ta thật sự trong sạch, vững mạnh
Trong 24 năm đứng đầu Nhà nước, Hồ Chí Minh đã dày công xây dựng các thiếtchế, thể chế và cơ chế dân chủ, khơi nguồn truyền thống dân chủ ở Việt Nam Đặc biệt,Người đã để lại một tấm gương sáng về đạo đức liêm khiết, trong sạch, hết lòng phục vụnhân dân, vì dân, vì nước và một phong cách lãnh đạo đặc sắc - phong cách lãnh đạo HồChí Minh
Trang 8Chương II: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM1.Nhà nước dân chủ
1.1 Bản chất của nhà nước dân chủ
a) Khái niệm
Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội căn cứ vào việc khẳng địnhtoàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân thực hiện hoặc thông qua người đạidiện do nhân dân bầu ra, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người.Theo Mác Lênin, dân chủ là sản phẩm phản ánh những tính chất của các mối quan hệ xãhội, trình độ và yêu cầu phát triển của xã hội, đặc biệt là mối quan hệ, trình độ và yêu cầuphát triển kinh tế
b) Bản chất của nhà nước dân chủ
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là một nhànước mang bản chất giai cấp công nhân Điều này được thể hiện ở 3 phương diện sau:
Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vị trí và vai trò cầm quyền Ngay trong quan điểm
về nhà nước dân chủ, nhà nước do nhân dân là người chủ nắm chính quyền, Bác đã nhấnmạnh nòng cốt của nhân dân là liên minh công- nông- trí, do giai cấp công nhân mà tiềnphong là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, cầm quyền bằng các hình thức: Bằng đườnglối, quan điểm, chủ trương để Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, chính sách, kế hoạch;Bằng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên của mình trong bộ máy, cơ quan nhànước; Bằng công tác kiểm tra
Hai là, bản chất giai cấp của nhà nước Việt Nam thể hiện ở tính định hướng xã hội chủ
nghĩa trong sự phát triển đất nước Đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩacộng sản là mục tiêu cách mạng nhất quán của Hồ Chí Minh
Ba là, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ Hồ Chí Minh chú ý đến cả hai mặt dân chủ
và tập trung trong tổ chức và hoạt động của tất cả bộ máy, cơ quan nhà nước Người nhấnmạnh sự cần thiết phải phát huy cao độ dân chủ, đồng thời cũng nhấn mạnh phải phát huycao độ tập trung, Nhà nước phải tập trung thống nhất quyền lực để tất cả mọi quyền lực
Trang 9thuộc về nhân dân
Trong Nhà nước Việt Nam, bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân vàtính dân tộc Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước mới ở Việt Nam, bản chất giaicấp công nhân của Nhà nước thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc, thể hiện ở cácđiều sau:
Một là, Nhà nước mới ở Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ
của nhiều thế hệ người Việt Nam, của toàn thể dân tộc Nhà nước Việt Nam mới, do vậy,không phải của riêng giai cấp, tầng lớp nào mà là thuộc về nhân dân
Hai là, Nhà nước Việt Nam ngay từ khi ra đời đã xác định rõ và luôn kiên trì, nhất quán
mục tiêu vì quyền lợi của nhân dân, lấy quyền lợi của dân tộc làm nền tảng Hồ Chí Minhkhẳng định quyền lợi cơ bản của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của nhân dânlao động và của toàn dân tộc
Ba là, Nhà nước mới ở Việt Nam đã đảm đương nhiệm vụ mà toàn thể dân tộc giao phó là
tổ chức nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiiến để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổquốc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,góp phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ của thế giới Con đường quá độ lên chủ nghĩa
xã hội và đi dến chủ nghĩa cộng sản là con đường mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xácđịnh, cũng là sự nghiệp của chính nhà nước
1.2 Nhà nước của nhân dân
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, nhà nước của nhân dân là nhà nước mà tất cảmọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân Người khẳngđịnh: “Trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của chúng ta, tất cả mọi quyền lựcđều là của nhân dân” Nhà nước của dân tức là “dân là chủ” Nguyên lý “dân làchủ” khẳng định địa vị chủ thể tối cao của mọi quyền lực là nhân dân
Trong nhà nước dân chủ, nhân dân thực thi quyền lực thông qua hai hình thức:
2 Dân chủ gián tiếp:
Là hình thức dân chủ được sử dụng rộng rãi nhằm thực thi quyền lực của nhân dân
Trang 10 Là hình thức dân chủ mà trong đó nhân dân thực thi quyền lực của mình thông quacác đại diện mà họ lựa chọn, bầu ra và những thiết chế quyền lực mà họ lập nên
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, trong hình thức dân chủ gián tiếp:
- Quyền lực nhà nước là “thừa ủy quyền” của nhân dân: Tự bản thân nhà nước
không có quyền lực Quyền lực của nhà nước là do nhân dân ủy thác Do vậy, các
cơ quan quyền lực nhà nước cùng với đội ngũ cán bộ “đều là công bộc của dân,nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân” Ở đây,
Hồ Chí Minh đã xác định rõ vị thế và mối quan hệ giữa nhân dân với cán bộ nhànước trên cơ sở nhân dân là chủ thể nắm giữ mọi quyền lực Theo Hồ Chí Minh:
“Dân làm chủ thì Chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này ủy viên khác là làmgì? Làm đày tớ Làm đày tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng”,
“Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ Trong bộ máy cáchmạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công làmđày tớ cho dân” Chính vì vậy, Hồ Chí Minh kịch liệt phê phán những cán bộ nhànước thoái hóa, biến chất, từ chỗ là công bộc của dân đã trở thành “quan cáchmạng”, đứng trên nhân dân, coi khinh nhân dân, “cậy thế” với dân, “quên rằng dânbầu mình ra để làm việc cho dân”
- Nhân dân có quyền kiểm soát, phê bình nhà nước, có quyền bãi miễn những đại biểu mà họ đã lựa chọn, bầu ra và có quyền giải tán những thiết chế quyền lực mà
họ đã lập nên: Đây là quan điểm rõ ràng, kiên quyết của Hồ Chí Minh nhằm đảm
bảo cho mọi quyền lực, trong đó có quyền lực của nhà nước, luôn nằm trong taydân chúng Một nhà nước thật sự của dân, theo Hồ Chí Minh, luôn “mong đồng bàogiúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm trọn nhiệm vụ của mình là: ngườiđày tớ trung thành tận tụy của nhân dân” Trong Nhà nước đó “nhân dân có quyềnbãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ
ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”, thậm chí, “nếu Chính phủ làmhại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”
- Luật pháp dân chủ và là công cụ quyền lực của nhân dân: Theo Hồ Chí Minh, sự
khác biệt căn bản của luật pháp trong Nhà nước Việt Nam mới với luật pháp củanhà nước theo chế độ tư bản, phong kiến là ở chỗ nó phản ánh được ý nguyện vàbảo vệ quyền lợi của dân chúng Luật pháp đó là của nhân dân, là công cụ thực thiquyền lực của nhân dân, là phương tiện để kiểm soát quyền lực nhà nước
Trang 111.3 Nhà nước do nhân dân
1 Nhà nước là công cụ phục vụ nhân dân
- Bản chất nhà nước vì dân: Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định rằng nhà nước phải làmột công cụ để thực hiện ý chí của nhân dân, không phải là một bộ máy thống trị hay caitrị nhân dân Bác nhấn mạnh, mọi hoạt động của nhà nước phải đặt lợi ích của nhân dânlên trên hết Hồ Chí Minh viết: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nhân dân là chủ vàChính phủ là đầy tớ của nhân dân, chứ không phải là quan trên như dưới chế độ thực dân,phong kiến”
- Phục vụ nhân dân không điều kiện: Theo Hồ Chí Minh, chính quyền phải thực sự là một
cơ quan phục vụ nhân dân, không phải là một công cụ để các quan chức, cán bộ lợi dụng
để trục lợi cá nhân Bác khẳng định: “Cán bộ là đầy tớ của nhân dân, làm việc cho dân chứkhông phải làm quan để cai trị dân”
2 Nhà nước bảo đảm quyền lợi của nhân dân
- Chăm lo đời sống của nhân dân: Hồ Chí Minh luôn đặt lợi ích của nhân dân lên hàngđầu Bác cho rằng nhà nước phải lo cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân Đặcbiệt, Bác coi quyền được hưởng các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, mặc, ở, họchành và y tế là trách nhiệm của nhà nước Trong tác phẩm "Dân vận", Bác viết: “Chínhquyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra, cho nên phải hết lòng hết sức phục
vụ dân Nếu chính quyền làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính quyền ấy đi và cử chínhquyền khác”
- Bảo vệ quyền tự do và quyền dân chủ của nhân dân: Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnhnhà nước phải bảo vệ các quyền cơ bản của con người, đặc biệt là quyền tự do và quyềndân chủ Bác từng viết: “Chính quyền dân chủ có nghĩa là tất cả các quyền hành và lựclượng đều ở nơi dân” Bác khẳng định rằng, một nhà nước vì dân là nhà nước đảm bảoquyền con người được thực thi đầy đủ, bảo vệ nhân dân khỏi các hành động xâm phạmđến quyền lợi cá nhân và tập thể
3 Nhà nước liêm chính, chống tham nhũng và quan liêu
- Liêm chính và công bằng: Hồ Chí Minh cực kỳ coi trọng tính liêm chính của nhà nước.Bác cảnh báo rằng nếu nhà nước không liêm chính, nó sẽ mất lòng tin của nhân dân HồChí Minh từng nói: “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ” Bác
Trang 12cho rằng tham nhũng và quan liêu là những mối đe dọa lớn đối với sự tồn tại và phát triểncủa nhà nước Trong thư gửi Ủy ban nhân dân các cấp ngày 17/10/1945, Bác viết: “Nếunước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”
- Phê phán quan liêu, xa dân: Hồ Chí Minh phê phán nặng nề thái độ quan liêu, xa rờinhân dân của một số cán bộ trong bộ máy nhà nước Bác cho rằng một khi quan chức quanliêu, không lắng nghe nhân dân, sẽ tạo ra khoảng cách giữa nhà nước và dân, dẫn đến sựlạm dụng quyền lực Trong bài "Cần, kiệm, liêm, chính", Bác viết: “Quan liêu là mẹ đẻcủa tham ô và lãng phí Nó làm hại cho công việc nước nhà, làm mất lòng tin của dân, pháhoại tinh thần đoàn kết giữa dân với Chính phủ”
4 Nhà nước tạo điều kiện cho nhân dân tham gia quản lý
- Nhân dân làm chủ: Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò của nhân dân trong việc thamgia vào quản lý nhà nước Bác viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là ngườichủ Nhân dân có quyền kiểm soát Chính phủ để Chính phủ thực sự là của dân, do dân, vìdân” Theo Bác, nhà nước vì dân phải khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân dân thamgia vào quá trình xây dựng và quản lý nhà nước, từ việc bầu cử đến tham gia giám sát cáchoạt động của chính quyền
- Tôn trọng ý kiến và sáng kiến của nhân dân: Hồ Chí Minh rất coi trọng việc lắng nghe vàtiếp thu ý kiến từ nhân dân Bác nhấn mạnh rằng chỉ khi chính quyền lắng nghe, học hỏi từnhân dân, thì mới có thể điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp với thực tiễn đời sống.Bác viết: “Nhân dân là gốc, nếu nhân dân không thuận, không giúp đỡ thì chính quyền làm
gì cũng không xong”
5 Nhà nước và cán bộ là người "đầy tớ" của dân
- Trách nhiệm và bổn phận của cán bộ: Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh rằng cán bộ nhànước là “đầy tớ” của nhân dân, nghĩa là họ phải hết lòng phục vụ, không được tự coi mình
là "quan trên" Bác từng viết: “Chính phủ do dân cử ra Vì vậy Chính phủ phải hết lòng hếtsức phụng sự nhân dân Mỗi người dân phải hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình”
- Gần dân, hiểu dân: Bác khuyến khích cán bộ, đảng viên phải gắn bó mật thiết với nhân
Trang 13dân, hiểu được nguyện vọng và khó khăn của dân Điều này giúp xây dựng lòng tin giữanhà nước và nhân dân Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn được dân yêu, dân tin thì Chínhphủ phải yêu dân, phải chăm lo đến đời sống của dân, từ cái ăn, cái mặc đến việc học hànhcủa dân”
1.4 Nhà nước vì nhân dân
1 Nhà nước là công cụ của nhân dân
- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước được xây dựng nhằm phục vụ lợi ích của nhândân, không phải là tổ chức độc lập nắm quyền lực cho riêng mình Hồ Chí Minh khẳngđịnh: "Chính quyền là của dân, do dân và vì dân", nghĩa là mọi quyền lực đều thuộc vềnhân dân
- Nhà nước, theo quan điểm của Người, phải luôn hoạt động theo nguyên tắc phục vụ nhândân, coi trọng ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân Nhà nước không phải
là cơ quan trên cao áp đặt lên nhân dân, mà là nơi thực thi ý chí của nhân dân để quản lý
xã hội
2 Mục tiêu của Nhà nước là hạnh phúc và lợi ích của nhân dân
- Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng mục tiêu chính của Nhà nước là làm cho đời sống của
nhân dân được cải thiện, hạnh phúc và ấm no Nhà nước "vì dân" là nhà nước luôn đặt lợiích của nhân dân lên trên hết, làm mọi việc để đảm bảo quyền lợi chính đáng của ngườidân
-Người chỉ rõ rằng nhà nước không được hành động vì lợi ích của riêng một nhóm thiểu sốhay của cá nhân nào, mà phải phục vụ toàn thể nhân dân, đặc biệt là những người laođộng, người nghèo và những tầng lớp bị áp bức
3 Chính quyền phải liêm khiết và trong sạch
- Hồ Chí Minh yêu cầu rằng để thực hiện được nguyên tắc "vì dân", nhà nước phải xâydựng một bộ máy chính quyền liêm khiết, trong sạch, không quan liêu, tham nhũng Ngườicho rằng "tham ô, lãng phí, quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội, của chính phủ,của dân chủ"
- Người cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước phải là những người trung thực, liêmchính, làm việc vì lợi ích chung chứ không vì lợi ích cá nhân Nhà nước phải xử lý nghiêmnhững hành vi tham nhũng, lạm quyền, vì đó là sự phản bội lại lý tưởng "vì dân" mà HồChí Minh đề ra
4 Nhà nước phải gần dân, lắng nghe dân
Trang 14-Một yếu tố quan trọng khác của Nhà nước "vì dân" theo tư tưởng Hồ Chí Minh là sự gắn
bó mật thiết giữa chính quyền với nhân dân Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh rằng chínhquyền phải gần dân, hiểu dân và lắng nghe ý kiến của dân
-Người cho rằng chính quyền không thể xa rời thực tiễn cuộc sống của nhân dân Nhữngngười lãnh đạo và cán bộ nhà nước cần đi xuống cơ sở, sống cùng với nhân dân, để hiểuđược tâm tư, nguyện vọng của họ Điều này giúp cho chính sách, pháp luật của nhà nướcphản ánh đúng những nhu cầu thực tế của dân chúng
5 Dân chủ và quyền tham gia của nhân dân vào quản lý nhà nước
-Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh rằng nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Người nói rằng "dân là chủ", và nhà nước phải tạo mọi điều kiện để nhân dân có thể thamgia trực tiếp vào công việc quản lý nhà nước
-Nhà nước không thể chỉ là nơi đưa ra mệnh lệnh từ trên xuống, mà cần tôn trọng quyền tự
do bày tỏ ý kiến, quyền kiểm soát và giám sát của nhân dân Sự tham gia của nhân dân vàoquá trình xây dựng và thực thi chính sách là yếu tố quyết định để Nhà nước thực sự "vìdân"
6 Nhà nước phải có trách nhiệm giáo dục và phục vụ nhân dân
-Hồ Chí Minh cho rằng Nhà nước không chỉ thực hiện chức năng quản lý xã hội mà cònphải có trách nhiệm giáo dục, nâng cao dân trí, giúp nhân dân phát triển về mọi mặt Đây
là yếu tố cần thiết để đảm bảo cho nhân dân có thể làm chủ thật sự và tham gia vào cáccông việc của nhà nước
-Nhà nước phải chăm lo đời sống nhân dân, không chỉ về mặt vật chất mà còn về tinhthần, bảo vệ quyền lợi và cung cấp các dịch vụ cơ bản cho nhân dân như y tế, giáo dục, và
an sinh xã hội
7 Chống chủ nghĩa cá nhân và lợi dụng quyền lực
-Hồ Chí Minh đặc biệt cảnh báo về nguy cơ của chủ nghĩa cá nhân trong hệ thống nhànước Theo Người, nếu các cán bộ lãnh đạo và công chức nhà nước bị chi phối bởi chủnghĩa cá nhân, thì nhà nước sẽ không thể thực sự "vì dân"
-Người nhấn mạnh rằng cán bộ, đảng viên phải luôn đề cao trách nhiệm trước nhân dân,tránh xa hoa, lãng phí và luôn giữ vững đạo đức cách mạng Những biểu hiện quan liêu,tham nhũng, lạm quyền là kẻ thù của một Nhà nước "vì dân", cần phải loại bỏ
Trang 152.Nhà nước pháp quyền
2.1 Xây dựng nhà nước hợp pháp, hợp hiến
Hồ Chí Minh luôn chú trọng vấn đề xây dựng nền tảng pháp lý cho nhà nước ViệtNam mới
Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời, đọc bản Tuyên ngônđộc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Trong bản Tuyên ngôn độclập - khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bằng những lý lẽ chắcchắn, thuyết phục, Người đã trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thếgiới về địa vị hợp pháp của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Ngày 3/9/1945, Hồ Chí Minh đã đề nghị tổ chức tổng tuyển cử để lập Quốc hội rồi
từ đó lập ra Chính phủ và các cơ quan, bộ máy hợp hiến, thể hiện quyền lực tối caocủa nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra: “Chúng ta phải có một hiến pháp dânchủ Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế
độ phổ thông đầu phiếu Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng
cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống ”
Ngày 17/9/1945, Người ký Sắc lệnh ấn định thể lệ Tổng tuyển cử Ngày 20/9/1945,Người ký Sắc lệnh số 34-SL thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp của nước ViệtNam Dân chủ Cộng hòa để chuẩn bị đệ trình dự thảo Hiến pháp ra Quốc hội Sựkhẩn trương của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chuẩn bị tích cực cho sự ra đời của mộtnhà nước hợp pháp, hợp hiến
Cuộc Tổng tuyển cử được tiến hành ngày 6/1/1946 với chế độ phổ thông đầu phiếu,trực tiếp và bỏ phiếu kín
Ngày 2/3/1946, Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên lập ra các tổ chức, bộ máy vàcác chức vụ chính thức của Nhà nước
Trên thế giới, chưa có quốc gia nào làm được điều này ngay sau khi giành chínhquyền Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rút kinh nghiệm từ thực tiễn các cuộc cách mạng trên thếgiới, cùng với sự nhạy cảm và tư duy sắc bén đã hình thành nên một Nhà nước hợp hiến,hợp pháp đầu tiên ở Việt Nam do Nhân dân bầu ra, có đủ tư cách và hiệu lực trong việcgiải quyết các vấn đề của đất nước Chính vì sớm có một Nhà nước hợp hiến, hợp pháp màchúng ta đã ngăn chặn được những âm mưu nhằm can thiệp, lật đổ chính quyền còn nontrẻ mà Nhân dân ta mới giành lại được
2.2 Nhà nước thượng tôn pháp luật
Trang 16Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện phápkhác nhau, nhưng quan trọng nhất là quản lý bằng Hiến pháp và bằng pháp luật nói chung.Muốn vậy, trước hết, cần làm tốt công tác lập pháp Hồ Chí Minh luôn chú trọng xâydựng hệ thống luật pháp dân chủ, hiện đại Ở cương vị Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã hailần tham gia vào quá trình lãnh đạo soạn thảo Hiến pháp, đã ký lệnh công bố 16 đạo luật,
613 sắc lệnh Sự ra đời của hệ thống luật pháp như trên trong bối cảnh đất nước vừa phảikháng chiến, vừa phải kiến quốc đã thể hiện rất rõ sự nỗ lực của Hồ Chí Minh và Nhànước Việt Nam trong công tác lập pháp
Hồ Chí Minh chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống, bảo đảm cho pháp luật được thi
hành và có cơ chế giám sát việc thi hành pháp luật, song song với công tác lập pháp Hồ
Chí Minh chỉ rõ sự cần thiết phải nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực sử dụng luật củangười dân, giáo dục ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật trong nhân dân Người chorằng, công tác giáo dục pháp luật cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ là cực kì quan trọngtrong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, bảo đảm mọi quyền và nghĩa vụ công dânđược thực thi trong cuộc sống Việc thực thi pháp luật có quan hệ lớn tới trình độ dân trícủa nhân dân, vì vậy, Hồ Chí Minh chú trọng vấn đề nâng cao dân trí, phát huy tính tíchcực chính trị của nhân dân, làm cho nhân dân có ý thức chính trị trong việc tham gia côngviệc của chính quyền các cấp
Hồ Chí Minh luôn nêu cao tính nghiêm minh của pháp luật Người tuyên bố: “Pháp luậtViệt Nam tuy khoan hồng với những người biết cải tà quy chính, nhưng sẽ thẳng tay trừngtrị những tên Việt gian đầu sỏ đã bán nước buôn dân” Điều đó đòi hỏi pháp luật phải đúng
và đủ; tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho mọi người dân; người thực thipháp luật phải thật sự công tâm và nghiêm minh, Người phê phán những hiện tượng thểhiện tính thiếu nghiêm minh của pháp luật, lẫn lộn giữa công và tội
Hồ Chí Minh luôn luôn khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát công việc của Nhà
nước, giám sát quá trình Nhà nước thực thi pháp luật, đồng thời không ngừng nhắc nhở
cán bộ các cấp, các ngành phải gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, trước hết là cán
bộ thuộc ngành hành pháp và tư pháp Bản thân Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng vềsống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật Người tự giác khép mình vào kỷ luật, vàoviệc gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật Trong thư gửi Hội nghị Tư pháp toànquốc, Người viết: “Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật Lẽ tất nhiên cácbạn cần phải nêu cao cái gương “phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” cho nhân dân noi
Trang 17theo”
2.3 Nhà nước pháp quyền nhân nghĩa
“Pháp quyền nhân nghĩa” tức là trước hết Nhà nước phải tôn trọng, bảo đảm thực hiện đầy
đủ các quyền con người, chăm lo đến lợi ích của mọi người Trong pháp quyền nhânnghĩa, pháp luật có tính nhân văn, khuyến thiện
Khi đề cập vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động lập pháp, một khía cạnh cầnđược nhận thức và hiểu rõ tư tưởng pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh là sự tiếp nốitinh thần nhân văn Á Đông của cha ông ta để lại
Sau 10 năm bôn ba qua các lục địa Âu, Á, Phi, Mỹ…, vừa lao động vừa kiếm sống, bằngnhãn quan tinh tường và trực tiếp hòa mình vào đời sống của giai cấp công nhân cùng khổ,Người đã thực chứng những thảm cảnh mà đế quốc thực dân đã gây ra cho người dânthuộc địa Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Nguyễn Ái Quốc vạch trầnnhững tội ác tày đình của thực dân Pháp đối với dân tộc ta, thông qua chính sách thuếmáu, chính sách ngu dân và đầu độc người bản xứ; những kẻ cai trị và “khai hóa” tàn ác;chính sách bóc lột người bản xứ và thứ công lý của kẻ thực dân (5)
Người cũng đã có điều kiện để tiếp cận với các hệ tư tưởng khác nhau, trong đó có tưtưởng cách mạng dân chủ tư sản mới hình thành, trong đó phải kể đến Tuyên ngôn độc lậpcủa Mỹ (1776) và Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền của Pháp (1789), cùng các tưtưởng và học thuyết về Nhà nước và pháp luật của giai cấp tư sản Cơ sở để khẳng địnhđiều này chính là sự phản ánh trong các bài viết, tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc đăng trênbáo chí và sự vận dụng nhuần nhuyễn những tư tưởng pháp lý này được nâng lên từ quyền
tự do dân chủ và nhân quyền của cá nhân thành quyền của các dân tộc trên thế giới.Một trong những sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là thiết lập chế định Luật sư cáchmạng cho phù hợp với chính quyền non trẻ nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp phápcủa công dân, thông qua việc ban hành Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 Điều 67 củaHiến pháp năm 1946 quy định: “Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượnLuật sư” Sau này, các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 đều coi quyền tự bào chữa,nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa là quyền Hiến định, và lần đầu được coi là quyềncon người trong chương II Hiến pháp 2013 Từ đây, chế định Luật sư đã trở thành chếđịnh Hiến pháp - làm nền tảng cho toàn bộ hoạt động của Luật sư trong chế độ xã hội chủnghĩa
Trang 18Trong điều kiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn hết sức quyếtliệt, giữa bộn bề công việc của chính quyền cách mạng, trong khi tổ chức hành nghề Luật
sư như quy định trước đây chưa có điều kiện thực tế để hoạt động, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã ký Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949, quy định về chế định bào chữa viên nhân dân:
“Từ nay đến khi nào có thể lệ khác, trước các tòa án thường và tòa án đặc biệt xử việc tiểuhình và đại hình, trừ tòa án binh tại mặt trận, bị can có thể nhờ một công dân không phải làLuật sư, bào chữa cho” Có thể nói, chế định bào chữa viên nhân dân là một chế định đặcthù, mang tính sáng tạo trong một giai đoạn lịch sử cách mạng của nước ta, không giốngvới bất kỳ một chế định tương tự nào của các nước trên thế giới, thể hiện sự quan tâm sâusắc của Người đối với những người bị buộc tội trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.Người luôn tâm niệm dưới chế độ dân chủ nhân dân, quyền bào chữa là một quyền tự dodân chủ trọng yếu trong các quyền tự do dân chủ của người công dân Khi kiểm điểm việcthực hiện quyền bào chữa của bị can trong công tác điều tra và xét xử về hình sự theo chỉđạo của Bác Hồ, Thông tư số 2225- HCTP năm 1956 của Bộ Tư pháp đã nhận định phùhợp với tinh thần Đại hội luật gia dân chủ quốc tế họp năm 1956, coi quyền tự do bàochữa là “thành trì cần thiết cho các quyền tự do khác” Xâm phạm đến quyền tự do bàochữa thì không thể nào thực hiện được các quyền tự do dân chủ khác, mặc nhiên thủ tiêucác quyền tự do đó (11)
Do đó, Quốc hội nhiệm kỳ mới cùng với việc quan tâm sửa đổi, bổ sung các đạo luật trọngyếu (trong đó có Luật Đất đai), tạo môi trường pháp lý an toàn cho doanh nghiệp và ngườidân tham gia phát triển kinh tế, cần sớm đưa vào chương trình xây dựng luật các luật vềhội, Luật Biểu tình là những tồn tại trong thi hành Hiến pháp năm 2013, có cơ chế thực thi
và bảo đảm các quyền và tự do của công dân
3 Nhà nước trong sạch, vững mạnh
3.1 Kiểm soát quyền lực nhà nước
Trước hết, khi nói tới quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước thì điều đầutiên trong tư tưởng và quan niệm của Người là: “Tất cả quyền bính trong nước là của toànthể nhân dân Việt Nam” Xuất phát từ quan điểm đó, Người nhấn mạnh chủ thể của kiểmsoát quyền lực nhà nước trước tiên phải là nhân dân Người cho rằng: một chính quyềnmạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân là một chính quyền “tất cả quyền lực trong nước ViệtNam Dân chủ Cộng hòa đều thuộc về nhân dân Tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa
Trang 19vào dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự kiểm soát của nhân dân”.
Với nhận thức sâu sắc đó, theo Người, khi nước đã được độc lập, quốc gia có chủ quyềnthì điều đầu tiên là phải xây dựng được bản Hiến pháp để làm phương tiện thiết lập tổchức quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Không có bản Hiến pháp đạo luật gốc củaquốc gia, không thể có phương tiện pháp lý do nhân dân làm ra để giao quyền, ủy quyềnquyền lực nhà nước của mình cho nhà nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng phải sử dụng sức mạnh thần linh pháp quyền của Hiếnpháp và pháp luật để giới hạn quyền lực nhà nước Đây là nhân tố tiên quyết để hình thành
cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước
Theo quan điểm của Người: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân ViệtNam” Vì thế nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, cũng tức là chủ thể tốicao của quyền lập hiến Thông qua quyền này, nhân dân giao quyền, nhân dân ủy quyềnquyền lực nhà nước của mình cho các cơ quan, cán bộ, nhân viên nhà nước
Người cũng cho rằng, cần phân công, phân nhiệm một cách rạch ròi quyền lực nhà nướcthành các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và giữa các quyền có sự kiểm soát lẫn nhau
Có thể nói Hiến pháp năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Trưởng ban soạn thảo đãvận dụng học thuyết phân quyền về phương diện kỹ thuật một cách sáng tạo và độc đáophù hợp với đặc thù và tương quan lực lượng trong cuộc đấu tranh giành và giữ chínhquyền nhà nước non trẻ lúc bấy giờ.”
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đề cập đến vai trò cơ quan chuyên trách của nhà nước trongviệc kiểm soát quyền lực nhà nước Đó là các ban thanh tra trong bộ máy nhà nước Đồngthời Người còn nhấn mạnh tính độc lập của các cơ quan này Ngay trong Sắc lệnh số64/SL ngày 23.11.1945 đã quy định rất rõ quyền hạn của Ban thanh tra, đặc biệt trong việc
“đình chức, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong ủy ban nhân dân hay Chính phủ đã phạmtội” và “sẽ thiết lập ngay tại Hà Nội một tòa án đặc biệt để xử những nhân viên của các ủyban nhân dân hay các cơ quan chính phủ do Ban thanh tra truy tố”
Người viết: “Để cho dân chúng phê bình cán bộ, dựa trên ý kiến của họ mà cất nhắc cán
bộ, nhất định sẽ không để xảy ra việc thiên tư, thiên vị, nhất định hợp lý và công bằng”.Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khuyến khích nhân dân góp ý kiến, phê bình đốivới các cơ quan nhà nước Người viết: “Chính phủ ta là Chính phủ của nhân dân, chỉ cómột mục đích là ra sức phục vụ lợi ích của nhân dân Chính phủ rất mong đồng bào giúp
đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của mình là đầy tớ trung thành,