1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Sư phạm Địa lý: Rèn luyện năng lực thiết kế và tổ chức kế hoạch bài dạy môn địa lí lớp 11 thông qua việc vận dụng mô hình nghiên cứu bài học (Lesson study)

153 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rèn Luyện Năng Lực Thiết Kế Và Tổ Chức Kế Hoạch Bài Dạy Môn Địa Lí Lớp 11 Thông Qua Việc Vận Dụng Mô Hình Nghiên Cứu Bài Học (Lesson Study)
Tác giả Nguyễn Nữ Cảm Vân
Người hướng dẫn TS. Hà Văn Thắng
Trường học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Sư phạm Địa lí
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 43,99 MB

Nội dung

DANH MỤC VIẾT TÁTTừ viết vắt | Nghĩa của từ THPT Trung học Phô thôngKHBD Kê hoạch bai dạy NCBH | Nghiên cứu bài học 1.1 Cau trúc nang lực nghé nghiệp 19 1.2 Sơ đô quy trình thực hiện mô

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HÒ CHÍ MINH

KHOA ĐỊA LÍ

NGUYEN NU CÁM VAN

KHOA LUAN TOT NGHIEP

REN LUYEN NANG LUC THIET KE VA TO CHUC

Chuyên ngành: Sư phạm Địa lí

TP Hồ Chí Minh, năm 2024

Trang 2

BO GIAO DỤC VA DAO TẠOTRUONG DAI HQC SU PHAM TP HO CHi MINH

KHOA DIA Li

KHOA LUAN TOT NGHIEP

NGHIEN CUU BAI HOC (LESSON STUDY)

Người thực hiện: Nguyễn Nữ Cam Vân

Người hướng dẫn khoa học: TS Hà Văn Thắng

TP Hồ Chí Minh, năm 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận tốt nghiệp là nhiệm vụ cudi cling khép lai qua trinh hoc tap tai khoaĐịa lí, trường Đại hoc Su phạm Thanh pho Hồ Chí Minh sau những năm tháng đượctrang bị những kiến thức, kĩ năng, phẩm chất trước khi bước vào con đường học tập,

làm việc trong tương lai.

Trong hành trình thực hiện Khóa luận tốt nghiệp của mình, tác giả nhận đượcrat nhiều sự giúp đỡ đến từ Quý thay cô giảng viên, thay cô giáo viên tại các trường

Trung học Pho thông, các bạn sinh viên và các em học sinh.

Dau tiên, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Quý thầy cô giảng viênkhoa Địa lí trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã luôn tận tâm giúp

đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt cho tác giả trong suốt quá trình học tập va nghiên cứu

dé hoan thành Khóa luận tốt nghiệp của mình Đặc biệt, tác giả xin được gửi lời cảm

ơn chân thành nhất tới TS Hà Văn Thắng — giáo viên hướng dan đã chỉ bảo, giúp đỡ

tác giả trong suốt quá trình thực hiện dé tài của mình.

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Quý thay cô tô chuyên môn Dia lí, cácbạn giáo sinh thực tập và các em học sinh tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong,

THPT Phú Nhuận, THPT Dĩ An, THPT Nguyễn Thái Bình và Trung học Thực hành

Đại học Sư phạm Thanh phố Hồ Chi Minh đã hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình thựcnghiệm và có những đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm quý báu dành cho đề tài.

Cuối cùng, xin cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, đồng hành của thay cô,bạn bẻ, giúp tác giả có động lực hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

TP Hô Chi Minh, ngày 22 tháng 4 năm 2024

Tác giả đề tài

Nguyễn Nữ Cảm Vân

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TÁT

Từ viết vắt | Nghĩa của từ

THPT Trung học Phô thôngKHBD Kê hoạch bai dạy

NCBH | Nghiên cứu bài học

1.1 Cau trúc nang lực nghé nghiệp 19

1.2 Sơ đô quy trình thực hiện mô hình nghiên cứu bai học 30

12 Co câu khung chương trình dao tạo SV sư phạm Dia lí P

, Trường Đại học Sư phạm Thành phổ Hồ Chí Minh

T Lựa chọn của SV về mức độ cân thiệt của việc rèn luyện 45

, nang lực thiết kế va tô chức KHBD

Y kiến của SV về những lí do khiến SV rèn luyện và phát

1.5 triển nang lực thiết kế va tô chức KHBD thông qua việc | 49

vận dụng mô hình NCBH

" Quy trình rèn luyện năng lực thiết kế và tô chức KHBD s8

thông qua mô hình NCBH

Trang 5

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng biểu Tên bảng biểu Trang

" Kết quả khảo sát về những mong HHBÒN me ad mong muôn 46

đạt được khi nâng cao năng lực thiết kẻ và tô chức KHBD Kết quả khảo sát về những những khó khăn của SV trong

1.2 việc rén luyện, nâng cao năng lực thiết kế và tô chức 47

KHBD

14 Y kiên của SV sau khi tham gia/thực hiện tiết hoc áp dụng đã

mô hình NCBH

[21 | Phiéu quan sát hoạt động học tập của HS 70

[22 | Đánh giá tiến trinh dạy học 7]

Kết quả khảo sát mức độ hiệu qua trong việc phát triển

3.1 nang lực thiết kế và t6 chức KHBD khi áp dụng mô hình 77

NCBH cua SV

Kết qua khảo sát ý kiến của HS lớp 11A3 vẻ mức độ hiệu3:2 quả về các hoạt động học tập trong Bài 23: Kinh tế Nhật $1

Ban (trước khi cải tiền KHBD)

Ket quả khảo sát ý kien của HS lop 11A1 về mức độ hiệu

3.3 quả về các hoạt động học tập trong Bài 23: Kinh tế Nhật 82

Bản (sau khi cải tiến KHBD)

So sánh kết quả khảo sát ý kiên của HS lớp L1AÁ3 và 11A1

3.4 (THPT Phú Nhuận) về mức độ hiệu quả về các hoạt động 83

học tập trong Bài 23: Kinh tế Nhật Bản

Trang 6

MỤC LỤC

EDHG NI c6 006 10221655 106056651166 1002210020102 1010210021018216211921912810108101052:005116215:67DANH MỤC VIBT TẮT 22-C22522S192EEEE2EEEEEE221122211722221122111221122222222222222 e2M.ˆ0/081i0981000/10)/0WaiadadadaddddẢẳẢẳẢẢẳ

A pai RSi00 Na anaaaannaaaaaanoernnaonaerennaananna 3

0/1.:Đ0i1Ii0581RPMIEBIGHETH s:ss soi oit2i0124:142250109121012401001610)1210104300465371184014218365301634103 3

#1 02.IPHBPì+VIIìBHIGHICỨULissipsiissiistisi507213011123100381831553838835581338613853831685555353898558387 3

S:I10H Sử NEHIÊR'CỮU ¡ic:iiiiitciit2ii22024044011401141116111641133116615543558515833566538335343134)338385594 3

Dds PRONG TOG vi scsssscsssoasassussessestasesseasussusaassasosseasssonseaiseotsrsassasssnusasstanesesasasaiiietis 5

6 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu - 2272222222 zzzcvzzct 9

6.1.'Quan điểm: ngh†iÊH CR aise sisessscsisosssesivosssvessvsssosaveassoassusssiessiessvesisasviossazesinessl 9

6.2 Phương pháp nghiên cỨnu - - Sàn HH ưu 11

7 Cau trúc của khóa luận tốt nghiỆp - : 22- 222222222222 cSvrzrrrcrrrcrrvee 13NỘI DUNG NGHIENICUU aisssssscsssscssscssnasssnsassnssasssnsssnaasnaiseasssnsasnaionassessuneninaisessacn 14

CHUONG 1: CO SO Li LUAN VA THUC TIEN VE VAN DE REN LUYEN

NANG LUC THIET KE VA TO CHUC KE HOACH BAI DAY THONG QUA

MO HINH NGHIÊN CUU BÀI HỌC 22-2235 SE2218 5521121125231 21222212 21 2e2 l4 1.1 Cơ sở lí luận về năng lực thiết kế và tô chức kế hoạch bài đạy 14

1.1.1 Kế hoạch bai day c.cccceccceeceescesceecescesseessesssssscessesssecssnessecssecssecssecssees 14

Trang 7

1.1.2 Nang lực thiết kế và tô chức kế hoạch bài dạy 5 18

1.2 Cơ sở li luận về mô hình nghiên cứu bài học - - s52 2c 27

I);2-1, ĐH (NEHÏã::::::::::::-:::::2:2:222222512252232112111621355315321633383333653598358323633588382853656 5332 27

1.2.2, NQUOM OC „ỚƠỚ›-››:-›››Ö3435344 28

1.23), | Qity erin thw DiGH 0i:.eisscsecesescessvassasiscedinaisocessvessasessesinedseasioasinersssaseus 29

1.2.4 Các yếu tô quan trọng trong mô hình nghiên cứu bai học 32

1.2.5 Hiệu quả vả lợi ích của mô hình nghiên cứu bai học 33 1.2.6 Thách thức của mô hình nghiên cứu bai học 35

1.2.7 Vai trỏ của mô hình nghiên cứu bài học đối với việc phát triển năng lựcthiết kế và tô chức kế hoạch bài đạy 22222 22©ZScEEzzeEzzrersrrrcseee 35

1.2 Đặc điểm tâm sinh lí của sinh viên sư l0 An ốc 37

1.3 Cơ sở thực tiễn việc rèn luyện năng lực thiết kế và tô chức kế hoạch bài dạy

thông qua vận dụng mô hình nghiên cứu bài học -scc<ecreiereerree 40

1 M60 © VIỆLÑSWl:nnspoonsuiansaiiiiiitiiidiiiliiiSiE400056813611831138118830188118688641058188086188806Ó 40

1.4.2 Chương trình dao tạo sinh viên su phạm Dia lí ở trường Dai học Sư phạm

Thanh ph6 HO Chi Minh 0 .:A.aaaaAIÁA 41

1.4.3 Thực trạng việc rèn luyện nang cao nang lực thiết kế và t6 chức kế hoạch

bài dạy thông qua vận đụng mô hình Nghiên cứu bài học đối với sinh viên Sư

PURI EY AUD co oissansnas svcsacusscvassuasssansacsscasscusscvascuasscucssnasseasscesscaussaassnasseasuesssasoscusesad 44

TiGu {on ”3”°›3534 ẢẢ 50

CHƯƠNG 2: QUY TRINH REN LUYEN NANG LỰC THIET KE VÀ TO CHỨC

KE HOACH BAI DAY DIA Li 11 CHO SINH VIEN SU PHAM DIA LI THONGQUA MO HINH NGHIÊN CUU BÀI HỌC S2 5 2 SE 811211 1 221122 512.1 Nguyên tắc rèn luyện năng lực thiết kế va tô chức kế hoạch bai day Dia lí 11

cho sinh viên sư phạm Dia lí thông qua mô hình nghiên cứu bai học 31

2.1.1 Dam bao tinh chủ động, tích cực, tự rèn luyện của sinh viên 51

2.1.2 Đảm bảo tinh hợp tác, chia sẻ trong quá trình rèn luyện của sinh viên 52

Trang 8

2.1.3 Đảm bảo tính cải tiền trong quá trình rèn luyện của sinh viên 52

2.2 Yêu cầu của việc rén luyện năng lực thiết kế và tỏ chức kế hoạch bài dạy Địa

lí 11 cho sinh viên sư phạm Dia lí thông qua mô hình nghiên cứu bài học 53

2.1.1 Yêu cầu đối với giảng viên 0 200 2t 2t 2 2222212122122 yxe 53PUD: Vêu CaO Gi SAA WAR ic ssciesesssecinnciancassanncaannssssssaianseassnaaarcannaisoannncd 542.1.3 Yêu cầu về CO sở vật CHAE oc cccccccccceeccesscssecssesssessesseessessesaresseseeeseesseenees 552.1.4 Yêu cầu đối với chương trình đảo tạo - ¿55csscccsiccrkeervee 562.3 Quy trinh rén luyén nang luc thiết kế và tổ chức kế hoạch bài day Dia lí 11 cho

sinh viên sư phạm Địa lí thông qua mô hình nghiên cứu bài học 57

PB IN Gey ea Ale SHIRI ¡4 160022255 102E-511200028211030280239012602213020003142070281290306g27331/8122138/ 57

ZF: 2s (QUY MHD ¿:is:iiiciii2ti020022101215165111353525158355353583585685535888853853588558653898 886858853 88358556 57

2.3.4 Công cụ đánh giá qua trình rén luyện năng lực thiết kế va tô chức kế hoạch

bai day Địa lí 11 cho sinh viên thông qua mô hình nghiên cứu bai học 69

Tiện kệtI6 0D Z1 sung: i66 cetc0ï6200101092103157928003340533162151216950952002580733114210822113313971130118 73

CHƯNG 3: THỰC NGHIÊM SƯ PHẠM 74

3.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm - Hs nhue 74

3.2 Nguyên tắc thực nghiệm 2- 2+ 2+©xe+x+zeetzetECzrEEzrrrerrkerrkerrvee 74

3:3 NGidung (hực nghiỆH::¡:i::ccoccoceooeoioosioeiiosiiniiioSiE16116851161360655053065158351868188865 74

3.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm - SH Hới 75

3.4 Tổ chức thực nghiệm sư phạm - 2-52-5222 S2 222232 372122 2EExrrrrrcrrree 76

3.4.1 Tiên trình t6 chức thực nghiệm - 6 S29 21 2201001012 te,763.4.2 Đánh giá kết quả sau thực nghiệm 22 2©2sc£czzeczxecvxecvrvce 77 3.5 Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm - 0S St 222122112202 TT

3.5.1 Kết quả thực nghiệm thông qua các ý kiến phan hoi của sinh viên T73.5.2 Kết quả thực nghiệm thông qua các ý kiến phản hồi của học sinh tham giatiết học áp dụng mô hình nghiên cứu bai học -2¿- 22 +25222s2 80

Trang 9

co rẽ ẽẽ RHRH) ẢẢ 84KET LUAN VA KIEN NGHIo.c.ccccccsssssssersssesssvesssevssvenssvansvensveessveessieesnneanerssivsnavansens 85

1 Kết luận vẻ kết quả nghiên cứu va những đóng góp mới - 85

2 Kiến nghị về hướng sử dụng kết quả nghiên cứu -55-5c5-c5ss- 85 TAI LIEU THAM KHAO 0 ccsssesssesssesssecssecssecsssssesssssssesssesssesssessssesscesecesnessnessneesees

PHU WC sscccscessceccsccssesassastssessestssevecsevesstccssesstsestesetsestzsacsecessestscaveasevecutestonastsesezsateastess

Trang 10

PHAN MO DAU

1 Lí do chon đề tài

Sự thay đôi và phát triển nhanh chóng của thé giới hiện nay đã và đang đặt ranhững yêu cau về phát triển nguồn nhân lực Với những thành tựu khoa học - côngnghệ và giáo dục đã mang lại những điều kiện thuận lợi cho công cuộc đôi mới giáodục của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Vì vậy, chương trình giáo đục phổthông 2018 đã được xây dựng, ban hành và dan đi vào áp dụng Trong đó mục tiêu

của chương trình giáo dục phô thông mới là hướng đến sự phát triển toàn diện của

HS qua các hoạt động giáo dục được GV tô chức nhằm giúp HS hoàn thành các côngviệc, nhiệm vụ học tập, giải quyết được các van dé va vận dung, sang tao được những

gì đã lĩnh hội vào trong thực tiễn đời sống Như vậy, người GV không còn là trungtâm trong hoạt động giáo dục những vẫn đóng vai trò rat quan trọng trong việc định

hướng, giúp đỡ HS lĩnh hội kiến thức và phát triển, rèn luyện những phẩm chat, kĩ

năng của mình Trong bỗi cảnh mới, vai trò của người giáo viên (GV) thay đôi vớinhiều chức năng hơn cần đảm nhận, trách nhiệm lựa chọn nội dung giáo dục nặng nềhơn Vì vậy, chương trình giáo dục phô thông 2018 không chi đặt ra yêu cầu nâng cao năng lực đối với GV mà còn đặt ra những yêu cau cấp thiết đối với việc đào tạođội ngũ GV sao cho tạo ra được nguồn nhân lực trẻ đáp ứng được các yêu cau củagiai đoạn giáo dục mới Từ do, việc phát triển năng lực chuyên môn đỗi với SV sư phạm trở thành yêu cầu rất quan trọng tại các cơ sở đào tạo GV hiện nay.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của chương trình giáo dục mới, sinh viên (SV) sư phạmcan trang bị cho mình tông hợp những năng lực chung, năng lực chuyên môn và phẩmchất, dao đức dé trở thành những nhà giáo dục, người day học chuân mực và hoànthiện Đặc biệt, đối với đặc thù nghề nghiệp của GV yêu cầu SV sư phạm cần nắm

vững năng lực đạy học, năng lực giáo dục, năng lực cá nhân vả năng lực xã hội

(Nguyễn Thị Hà Lan, 2023) Trong đó, năng lực thiết kế và tô chức kế hoạch bài dạy(KHBD) là một trong những yếu tố quan trọng cầu thành năng lực day học và cầnhình thanh, phát triên cho SV nganh sư phạm

Hiện nay, tại các cơ sở đào tạo GV hiện nay đã có những đôi mới trong chương

trình đảo tạo theo hướng day học định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp nhằm

Trang 11

đáp ứng các chuan dau ra của chương trình đào tao và chuẩn nghé nghiệp GV Thực

tế đã có những học phan phương pháp dạy học nhằm hình thành và phát triển nănglực dạy học cho SV sư phạm, tuy nhiên giữa lý thuyết và thực hành vẫn còn những

khoảng cách vì vậy mà vẫn còn khoảng cách đặt ra giữa việc đào tạo tại trường sư

phạm và giảng dạy thực tế tại trường phô thông Những khó khăn trong việc phát

triển năng lực thiết kế và tô chức kế hoạch bài dạy của SV sư phạm cũng được phản

ánh qua những đợt thực tập sư phạm tại trường phô thông Từ đó đặt ra yêu cầu trongviệc đưa ra những giải pháp nhằm rèn luyện và phát triển năng lực thiết kế và tô chức

KHBD cho SV sư phạm.

Trong rất nhiều phương pháp nghiên cứu bài học (NCBH) là một biện pháphiệu quả dé nâng cao năng lực nghề nghiệp, giúp SV sư phạm, người GV rèn luyện năng lực thiết kế và tô chức KHBD Mô hình này đã có lịch sử nghiên cứu và áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới trong việc nâng cao năng lực nghè nghiệp GVthông qua quá trình nghiên cứu và cải tiến bài học cho đến khi nó hoàn hao (CatherineLewis, 2006) Trong quá trình phát triển năng lực nghề nghiệp GV, đặc biệt là doi

với việc rèn luyện va nâng cao năng lực thiết kế và tổ chức KHBD cho SV sư phạm yêu câu đặt ra những cơ hội thực hành thường xuyên và liên tục Vì vậy, mô hình NCBH với chu trình khép kín, quá trình thực hiện diễn ra liên tục với những cải tiền

ngày càng tốt hơn là một biện pháp phù hợp đối với SV sư phạm trong việc rẻn luyện

và nâng cao năng lực của mình.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Rènluyện năng lực thiết kế và tổ chức kế hoạch bài day môn Địa lí lớp 11 thông quaviệc vận dụng mô hình nghiên cứu bài học (lesson study)” bởi sự cần thiết và ý nghĩa thực tiễn dé tài mang lại.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng quy trình và tô chức rén luyện năng lực thiết kế va tô chức kế hoạch

bai dạy môn Địa lí lớp 11 cho SV su phạm Địa lí thông qua việc vận dụng được mô hình nghiên cứu bài học (lesson study).

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tông quan cơ sở lý luận va thực tiễn về việc rén luyện năng lực thiết kế và tô

chức KHBD và mô hình NCBH.

Trang 12

- Vận dụng mô hình NCBH vào việc rèn luyện năng lực thiết kế và tổ chứcKHBD một số bài Dia lí 11 cho SV sư phạm Địa li.

- Tién hành thực nghiệm nhằm kiêm chứng kết quả nghiên cứu lí thuyết và đánh

giá tính khả thi và mức độ hiệu quả của mô hình NCBH trong việc rèn luyện năng

lực thiết kế và tô chức KHBD

4 Giới hạn đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Doi tượng nghiên cứu của dé tai là năng lực thiết kế và tổ chức các kế hoạch bài

day Địa lí lớp 11 của SV ngành sư phạm Địa lí (năm thứ tư).

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Vẻ nội dung: Dé tài tập trung nghiên cứu quá trình rèn luyện năng lực thiết kế

và tô chức KHBD Địa lí lớp 11 cho sinh viên sư phạm Địa lí thông qua việc ap dụng

mô hình NCBH.

- Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu tại một số trường THPT - nơi SV

sư phạm Địa lí trường Dai học Sư phạm Thanh phố Hồ Chí Minh đang thực tập sưphạm (thực tập sư phạm lần thứ 2).

- Về thời gian: từ tháng 11 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024.

Š Lịch sử nghiên cứu

5.1 Thế giới

Trên thé giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về những năng lực cần thiết

đôi với nghệ GV bởi van dé năng lực nghề nghiệp luôn được đặc biệt quan tâm dù ở

trong giai đoạn phát triển và bất kì quốc gia nào

Về việc nghiên cứu năng lực day học, công trình “Teacher professional

development for improving quality of teaching” của nhóm tac gia Bert Creemers,

Leonidas Kyriakides, Panayiotis Antoniou (2012) đã tập trung đẻ cập tới việc nângcao phát triển chuyên môn của GV Trong đó, những nha nghiên cứu tập trung vàoviệc nâng cao phát triển chuyền môn của GV, bao gom chién luge dao tao, cai thién

kỹ năng giảng day vả tao điều kiện thuận lợi cho sự phát trién chuyên môn, từ đỏ giúp

GV có được kiến thức và kỳ năng cần thiết dé đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trongquá trình giảng dạy Năng lực đạy học của người GV có vai trò rất quan trọng bởi đó

là một trong những yếu tổ sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS Điều này được

Trang 13

thê hiện rõ trong “Teacher Capacity Building and Effective Teaching and Learning:

A Seamless Connection" của tac gia Benedicta Egbo (2011), một nghiên cứu tập trung

vào việc nâng cao nang lực của GV và tạo môi trường giảng day hiệu qua nhằm nhắn mạnh sự liên kết chặt chẽ giữa việc phát triển năng lực của GV và quá trình học tậphiệu quả Nghiên cứu nay tập trung vào các chiến lược đảo tạo GV, phương pháp

giảng day hiệu quả, và cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập dé từ đó cho thay

việc đầu tư vào các chương trình nâng cao năng lực cho GV sẽ dẫn đến thực hànhgiảng dạy hiệu quả hơn và cuối cùng là thành tích HS cao hơn

Vẻ mô hình nghiên cứu bài học, nghiên cứu “Introduction: ConceptualOverview ofLesson Study" của Ari Murata (2016) đã cung cap một tổng quan về mô

hình nghiên cứu bai học (lesson study) trong giáo dục Nghiên cứu nay đã xác định

các đặc diém chính của mô hình nghiên cứu bai học bao gồm: tính hợp tác tinh phan

ánh, tính thực tiễn Nghiên cứu đã phân tích những lợi ích mà nghiên cứu bài học

mang lại, đã góp phan nâng cao nhận thức về mô hình nghiên cứu bài học và thúc day

việc áp dụng mô hình nảy trong giáo dục.

Từ những ưu điểm của mô hình NCBH và tầm quan trọng của việc phát triểnnăng lực dạy học, đã có những nghiên cứu áp dụng NCBH nhằm phát trién năng lực cho GV ở nhiều quốc gia trên thé giới Yoshida (1999) với nghiên cứu "Lesson Study:

A case study of a Japanese approach to improving instruction through school-based

teacher development” đã nghiên cứu trường hợp về việc áp dụng mô hình nghiên cứu

bai học (lesson study) dé cái thiện chất lượng giảng dạy và học tập ở Nhật Bán, được

thực hiện với sự tham gia của 10 GV day toán lớp 1| tại một trường tiêu học ở Tokyo.

Nghiên cứu đã chỉ ra rang mô hình nghiên cứu bài học có tác động tích cực đến việccải thiện chất lượng giảng dạy và học tập Các GV tham gia vào nghiên cứu đã rèn luyện được năng lực thiết kế bài đạy, tổ chức lớp học và đánh giá HS Ngoài ra, các

HS của các GV tham gia nghiên cứu cũng đã đạt được kết quả học tập cao hơn so với

các HS khác Nghiên cứu của Yoshida đã cung cấp những bằng chứng thực tế về hiệu

quả của mô hình nghiên cứu bai học trong việc cải thiện chất lượng giảng day và họctập Nghiên cứu này cũng đã dé xuất một số khuyến nghị dé áp dụng mô hình nghiền

cứu bài học hiệu quả, có ý nghĩa lớn cho những nghiên cứu sau này "A case study of

continuing teacher professional development through lesson study in South Africa”

Trang 14

của Ono va Ferreira (2010) đã nghiên cứu vẻ việc sử dụng mô hình nghiên cứu bài

học (lesson study) nhằm phát triên chuyên môn liên tục cho GV ở Nam Phi Nghiên

cứu đã được thực hiện tại một trường trung học ở tỉnh Mpumalanga, Nam Phi với sự tham gia của 10 GV khoa học và toán học vào mô hình nghiên cứu bài học trong một

năm học Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, bao gồm phỏng

vấn, quan sát và phân tích tài liệu Từ đó đi đến kết luận rằng mô hình nghiên cứu bài

học là một phương pháp hiệu quả dé phát triển chuyên môn liên tục cho GV Nghiêncứu cũng đã chỉ ra rằng mô hình nghiên cứu bài học đã giúp HS nâng cao chất lượnghọc tập của mình Với kết quả đạt được, nghiên cứu đã cung cấp những gợi ý có giátrị cho việc áp dụng mô hình nghiên cứu bài học hiệu quả ở các quốc gia khác

Với những hiệu quả mang lại đôi với việc phát triển năng lực chuyên môn cho

GV, mô hình NCBH cũng dan được áp dụng nhằm phát triển năng lực cho SV sưphạm Có thé nói đến Angelini, M L., & Alvarez, N (2018) với nghiên cứu

“Spreading lesson study in pre-service teacher instruction” đã đánh giá nhận thức của SV sau khi áp dụng phương pháp nghiên cứu bài học trong một đợt thực tập kéo

dai 5 tuần tại trường học Đánh giá nhìn nhận của họ về cách nghiên cứu bai học ảnh hưởng đến việc giảng đạy tiếng Anh như một ngoại ngữ trên lớp cho trẻ mầm non và tiêu học Một nghiên cứu định tính thông phỏng van bán cấu trúc đối với các SV sư phạm và trả lời bằng văn bản cho câu hỏi mở: Nhận thức của bạn về nghiên cứu bai học là gi? Kết quả nghiên cứu cung cấp những hiểu biết thực nghiệm vẻ cách nghiêncứu bài học củng cô kĩ năng quán lý lớp học và lập kế hoạch bài học của giáo sinh

5.2 Trong nước

Ở Việt Nam, phát triển năng lực day học cho GV và SV sư phạm là một trongnhững chủ đề được quan tâm bởi nền giáo dục nước ta đã và đang có những bướcchuyên mình, phát triển tích cực đề ra yêu cầu ngày càng cao đối với đội ngũ nhân

lực trong ngành giáo duc, đặc biệt là GV — những người dạy học Vi vậy, hoạt động

nghiên cứu về chủ dé phát trién năng lực dạy học được nhiều nhà nghiên cứu quantâm va đã có những công trình nghiên cứu được công bố

Về việc phát triển năng lực cho GV hiện nay, Nguyễn Thị Hà Lan (2023) đã cónghiên cứu về “Yêu cầu vẻ năng lực nghề nghiệp của giáo viên hiện nay” nhằm xácđịnh những thành tổ nang lực nghề nghiệp của GV để từ đó dé xuất những yêu cầu

Trang 15

cần thiết trong việc đưa ra những biện pháp, xây dựng các chương trình dao tao, bôi

dưỡng, rèn luyện nghiệp vụ cho GV trong bỗi cánh áp dụng chương trình giáo dục

phô thông 2018.

Bên cạnh đó, việc phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV sư phạm được quan

tâm với nhiều định hướng, phương pháp được áp dụng Bài báo “Phát triển năng lực

nghệ nghiệp của sinh viên sư phạm qua hoạt động trải nghiệm sảng tạo” của tác giả

Phạm Thị Yến cling cộng sự da tập trung nghiên cửu về việc phát trién nang lực nghé

nghiệp và xây dựng quy trình áp dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng lực cho SV sư phạm Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng các hoạt độngtrải nghiệm sáng tạo trong quá trình dao tạo nghề nghiệp giúp cho SV sư phạm có cơ

hội thực hành rèn luyện ki năng nghiệp vụ sư phạm, từ đó giúp SV sư phạm ngày

cảng phát triển về năng lực của minh

Từ những năm đâu thế ki XXI, mô hình NCBH được giới thiệu và có những dự

an, ap dụng đối với nên giáo dục Việt Nam Từ đó, NCBH dan trở thành một trong

những biện pháp hiệu quả và có ý nghĩa đối với việc phát triển năng lực nghé nghiệp

đạy học.

Về việc phát triển năng lực đôi với GV, năm 2010, bài báo “Nghiên cứu bài học

- Một cách tiếp cận phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên " của Vũ Thị Sơn,

Nguyễn Duan đã tập trung đi vào nghiên cứu về phát trién năng lực nghé nghiệp của

GV thông qua việc phân tích và đánh giá các bai học Nghiên cứu này nhẫn mạnhtam quan trọng của việc phát trién năng lực nghề nghiệp cho GV, dé đảm bảo rằng

họ có kiến thức, kỹ năng, và thái độ phù hợp dé đáp ứng các yêu cầu của công việc.Năng lực nghề nghiệp của GV có thé được phát trién thông qua việc nghiên cứu cácbai học Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp quan sát và phỏng van dé thu thập dit liệu, thông tin vẻ các bài học và quá trình giảng day của GV từ các GV trong mộttrường học, tir đó phân tích các yếu tô ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực nghề

nghiệp của GV Kết quả cho thấy việc phân tích và đánh giá bài học giúp GV nhận

ra những wu điểm va hạn chế trong quá trình giảng dạy dé từ đó điều chính, cải tiễngiúp mang lại hiệu quả tốt hơn trong giảng dạy Trong Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế lầnthứ nhất về đôi mới đào tạo GV năm 2019, nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy,Nguyễn Văn, Dương Xuân Quý đã có bài báo “Đề xuất mô hình bôi đưỡng năng lực

Trang 16

day học tích hap Stem cho giáo viên Khoa hoc Tu Nhiên theo hướng nghiên cứu bài

học” với mục tiêu là là nâng cao khả năng nghiên cứu bải học của GV và khuyến khích sự phát triển toàn điện của HS Nhóm tác gia đã thu thập, nghiên cứu và phân

tích tài liệu, lay cơ sở đề thiết kế mô hình đào tao, từ đó triển khai mô hình đào tạo

trong một nhóm GV Khoa học Tự nhiên Mô hình bồi dưỡng năng lực dạy học tích

hợp STEM cho GV Khoa học Tự nhiên theo hướng nghiên cứu bài học được dé xuất

với 4 bước: (1) Thiết lập mục tiêu vả xây dựng kế hoạch cho bài học nghiên cứu, (2)Giảng dạy bài học nghiên cứu và quan sát, (3) Đánh giá, phản hồi và thảo luận sau

bài học, (4) Kết quả, nhận xét tác động của bài học nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

cho thấy việc bồi đưỡng GV vẻ giáo dục STEM theo hướng nghiên cứu bài học kháphù hợp đẻ phát triển năng lực thiết kế, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạchđạy học chủ đề STEM cho GV Khoa học Tự nhiên; dé xuất nay tạo tiền dé dé nghiéncứu sâu hon về mô hình nhằm đánh giá tính hiệu quả của nó trong việc bồi dưỡng

nang lực dạy học tích hợp STEM cho GV.

Sau đó, những nghiên cứu về việc phát triển năng lực cho SV sư phạm thôngqua việc áp dụng mô hình NCBH dan phát triển Hà Văn Thắng (2016) trong nghiên

cứu “Vận dụng phương pháp vĩ mô và nghiên cứu bài học để rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên trong việc giảng day học phan phương pháp day học địa lí ở trường

phổ thông ” đã nhắn mạnh tam quan trọng của việc rẻn luyện ky năng dạy học cho

SV ngành giáo dục, đặc biệt là trong việc giảng dạy môn học phương pháp day học

Dịa lí ở trường phô thông Nghiên cứu tập trung vào việc áp dụng phương pháp vi

mô và nghiên cứu bài học đề rèn luyện kỹ năng dạy học cho SV Từ những lý luận

cơ ban của day học vi mô và nghiên cứu bài học, tác giả gợi ý cách kết hợp các phương pháp dé phát triển kĩ năng day hoc; sau đó tiễn hành thực nghiệm và phân

tích dit liệu dé đánh giá tính khả thi của việc áp đụng hai phương pháp này vào các

chương trình đảo tạo GV Kết quả cho thấy, việc áp dụng phương pháp vi mô vả

nghiên cứu bai học trong quá trình rèn luyện kỹ nang dạy học cho SV giảng dạy môn

phương pháp day học Địa lí ở trường phô thông đã cải thiện hiệu quả của quá trình

rèn luyện và nâng cao ky nang dạy học của SY.

Tác giả Nguyễn Văn Hanh đã công bố bài báo "Dạy học qua nghiên cứu bàihọc nhằm phái triển kĩ nẵng thiết kế bài học chao sinh viên Đại hoc Sư phạm Kĩ thuật”

Trang 17

(2016) nhằm tập trung vào việc nâng cao kỹ năng thiết kế bài học cho SV Đại học Sưphạm Kĩ thuật thông qua phương pháp nghiên cứu bài học Bài báo nêu rõ rằng việc thiết kế bài học là một quá trình quan trọng; tuy nhiên, nhiều GV vẫn chưa có đủ kỹ

năng và kiến thức đề thiết kế bài học một cách chất lượng Do đó, bài báo đề xuất áp

dụng phương pháp nghiên cứu bai học nhằm phát triển kỹ năng thiết kế bai học cho

SV Đại học Su phạm Ki thuật Tác gia đã sử dụng phương pháp thực nghiệm trên

một nhóm SV Đại học Sư phạm Kĩ thuật bao gồm việc quan sát, ghi nhận va phan

tích hành vi cua SV trong quá trình học tập thông qua các bài giảng, thảo luận và các

hoạt động nhóm; thu thập dit liệu thông qua câu hỏi khảo sát, phỏng van cá nhân va

nhóm, và ghi nhận hành vi; từ đó phân tích dir liệu thông qua phương pháp phân tích

nội dung đẻ tìm hiểu các hành vi, khía cạnh và yếu tố ảnh hưởng đến quá trình họctập của SV Kết quả nghiên cứu cho thấy day học qua nghiên cứu bai học có tác độngtích cực đến kết quả học tập và quá trình học tập kĩ năng thiết kế bài học của SV; tácgiả cũng đã xây dựng tiến trình day học qua nghiên cứu bài học nhằm phát triển kĩnăng thiết kế bài học cho SV Đại học Sư phạm Kĩ thuật

Lit Hùng Minh va Trịnh Thị Hương (2021) trong nghiên cứu "®ẻn huyện nghiệp

vu sư pham cho sinh viên ngành Giáo dục tiêu học theo mô hình nghiên cứu bài họctại Trường Đại học Can Tho” đã nhân mạnh về việc cải thiện chất lượng đào tạo suphạm cho SV ngành Giáo dục tiêu học thông qua mô hình nghiên cứu bài học Mô hình nghiên cứu bài học không chỉ giúp SV áp dụng kiến thức vào thực tế mà còngiúp họ phát triển các kỹ năng quan trọng như năng lực giao tiếp, tư duy sáng tạo vagiải quyết vấn đề Nhóm tác giả đã tìm hiểu, thu thập và phân tích các tài liệu liênquan đến rèn luyện nghiệp vụ sư phạm va mô hình nghiên cứu bài học; khảo sát,phỏng van dé thu thập thông tin từ SV, giảng viên trong lĩnh vực giáo dục tiêu học dé thu thập ý kiến chỉ tiết; tô chức thực nghiệm các buôi rèn luyện nghiệp vụ sư phạmtheo mô hình nghiên cứu bai học va quan sát, phân tích đánh giá nhằm kiểm tra tính

kha thi và hiệu quả của mô hình Kết quả cho thấy, phương pháp rèn luyện nghiệp vụ

sư phạm thông qua việc ứng dụng mô hình nghiên cứu bài học mang lại những kếtquả tích cực, hiệu qua, giúp SV cải thiện kỹ năng giảng day và hiểu biết chuyên môncủa mình, đánh giá được ưu vả nhược điểm đẻ từ đó điều chỉnh và tiếp tục được đánhgiá hiệu quả các điều chỉnh đó ở lần day sau Cuối cùng, bài báo khuyến nghị rang

Trang 18

mô hình nghiên cứu bài học nên được áp dụng rộng rãi trong đào tạo Giáo dục tiêuhọc dé nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giáo dục và đáp ứng những yêu câu thực

tế của công việc giảng dạy trong thời đại hiện đại

Trên cơ sở tông quan những nghiên cứu tiêu biểu ở trong nước và trên thé giới,

tác giá kế thừa và vận dụng vao nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, đưa ra những quan niệm, cơ sở lý luận vẻ các nội dung liên quan đến

đề tai như: KHBD, năng lực thiết kế va tô chức KHBD, mô hình NCBH và thựctiễn việc áp dụng mô hình NCBH trong nên giáo dục Việt Nam

Thứ hai, đề tài kế thừa những phương pháp và quy trình vận dung mô hình NCBH từ những nghiên cứu đi trước dé từ đó vận dụng vào việc xây dựng quy trình rèn luyện năng lực thiết kế và tô chức kế hoạch bai dạy thông qua việc áp dụng mô hình NCBH Đây cũng là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của đề tài.

6 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

6.1 Quan điểm nghiên cứu

6.1.1 Quan điểm tổng hợp

Quan điểm tông hợp là cách tiếp cận nghiên cứu toan diện về nội dung đề tài trong không gian rộng và chiều dài thời gian Việc rèn luyện năng lực thiết kế và tôchức kế hoạch bài dạy và mô hình nghiên cứu bài học cần được nghiên cứu toàn điệnbao gồm quá trình vận dụng và phát triển trên thế giới va tại Việt Nam Nghiên cứu

toàn bộ các khía cạnh về hình thức, nội dung, khó khăn, thuận lợi dé có thê có cái

nhìn tông thể nhất, từ đó mới có thê lựa chọn vả sáng tạo, vận dụng vào thực tiễn démang lại hiểu quả tốt nhất.

6.1.2 Quan diém hé thông, cau trúc

Khi nghiên cứu về khoa học giáo dục, tác giả thực hiện cần nghiên cứu có hệthống và theo quy luật thời gian, bởi quá trình giáo dục bao gồm nhiều nhân tố và

nhiều giai đoạn có mối quan hệ mật thiết với nhau cau thành nên Các thành tố của

quá trình giáo dục không tôn tại độc lập mà tác động qua lại vả phụ thuộc lẫn nhau.

Sự vận động, phát triển của các thảnh tố nay là cơ sở cho sự vận động, phát trién củacác thành tố khác và ngược lại

Vi vậy, khi thực hiện nghiên cứu đề tải, tác giả cân tìm hiểu, tham khảo, đánhgiá các mô hình trên thế giới, ở Việt Nam cùng với sự hình thành và phát triển năng

Trang 19

lực nghề nghiệp cho SV theo yêu cầu của xã hội, được cụ thể hoá trong từng giai đoạn

dao tạo để từ đó có thé đưa ra biện pháp thực nghiệm phù hợp nhằm mang lại kết qua

nghiên cứu tích cực.

6.1.3 Quan điểm ứng dụng thực tiễn giáo duc

Một đề tải nghiên cứu cần được gắn với nhu cầu thực tiễn nhằm giải quyết

những vấn đẻ thực tiễn đề ra Đôi với nghiên cứu khoa học giáo dục, quá trình nghiên

cứu can bám sát những chủ trương đồi mới trong giáo dục, nội dung trong chương

trình đảo tạo hiện hành dé có sự đảm bảo về nội dung, có tính phát triển và kế thừa.

Từ thực tiễn quá trình đào tạo và rèn luyện nghiệp vụ của SV và yêu cầu đôi

mới của giáo dục Việt Nam, tác giả dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn dé từ đó

đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm giải quyết những van dé về việc rèn luyện nănglực chuyên môn cho SV sư phạm, đặc biệt là nâng cao năng lực thiết kế và tô chức

kế hoạch bài day đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực người học Từ thực tiễn giáodục, việc triển khai thực nghiệm sư phạm và kiêm nghiệm tính khả thị sẽ mang lạikết quả thực tế dé từ đó dé xuất được những giải pháp phù hợp

6.1.4 Quan điểm lay người học làm trung tâm

Người dạy học trong quá trình giáo dục cần tính đến những nhu cầu, nguyện

vọng, đặc điểm tâm lí và nhận thức của người học chính là bản chất của việc đạy học

lấy người người học làm trung tâm

Trong quá trình nghiên cứu, việc rèn luyện và nâng cao năng lực thiết kế và tôchức ké hoạch bài dạy chính là hướng đến việc nâng cao hiệu qua học tập, phát triểnnăng lực cho HS từ những hoạt động học tập phù hợp, được thiết kế chất lượng vàtriển khai hợp lí Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, co sở dé đưa ra mức độ hiệu

quả của hoạt động học tập chính là dựa trên những phản ứng, mức độ hợp tác, mức

độ hiểu bài của HS để từ đó đưa ra những cải tiến, thay đổi phù hợp với đặc điểm

của HS nhằm mang lại hiệu quả cao hơn.

6.1.5 Quan điểm dạy học phát triển năng lực

Việc thực hiện mục tiêu phát triển pham chat, nhan cach, năng lực chung, nănglực đặc thù và chú trọng năng lực vận dụng tri thức vào trong những tình huồng thựctiễn được xem là day học phát trién năng lực Việc hướng đến phát triển năng lực sẽ

Trang 20

chỉ phối đến việc xây dựng quy trình thiết kế và tổ chức kế hoạch bài dạy sao cho

mục tiêu, nội dung, phương pháp tô chức và đánh giá sao cho phù hợp.

Đổi với dé tài, khi tiền hành thực nghiệm sư phạm là quá trình SV thực hành kĩ

năng thiết kế và tô chức kế hoạch bài day, với việc áp dụng mô hình NCBH sẽ giúp

cho SV có cơ hội rèn luyện, nâng cao năng lực của mình Quá trình nảy cũng sẽ giúp

cho việc luyện năng lực thiết kế và tô chức kế hoạch bai day của SV sư phạm dambao tinh vừa sức phủ hợp với từng đối tượng vả nhóm đối tượng mà SV giảng dạy

6.2 Phương pháp nghiên cứu

6.2.1 Phương pháp phân tích, tong hợp tài liệu

Phương pháp này được sử dụng dé thu thập, phân tích và tông hợp thông tin, dữ

liệu từ các nguồn tài liệu khác nhau (sách, luận văn, luận án, bài báo ), nhằm xây

dựng cơ sở lý luận va thực tiễn cho nghiên cứu.

Nhằm thực hiện nghiên cứu các nội dung như mô hình nghiên cứu bài học(lesson study), lý luận về năng lực thiết kế và tô chức kế hoạch bài dạy, chương trìnhĐịa lí lớp 11 cần có sự tham khảo, tổng hợp, phân tích từ các giáo trình, sách

chuyên khảo, luận văn, bài báo khoa học có liên quan Việc sứ dụng phương pháp

nay giúp thu thập va xử lý thông tin từ nhiều nguôn tài liệu khác nhau, từ đó xây dựng

cơ sở lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu, nâng cao tính khách quan và khoa học của

đề tài

Phương pháp này được sử dụng đề thu thập thông tin, dữ liệu từ thực tiễn, nhằm

đánh giá thực trạng và hiệu quả của các hoạt động giáo dục Tác giả sử dụng phương

pháp này nhằm đánh giá thực trạng rèn luyện năng lực thiết kế và tỏ chức kế hoạch

bai day Dia lí của SV sư phạm; và đánh giá hiệu quả của mô hình nghiên cứu bai học

(lesson study) trong việc rèn luyện năng lực thiết kế và tô chức kế hoạch bai day môn

Địa lí lớp 11.

Điều tra được thực hiện thông qua quan sát và bảng khảo sát đối với SV sư phạm

Dịa lí Phương pháp này giúp thu thập thông tin từ thực tiễn, từ đó đánh giá thực trạng

và hiệu quả của các hoạt động giáo dục một cách khách quan và chính xác.

Trang 21

6.2.3 Phương pháp thực nghiêm sư phạm

Trong nghiên cứu dé tài, tac giá sử dụng phương pháp nay đẻ kiểm tra tính hiệu

quả và kiêm chứng tác động của việc vận dụng mô hình nghiên cứu bài học (lesson

study) trong việc rèn luyện năng lực thiết kế và tô chức kế hoạch bài day môn Dia lílớp 11 Loại hình thực nghiệm được lựa chon là thiết kế đánh giá sau tác động với

các nhóm SV tham gia thực nghiệm Tác giả thông qua việc tự đánh giá của SV sau

thực nghiệm dé kết luận về mức độ phát triển năng lực của nhóm đối tượng thựcnghiệm dưới tác động của các việc vận dụng mô hình nghiên cứu bài học và việc thiết

kế và tô chức kế hoạch bài dạy môn Địa lí lớp 11.

6.2.4 Phương pháp quan sắt

Phương pháp quan sát là việc sử dụng quan sát đề thu thập dữ liệu vẻ quá trình

rén luyện nang lực thiết kế và tô chức kế hoạch bai day khu thực hiện từng bước trong

chu trình vận dụng mô hình NCBH Qua đó, những SV trong quá trình thực nghiệm

có thê hiểu rõ hơn vẻ cách tiếp cận va trién khai những bai học nghiên cứu, tir đó đưa

ra những phan hoi và cải tiến phù hợp Phương pháp này giúp tao ra những kết qua

cụ thé và minh chứng cho quá trình nghiên cứu, từ đó nâng cao chất lượng của quátrình rén luyện năng lực thiết kế và tô chức kế hoạch bai day thông qua việc áp dụng

mô hình NCBH.

6.2.5 Phương pháp thống kê, xử lí số liệu

Trong khóa luận, tác giả sử dung phương pháp thống kê toán học dé xử lí, phân

tích kết quả khảo sát về thực trạng rẻn luyện năng lực thiết kế và tô chức KHBD của

SV sư phạm và nhận thức, hiểu biết về mô hình NCBH

Vận dụng phương pháp thông kê với các công cụ thong kê mô ta và thống kêsuy luận dé xứ lí các chỉ tiêu định lượng, cũng như dé phân tích kết quả thực nghiệm,

từ đó có thé rút ra được những kết luận khoa học có độ tin cậy cao Thực hiện cácthống kê mô ta với các thông số cơ bản gồm: giá trị trung bình (mean), trung vi(median) Thông qua các thông số cơ bản đó, tác giả tiễn hành so sánh dữ liệu quaquan sát từ đó nhằm kiêm chứng tinh khả thi của khóa luận và góp phan giúp tác giả

, a £ a dose

có cơ sở dé đưa ra kết luận cho dé tài.

Trang 22

7 Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp

Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn vẻ vấn dé rèn luyện năng lực thiết kế và tô chức

kế hoạch bài day thông qua mô hình nghiên cứu bài học

Chương 2 Quy trình rèn luyện năng lực thiết kế và tô chức kế hoạch bài day Dia lí

11 cho sinh viên sư phạm dia lí thông qua mô hình nghiên cứu bai học

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm

Trang 23

NOI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE VAN DE REN LUYEN

NANG LỰC THIẾT KE VA TÔ CHỨC KE HOẠCH BÀI DAY THONG QUA

MO HÌNH NGHIÊN CUU BÀI HỌC

1.1 Cơ sở lí luận về năng lực thiết kế và tô chức kế hoạch bài day

1.1.1 Kế hoạch bài day

1.1.1.1 Khái niêm

Trong một cuốn sách về phương pháp dạy học “Methodology in Language

Teaching” được xuất bản bởi Nha xuất bản Dai học Cambridge, khái niệm về KHBDđược Thomas SC Farrell viết *Jà một chuối các hoạt động bài học liên quan xoay quanh một chủ dé cụ thể, là một bản mô tả về cách HS sẽ thực hiện nhằm dat đượccác mục tiêu cụ thể về bài học và nó cũng mô tá hành vi giảng dạy sẽ mang lại kết

qua học tập cho HS” (Thomas SC Farrell, 2002).

Với Stiliana Milkova KHBD giống như “bán dé chi đường của người GV về những gì HS cần học và cách thực hiện nó một cách hiệu quả trong suốt giờ học ”

trình của môn học ` (Nguyễn Văn Thái, 2021)

GV cần xây dựng KHBD trong giai đoạn chuẩn bị trước khi lên lớp sao cho phù

hợp với tình hình, năng lực riêng của HS trong mỗi lớp học dé dam bảo sự thành công

của buôi học Vì vậy, với mỗi lớp học, mỗi GV khác nhau cần có KHBD khác nhau.

Việc xây dựng KHBD sẽ giúp GV tính toán thời gian phù hợp cho các hoạt động

học, nhờ đó tránh lãng phí thời thời gian tiết học Việc xác định các mục tiêu của bài

đạy cũng giúp GV giới hạn các yếu tổ lên quan đến nội dung bải học, sử dụng hiệuquả các kiến thức đã có của HS đề phát triển các kiến thức, năng lực mới Xây dựng

KHBD thường xuyên cũng giúp GV rèn luyện khả năng lựa chọn phương pháp, kỹ

Trang 24

thuật, cách thức tô chức day học hiệu qua với mỗi đối tượng HS và bài học khác nhau,

từ đó phát trién kĩ năng day học của GV.

1.1.1.2 Vai trò của KHBD

Richards (1998) đã từng nhắn mạnh tầm quan trọng của việc soạn KHBD đối

với GV rằng: “Sự thành công trong việc giảng dạy của giáo viên thường phụ thuộc

vào tính hiệu qua của việc soạn kế hoạch bài dạy”.

KHBD được xem như một bản thiết kế, mang tính cá nhân của mỗi GV bởi vì

với cùng một bài học, với đối tượng HS khác nhau và mỗi GV sẽ có những KHBD

khác nhau Mỗi KHBD sẽ phủ hợp với từng đối tượng HS, trong từng hoàn cảnh, điều kiện cơ sở vật chất và sẽ thé hiện ý tưởng, năng lực của người GV Vì vậy, KHBD có

vai tro đặc biệt quan trọng trong các hoạt động giáo dục:

- Giúp xác định rõ ràng mục tiêu và nội dung bài học từ đó xây dựng giới hạn

nội dung giảng dạy: Bởi mục tiêu bài học là yếu tố then chốt định hướng toàn bộ nội

dung và hoạt động giảng dạy Xác định mục tiêu rõ ràng giúp GV chỉ giảng dạy những

kiến thức, kỳ năng và thái độ thực sự cần thiết cho học sinh, tránh lan man sang cácnội dung phụ trợ không quan trọng và giúp GV dé dang đo lường mức độ đạt được

của học sinh sau bài học, từ đó đánh giá được hiệu quả giảng dạy Giới hạn nội dung

giảng đạy sao cho phù hợp giúp đảm bảo thời lượng bài học và tăng hiệu quả tiếp thuđối với HS

- Giúp lựa chọn phương pháp giảng day phù hợp nhằm thiết kế các hoạt độnghọc tập sinh động, hấp dẫn: Đối với từng nội dung bải học, mỗi phương pháp giảngdạy có ưu và nhược điểm riêng, do đó GV cần lựa chọn phương pháp phù hợp đề đạt

được mục tiêu bài học, phù hợp với nội dung bài học sao cho mang lại hiệu qua học

tập tốt nhất đối với HS Khi đó GV có thê thiết kế các hoạt động phù hop, sinh dong,hap dẫn nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS, giúp HS rèn luyện kĩ năng, phát

huy tính chủ động và học tập hiệu quả hơn.

- Sử dụng hiệu quả các phương tiện, đồ dùng day học: Đỗi với mỗi bài học, việclựa chọn phương tiện day học thích hợp cần dựa trên: mục tiêu nội dung bai học|

đặc điểm HS, điều kiện cơ sở vật chất Trong quá trình xây dựng KHBD, GV sẽ dựa

trên những điều kiện này dé lựa chọn các phương tiện, đỏ dùng day học phù hợp va

Trang 25

khai thác tối đa những phương tiện đó cho bài day của minh dé tạo hứng thú cho HS

và giúp HS tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất

- Giúp GV định hướng tâm lí giảng dạy: Với một KHBD được chuẩn bị trước,

GV sẽ năm được những thông tin quan trọng vẻ các hoạt động học tập, về nội dungkiến thức và hình dung được sự liên hệ giữa nội dung bài học với đối tượng HS của

mình Với sự kĩ càng, day đủ trong khâu chuẩn bị trước khi lên lớp nay sẽ giúp GV

có được sự tự tin nhất định, điều này giúp GV thực hiện các hoạt động trong khi lênlớp một cách linh hoạt, nhiệt tình và mang lại những ảnh hưởng tích cực đến HS của

mình.

- Phát triển kĩ năng đạy học của GV: KHBD đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kĩ năng dạy học cho GV Bởi trong quá trình xây dựng KHBD, GV cần thực hiện những kĩ năng cơ bản như xác định mục tiêu, thiết kế các hoạt động học

tập Sau đó, GV sẽ chuẩn bị các cách thức tương tác vả hoạt động một cách kĩ lưỡng

cho bài học Qua nhiều bài học với những tiết đạy sẽ giúp cho GV có được kinh

nghiệm phong phú, giúp GV phát triển, nâng cao kĩ năng day học và năng lực nghề

nghiệp cua mình.

1.1.1.3 Các bước xây dựng KHBD

Đề xây dựng KHBD GV cần thực hiện các bước sau;

- Bước 1: Xác định mục tiêu bài dạy:

Đề xác định mục tiêu bài dạy, GV can căn cứ vào yêu cầu cần đạt tương ứng của bài học được quy định trong Chương trình Giáo dục Pho thông môn học theo

Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, đặc điểm năng lực của HS đẻ lựa chọn phương

pháp, kỹ thuật day học phù hợp và có thé nâng bậc nhận thức của mục tiêu lên cao

hơn.

Các mục tiêu được xác định bao gồm yêu cầu cần đạt, năng lực đặc thù (của

từng môn học), năng lực chung vả phẩm chất.

- Bước 2: Xác định chuỗi hoạt động học:

Đây là bước xây dựng kế hoạch tông thé của bài day, là cơ sở đề thiết kế từng

hoạt động học cụ thé trong bài Các hoạt động học bao gồm:

+ Hoạt động mở dau: Có vai trò gây hứng thú cho HS khi bắt dau bai day, giúp

HS có động lực khám phá các kiến thức mới Hoạt động nảy có thê là một trò chơi.tình

Trang 26

huống thực tiễn, tình huống có mâu thuẫn gần gũi với kinh nghiệm sống của HS

và chỉ có thể giải quyết một kết quả nhưng chưa lí giải được đầy đủ bằng kiến thức

và kĩ năng hiện có, từ đó đặt van dé bài học.

+ Hoạt động hình thành kiến thức: Một KHBD có thé có nhiều hoạt động hình

thành kiến thức mới, tuỳ theo nội dung bải học Bằng cách sử dụng các phương pháp

kỹ thuật dạy học, GV tô chức cho HS hoạt động theo nhóm, cá nhân , sử dụng các tư

liệu dưới dạng hình ảnh, chữ, video Từ đó, HS lần khám pha lan lượt các kiến thức

của bài dạy.

+ Hoạt động luyện tập: Giúp HS ôn tap, hoan thiện các kiến thức và kỹ năng đã

phát triển qua hoạt động hình thành kiến thức bằng cách thực hiên nhiệm vụ theo cá

nhân, nhóm dé giải các bai tập, các tình huống gắn với bài học Thông qua hoạt động

luyện tập, GV có thê đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu đặt ra từ các hoạt động trước đó, dé hỗ trợ HS và cải tiễn các hoạt động học.

+ Hoạt động vận dụng: GV sẽ hướng dẫn cho HS sử dụng những kiến thức, kĩnăng đã học dé giải quyết các vấn dé phức tạp hon, gan với thực tiễn, giúp các em HS

có thé rèn luyện, phát triển các năng lực, phẩm chất

GV cần định hướng trước các phương pháp, kỹ thuật dạy học, các phương tiện, học liệu, phương án đánh giá cho mỗi hoạt động học trong chuỗi các hoạt động đã

xác định sao cho KHBD có liên kết chặt chẽ.

- Bước 3: Phát triển các hoạt động học cụ thé:

Từ chuỗi hoạt động học đã xây dựng, GV sẽ phát trién hoạt động học cụ thê

trong KHBD Với mỗi hoạt động, GV sẽ xây dựng mục tiêu, nội dung, sản phẩm, và

tô chức thực hiện như sau:

Mục tiêu: trong mỗi hoạt động, mục tiêu được cụ thê hoá từ mục tiêu chung củabài đạy tương ứng với mục tiêu của hoạt động Mục tiêu của hoạt động góp phần thực

hiện mục tiêu chung của bài dạy.

Nội dung: là nội dung hoạt động của HS hay nhiệm vụ mà GV giao cho HS, có

thé là các câu hói, bai tập tình huống, giúp HS huy động kinh nghiệm, kiến thức,

kĩ năng đã có dé thực hiện thực hiện nhiệm vụ va tạo ra kết quả.

- Sản phẩm: là câu trả lời, kết quả thực hiện nhiệm vụ tương ứng với nội dungnhiệm vu Đông thời, sản pham hoạt động cũng chính là phương tiện dé GV kết luận

Trang 27

kiến thức, ki nang cho HS ghi lai sau mỗi hoạt động học tập Sản phẩm cần phù hợp,

đáp ứng mục tiêu của hoạt động.

- Tổ chức thực hiện: tién trình tô chức thực hiện hoạt động học bao gồm cácbước: chuyền giao nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ; báo cáo, thảo luận; kết luận, nhậnđịnh Trong một số trường hop, GV có thé sử dụng các phương pháp không theo logic

một chiều, vì vậy việc trình bày tiền trình thực hiện cũng có thé linh hoạt theo tuỳ

theo phương pháp thực hiện.

- Bước 4: Kiém tra, hoàn thiện KHBD

Sau khi xây dựng các hoạt động dạy học, GV cần xem xét lại toàn bộ các phần

của KHBD, sự phù hợp giữa các mục tiêu và các hoạt động học, giữa các phương pháp, phương tiện đạy học trong từng hoạt động học và giữa các hoạt đông học với

nhau Phân bồ thời gian phủ hợp cho các hoạt động học.

1.1.2 Năng lực thiết kế và tổ chức kế hoạch bài day

1.1.2.1 Cau trúc năng lực của SV sư phạm

Năng lực là khái niệm được hiểu theo nhiều khía cạnh, nhiều nghĩa khác nhau.

Vi vay ma năng lực được xác định được xác định với nhiều quan niệm, phạm trù.

Theo Brend Meier, Nguyễn Văn Cường (2005): “Nang lực là khả năng thực

hiện có hiệu qua và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn déthuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khácnhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sảng hànhđộng” Khi nói đến năng lực hành động, Brend Meier và Nguyễn Văn Cường chorằng cầu trúc năng lực bao gồm: năng lực phương pháp, năng lực chuyên môn, nănglực cá thé, năng lực xã hội.

- Năng lực chuyên môn (professional competency): là khả năng áp dụng các

phương pháp và kỹ thuật đề giải quyết van đề, nhiệm vụ chuyên môn một cách độc

lập chính xác Trong đó bao gồm cả khả năng tư duy logic, phân tích, tông hợp kháiquát hóa, trừu tượng hóa, nhận biết được các mối liên hệ tương quan trong quá trình

- Năng lực phương pháp (Methodical competency): là khả năng thực hiện những

hành động có mục đích, có kế hoạch trong việc giải quyết nhiệm vụ đặt ra bao gồm

cả phương pháp chuyên môn và phương pháp chung.

Trang 28

- Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng thực hiện những mối quan

hệ xã hội, cũng như trong các mối quan hệ xã hội.

- Nang lực cá thé (Induvidual competency): Là sự phát triển cá nhân, xác định được cơ hội, năng khiếu của cá nhân, những quan điểm, chuẩn mực đạo đức chỉ phốiđến thái độ và hành vi ứng xử cá nhân

Đôi với mỗi nghề nghiệp đòi hỏi nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu vẻ năng lực

nghề Năng lực nghé là khả năng thực hiện thảnh công các hoạt động nghé nghiệp

cụ thê là thực hiện thành công các hoạt động chuyên môn của một nghe nao d6 trén

sự huy động, van dụng tông hợp hệ thông kiến thức chuyên môn, kĩ năng nghiệp vụcủa nghề và các thuộc tính cá nhân khác có liên quan trực tiếp tới hoạt động nghénghiệp phải thực hiện (Bùi Minh Đức, 2017) Theo đó, cấu trúc năng lực nghề gồm

3 yếu tổ cau thành: trí thức chuyên môn kĩ năng hành nghề và đạo đức nghề nghiệp

Hình 1.1 Cấu trúc năng lực nghề nghiệp.

Nguồn: Đại học Sư phạm Ha Nội (2020), Chương trình giáo dục đại học — Chương

trình đào tạo giáo viên địa Ii.

Đối với SV sư phạm, năng lực cần trang bị đó chính là năng lực nghề nghiệpcủa GV Do vậy, có thé hiéu năng lực sư phạm là sự huy động, vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm, giá trị, thái độ và kĩ năng sư phạm của người GV đề hoàn thành

có kết quả các hoạt động dạy học và giáo dục HS.

Ngoài ra, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đãban hành thông tư 20/2018/TT-BGDĐT xác định chuẩn nghề nghiệp của GV cơ sởgiáo dục phổ thông gồm các tiêu chuẩn liên quan đến năng lực nghé nghiệp đó là: (1)Pham chat nhà giáo; (2) Phát triển chuyên môn nghiệp vụ; (3) Xây dựng môi trườnggiáo dục; (4) Phát triển mỗi quan hệ giữa nha trường, gia đình va xã hội, (5) Sử dung

Trang 29

- Năng lực dạy học và giáo dục: bao gồm kiến thức vả ki năng sư phạm đượcthé hiện qua năng lực về kiến thức chuyên môn; năng lực thiết kế và tổ chức KHBD

và hoạt động giáo dục: năng lực kiểm tra, đánh giá; năng lực ngoại ngữ, ứng dụngcông nghệ thông tin; nang lực khai thác va sử dụng hiệu qua cơ sở vật chất, thiết bịday học, công nghệ va học liệu trong day học; năng lực tư vấn, hỗ trợ và giúp đỡ, HS;

năng lực xây dựng môi trường giáo dục; năng lực quản lý HS

- Năng lực cá nhân: gồm năng lực giao tiếp; năng lực ngôn ngữ; năng lực nghiêncứu khoa học: năng lực tự học, tự bồi duéng; năng lực phát triển chương trình giáodục và tài liệu day học; năng lực phát trién nghề nghiệp của bản thân; năng lực giảiquyết xung đột; năng lực hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong thực hiện hoạt độngnghề nghiệp chia sẻ kinh nghiệm về phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

giúp người GV phát triển toàn điện vẻ năng lực nghé nghiệp của mình.

1.1.2.2 Năng lực thiết kế KHBD

Theo đó, năng lực thiết kế KHBD là khả năng xây dựng KHBD hiệu qua, dựatrên yêu cầu vé day học tiếp cận năng lực của Chương trình Giáo dục Phỏ thông 2018,sao cho đáp ứng được các mục tiêu về phát trién năng lực, phẩm chất cho HS

Trang 30

~

Dé thiết kế va tổ chức KHBD GV can có một số năng lực sau:

Xác định các mục tiêu day học: Dé xây dựng KHBD, trước tiên GV cân xác

định mục tiêu chung và mục tiêu của từng hoạt động của KHBD Trong đó các mục

tiêu chung cần tương ứng với yêu cầu cần đạt của bài học được quy định trongChương trình Giáo dục Phé thông 2018 của môn học, các năng lực chung, pham chatcần được lựa chọn phù hợp với kiến thức, kỹ năng và các phương pháp, kỹ thuật dạy

học được sử dụng trong bài dạy Các mục tiêu của KHBD rõ ràng, phù hợp sẽ giúp

GV xây dựng được được các hoạt động học, các phương án kiêm tra, đánh giá phù

hợp với các hoạt động học.

Chuẩn bị KHBD linh hoạt, cân thận: GV cần đảm bảo KHBD được xây dựnglinh hoạt, cần nghiên cứu kĩ đặc điểm của đối tượng HS, cơ sở vật chat của nhà trường, lớp học, dự phòng các tình huống phát sinh trong thực tiễn dạy học Từ đó, KHBD

sẽ là một bản hướng dẫn thực hiện tiến trình day học chứ không phái là công thức cỗ

định với tat cá các đối tượng khác nhau

Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực: để HS tích cực, hoạt động học cầnchú trọng vào hoạt động của HS, lấy HS làm trung tâm Các phương pháp dạy họcđược sử dụng cần chú trọng vào hoạt động cá nhân, nhóm của HS , đưa ra các nhiệm vụ cho HS dé giải quyết các mục tiêu của hoạt động.

Sứ dụng đa dạng các hình thức, phương pháp, kỹ thuật day học và kiêm tra đánh giá Nhằm giúp HS có thé phát triển nhiều năng lực, phẩm chất khác nhau thông quaquá trình học, tránh sự đơn điệu trong KHBD Tuy nhiên, không can thiết phải sửdụng quá nhiều phương pháp day học trong một bai học, mà cần lựa chọn các phương

pháp phù hợp với mục tiêu của mỗi hoạt động.

Ngoài ra GV cần có một số năng lực khác như ứng dụng công nghệ thông tin vào đạy học; thu thập tài liệu phục vụ cho bài dạy; chuẩn bị đồ dùng, học liệu cầnthiết cho việc dạy học

1.1.2.3 Năng lực tổ chức KHBD

Năng lực tô chức KHBD là khả năng sử dụng KHBD vảo quá trình dạy họctrong thực tế, sao cho thực hiện được các mục tiêu đã đề ra trong KHBD, linh hoạtkhí sử dụng KHBD đối với các đối tượng HS trong môi trường cụ thẻ nhưng vẫn đảmbao được các mục tiêu tiền trình dạy học đã đề ra

Trang 31

Năng lực sử dung các phương pháp day học: Dé tô chức KHBD trong day họctiếp cận năng lực trong thực tế, GV phải là người điều khiển, hướng dan các hoạtđộng của HS nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng, phẩm chat cần thiết Dé làm được

như vậy, GV can hiểu biết thấu đáo về các phương pháp, kỹ thuật day học được sử

dụng Tô chức các bước của một hoạt động học rõ ràng để hiệu, giúp HS nắm rõ cách

thực hiện nhiệm vụ, có hứng thú, sẵn sàng tư duy, tích cực thực hiện nhiệm vụ.

Năng lực sử dụng phương tiện, thiết bị đạy học: GV cần sử dụng thuần thục cácthiết bị điện tử, bảng, phương tiện dạy học, các phương tiện trực quan như video, hìnhanh, ban 46 Khai thác tốt các phương tiện, thiết bị day học giúp tiết học diễn ramạch lac, tiết kiệm thời gian, HS có thê khai thác các phương tiện khác nhau trongquá trình học, giúp phát triển các năng lực, phẩm chất mà mục tiêu KHBD đề ra.

Năng lực tô chức dạy học theo nhóm: dạy học theo nhóm là phương pháp dạy học thường xuyên được sử dụng trong dạy học tiếp cận năng lực, đối với mỗi lớp học

cụ thé, do sự khác biệt về sĩ số, cách bố trí lớp học, GV cần có sự linh hoạt trong cách

thức tô chức, đưa ra các yêu cau rõ ràng về nhiệm vy, thời gian, sản phẩm, hình thứcbáo cáo nhằm giúp hoạt động nhóm diễn ra hiệu quả.

Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp: GV cần có giọng nói to, rõ ràng, lựa chọn

ngôn ngữ phd hợp khi giảng bài giúp HS dé biểu bài hơn, ngôn ngữ khi giao nhiệm

vu, nhận xét, phê bình kết hợp với giọng điệu nét mặt, cử chi cần phù hợp dé pháthuy tỉnh thần tích cực, hợp tác của HS.

Năng lực xử lí các tinh huống sư phạm: trong quá trình day học, có nhiều tinhhuống sư phạm có thé say ra như các tình huỗng vẻ kĩ năng, kiến thức; trục trac vềthiết bị, phương tiên day học; tinh uống về thái độ, cách ứng xử của HS làm việcdạy học bị kéo dài thời gian hoặc đi chệch hướng khỏi kế hoạch đề ra Điều này đỏi

hỏi GV phải có khả năng kiểm soát, quản lí, dự kiến được các tình huống và giải

quyết tốt các tình huống sư phạm nảy sinh

Đề có thẻ phát triển được năng lực tô chức KHBD GV can phải luyện tập các kĩ

năng cần thiết, biết tự kiểm tra, đnáh giá, rút kinh nghiệm từ các bai day trước

1.1.2.4 Tiêu chí đánh giá năng lực thiết kế và tổ chức KHBD

Khi thiết kế, xây dựng và tô chức KHBD, GV cần quan tâm đến các yếu tố đánh

gia như:

Trang 32

- Về năng lực thiết kế bài dạy:

+ Mục tiêu bài dạy:

o Xác định rõ ràng mục tiêu bai day theo định hướng phát triển năng lực.

o Mục tiêu phù hợp với chương trình, tài liệu học, đối tượng HS và điều

kiện thực tế

+ Nội dung bài dạy:

o Lựa chọn nội dung phù hợp với mục tiêu bai dạy, chương trình, đặc

điểm, năng lực của HS.

o Nội dung được sắp xếp theo logic, khoa học và dé hiểu.

+ Phương pháp va kỹ thuật day học:

o Sử dụng đa dang các phương pháp và kỹ thuật day học phù hợp với mục

tiêu, nội dung bai day va đối tượng HS

o Ưu tiên các phương pháp và kỹ thuật dạy học giúp HS phát triển năng

lực và rèn luyện kỹ năng.

+ Hoạt động học tập của HS:

o Thiết kế các hoạt động học tập đa dang, phong phú và phù hợp với mục

tiêu, nội dung bài day và năng lực của HS.

o Khuyến khích HS chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.+ Phương tiện và thiết bị dạy học:

øs_ Sử dụng các phương tiện vả thiết bị day học phù hợp với mục tiêu, nội

dung bai day và phương pháp day học.

o Sử dụng hiệu quả các phương tiện và thiết bị dạy học dé nâng cao chat

lượng bài dạy.

Trang 33

o Các phần của bài day được liên kết chặt chẽ với nhau.

+ Thời lượng bài dạy:

s_ Phân bé thời lượng hợp lý cho các phan của bài dạy.

o Đảm bảo thời gian cho các hoạt động học tập của HS.

+ Dự kiến các tình huỗng xay ra trong quá trình dạy học:

o Duy kiến các tình huồng có thé xảy ra trong quá trình dạy học và có

phương án xử lý phù hợp.

s_ Tạo sự linh hoạt trong quá trình day học dé ứng phó với các tình huống

bất ngờ

Quá trình đánh giá, GV có thé quan sát trực tiếp quá trình giảng dạy dé đánh giá

năng lực của GV trong việc tô chức các hoạt động học tập, quản lý lớp học và tương

tác với HS; thu thập phản hồi từ HS về bai học dé đánh gia mức độ hiệu quả của bàihọc vả năng lực của GV trong việc thiết kế và tô chức bài học, từ đó phân tích đề

đánh giá mức độ logic, khoa học, sáng tạo và phù hợp với mục tiêu, nội dung và

phương pháp dạy học của bai học dé có thể chỉnh sửa, thay đôi, cải tiến nhằm mang

lại hiệu quả giáo dục cao hơn.

Nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phô thông 2018, Bộ Giáo dục

và Đào tao đã ban hành Công văn số 5512/BGDDT-GDTrH về xây dựng và tô chức

thực hiện kế hoạch giáo dục của nha trường trong đó hướng dẫn GV vẻ quy định xây dựng KHBD và mẫu phiếu đánh giá bài day theo chương trình mới.

Dựa vảo các tiêu chí đánh giá theo Công văn 5512/BGDDT-GDTrH, đây sé là

cơ sở đề đánh giá năng lực thiết kế và t6 chức KHBD đối với GV, SV sư phạm

1.1.2.5 Vai trò năng lực thiết kế và tổ chức KHBD đổi với GV

Nang lực thiết kế và tô chức KHBD đóng vai trò trung tâm trong cau trúc năng lực GV, là nén tang dé GV hoàn thành tốt sứ mệnh cao cả của mình Nó mang tam

quan trọng bởi những lý do sau:

- Thê hiện tính chuyên môn của GV:

Năng lực thiết kế KHBD sẽ cho thay kha năng thiết kế bài day sao cho khoa

học, logic và sáng tạo, từ đó thẻ hiện trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của

GV GV có năng lực này sẽ biết cách lựa chọn nội dung, phương pháp va hình thức

tô chức dạy học phù hợp đề giúp HS tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất

Trang 34

- Nâng cao hiệu quả giảng dạy:

Một bài day được thiết kế tốt sẽ giúp GV dé dang truyền tải kiến thức đến HS,tạo hứng thú học tập và giúp HS đạt được mục tiêu dé ra Việc tô chức đạy học hợp

lý sẽ giúp HS tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, phát huy tính sáng tạo và

rẻn luyện các kỳ năng can thiết

- Góp phan phát trién năng lực HS:

Năng lực thiết ké và tô chức KHBD giúp GV tạo ra môi trường học tập tích cực,

khuyến khích HS tư duy độc lập, sáng tạo và phát triển các năng lực cần thiết cho bản

thân GV có năng lực này sẽ biết cách đánh giá hiệu quả học tập của HS và điều chỉnh

kế hoạch day học phù hợp dé giúp HS tiến bộ

- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục:

Nang lực thiết kế và tô chức KHBD là một trong những yếu tô quan trọng quyết

định chất lượng giáo dục Khi GV có năng lực này, HS sẽ được học tập trong môi

trường giáo dục hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.

Có thể nói, năng lực thiết kế và tổ chức KHBD là một năng lực vô cùng quantrọng đối với GV Việc rèn luyện và nâng cao năng lực nảy sẽ giúp GV hoàn thành tốt sứ mệnh "trồng người" và góp phan nâng cao chất lượng giáo dục.

1.1.2.6 Năng lực thiết ké và tổ chức kế hoạch bài day cho SV sự phạm Địa lí

Nang lực thiết kế và tô chức KHBD là một trong những thành tố quan trọngtrong năng lực day học - thành phan năng lực không thé thiểu đối với nghè giáo viên.

Do vậy, không chỉ GV mà đối với SV sư phạm, việc trang bị năng lực thiết kế và tôchức KHBD là đặc biệt quan trọng nhằm đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp sau khitốt nghiệp

SV sư phạm Địa lí cần trang bị đầy kiến thức và kĩ năng cần thiết đẻ thiết kế và

tô chức KHBD hiệu quả, từ đó nâng cao năng lực sư phạm của SV.

SV can nắm rõ kiến thức, thông tin về KHBD:

- Về kế hoạch bài đạy: khái niệm, tam quan trong, cac bude lap ké hoach bai

day.

- Các yêu tô can thiết trong kế hoạch bai day: mục tiêu bài học, nội dung bàihọc, phương pháp giảng dạy, hoạt động day học, phương tiện, đồ dùng day học, kiếm

tra, đánh giá.

Trang 35

- Các phương pháp giảng dạy môn Dia lí: thuyết trình, thảo luận, thực hanh

- Các hoạt động day học môn Địa lí: trò chơi, thảo luận nhóm, thực hành,

- Các phương tiện, đồ dùng day học môn Địa lí: bang, máy chiều, máy tinh

SV cần rèn luyện, nâng cao những kĩ năng vẻ:

- Phân tích chương trình học và lựa chọn nội dung bai học phù hợp.

- Xác định mục tiêu bài học rõ ràng, cụ thé, đo lường được.

- Lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với mục tiêu, nội dung bải học vả

đặc điểm HS.

- Thiết kế các hoạt động đạy học sinh động, hấp dẫn, giúp HS tích cực tham gia

vao quá trình học tập.

- Sử dụng hiệu qua các phương tiện, đô dùng dạy học

- Kiêm tra, đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động trong bài học.

Việc phát triển năng lực thiết kế và tô chức KHBD của SV sư phạm Địa lí làquá trình biến đôi theo hướng tích cực của các yếu tố thuộc năng lực thiết kế va tỏchức KHBD nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra đối với SV tốt nghiệp ngành sư phạm Địa

lí.

Trong chương trình đào tao của SV sư phạm Địa lí, SV được cung cấp những thông tin, kiến thức về kế hoạch bài đạy và có những cơ hội thực hành, rèn luyệnnăng lực thiết kế và tô chức kế hoạch bài dạy trong các học phan về nghé nghiệpchuyên ngành như: Lí luận day học Địa li, Phat trién chương trình Địa lí, Kiểm tra

đánh giá trong day hoc Dia lí, Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, Phương

pháp day học địa lí ở tường THPT, Thiết kế và tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm,

Ngoài các giờ lên giảng đường, SV có thé lập thành các nhóm nhỏ dé nghiêncứu các tài liệu về KHBD và phương pháp giảng dạy môn Địa lí, thảo luận về cácvan dé liên quan đến kế hoạch bai day, luyện tập thực hành thiết kế và triển khai tô

chức KHBD Ngoài ra, chương trình đảo tạo còn tạo những cơ hội cho SV dự giờ các

tiết day của GV giỏi bậc THPT đẻ từ đó có thé học hỏi, rút kinh nghiệm Tuy nhiên,tần suất có những hoạt động dự giờ thực tế tại trường phô thông còn khá ít

Đặc biệt, những đợt thực tập sư phạm là những cơ hội có ý nghĩa đặc biệt quan

trọng đối với quá trình rèn luyện và nâng cao năng lực thiết kế va tô chức KHBD bởi

Trang 36

SV có cơ hội thực hành tại môi trường THPT, tại các lớp học thực tế và được trực

tiếp giảng day đối tượng là những HS Quá trình này mang lại cho SV sư phạm Địa

lí những kinh nghiệm thực tế quan trọng Tuy nhiên, một số bộ phận SV chưa thật sự

tận dụng cơ hội nay đề rèn luyện và nâng cao năng lực day hoc của bản thân Do vậy,

cân dé xuất một số biện pháp nhằm hỗ trợ SV sư phạm Dia lí trong quá trình thực tập

su phạm trong việc rèn luyện năng lực thiết kế và tô chức KHBD của mình

1.2 Cơ sở lí luận về mô hình nghiên cứu bài học

1.2.1 Định nghĩa

Nghiên cứu bài học (NCBH), hay còn gọi là Lesson Study, được biết đến là một

mô hình phát triển chuyên môn cho GV thông qua việc nghiên cứu, thiết kế, thựchiện, đánh giá và cải tiên một bài học cụ thé Mô hình nay được thực hiện theo quy

trình hợp tác giữa các GV, với sự hỗ trợ của chuyên gia hoặc ban giám hiệu nha

trường dé xác định tác động của bài học đối với việc học và hiểu của HS.

Theo Makoto Yoshida, NCBH “la một quá trình học tập chuyên môn mà GV

tham gia liên tục trong suốt sự nghiệp của ho dé kiểm tra một cách có hệ thong các

phương pháp giảng day, nội dung và chương trình giảng day cũng như là quá trình

học tập và hiểu biết của HS nhằm đạt được mục tiêu giáo duc” (Yoshida, 2008).

Theo NASEM (Hiệp hội các quốc gia về nghiên cứu phương pháp giáo dục),

NCBH là khoa học của phương pháp giáo dục “Jam rõ mục đích, nội dung và phương

pháp và cổ gắng đóng góp vào thực tiên giảng day” (Sato, 1996).

Có thé nói rang, mô hình NCBH là một hình thức phát triển chuyên sâu cho GV

thông qua việc tiền hành các budi thảo luận, quan sát và đánh giá, cải tiền bài giảng

Dac trưng của mô hình nay là sự tập trung vào quá trình nghiên cứu, phân tích va cải

tién bài giảng thông qua sự hợp tác của nhóm GV Mục tiêu chính của mô hình là cảithiện chất lượng day và học bằng cách chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức giữa các GV

trong cling một nhóm Qua mô hình này, GV có cơ hội thực hiện quan sát va đánh giá bài giảng của mình cũng như của các GV khác, từ đó nâng cao khả năng giảng

day vả mức độ hiệu quả của bai học Bên cạnh đó, việc cải tiền bai giảng sẽ giúp cho

HS tham gia học tập một cách có hiệu quả hơn và tiếp thu kiến thức tốt hơn

Như vậy, có thé đưa ra một số đặc điểm nôi bật của mô hình NCBH như sau:

Trang 37

¢ Tập trung vào thực tiễn: Nghiên cứu và cải tiễn bài học dựa trên thực tẾ giảng

đạy vả quá trình học tập của HS.

e Hop tác: GV cùng nhau tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, chia sẻ kinh

nghiệm va học hỏi lan nhau.

e Tự chủ: GV chủ động trong việc lựa chọn bai học, thiết kế phương pháp giảng

day vả đánh gia kết quả học tập

e Liên tục: Quá trình nghiên cứu va cải tiền bài học được thực hiện liên tục, giúp

nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập một cách bên vững

1.2.2 Nguén gốc

NCBH có nguồn gốc từ Nhật Bản (Fernandez & Yoshida, 2004), là bản dichtrực tiếp của Jugyo-Kenkyu tiếng Nhật (được dịch là “cai tiễn bai học cho đến khihoàn hao” bằng tiếng Anh) (James W, Stigler, 2009) Mô hình đã được phát triển từnhững năm 1872 và NCBH trở thành một trong những thành tựu đáng chú ý nhất xuấtphát từ văn hóa giáo dục Nhật Ban, từ thời Meiji (1868 — 1912) Ban đầu, nó được sử dụng trong việc đảo tạo GV tiêu học và trung học Sau đó, nhờ vào những thành công ban đầu, mô hình này đã được mở rộng áp dụng tới các cấp học khác nhau Việc áp

dung phương pháp day học này vao hoạt động giáo dục ở Nhật Ban đã mang lại kết

quả về sự thay đổi phong cách giảng day trong lớp học ở Nhật Ban từ “day như kể"sang “day để hiểu” (Lewis & Tsuchida, 1998; Stigler & Hiebert, 1999; Yoshida,

1999).

Năm 1989, Yoshida đã đưa mô hình day học này đến Mỹ va đề cập đến trong

đề tài nghiên cứu với người hướng dẫn là James W Stigler và gây chú ý Vào nhữngnăm 1990, mô hình NCBH đã được lan rộng ra các nước khác trên thế giới và trởthành một phương pháp quan trọng trong nâng cao chất lượng giảng dạy Vào năm

1999, một số trường học, khu học chánh và GV ở Hoa Kỳ bắt đầu tiễn hành áp dụng

mô hình NCBH Từ các bai báo của minh, Yoshida đã cho rằng việc thực hành NCBH

có thé được xem là một hoạt động trong việc rèn luyện và phát triển nghiệp vụ sư

phạm cho GV, Yoshida đã nhân mạnh rằng: “NCBH làm cho GV trở thành người học

suốt đời NCBH đóng vai trò quan trọng như một chương trình phát triển nghiệp vụ

Sự phạm, không chỉ là bồi dung GV và cai tiến bài học Nó tạo cơ hội cho minh đào

sau hiểu biết của mình về việc day và hoc.”

Trang 38

Mô hình này đã được nghiên cứu, phân tích và tham khảo để tái thiết lập ở các

nước như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Hà Lan, Úc, Singapore và nhiều nước khác Lan truyền

mô hình NCBH đã giúp nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển chuyên môn cho

GV ở nhiều quốc gia trên thé giới

Mô hình NCBH đã được áp dụng ở Việt Nam từ những năm 2000 Trong những

năm gan đây, việc ứng dụng mô hình này đã có những bước phát triên đáng kể Nhiều

tô chức và cơ sở giáo dục đã trién khai chương trình học về NCBH cho GV, nhằmnâng cao chất lượng giảng dạy và học tập Mô hình này đã giúp tạo ra một môi trường học tập chung cho các GV, cung cấp cơ hội phát triển chuyên môn và xây dựng cộngđồng học tập chuyên nghiệp trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam

1.2.3 Quy trình thực hign

Theo Yoshida (2008), ở Nhật Ban, mô hình NCBH được thực hiện dưới nhiều hình thức và địa điểm Mặc dù các loại hình NCBH khác nhau nhưng tat ca đều baogồm ba hoạt động chính:

(1) Thiết lập mục tiêu NCBH, xác định chủ đẻ, bài học nghiên cứu;

(2) Tham gia vào một chu trình NCBH (xây dựng và phát triển KHBD, thực hiện bài dạy, quan sát và suy ngẫm, thảo luận và phản ánh, chỉnh sửa kế hoạch giảngdạy và quay trở lại tiền hành dạy học vẻ các bài học nghiên cứu);

(3) Phan anh toàn bộ quá trình NCBH bằng cách viết một báo cáo, chia sẻ vađúc kết kinh nghiệm.

Trang 39

(1) Thiết lập mục (3) Viết báo cao,

tiêu, xác định chủ đê " chia sẻ kết quả

(2) Tham gia vào

một chu trình

nghiên cứu bài học

^ =.

Xay dung ke hoach bai hoc

Thực hiện dạy va quan sat

Thao luan va phan anh

Chỉnh sửa kế hoạch bài học

Hình 1.2 Sơ đồ quy trình thực hiện mô hình NCBH

Nguồn: (Yoshida, 2008)1.2.3.1 Thiết lập mục tiêu, xác định chu đề, lựa chọn bài học

Hoạt động đầu tiên trong ba hoạt động mà GV thực hiện khi tiến trình NCBH là thiết lập mục tiêu NCBH (hoặc chủ dé NCBH) và lựa chọn bài học.

Mục tiêu NCBH thường pha hợp với chủ đề nghiên cứu toàn trường hoặc tôchuyên môn, hay kế hoạch cải tiến trường học, mục tiêu sứ mệnh hoặc ý tưởng giáodục mới được định hướng gần đây Khi áp dụng mô hình NCBH, GV dựa trên nhữngmục tiêu này dé xây dựng kế hoạch day học phù hợp Việc xây dựng mục tiêu giúp

GV có thẻ cung cấp một nên giáo dục có hệ thông, mạch lạc và nhất quán cho tất cả

Trang 40

HS trong trường Quá trình này bao gồm các cuộc thảo luận ban đầu giữa tất cả cácthành viên trong nhóm thường được tô chức vào đầu mỗi năm học hoặc kì học

Mục tiêu NCBH thường được thiết lập bằng cách xác định tình hình học tập và

hiểu biết hiện tại của HS, nguyện vọng của HS cùng với nguyện vọng mà GV dành

cho HS của mình GV sẽ xem xét dữ liệu vé kết quả học tập của HS trước đây cũng

như những quan sát và kinh nghiệm làm việc với HS hiện tại trong lớp học của họ,

đặc điềm chung của HS dé cỏ thé đưa ra mục tiêu, định hướng phù hợp.

Quá trình xác lập mục tiêu NCBH là một trong những phần khó khăn nhất củaviệc NCBH vì nó xác định trọng tâm cải tiến giáo dục thông qua các hoạt độngNCBH Mục tiêu NCBH tương tự như các giả thuyết và kế hoạch hành động nhằmcải thiện việc đạy và học trong lớp học Ngoài ra, mục tiêu NCBH rất quan trọng để

đo lường sự thành công và hiệu quả của các hoạt động NCBH, đặc biệt là các bài

nghiên cứu mà GV tiến hành trong lớp học (Fernandez, Cannon, & Chokshi, 2003,

Lewis, 2002; Yoshida, 1999).

Theo Yoshida (2005): “Viée có mục tiêu NCBH là rat quan trong dé soan giáo

án tốt hơn Cách chúng ta muốn kết nỗi các mục tiêu khác nhau liên quan đến cách lập kế hoạch bài học Mục tiêu rõ ràng dân đến việc lập kế hoạch cho các bài họctập trung, hop lí và mạch lạc hơn với kết quả có thé đo lường được; chúng cũng giúp

HS hiểu rõ hơn và hỗ trợ tốt hơn, cũng nhự thao luận và đánh gia bài học tốt hơn.Mục tiêu rõ ràng có thê giúp chúng ta đánh giá liệu chúng ta có đạt được mục tiêuhay không Tat cả điều này dan đến việc học tập tốt hơn của HS và GV”

Vì mục tiêu NCBH tương tự như giả thuyết nghiên cứu do một nhóm GV đặt ra,nên tùy thuộc vào hình thức và phương pháp NCBH khác nhau, để đưa ra những mục

tiêu phù hợp.

1.2.3.2 Tham gia vào một chu trình NCBH

(1) Thiết kế, xây dựng kế hoạch bài học: Sau khi đã đặt ra những mục tiêu cụ

thé khi áp dụng mô hình NCBH, GV cùng nhau thiết kế bài học, xác định mục tiêu

học tap, phương pháp giảng dạy và tải liệu học tập phù hợp với mục tiểu.

(2) Thực hiện dạy và quan sát: GV thực hiện dạy bài nghiên cứu, trong khi

những đó những người còn lại quan sát bài học, những phan ứng, hoạt động phán hỏi

của HS và thu thập dữ liệu.

Ngày đăng: 01/02/2025, 01:17

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN