NOI DUNG NGHIÊN CỨU
CHUONG 2: QUY TRINH REN LUYEN NANG LUC THIET KE VA TO CHỨC KE HOẠCH BAI DAY DIA LÍ 11 CHO SINH VIÊN SU PHAM DIA LÍ
2.1. Nguyên tắc rèn luyện năng lực thiết kế và tổ chức kế hoạch bai day Dia lí 11
cho sinh viên sư phạm Địa lí thông qua mô hình nghiên cứu bài học 2.1.1. Dam bao tính chu động, tích cực, tự rèn luyện của sinh viên
Nguyên tắc này đảm bảo vai tro chủ động, tự rén luyện của SV trong quá trình rèn luyện năng lực thiết kế và tô chức KHBD thông qua mô hình NCBH.
Quá trình phát triển năng lực là quá trình mà chính bản thân SV đóng vai trò chủ yếu. Sự phát triển và rèn luyện năng lực của mỗi SV là không giống nhau bởi sự khác nhau về nhiều yếu tố. Vì vậy, trong quá trình rèn luyện năng lực, cần đảm bảo
tính chủ động vả tích cực của SV trong các hoạt động tự rén luyện sao cho phù hop
với ban thân SV và nhóm SV nhim mang lại những hiệu quả tích cực. SV sẽ rèn
luyện được kha năng tự nghiên cứu, tìm kiểm thông tin, phân tích van dé và giải quyết van dé một cách độc lập. Tự rèn luyện giúp SV phát triển kỹ năng tự học, tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết van đề, những kj năng quan trọng trong nghề GV. SV sẽ có cơ hội trau dồi kiến thức chuyên môn, đồng thời rèn luyện kỹ năng thiết kế bài
day, tô chức hoạt động day học và đánh giá học tập.
Đề đảm bảo nguyên tắc nảy trong qua trình rén luyện năng lực thiết kế va tô chức KHBD Dia lí 11 thông qua mô hình NCBH can:
- Tạo môi trường, khuyến khích SV tự chủ động tiếp cận những yêu cầu về năng
lực va mô hình NCBH, tích cực thực hành trong quá trình rèn luyện theo định hướng của mô hình NCBH.
- SV nắm được cách tự đánh giá năng lực bản thân dưới sự hướng dẫn của giảng viên, từ đó thiết lập kế hoạch rèn luyện phù hợp với năng lực hiện tại của mình.
- Đề đánh giá được sự tiền bộ của SV cần có sự quan sát, đánh giá dựa trên ca
quá trình. Do vậy, quy trình rèn luyện yêu cầu có sự quan sát giữa các SV với nhau
dé góp ý, chia sẻ và đánh giá sự phát triển về năng lực thiết kế và t6 chức KHBD.
Tóm lại, việc đảm bảo nguyên tắc nay giúp tạo điều kiện cho SV phát triển toàn điện vẻ kiến thức, kỹ năng và thái độ, từ đó nâng cao chất lượng đảo tạo và chuẩn bị
tot cho công việc sau nảy.
32
2.1.2. Dam bao tính hợp tác, chia sé trong quá trình rèn luyện cua sinh viên
Trong quá trình rèn luyện nâng cao năng lực thiết kế và t6 chức KHBD thông
qua mô hình NCBH, SV không thực hiện một cách riêng lẻ mà theo nhóm SV, do đó
việc cộng tác giữa những SV với nhau là thật sự cần thiết.
Khi áp dụng nguyên tắc đảm bảo tỉnh hợp tác và chia sẻ, SV sẽ có sơ hội làm
việc nhóm, phối hợp với nhau dé hoàn thành các nhiệm vụ chung. Giữa các SV có sự
chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm vả ý tưởng với nhau, từ đó học hỏi được nhiều điều mới mẻ và nâng cao hiểu biết của bản thân. Trong quá trình hợp tác, SV có thể hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập, giúp đỡ nhau giải quyết những khó khăn và vướng mắc.
Đề đảm bảo nguyên tắc này trong việc rèn luyện nâng cao năng lực thiết kế và tô chức KHBD đôi với SV sư phạm địa li, cần xây dựng quy trình thực hiện có các hoạt động SV quan sát lẫn nhau, đưa ra các ý kiến, chia sẻ, đóng góp dé giúp nhau hoàn thiện và tiễn bộ hơn, từ đó học tập từ bạn và đúc rút kinh nghiệm cho bản thân mình. Việc trang bị kĩ năng làm việc nhóm cho SV là cần thiết để quá trình rèn luyện điển ra một cách đảm bảo, tránh các trường hợp không hay xảy ra.
2.1.3. Dam bảo tính cải tiễn trong quá trình rèn luyện của sinh viên
Nguyên tắc này đảm bảo sự tiễn bộ của SV được phan ánh qua những cải tiễn trong KHBD và cách thức tô chức hoạt động học tập trong quá trình rén luyện năng lực, đặc biệt là năng lực thiết kế và tô chức KHBD.
SV sẽ không ngừng cải tiễn bai dạy của mình dựa trên phản hồi của HS, đồng nghiệp và GV hướng dẫn. Điều này giúp đảm bảo rằng bài dạy luôn phủ hợp với nhu cau và trình độ của HS, từ đó nâng cao hiệu quả day học. Việc cải tiễn trong quá trình
rẻn luyện đòi hoi SV nhìn nhận bài dạy của mình một cách khách quan, xác định
những điểm mạnh, điểm yếu và tìm ra những giải pháp đẻ cải thiện. Quá trình này khuyến khích thử nghiệm những phương pháp giảng dạy mới nhằm sáng tạo những
hoạt động dạy học hap dan va hiéu qua hon.
Dé đảm bảo nguyên tắc này, quy trình rèn luyện năng lực thiết kế và tỏ chức
KHBD Địa lí 11 cho SV sư phạm Địa lí thông qua mô hình NCBH can có những
phương thức dé SV có thé xem lại quá trình thực hiện của minh, thiết lập cơ sở cải tiến KHBD và tô chức dựa trên những phản hồi của HS về các hoạt đông học tập mà
53
nhóm SV quan sát được. Qua trình cải tiễn mang lại hiệu quả tích cực được phản ánh rõ nét qua sự phản hôi về các hoạt động một cách tích cực. do vậy SV cần có sự quan sát đến quá trình tham gia và thực hiện các hoạt động học tập của HS.
Áp dụng nguyên tắc đảm bảo tính cải tiến trong quá trình rèn luyện của SV sẽ
giúp SV rèn luyện được nhiều kỹ năng cần thiết, nâng cao chất lượng bài dạy và góp
phần nâng cao hiệu quả đào tạo GV Địa lí.
2.2. Yêu cầu của việc rèn luyện năng lực thiết kế và tổ chức kế hoạch bài đạy Địa
lí 11 cho sinh viên sư phạm Địa lí thông qua mô hình nghiên cứu bài học
2.1.1. Yêu cầu đối với giảng viên
Việc phát triển nang lực cho SV sư phạm Dia lí là một trong những nhiệm vụ
trong chương trình đào tạo nhằm đáp ứng được yêu cầu chuẩn đầu ra và yêu cầu nhân lực thực tế thông qua khung chương trình đảo tạo. Trong mô hình đảo tạo SV sư phạm
Dia li, các giảng viên giảng dạy đảm nhận những vai trò va vị trí trong các nhóm học
phan khác nhau: giảng dạy về tri thức khoa học địa lí, giảng day về nghiệp vụ sư phạm, kĩ năng sư phạm bộ môn Địa lí. Do vay, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các giảng viên trong quá trình đảo tạo SV sư phạm Địa lí để có thẻ trang bị cho SV đầy đủ, vững chắc về kiến thức chuyên môn; thành thạo về kĩ năng nghiệp vụ. Do vậy, đối với giảng viên su phạm Địa lí được đặt ra những yêu cầu sau:
Giảng viên sư phạm Địa lí cần có sự am hiểu về mô hình NCBH, có sự giới thiệu và hướng dẫn SV thực hiện mô hình này trong quá trình đảo tạo. Từ đó, tạo điều kiện cho SV có thé áp dụng mô hình NCBH trong các hoạt động thực tế tại những
đợt thực tập sư phạm tại các trường phô thông dé mang lại những hiệu quả rõ rệt trong
quá trình rèn luyện năng lực thiết kế và tổ chức KHBD. Khi có sự hiểu biết về mô
hình NCBH, SV dé dàng hon trong việc áp dụng vào quá trình rèn luyện của mình
sao cho đúng và đủ các bước thực hiện, có sự chuẩn bị và đáp ứng được những yêu cau trong quá trình rén luyện năng lực thiết kế và t6 chức KHBD.
Giảng viên cần có nên tảng tri thức Địa lí chuyên sâu, vững vàng; năng lực giảng dạy chuyên nghiệp: và tác phong, đạo đức nghề nghiệp chuân mực. Đối với khoa học
Địa lí, mỗi loại kiến thức, kĩ năng đòi hỏi những phương pháp dạy học khác nhau nhằm đem lại hiệu qua cao nhất trong quá trình giáo duc. Do đó, trong quá trình giáng dạy, đảo tạo SV sư phạm, giảng viên cần hiệu rõ kiến thức khoa học, thành thạo và
54
linh hoạt trong cách truyền tải dé không chi giúp SV vững kiến thức chuyên ngành
ma con học tập được cách day học từ đó đúc rút ra những kinh nghiệm cho minh. Bởi
giảng viên sư phạm Địa lí không chi là những người day về kiến thức, kĩ năng ma còn là người dạy nghề, do đó dé có thé dao tạo ra những người GV, đòi hỏi người day (giảng viên) phải là tam gương mẫu mực về tác phong, phẩm chat, đạo đức đối với
SV của mình.
Quả trình giảng dạy, đào tạo SV, giảng viên cần có sự am hiểu nhất định về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuôi, có sự quan sát, quan tâm đến những khó khăn mà SV có thé
gặp phái trong quá trình học tập va rén luyện những nang lực của mình. Bởi khi có
sự thấu hiểu, quan tâm giữa giảng viên va SV sẽ giúp cho quá trình trao đổi, tương tác giữa thay và trò dién ra thuận lợi, và mang lại kết quả giáo dục tốt hơn cũng như
quá trình rén luyện, nâng cao năng lực của SV đạt hiệu quả cao hơn.
Giảng viên sư phạm Địa lí cần có những hiểu biết về thực tiễn giáo dục địa lí tại các trưởng phô thông. Bởi với yêu cầu đồi mới của chương trình giáo dục hiện nay, SV sư phạm Địa lí tốt nghiệp có thẻ làm việc tại các trường phổ thông phụ trách giảng day bộ môn Địa lí. Khi giảng viên có những am hiểu vẻ thực tiễn những môi trường SV có thé làm việc trong tương lai sẽ giúp cho giảng viên có những định
hướng phù hợp cho SV trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, giảng viên sẽ nắm được những yêu cầu về năng lực cần có dé từ đó có thê rén luyện, phát triển cho SV của mình nhằm đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực, giúp SV có những cơ hội việc
làm.
Bên cạnh đó, giảng viên sư phạm địa lí còn phải là những người truyền lửa - những ngọn lửa yêu nghề day học, yêu Địa lí. Với bat cứ nghề nào, nêu như có được đam mê sẽ tạo điều kiện thúc đây sự học hỏi, tìm tòi không ngừng nghỉ; thúc đây sự gắn bó và phát triển, từ đó tạo ra những giá trị tốt đẹp, nhân văn, ý nghĩa cho xã hội.
Và dé có thê truyền lửa được cho SV của mình, bản thân những giảng viên sư phạm
địa lí phải là những người có niềm đam mê với nghé, với bộ môn Địa lí.
2.1.2. Yêu cầu đối với sinh viên
Quá trình phát triển năng lực của SV sư phạm Địa lí là quá trình chịu tác động anh hưởng của nhiều nhân tố. Những yếu tổ quan trọng nhất chính là yêu tố chủ quan
55
~ ban thân mỗi người SV. Vi vay, trong quá trình rèn luyện và nâng cao năng lực của
mình, SV can đáp ứng những yêu cầu sau:
SV có ý thức quan tam, chu động trong việc hoc tập và rèn luyện của mình. Việc
quan tâm đến học tập và rèn luyện cho thấy SV có tỉnh thân trách nhiệm cao, biết đặt
mục tiêu và phan dau dé dat được mục tiêu đã đặt ra. Khi đó, SV sé tự giác trong sắp
xếp thời gian, học tập và rèn luyện của mình. Đặc biệt, với SV sư phạm Địa lí thường
là những người GV tương lai, việc xây dựng, kiến tạo tri thức cho minh la điều vô
cùng quan trọng bởi trí thức là vô tận, cùng với đó là rèn luyện, nâng cao kĩ năng
nghiệp vụ của minh dé có thé đáp ứng được những yêu cau của nền giáo dục.
Đặc biệt, việc SV chủ động nam vững những yêu cầu về năng lực nghè nghiệp, trong đó có năng lực thiết kế và tổ chức KHBD và chủ động tiếp cận với mô hình
NCBH sẽ tạo thuận lợi trong việc áp dụng mô hình NCBH vào việc rén luyện nâng
cao năng lực dạy học của mình. Khi đó, trong những điều kiện thuận lợi, SV có thể tận dụng tôi da cơ hội nhằm phát triển năng lực thiết kế và t6 chức KHBD thông qua
mô hình NCBH.
Đề đạt được những hiệu quả trong quá trình học tập vả rèn luyện bán thân, SV cần có những phương pháp tự học, tự rèn luyện phát triên năng lực của mình. Tự học là một trong những yếu tổ cốt lõi và can thiết đối với SV nói chung và SV sư phạm Địa lí nói riêng. Bên cạnh việc tích lũy, ôn tập kiến thức, SV cần huy động những kĩ năng dé rèn luyện năng lực của mình và có sự đối chiếu, đánh giá lại dé thay được sự tiến bộ của mình.
Quá trình học tập và rèn luyện của SV sẽ không thê thiếu sự hỗ trợ, giúp đỡ từ giảng viên và bạn bè. Do vậy, SV can có sự tương tác, trao đôi với giảng viên và hợp tác với các bạn SV dé có thé đưa ra những lộ trình phát trién đúng hướng, những mục tiêu phù hợp và nhận ra được những thiếu sót, những điều cần cải thiện của mình để
từ đó chính sửa, rèn luyện và nâng cao năng lực bản thân.
2.1.3. Yêu cau về cơ sở vật chat
Trong quá trình rèn luyện và nâng cao năng lực của SV sư phạm Dịa lí, nguồn học liệu, tài liệu cần được trang bị day đủ và có thể tiếp cận dé dàng. Đối với SV sư phạm Địa lí, tài liệu và giáo trình, sách báo về chuyên ngành Địa lí, về phương pháp day học, về phương pháp day học Dia lí cần đảm bảo về số lượng và chất lượng.
56
Thông tin, tài liệu số cần được tăng cường nhằm tăng khả năng tiếp cận cho giảng
viên và SV trong quá trình nang cao năng lực của minh.
Đổi với việc phát triển năng lực dạy học cho SV sư phạm địa lí, việc trang bị phòng thực hành nghiệp vụ sư phạm là cần thiết nhằm tạo ra một không gian lí tưởng,
day đủ trang thiết bị dé SV có thê thực hành các tiết dạy học.
Trong quá tình học tập và rèn luyện của SV sư phạm Địa lí, cần trang bị ha tang
công nghệ thông tin, mảy móc thiết bị hiện đại dé từ đó có thé hiện đại hóa quá trinh
dao tạo, giúp SV tiếp cận được những cơ sở vật chất hiện đại, nâng cao chất lượng
phát trién năng lực. Tại các giảng đường, kí túc xá, khu tự học, phòng thực hành...
can thiết lập đường truyền truy cập Internet tốc độ cao nhằm hỗ trợ cho giảng viên và
SV thuận tiện hơn trong các hoạt động giáo dục.
2.1.4. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo SV sư phạm Địa lí đặt ra yêu câu cần có sự cải tiễn thường xuyên theo sát định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp.
Trong khu chương trình và các học phan cần có sự phân bỏ hợp lí nhằm tạo điều kiện giúp SV được kết hợp nhuan nhuyễn giữa kiến thức, kĩ năng, đạo đức nghề
nghiệp một cách thường xuyên, liên tục.
Trong suốt quá trình đào tạo, cần bổ sung, tăng cường những hoạt động trải nghiệm thực tế nhằm giúp SV cỏ được những tri thức, ki năng thực tế dé từ đó phát triển năng lực bản thân. Hoạt động thực địa địa lí can tô chức khoa học, chặt chẽ, đưa ra yêu cau cu thé san phim đạt được. Hoạt động thực tế môn học nên tỏ chức thường
xuyên, phù hợp với từng môn học.
Trong quá trình đào tạo cần nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành nghiệp vụ sư phạm déi với SV sư phạm địa lí. Tạo điều kiện giúp SV có thê thực hành day học trong những điều kiện, môi trường đa dạng hơn gồm: thực hành trên lớp, ở phòng
thực hành NVSP, trong lớp học giả định, trên đối tượng HS thực, trong nhóm nhỏ có
giảng viên hướng dẫn, trong nhóm tự luyện tập, luyện tập cá nhân...
57
2.3. Quy trình rèn luyện năng lực thiết kế và tổ chức kế hoạch bài day Dia lí 11
cho sinh viên sư phạm Địa lí thông qua mô hình nghiên cứu bài học
2.3.1. Cơ sở đề xuất
Thứ nhất, từ cơ sở yêu cầu của Chương trình giáo đục phố thông 2018 đặt ra
cho các trường đảo tạo GV, các khối ngành sư phạm dao tạo ra nguồn nhân lực với
day du năng lực nghề nghiệp đáp ứng được yêu cau của nên giáo dục hiện nay. Do vay. can có biện pháp phù hợp giúp SV sư phạm rẻn luyện vả nâng cao năng lực của mình, trong đó có năng lực thiết kế và tô chức KHBD.
Thứ hai, xuất phát từ vai trò quan trọng của việc rèn luyện nâng cao năng lực thiết kế và tổ chức KHBD đối với hiệu quả của việc dạy học và năng lực chuyên môn của GV, Bởi nó góp phan nâng cao chất lượng day học, nâng cao hiệu quả học tập
cho HS, phát trién nang lực chuyên môn của GV, nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian, góp phần đổi mới phương pháp đạy học và nâng cao tính chuyên nghiệp của GV. Do vậy, đề trở thành những GV tương lai, SV sư phạm cần trang bị cho mình thật vững chắc năng lực thiết kế và tô chức KHBD.
Thứ ba, quy trình thực hiện mô hình NCBH có ý nghĩa quan trong va tác động
tích cực đến việc rèn luyện nâng cao năng lực thiết kế và tô chức KHBD. Quá trình thực hiện mô hình NCBH giúp SV sư phạm liên tục nghiên cứu và cải tiên KHBD nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng bai day, từ đó đôi mới các phương pháp dạy
học va nâng cao hứng thú, hiệu quả học tập của HS.
Cuối cùng, xuất phát từ kết quả điều tra thực tiễn khảo sát SV sư phạm cho thấy, SV có nhu cầu cao vẻ việc rèn luyện năng lực thiết kế và tổ chức KHBD tuy nhiên vẫn còn gặp khó khăn trong định hướng, điều kiện thực hành... SV đánh giá cao về hiệu quả của mô hình NCBH mang lại đối với hiệu quả học tập của HS và nâng cao
năng lực cho GV.
2.3.2. Quy trình
Áp dụng mô hình NCBH trong quá trình day học thực tế (thực tập sư phạm) giúp SV có được những thông tin phản hồi về những van dé thực tiễn dạy hoc, về sự quan sát, phản ứng và mức độ hiệu, nắm bắt thông tin của HS và có được đánh giá thực tiền vẻ tiết day dé từ đó sẽ có những điều chỉnh, cải tiền tốt hơn cho bài học
nghiên cứu.