CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE VAN DE REN LUYEN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Sư phạm Địa lý: Rèn luyện năng lực thiết kế và tổ chức kế hoạch bài dạy môn địa lí lớp 11 thông qua việc vận dụng mô hình nghiên cứu bài học (Lesson study) (Trang 23 - 60)

NOI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE VAN DE REN LUYEN

NANG LỰC THIẾT KE VA TÔ CHỨC KE HOẠCH BÀI DAY THONG QUA MO HÌNH NGHIÊN CUU BÀI HỌC

1.1. Cơ sở lí luận về năng lực thiết kế và tô chức kế hoạch bài day 1.1.1. Kế hoạch bài day

1.1.1.1. Khái niêm

Trong một cuốn sách về phương pháp dạy học “Methodology in Language

Teaching” được xuất bản bởi Nha xuất bản Dai học Cambridge, khái niệm về KHBD được Thomas SC Farrell viết *Jà một chuối các hoạt động bài học liên quan xoay quanh một chủ dé cụ thể, là một bản mô tả về cách HS sẽ thực hiện nhằm dat được các mục tiêu cụ thể về bài học và nó cũng mô tá hành vi giảng dạy sẽ mang lại kết

qua học tập cho HS” (Thomas SC Farrell, 2002).

Với Stiliana Milkova. KHBD giống như “bán dé chi đường của người GV về những gì HS cần học và cách thực hiện nó một cách hiệu quả trong suốt giờ học ”

(Suliana Milkova, 2012).

Theo Nguyễn Van Thái và cộng sự, “KHBD là kịch bản lên lớp của GV với đối tượng là HS và nội dung cu thể trong một không gian và thời gian nhất định. Trong đó, can xác định các mục tiêu, thiết bị day học và học liệu, nội dung, phương pháp.

hình thức thức kiểm tra, đánh giá và những hoạt động học cụ thể của GV và HS sao cho phù hợp với các yêu câu cần đạt về năng lực, phẩm chất tương ứng trong chương

trình của môn học `. (Nguyễn Văn Thái, 2021)

GV cần xây dựng KHBD trong giai đoạn chuẩn bị trước khi lên lớp sao cho phù hợp với tình hình, năng lực riêng của HS trong mỗi lớp học dé dam bảo sự thành công của buôi học. Vì vậy, với mỗi lớp học, mỗi GV khác nhau cần có KHBD khác nhau.

Việc xây dựng KHBD sẽ giúp GV tính toán thời gian phù hợp cho các hoạt động

học, nhờ đó tránh lãng phí thời thời gian tiết học. Việc xác định các mục tiêu của bài

đạy cũng giúp GV giới hạn các yếu tổ lên quan đến nội dung bải học, sử dụng hiệu quả các kiến thức đã có của HS đề phát triển các kiến thức, năng lực mới. Xây dựng

KHBD thường xuyên cũng giúp GV rèn luyện khả năng lựa chọn phương pháp, kỹ

15

thuật, cách thức tô chức day học hiệu qua với mỗi đối tượng HS và bài học khác nhau, từ đó phát trién kĩ năng day học của GV.

1.1.1.2. Vai trò của KHBD

Richards (1998) đã từng nhắn mạnh tầm quan trọng của việc soạn KHBD đối

với GV rằng: “Sự thành công trong việc giảng dạy của giáo viên thường phụ thuộc vào tính hiệu qua của việc soạn kế hoạch bài dạy”.

KHBD được xem như một bản thiết kế, mang tính cá nhân của mỗi GV bởi vì

với cùng một bài học, với đối tượng HS khác nhau và mỗi GV sẽ có những KHBD khác nhau. Mỗi KHBD sẽ phủ hợp với từng đối tượng HS, trong từng hoàn cảnh, điều kiện cơ sở vật chất và sẽ thé hiện ý tưởng, năng lực của người GV. Vì vậy, KHBD có

vai tro đặc biệt quan trọng trong các hoạt động giáo dục:

- Giúp xác định rõ ràng mục tiêu và nội dung bài học từ đó xây dựng giới hạn

nội dung giảng dạy: Bởi mục tiêu bài học là yếu tố then chốt định hướng toàn bộ nội

dung và hoạt động giảng dạy. Xác định mục tiêu rõ ràng giúp GV chỉ giảng dạy những

kiến thức, kỳ năng và thái độ thực sự cần thiết cho học sinh, tránh lan man sang các nội dung phụ trợ không quan trọng và giúp GV dé dang đo lường mức độ đạt được

của học sinh sau bài học, từ đó đánh giá được hiệu quả giảng dạy. Giới hạn nội dung

giảng đạy sao cho phù hợp giúp đảm bảo thời lượng bài học và tăng hiệu quả tiếp thu đối với HS.

- Giúp lựa chọn phương pháp giảng day phù hợp nhằm thiết kế các hoạt động học tập sinh động, hấp dẫn: Đối với từng nội dung bải học, mỗi phương pháp giảng dạy có ưu và nhược điểm riêng, do đó GV cần lựa chọn phương pháp phù hợp đề đạt

được mục tiêu bài học, phù hợp với nội dung bài học sao cho mang lại hiệu qua học

tập tốt nhất đối với HS. Khi đó. GV có thê thiết kế các hoạt động phù hop, sinh dong, hap dẫn nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS, giúp HS rèn luyện kĩ năng, phát

huy tính chủ động và học tập hiệu quả hơn.

- Sử dụng hiệu quả các phương tiện, đồ dùng day học: Đỗi với mỗi bài học, việc lựa chọn phương tiện day học thích hợp cần dựa trên: mục tiêu. nội dung bai học|.

đặc điểm HS, điều kiện cơ sở vật chất. Trong quá trình xây dựng KHBD, GV sẽ dựa

trên những điều kiện này dé lựa chọn các phương tiện, đỏ dùng day học phù hợp va

16

khai thác tối đa những phương tiện đó cho bài day của minh dé tạo hứng thú cho HS và giúp HS tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.

- Giúp GV định hướng tâm lí giảng dạy: Với một KHBD được chuẩn bị trước,

GV sẽ năm được những thông tin quan trọng vẻ các hoạt động học tập, về nội dung kiến thức và hình dung được sự liên hệ giữa nội dung bài học với đối tượng HS của

mình. Với sự kĩ càng, day đủ trong khâu chuẩn bị trước khi lên lớp nay sẽ giúp GV

có được sự tự tin nhất định, điều này giúp GV thực hiện các hoạt động trong khi lên lớp một cách linh hoạt, nhiệt tình và mang lại những ảnh hưởng tích cực đến HS của

mình.

- Phát triển kĩ năng đạy học của GV: KHBD đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kĩ năng dạy học cho GV. Bởi trong quá trình xây dựng KHBD, GV cần thực hiện những kĩ năng cơ bản như xác định mục tiêu, thiết kế các hoạt động học tập... Sau đó, GV sẽ chuẩn bị các cách thức tương tác vả hoạt động một cách kĩ lưỡng

cho bài học. Qua nhiều bài học với những tiết đạy sẽ giúp cho GV có được kinh nghiệm phong phú, giúp GV phát triển, nâng cao kĩ năng day học và năng lực nghề

nghiệp cua mình.

1.1.1.3. Các bước xây dựng KHBD

Đề xây dựng KHBD GV cần thực hiện các bước sau;

- Bước 1: Xác định mục tiêu bài dạy:

Đề xác định mục tiêu bài dạy, GV can căn cứ vào yêu cầu cần đạt tương ứng của bài học được quy định trong Chương trình Giáo dục Pho thông môn học theo

Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, đặc điểm năng lực của HS đẻ lựa chọn phương

pháp, kỹ thuật day học phù hợp và có thé nâng bậc nhận thức của mục tiêu lên cao

hơn.

Các mục tiêu được xác định bao gồm yêu cầu cần đạt, năng lực đặc thù (của

từng môn học), năng lực chung vả phẩm chất.

- Bước 2: Xác định chuỗi hoạt động học:

Đây là bước xây dựng kế hoạch tông thé của bài day, là cơ sở đề thiết kế từng

hoạt động học cụ thé trong bài. Các hoạt động học bao gồm:

+ Hoạt động mở dau: Có vai trò gây hứng thú cho HS khi bắt dau bai day, giúp HS có động lực khám phá các kiến thức mới. Hoạt động nảy có thê là một trò chơi.tình

17

huống thực tiễn, tình huống có mâu thuẫn ... gần gũi với kinh nghiệm sống của HS và chỉ có thể giải quyết một kết quả nhưng chưa lí giải được đầy đủ bằng kiến thức và kĩ năng hiện có, từ đó đặt van dé bài học.

+ Hoạt động hình thành kiến thức: Một KHBD có thé có nhiều hoạt động hình

thành kiến thức mới, tuỳ theo nội dung bải học. Bằng cách sử dụng các phương pháp.

kỹ thuật dạy học, GV tô chức cho HS hoạt động theo nhóm, cá nhân , sử dụng các tư

liệu dưới dạng hình ảnh, chữ, video... Từ đó, HS lần khám pha lan lượt các kiến thức

của bài dạy.

+ Hoạt động luyện tập: Giúp HS ôn tap, hoan thiện các kiến thức và kỹ năng đã

phát triển qua hoạt động hình thành kiến thức bằng cách thực hiên nhiệm vụ theo cá

nhân, nhóm dé giải các bai tập, các tình huống gắn với bài học. Thông qua hoạt động luyện tập, GV có thê đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu đặt ra từ các hoạt động trước đó, dé hỗ trợ HS và cải tiễn các hoạt động học.

+ Hoạt động vận dụng: GV sẽ hướng dẫn cho HS sử dụng những kiến thức, kĩ năng đã học dé giải quyết các vấn dé phức tạp hon, gan với thực tiễn, giúp các em HS có thé rèn luyện, phát triển các năng lực, phẩm chất.

GV cần định hướng trước các phương pháp, kỹ thuật dạy học, các phương tiện, học liệu, phương án đánh giá cho mỗi hoạt động học trong chuỗi các hoạt động đã xác định sao cho KHBD có liên kết chặt chẽ.

- Bước 3: Phát triển các hoạt động học cụ thé:

Từ chuỗi hoạt động học đã xây dựng, GV sẽ phát trién hoạt động học cụ thê trong KHBD. Với mỗi hoạt động, GV sẽ xây dựng mục tiêu, nội dung, sản phẩm, và tô chức thực hiện như sau:

Mục tiêu: trong mỗi hoạt động, mục tiêu được cụ thê hoá từ mục tiêu chung của bài đạy tương ứng với mục tiêu của hoạt động. Mục tiêu của hoạt động góp phần thực

hiện mục tiêu chung của bài dạy.

Nội dung: là nội dung hoạt động của HS hay nhiệm vụ mà GV giao cho HS, có

thé là các câu hói, bai tập. tình huống, ... giúp HS huy động kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng đã có dé thực hiện thực hiện nhiệm vụ va tạo ra kết quả.

- Sản phẩm: là câu trả lời, kết quả thực hiện nhiệm vụ tương ứng với nội dung nhiệm vu. Đông thời, sản pham hoạt động cũng chính là phương tiện dé GV kết luận

18

kiến thức, ki nang cho HS ghi lai sau mỗi hoạt động học tập. Sản phẩm cần phù hợp,

đáp ứng mục tiêu của hoạt động.

- Tổ chức thực hiện: tién trình tô chức thực hiện hoạt động học bao gồm các bước: chuyền giao nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ; báo cáo, thảo luận; kết luận, nhận định. Trong một số trường hop, GV có thé sử dụng các phương pháp không theo logic

một chiều, vì vậy việc trình bày tiền trình thực hiện cũng có thé linh hoạt theo tuỳ

theo phương pháp thực hiện.

- Bước 4: Kiém tra, hoàn thiện KHBD

Sau khi xây dựng các hoạt động dạy học, GV cần xem xét lại toàn bộ các phần

của KHBD, sự phù hợp giữa các mục tiêu và các hoạt động học, giữa các phương pháp, phương tiện đạy học trong từng hoạt động học và giữa các hoạt đông học với

nhau. Phân bồ thời gian phủ hợp cho các hoạt động học.

1.1.2. Năng lực thiết kế và tổ chức kế hoạch bài day 1.1.2.1. Cau trúc năng lực của SV sư phạm

Năng lực là khái niệm được hiểu theo nhiều khía cạnh, nhiều nghĩa khác nhau.

Vi vay ma năng lực được xác định được xác định với nhiều quan niệm, phạm trù.

Theo Brend Meier, Nguyễn Văn Cường (2005): “Nang lực là khả năng thực

hiện có hiệu qua và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn dé thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sảng hành động”. Khi nói đến năng lực hành động, Brend Meier và Nguyễn Văn Cường cho rằng cầu trúc năng lực bao gồm: năng lực phương pháp, năng lực chuyên môn, năng lực cá thé, năng lực xã hội.

- Năng lực chuyên môn (professional competency): là khả năng áp dụng các

phương pháp và kỹ thuật đề giải quyết van đề, nhiệm vụ chuyên môn một cách độc

lập. chính xác. Trong đó bao gồm cả khả năng tư duy logic, phân tích, tông hợp. khái quát hóa, trừu tượng hóa, nhận biết được các mối liên hệ tương quan trong quá trình.

- Năng lực phương pháp (Methodical competency): là khả năng thực hiện những

hành động có mục đích, có kế hoạch trong việc giải quyết nhiệm vụ đặt ra bao gồm

cả phương pháp chuyên môn và phương pháp chung.

19

- Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng thực hiện những mối quan

hệ xã hội, cũng như trong các mối quan hệ xã hội.

- Nang lực cá thé (Induvidual competency): Là sự phát triển cá nhân, xác định được cơ hội, năng khiếu của cá nhân, những quan điểm, chuẩn mực đạo đức chỉ phối đến thái độ và hành vi ứng xử cá nhân.

Đôi với mỗi nghề nghiệp đòi hỏi nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu vẻ năng lực

nghề. Năng lực nghé là khả năng thực hiện thảnh công các hoạt động nghé nghiệp.

cụ thê là thực hiện thành công các hoạt động chuyên môn của một nghe nao d6 trén sự huy động, van dụng tông hợp hệ thông kiến thức chuyên môn, kĩ năng nghiệp vụ của nghề và các thuộc tính cá nhân khác có liên quan trực tiếp tới hoạt động nghé nghiệp phải thực hiện (Bùi Minh Đức, 2017). Theo đó, cấu trúc năng lực nghề gồm 3 yếu tổ cau thành: trí thức chuyên môn. kĩ năng hành nghề và đạo đức nghề nghiệp.

Hình 1.1. Cấu trúc năng lực nghề nghiệp.

Nguồn: Đại học Sư phạm Ha Nội (2020), Chương trình giáo dục đại học — Chương

trình đào tạo giáo viên địa Ii.

Đối với SV sư phạm, năng lực cần trang bị đó chính là năng lực nghề nghiệp của GV. Do vậy, có thé hiéu năng lực sư phạm là sự huy động, vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm, giá trị, thái độ và kĩ năng sư phạm của người GV đề hoàn thành có kết quả các hoạt động dạy học và giáo dục HS.

Ngoài ra, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư 20/2018/TT-BGDĐT xác định chuẩn nghề nghiệp của GV cơ sở giáo dục phổ thông gồm các tiêu chuẩn liên quan đến năng lực nghé nghiệp đó là: (1) Pham chat nhà giáo; (2) Phát triển chuyên môn nghiệp vụ; (3) Xây dựng môi trường giáo dục; (4) Phát triển mỗi quan hệ giữa nha trường, gia đình va xã hội, (5) Sử dung

20

ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục. (Bộ Giáo dục va Dao tao, 2018)

Vận dụng quan niệm về năng lực hành động, năng lực nghé và yêu cầu của thực tiễn giáo dục, có thẻ xác định cầu trúc năng lực sư phạm mà SV sư phạm cần đáp ứng bao gồm: Năng lực dạy học và giáo dục. năng lực cá nhân, năng lực xã hội và đạo đức nghé sư phạm.

- Năng lực dạy học và giáo dục: bao gồm kiến thức vả ki năng sư phạm được thé hiện qua năng lực về kiến thức chuyên môn; năng lực thiết kế và tổ chức KHBD và hoạt động giáo dục: năng lực kiểm tra, đánh giá; năng lực ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin; nang lực khai thác va sử dụng hiệu qua cơ sở vật chất, thiết bị day học, công nghệ va học liệu trong day học; năng lực tư vấn, hỗ trợ và giúp đỡ, HS;

năng lực xây dựng môi trường giáo dục; năng lực quản lý HS...

- Năng lực cá nhân: gồm năng lực giao tiếp; năng lực ngôn ngữ; năng lực nghiên cứu khoa học: năng lực tự học, tự bồi duéng; năng lực phát triển chương trình giáo dục và tài liệu day học; năng lực phát trién nghề nghiệp của bản thân; năng lực giải quyết xung đột; năng lực hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong thực hiện hoạt động nghề nghiệp. chia sẻ kinh nghiệm về phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

(Nguyễn Thị Hà Lan, 2023)

- Năng lực xã hội: gồm năng lực phối hợp với đồng nghiệp. cha mẹ HS và cộng đồng dé nâng cao hiệu quả giáo dục HS; năng lực hoạt động xã hội. (Nguyễn Thị Hà

Lan, 2023)

- Đạo đức nghé sư phạm: bao gồm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sông, tác phong và giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo.

Trong tat ca những thành tổ tạo nên cấu trúc năng lực, năng lực thiết kế va tô chức KHBD là một trong những năng lực đặc biệt quan trọng, bởi đẻ phát triển tốt năng lực này cần có nền tảng và sự kết hợp chặt chẽ với những năng lực con lại dé

giúp người GV phát triển toàn điện vẻ năng lực nghé nghiệp của mình.

1.1.2.2. Năng lực thiết kế KHBD

Theo đó, năng lực thiết kế KHBD là khả năng xây dựng KHBD hiệu qua, dựa trên yêu cầu vé day học tiếp cận năng lực của Chương trình Giáo dục Phỏ thông 2018, sao cho đáp ứng được các mục tiêu về phát trién năng lực, phẩm chất cho HS.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Sư phạm Địa lý: Rèn luyện năng lực thiết kế và tổ chức kế hoạch bài dạy môn địa lí lớp 11 thông qua việc vận dụng mô hình nghiên cứu bài học (Lesson study) (Trang 23 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)