1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Lớp 4-Tuần 24 - 2 buổi

387 594 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 387
Dung lượng 5,27 MB

Nội dung

Tuần 4 Thứ hai, ngày 25 tháng 9 năm 2006 Tập đọc MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC I. Mục đích yêu cầu: - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời của nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành. - Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành-vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. II. Đồ dùng dạy-học: - Tranh minh hoạ nội dung bài đọc. - Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn đọc. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS đọc tiếp nối nhau truyện Người ăn xin, trả lời câu hỏi 2,3 trong sách giáo khoa. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc: - GV giới thiệu chủ điểm măng mọc thẳng, tranh minh hoạ. - Giới thiệu truyện đọc mở đầu chủ điểm 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài: Mục tiêu: HS đọc đúng, trôi chảy, diễn cảm và hiểu nội dung bài đọc a. Luyện đọc: -GV chia đoạn: gồm ba đoạn +Đoạn 1: Từ đầu đến đó là vua Lý Thái Tông +Đoạn 2: Tiếp theo đến tới thăm Tô Hiến Thành được. +Đoạn 3: Phần còn lại. -GV kết hợp sửa lỗi phát âm và cách đọc (di chiếu, tham tri chính sự, gián nghị đại phu,…), nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ trong câu dài: Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá/ do bận nhiều công việc / nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được, giúp HS hiểu nghĩa của các từ chú giải (chính trực, di chiếu, thái tử, thái hậu,…). -HS luyện đọc theo cặp. -1,2 HS đọc cả bài. -GV đọc diễn cảm toàn bài: + Phần đầu: đọc với giọng kể thong thả, rõ ràng. + Phần sau: lời Tô Hiến Thành đọc với giọng điềm đạm nhưng dứt khoát thể thái độ kiên định. b. Tìm hiểu bài: -HS làm việc cá nhân: đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi: +Đoạn này kể chuyện gì? +Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện điều gì? -HS làm việc theo nhóm cặp đôi: đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi:Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc cho ông? -HS làm việc theo nhóm bàn: đọc đoạn 3, trả lời các câu hỏi: +Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình? +Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá? +Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? +Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành? c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: -Ba HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài. GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc và thể hiện đúng giọng đọc phù hợp với từng đoạn. 1 -GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn đối thoại sau theo cách phân vai: “Một hôm,………thần xin cử Trần Trung Tá”. GV lưu ý với HS: lời của Tô Hiến Thành cương trực, thẳng thắn; lời của thái hậu ngạc nhiên. 3. Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc theo cách phân vai.  Toán SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN I. Mục tiêu: Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về: - Cách so sánh hai số tự nhiên. - Đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên. II. Các hoạt động dạy học: 1. Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên. Mục tiêu: Hs biết so sánh hai số tự nhiên -GV viết: 99 và 100, rồi yêu cầu HS so sánh và nêu cách so sánh. -GV: số 100 có 3 chữ số, số 99 có 2 chữ số nên 100>99 hay 99<100, rồi giúp HS nêu khái quát nhận xét: Trong hai số tự nhiên, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. -Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau: GV viết: 29 869 và 30 005, cho HS xác định số chữ số của mỗi số rồi so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải. - Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau: GV nêu cặp số: 35 612 và 35 612 và cho HS nêu cách so sánh và nêu khái quát: trong hai số tự nhiên, tất cả các cặp chữ số ở từng hàng bằng nhau thì hai số đó bằng nhau. -GV nêu dãy số: 0,1,2,3,4,5,… và cho HS so sánh các số, nêu nhận xét. Tương tự với dãy số tự nhên được xếp trên tia số. -GV nêu câu hỏi để khi trả lời HS nhận biết được: bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên, nghĩa là xác định được số này lớn hơn, bé hơn, hoặc bằng số kia. 2. Hướng dẫn HS nhận biết về sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định: Mục tiêu: HS biết sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định, -GV nêu một nhóm số tự nhiên: 7698,7968,7896,7869, rồi cho HS xếp theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé. -GV cho HS chí ra số lớn nhất và số be nhất của nhòm số đó. -GV giúp HS nhận xét: Bao giờ cũng so sánh được các số tự nhiên nên bao giờ cũng xếp thứ tự được các số tự nhiên. 3. Thực hành: Bài 1: Mục tiêu: HS so sánh được hai số tự nhiên -HS làm theo nhóm cặp đôi -Một số nhóm đọc kết quả trước lớp. Thống nhất kết quả Bài 2: Mục tiêu:HS sắp xếp được các số tự nhiên từ bé đến lớn. -Hai nhóm thi đua xếp thứ tự các số. -Nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc. Bài 3: Mục tiêu: HS xếp được thứ tự các số tự nhiên từ lớn đến bé. 2 -Cả lớp làm bài vào vở. 1 HS làm trên bảng lớp -Cả lớp thống nhất kết quả 4. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn dò chuẩn bị bài sau.  Đạo đức VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (tiếp theo) I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: -Nhận thức được: Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn. -Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục. Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đõ các bạn có hoàn cảnh khó khăn. -Quý trọng, học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập. II. Tài liệu và phương tiện: Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập. III. Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ -HS làm lại bài tập 1 của tiết trước. 2. Thảo luận nhóm: Mục tiêu: HS biết cách để vượt khó trong học tập -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm: em hãy nêu cách giải quyết của nhóm em trong bài tập 1. -Các nhóm thảo luận và trình bày ý kiến, cả lớp trao đổi. -GV kết luận các cách giải quyết đúng, hay; GV khen ngợi những học sinh biết vượt khó trong học tập. 3. Thảo luận nhóm đôi: Mục tiêu: HS biết cách vượt qua khó khăn trong học tập. -GV giải thích yêu cầu của bài. -HS thảo luận nhóm về việc em đã vượt khó trong học tập. -Một vài em trình bày trước lớp. -GV khen ngợi những HS biết vượt khó trong học tập. 4. Làm việc cá nhân: Mục tiêu: HS biết những khó khăn có thể gặp trong học tập và cách khắc phục. -GV mời một số HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục. -GV ghi tóm tắt ý kiến HS trên bảng. -Cả lớp trao đổi, nhận xét. -GV kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt. 5. Làm việc cả lớp: Mục tiêu: HS biết được các gương HS vượt khó trong học tập -HS kể trước lớp về các tấm gương vượt khó mà em đã sưu tầm được. -Cả lớp trao đổi, nhận xét 6. Củng cố, dặn dò: -GV kết luận chung. -Nhận xét tiết học và hướng dẫn hoạt động tiếp nối.  Khoa học 3 TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: -Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi các món ăn. -Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế. II. Đồ dùng dạy học: -Hình trang 16,17 SGK. -Các tấm phiếu ghi tên hay tranh ảnh các loại thức ăn. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ : -Một vài HS nêu vai trò của vitamin, chất khoáng và chất xơ. 2. Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều thức loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món. Mục tiêu: Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món. -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm câu hỏi: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn? -GV có thể hỏi thêm: +Nhắc lại tên một số thức ăn mà các em thường ăn. +Nếu ngày nào cũng ăn một món cố định, em thấy thế nào? +Có loại thức ăn nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng không? +Điều gì sẽ xảy ra nếu ta chỉ ăn thịt, cá mà không ăn rau, quả? -Đại diện nhóm trình bày. -GV kết luận: Mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định ở những tỉ lệ khác nhau. Không một loại thức ăn nào dù có chứa nhiều loại chất dinh dưỡng đến đâu cũng không thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Aên phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên đổi món sẽ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, giúp ta ăn ngon miệng và quá trình tiêu hoá diễn ra tốt hơn. 3. Làm việc với sgk tìm hiểu tháp dinh dưỡng: Mục tiêu: Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế. -GV yêu cầu HS nghiên cứu “tháp dinh dưỡng cân đối trung bình trong một tháng cho một người”. -HS làm việc theo cặp, thay nhau đặt câu hỏi và trả lời: Hãy nói tên nhóm thức ăn: +Cần ăn đủ; ăn vừa phải; ăn có mức độ; ăn ít; ăn hạn chế. -HS báo cáo kết quả dưới dạng đố nhau( 1 HS hỏi và 1 HS trả lời). -GV kết luận: Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vitamin, chất khoáng, chất xơ cần được ăn đầy đủ. Các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần ăn vừa phải. Đối với thức ăn chứa nhiều chất béo nên ăn có mức độ. Không nên ăn nhiều đường và nên hạn chế ăn muối. 4. Trò chơi đi chợ: Mục tiêu: Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ. -GV treo tranh có vẽ một số món ăn, đồ uống, HS lựa chọn các thức ăn, đồ uống có trong tranh. -Phát cho HS chơi các tờ giấy có màu khác nhau để ghi tên thức ăn, đồ uống dùng trong bữa sáng, bữa trưa, bữa tối. -HS giới thiệu trước lớp những thức ăn, uống mình chọn. -Cả lớp nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng và nói với cha mẹ về tháp dinh dưỡng.  Thứ ba, ngày 26 tháng 9 năm 2006 4 Thể dục ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỨNG LẠI TRÒ CHƠI “CHẠY ĐỔI CHỖ, VỖ TAY NHAU” I. Mục tiêu: -Ôân đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, đi đúng hướng, đảm bảo cự ly đội hình. -Trò chơi “ Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”. Yêu cầu rèn luyện kỹ năng chạy, phát triển sức mạnh, HS chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình. -Bỏ ôn tập hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái. II. Địa điểm, phương tiện: -Địa điểm: Trên sân trường. -Phương tiện: còi, vẽ, kẻ sân chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Thời gian Phương pháp 1. Phần mở đầu: -Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. -Chơi một vài trò chơi đơn giản để HS chú ý. -Hát và vỗ tay. 2. Phần cơ bản: a. Đội hình, đội ngũ: Mục tiêu: HS ôn lại các động tác về đội hình, đội ngũ. -Ôn đi đều vòng phải, đứng lại. -Ôn đi đều vòng trái, đúng lại. -Ôn tổng hợp các nội dung đội hình đội ngũ trên. b. Trò chơi vận động: Mục tiêu: Rèn kỹ năng chạy, phát triển sức mạnh. -Trò chơi: “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”. 3. Phần kết thúc: -Làm động tác thả lỏng. -Hệ thống bài. -Nhận xét giờ học, giao bài tập. 6-10 phút 1-2 phút 2-3 phút 1-2 phút 18-22phút 14-15phút 2-3 phút 2-3 phút 5-6 phút 4-5 phút 4-6 phút 2-3 phút 1-2 phút 1-2 phút -GV thực hiện. -HS thực hiện. -HS đứng tại chỗ thực hiện. -Do cán sự lớp và GV điều khiển. -Do GV điều khiển. -GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, luật chơi. HS chơi thử. Sau đó cả lớp chơi thi đua, GV quan sát, nhận xét, biểu dương đội thắng cuộc. -HS tập hợp hàng ngang. -GV cùng HS. -GV thực hiện.  Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS: -Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên. -Bước đầu làm quen với bài tập dạng x<5, 68<x<92 (với x là số tự nhiên). -Không làm bài tập 2. II. Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ viết bài tập 3. III. Các hoạt động dạy học: 5 1.Kiểm tra bài cũ: -Hai HS làm bài tập 2,3 trong bài so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên. -Cả lớp làm vào nháp. 2.Thực hành: Bài 1: Mục tiêu: HS củng cố về cách viết số tự nhiên -Gv đọc và cho HS viết bảng con số bé nhất: có 1 chữ số, có 2 chữ số, có 3 chữ số; số lớn nhất: có 1 chữ số, có 2 chữ số, có 3 chữ số. -Cả lớp thống ngất kết quả. Bài 3: Mục tiêu: HS củng cố về so sánh các số tự nhiên. -GV treo 2 bảng phụ. -Tổ chức cho hai đội thi đua để viết số thích hợp vào ô trống. -Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả. Bài 4: Mục tiêu: HS bước đầu làm quen với bài tập dạng x<5(x là số tự nhiên) a)GV viết bảng x<5 và cho HS đọc “x bé hơn 5”. GV nêu: “Tìm số tự nhiên x, biết x bé hơn 5”. -HS tự nêu các số tự nhiên bé hơn 5 rồi trình bày như sách giáo khoa. b)Một HS lên làm ở bảng lớp, cả lớp làm vào tập. -Cả lớp nhận xét bài trên bảng và thống nhất kết quả. Bài 5: Mục tiêu: HS bước đầu làm quen với bài tập dạng 68<x<92(x là số tự nhiên). -HS tự làm bài vào vở. -Một HS làm bài trên bảng lớp. -Cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả. 3. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà làm các bài tập còn lại vào tập, và xem bài sau.  Luyện từ và câu TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY I. Mục đích, yêu cầu: -Nắm được hai cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy). -Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy, tìm được các từ ghép và từ láy đơn giản, tập đặt câu với các từ đó. II. Đồ dùng dạy học: -Một vài trang trong từ điển tiếng Việt. -Bảng phụ viết 2 từ làm mẫu để so sánh hai kiểu từ: ngay ngắn (láy), ngay thẳng (ghép). -Một số tờ phiếu khổ to, bút lông. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: -Một HS làm lại bài tập 4, tiết luyện từ và câu trước, sau đó đọc thuộc lòng các thành ngữ tục ngữ ở bài tập 3,4. -Một, hai HS Trả lời câu hỏi: từ đơn khác từ phức như thế nào? Nêu ví dụ. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: -GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 2. Phần Nhận xét: 6 Mục tiêu: HS nắm được hai cách chính cấu tạo từ phức: từ ghép và từ láy -HS đọc nội dung bài tập vàgợi ý. Cả lớp đọc thầm. -Một HS đọc câu thơ thứ nhất. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, nêu nhận xét. -GV giúp HS đi tới kết luận: +Các từ phức truyện cổ, ông cha do các tiếng có nghiã tạothành. +Từ phức thầm thì do các tiếng có âm đầu (th) lặp lại nhau tạo thành. -MoÄt HS đọc khổ thơ tiếp theo. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, nêu nhận xét. -GV giúp HS đi tới kết luận: +Từ phức lặng im do hai tiếng có nghĩa tạo thành. +Ba từ phức (chầm chậm, cheo leo, se sẽ) do những tiếng có vần hoặc cả âm đầu lẫn vần lặp lại nhau tạo thành. -GV treo bảng phụ viết 2 kiểu từ để HS so sánh. 3.Phần Ghi nhớ: Mục tiêu: HS hệ thống bài học bằng ghi nhớ. -Hai HS đọc phần Ghi nhớ trong sách giáo khoa. Cả lớp đọc thầm. -GV giúp HS giải thích nội dung phần Ghi nhớ khi phân tích ví dụ: +Các tiếng tình, thương, mến đứng độc lập đều có nghĩa. Ghép chúng lại với nhau, chúng bổ sung nghĩa cho nhau. +Từ láy săn sóc có hai tiếng lặp lại âm đầu. +Từ láy khéo léo có 2 tiếng lặp lại vần. +Từ láy luôn luôn có 2 tiếng lặp lại cả âm đầu lẫn vần. 4. Phần Luyện tập: Mục tiêu: HS bước vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy; tìm được các từ ghép, từ láy đơn giản. Bài tập 1: -HS đọc yêu cầu của bài. -GV nhắc HS: +Chú ý các từ in nghiêng, những chữ vừa in nghieng vừa in đậm. +Muốn làm đúng bài tập, cần xác định các tiếng trong từ phức có nghĩa hay không. Nếu cả hai tiếng có nghĩa thì đó là từ ghép, mặc dù chúng có thể giống nhau ở âm đầu hay vần. +SGK đã gợi ý: những tiếng in đậm là những tiếng có nghĩa- giúp HS dễ nhận ra từ ghép. -GV cho hai đội thi đua làm bài tập tren bảng lớp. -Cả lớp nhận xét. Bài tập 2: -HS đọc yêu cầu của bài. -Thảo luận theo nhóm nhỏ. -GV phát phiếu cho các nhóm thi đua làm bài và trình bày kết quả. -Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, kết luận nhóm thắng cuộc. 5. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS chuẩn bị bài sau.  Chính tả TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH I. Mục đích, yêu cầu: -Nhớ, viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 14 dòng đầu của bài thơ Truyện cổ nước mình. -Tiếp tục nâng cao kỹ năng viết đúng các từ có âm đầu r/d/gi. II. Đồ dùng dạy học: -Một số tờ phiếu khổ to, bút lông. 7 III. Các hoạt động dạy học: A.Kiểm tra bài cũ: -GV kiểm tra 2 nhóm thi tiếp sức viết đúng, nhanh tên con vật bắt đầu bằng tr/ch. -Nhận xét. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: -GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS nhớ- viết: Mục tiêu: HS nhớ lại bài chính tả sắp viết -Một HS đọc yêu cầu của bài. -Một HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ- viết trong bài Truỵên cổ nước mình. -Cả lớp đọc thầm để ghi nhớ đoạn thơ. GV nhắc HS chú ý cách trình bày thơ lục bát, chú ý những từ dễ viết sai chính tả, những chữ cần viết hoa. -HS gấp sách, nhớ lại đoạn thơ và viết. -Các em tự đổi vở cho nhau để soát lỗi cho nhau. -GV nêu nhận xét chung. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Mục tiêu: HS biết phân biệt đúng các tiếng có âm đầu là r/d/gi. -HS nêu yêu cầu và chọn bài tập 2a. -HS đọc những đoạn văn, làm bài tập vào vở bài tập. GV phát phiếu lớn cho một số HS. -Trình bàykết quả làm bài. -GV và cả lớp nhận xét. GV chốt lời giải đúng. Cả lớp sửa bài. 4. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn dò HS về chuẩn bị bài chính tả sau.  Âm nhạc HỌC HÁT: BÀI BẠN ƠI LẮNG NGHE KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC I. Mục tiêu: -HS hát đúng và hát thuộc bài hát Bạn ơi lắng nghe -Biết bài bạn ơi lắng nghe là dân ca của dân tộc ba-na (Tây Nguyên). II. Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ chép bài hát -Bản đồ Việt Nam. -Băng nhạc. III. Các hoạt động dạy học: 1. Phần mở đầu: Mục tiêu: HS ôn lại bài cũ và biết nội dung tiết học. -Nghe cao độ các nốt Đô, Mi, Son, La. -Cho HS đọc lại bài tập cao độ và bài tập tiết tấu (cá nhân, tập thể) -GV giới thiệu bài Bạn ơi lắng nghe, dùng bản đồ chỉ cho HS biết vị trí vùng đất Tây Nguyên. -HS khởi động giọng trước khi hát. -GV mở bang cho học sinh nghe bài hát. 2. Phần hoạt động: Mục tiêu: HS hát đúng, hát thuộc bài hát và vỗ tay theo tiết tấu, theo phách và theo nhịp. a. Dạy bài hát Bạn ơi lắng nghe -HS đọc bài hát. -GV dạy hát từng câu cho HS, sau đó kết hợp các câu với nhau. Cuối cùng hát toàn bài hát. 8 -GV gợi ý cho HS nhận xét: Bài hát này gồm 4 tiết nhạc: tiết 1 và 2 gần giống nhau; tiết 3 và 4 gần giống nhau (chỉ khác ở cuối tiết) -GV cho thi đua giữa các nhóm với nhau. b. Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay: -GV hướng dẫn HS vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu, theo phách, theo nhịp. -Tổ chức cho 2 dãy HS thi đua: một bên hát một bên vỗ tay và ngược lại. c.Kể chuyện âm nhạc: -GV hướng dẫn HS đoạ từng đoạn câu chuyện Tiếng hát Đào Thị Huệ và tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện. GV có thể đặt câu hỏi: +Vì sao nhân dân lại lập đền thờ có người con gái có giọng hát hay ấy? +Câu chuyện xảy ra trong giai đoạn nào trong lịch sử nước ta? 3. Phần kết thúc: -Cả lớp hát với phần đệm của băng nhạc. -Nhận xét tiết học.  Thứ tư, ngày 27 tháng 9 năm 2006 Tập đọc TRE VIỆT NAM I. Mục tiêu: -Biết đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc diễn cảm, phù hợp với nội dung cảm xúc (ca ngợi cây tre Việt Nam) và nhịp điệu của các câu thơ, đoạn thơ. -Cảm và hiểu được ý nghĩa của bải thơ: Cây tre tượng trung cho con người Việt Nam. Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực. -Học thuộc lòng những câu thơ em thích. II. Đồ dùng dạy học: -Tranh minh học bài đọc. -Bảng phụ viết đoạn thơ cần hướng dẫn HS đọc. III. Các hoạt động dạy học: A.Kiểm tra bài cũ: -Hai HS đọc truyện Một người chính trực, trả lời câu hỏi 1,2 trong SGK. -Hai HS trả lời câu hỏi 3 trong sách giáo khoa B.Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: -HS quan sát tranh minh hoạ trong sách giáo khoa. -GV nêu nội dung và yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: Mục tiêu: HS đọc đúng, lưu loát, diễn cảm và hiểu nội dung bài thơ a. Luyện đọc: -GV chia đoạn: gồm 4 đoạn: +Đoạn 1: từ đầu đến nên luỹ nên thành tre ơi? +Đoạn 2: tiếp theo đến hát ru lá cành. +Đoạn 3: tiếp theo đến truyền đời cho măng. +Đoạn 4: phần còn lại. -GV kết hợp sửa lỗi phát âm( tre xanh, nắng nỏ, khuất mình,…), ngắt nghỉ cho HS( Yêu nhiều/ nắng nỏ trời xanh;Tre xanh/ không đứng khuất mình bóng râm; Bão bùng/ thân bọc lấy thân; Tay ôm, tay níu/ tre gần nhau thêm); giúp HS hiểu nghĩa từ mới được chú thích cuối bài( luỹ thành), từ ngoài chú giải( tự, áo cộc) -HS luyện đọc theo cặp. 9 -Một, hai HS đọc cả bài. -GV đọc diễn cảm bài thơ-giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca. b. Tìm hiểu bài: -HS làm việc cá nhân: đọc thầm bài thơ, tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam. -HS làm việc cặp đôi: tiếp nối nhau đọc, trả lời các câu hỏi: +Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam? +Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính cần cù? +Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam? +Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính ngay thẳng? -HS đọc thầm, đọc lướt toàn bài tìm những hình ảnh về cây tre và búp măng non mà em thích. Giải thích vì sao em thích những hình ảnh đó? -GV: Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì?-HS đọc thầm đoạn kết và trả lời. c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng: -HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. -GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọcbài thơ và thể hiện diễn cảm phù hợp với nội dung. -GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn: “Nòi tre đâu ….xanh mãi màu tre xanh” và thi đua đọc diễn cảm. -HS nhẩm học thuộc lòng những khổ thơ mà các em thích và đọc trước lớp. 3. Củng cố, dặn dò: -GV hỏi HS về ý nghĩa bài thơ. -Nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng tiếp tục bài thơ.  Toán YẾN, TẠ, TẤN I. Mục tiêu: Giúp HS: -Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn; mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn và ki-lô-gam. -Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng. -Biết thực hiện phép tính với các số đo khối lượng. II. Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ viết bài tập 2,3. III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn: Mục tiêu: HS biết về độ lớn của yến, tạ, tấn; mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn, kilôgam. a. Giới thiệu đơn vị yến: -GV cho HS nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học: ki-lô-gam, gam. -GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục ki-lô-gam, người ta còn dùng đơn vị yến. -GV viết bảng: 1 yến = 10 kg. -HS đọc: 1 yến bằng 10 ki-lô-gam và ngược lại. -GV: Mua 2 yến gạo tức là mua bao nhieu ki-lô-gam gạo? Và : Có 10 ki-lô-gam khoai tây tức là có mấy yến khoai?- HS trả lời. b. Giới thiệu đơn vị tạ, tấn: tương tự như trên. 2. Thực hành: Bài 1: Mục tiêu: HS bước đầu tập ước lượng khối lượng cụa một số con vật trong thực tế. -GV hướng dẫn HS đọc kĩ từng phần, lựa chọn số đo khối lượng thích hợp. -Một vài HS đọc các câu của bài tập 1. -Cả lớp nhận xét. 10 [...]... 3.Phần kết thúc: -Thả lỏng 4-6 phút 2- 3 phút -Hệ thống bài -Nhận xét giờ học 1 -2 phút 1 -2 phút -GV thực hiện -HS thực hiện -HS đứng tại chỗ và thực hiện -HS thực hiện -Chia tổ, do tổ trưởng điều khiển -Tập hợp cả lớp GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ tập tốt -GV điều khiển -GV thực hiện -Một nhóm HS thực hiện -Cả lớp chơi Gv quan sát, nhận xét, biểu dương -HS chạy quanh sân tập 1 -2 vòng, tập hợp... phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường - Phương tiện: Còi, 1 -2 chiếc khăn tay III.Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Thời gian Phương pháp 1.Phần mở đầu: 6-1 0 phút -Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học 1 -2 phút -GV thực hiện -Trò chơi: diệt các con vật cóhại -HS thực hiện -Hát và vỗ tay 2- 3 phút -HS đứng tại chỗ và thực hiện 2. Phần cơ bản: 1 -2 phút a)Đội hình đội ngũ: 1 8 -2 2phút Mục tiêu:... đội ngũ đã học -Tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số, đi đều vòng trái, vòng phải, đứng lại -Tập luyện -Thi đua trình diễn 6-1 0 phút 1 -2 phút 2- 3 phút 1 -2 phút 1 8 -2 2phút 2- 3 phút 3-4 phút 3 phút -Củng cố lại các động tác b)Trò chơi: Bịt mắt bắt dê 2 phút Mục tiêu: HS nâng cao khả năng tập 5-6 phút trung, định hướng -Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, luật chơi -Làm mẫu cách chơi -Chơi thử và thi... -Chơi thử và thi đua 3.Phần kết thúc: -Thả lỏng 4-6 phút -Hệ thống bài 2- 3 phút -Nhận xét giờ học 1 -2 phút 1 -2 phút -GV thực hiện -Một nhóm HS thực hiện -Cả lớp chơi Gv quan sát, nhận xét, biểu dương -HS chạy quanh sân tập 1 -2 vòng, tập hợp thành hàng ngang -GV cùng HS -GV thực hiện Toán GIÂY, THẾ KỶ I.Mục tiêu: Giúp HS: - Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỷ - Biết mối quan hệ giữa giây và phút,... của đề-ca-gam, héc-tô-gam a) Giới thiệu đề-ca-gam: - HS nêu các đơn vị đo khối lượng đã học( tấn, tạ, yến, kilôgam, gam) Cho HS nêu lại: 1kg = 1000g - GV nêu: “Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục gam, người ta dùng đơn vị đe-ca-gam Đề-cagam viết tắt là dag” GV viết bảng - GV nêu và viết tiếp: 1dag = 10g Cho HS đọc vài lần - GV: “ 10gam bằng bao nhiêu đề-ca-gam? - HS trả lời b) Giới thiệu héc-tô-gam:... học -Tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số -Tập luyện -Thi đua trình diễn 2- 3 phút -HS thực hiện 3-4 phút -Chia tổ, do tổ trưởng điều khiển -Củng cố lại các động tác 3 phút -Tập hợp cả lớp GV quan sát, nhận xét, b)Trò chơi: “Bỏ khăn”: biểu dương tổ tập tốt Mục tiêu: HS chú ý, nhanh nhẹn, 2 phút -GV điều khiển 18 khéo léo 5-6 phút -Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, luật chơi -Làm mẫu cách chơi -Chơi... biết nội dung cấm của biển là gì ?- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và trả lời -Tương tự như vậy với các biển báo 20 8, 20 9, 23 3, 301, 303, 304, 305 3.Trò chơi biển báo: Mục tiêu: HS nhớ được nội dung của 23 biển báo hiệu (mới và đã học) 22 -Chia lớp thành 5 nhóm GV treo 23 biển báo trên bảng -Yêu cầu HS cả lớp quan sát trong vòng 1 phút và nhớ biển báo nào tên gì -Sau 1 phút, mỗi nhóm một em lên... phần Ghi njớ trong sacj1 giáo khoa Cả lớp đọc thầm lại 4.Phần Luyện tập: Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập Bài tập 1: - Từng cặp HS đọc thầm các sự việc, trao đổi, sắp xếp các sự việc cho đúng - GV phát 2 bộ giấy cho 2 HS làm trên bảng lớp và trình bày cốt truyện Cây khế theo thứ tự - Cả lớp nhận xét GV chốt lại: thứ tự đúng của cốt truyện là b-d-a-c-e-g HS viết thứ tự đúng của... tiêu: Giúp HS: - Nhận biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam, quan hệ của đề-ca-gam, héc-tô-gam và gam với nhau - Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ, của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng II Đồ dùng dạy học: Một bảng có kẻ sẵn các dòng, các cột như trong sách nhưng chưa viết chữ , số III Các hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu đề-ca-gam và héc-tô-gam: Mục tiêu:... béo - GV chia lớp thành hai đội 26 - Mỗi đội cử ra một đội trưởng rút thăm xem đội nào chơi trước - Lần lượt hai đội thi nhau kể tên các món ăn chứa nhiều chất béo Ví dụ : các món ăn rán bằng mỡ hoặc dầu ( các loại thịt rán, cá rán, bánh rán,…),các món luộc hay nấu bằng thịt mỡ ( chân giò luộc, thịt lợn luộc, canh sườn, lòng,…), các món muối vừng, lạc,… - Thời gian chơi tối đa là 10 phút - Đại diện 2 . thúc: -Làm động tác thả lỏng. -Hệ thống bài. -Nhận xét giờ học, giao bài tập. 6-1 0 phút 1 -2 phút 2- 3 phút 1 -2 phút 1 8 -2 2phút 1 4-1 5phút 2- 3 phút 2- 3 phút 5-6 phút 4-5 phút 4-6 phút 2- 3 phút 1 -2 phút 1 -2 . diễn. -Củng cố lại các động tác. b)Trò chơi: “Bỏ khăn”: Mục tiêu: HS chú ý, nhanh nhẹn, 6-1 0 phút 1 -2 phút 2- 3 phút 1 -2 phút 1 8 -2 2phút 2- 3 phút 3-4 phút 3 phút 2 phút -GV thực hiện. -HS thực. chơi. -Làm mẫu cách chơi. -Chơi thử và thi đua 3.Phần kết thúc: -Thả lỏng -Hệ thống bài. -Nhận xét giờ học. 5-6 phút 4-6 phút 2- 3 phút 1 -2 phút 1 -2 phút -GV thực hiện. -Một nhóm HS thực hiện. -Cả lớp

Ngày đăng: 01/07/2014, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w