TÓM TẮTNghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian ủ lá đến hàm lượng hợp chất có trong lá vôi.. Khao sat anh huong cua dung môi va thời gian chiết đến hà
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
ĐÁNH GIA ANH HUONG CUA THỜI GIAN VA NHIET ĐỘ U LA DEN CHAT LƯỢNG TRA LA VOI
(Cleistocalyx operculatus)
Nganh hoc : CONG NGHE SINH HOC
Sinh viên thực hiện : LÊ THỊ MỸ HẬU
Mã số sinh viên : 17126036
Niên khóa: : 2017 — 2021
TP Thủ Đức, 09 năm 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ ANH HUONG CUA THỜI GIAN VÀ NHIET ĐỘ U LA DEN CHAT LƯỢNG TRÀ LA VOI
(Cleistocalyx operculatus)
Hướng dẫn khóa luận Sinh viên thực hiện
PGS.TS TRÀN THỊ LỆ MINH LÊ THỊ MỸ HẬU
ThS NGUYEN THỊ QUYEN
TP Thủ Đức, 09 năm 2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố HồChí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Khoa học Sinh học cùng tất cả quý thầy cô đã hỗ trợ, tạođiều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Thị Lệ Minh và ThS Nguyễn Thị Quyên,
đã tận tình chỉ dẫn, đưa ra những lời khuyên, động viên và tạo điều kiện thuận lợi để em hoànthành khóa luận.
Xin cảm ơn những bạn bè, anh chị, em cùng làm việc tại khoa Khoa Học Sinh Học, đã
hỗ trợ, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu
Cuối cùng, con muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến với bố mẹ, người đã nuôi dạy,yêu thương và động viên con trong suốt quá trình học tập
Trang 4XÁC NHẬN VÀ CAM ĐOAN
Tôi tên Lê Thị Mỹ Hậu, MSSV: 17126036, lớp DH17SHA, thuộc ngành Công
nghệ Sinh học, khoa Khoa học Sinh học, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ ChíMinh, xin cam đoan: Đây là Khóa luận tốt nghiệp do tôi trực tiếp thực hiện Các sốliệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và khách quan Tôi xin chịu
toàn bộ trách nhiệm trước Hội đồng về những cam kếtnày
Họ tên: Lê Thị Mỹ Hậu Lớp: DH17SHA MSSV: 17126036
Số điện thoại: 0868405811 Email: 17126036@st.hcmuaf.edu.vn
Tp Thủ Đức, ngày 06 tháng 09 năm 2023
Người viết cam đoan (Ký và ghi rõ học tên)
Lê Thị Mỹ Hậu
ii
Trang 5TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian ủ
lá đến hàm lượng hợp chất có trong lá vôi Thành phần hóa thực vật được khảo sátbằng phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ qua hai dung môi chiết là ethanol và nước,kết quả cho thay ở cả hai loại dung môi chiết đều có các hợp chất như: Polyphenol,Flavonoid, Tanin, Alkaloid, Terpenoid Khao sát ảnh hưởng của dung môi và thời gianchiết đến hàm lượng Polyphenol và Flavonoid cho kết quả: Hàm lượng Polyphenol cao
hơn khi chiết ở dung môi nước với hàm lượng là 50,69 + 0,61 mg GAE/g, ngược lại
hàm lượng Flavonoid được chiết ở dung môi ethanol cho kết quả cao hơn là 27,18 +0,19 mg QE/g Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ ủ đến hàm lượngPolyphenol và Flavonoid trong lá vối cho thấy ở thời gian 2 giờ với nhiệt độ là 60°Ccho kết quả hàm lượng cao nhất, lần lượt là 51,31 + 0,38 mg GAE/g và 24,21 + 0,18
mg QE/g Mẫu lá vối có hoạt tính chéng oxy với ICso = 26,27 + 0,63 ug/mL Thông
qua phương pháp đánh giá cảm quan chọn được thời gian pha trà thích hợp là 10 phút.
Với tỉ lệ 1 g trà pha trong 100 mL nước nóng ở 10 phút cho hàm lượng Polyphenol là
20,69 + 0,25 mg GAE/g , Flavonoid là 9,39 + 0,06 mg QE/g.
Từ khóa: Vối, Cleistocalyx operculatus, polyphenol, flavonoid, hoạt tính chốngoxy hóa.
Trang 6The study was carried out to investigate the effect of temperature and incubation time on the content of compounds in the leaves The phytochemical composition was investigated by the method of isolating organic compounds through two extraction solvents, ethanol and water, the results showed that in both types of extraction solvents there were compounds such as: Polyphenol, Flavonoids, Tannins, Alkaloids, Terpenoids Investigating the influence of solvent and extraction time on the content of Polyphenols and Flavonoids gave the results: Polyphenol content was higher when extracted in aqueous solvent with the content of 50.69 + 0.61 mg GAE/g, vice versa Flavonoid content extracted in ethanol solvent gave a higher result of 27.18 + 0.19 mg QE/g The results of the investigation on the influence of incubation time and temperature on the content of Polyphenols and Flavonoids in the leaves showed that at
2 hours at a temperature of 60°C, the highest concentrations were obtained, respectively 51.31 + 0.38 mg GAE/g and 24.21 + 0.18 mg QE/g Samples of the leaves have antioxidant activity with ICso = 26.27 + 0.63 g/mL Through sensory evaluation method, the appropriate tea brewing time is 10 minutes With the ratio of 1 g of tea brewed in 100 mL of hot water at 10 minutes, the Polyphenol content is 20.69 + 0.25
mg GAE/g, Flavonoid is 9.39 + 0.06 mg QE/g.
Keywords: Voi, Cleistocalyx operculatus, polyphenols, flavonoids, antioxidant activity.
iv
Trang 7MỤC LỤC
COC xu wgnraerarrrrrstrrtytortrrtdtialiHTGDIGRIESIETtt2DARiNgHingltGGTDNNNSEpSinosri iXÁC NHAN VA CAM DOAN u0 :s:ssssessesseseesessesseseeseeseseesesseseseeesestesessvereseseeseeesseeeees ii
"5751 iiiABSTRACT onc cccccscsssessessesseessessecssesssssesssstessssusssessesssessessssssessuessessiessessesieesesssesseesseees iv [ee VvDAN BAC BÁC GHÍ VIET TAT ksseeseaeeeseeseesetedossigoooonpibisos.gi0ib902010256, viiDANH SÁCH CAC BẢNG -2- 22 222222221221222122122112711211211211211211211 21121 xe viiiIb.Is8 (e;8e (63:1 0957 1X
I H1 5E eeseeevaeearabororretrtrttirprongrgtiodiErttsgigrpircseeqasbex |1.1 Đặt vấn đề -2- + s22 122121121112112111121121111112111111211111121121112112121211 1 1c re 1
CR Hư li Kế eeeeeeeeseeeeinseniddnnietiviistisiSidpiegiDezrtogiteodtjibonghobinodirBingbiclZmmiBM-gsi 1KGEIOCANG HT ÔNG UTIER TÀI 0 | re 22.1 Giới thiệu về cây vối (Cleistocalyx OD€FCHÏ@TÍMS), Sóc cà SStSssvseerrrsrrsxei 2Desde: PTA LO AI CWC AYA etree og ote ốc ca na He acc ca TE 22.1.2 Nguồn gốc và phân bố ccccccsecccsessssessssesssssessscessecssueessscssscsssecssecssecssecssecesneeesees 22.1.3 Đặc điểm thực vật HOC c.ccccccccsccssssssessessessessessesseesessessessessessessessesstssessessessessesseeees 3
2.1.4 Nghién 090i: 504.0490001 3
2.1.5 Thành phần H0 LH VÀ on da nghe th-UÀ HỊGIDRSOASSHONGRINESRQHESRONGIISEPDESdSCaholiagyisboeanttaisi 42.2 Một số hợp chất tự nhiên 2-22 2222222SE2E12EE22E122122512212211221221122122122 2e 42.2.1 U00 4 262.2 H8 VOTIO Tổ bn ty chú nong Q TH HA REHHHQSCDHRANSELDNGESRESXIGRESEEGIEEREEEDSDSBSESHHASGENNHENHSVBEENSS2AĐ1A1SE 08g 5
2, Di3 x, LCEIOHDI-ersotiosgisetetbtiosidisietbitisg4G4ASSBBLSESCIEG-402SNS0.GGES4SI4GSNEIG.HERGS.BUHIGGEESHESHNE4B.380058033sgvsl 6 2.2.4 Alkaloid 7 2259: 8O sgi1121011166631191443531333811EEESAESSEEEASSISE1SISESEEDISSSEIAGESEISISXESEEEESSSESS45334EES4EIESS2XEE44SSESE 8CHƯƠNG 3.VẬT LIEU VA PHƯƠNG PHÁP -2- 2-52 522222zz2zz2zzzzzs2 103.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - 22 2¿222++2++222+2ES+2EE+2EErzrxrerxree 103.2 Vật liệu nghiên COU oo eeccecccseessessesssesseessesseessessessessesseessesseessessesssessessteesesseseseess 10 3.2.1 8i (006i 0i 103.2.2 Thu hoạch và xử lý mẫu lá vối -¿- 2 22©22+22+2E+2E++2E+2EE2E+zExrrrrrrrrrer 10
3.2.3 Thiết bị và hóa chat nghiÊn CỨU c5 - 2321 ***E**E*EESEEErErrkErresrerskrreerek 11
Trang 83.3.1 Đánh giá thành phần hoạt chat trong lá vồi - -222225+22++2z+z+sz+z 11
3.3.2 Khảo sát anh hưởng của nhiệt độ và thời gian ủ đến hàm lượng hợp chất
PölyDHéHöl va Flavonoid excises specs sas 200 100g gi55548G389RuGGIASSDLANG34GB64880634L441305803803 288610130 8g gieE 153.3.3 Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa, kiểm nghiệm vi sinh và đánh giá cảm quanROC hi ¢) ii a 1512,1 Fhuương phd le UG0 anncaimanammnnnuemmrmnnmmnannaranien 17CHUONG 4.KET QUA VA THẢO LUAN 0s ossssossscssssssssssseeseseesesessesetsseesistsseseeeees 184.1 Đánh giá thành phần hoạt chat trong lá vối -2- 2 ©2222++2z++zz+zxzzzzsrez 18
4.1.2 Dinh tính các hoạt chất trong lá vối - 2-22 2z +s+2E+2z+2+zx+zxzxzzxzzxzex 184.1.3 Khao sat anh huong cua dung môi va thời gian chiết đến hàm lượngPolyphenol và Flavonoid trong lá VÔI - - 5 2 2E **E*E*EEEEsEEkkErkrrkrkrrrkrrkree 204.2.Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian ủ đến hàm lượng hợp chấtPoly phenol wa Flavor se senses se ses10sy no4i3ệngso213k4g30431cee geigssssugluisgg1033060.3445 80061840 224.3 Khao sat hoat tinh chống oxy hóa, kiểm nghiệm vi sinh và đánh giá cảm quan tràh0Êh SG: - 254.3.1 Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của lá vối bằng phương pháp DPPH 254.3.2 Kiểm nghiệm vi sinh 2 2+ 22SS22E+2E+2E12EE22E122122112212211211211221221 22 xe 264.3.3 Đánh giá cảm quan dé chọn ra thời gian pha trà phù hợp - - 264.3.4 Xác định hàm lượng Polyphenol và Flavonoid qua các mức thời gian pha trà 27CHƯƠNG 5 KET LUẬN VÀ DE NGHỊ, 2-2 2 ©S+SE+2E+EEt2E2ZE2EEzEzrzrrze, 29h‹{ nh 29SN) no 44*144 29TÀI LIEU THAM KHẢO + 2 2+S‡SE9EE2E22E2EE2E125E21211211121121112112121111 2111 xe 30
vi
Trang 9DANH SÁCH CÁC CHỮ VIET TAT
Trang 10DANH SÁCH CAC BANG
Bang 4.1 Kết quả định tính một số hợp chat trong lá vồi . -z-=5: 18Bảng 4.2 Kết quả hàm lượng Polyphenol ở hai loại dung môi và các mức thời gian
ssi mt lr ntact edn crs aun oregon spe scores Seon Eisaiog 22
Bang 4.4 Kết quả hàm lượng Polyphenol ở các mức nhiệt độ va thời gian ủ 23Bảng 4.5 Kết qua hàm lượng Flavonoid ở các mức thời gian và nhiệt độ ủ 24
Bảng 4.6 Kết quả khảo sát ICso theo phương pháp DPPH 5255255525552 25
Bang 4.7 Kết quả kiểm tra vi sinh vật trong sản phẩm tra túi lọc lá vi 26Bang 4.8 Kết quả đánh giá cam quan trà qua các mức thời gian -s- 26Bang 4.9 Kết quả hàm lượng Polyphenol và Flavonoid qua các mức thời gian 28
Vill
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cây vôi Cleistocalyx oper€wÏ4fis -2-52-52525s+2+22E22Ec2Eczxczzczxzzce 2Hình 2.2 Cau trúc hóa hoc của một số hop chất Polyphenol - 2-5: 4Hình 2.3 Cau trúc hóa học của một số hợp chất Flavonoid -2- ¿55222522 6
Hình 2.4 Cấu trúc hóa hoc của một số hợp chat Terpenoid . -2s+ at
Hình 2.5 Cau trúc hóa học của một số hợp chat Alkaloid 2-2-2522: 8Hình 3.1, Miu Hã VIỆT se ssnonenennistiitgSVEnriEBGPSOSDISEONNDSEGIMBISIS211045103500180000955 0380 10Hình 4.1 Mẫu đối chứng dịch chiết lá vối ở hai dung môi nước nóng và ethanol 19Hình.4:4 Dinh tỉnh SADGHHLsssesscseieieiidiisnnaninhitanibig01d08n3080008121500080180816 28g 036 19 Hình 4.5 Dinh tính Tannin c2 222212222112 2112313 11112111 2111121115111 211 xx2 19 Hình 4.6 Định tính Alkaloid 22222222222222222222222222222321.2112 111 211.1.e 20 Hình 4.7 Định tính Terpeno1d -55- 5:22 22 2,2 122 re 20Hình 4.8 Đường chudnGallic acid 2-22 ©22222E+22E22EE22212221222122212221222122222 e2 20Hình 4.9 Đường chuẩn Quercetin 2-22 ©22222222+22E22221222122212711272122112212 2e 22Hình 4.10 Đường chuẩn Gallic acid - 2-2 ©2s222+2EE22EE222E222E221222212221222 22c 23Hình 4.11 Đường chuẩn Quercetin -.- 22 2 522222+2E22EE2EE2EE2EE2EE2EE 2222 crErrrrres 24
Hình 4.12 Mẫu trà ở thời gian pha 5 phút, 10 phút và20 phút - - 27
Hình 4.13 Đường chuẩn Gallic acid -22-©222222222222222E2222E22EE222ESEEErrrrrrrrrree 27Hình 4.14 Đường chuẩn Quercetin -2-©-2222222E222122212221222122112211211211212 21 e2 28
Trang 12CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trà được xem là một loại thức uống khá phô biến với nhiều gia đình, không chi
dé thưởng thức mà còn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe Dé thưởng thức trà
truyền thống cần phải trải qua nhiều công đoạn pha chế cầu kì và tốn nhiều thời gian
Ngày nay, việc thưởng thức trà trở nên dé dàng hơn với tra túi lọc mà vẫn đảm bảo về
mùi vị và chất lượng của trà
Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được thiên nhiên waivới nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa đạng trong đó có nhiều loại cây có
công dụng tốt đối với sức khỏe con người
Cây vôi (Cleistocalyx operculatus) được phân bố chủ yếu ở những vùng khí hậunhiệt đới, và là một loại cây quen thuộc của người dân miền Bắc, Việt Nam Từ lâunhân dân ta đã biết dùng lá và nụ vôi với cách chế biến đơn giản như nấu lấy nước tắmchữa viêm da, ghẻ lở hay hãm lấy nước uống hàng ngày vừa có tác dụng thanh nhiệt lại
còn có tác dụng kiện tỳ, tiêu thực Lá voi thường được người dân sử dụng ở dang tươi,
nên khi uống có mùi nồng, vị hơi ngái gây khó uống, bên cạnh đó việc bảo quản cũng
khó khăn hơn Do đó đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ ủ lá đến
chất lượng trà lá vôi (Cleistocalyx operculatus)” được thực hiện với mục dich tìm rathời gian và nhiệt độ sơ chế cho ra hàm lượng hợp chat tối ưu nhất dé làm trà túi lọc,
giúp cho trà bảo quản được dễ dàng hơn và thời gian bảo quản lâu hơn.
Mục tiêu đề tài
Xác định các thành phần hoạt chất có trong lá voi, khảo sát được anh hưởng của
thời gian và nhiệt độ sơ chế đến hàm lượng các hợp chất (Polyphenol và Flavonoid)
trong lá vôi từ đó chọn ra được nhiệt độ và thời gian tối ưu nhất dé làm trà túi lọc
1.2 Nội dung đề tài
Nội dung 1: Đánh giá thành phan hoạt chất trong lá vi
Nội dung 2: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian ủ lá đến hàm lượnghợp chất Polyphenol và Flavonoid trong lá vi
Nội dung 3: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa, kiểm nghiệm vi sinh và đánh giá
cảm quan trà lá vôi.
Trang 13CHUONG 2 TONG QUAN TÀI LIEU
2.1 Giới thiệu về cây vối (Cleistocalyx operculartus)
2.1.1 Phân loại thực vật
Giới: Plantea
Bộ : Myrtales Họ: Myrtaceae
Chi: Cleistocalyx
Loài: Cleistocalyx operculartus
Tén khoa hoc: Cleistocalyx operculartus
Tén khac : Syzygium nervosum, Cleistocalyx nervosum, Eugenia cleistocalyx Tên tiêng việt : Vôi
Hình 324 Cay với - Cleistocalyx operculatus
Hình 2.1 Cây vối Cleistocalyx operculatus2.1.2 Nguồn gốc và phân bố
Cây vôi là loại cây được phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới Châu Á, Trung
Quốc Tại Việt Nam, cây mọc hoang dọc theo các bờ suối hay bờ các ao hồ ở vùng núi
thấp và trung du, thuộc các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,
Tuyên Quang, Hà Tây, Hòa Binh, Ngoài ra cây vối còn được trồng hầu hết các tinh,
phô biến là ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung
2.1.3 Đặc điểm thực vật học
Theo Đỗ Tat Lợi (2004), vối là loại cây cây thân nhỡ cao 5 - 6 m hoặc có khi cao
hơn Lá có hình trứng rộng, dài 8 - 20 cm, rộng 5 - 10 em, có cuống đài 1 — 1,5 cm,dai, cứng Hoa gần như không cuống, nhỏ, màu xanh nhạt, hợp lại thành cụm hoa hình
Trang 14tháp tỏa ra ở những kẽ lá đã rụng Quả có dạng hình cầu hay hình trứng rộng, đườngkính 7 — 12 mm, khi chín có màu tím đến đen Lá, cành non, nụ vối có mùi thơm đặctrưng dé chịu Cây mọc nơi ánh sáng và âm, sinh trưởng và phát triển nhanh Cây phân
cành nhiều, chồi và lá non ra nhiều trong mùa xuân, hè Mùa hoa vào tháng 4 - 5
2.1.4 Nghiên cứu trong và ngoài nước
Từ lâu đã được nhân dân ta biết lấy lá và nụ với nau với nước dé uống chữa daybụng, khó tiêu Lá véi tươi hay khô sắc đặc được xem có tính chất sát trùng dé rửa
những mụn nhọt, lở loét, ghẻ.
Năm 1968, Nguyễn Đức Minh, Phong Đông y Thực nghiệm — Viện Nghiên cứuĐông y, đã tiễn hành nghiên cứu thăm dò tính chat kháng sinh của lá và nụ cây vôi đối
với một số vi khuân Gram (+) và Gram (-) và kết luận là ở tất cả các giai đoạn phát
triển, lá và nụ vối đều có tác dụng kháng sinh, vào mùa đông kháng sinh tập trungnhiều nhất ở lá
Theo Đào Thị Thanh Hiền (2000), đã thử nghiệm nghiên cứu tác dụng kháng
khuẩn của tinh dầu và cao khô lá với Kết quả cho thấy tính kháng khuẩn của lá véi,đặc biệt là lá vối ủ có tác dụng rất tốt trên vi khuẩn E.coli, là loại vi khuân thường gây
ra bệnh đường ruột.
Theo Trương Thị Tuyết Mai và ctv (2009), đã thử nghiệm thành công khả năngchống oxy hóa của nụ vối trong ống nghiệm và trên chuột tiêu đường với kết quả củanghiên cứu cho thấy bột chiết tách từ nụ vối có khả năng triệt tiêu gốc tự do cao với
giá trị ICso là 22,9 mg/mL.
Và nhiều nghiên cứu khác về cây vối cho kết quả về các hoạt tính sinh học như:hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết lên bốn chủng vi khuẩn L monocytogenes, S.aureus, E coli va Salmonella sp (Ngô Thai Bích Vân và ctv, 2021), đặc tính bảo vệ gan (Chariyakornkul và ctv, 2022), bảo vệ thận (Poontawee và ctv, 2016), hoạt tínhchống oxy hóa của lá voi (Trương Thị Tố Chinh va Phan Minh Giang, 2016), tac dụng
chống Alzheimer: các flavonoid như quercetin, kaempferol, tamarixetin được phân lập
từ nụ vối có tác dụng chống Alzheimer thông qua ức chế acetylcholinesterase và
butyrylcholinesterase (Min và ctv, 2010), đặc tính chống ung thư (Qian và ctv, 2005;
Ye và ctv, 2005), hỗ trợ điều trị tiêu đường ( Trương Tuyết Mai va ctv, 2007; TrươngTuyết Mai và ctv, 2010)
Trang 152.1.5 Thành phần hóa thực vật
Các thành phan chính của lá vôi được xác định là triterpenoids loại oleanane va
ursane (Wang và ctv, 2016), các hợp chất polyphenol, flavonoid, tinh dau, chất khử,triterpenoid tự do, hợp chất polyuronic, acid hữu cơ và carotenoid (Lý Hồng Hương
Hà và ctv, 2023) Vỏ cây chứa triterpen nhóm ursan là acid usolic Nụ vối chứa nhiều
flavonoid khác nhau, với nhiều thành phan đã xác định cau trúc hóa học
2.2 Một số hợp chất tự nhiên
2.2.1 Polyphenol
Polyphenol được coi là chất chuyên hóa thứ cấp của thực vật, có chứa ít nhất mộtvòng thơm với một hoặc nhiều nhóm hydroxyl ngoài các nhóm thé khác và được phân
loại dựa trên số vòng phenol mà chúng chứa và các yếu tố cấu trúc liên kết các vòng
này với nhau Gồm 4 loại là Phenolic acid, Flavonoid, Stilbene và Lignans (Manach và
R,= Rz= OH, R3 =H: Protocatechuic acid R, = OH : Coumanic acid
R, = R2= R;= OH : Gallic acid 8; = R;= OH : Caffeic acid
R, =OCHs; 8; = OH : Ferulic acid
ứng cao được tạo ra bởi các quá trình tế bao bình thường và các yếu tố bên ngoài nhưbức xạ, ô nhiễm không khí, hút thuốc và tiếp xúc với hóa chất (Phạm Thị Ngọc Phương
và Lưu Lương Nhất Tường Vân, 2023) Polyphenol còn có lợi ích lớn trong việc
Trang 16chống lại sự phát triển của nhiều bệnh lí như ung thư, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim
mạch, lão hóa (Pandey và Rizvi, 2009).
2.2.2 Flavonoid
Flavonoid là một nhóm hợp chất tự nhiên thường gặp trong thực vật, phần lớn có
màu vàng Tuy nhiên một số Flavonoid có màu xanh, tím đỏ và cũng có một số kháclại không có màu Trong thực vật cũng có một số nhóm hợp chất khác không thuộcFlavonoid nhưng lại có màu vàng như carotenoid, anthranoid, xanthon có thé gâynhằm lẫn
Sự phân loại các Flavonoid dựa vào vị trí của gốc aryl (vòng B) và các mức độ
oxy hoá của mạch 3C Người ta chia ra:
Euflavonoid là các Flavonoid có gốc aryl ở vị trí C — 2: Flavon, Flavonol,
Flavanon, Flavanol, Chalcon, Antocyanm, Anthocyanidm.
Isoflavonoid có gốc aryl ở vị trí C — 3: : Isolavon, Isoflavanon, Rotenoid
Neoflavonoid có gốc aryl ở vị trí C— 4: Calophylloid
R, = Off, R, = RR, m /ý - Raoretorw R, = © ft; = OM: Ago
R, = R= OFF, Ry = 4 > Quercesn R, ~ ft; ~ Ott > Luteoh>
R, ~ Rye Ry Ob: ^fy~s-«cv+
R,Ze
R,
Isoflavones Flavanones
“TOIL “TI
CH la)
RR, = P{- CssZroxr R, ~ 2 Ry = Of: NMarinpenn
R, ~ Off - Gemstone R, = R, = Of: Eroceayw
R, = Off; ft; = OCH, > Mesperetn
Trang 17Ở thực vật, Flavonoid là một sắc tố sinh học, sắc tố quan trọng trong việc tạo ra
mau sắc của hoa, cụ thé giúp sản xuất sắc tố vàng, đỏ, xanh cho cánh hoa dé thu hút
nhiều động vật đến thụ phan
Ngoài ra, các Flavonoid còn có kha tạo phức với các ion kim loại nên có tác dung
như những chất xúc tác ngăn cản các phản ứng oxy hóa Do đó, các chất Flavonoid cótác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch, lão hóa, thoái hóa
gan, tổn thương do bức xạ (Borek, 1999)
2.2.3 Terpenoid
Terpenoid là nhóm hợp chất chất chuyển hóa thứ cấp lớn nhất của thực vật, là
loại hợp chất tự nhiên mà cấu trúc hóa học dựa trên cơ sở các phân tử isopren liên kết
lại với nhau, có công thức tong quát là (CsHs)n với n > 2
Terpenoid có thé được phân loại theo số lượng đơn vị isopren bao gồm:
Monoterpen, Sesquiterpen, Diterpen, Sesterterpen, Triterpen, Tetraterpen, Polyterpen.
Steroid va sterol có nguồn gốc từ tiền chất Terpenoid, cấu trúc hóa học đặc
trưng của bốn vòng cycloalkane
Terpenoid trong thực vật được sử dụng rộng rãi làm hóa chất liên quan đến
công nghiệp, bao gồm nhiều loại dược phẩm, hương liệu, nước hoa, thuốc trừ sâu và
chất khử trùng, đồng thời làm nguyên liệu khối lượng lớn cho ngành công nghiệp hóachất (Bohlmann va Keeling, 2008)
limonene menthol camphor
(found in the skin (peppermint) (camphor tree)
@ -carotene
Gn carrots and other vegetables, enzymes convert it to vitamin A)
Hình 2.4 Cau trúc hóa học của một số hợp chất Terpenoid
Trang 182.2.4 Alkaloid
Alkaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có nhân dị vòng, đượctạo ra từ các tiền chất là các acid amin, thường gặp trong thực vật, đặc biệt phố biến
trong một số họ thực vật có hoa, đôi khi có trong động vật Các Alkaloid thường được
chia thành nhóm theo nguồn gốc sinh tông hợp của chúng:
Alkaloid thật là những hợp chất có hoạt tính sinh học, luôn có tính base, thường
chứa nguyên tử nito trong vòng dị hoàn, thường được sinh tổng hợp từ amino acid, phan
bố trong thực vật và hiện diện trong thực vật dưới dạng muối của một acid hữu cơ
Protoalkaloid được xem là những amin đơn giản được tổng hợp từ các amino
acid, trong đó nguyên tử nito không có trong vòng dị hoàn và chúng có hoạt tính sinh
học ké cả mescalin và N, N-dimetyltryptamin
Các Alkaloid là nhóm hợp chất không bat nguồn từ những amino acid, bao gồmhai nhóm hợp chất lớn là alkaloid steroid - alkaloid terpenoid và purine Alkaloid có
tính base yếu do sự có mặt của nguyên tử nito nên cần môi trường acid mạnh dé tạo
thành muôi tan trong nước.
Hình 2.5 Cấu trúc hóa hoc của một số hợp chất Alkaloid
Sự hiện diện của các Alkaloid và các chất chuyên hóa thứ cấp khác trong thực
vật giúp tăng cường tỷ lệ sinh sản của thực vật, bằng cách cải thiện khả năng phòng vệ
chống lại các căng thắng sinh học và phi sinh học hoặc bằng cách ảnh hưởng đến các
Trang 19loài động vật xâm hại hay loài cạnh tranh.
Alkaloid có nhiều tác dụng như: kháng khuẩn, chống phân bào, chống viêm, giảmđau, gây tê cục bộ, thôi miên, hướng tâm thần, hoạt động chống khối u và nhiều tác dụng
khác Các Alkaloid được biết đến phổ biến bao gồm Morphine, Strychnine, Quinine,
Berberin, Atropine, Caffeine, Ephedrine và Nicotin Bên cạnh đó alkaloid cũng có thé gây
độc (atropine, tubocurarine) (Babbar va ctv, 2015).
2.2.5 Saponin
Saponin là một glycosid tự nhiên thường gặp trong nhiều loài thực vật Saponin
có tính chất đặc trưng là khi hoà tan vào nước có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt
của dung dịch tạo bọt nhiều, do phan tử saponin có một đầu ưa nước và một đầu kynước Tính chất này làm cho saponin giống với xà phòng Ngoài ra, Saponin còn có
tính phá huyết, độc đối với động vật máu lạnh nhất là đối với cá ở nồng độ rất thấp, tạothành phức với Cholesterol, có vi hắc và làm hắt hơi mạnh
Saponin gồm phân tử đường như Glucose, Galactose, Axit glucuronic hay xylose
được liên kết với một aglycone ky nước có thê là triterpenoid hoặc steroid trong tự
nhiên Với nhiều hoạt tính sinh học như: tăng sinh tế bào miễn dịch trong ống nghiệm,
có hoạt tính kháng nam, kháng khuẩn, diệt virus, kháng viêm đã được nghiên cứu
Saponin có vai trò là chất kích thích miễn dịch, hạ đường huyết, có đặc tính chốngung thư Saponin được ứng dụng nhiều trong thực phẩm, nông nghiệp và các ngành
mỹ phẩm( Moghimipour và Handali, 2015)
Trang 20CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ ủ đến chất lượng trà lá vối
(Cleistocalyx operculafus)” được thực hiện tại Phòng nghiên cứu Dược liệu va Cây
được liệu (Bio 309), khoa Khoa học Sinh học, Trường đại học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh từ tháng 3/2023 đến tháng 7/2023
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu
Lá vối được thu hái vào tháng 3 năm 2023 ở cây 7 năm tuôi tại huyện Lộc Ninh,
tỉnh Bình Phước.
3.2.2 Thu hoạch và xử lý mẫu lá vối
Mẫu lá sau khi thu hái được loại bỏ lá sâu, vàng úa rồi đem rửa sạch, phơi ráo
đến khi độ âm trong lá còn 80 % Tiến hành ủ mẫu ở 60°C trong 2 giờ sau đó đem mẫu
trải lên bàn đến khi khô (độ âm mẫu dưới 13 %), xay thành bột và lọc qua rây cóđường kính 1 mm Cuối cùng thu mẫu bột, bảo quản trong túi kin dé tiến hành các thí
nghiệm sau.
10
Trang 213.2.3 Thiết bị và hóa chất nghiên cứu
Thiết bị
Cân điện tử, Máy đo quang phổ UV — 2510TS (Mỹ), Tủ sấy (Nhật Bản), Bề ồn
nhiệt, Bếp điện (Hàn Quốc), Máy xay mini (Nhật Bản)
Hóa chất
AICH: (7784-13-6, Duchefa), CH3COOK (127-08-2, Merck), DMSO (67-68-5, HQ)), DPPH (Anh), FeCl; (7705-08-0, Duchefa), Folin — ciocalteu (109001, Merck),
Gallic acid (149-91-7, Merck), HCl (76-47-01-0, Duksan), H;SO¿ (TQ), NaNO2 15%
(7632-00-0, Duchefa), lod (7553-56-2, Duchefa), Methanol (67-56-1, Xilong), NaOH (1310-73-2, Duchefa), Quercetin (117-39-5, Merck), NazCO3 7,5% (497-19-8, Duchefa).
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Đánh giá thành phần hoạt chất trong lá vối
3.3.1.1 Xác định độ âm mẫu
Độ ẩm của nguyên liệu được xác định bằng phương pháp cân khối lượng dựa trên
sự chênh lệch khối lượng giữa mẫu nguyên liệu ban đầu và mẫu nguyên liệu sau khi
say đến khối lượng không đồi
Cân chính xác 2 g mẫu nguyên liệu vào chén sứ đã say khô và biết trước khốilượng Cho chén chứa mẫu nguyên liệu (đã mở nắp) vào tủ sấy ở 105°C trong 3 giờ Đểnguội chén trong bình hút ầm ở nhiệt độ phòng Đậy nắp và cân Tiếp tục lặp lại các
thao tác đến khi khối lượng giữa hai lần cân không đổi (Dược điển Việt Nam Vtập 2,
2017).
Độ âm được tính bằng công thức:
?Tn1 — m2
x 100 H(%)=
Trong đó:
H là độ ẩm mẫu (%)
m là khối lượng của mẫu (g)
m1 là khối lượng của cốc cùng với mẫu thử và nắp trước khi say (9)
m2 là khối lượng của cốc cùng với mẫu thử và nắp sau khi sấy (g)
3.3.1.2 Định tính các hợp chất trong lá lá vối
Phương pháp định tính các hợp chất có trong cây được tiễn hành theo phương
Trang 22pháp cô lập hợp chất hữu cơ (Trần Hùng và ctv, 2004; Nguyễn Phi Kim Phụng và ctv,2007).
Chuan bị mẫu dịch chiết: Cân 1 g mẫu cho vào bình thủy tinh, sau đó thêm vào
15 mL dung môi Ngâm trong 24 giờ, lọc dịch chiết bằng giấy loc Whatman Nol
Định tính Polyphenol
Lay 2 mL dich chiét sau d6 thém vao 3 giọt FeCl; 5 % lac déu, dung dịch có
màu xanh đen chứng tỏ có sự hiện diện của Polyphenol trong dịch chiết
Định tính Flavonoid
Chuan bị 1 mL dịch chiết, sau đó thêm lần lượt 0,3 mL NaNO2 15%, lắc nhẹ dé
yên 5 phút Sau đó thêm 0,3 mL AICI; 10%, lắc nhẹ dé yên 5 phút Cuối cùng thêm 4
mL NaOH 4%, lắc nhẹ dé yên 1 phút Quan sát kết quả, nếu mẫu dịch chiết có chứa
Flavonoid thì ống nghiệm cho màu từ vàng đến cam, hoặc cam đỏ đến tím
Định tính Tanin
Lay 2 mL dịch chiết cho vào ống nghiệm sau đó nhỏ 3 — 5 giọt Gelatin - NaCl
vào ông nghiệm, xuất hiện tủa bông trang cho thấy có sự hiện diện của Tanin
Định tính Saponin
Lay 2 mL dịch chiết cho vào ống nghiệm, sau đó thêm vào 5 mL nước cất, đậy
nắp rồi lắc mạnh theo chiều dọc ống Nếu bọt bền sau 15 phút chứng tỏ mẫu dịch chiết
có chứa Saponin.
Định tính Terpenoid
Lay 2 mL dịch chiết cho vào ống nghiệm, sau đó thêm vào ống nghiệm 2 mL
Chloroform va 3 giọt H2SO.aa, kết quả tạo thành 1 lớp mỏng trên bề mặt màu nâu đỏ làdương tính.
Định tính Alkaloid
Cô cắn 5 mL dịch chiết trong bé ổn nhiệt sau đó hòa cắn trong 4 mL HCI 5%, rồinhỏ 3 giọt thuốc thử Wagner vao Kết tủa nâu đỏ đượcc tao thành cho thấy sự hiện
diện của Alkaloid trong dịch chiết
3.3.1.3 Xác định hàm lượng Polyphenol và Flavonoid bằng phương pháp quangphố
Chuẩn bị mẫu dịch chiết
Cân 1g mau lá vối cho vào bình thủy tinh sau đó thêm vào 15 mL dung môi,ngâm ở các mức thời gian 1 giờ, 5 gid, 24 giờ Dịch chiết được lọc qua giấy lọc
12
Trang 23Whatman Nol Thí nghiệm được thực hiện riêng rẽ với hai loại dung môi ethanol 96%
va nước nóng.
Phương pháp quang phố
Nguyên tắc: Phương pháp xác định dựa trên việc đo độ hấp thụ ánh áng của một
dung dịch phức tạo thành giữa chất cần xác định với thuốc thử vô cơ hay hữu cơ trongmôi trường thích hợp khi được chiếu bởi chùm sáng Phương trình định lượng của
phép đo dựa trên định luật Lamber - Beer: A = K.C
Trong đó:
A: Độ hấp thụ quang
K: Hang số thực nghiệm
C: Nông độ chat phân tích
Phương pháp này cho phép xác định nồng độ chất khoảng 10° — 10M va là mộttrong những phương pháp được sử dụng khá phô biến trong phân tích
Xác định hàm lượng Polyphenol bằng phương pháp quang phố
Nguyên lý: Hàm lượng Polyphenol được xác định bằng phương pháp Folin
-Ciocalteu Trong thành phần thuốc thử Folin - Ciocalteu có phức hợp
phosphowolfarm-phosphomoybdat Phức hợp này sẽ bị khử bởi các hợp chấtPolyphenol tạo thành sản phẩm phản ứng có màu xanh dương, hap thu cực đại ở bước
sóng 765 nm Hàm lượng Polyphenol có trong mẫu tỉ lệ thuận với cường độ mẫu và
được tính theo Gallic acid (Yadav và ctv, 2011).
Quy trình xác định hàm lượng dựa theo McDonald và ctv (2001) Chất chuẩnGallic acid được chuẩn bi ở các nồng độ 50, 100, 150, 200, 250 (ug/mL) trongmethanol Hút 0,5 mL Gallic acid cho vào ống nghiệm sau đó thêm 5 mL Folin —Ciocalteu 10 % và 4 mL NazCOa 1M Lắc đều, ủ mẫu trong tối ở nhiệt độ phòng trong
15 phút Độ hấp thụ được đo ở bước sóng 765 nm
Thí nghiệm trên mẫu dịch chiết: Hút 0,5 mL mẫu cần định lượng cho vào ống
nghiệm sau đó thêm 5 mL Folin — Ciocalteu 10 % và 4 mL Na2CO3 1M Lắc đều, ủmẫu trong tối ở nhiệt độ phòng trong 15 phút Độ hấp thụ được đo ở bước sóng 765
nm.
Hàm lượng Polyphenol toàn phần chứa trong mẫu dịch chiết được đo lường bằnghàm lượng Gallic acid đương lượng (GAE) và được tính bằng công thức:
Trang 24m: Khối lượng mẫu thử (g).
TPC: Hàm lượng Polyphenol tổng số của mẫu thử (mg GAE/g)
Xác định hàm lượng Flavonoid bằng phương pháp quang phố
Nguyên lý: Hàm lượng Flavonoid được xác định thông qua phan ứng tạo mau vớiAICI AICl: liên kết tạo phức hợp có màu bền với nhóm ketone ở C4 và các nhóm
hydroxyl ở C3 hoặc C5 trong cấu trúc của Flavone hay Flavonol Để định lượng
Flavonoid, độ hấp thụ của phức hợp mau được ghi nhận tại bước sóng 415 nm voiphan
ứng CH3COOK — AICl; (Chang va ctv, 2002).
Quy trình xác định hàm lượng theo Kumari va Shama (2015) Chất chuanQuercetin được chuẩn bị ở các nồng độ 20, 40, 60, 80, 100 (ug/mL) trong ethanol 80
% Hút 1 mL Quercetin cho vào ống nghiệm sau đó thêm vào 0,1 mL AICl: 10 %, 0,1
mL CH3COOK IM và 2,8 mL nước cất U mẫu ở nhiệt độ phòng 30 phút, sau đó dem
đi đo ở bước sóng 415 nm.
Thí nghiệm trên mẫu dịch chiết: Hút 1 mL mẫu cần định lượng cho vào ốngnghiệm sau đó thêm vào 0,1 mL AIC]: 10 %, 0,1 mL CH3COOK 1M và 2,8 mL nước
cất U mau ở nhiệt độ phòng 30 phút, sau đó đem đi đo ở bước sóng 415 nm
Hàm lượng Flavonoid toàn phần chứa trong mẫu dịch chiết được đo lường bằng
hàm lượng Quercetin đương lượng (QE) và được tính bằng công thức:
Trong đó:
C: Nồng độ Quercertin ngoại suy từ đường chuẩn (ug/mL)
V: Thể tích mẫu phân tích (mL)
F: Độ pha loãng.
m: Khối lượng mau thử (g)
TFC: Hàm lượng Flavonoid tổng số của mẫu thử (mg QE/g)
14
Trang 253.3.2.Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian ủ tới hàm lượng hợp chấtPolyphenol và Flavonoid trong lá vối
Bồ trí thí nghiệm với 2 nhân tổ là nhiệt độ và thời gian ủ mẫu
Nhiệt độ: 50°C, 60°C, 70°C.
Thoi gian: 1 gid, 2 gid, 3 gid.
Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần
Chỉ tiêu theo đõi: hàm lượng hợp chất Polyphenol và Flavonoid bằng phương
pháp quang phô
3.3.3 Khao sát hoạt tính chống oxy hóa, kiểm nghiệm vi sinh và đánh giá cảmquan trà túi lọc lá voi
3.3.3.1 Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa trong lá vối bằng phương phápDPPH
Nguyên tắc: Hoạt tính chống oxy hóa được khảo sát thông qua phản ứng giữa các
chất chống oxy hóa với DPPH gốc bền (Blois, 1958) Dựa trên cơ sở phản ứng trung
hòa gốc tự do và làm giảm màu giữa các chất có tác dụng chống oxy hóa với thuốc thử1,1- diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) Các gốc DPPH tự do có độ hap thu cực đại ở
bước sóng 517 nm và có màu tím.
Thí nghiệm khảo sát hoạt tính chống oxy hóa được thực hiện dựa theo phươngpháp của Bhuiyan va ctv (2009) có hiệu chỉnh Mẫu lá véi được ngâm chiết trong dungmôi nước nóng với tỉ lệ 1:15 (1 g mẫu trong 15 mL nước nóng) trong 24 giờ Sau đlọc
dịch chiết, dem đi cô cách thủy và sấy ở 50°C để loại bỏ nước thu lấy cao Mẫu caođược pha loãng với DMSO 50 % thành các nồng độ 10, 20, 30, 40, 50 ug/mL
Hút 1 mL mẫu thử nghiệm ở các nồng độ vào ống nghiệm có nắp đậy, cho vào
mỗi ống 3 mL dung dịch DPPH 0,004% được pha trong methanol Đậy nắp kín và lắc
đều các ống nghiệm Dé yên các ống nghiệm trong tối ở nhiệt độ phòng trong 30 phút
Sau 30 phút, do mẫu ở bước sóng 517 nm Acid ascorbic được sử dụng làm đối chứng
dương, được pha trong nước cất thành các nồng độ 5, 10, 15, 20, 25 ug/mL Mẫu đốichứng âm của lá vối chứa 1 mL DMSO 50% và 3 mL DPPH 0,004% Mẫu đối chứng
âm của Acid ascorbic chứa 1 mL nước cất và 3 mL DPPH 0,004%
Hoạt tính chống oxy hóa được tính bằng công thức:
Ac — As Ac
x 100
Hoat tinh chéng oxy hóa (%) =
Trang 26Trong đó:
Ac tương ứng với độ hấp thụ của mẫu đối chứng âm
As tương ứng với độ hấp thụ của mẫu thử nghiệm
Từ tỷ lệ phan trăm hoạt tính chống oxy hóa và nồng độ khác nhau của mẫu thử
nghiệm, xây dựng phương trình tương quan tuyến tính y = ax + b với y là phần trăm
hoạt tính chống oxy hóa, x là nồng độ mẫu thử nghiệm Dựa vào phương trình, xácđịnh được giá trị IC50, là giá trị biểu thị nồng độ cần thiết để khử 50% gốc tự doDPPH Giá trị ICso càng thấp thì hoạt tính chống oxy hóa càng cao
3.3.3.2 Kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật
Mau trà được gửi đi kiêm định vi sinh tai Phong Vi Sinh Ung Dụng, Viện nghiêncứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, với 5 chỉ tiêu vi sinh vậtsau:
Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí theo TCVN 4884: 2005
Xác định Coliforms theo TCVN 6848: 2007.
Xác định nắm men, nam mốc theo TCVN 8275 -1:2010
Xác định Salmonella theo TCVN 4829:2005.
3.3.3.3 Làm trà túi lọc lá vối
Mẫu lá vôi sau khi xác định thời gian và nhiệt độ tối ưu nhất được đem đi ủ, sau
đó cắt nhỏ từ 2 — 3 cm, dé khô ở nhiệt độ phòng Lá sau khi khô (độ âm dưới 10 %theo TCVN 7975:2008) được sao trên bếp điện ở nhiệt độ 60 — 70°C trong 3 — 4 phút
Tiếp theo sấy ở 80°C trong 5 phút rồi đem xay Cuối cùng, cân chính xác 1 g mẫu bột
lá vối cho vào túi lọc, ép kín miệng túi, bảo quản các túi lọc trong túi zip có hút chân
không.
Quá trình làm trà được thực hiện với điều kiện phòng đã lau dọn sạch, kín, hạnchế ra vào Các dụng cụ được say ở 90°C trong 15 phút trước khi sử dụng
Đánh giá cảm quan
Tiến hành pha mẫu với 100 mL nước nóng, ngâm mẫu với các khoảng thời gian
khác nhau: 5 phút, 10 phút và 20 phút Mẫu được đánh giá cảm quan theo tiêu chuẩnTCVN 3218 — 2012 dé chọn ra thời gian pha phù hợp cho trà Thí nghiệm đánh giácảm quan bằng phương pháp cho điểm được thực hiện dựa theo các chỉ tiêu được quyđịnh trong TCVN 3218 — 2012 Cách tính điểm phải đúng theo quy định đối với từng
chỉ tiêu.
16
Trang 273.3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft excel và phần mềm
Minitab 16 Đọc kết quả dựa vào bảng ANOVA, bảng trung bình và so sánh sự khácbiệt giữa các nghiệm thức bằng Turkey’s test