LỜI CẢM ƠNĐề tài “Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm chiết xuất từ tỉnh dầu cam đến sựsinh trưởng phát triển của cây cà chua trồng trong nhà màng tại Lâm Đồng” là nộidung mà em đã nghiên cứ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO ”TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
ĐÁNH GIA ANH HUONG CUA CHE PHAM CHIẾT XUẤT
TU TINH DAU CAM DEN SU SINH TRUONG, PHAT
TRIEN CUA CAY CA CHUA TRONG TRONG NHA MANG
TAI LAM DONG
Nganh hoc : CONG NGHE SINH HOCSinh viên thực hiện : ĐÀO PHẠM ANH DUY
Mã số sinh viên : 18126028
Niên khóa : 2018-2022
TP Thủ Đức, Tháng 08 /2023
Trang 2; BỘ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TAO ;TRUONG DAI HỌC NONG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
ĐÁNH GIÁ ANH HUONG CUA CHE PHAM CHIET XUẤT TỪ
TINH DAU CAM DEN SU SINH TRUONG, PHAT TRIEN CUA CAY CA CHUA TRONG TRONG NHA MANG TAI LAM
DONG
Hướng dẫn khoa học Sinh viên thực hiện
ThS Trân Tú Khoa Đào Phạm Anh Duy
TP Thủ Đức, Thang 08/2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm chiết xuất từ tỉnh dầu cam đến sựsinh trưởng phát triển của cây cà chua trồng trong nhà màng tại Lâm Đồng” là nộidung mà em đã nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau thời gian theo học tại KhoaKhoa học Sinh học, Trường Dai học Nông Lâm Hồ Chí Minh
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, em đã nhận được nhiều sựquan tâm, giúp đỡ từ Quý thầy cô, anh chị đồng nghiệp, gia đình va bạn bè Dé luậnvăn thành công nhất, đầu tiên em xin cảm ơn công ty cô phần công nghệ tưới KhangThịnh đã tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài tại khu nhà màng của công ty tại LâmĐồng Cảm ơn giáo viên hướng dẫn thầy Trần Tú Khoa đã hướng dẫn em những kiếnthức chuyên môn, cũng như những hướng giải quyết những khó khăn gặp phải dé giúp
em hoan thành được khóa luận này Em cũng xin cảm ơn các anh chi trong công ty
Khang Thịnh, đã hỗ trợ em hết mình trong quá trình nghiên cứu đề tài
Lời cuối cùng, con xin cam on Ba, Me, gia đình, đã tin tưởng cũng như động
viên con trong quá trình thực hiện niêm đam mê của mình.
Trang 4XÁC NHAN VA CAM DOAN
Tôi tên: Đào Pham Anh Duy, MSSV: 18126028, Lớp: DH18SHB thuộc ngànhCông nghệ sinh học Trường Đại học Nông Lam TP.Hồ Chí Minh, xin cam đoan: Đây
là Khóa luận tốt nghiệp do bản thân tôi trực tiếp thực hiện, các số liệu và thông tin trong
nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và khách quan Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước Hội đồng về những cam kết này
Tp Hồ Chi Minh,ngày tháng năm 2023
Người viết cam đoan
Đào Phạm Anh Duy
ii
Trang 5TÓM TẮT
Cà chua là cây rau chính đối với sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, việc bổ sungcác chế pham nông học từ sinh học — hóa học giúp cải thiện sự phát triển của cây dé đápứng nhu cầu nguồn lương thực, do đó nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánhgiá ảnh hưởng của việc bồ sung chế phẩm chiết xuất từ tinh dầu cam (ORO-S) đến sựsinh trưởng, phát triển của cây cà chua trồng trong nhà màng bằng phương pháp địnhlượng Đồng thời, so sánh ảnh hưởng của chế phẩm chiết xuất từ tinh đầu cam (ORO-
S) và chế phẩm có thành phần polyphosphate (CYTOFOR-FAMER) đến sự sinh trưởng,
phát triển của cây cà chua trồng trong nhà màng, từ đó lựa chọn sản phẩm thích hợpnhằm áp dụng cải tiến qui trình canh tác hiện hành Sau 14 ngày trồng, chiều cao câykhông có khác biệt giữa các nghiệm thức bổ sung ORO-S 1L/ha, 2L/ha và 3L/ha, nhưngđến ngày thứ 28 sau trồng cây cà chua ở nghiệm thức 2L/ha và 3L/ha có chiều cao cây,
số lá/cây, hàm lượng Chlorophyll a, b; carotenoids là lớn hơn khác biệt so với cácnghiệm thức 1L/ha Sau 28 ngày trồng có bổ sung ORO-S 2L/ha và CYTOFORFARMER (5L/⁄ha), cây cà chua có chiều cao cây và số lá/cây tương đương và khôngkhác biệt, nhưng đều lớn hơn khác biệt so với nghiệm thức không bồ sung Nghiệm thứcORO-S có trọng lượng tươi rễ, phần trăm chất khô rễ cao nhất và khác biệt so với 2nghiệm thức còn lại Các kết quả này cho thấy chế phẩm ORO-S với liều lượng 2L/hathích hợp dé bổ sung vào qui trình canh tác cà chua trong nhà màng tại Lâm Đồng hiện
hành.
Từ khóa: ORO-S, CYTOFOR-FAMER , chlorophyll a, chlorophyll b, carotenoids.
iii
Trang 6Tomato is the main vegetable crop for agricultural production in Vietnam, the addition
of biological-chemical agronomic products helps to improve the growth of the plant to meet the demand for food, therefore, The study was carried out with the aim of evaluating the effect of the addition of orange essential oil extract (ORO-S) on the growth and development of tomato plants grown in greenhouses by quantitative method.
At the same time, to compare the effects of preparations extracted from orange essential oil (ORO-S) and preparations containing polyphosphate (CYTOFOR-FAMER) on the growth and development of tomato plants grown in greenhouses, from then select the appropriate product to apply to improve the current farming process After 14 days of planting, there was no difference in plant height between treatments supplemented with ORO-S 1L/ha, 2L/ha and 3L/ha, but on the 28th day after planting tomato plants in treatment 2L/ha and 3l/ha with plant height, number of leaves/plant, chlorophyll a, b content; carotenoids were significantly larger than the 1L/ha treatments After 28 days
of planting with the addition of ORO-S 2L/ha and CYTOFOR FARMER (5L/ha), the
tomato plants had the same plant height and number of leaves/plant, but they were all
larger than the experimental ones non-additional formula The ORO-S treatment had the highest root fresh weight and root dry matter percentage and was different from the other two treatments These results show that the preparation ORO-S with a dosage of 2L/ha is suitable to be added to the current tomato growing process in greenhouses in Lam Dong.
Keywords: ORO-S, CYTOFOR-FAMER, chlorophyll a, chlorophyll b, carotenoids
iv
Trang 7MỤC LỤC
Trang
(oe a iXÁC NHAN VA CAM ĐOAN -52 22 22222221211211211211211211211211211211222122 re iiiO_o iii
ABSTRACT occ ceccsscssesssessesssessessvsesesssssssssessustssssssnessssisssssassssessetinessessssiessessesiessessseeses iv
rr Vv
DANH SÁCH CAC CHU VIET TẮTT 2+2222E22EE+2E22EE22E222122322222222222222 2e viiDANH SÁCH CAC BẢNG 22222 212222221221121122112112112112112221121211 2 xe viiiTOUAINET, BACOEL CA EIN or cccnecxxroeecnar cn acnncnn rnececsnsmmoieeneceansontecannsieenesir censersincrsecon ixCHƯƠNG 1 MO ĐẦU 22©2222222122E222122125122121122122112112211211211211211 211211 Xe |
CC ca eeereraentrrroantonrttoriatotrrsandexsetirht9yttrrtet0tagrosnuirienstresi |1.2 Mục tiêu đề tài 5 sSs 21 1221221211 211211111111111111111111211 re 5
ID) [0803/1117 2
CHUONG 2 TONG QUAN TÀI LIBU -2-5252+E2EE+E2E£EEeEzEerxsrzserserreerxeee.Ö2.1 Giới thiệu về cây cà chua - ¿52 52222222S222122122312212211211221211211211211 211212 3
Zsa Phar loại thy TẾ Teen ni scorn L4 GI0 443213818: L0 SGAgL18I8Gic)3g800ln 0618 ntkotGittldodSS6ikstastxe 3
2.1.2 Nguồn gốc và phân bố của cả chua -2-©22©22222222222E2Ezzxrzzzzrxezsrsrscrs-e.e-3
2.1.3 Giá trị dinh dưỡng của cả Chua - 121212121 TT HH HH ng 4
2.1.4 Yêu cầu sinh thái của cà chua -2 + 2 2S2Sz+EEeEEESEEeEEEEEtrErrrrsrrerrrrrrrrrree 4
2,13 Dae tính thee vat học iia Gây Ca HH: seszsessst1E0AS535853001043815833558.S80452383E48335pg358 S4 5
2.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất cà chua trên thế giới 2- 2 25522222: 62.3 Tình hình nghiên cứu và phát triển ca chua ở Việt Nam -2¿ 22522522 12CHƯƠNG 3 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 15ENN)\ T820 6 c8 Ả Ô.Ỏ 15
Bed: Virb TCS VG 1 ON er eee er peracetic eee se arrears ter rere ar nme 153.2.1 Quy trình kỹ thuật trồng cà chua tại công ty cổ phân công nghệ tưới Khang Thịnh
eS a EE TRE EE TEU RC EEO ERE CED 15
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu va điều kiện nuôi cấy 2- 2 2z22++2zz2z+zzzzzzzz+ 173.2.3 Trang thiết bị và đụng cụ - 2+ 52222222212122121121221211212121121112112111 2121 xe 18
Trang 83.3 Phương pháp ñBhiÊñ CỮU‹‹cscccsccsecnnaenidieS0101L08110041046038596168161188650943000005013583580006 18
3.3 Phương pháp nghiên CỨU - - 5 2222222212121 2122122121211 21121121 01 HH rệt 18
3.3.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của liều lượng bổ sung chế phẩm chiết xuất từ tinh dầuCam( ORO-S) đến chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây cà chua (số lá, chiều caocây, cha, chb) trồng trong nhà rnäng 22222 ©22222223228022222-242272-e 2222Ecee 18
3.3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát so sánh ảnh hưởng của việc bố sung phân bón
polyphosphate và ORO-S đến chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây ca chua (số lá,chiều cao cây, chiều dài rễ, trọng lượng tươi, trọng lượng khô rễ) trồng trong nhà màng
Sưigtmifntysniietsiritowiddtror2trridrrisrffyxsbiniggseigfengtyrrkensitfsaaiaei 19
3.4 Phương; pháp thu thập sả tính số liỆH e-eSc-keesicALEHEELEULLAEASEE005842 010m0 G16 193.5 Phương pháp xử lí số liệu -2- 222222222E22E+2EE22E22EE2212221221211221221222 Lee 20CHUONG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN - ¿+ S2+S2+E£EEEE2EEEEEEEEEEEErrrrerxces 214.1 Ảnh hưởng của liều lượng bổ sung của chế phẩm chiết xuất từ tinh dau Cam đến
sinh trưởng va phát triển của cây ca chua trồng trong nhà màng - 2-5 214.2 Anh hưởng của việc bồ sung phân bón polyphosphate và chế phẩm chiết xuất từ
tinh dau cam đến sinh trưởng và phát triển của cây cà chua trồng trong nhà màng 24CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ DE NGHỊ, 222+22+E2E£2E2E22E2E22E222222222222222e2 3?O_o ee.n.ee.eeeee= ee e.ee=e=eee= 27 — caneeeeeesesressseeniEtossoomdiginrorEoitgituetnirBrssrsnfláegZ0g3đinlzogz6EmsgiirbopZcmivgzErsiilsrzl 27TÀI LIEU THAM KHAO o.oo ceccsscsssssessessesssesseseessesseesevsssssesssesssesesssessssssessesssssseeseeess 28
PHU LUC ooceecsccsscsscsssssesecssesevsscssessessesssssessssavsssssssstsessesssessvsasssessssstssessesstsavsatssesseestesssseesees
vi
Trang 9DANH SÁCH CAC CHỮ VIET TAT
Trang 10DANH SÁCH CAC BANG
Trang
Bảng 2.1 Số liệu sản lượng cà chua thu hoạch trên thế giới qua các năm 9Bang 3.1 Bảng bồ trí thí nghiệm Ì 2222216111111 2211111111 se 18Bang 3.2 Bảng bố trí thi nghiệm 2 -c Q1 211112211111 111111 nà 29Bang 4.1 Chiều cao cây và số lá 14NST và 28 NST của các nghiệm thức
sau khi b6 sung ORO-S ở các nồng độ -Lcc c1 1221111122211 111 x22 21
Bang 4.2 Hàm lượng chlorophyll va Carotenoids các nồng độ chế pham
ORO-S giữa các nghiệm thức (28NST) 0 0c eee cence eee eens ee nh kh he 22
Bang 4.3 Chiều cao cây và số lá 14NST và 28 NST của các nghiệm thức 24Bang 4.4 Chiều dài rễ (CDR), trọn lượng tươi rễ (TLTR), trọng lượng
khô rễ (TLKR), và phan trăm chất khô rễ (% CKR) giữa các nghiệm
thức ở ngày thứ 28 sau trỒng cc 011221111 111k xu 25
Vili
Trang 11tal Viet Ä4iosp ai Bọ Bg SE anmse ar NHHHL0R.HRIEDĐR0ĐLBGHSHRISTHIGRIHHRENGIES-TRSSRICHNNGIERVGIENIRRUSR 14
Hình 3.1 Hình ảnh giống cà chua, chế phẩm ORO-S thao tác ươm
và sau khi mới gieo trỒng c1 1112222211111 1112515111111 1 111 can 17Hình 3.2 Hình ảnh nhà màng thực hiện thí nghiệm và hệ thống
fica Hide tr dng THÍ asaegngaadboGttiiiCCENGGEStdgiciisioiesrg mes eons omnia mn 18Hình 4.1 Cây cà chua 28NST giữa các nghiệm thức (a) Nong độ ORO-S 11/ha; (b)Nông độ ORO-S 21/ha; (c) Nong độ ORO-S 31/ha; (d) Đối chứng 21Hình 4.2 Dịch chiết xuất chlorophyll giữa các nghiệm thức.(a) Nồng độ ORO-S
1 I/ha; (b) Nồng độ ORO-S 2 I/ha; (a) Nồng độ ORO-S 31/ha; (d) Đối chứng 23Hình 4.3 Cây cà chua sau khi b6 sung chế phẩm ngày thứ 28 sau trồng (a) Đối
chứng; (b) Nồng độ ORO-S 1 I/ha; (a) Nong độ CYTOFOR-FAMER 51/ ha 24Hình 4.4 Đồ thị biéu hiện CDR, TLT rễ giữa các nghiệm thức - 25Hình 4.5 Rễ cà chua ở ngay thứ 28 sau trồng giữa các nghiệm thức 26
1X
Trang 12CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt van đề
Việt Nam là một đất nước có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều loại cây trồngchủ lực mang giá trị kinh tế cao Cà chua là cây thuộc họ Cà (Solanaceae), có giá trịdinh dưỡng cao Tại Việt Nam, cả chua là loại cây rau ăn quả chủ lực được ưu tiên pháttriển, được trồng và tiêu thụ trên cả nước Diện tích cà chua trong những năm gần đâydao động trong khoảng 23 — 25 ngàn ha, ước tính 40% ở phía Nam với diện tích khoảng
9000 ha, trong đó Lâm Đồng có điện tích lớn nhất khoảng 7000 ha/năm Tại đây cà chuađược trồng quanh năm, tập trung chủ yêu tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng Ứngdụng công nghệ cao trong sản xuất rau hoa nói chung và cà chua nói riêng đang là xuhướng phát triển mạnh tại Lâm Đồng
Đối với nước ta, cà chua nói chung là sản phẩm rất quen thuộc, cà chua đúng là vịtrí phát triển hàng đầu trong các cây rau vì thứ nhất, ngoài giá trị dinh dưỡng cao bồi bổ
cho sức khỏe con người, còn là thức ăn phổ cập có giá trị y được như tăng cường quá
trình thanh lọc, ngăn ngừa, hạn chế bệnh ung thư Thứ hai, cà chua chất lượng cao có
thé tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng (ăn tươi, xào nấu, chế biến đóng hộp, ) dé dàng
vận chuyên xa, thời gian lưu giữ quả tươi, bảo quản sau thu hoạch được lâu nên rất thuận
lợi lưu thông phân phối tiêu thụ không những trong nước mà còn rộng lớn trên thế giớivới thời gian cung cấp sản phâm quanh năm Hơn thé nữa, cà chua là cây trồng dé ápdụng công nghệ sản xuất an toàn, cung cấp khối lượng lớn sản phẩm an toàn, chất lượngcao cho đông đảo người tiêu dùng.
Dân số cảng ngày càng đông, diện tích đất trồng thì có hạn Dé phục vụ cho nhucầu tiêu dùng cần phải đây mạnh việc nghiên cứu quy trình sản xuất để đạt năng suấtcao, chất lượng tốt, dé đưa vào sản xuất đại trà nhằm phục vụ nhu cầu của thị trường.Xuất phát từ thực tiễn trên, dé tài: “Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm chiết xuất từ tinhdầu cam đến sự sinh trưởng, phát triển của cây cà chua trồng trong nhà màng tại lâmđồng” được thực hiện
Trang 131.2 Mục tiêu đề tài
Đánh giá, so sánh ảnh hưởng việc bé sung các liều lượng khác nhau của chế phẩmchiết xuất từ tinh dau cam (ORO-S) đến chỉ tiêu sinh trưởng va phát triển của cây cachua (số lá, chiều cao cây, cha, chb,) trồng trong nhà màng tại khu vực Lâm Đồng từ đóchọn ra nồng độ ORO-S tối ưu nhất
Đánh giá, so sánh ảnh hưởng của ORO-S và chế phẩm đang phố biến trên thịtrường (CYTOFOR FARMER) đến chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây cà chua(số lá, chiều cao cây, trọng lượng tươi rễ, trọng lượng khô rễ) trồng trong nhà mảng tạiLâm Đồng từ đó lựa chọn chế phẩm thích hợp, có thé bổ sung, cải tiến quy trình canhtác đang áp dụng tại công ty.
1.3 Nội dung thực hiện
Đề tài được thực hiện với 02 nội dung
Nội dung 1: Khảo sát ảnh hưởng của liều lượng bổ sung chế phẩm chiết xuất từtinh dau Cam được bồ sung đến đến chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây cà chua
(số lá, chiều cao cây, cha, chb) của cây cà chua trồng trong nhà màng
Nội dung 2: Khảo sát, so sánh ảnh hưởng của việc bố sung phân bónpolyphosphate và ORO-S đến chỉ tiêu sinh trưởng va phát triển của cây cà chua (số lá,chiều cao cây, trọng lượng tươi rễ, trọng lượng khô rễ) của cây cà chua trồng trong nhà
mang.
Trang 14CHƯƠNG 2 TÔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây cà chua
2.1.1 Phân loại thực vật
Cây ca chua là cây thuộc họ Cà với danh pháp khoa học là (Lycopersicum
esculentum), là một loại rau qua làm thực phẩm Quả ban đầu có màu xanh, chín ngảmàu từ vàng đến đỏ (Tiểu Ban Trồng trọt — Gap Library — TTNSV, 2011)
Cà chua là loài lưỡng bội với bộ nhiễm sắc thể 2n = 24 Hiện có khoảng 7500 giống
cả chua trồng cho các mục đích khác nhau Giống cà chua được chia thành nhiều loại,chủ yếu dựa vào màu sắc, hình dạng và kích thước Theo Muller, chi lycopersicon Tourđược phân làm hai chi phụ Chi phụ eriopersicon: Chi này gồm các loài đại, cây dại mộtnăm hoặc nhiều năm, quả thường có vỏ xanh hoặc vàng nhạt, có các vệt mảu với các sắc
tố Anthocayanin, hạt hỏ, chùm có lá bao Chi phụ Eulycopersicon: thuộc dạng cây hàngnăm, khi chín quả có màu đỏ hoặc đỏ vàng, hạt to, chùm không có lá bao, trong nhómnày gồm hai loài: L.pimpinellifiolium: Đặc trưng bởi thân yếu và mảnh, quả nhỏ màu
đỏ, hoa mọc thành chùm từ 15-20 quả/ chùm, quả có hai ngăn Là dạng cà chua trồngtrọt loại hình sinh trưởng tử hữu hạn đến vô hạn (Tiểu Ban Trồng trọt — Gap Library —
TTNSV, 2011).
2.1.2 Nguồn gốc và phân bố của cà chua
Cây cà chua có trung tâm khởi nguyên là vùng núi Andes cùa Nam Mỹ với các
dạng hoang đại được tìm thấy ở khu vực có độ cao trung bình tại Peru, Equador, Bolivia,Chile, Colombia, Cà chua được di thực sang Bắc Mỹ va châu Au từ khoảng cuối thé
kỷ 15, nhưng chỉ được coi là một cây thực phẩm có giá trị và trồng rộng rãi vào thế kỷ
17 Từ đó, loài rau này được di thực sang Syria, Ai Cập và lan rộng sang Châu Á
Ngày nay, cà chua là cây rau đã có mặt ở hầu như khắp nơi trên thế giới chủ yếu
ở Mỹ, Thổ Nhĩ Ky, Tay Ban Nha, Ai Cap , Iran, các nước Trung Mỹ và một số quốc giaChâu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam (Phạm Xuân Tung, 2021)
Ở Việt Nam, cây cà chua được xếp vào các loại rau có giá trị kinh tế cao, điện tíchtrồng cà chua lớn, với Lâm Đồng là tỉnh có điện tích cà chua lớn nhất cả nước, khoảng
7000 hécta mỗi năm trên tổng số 23-25 nghìn ha/năm của cả nước (Báo cáo kết quả
Trang 15nghiên cứu (Mã số 15140/2016) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia,
2020).
2.1.3 Giá trị dinh dưỡng của cà chua
Cây cà chua có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe của con người.Theo kết quả phân tích định lượng, Hàm lượng chiếm tỷ lệ cao nhất trong cà chua là95% nước, 5% còn lại chủ yếu bao gồm carbohydrate và chất xơ Quả ca chua chín giàufolate, Vitamin C và kali Ngoài ra, còn có chứa nhiều chất khoáng, Vitamin khác, acidamin thiết yếu (leucine, threonin, valine, histidine, lysine, arginine), chat béo khong bao
hòa (linoleic va linolenic acids), Carotenoids ( licopene va B- carotenoids) va phystosterols (Pham Xuan Tung, 2021).
Cà chua mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm khả năng hỗ trợ giảm cân,ngăn ngừa một số loại ung thư, cải thiện thị lực, chống lại bệnh tiểu đường, hỗ trợ sức
khỏe tim mach, làm dep da,
2.1.4 Yêu cầu sinh thái của cà chua
Nhiệt độ: Cà chua ưa điều kiện ôn hòa cho sinh trưởng , phát triển nhiệt độ tối
ưu nhất là từ 20 - 30°C Ở nhiệt độ dưới 12°C hoặc trên 30°C sẽ gây ảnh hưởng xấuđến sự sinh trưởng của cây và tác động đến sức sống của hat phan, làm rụng hoa, khôngđậu quả, (Tiểu Ban Trồng trọt - Gap Library — TTNSV, 2011)
Ánh sáng: Cà chua là cây ưa sáng, không nên gieo cây con ở nơi bóng râm, cường
độ tối thiêu để cây tăng trưởng là 2000 - 3000 lux, không chịu ảnh hưởng quang kỳ Cây
cà chua cần phải được trồng ở điều kiện đủ ánh sáng mặt trời vì vậy không nên gieo câycon ở nơi bóng râm, trồng cây nơi thiếu ánh sáng sẽ khiến cây không thể sinh trưởngtốt Cây ca chua cần được tiếp xúc với ánh sáng từ 6 - 8 tiếng mỗi ngày (Quy trình tạm
thời kỹ thuật canh tác cây cà chua cherry ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm
gây hại, Lượng nước tưới còn thay đổi tùy thuộc vao liều lượng phân bón và mật độ
Trang 16cây trồng (Quy trình tạm thời kỹ thuật canh tác cây cà chua cherry ứng dụng công nghệcao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng).
Đất và chất dinh dưỡng: Cây cà chua có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, nhưng
dé sinh trưởng mạnh, cho nang suất cao, cà chua cần độ phì đất cao và cân đối cho mỗithời kỳ sinh trưởng Dat cần phải chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu cơ, tốt nhất là đất thịtpha cát, đất phù sa, nhiều mùn hay phân hữu cơ Độ pH của đất từ 6,5 - 7,0 là đạt chuẩn
(Phạm Xuân Tùng, 2021).
Khi trồng cà chua trên giá thé thì yêu cầu môi trường đất hoặc giá thé phải tơi xốp.thoát nước tốt, độ pH từ 6 — 7 và phải phải được xử lí trước khi phối trộn dé đảm bảokhông còn chứa nguồn bệnh hay các chất gây hại cho cây dưa lưới như chất tanin hay
ion Na” có trong xơ dừa (Pham Xuân Tùng, 2021).
2.1.5 Đặc tính thực vật học của cây cà chua
Nhiệt độ: Cà chua ưa điều kiện ôn hòa cho sinh trưởng, phát triển nhiệt độ tôi ưunhất là từ 20 - 30°C Ở nhiệt độ dưới 12°C hoặc trên 30°C sẽ gây ảnh hưởng xấu đến
sự sinh trưởng của cây và tác động đến sức sống của hạt phan, làm rụng hoa, khôngđậu quả v.v (Tiểu Ban Trồng trọt — Gap Library — TTNSV 2011)
Ánh sáng: Cà chua là cây ưa sáng, không nên gieo cây con ở nơi bóng râm, cường
độ tối thiêu dé cây tăng trưởng là 2000 - 3000 lux, không chịu ảnh hưởng quang kỳ Cây
cà chua cần phải được trồng ở điều kiện đủ ánh sáng mặt trời vì vậy không nên gieo câycon ở nơi bóng râm, trồng cây nơi thiếu ánh sáng sẽ khiến cây không thê sinh trưởngtốt Cây cả chua cần được tiếp xúc với ánh sáng từ 6 - 8 tiếng mỗi ngày (Quy trình tạm
thời kỹ thuật canh tac cây ca chua cherry ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lam
đồng)
Âm độ: Cà chua hap thụ lượng nước khá nhiều, tuy nhiên tùy vao từng giai đoạnsinh trưởng của cây dé tưới lượng nước vừa đủ, tránh dé tinh trạng thừa nước khiến đất
bị ngập tng, ẩm độ tương đối 60 — 70% Âm độ đất khoảng 75 - 80% Ở thời kỳ khi cây
ra hoa đậu trái và trái đang phát triển là lúc cây cần nhiều nước nhất, nếu đất quá khôhoa và trái non dé rung; nêu đất thừa nước thì cây sẽ dé bị bệnh do sâu bệnh, nắm gây
hại, Lượng nước tưới còn thay đôi tùy thuộc vao liều lượng phân bón và mật độ cây
trồng (Quy trình tạm thời kỹ thuật canh tác cây cà chua cherry ứng dụng công nghệ caotrên địa bàn tỉnh Lâm Đồng)
Trang 17Đất và chất dinh dưỡng: Cây cà chua có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, nhưng
dé sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao, cà chua cần độ phì đất cao và cân đối cho mỗithời kỳ sinh trưởng Dat cần phải chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu cơ, tốt nhất là đất thịtpha cát, đất phù sa, nhiều mun hay phân hữu cơ Độ pH của đất từ 6,5 - 7,0 là đạt chuẩn
(Phạm Xuân Tùng, 2021).
Khi trồng cà chua trên giá thé thì yêu cầu môi trường đất hoặc giá thé phải tơi xốp,thoát nước tốt, độ pH từ 6 — 7 và phải phải được xử lí trước khi phối trộn dé đảm baokhông còn chứa nguồn bệnh hay các chat gây hai cho cây dua lưới như chất tanin hay
ion Na” có trong xơ dừa (Phạm Xuân Tùng, 2021).
2.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất cà chua trên thé giới
Cà chua là cây trồng có lịch sử phát triển khá muộn so với các loại cây trồng khácnhưng với giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao nên ca chua là một trong nhữngđối tượng nghiên cứu chính những năm gần đây Trong hơn 200 năm qua, tình hình nhângiống cà chua trên thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc Bằng nhiều cách khácnhau như: Lai tạo, chọn lọc trong điều kiện nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp, gây đột biến
nhân tạo, các nhà khoa học đã nghiên cứu tạo ra các giống, dòng kết hợp được nhiều
đặc tính, tính trạng như kháng nhiều bệnh, năng suất cao, chất lượng quả tốt hơn, tỷ lệđậu trái cao dưới điều kiện nóng và sản xuất hạt lai dé dang tại Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển Rau quả Thế giới (AVRDC)
Đài Loan, từ những năm 1990, đã thu thập 48.723 mẫu hạt giống cà chua từ nhiềuquốc gia trên thé giới (153 quốc gia) Tại Cục Tài nguyên di truyền thực vật của An Độ
đã thu thập và lưu giữ 2.659 mẫu giống cà chua có giá trị Tại Trung tâm Tài nguyên ditruyền cà chua của hệ thống ngân hàng Gen Cây trồng Quốc gia Hoa Kỳ, 13 loài cà chuahoang da được duy trì dé tạo ra các kho dữ liệu đánh dấu và dữ liệu tế bao Quỹ gen càchua của Mỹ bao gồm hơn 5000 giống, trong đó có cà chua từ năm 1977 đến năm 1984,
Ai Cập đã tiến hành nghiên cứu chọn lọc các thành phần nhân giống ca chua có năngsuất cao, kết quả cho thấy các giống cà chua của Mỹ như Cal, Ace, Hausney, Marmandeand Prytchard, VFN - 8, VEN - Bush đều có các đặc tính tốt như chất lượng cao, giốngE-10172, năng suất cao và một số giống khác như chất lượng cao, năng suất cao s - 30,Peto86, UC - 82 và UC 97 có đặc điểm thịt chắc Các giống có quả vàng khi chín như
Case, Rich, Golde Bty, Jubylee Vaysu đều có thé có hàm lượng đường cao, đặc biệt
6
Trang 18giống VF145 - B7897 được đánh giá là giống cải tiến có năng suất, chất lượng tốt.Những giống này phù hợp cho tất cả các mùa rồng và động vật hoang dã Ở Mỹ, chươngtrình nhân giống cà chua của Đại học Florida được bắt đầu từ năm 1925 Hàng loạt giốngmới có năng suất và chất lượng cao đã được đưa vào như Tropic, Walter, Florida MH-
1, Floradae, Florameric Trường Dai học California đã lai tạo được các giống cả chuamới như ÚC - 105, ÚC - 134, UC §2 có năng suất cao và nhiều đặc tính tốt như khảnăng chống nứt quả, cứng quả cao (Hồ Hữu An, 1996) Từ năm 1991 đến năm 2007,Công ty Giống cà chua Hoa Kỳ đã nghiên cứu, lai tạo và đưa ra thị trường khoảng 600giống cà chua chất lượng cao, thích hợp cho tiêu dùng tươi và chế biến công nghiệp.Ngoài các giống mới được lai tạo hàng năm, các giống cũ tại Mỹ cũng được Viện Nghiên
cứu Nông nghiệp An Độ (IARI) tại Newdeli nghiên cứu về nhân giống và tuyển chọn
các giống cả chua chịu nhiệt Từ năm 1975, Viện đã thành công với các giống Puas
Rugy, Sel.120 (Singh và Checma, 1989) Qua nhiều thé hệ chọn lọc, AVRDC đã chonlọc được các dòng CLN2679A, CLN2679C và CLN2623A mang gen Ty-2 kháng virusgay bệnh Các giống này đã được phát triển ở các nước chau A, noi có nguy cơ nhiễmbệnh cao Giống EMT T906 kháng được bệnh vàng xoăn lá và bệnh héo rũ
Cà chua hiện nay là một trong những loại cây rau chính được trồng rộng rãi ở nhiềunước trên thế giới, đứng thứ hai về diện tích rau Năm 2019, điện tích canh tác cả chuatoàn cau là 5,03 triệu ha, với sản lượng 181 triệu tan (FAOSTAT, 2021) Trung Quốc lànhà sản xuất ca chua lớn nhất thé giới với 64768 triệu tan, chiếm 34,67% tổng sản lượngthế giới Năm 2020, Trung Quốc dành hon 1 triệu hécta dé sản xuất ca chua va năngsuất trên một mét vuông đạt khoảng 58,5 tan/ha Sau Trung Quốc là An Độ với sanlượng năm 2020 đạt hơn 20 triệu tấn cà chua trên diện tích canh tác khoảng hơn 800000
ha và đạt năng suất bình quân 25,3 tan/ha Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ ba với 13,204 triệu tanđược trồng trên gầm 200.000 ha va năng suất 72,6 tan/ha Hoa Kỳ đứng thứ 4 với sản
lượng 12,227 triệu tan, diện tích trên 100.000 ha, năng suất khoảng 20 tan / ha.
Trang 19Worldwide tomato production in 2020Total mT of wn? uh ha mT/ha
Trang 20Bảng 2.1 Bảng số liệu sản lượng cà chua thu hoạch trên thế giới qua các năm
Trang 21Hình 2.2 Khối lượng cà chua được chế biến ở các quốc gia khác nhau vào năm 2021.
Trên toàn cầu, sản lượng ca chua tươi hang năm lên tới khoảng 180 triệu tan Trungbình, 39 triệu tan cà chua được chế biến mỗi năm tại các nhà máy thuộc các thương hiệulớn nhất trong ngành thực phẩm toàn cầu (FAOSTAT, 2022)
Các khu vực sản xuất chính của cà chua dé chế biến nằm ở vùng ôn đới, gần vĩtuyến 40 bắc và nam Tuy nhiên, phần lớn sản xuất này diễn ra ở bán cầu bắc, nơi trungbình 90% sản lượng toàn cầu được xử lý từ tháng 7 đến tháng 12 10% còn lại được xử
lý ở Nam bán cầu yêu cầu từ tháng 1 đến tháng 6 Brazil là một ngoại lệ là quốc giaduy nhất ở Nam bán cau xử lý hơn một triệu tan mỗi năm cùng lúc với Bắc bán cầu Mộtnghiên cứu của Boominathan và cộng sự đã xác định ảnh hưởng tích cực của chất kíchthích sinh học và thậm chí cả chất điều hòa sinh trưởng thực vật (PGR) đối với cả đặcđiểm sinh lý và sinh hóa ở cây cà chua Nghiên cứu cho thấy sự cải thiện về hoạt độngcủa chất diép lục, protein hòa tan, hoạt động của nitrat reductase, chiều đài chéi và chiềudai rễ bằng cách sử dụng các chất kích thích sinh học Một phần nghiên cứu khác củaRigano và cộng sự đã thiết lập tiềm năng của các chất kích thích sinh học từ thực vật đểcải thiện chất lượng qua và thành phần dinh dưỡng của cây cà chua (Rigano và ctv.2020), Khoa bệnh học thực vật và tuyến trùng của Dai hoc Idaho cũng đã tiến hànhnhiều thử nghiệm nghiên cứu khác nhau để đánh giá tác động của chất kích thích sinhhọc đối với sức khỏe cây trồng và năng suất của cây cà chua (Rigano và ctv, 2020;Boominathan và ctv, 2018).
10
Trang 22Hầu hết các chất kích thích sinh học đều chứa chiết xuất và sản phẩm lên men củacác hợp chất tự nhiên và chất hữu cơ khác nhau; điều này làm cho việc xác định thànhphần chính xác trở nên khó khăn Tuy nhiên, việc đo quang phổ ánh sáng có thể giúp
dự đoán các hiệu ứng đồng thời giúp chúng ta dé xác định được các chất hơn trong tươnglai Vì các chất kích thích sinh học có chứa các hợp chất hữu cơ và hoạt tính khác nhaunên rất có thê chúng có hiệu quả ở một liều lượng cụ thể trong khoảng thời gian nhấtđịnh Theo dõi các yếu tố này cũng có thể cải thiện năng suất và giúp thiết lập hiệu quảcông thức, liều lượng của chất kích thích sinh học (Van Oosten và ctv, 2017)
Tóm lại, chất kích thích sinh học có thể là công cụ tiềm năng để cải thiện năng suất
và chất lượng của cây cà chua theo cách bền vững và thân thiện với môi trường hơn sovới các loại phân bón hóa học thương mại được sử dụng rộng rãi Chúng có thể làmgiảm nhu cầu đầu vào nông nghiệp và giúp cải thiện khả năng chịu đựng của cây cả chuađối với các điều kiện khắc nghiệt Khả năng cải thiện hiệu quả dinh dưỡng của chất kíchthích sinh học trong cả môi trường mở và được kiểm soát đang được nghiên cứu Cácthử nghiệm hiệu quả trên quy mô rộng hơn và tải liệu khoa học có thể giúp thiết lập tácđộng của nó đối với việc cải thiện chất lượng của cây ca chua
Dân số toản cầu ngày càng tăng liên tục, điện tích đất canh tác ngày càng giảm vàtiềm năng di truyền của cây trồng cạn kiệt, việc triển khai các công nghệ nông nghiệpmới là giải pháp thiết yêu Các giải pháp nông học ít tác động đến môi trường, nhằm cảithiện khả năng phục hồi của cây trồng trước các điều kiện bất lợi của đất, đang trở nênkhông thể thiếu trong việc đảm bảo nhu cầu cao về cây trồng lương thực có giá trị địnhdưỡng cao nói chung và cây cà chua nói riêng Các chế phẩm phân bỏ sung là công nghệtiên tiến có thể đảm bảo năng suất nông nghiệp với giá trị dinh dưỡng cao, khắc phụccác tác động tiêu cực do thay đổi môi trường hoặc do tác hại của việc lạm dụng phân
bón hóa học.
Một số nghiên cứu về các chế phẩm sinh học bồ sung cho cây ca chua:
Chất kích thích sinh học: Megafol và Viva, với các thành phần ưu thế khác nhau(axit amin và axit humic) đối với hai giống cà chua (Gravitet F1 và Minaret F1) tiếp xúcvới đinh đưỡng đa lượng thông thường và khi dinh dưỡng đầu vào thấp đã được nghiêncứu Áp dụng cả hai chất kích thích sinh học cho thấy ảnh hưởng tích cực đến năng suất
ở chế độ dinh dưỡng thông thường Ở biến thể dinh đưỡng đầu vào thấp, việc áp dụng
11
Trang 23chất kích thích sinh học chỉ ngăn ngừa mat năng suất ở giống cv Gravitet F1 Sự khácbiệt giữa các giống cây trồng đã được nhận thấy trong các đặc điểm của trái cà chua(tong hàm lượng phenol, tong hàm lượng flavonoid và tổng khả năng chống oxy hóa)(Klokié va ctv, 2020).
Ứng dung chat kích thích sinh học đã được chứng minh là tăng cường kha năngphục hồi của thực vật đối với các căng thắng phi sinh học Các nhà khoa học đã nghiêncứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh học gốc tanin đối với cà chua được trồng trongđiều kiện hạn mặn Mười sáu hợp chất, được biết là có liên quan đến sự phát triển của
rễ và có đặc tính chống oxy hóa tiềm năng đã được xác định Sự gia tăng đáng kể vềtrọng lượng rễ (+24%) và chiều dài (+23%) đã được quan sát thấy khi cây trồng đượctrồng dưới áp lực của muối và được xử lý bằng chất kích thích sinh học Những dữ liệunày đã chứng minh rằng chất kích thích sinh học không chỉ có thể khôi phục sự pháttriển của rễ trong đất mặn mà còn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng bằng cáchđiều chỉnh sự biéu hiện của các yếu tố phiên mã thiết yếu và các gen phản ứng với stress
(Campobenedetto va ctv, 2021).
Tac dụng của năm chất kích thích sinh hoc (be, bf, bc70/bf30, bf70/bf30, RNA)
dựa trên phân bón hữu co sinh học và các hợp chat phan bón sinh hoc đã được áp dungcho cây cà chua được trồng trong điều kiện : (cây bị stress do mặn) hoặc không bị stress
do mặn Trong số tất cả các giải pháp kích thích sinh học bón cho cây trồng, thành phần70% phân sinh học và 30% phân hữu cơ sinh học (Bf70/Bc30) cũng như 70% phân hữu
cơ sinh học và 30% phân sinh học (Bc70/Bf30) được đánh giá cao Kết hợp lại với nhau,các kết quả hiện tại cung cấp thông tin mới về tác dụng có lợi của chất kích thích sinhhọc, đến sự sinh trưởng va phát triển của cây ca chua (Stella và ctv, 2022)
2.3 Tình hình nghiên cứu và phát triển cà chua ở Việt Nam
Ở Việt Nam, diện tích trồng ca chua tăng hàng năm, tập trung ở các tỉnh đồng bangBắc Bộ và Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và vùng cao nguyên Đà Lạt Cùng với
sự phát triển mạnh mẽ của ngành chế biến nông sản, các nhà máy chế biến, đóng hộp cachua xuất khẩu ngày càng nhiều, nhu cầu về nguyên liệu cà chua ngày cảng lớn, việctrồng cây cà chua đang phát triển mạnh mẽ, là một trong những loại cây rau màu có giátrị kinh tế cao, mang lại lợi nhuận cho người nông dân Nhu cầu hạt giống tăng từ 3000
kg năm 2000 lên 4300 kg năm 2005 (Trần Văn Lai và cộng sự, 2005) Những năm gần
12
Trang 24đây, diện tích trồng ca chua hàng năm khoảng 23-24.000 ha (Tổng cục thống kê, 2012).Hiện nay, ở nước ta, việc sản xuất cà chua hầu như chỉ phục vụ tiêu dùng trong nước,chưa xuất khẩu được do sản lượng chưa lớn và chất lượng cà chua nhìn chung chưa cao.Năng suất cà chua của Việt Nam tuy ở mức khá cao so với các nước trong khu vực,tương đương với năng suất trung bình của toản thế giới nhưng vẫn còn thấp so với cácnước có ngành sản xuất cà chua phát triển Diện tích trồng cà chua những năm gan đây
ở nước ta không ổn định Năm 2007 cả nước có 23,13 nghìn ha với sản lượng 455,18nghìn tan, năng suất bình quân 19,68 tan/ha, đến năm 2008 diện tích tăng lên 24,85nghìn ha với sản lượng tương ứng 535,44 nghìn tan, năng suất bình quân dat 21,55 tan/ha
và năm 2009 diện tích giảm còn 20,54 nghìn ha, sản lượng 494,33 nghìn tan thì đến năm
2011 diện tích tăng trở lại đạt 23.083 ha, năng suất bình quân 25,55 tan/ha, sản lượng589,83 nghìn tấn Hơn hết, với lợi thế về điều kiện khí hậu, diện tích cà chua trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng không ngừng tăng và tăng mạnh, bình quân khoảng 500 ha/năm
Năm 2009, điện tích sản xuất cà chua toàn tỉnh là hơn 5000 ha Lâm Đồng cũng là địaphương có khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhanh nhất nên năng suất
cà chua của Lâm Đồng ngày càng được nâng cao, gấp 2 lần bình quân cả nước (Tổng
cục Thống kê, 2012)
Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2013 tại Việt Nam, cà chua là cây trồngđược trồng và tiêu thụ phố biến Diện tích ca chua của Việt Nam trong những năm gầnđây dao động trong khoảng 23 - 25 nghìn ha, ước chừng 40% ở phía Nam với diện tíchkhoảng 9000 ha, trong đó Lâm Đồng có diện tích lớn nhất khoảng 7000 ha/năm cà chua
là loại rau quả được trồng với điện tích lớn thứ 2 trong các loại rau và được tiêu thụnhiều nhất trên thế giới
13
Trang 25Biểu 3.1.1: Sản lượng và diện tích rau qua các năm
17 940
840 13
2015 2016 2017 2018 2019 2020f
Hình 2.3 Đồ thi thể hiện sản lượng va diện tích rau qua các năm tại Việt Nam
Sản xuất cà chua ở nước ta có nhiều thuận lợi như giá thành sản phẩm 6n định, dé tiêuthu, lợi nhuận khá Nhưng bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn như giống phải nhập
từ nước ngoai nên giá thành cao, vốn đầu tư ban đầu (xây dựng nhà kính) khá lớn, nam
và bệnh trên cà chua cũng rất đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mi.Những năm gần đây, ứng dụng canh tác cà chua trong nhà kính theo hướng công nghệcao (canh tác trên giá thể, tưới nước và bón phân qua hệ thống tưới nhỏ giọt) đang pháttriển ở một số tỉnh, thành của cả nước Các nghiên cứu gần đây ít điều chỉnh phân bón
mà chủ yếu tập trung vào các sản phẩm bé sung dé tăng kha năng sinh trưởng, phát triển
và chông chịu của cây trông.
14
Trang 26CHUONG 3 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Thời gian và địa diém
Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 03 năm 2023 đến tháng 07
năm 2023
Địa diém nghiên cứu: tại khu nhà màng của Công ty cô phần công nghệ tưới KhangThịnh chi nhánh Lâm Đồng (Định An, Đức Trọng, Lâm Đồng)
Các chỉ tiêu phẩm chất lá được phân tích tại phòng thí nghiệm thuộc viện nghiên
cứu Công nghệ sinh học và Môi trường học, trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Quy trình kỹ thuật trồng cà chua tai công ty cỗ phân công nghệ tưới Khang
Thịnh
Chuẩn bị giá thể trước khi trồng
Chuẩn bị giá thê trước khi trồng :
Xử lý giá thé (mun xơ dừa): Mụn dừa được xả vào bé ngâm với vôi, theo tỷ lệ 25 kgvôi ngâm với 3m mụn dừa Vôi được rải đều theo từng lớp xơ dita, cứ khoảng 2 lớp xơdừa một lớp vôi Cho nước vào ngập xơ dừa Trong quá trình ngâm, cần đảo xơ dừa, xảnước cũ thay nước mới ít nhất 4 lần:
Đảo lần 1: Sau 1 ngày đầu tiên ngâm xơ dừa, tiến hành dao xả nước thay nước mới Đảolần 2, 3, 4: thực hiện định kỳ 2 ngày một lần tiến hành như lần 1
Thời gian ngâm: tốt nhất là 7 ngày
Chuẩn bị máng hoặc bầu trồng:
Mang trồng: dai 26 m, rộng 50 cm, cao 20 cm Xo dừa đã xử lý được đồ vào 3⁄4 máng Dây tưới nhỏ giọt được kéo thang trên mặt luống
Bau trồng: là túi nhựa PE kích thước dai 33 cm x rộng 19 cm, phía đáy và xung quanh
bầu có đục lỗ thoát nước.
Ky thuật vườn ươm :
15
Trang 27Thời gian ngâm hạt: 3 - 5 giờ Thời gian ủ hạt: 6 - 10 giờ tùy theo giống, khi hạt nứtnanh tiến hành gieo.
Gieo xong phủ lớp trau và đất bột day 0,5 cm và tưới đẫm
Trồng cây con: sau khi gieo hat được 20 — 25 ngày, cây con đã có 4 lá thật thì tiến hành
Tỉa cành: tỉa các cành nách không có trái để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả
Tưới nước và bón phân.
Phân bón được hòa vào nước vả cung cấp cho cây theo các lần tưới nước Từ khi trồngđến khi hồi xanh tưới 1 — 2 lần/ngày, sau đó tưới ngày 1 lần, tưới dam giữ độ am đất từ
60 — 70% Khi cây ra hoa lượng nước nhiều hơn, độ 4m đất 70 — 80% Cây bắt đầu sinh
trưởng mạnh tưới rãnh (7 — 10 ngày tưới một lần).
Các chỉ số pH và EC được chuẩn được kiểm tra hằng ngày
Công thức phân bón: Tính theo ppm Phân bón cho các giai đoạn sinh trưởng, phát triểncủa cà chua gồm: Canxi Nitrate, Mkp, MGS, K›zSO¡, vi lượng
Trang 28truyền và xâm nhập của các bao tử nam nhờ gió, nước mưa và côn trùng chích hút từcây bệnh sang các cây khỏe,
Trừ bệnh bằng thuốc có nguồn gốc sinh học có hoạt chất sau:
Đối với bệnh phan trắng : sử dung các chất Mancozeb + Cymoxanil 100 g /25 lít nước.Đối với bệnh mốc sương: sử dụng hoạt cha Famoxadone 1 ml/1lít nước
Đối với bệnh đốm vòng : sử dụng hoạt chất Kresoxim methyl 15 gr/ 25 lít nước
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu và điều kiện nuôi cấy
01 tổ hợp lai cả chua giống runner của An Độ triển vọng được tuyên chon, không
có dâu hiệu sâu bệnh dé làm nguôn vật liệu.
Điều kiện trồng: Nhà màng có diện tích 2400 m, cao 7,5 m, mái hở thông gió 1,2
m Màng lợp bằng polyethylene Hệ thống tưới nhỏ giọt trong khu thí nghiệm được nhậpkhẩu từ Isarel Ong tưới làm bằng nhựa PVC, đường kính 90 mm, day 4 mm, chịu áplực 16 bar; ông tưới nhánh đường kính 60 mm, dày 4 mm, chịu áp lực tối da 16 bar; đầudây tưới Dripnet PC tưới nhỏ giọt có đường kính 16 mm, khoảng cách lỗ nhỏ giọt là 0,3
m, lưu lượng nước một đầu nhỏ giọt là 1,6 lít/p1ờ, độ dày 0,5 mm, áp lực hoạt động từ
0.5 bar - 3 bar.
17
Trang 29Hình 3.2 Hình anh nhà mangthí nghiệm và hệ thống điều khién tu dong Netajet.
Phân bón và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt, điềukhiến tự động bằng hệ thống Netajet
3.2.3 Trang thiết bị và dụng cụ
Trang thiết bị và dụng cụ nghiên cứu bao gồm: cốc đong hóa chất, máy đo Ec,
pH, cân điện tử, tủ sấy, các dụng cụ như thước đo, hệ thống nhà màng, bộ điều khiến tựđộng NetaJet.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của liều lượng bỗ sung chế phẩm chiết xuất từtỉnh dầu Cam( ORO-S) đến chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây cà chua (số
lá, chiều cao cây, cha, chb) trồng trong nhà màng
Bồ trí nghí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tổ là liềulượng ORO-S bé sung vào quy trình Thí nghiệm gồm 04 nghiệm thức với 03 lần lặplại, mỗi nghiệm thức 10 cây/lần lặp lại (Bảng 3.1)
ORO-S (TRANSFORMER) là sản phẩm độc quyên của nhãn hiệu công ty OroAgri International, USA THÀNH PHAN: Alcohol ethoxylate: 20% Boron: 2,000mg/LMolypden: 500 mg/L Chiết xuất tinh dau cam Chat hoạt động bề mặt: 80%
Bang 3.1 Bang Bồ trí thí nghiệm 1
Tên nghiệm thức Nội dung
ĐC Không bồ sung ORO-S3L Bồ sung ORO-S tăng 50% liều lượng khuyến cáo (31/ha)21L Bồ sung ORO-S theo liều lượng khuyến cáo chung (21/ha)
IL Bồ sung ORO-S giảm 50% liều lượng khuyến cáo (11/ha)Bước tiến hành: Chọn những cây giống khỏe, không có dấu hiệu về sâu bệnh đem gieotrồng, có bố sung chế phẩm chiết xuất từ tinh dau cam ORO-S với các nồng độ khác
18
Trang 30nhau được bố trí theo các nghiệm thức Tưới định kì các nghiệm thức với nồng độ
ORO-S khác nhau 7 ngày 1 lần trong 28 ngày
Các chỉ tiêu theo doi: Số lá, chiều cao cây (ngày 14, ngày 28), chlorophyll a, b,Carotenoids (ngày 28).
Tất cả các nghiệm thức đều sử dụng qui trình phân bón và chăm sóc giống nhau giữa
các nghiêm thức.
3.3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát so sánh ảnh hưởng của việc bo sung phân bón
polyphosphate và ORO-S đến chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây cà chua(số lá, chiều cao cây, chiều dài rễ, trọng lượng tươi, trọng lượng khô rễ) trồng
Tên nghiệm thức Thành phần nghiệm thức
ĐC Đối chứng (không bổ sung thêm phân bón khác)CYTO Bồ sung CYTOFOR FAMER (51ha)
ORO-S Bồ sung ORO-S (21/ha)Bước tiến hành: Chọn những cây giống khỏe, không có dấu hiệu về sâu bệnh đem gieo
trồng, có bổ sung chế phẩm chiết xuất từ tinh dau cam ORO-S (21ha), chế phâm chiết
xuất từ gốc polyphosphate CYTOFOR-FAMER (51⁄ha) được bố trí theo các nghiệmthức Tưới định kì các nghiệm thức với việc bổ sung chế phẩm ORO-S (21/ha) vaCYTOFOR-EAMER(61/ha) 7 ngày 1 lần trong 28 ngày
Các chỉ tiêu theo doi: Số lá, chiều cao cây (ngày 14, ngày 28), Trọng lượng tươi rễ,Trọng lượng khô rễ (ngày 28)
3.4 Phương pháp thu thập và tính số liệu
Chiều cao cây (CCC) (em): Chiều cao cây được tính từ vị trí gốc bầu trồng đến vịtrí gốc của lá ngọn
Số lá/cây: đếm tất cả số lá mở có trên cây
Chiều dài rễ (CDR) (cm): Chiều dài rễ được đo từ gốc thân xuất phát rễ đến chóp
rễ của rễ dài nhất
19
Trang 31Trọng lượng tươi rễ (TLTR) (g): Trọng lượng tươi rễ ở thời điểm thu nhận kết quảđược xác định bằng cách cân rễ.
Trọng lượng khô rễ (TLKR) (g): Được tính bằng cách đem gói mẫu rễ và say ở80°C trong 72 giờ, sau đó cho vào bình hút 4m chứa silicagel trong 2 giờ cho ôn địnhrồi đem cân bằng cân phân tích (d = 0,1 mg)
Phần trăm chất khô rễ (% CKR)= Trọng lượng khô TẾ / Trọng lượng tươi rễ * 100Hàm lượng Chlorophyll a, b và hàm lượng Carotenoids: được phân tích tại phòngthí nghiệm thuộc Khoa khoa học Sinh học, trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ ChíMinh như sau: Mỗi nghiệm thức cắt ra 3 mẫu lá/ lần lặp lại, mỗi mẫu 25 mg ( dùng phiến
lá không lấy cuống) và cắt thật nhuyễn Cho mẫu lá vào ống nghiệm 10ml Aceton 80%,Đậy kín ống nghiệm và đặt ở nhiệt độ phòng trong tối 72h Sau 72h, tiến hành đo mật
độ quang của dung dich đựng trong ống nghiệm bang cách đồ 1ml dung dich vào trong
cuvet và do ở bước sóng 645 nm (X), 663 nm (Y), 480 nm (Z) bang may do quang pho.
Ham lượng chlorophyll a, chlorophyll b va carotenoid được tính theo công thức
Số liệu thu thập được phân tích, tính giá trị trung bình và vẽ đồ thị bằng phần mềm
Microsoft Excel 2013 Xử lí thống kê bằng phần mềm Minitab 16
20
Trang 32CHƯƠNG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN
4.1 Ảnh hưởng của liều lượng bỗ sung của chế phẩm chiết xuất từ tinh dau Camđến sinh trưởng và phát triển của cây cà chua trồng trong nhà màng
Phân bón dạng lỏng được pha chế cho nông nghiệp hữu cơ thường được làm từ chất thải
hữu cơ và có thể được sử dụng dưới dạng phun qua lá hoặc qua đường tưới nhỏ giọt như
Hình 4.1 Cây cà chua 28 NST giữa các nghiệm thức (a) Nông độ ORO-S 1 I/ha; (b) Nông độ ORO-S 2 1/ha; (a) Nông độ ORO-S 3 l/ha; (d) Đôi chứng.
Bang 4.1 Chiều cao cây và số lá 14NST và 28 NST của các nghiệm thức sau khi bố
sung ORO-S ở các nông độ
CC cây
SL (lá/cây)
Tên nghiệm thức” (cm/cay)
N14 N28 N14 N28 Oro-s 1L/ha 24,11 80,84 bY” 13,8b 72,0 be Oro-s 2L/ha 25,48 81,87a 15,3a 75,6 ab Oro-s 3L/ha 25,52 81,69 a 152a 76.6 a Oro-s ĐC 24,602 79,49¢ 13,6b 70.7 ¢ ANOVA* NS * * =
CV (%) 2,4 1,1 2,6 3,0
Z: Tên nghiệm thức, xem hình 4.1: N14 và N28 dùng dé chỉ ngày do.*: NS, *: không khác biệt
hoặc khác biệt có ý nghĩa tương ứng ở mức p<0,05.*: các ký tự khác nhau trong cùng một cột
thì khác biệt có ý nghĩa bởi phân hạng LSD Test.
Ở thí nghiệm này nguồn mẫu là các cây khỏe mạnh, sạch bệnh sau khi gieo hạt 20ngày thì đem trồng có bổ sung chế phẩm phân bón hữu cơ chiết xuất từ tinh dầu cam
21