1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lâm học: Cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ trạng thái rừng trung bình thuộc kiểu rừng lá rộng thường xanh ở khu vực xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận

111 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cấu Trúc Và Đa Dạng Loài Cây Gỗ Trạng Thái Rừng Trung Bình Thuộc Kiểu Rừng Lá Rộng Thường Xanh Ở Khu Vực Xã Công Hải, Huyện Thuận Bắc, Tỉnh Ninh Thuận
Tác giả Nguyễn Lâm Dương Linh
Người hướng dẫn TS. Phan Minh Xuân
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Lâm học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 33,25 MB

Nội dung

Nhữngvan đề va câu hỏi được đặt ra trong nghiên cứu này: 1 Thành phan loài của trạngthái rừng trung bình; 2 Cấu trúc rừng và thực trạng tái sinh rừng trung bình; 3Đánh giá đa dạng và bảo

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRUONG ĐẠI HỌC NONG LAM TP HO CHÍ MINH

3< 2 3< 2g 3 sặc dị 3< 2s 2fe of 2s 3É 2s 3k ok 2k 3K 2k 2 ok 2k

NGUYEN LAM DUONG LINH

CAU TRUC VA DA DANG LOAI CAY GO TRANG THAI RUNG TRUNG BINH THUOC KIEU RUNG LA RONG

THUONG XANH Ở KHU VUC XÃ CONG HAI,

HUYEN THUAN BAC, TINH NINH THUAN

LUAN VAN THAC Si KHOA HOC LAM NGHIEP

Thanh phố Hồ Chí Minh - Tháng 8/2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỎ CHÍ MINH

RRR RRR RRR RRR RRR RRR KERR

NGUYEN LAM DUONG LINH

CAU TRUC VA DA DANG LOAI CAY GO TRANG THAI RUNG TRUNG BINH THUOC KIEU RUNG LA RONG

THUONG XANH O KHU VUC XA CONG HAI,

HUYEN THUAN BAC, TINH NINH THUAN

Chuyén nganh: Lam hoc

Trang 3

CÁU TRÚC VÀ ĐA DẠNG LOÀI CÂY GỖ TRẠNG THÁI RỪNGTRUNG BÌNH THUỘC KIỂU RUNG LA RỘNG THƯỜNG

XANH Ở KHU VỰC XÃ CÔNG HẢI, HUYỆN

THUAN BAC, TINH NINH THUAN

NGUYEN LAM DUONG LINH

Hội dong cham luận van:

1 Chu tich: TS TRUONG VAN VINH

Truong Dai hoc Nong Lam Tp.HCM

2 Thu ky: TS PHAM THANH HAI

Truong Dai học Nông Lam Tp.HCM

3 Phan bién 1: TS NGUYEN MINH CANH

Trường Dai học Nông Lâm Tp.HCM

4 Phản biện 2: TS LÊ BÁ TOÀN

Hội KH- KT Lâm Nghiệp Tp.HCM

5 Uỷ viên: TS LÊ HỮU PHÚ

Trung tâm Nghiên cứu Rừng và đất ngập nước

Trang 4

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên là Nguyễn Lâm Dương Linh, sinh ngày 14 tháng 02 năm 1979 tại thị

xã Phan Rang — Tháp Cham, tinh Ninh Thuận Hiện đang sống tại Khu phố 6,phường Phủ Hà, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

Tốt nghiệp phổ thông năm 1997 tại Trường trung học phô thông NguyễnTrãi, tỉnh Ninh Thuận Tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm kỹ thuật năm 2001

chuyên ngành Kỹ sư nông nghiệp.

Quá trình công tác:

- Từ tháng 9/2001dén hết tháng 9/2002: Công tác tại trường THCS Nhơn

Hải, tỉnh Ninh Thuận.

- Từ tháng 10/2002 đến nay: Công tác tại trường THPT Nguyễn Trãi, tỉnh

Ninh Thuận.

Tháng 10 năm 2020 tôi theo học Cao học ngành Lâm học tại Phân hiệu

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh ở Ninh Thuận

Địa chỉ liên lạc: 92/03/3 Thống Nhất, thành phố Phan Rang Tháp Cham, tinh

Ninh Thuận.

Điện thoại: 085.7363892

Email: nguyenlamduonglinh@gmail.com

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Nguyễn Lâm Dương Linh xin cam đoan đây là công trình nghiên cứucủa tôi Tất cả những số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực vàchưa từng được ai công bố trong bat kỳ công trình nào khác

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2023

Người viet cam đoan

Nguyễn Lâm Dương Linh

Trang 6

LỜI CẢM TẠ

Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Lâm

học, khóa 2020 - 2022 của Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự quantâm, giúp đỡ và tạo nhiều điều kiện thuận lợi từ Ban Giám Hiệu, Phòng Sau Đại họcđến quý Thầy — Cô Khoa lâm nghiệp Nhân dip này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâusắc trước sự quan tâm và giúp đỡ quý báu đó

Luận văn này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Phan Minh Xuân,giảng viên trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Tôi biết ơn chân thành đốivới sự chỉ dẫn tận tâm của thầy hướng dẫn

Trong quá trình làm luận văn, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của lãnh đạo và

các cán bộ của Ban quản lý Vườn Quốc gia Núi Chúa, gia đình và các bạn bè trong

cùng khóa học Tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ sự giúp đỡ thân ái đó.

Thanh phố Ho Chi Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2023

Nguyễn Lâm Dương Linh

Trang 7

TÓM TẮT

Tên dé tài: Cấu trúc và da dạng loài cây gỗ trạng thái rừng trung bình thuộckiểu rừng lá rộng thường xanh ở khu vực xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh NinhThuận Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá đặc điểm cấu trúc và sự đa dạngcủa loài cây gỗ Tông số 15 ô tiêu chuan (OTC) điển hình đã được thiết lập dé đođếm các chỉ tiêu điều tra và xác định tên loài của tất cả cây gỗ (Da > 6 em)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, về kết cấu loài cây gỗ chỉ có 4 loài tham giavào công thức tô thành trong tổng số 61 loài xuất hiện tại khu vực nghiên cứu.Trong đó Táu mật, Chò xót, Cám và Dẻ Chevalier là bốn loài bắt gặp nhiều nhất.Cây họ Bứa, Dẻ, Xoài, Sao Dau, Chè, Sim, Cám, Thi đóng vai trò ưu thế sinh tháiTổng cộng có 1.089 cây đại diện cho 61 loài và 30 họ được ghi nhận tại 15 ô tiêuchuẩn Kết cấu loài, mật độ và trữ lượng tập trung chủ yếu ở cấp 20 em < D < 40

cm và cấp 10 m <H < 15 m; Trữ lượng bình quân là 151,7 m*/ha, mật độ bình quân

là 726 cây/ha Phân bố phần trăm số cây theo cấp đường kính có đỉnh lệch trái vàphù hợp hàm phân bố Khoảng cách, phân bé phan trăm số cây theo cấp chiều cao cóđỉnh lệch trái và phù hợp hàm phân bố Weibull; Số lượng loài cây tái sinh là 48 loàixuất hiện trong 61 loài cây gỗ Mật độ cây tái sinh cao (15.339 cây/ha), quá trình táisinh tự nhiên ở trạng thái rừng trung bình diễn ra liên tục, chất lượng cây khá tốtchiếm ty lệ cao (> 80%) và có nguồn gốc chủ yêu từ hạt (> 90%) Những loài câytái sinh đưới tán rừng tại khu vực nghiên cứu có sự tương đồng rất cao với cây mẹ

(88,1%); Da dạng họ và đa dạng loài cây gỗ trạng thái rừng trung bình khá cao (Hho

= 2,61 và H’ ai = 2,93) Tại khu vực nghiên cứu đã ghi nhận 13 loài cây gỗ quý.

hiểm (theo SĐVN, ND84, IUCN) và 21 loài có chỉ số hiếm theo chỉ số hiểm (IR),theo đó đề tài đề xuất ưu tiên bảo tồn 13 loài cây gỗ quý, hiếm và 21 loài có chỉ số

hiém đã nêu.

Trang 8

The thesis: "Structure and species diversity of medium forest state in evergreen broadleaf forest type in the Cong Hai area, Thuan Bac district, Ninh Thuan province" The research was conducted to evaluate the structural characteristics and tree species diversity of evergreen broadleaf forests A total of

15 typical standard plots (OTC) were established to measure the enumeration parameters and determine the species names of all trees (D 3> 6 cm).

Research results show that, in terms of tree species only in the composition

formula out area, of four species participated a total of 61 species appearing in the

study structure Vatica cinerea, Schima wallichii, Parinari annamensis, and

Lithocarpus chevalieri were the four most commonly encountered species Trees of

the families Clusiaceae, Fagaceae, Anacardiaceae, Dipterocarpaceae, Theaceae, Myrtaceae, Rosaceae, and Ebenaceae played an ecologically dominant role A total

of 1,089 trees representing 61 species and 30 families were recorded in 15 standard

plots Species structure, density, and reserves were concentrated mainly in the group

20 cm < D < 40 cm and the layer 10 m < H < 15 m; the average reserve

was 151,7 m*/ha, and the average density was 726 trees/ha The percentage

distribution of trees by diameter class had left-skewed peaks and was consistent with the Distance distribution the percentage distribution of trees by height class with had lef-skewed peaks and was consistentthe Weibull distribution function; function The number of regenerative tree species is 48 appearing in 61 tree species The density of regenerative trees is high (15.339 trees/ha), and the natural regeneration process in the medium forest state 1s occurring continuously, with the tree quality being quite good, accounting for a high percentage (>80%) and

of primary origin from seeds (>90%) The tree species regenerated under the canopy of the medium forest state has a very high similarity with the mother tree (88.1%); the family and species diversity of trees in the average forest state is

quite high (H'family = 2.61 and H'species = 2.93) In the study area, 13 species of

Trang 9

rare and precious timber trees (according to VNU, ND84, IUCN) and 21 species with rarity index (IR) have been recorded, according to which the topic proposes to prioritize the conservation of these 13 species of precious and rare timber trees and

21 species.

Trang 10

MỤC LỤC

TRANG Trang tựa

Cc TT TT ngaxeessesiaEirtietoetotissriEsflfensdietigrZnizrErmndiddigiaonontisorditghdxZBuidrgrtjE.dzEzmgisscE 1

Ds yi HìnGIMIHRATsossssecsoisgzasiaieigag6iEi080/66/10G00/81812di08085004g9sg82/0383i0ã0280738đ03E8001985/50590i58818885200580t05463/88554/882g0 " IUv 0i 01 a2 ill U0 718 710 0h eee eee eee ere nee renter eerie ere cer eee eer ere 1V

TT TS — ẶẶẶ ẶẶẰẴẴ TH Ï{Ặ-ẽ .ằẶẰằ.-.=“ắẽẳắẽ=ă=ằắă=.s.s.-.=s V

PS COS XG Urticaria cn re rat to Seis ln rn aw ere oT ICL VI

INAS) UTS ecco sess sees caer cease wn Ca GLC US To RUE RRR Vili

Danh sách các chữ viết tắt -¿-2222+2222 222.2 ererree xi

Darthisach eag DI HØ?zsingcegon6scl8t2GLDBAGSGIGGXS4BH-SSBISIGHSDNGHSASRGHHHBGSJS8GãG1895008G8AEd0331G0334838884 XI

134nh:sách Các ellis eee ee ee ee XV

ete ` ` 1Chương 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU 2 2< ©s+ss+ee+eeeeeteersersee 41.1 Sơ lược về trạng thái rừng -¿- 2 ¿22222222225121121121121121121121121121121121 2121 41.2 Những nghiên cứu về đặc điểm lâm học rừng tự nhiên trên thé giới 612.1, Cầu trúe tô thành ee 61.3.2 Câu trúe:rigaiig: và cầu tre ÍỨng, ca excel re are 61.2.2.1 Nghiên cứu về phân bố số cây theo đường kính (N/D¡a) - -. - 71.2.2.2 Nghiên cứu về phân bố số cây theo chiều cao (N/Hyy) 25255552 8

Ï it ener eee 9

Ì 2⁄4, Tal SINH TU sen excosseeres sever sreneettserernrriinep ere neta ser mererrerrmeeertemneets 10

1.3 Những nghiên cứu về đặc điểm lâm học ở Việt Nam -2 2¿55z5z55¿ lội1.3.1 Cấu trúc tổ thành -22:-2222+2222222211222.1 E2 re 11

132 Ca triiy tren võ sầu.ĐÌNG DR se se ghi G20 A9430 Gi0c033103u1E-1Ai804E115000060.81284 131.3.2.1 Nghiên cứu về phân bố số cây theo đường kính (N/D¡) - 141.3.2.2 Nghiên cứu về phân bố số cây theo chiều cao (N/Hụ;) -. -5-55- 16{.3-®\L ile đang TT ấu tl «ca HHg neice masianneaininnscvicanmetnanexnnianmnanns 18

Trang 11

LSA Val SIN GUTS sence ne d1 2Bhid6i0100ảg6000i801uđLg860043800016.838À3i06.0i-80388053.-ESJ8038.291011 38330 REE 20

1.4 Thao ludn chung 21

Chương 2 ĐẶC DIEM KHU VUC, NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHAP Se y2 ` 23

2.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực NGHIEN CUU 01 23

La WATLEY © sussssksnbdictuiictBiNo630300888i00035300G8GH0G11588912108089ã093.00098HG03.EBISS8G486G3198GH88g010000080008 23 ER Ml a en 25 2.3) K.h[ hậu, thitty Van t's-ssszsise5500052 E4 5552385/29588g0843E928500.54336SESSRSSSRSSESSE-GE%43048853832702.g885ã8 25 2.1.4 Hiện trạng sử dụng đất 80 2H 2.2 NOI dung nghién CUU 0 6 27

2.5 PHONE phap HSMEN CW wessccssscvesscaessmmernaave tener ease 28 2.3.1, Cơisỡ phương play ly atts aesecanessnicincansenngceemmnmnrument meena 28 2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu - 2-22 22222S2EE+E22E+EE2EE2E222222222222222xe2 29 2.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp -¿ 2222 ++2++zE+£x+zxzx+zxzzxeex 29 2.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu trên các ô tiêu chuân . -+ 29

2.3.2.2.1 Lap 6 on :4 29

3.7.3 Tin thas số liệu HỘI với cây Bix ess»eseiosedibgnsiiigbgisssSiLE02012010850g00g060 30 2.3.2.2.3 Thu thập số liệu đối với tái sinh: - 2 +2+22+2E+2E+£E+ZEz2EzzEzxrrxcred 31 2.3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu - ¿2-52 52+2£+2z+2zz£zzzxzzzzz+2 51 2.3.3.1 Tầng cây gỗ lớn -:- 5222-21 2221221221212212112122121121112112121121212112121 2 xe 31 2.3.3.2 Đánh giá tình hình tái sinh dưới tan rừng -5552 35 E355 icles le Í nreeneeoesesreebieeeserbeo2ztt80tEEEEEESESEEDAJEEEHGSELSSĐEDBSEGESSe 36 2.3.4 Công cụ xử lý số liệu - 2 222222222222212212121212121212121 211111 re 37 Chương 3 KET QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN - 38

3.1 Thành phan loài cây gỗ đối với trạng thái rừng thường xanh trung bình 38

3.2 Kết cấu loài và họ cây gỗ đối với trạng thái rừng thường xanh trung bình 42

3.2.1 Kết cấu loài cây gỗ đối với trạng thái rừng thường xanh trung binh 42

3.2.2 Kết cau họ cây gỗ đối với trạng thái rừng thường xanh trung bình 45

3.2.3 Kết cấu loài, mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng theo cấp đường kính 46

Trang 12

3.2.4 Kết cau loài, mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng theo cấp chiều cao 473.3 Cau trúc rừng đối với trạng thái rừng thường xanh trung bình . 493.3.1 Pfilun bet sấy theo cần thường KỸHseusseenadoiiesgineodieiiolgidisginiigiioSiIG1/004565g00-ã35 503.3.2 Phân bé số cây theo cấp chiều cao -2- 522 5222122E22E22E22E22E22E22E22Ezzxzrveei 323.3.3 Tương quan giữa chiều cao và đường kính (H„„/D) 3) -:-5:552: 553.3.4 Phân bé trữ lượng theo cấp đường kính 2-22 222S+2E+EE£E£E2zzzzxzxze 563.4 Đặc điểm tái sinh loài cây gỗ đối với trạng thai rừng trung bình - 583.4.1 Thành phần loài cây tái sinh -2- 2-22 522E22E22E22E2E2122121212121221 xe 583.4.2 Kết cấu loài cây tái sinh - ¿5-21 222E2212212122121121221211212112112121121 2122 xe 603.4.3 Phân bồ tái sinh theo cấp chiều cao - 2-2 2 2+S+22+222E22E2222E22z22zzxezxzsee 613.4.4 Phân bồ tai sinh theo cấp phẩm chất -. - + + 2 ©222+2++£++£E+EEzExzzxzrxerxees 623.4.5 Phấn bố ti sink theo gần ripuDn B0 eeeseiebLkiiidkcbniaCL20000614200006 0 10g 633.5 Da dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng thường xanh trung bình 63

3.5.1 Da j6 63

5.5.2 te, ee 653.5.3 Mối quan hệ giữa các quan xã và các loài trong khu vực nghiên cứu 693.6 Đề xuất áp dụng một số kết quả nghiên cứu - 2-22 2+2s+2z+z++zz+zz+zx+zxze: 71KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 2< ©2<©5<+eeteeteeEeereereereereersereersersrree 73Kết luận 52-5222 2221221221211212112112122121212112112121121121221211121121121112121211 21212 xe 73Kiến nghị - 5222221 222122122121121211211212212121211211121121212111111211212112121212 222cc 74TÁT ELIEU THANH ee 75

Ea en 80

Trang 13

DANH SÁCH CAC CHỮ VIET TAT

Tên viết tắt Tên đây đủ

a, b,c Các tham số của phương trình

CR Loài rât nguy câp

Cv% Hệ số biến động, %

Di3 Đường kính thân cây tại tam cao 1,3 m (cm)D3 It Duong kinh 1,3 m tinh theo ly thuyét (cm)

Dị; tn Duong kinh 1,3 m theo thuc nghiém (cm)

EN Loai nguy cap

G Tiết điện ngang, m*

Hy Chiều cao vút ngọn, m

H it Chiéu cao tinh theo ly thuyét (m)

H tn Chiều cao tinh theo thực nghiệm (m)

OTC O tiéu chuan

ODB O dang ban

PL Il Phu luc IH theo CITES

P value Giá tri P (Mức ý nghĩa về xác suất)

Trang 14

Tên viết tắt Tén đầy đủ

Sk Hệ số biểu thị độ lệch của phân bố

SDVN Sách đỏ Việt Nam

VU Loài sẽ nguy cấp

Trang 15

DANH SÁCH CAC BANG

BANG TRANG

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dung đất lâm nghiệp của xã Công Hải (Don vi tinh: ha) 27

Bang 3.1 Những loài cây gỗ bắt gặp ở khu vực nghiên cứu 222225522 38 Bảng 3.2 Số lượng cá thé của các loài cây gỗ tại khu vực nghiên cứu 41

Bang 3.3 Kết cấu loài cây gỗ các QXTV trạng thái rừng thường xanh trung bình 41

Bảng 3.4 Kết cấu loài cây gỗ đối với trạng thái rừng thường xanh trung bình 43

Bang 3.5 Kết cau họ cây gỗ đối với trạng thái rừng thường xanh trung bình 44

Bảng 3.6 Kết cau loài, mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng theo nhóm đường Kit iiss cessessennvecasnassswesnaenorsunva 188S6G3818535188E835508350518G8184G.3433H80:SIS3SG5GL38325/50-35005383885G 855854 46 Bang 3.7 Kết cấu loài, mật độ, tiết điện ngang và trữ lượng theo lớp chiều cao 48

Bang 3.8 Đặc trưng thống kê đường kính và chiều cao -225222s+2z+2s+=s2 49 Bang 3.9 Đặc trưng thống kê phân bố số cây theo cấp đường kính 50

Bang 3.10 Kiểm định phân bố N%4/Dx 2-22 22 222222222222 r.rr.rrrrrrree 51 Bang 3.11 Phan trăm số cây theo các ham mô phỏng phân bố N%/DỊ š 50

Bảng 3.12 Đặc trưng thống kê phân bố số cây theo cấp chiều cao - 51

Bang 3.13 Kiểm định phân bố N%/Hyy - -.-ccccecessessecsessessessesseesessesseesesseseeseeseesees 52 Bang 3.14 Phan trăm số cây theo các hàm mô phỏng phân bố N%/H¡; - 52

Bang 3.15 Kiểm định thống kê các hàm tương quan H„/D) ¿ -5- 52522 54 Bang 3.16 Chiều cao thực nghiệm và lý thuyết theo cấp đường kính - 55

Bảng 3.17 Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính 2- 2-52 sz2z+2z+zz+zzze: 57 Bảng 3.18 Thanh phần loài cây tái sinh trang thái rừng thường xanh trung bình 58

Bang 3.19 Tô thành loài cây tái sinh trạng thái rừng thường xanh trung bình 60

Bang 3.20 Tương đồng giữa cây tái sinh và cây me tại khu vực nghiên cứu 60

Bang 3.21 Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao - 2-22 2+2s+2z+2++zzzzxze: 61 Bảng 3.22 Phân bố cây tái sinh theo cấp phẩm chắt -22©225222+2zz2z+>s2 61 Bảng 3.23 Phân bó cây tái sinh theo cấp nguồn QOC csecseecseecseecseecseeesessseeeseesseesees 62 Bang 3.24 Tổng hợp đặc trưng da dạng họ ở các OTC tại khu vực nghiên cứu 62

Bảng 3.25 Đặc trưng đa dạng họ trạng thái rừng thường xanh trung bình 64

Trang 16

Bang 3.26 Tổng hợp đặc trưng đa dạng loài ở các OTC tại khu vực nghiên cứu 66

Bảng 3.27 Đặc trưng da dạng loài trạng thái rừng thường xanh trung bình 67

Bảng 3.28 Phân bố loài cây gỗ tại khu vực nghiên cứu -: 2255252552: 67Bảng 3.29 Danh sách những loài quý hiếm tại khu vực nghiên cứu - 68Bảng 3.30 Mức độ hiểm của các loài cây gỗ -2 2+©2222+22xs2zrsrxerrrrree 69

Trang 17

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG

Hình 2.1 Ban đồ vị trí địa lý xã Công Hải huyện Thuận Bắc -. - 24

Hình 2.2 Sơ đồ bố trí các 6 tiêu chuẩn tại khu vực xã Cổng TAI seceneeieenieeiinnee 30 Hình 3.1 Số lượng cá thể các loài cây gỗ tại khu vực nghiên cứu -. 41

Hình 3.2 Độ giàu có về loài của các họ thực vật tại khu vực nghiên cứu 42

Hình 3.3 Biểu đồ kết cấu loài cây gỗ trạng thái rừng thường xanh trung bình 44

Hình 3.4 Biéu đồ kết cấu họ cây gỗ trạng thái rừng thường xanh trung bình 45

Hình 3.5 Đồ thị biểu diễn phân bố N%/D,; từ các hàm thử nghiệm 51

Hình 3.6 Đồ thị biểu diễn phân bố N%/D); tại khu vực nghiên cứu 52

Hình 3.7 Đồ thị biểu diễn phân bó N%/H,, từ các hàm thử nghiệm 53

Hình 3.8 Đồ thị biểu diễn phân bó N%/H,, tại khu vực nghiên cứu 54

Hình 3.9 Đồ thị tương quan HD) ; trạng thai rừng thường xanh trung bình 56

Hình 3.10 Đồ thị phân bố M/D; ; trạng thái rừng thường xanh trung binh Sử Hình 3.11 Kết cấu loài cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu -5 - 61

Hình 3.12 Đường cong tích lũy loài tại khu vực nghiên cứu -« 65

Hình 3.13 Mối quan hệ giữa các quan xã tại khu vực nghiên cứu -. - 69

Hình 3.14 Mối quan hệ giữa các loài trong khu vực nghiên cứu 2 70

Hình 3.15 Mối quan hệ giữa các loài trong khu vực nghiên cứu -. - 70 Hình 3.16 Biểu đồ chỉ số K-Dominance 2- 222 222SE+SE2E+EE+E22E22E2222222222222e2 TÌ

Trang 18

MỞ DAU

Đặt van đề

Thập kỷ 2011 — 2020 được ghi nhận là nóng nhất trong lịch sử Những cơnbão trở nên mạnh mẽ và xuất hiện thường xuyên ở nhiều khu vực Biến đổi khí hậuđang làm ảnh hưởng đến nguồn nước hiện có, khiến nguồn nước sạch trở nên khanhiếm ở nhiều quốc gia trên thế giới Với kịch bản nhiệt độ tăng 0,89°C và lượngmưa tăng 2,5% thì diện tích của kiểu rừng lá rộng thường xanh dự tính có thê bịgiảm xuống nghiêm trọng ở các khu vực Bắc Trung Bộ va Trung Bộ, tổng diện tích

ước tính chỉ còn khoảng 1,3 triệu ha tương đương với độ che phủ 3,89% diện tích tự

nhiên vào năm 2050 (Hoàng Anh, 2022) Mất rừng và suy thoái rừng nhiệt đới làmột trong những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học toàncầu (Giam, 2017)

Xã Công Hải nằm ở phía Bắc huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận có địa hìnhphức tạp, nang nóng kéo dài đã tạo ra các quan xã thực vật riêng biệt Rừng lá rộngthường xanh trung bình ở khu vực xã Công Hải phân bố ở sườn núi có độ cao từ

700 m đến 1000 m với diện tích rừng lá rộng thường xanh trung bình là 1.336,69 ha(147/QĐ-UBND, 2023) Thuộc vùng lõi Vườn quốc gia núi Chúa nên trạng tháirừng tại khu vực xã Công Hải mang nhiều nét đặc trưng riêng biệt so với các VườnQuốc gia và các Khu bảo tồn thiên nhiên khác trong cả nước Với tính chất rừngkhô hạn nhiệt đới ven biển đã đem đến cho khu vực xã Công Hải một hệ sinh tháirừng rất đa dạng và phong phú, thành phần các loài thực vật tiêu biểu cho vùng khô

hạn, đại diện cho vùng Nam Trung Bộ của Việt Nam.

Trong quá trình hình thành và phát triển, được sự quan tâm của Uỷ ban nhândân tinh Ninh Thuận và các sở ban ngành, Vườn Quốc gia Núi Chúa đã có nhiều cốgang trong công tác bảo tồn và phát triển tinh đa dang sinh học cũng như các giá trị

Trang 19

về văn hoá, xã hội và du lịch sinh thái tạo ra được một hệ động thực vật ôn định vàphát triển như ngày nay.

Cho đến nay, các đặc điểm sinh thái của kiểu rừng lá rộng thường xanh trungbình tại xã Công Hải vẫn chưa được nghiên cứu chỉ tiết vì địa hình phức tạp Nhữngvan đề va câu hỏi được đặt ra trong nghiên cứu này: (1) Thành phan loài của trạngthái rừng trung bình; (2) Cấu trúc rừng và thực trạng tái sinh rừng trung bình; (3)Đánh giá đa dạng và bảo tồn loài cây gỗ đối với trạng thái rừng trung bình như thếnào Việc quản lý bảo vệ và sử dụng bền vững trạng thái rừng trung bình thuộc kiểurừng này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Khu dự trữ sinh quyền Vườnquốc gia Núi Chúa Tuy nhiên, do địa hình khó khăn nên việc nghiên cứu đặc điểmlâm học của các trạng thái rừng thuộc kiểu rừng lá rộng thường xanh tại khu vựccòn nhiều hạn chế

ĐỀ có cơ sở tổ chức quản lý, bảo vệ cũng như được đầu tư kinh phí thực hiệnviệc quản ly bảo vệ theo các quy định về chi trả dich vụ môi trường rừng đúng theoquy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Quy chế quản lý rừng do Nhà nước

ban hành, việc nghiên cứu thực trạng và xác lập các biện pháp quản lý, bảo vệ vùng

lõi Vườn Quốc gia Núi Chúa ở tỉnh Ninh Thuận nói chung và trạng thái rừng trungbình thuộc kiểu rừng lá rộng thường xanh ở khu vực xã Công Hải, huyện ThuậnBắc là hết sức quan trọng và thiết thực

Mục tiêu nghiên cứu

Trang 20

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những diện tích rừng tự nhiên của trạng thái rừngtrung bình thuộc kiểu lá rộng thường xanh tại khu vực xã Công Hải, huyện ThuậnBắc, tỉnh Ninh Thuận

Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ thành phần loài vàkết cấu loài cây gỗ, kết cấu rừng theo nhóm đường kính và lớp chiều cao, cau trúcrừng theo các cấp đường kính và cấp chiều cao, đặc điểm tái sinh rừng, phân tích đadạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng trung bình thuộc kiểu rừng lá rộng thườngxanh ở khu vực xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận Đề tài chỉ tậptrung nghiên cứu loài cây gỗ, không nghiên cứu những dạng sống khác như cây bụi,

dây leo, thân thảo.

Ý nghĩa của đề tài

+ Về lý luận, đề tài cung cấp những căn cứ khoa học cho việc đề xuất nhữngbiện pháp quản lý rừng đối với trạng thái rừng trung bình thuộc kiểu rừng lá rộngthường xanh ở xã Công Hải huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận

+ Về thực tiễn, đề tài cung cấp những thông tin, số liệu cụ thể về các đặctrưng lâm học như kết cấu loài cây gỗ, đa dạng loài cây gỗ góp phần khuyến cáo

những giải pháp quản lý phù hợp.

Trang 21

Chương 1

TONG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Sơ lược về trạng thái rừng

Các nhà lâm học đã cô gắng phân chia các kiểu rừng nhằm hiểu biết, nhậnthức đầy đủ về bản chất của một kiểu rừng thuộc một khu vực hay một lãnh thổ đểtối ưu hóa các điều kiện hình thành rừng bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh(trồng rừng, nuôi dưỡng, sử dụng rừng, phục hồi, bảo vệ, bảo tồn, ) nhằm nângcao hiệu quả, chất lượng của rừng Tuy nhiên, hạn chế của việc phân chia rừng như

trên là các tác giá chỉ dừng lại ở công tác phân chia theo vùng rộng lớn hay một

kiểu rừng tại một khu vực Trong khi đó, mỗi một vùng khác nhau sẽ có kiểu thựcvật khác nhau mặc dù các chỉ số về điều kiện khí hậu - đất đai là tương đối tươngđồng Các loại rừng nguyên sinh, thứ sinh, rừng phục hồi, rừng non trong một kiểurừng chưa được xác định Đây là cơ sở dé hình thành nên việc phân chia kiểu rừngchỉ tiết hơn, đó là chia theo trạng thái rừng

Đối với việc phân chia các trạng thái rừng, trước đây Việt Nam áp dụng phân

loại trạng thái rừng dựa vào Quy phạm ngành 6-84, Quy phạm này được xây dựng

dựa trên cơ sở phân loại rừng của Loeschau (1963) Sau đó là phân loại rừng theo

Thông tư 34/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đến nay, hai vănbản trên đã không còn hiệu lực và được thay thế bằng Thông tư 33/2018 của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn

Theo Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT về quy định tiêu chí xác định vàphân loại rừng, các trạng thái rừng được phân chia dựa trên các tiêu chí về mục đích

sử dụng, nguồn gốc hình thành, điều kiện lập địa, thành phần loài cây và trữ lượngrừng Trong đề tài này, tác giả áp dụng cách phân chia theo loài cây, điều kiện lậpđịa và trữ lượng rừng Kiểu rừng lá rộng thường xanh được quy định dựa trên thành

Trang 22

phần loài cây, trong đó thành phần chủ yếu là các loài thực vật thân gỗ lá rộngthường xanh với tỉ lệ trên 75% số cây.

Phân chia rừng dựa vào trữ lượng theo Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT

áp dụng với rừng gỗ, trạng thái rừng được chia thành 5 kiểu như sau:

- Rừng giàu: trữ lượng cây đứng lớn hơn 200 mÌ/ha

- Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 100 đến 200 m*/ha

- Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 50 đến 100 mÌ/ha

- Rừng nghèo kiệt: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 50 m”/⁄ha

- Rừng chưa có trữ lượng: trữ lượng cây đứng dưới 10 m*/ha

Theo phân loại trên thì đối tượng nghiên cứu của đề tài là trạng thái rừngtrung bình có trữ lượng từ lớn hơn 100 đến 200 m”/ha và được ký hiệu là TXB

Kiểu rừng kín thường xanh nhiệt đới phân bố tương đối rộng trên lãnh thổViệt Nam Ở miền Bắc phân bố ở độ cao dưới 700 m và ở miền Nam là dưới 1000

m so với mực nước biên Kiểu rừng này xuất hiện tại những vùng khí hậu có nhiệt

độ không khí trung bình hàng năm từ 20°C — 25°C, nhiệt độ không khí trung bìnhtháng lạnh nhất là 15°C — 20°C, nhiệt độ không khí trung bình tháng nóng nhấtkhoảng 30°C — 35°C; lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1200 — 2500 mm

và độ âm trung bình thấp nhất lớn hơn 85%, tình trạng mưa nhiều là đo những cơnbão, lượng bốc hơi thấp Mùa hạn kéo dài 3 tháng với lượng mưa dưới 50 mm vàmột tháng có lượng mưa dưới 25 mm Dat trong kiểu rừng này là đất đỏ vàngferalit, đất đỏ hung nhiệt đới, đất bồi tụ thung lũng dưới chân các dãy đá vôi, đất

đen macgalit (Thái Văn Trừng, 1999).

Với độ âm không khí và lượng mưa bình quân tương đối, phân bố trên địahình có độ cao trên 700 m so với mực nước biển va chịu sự tác động của gió biển íthơn nên quan hệ thực vật ở khu vực xã Công Hải rat cần đáng quan tâm Nhiều van

đề khoa học như quy luật tái sinh, diễn thé rừng, quy luật sinh trưởng của cây rừng

và rừng nhiệt đới, vẫn cần được phát hiện và khám phá

Trang 23

1.2 Những nghiên cứu về đặc điểm lâm học rừng tự nhiên trên thế giới

lâm nghiệp (Clark David B và Deborah A Clark, 2000).

Và đáng chú ý nhất là tác giả Pappoe và các cộng sự (2010) nhận định điềutra thành phần thực vật và cấu trúc rừng là cần thiết dé cung cấp thông tin về sựphong phú của các loài thực vật và những thay đổi mà chúng trai qua có thé hữu íchcho mục đích quản lý và hỗ trợ công tác lâm sinh của rừng

Trong nghiên cứu lâm học, van đề được quan tâm nghiên cứu là làm sáng tỏvai trò của các loài cây gỗ trong quan thụ, các đặc trưng cấu trúc rừng, đặc điểm tái

sinh rừng và đa dạng của các loài cây gỗ

1.2.2 Cấu trúc ngang và cấu trúc đứng

Từ trước đến nay đã có nhiều nhà lâm học quan tâm đến phương pháp mô tả

Trang 24

và đánh giá cau trúc của rừng Phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng doP.W Richards (1952) đề xướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guam đến nay vẫn làphương pháp hiệu quả để nghiên cứu cấu trúc tầng thứ của rừng Tuy nhiên,phương pháp này có nhược điểm là chỉ minh họa được cách sắp xếp theo chiềuthắng đứng của các loài cây gỗ trong diện tích có hạn Cusen (1953) đã khắc phụcbằng cách vẽ một số dải kề bên nhau và đưa lại một hình tượng về không gian bachiều Theo Rollet (1969), cấu trúc dùng dé chỉ rõ sự phân bố của thành phần cây

gỗ theo cấp đường kính hoặc phân bồ theo tiết điện ngang thân cây theo cấp đườngkính Theo Golley và ctv (1969) thì cấu trúc là phân bố sinh khối theo gỗ, thân, lá,

rễ, Theo T A Rabotnov (1978), thì cau trúc quần xã thực vật đó là đặc điểmphân bố của các cơ quan thành phần tạo nên quần xã theo không gian và thời gian

(dẫn theo Thái Văn Trừng, 1999)

Cấu trúc rừng được nghiên cứu theo nhiều phương pháp khác nhau, nhưngchủ yếu vẫn theo hai hướng chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu địnhlượng Trên thế giới, cấu trúc rừng là kết quả thể hiện mối quan hệ đấu tranh sinhtồn cũng như thích ứng lẫn nhau giữa các thành phần trong hệ sinh thái và môitrường Việc nghiên cứu cấu trúc rừng trên thé giới đã được tiến hành từ rất lâunhằm xác định cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp tác động vào rừng, góp phầnnâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh cũng như môi trường rừng

1.2.2.1 Nghiên cứu về phân bố số cây theo đường kính (N/D;s)

Phân bố số cây theo đường kính là quy luật cau trúc cơ bản của lâm phan vađược nhiều nhà lâm học quan tâm nghiên cứu Các tác giả đã đưa ra nhiều hàmphân bố lý thuyết khác nhau dé mô phỏng dang phân bố thực nghiệm cho N/D,3.Tuy nhiên, một dạng phân bố thực nghiệm chỉ có thể được mô phỏng phù hợp vớimột dạng hàm số ở mức xác suất cho phép

Theo Prodan (1952), nghiên cứu quy luật phân bố rừng, chủ yêu theo đường

kính D,3 có liên hệ với giai đoạn phat dục và các biện pháp kinh doanh Theo tác

giả, sự phân bố số cây theo đường kính có giá trị đặc trưng nhất cho rừng, đặc biệt

là rừng hỗn loại, nó phan ánh các đặc diém lâm sinh của rừng Kêt luận của ông về

Trang 25

phân bố đã được kiểm chứng ở nhiều nơi trên thế giới, đó là phân bố số cây theocấp đường kính của rừng tự nhiên có dạng một đỉnh lệch trái Số cây tập trungnhiều ở các lớp cây có đường kính nhỏ vì nhiều cây và nhiều loài cùng sống Vìđiều kiện cạnh tranh không gian sinh trưởng và đào thải tự nhiên nên số lượng cây

sẽ giảm dần theo thời gian

Theo Meyer (1952) đã mô tả phân bố số cây theo đường kính bằng phương

trình toán học, có dạng đường cong giảm liên tục Baur (1964) đã nghiên cứu các

van đề về cơ sở sinh thái nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừngnói riêng Trong đó, tác giả đi sâu vào cau trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh

áp dụng cho rừng mưa tự nhiên Từ đó, tác giả đưa ra các nguyên lý tác động xử lý

lâm sinh cải thiện rừng Richards (1968), trong cuốn “Rừng mưa nhiệt đới” cũng đã

dé cập đến phân bố số cây theo đường kính, ông nhận định dạng phân bố giảm là

một dạng đặc trưng của rừng tự nhiên hỗn loài

Balley (1973) đã sử dụng hàm Weibull để mô hình hóa phân bố số cây theođường kính (N/D,3) Nhiều tác giả cũng sử dụng các hàm toán học củaSchumacher, Hyperpol, ham mũ, để mô hình hóa quy luật phân bồ số cây theođường kính của rừng (dẫn theo Trần Văn Con, 2001)

Wenk (1995), khi nghiên cứu xác định cấu trúc của một loại hình rừng nhằm

mục đích không những đánh giá được hiện trạng và động thái sinh trưởng của rừng

qua các quy luật phân bố cây theo chiều cao (H„„) theo đường kính (D3), theođường kính tán (Dyn), theo tổng tiết điện ngang (G¡›), mà còn có thể xác địnhđược kích thước bình quân của lâm phần phục vụ cho công tác điều tra quy hoạch

rừng (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 1995)

1.2.2.2 Nghiên cứu về phân bố số cây theo chiều cao (N/H„„)

Trước đây, khi nghiên cứu về cấu trúc theo chiều thắng đứng (chiều dọc)của rừng tự nhiên nhiệt đới, việc xác định tầng thứ đều mang tính mô tả, định tính.Việc phân chia các tầng rừng theo chiều cao mang tính chất cơ giới nên chưa phảnánh cụ thé sự phân tầng phức tạp của rừng tự nhiên nhiệt đới

Khi nghiên cứu cấu trúc rừng theo chiều thẳng đứng, phần lớn các tác giả

Trang 26

đã dựa vào phân bố số cây theo chiều cao Phương pháp kinh điển là vẽ các phẫu đồđứng với các kích thước khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu Các phẫu đồmang lại hình ảnh khái quát về cau trúc tang tán, phân bố số cây theo chiều thangđứng của rừng, từ đó rút ra các nhận xét và đề xuất ứng dụng thực tế Phương phápnày được nhiều nhà nghiên cứu rừng nhiệt đới áp dụng như Meyer (1952), Rollet(1985), Schumacher (1986) trong đó tiêu biểu là công trình nghiên cứu củaRichards (1959) (Giang Văn Thắng, 2003).

Nhìn chung, các phương trình toán học miêu tả về đặc điểm lâm học và cấutrúc rừng nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú và đa dạng Nhữngkết luận của các tác giả trên đây sẽ được đề tài tham khảo có chọn lọc trong việc xử

lý tính toán số liệu, xây dựng mô hình toán học và là cơ sở tham khảo quan trọngcho việc định hướng đề xuất những biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phù hợpkhi nghiên cứu đặc điểm lâm học rừng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu

1.2.3 Đa dạng loài cây gỗ

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu, đặc biệt những công trình

có giá trị vào thế kỷ XIX — XX, như Thực vật chí An Độ gồm 7 tập (1872), Thựcvật chí Hải Nam (1973 — 1977), Thực vật chí Vân Nam (1997), Tat cả các côngtrình đều đã nêu lên mức độ phong phú và đa dạng của hệ thực vật rừng ở từngvùng nhất định Tiêu biểu là công trình của Tolmachop ở Liên Xô cũ, ông đã đưa ranhận định, một hệ thực vật cụ thé ở vùng nhiệt đới âm thường có tới 1500 — 2000loài Ngày nay, da dang sinh học đang được nhiều nhà khoa học quan tâm, đặc biệtviệc bảo vệ đa dạng sinh học đã trở thành vấn đề quốc tế mà mọi quốc gia đều đặtvào vị trí quan trọng Quan trọng về lĩnh vực này là Công ước bảo tồn đa dạng sinhhọc được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu ở Rio De Janeiro (1992) Tạiđây, định nghĩa về đa dạng sinh học đã được nêu một cách đầy đủ và đa dạng sinhhọc gồm 3 yếu tố: đa dạng hệ sinh thái, đa dang loài và đa dang di truyền (dẫn theo

Phan Thanh Lâm, 2016).

Trước tình hình sự đa dạng sinh học trên thế giới ngày càng suy giảm

nghiêm trọng nên việc nghiên cứu dé bảo tôn da dạng sinh học trở nên cap thiệt, từ

Trang 27

đó có nhiều tổ chức và cá nhân đã đi sâu vào nghiên cứu đa dạng sinh học, bảo tồn

đa dạng sinh học đã trở thành một vấn đề quan trọng bậc nhất hiện nay Việc sửdụng các tư tưởng về quản lý tài nguyên truyền thống và các số lượng loài thực vậthiện nay để làm cơ sở bảo tồn da dang sinh học, lý giải cho các van đề suy giảm dadạng sinh học và giải pháp bảo tồn chúng

Nghiên cứu đánh giá tài nguyên đa dạng sinh học là một hoạt động hết sứccần thiết nhằm tạo nên cơ sở đữ liệu cho các giải pháp bảo tồn, hoạch định chínhsách và kế hoạch phát triển sử dụng bền vững tài nguyên Khái niệm đánh giá đadạng sinh học có thé hiểu với 2 hoạt động khác nhau, nhưng có liên quan quyết địnhlẫn nhau, thứ nhất là phân tích định lượng các chỉ số đa dạng sinh học (biodiversity

measurement) (IVI- Importance Value Index; H- Shannon - Weiner’s Index, Simpson’s index, ) thứ hai là đánh giá giá tri cua tai nguyên da dang sinh học, bao

Cd-gồm giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp và giá trị không sử dụng, giá trị địa phương

và toàn cầu (Vermeulen và Koziell, 2002)

Các nhà sinh thai hoc đã mô tả da dạng sinh vật của một khu vực nao đó

thông qua ba số do: sự giàu có về loài, da dang loài và tính đồng đều về độ phongphú hay độ ưu thé của loài (Magurran, 2004)

Hai thành phần cơ bản của đa dạng loài cây gỗ là chỉ số đa dạng và chỉ sốđồng đều Theo Magurran (2004), chỉ số đa dạng loài cây gỗ được xác định bằngchỉ số ưu thế của Simpson (1949) và chỉ số đa dạng Shannon-Weiner (1948, 1949).Phân bố độ phong phú của các loài trong quan xã (chi số đồng đều) có thé được dođạc bằng các chỉ số Shannon-Weiner (1948), Simpson (1949), Pielou (1969) ;trong đó hai chỉ số thông dụng nhất là Shannon-Weiner và Pielou

Trang 28

hơn Mưa đến muộn hoặc thời tiết khô nóng trong một số tuần sau khi mưa đầu mùa

là nhân tố hạn chế sự sống sót của cây mam và cây con Những hạt giống và câycon hình thành vào giữa mùa mưa có khả năng sống sót cao Tuy vậy, chúng có thê

bị chết ở mùa khô năm tiếp theo vì hệ rễ phát triển chưa 6n định (Smith, 1986; Thái

Văn Trừng, 1999).

Tái sinh tự nhiên của rừng phụ thuộc vào nguồn hạt tạo ra hàng năm vànguồn hạt tồn trữ trong đất Nhiều nghiên cứu (Richards, 1969; Thái Văn Trừng,1999) cho thấy, nguồn hạt giống ở rừng mưa nhiệt đới phụ thuộc chặt chẽ vào sốlượng cây mẹ, tuổi cây mẹ và lập dia Sự phát tán hạt giống của cây gỗ ở rừng mưa

nhiệt đới chịu ảnh hưởng lớn của gió và động vật (Barot va ctv, 1999; Meiners va

ctv, 2002) Những cây gỗ ở rừng thường xanh phát tán quả và hạt theo định kỳ vàhạt thường có giai đoạn ngủ Những loài cây gỗ ưu thế ở tầng trên thường ra hoavào đầu mùa khô và hạt giống nảy mầm vào đầu mùa mưa Trái lại, những loài cây

ở tầng dưới tán ra hoa và phát tán hạt giống vào hầu hết thời gian trong năm Phầnlớn cây gỗ ở rừng mưa nhiệt đới phát tán hạt giống ngay sau khi quả chín và sự nảymam của hat giống phụ thuộc vào độ am môi trường đất Giai đoạn hình thành câycon đưới tán rừng phụ thuộc vào tình trạng tán rừng, khả năng cung cấp ánh sáng và

nước.

Dự đoán tái sinh và sự sống sót của cây tái sinh cho đến giai đoạn trưởngthành cũng được nhiều nhà lâm học quan tâm, bởi vì dữ liệu về tái sinh rùng sẽ là

cơ sở xây dựng các phương thức xử lý lâm sinh có hiệu quả.

1.3 Những nghiên cứu về đặc điểm lâm học ở Việt Nam

1.3.1 Cấu trúc tổ thành

Cấu trúc rừng biểu thị thành phan và sự tổ chức, sắp xếp của các thành phantheo không gian và thời gian (Nguyễn Văn Thêm, 2002) Từ trước đến nay đã cónhiều nhà lâm học quan tâm đến phương pháp mô tả, đánh giá cấu trúc của rừng và

đã mô tả cấu trúc rừng hỗn loài tự nhiên nhiệt đới bằng phương pháp biểu đồ rừng(biểu đồ phẫu diện rừng, trắc diện rừng và phẫu đồ rừng) Trắc diện đồ mô ta sựphân tang và vị trí của những loài cây trong tán rừng theo không gian đứng và theo

Trang 29

chiều ngang.

Trong nghiên cứu kết cấu tổ thành loài cây, những nhà lâm học (Richards,1952; Thái Văn Trừng, 1999) cho rằng, mỗi kiểu rừng được hình thành bởi nhữngloài cây khác nhau Vì thế, khi phân tích kết cau tổ thành loài, cần xác định tên loài

và những đặc trưng lâm học của mỗi loài Curtis và McIntosh (1951) đã sử dụng

thuật ngữ chỉ số gia trị quan trọng của loài (IVI%) dé biểu thị vai trò của loài trongquan xã thực vật và được tính theo tổng của ba tham số: độ thường gặp tương đối(F%), mật độ tương đối (N%) và tiết diện ngang thân cây tương đối (G%) Thái VănTrừng (1999) đã xác định chỉ số IVI% theo giá trị trung bình của ba tham số: mật

độ tương đối (N%), tiết diện ngang tương đối (G%) va thé tích tương đối (V%) chotừng loài, từ kết quả của chỉ số, tác giả đã phân chia những quần xã thực vật rừngthành những quần hợp, ưu hợp và phức hợp (Nguyễn Văn Thêm, 2010)

Cấu trúc tô thành là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc sinh thái vàhình thái khác của rừng Tổ thành rừng là chỉ tiêu quan trọng dùng dé đánh giá mức

độ đa dạng sinh học, tính ổn định, tính bền vững của hệ sinh thái rừng Cấu trúc tổthành đã được nhiều nhà khoa học Việt Nam đề cập trong công trình nghiên cứu củamình Trần Ngũ Phương (1970) đã chỉ ra những đặc điểm cấu trúc của các thảmthực vật miền Bắc Việt Nam từ 1961 đến 1965 Nhân tố cấu trúc đầu tiên đượcnghiên cứu là tô thành và thông quan đó một số quy luật phát triển của các hệ sinhthái rừng được phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất Bảo Huy (1993) vàĐào Công Khanh (1996) khi nghiên cứu tổ thành loài cây đối với rừng tự nhiên ởDac Lak va Hương Sơn — Hà Tĩnh đều xác định tỷ lệ tổ thành của các nhóm loài câymục đích, nhóm loài cây hỗ trợ và nhóm loài cây phi mục đích cụ thé, dé từ đó déxuất biện pháp khai thác thích hợp cho từng đối tượng theo hướng điều chỉnh tổthành hợp lý Lê Sáu (1996) và Tran Cam Tú (1999) khi nghiên cứu cấu trúc rừng

tự nhiên ở Kon Hà Nùng — Gia Lai và Hương Sơn — Hà Tĩnh đều xác định danhmục các loài cây cụ thé theo cấp tổ thành và các tác giả đều kết luận sự phân bố củamột số loài cây theo cấp tổ thành tuân theo hàm phân số giảm Cấp tổ thành càng

cao sô loai cảng giảm.

Trang 30

1.3.2 Cấu trúc ngang và cấu trúc đứng

Nghiên cứu quy luật cấu trúc lâm phần được nhiều nhà khoa học trong nướcquan tâm Nhiều kết quả nghiên cứu đã và đang được ứng dụng rộng rãi và đạt hiệuquả cao trong sản xuất kinh doanh rừng ở nước ta

Cấu trúc rừng biểu thị sự tổ chức và sắp xếp các thành phần của rừng theokhông gian (chiều ngang và chiều đứng) và thời gian (tuổi rừng) Về mặt lâm học,phân tích cấu trúc rừng nhằm mục đích xác định động thái biến đổi của rừng theothời gian Những hiểu biết về cấu trúc rừng là cơ sở cho việc xây dựng những

phương thức lâm sinh Thái Văn Trừng (Thảm thực vật rừng Việt Nam, 1978) đã

cho rằng, có hai loại hình quần thể đó là quần hệ và xã hợp, các quần hệ thực vậtđược phân biệt với nhau dựa theo sự phân biệt về hình thái, cau trúc và tiêu chuẩn

dé phân loại, xã hợp là dựa vào thành phan loài Davis và Richards (1934) đã mô

tả sự phân tang và vị trí của những loài cây gỗ trong tán rừng bằng những biéu đồphau diện đứng và ngang (Thái Văn Trừng, 1999), phương pháp này đã đượcnhiều nhà lâm học áp dụng cho đến ngày nay Bằng cách vẽ những biểu phẫu diệnrừng, nhà lâm học có thể phân loại và mô tả chính xác các loại hình rừng và độngthái biến đôi của chúng theo thời gian, tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm

là không xác định theo hướng định lượng, để khắc phục những thiếu sót này,nhiều nhà lâm học đã áp dụng toán học để mô tả và phân tích cấu trúc rừng Cấutrúc đứng và ngang của rừng được mô hình hóa với những hàm phân bố như:

Meyer, Weibull, Gamma, Lognormal, Khoảng cách, Hình học, Theo đó, nghiên

cứu các đặc điểm lâm học của rừng cần sử dụng các phương pháp toán học nhằmtìm ra quy luật cấu trúc rừng hỗn loài, từ đó đưa ra những biện pháp xử lý có khoahọc và hiệu quả, vừa cung cấp được lâm sản vừa nuôi dưỡng, tái sinh rừng và giúpchúng ta nắm vững các quy luật của rừng nhiệt đới, nghiên cứu cấu trúc rừng hỗnloài đã xem xét sự phân bố tầng theo hướng định lượng và đã nhận định rằng việcxác định tầng thứ của rừng lá rộng thường xanh là hoàn toàn hợp lý và cần thiết

Theo Nguyễn Văn Thêm (2002), những hiểu biết về cấu trúc rừng mang lai

những ý nghĩa rât to lớn, vì câu trúc rừng là một sự tô chức và sắp xêp các thành

Trang 31

phần và tình hình rừng theo không gian và thời gian Đó là sự phân bố các lớp câyrừng theo chiều thắng đứng và chiều nằm ngang Bên cạnh đó nếu có cấu trúc rừng

rõ ràng, có thể đo đạc và phân biệt với các quần lạc thực vật khác, Nghiên cứuxác định cấu trúc của một loại hình rừng nhằm mục đích không những đánh giáđược nhiều hiện trạng và động thái sinh trưởng của rừng thông qua các quy luậtphân bồ số cây theo chiều cao vút ngọn (H„„), đường kính tại vị trí 1,3 m (Dg),

mà còn xác định chính xác kích thước bình quân của lâm phần phục vụ cho côngtác điều tra, quy hoạch rừng Sự phân bó số cây theo cấp đường kính có giá trị tiêubiểu nhất cho lâm phan, phản ánh được cấu trúc lâm sinh của lâm phan, số cây tậptrung rất nhiều ở cấp kính nhỏ do bởi có nhiều loài cây, nhiều thế hệ cùng tồn tại.Song ở các đường kính lớn, chỉ có một số loài nhất định do bởi đặc tính sinh họchay bởi vị trí thuận lợi trong rừng chúng có khả năng tôn tại và phát triển Về phân

bố chiều cao, rừng tự nhiên thường có dạng nhiều đỉnh, rừng có nhiều thế hệ hay đobởi các biện pháp chặt chọn không quy tắc nên phân bó chiều cao của rừng thường

có nhiều đỉnh và giới hạn của đường cong phân bố nhiều đỉnh là phân bố giảm đặctrưng cho rừng chặt chọn không đều tuổi

1.3.2.1 Nghiên cứu về phân bố số cây theo đường kính (N/D,3)

Khi nghiên cứu rừng tự nhiên hỗn loài khác tuổi, Đồng Sĩ Hiền (1974) đãđưa ra kết luận dạng tương quan của phân bố N/D; ; là phân bố giảm, nhưng do quátrình khai thác chọn thô không theo quy tắc nên đường thực nghiệm thường có dạng

hình răng cưa.

Nguyễn Văn Trương (1983) đã nghiên cứu và đề xuất các mô hình dạnghàm mũ, logarit, phân bố Poisson và phân bố Pearson đề biểu thị cấu trúc N/D;3 củarừng tự nhiên hỗn loài, trong đó phân bố Poisson không mang lại hiệu qua mongmuốn Dựa trên cơ sở những mô hình hoàn thiện đã có trong tự nhiên và dưới sựđiều tiết của con người, tác giả đã đề xuất xây dựng mô hình cấu trúc rừng chuân,trong đó chú trọng đến điều tiết phân bồ tổng tiết điện ngang và cấu trúc đứng củalâm phần mẫu

Phùng Ngọc Lan (1986) lại cho rằng mô hình cấu trúc mẫu là mô hình có

Trang 32

khả năng tận dụng tối đa tiềm năng của điều kiện lập địa, có sự phối hợp hài hòagiữa các nhân tố cầu trúc dé tạo ra một quận thể rừng có sản lượng, tính én định vàchức năng phòng hộ cao nhằm đáp ứng mục tiêu kinh doanh nhất định.

Nguyễn Hải Tuất (1986) đã sử dụng phân bố giảm, phân bố khoảng cách débiểu diễn kết cấu rừng thứ sinh và áp dụng phương trình Poisson vào nghiên cứu kếtcầu quần thê rừng

Trần Văn Con (1991) dựa trên tương quan giữa tong số cây và tiết điệnngang của lâm phần rừng khộp, tính toán các tham số phù hợp cho mỗi dạng cấutrúc dé xác định mật độ tối ưu của lâm phan Bảo Huy (1993), đã thiết lập mô hìnhcau trúc N/D,3 theo cấu trúc chuẩn cho từng đơn vị phân loại rừng Bang lăng ở TâyNguyên Qua đó ông đã đưa ra các đề xuất điều chỉnh cau trúc N/D;s theo cau trúcchuẩn hay đồng dạng trong phạm vi nghiên cứu đường kính nhỏ hơn đường kínhkhai thác Vì vậy, tác giả kết luận phân bố khoảng cách là thích hợp hơn cả so vớicác dạng phân bố khác Tác giả cũng nhận định việc nghiên cứu phân bố số câytheo đường kính trong thời gian gần đây không chỉ dừng lại ở mục đích phục vụcông trình điều tra như: xác định tông tiết điện ngang, trữ lượng gỗ mà chủ yếu làxây dựng cơ sở khoa học cho giải pháp lâm sinh trong nuôi dưỡng phục hồi rừng

Kết qua mô ta phân bố N/D;¿ theo hàm khoảng cách cũng đã được TranCam Tú (1999) kiểm nghiệm khi nghiên cứu đặc điểm rừng sau khai thác ở HươngSơn, Hà Tĩnh và cho kết quả tốt Trần Văn Con (1991), Lê Sáu (1996) lại cho rằngham Weibull thích hợp hơn cả khi mô ta phân bố N/D,; cho tat cả các trạng tháirừng tự nhiên cho dù phân bố thực nghiệm có dạng giảm liên tục hay một đỉnh ĐàoCông Khanh (1996) thì cho rằng dạng tần số tích lũy thích hợp vì biến động củađường thực nghiệm này nhỏ hơn rất nhiều so với biến động số cây hay % số cây ở

các cỡ kính.

Nguyễn Minh Cảnh (2018) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và đa dạng thực vậtthân gỗ của các trạng thái rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh BìnhThuận, khi nghiên cứu cấu trúc, kết quả phân bé số cây theo cấp đường kính ở cáctrang thái rừng đều có đỉnh phân bố lệch trái và phân bố giảm Phân bố N%/D¡¿ ở

Trang 33

trạng thái rừng IIB thuộc kiểu Rkx và Rkn tại khu vực nghiên cứu đều có dạng phân

bố theo hàm khoảng cách (với y biến động từ 0,30 đến 0,41; a biến động từ 0,54đến 0,55); trong khi đó, phân bố N%/D,; ở cả ba trạng thái rừng IIAI1, IIA2 vàIIIA3 của cả 2 kiểu Rkx và Rkn tại khu vực nghiên cứu đều có dang phân bố theo

ham Weibull.

Phan Minh Xuan (2019), tác giả đã nghiên cứu đặc điểm lâm học của ba

trạng thái rừng khác nhau là trạng thái rừng nghèo, trung bình và giàu ở Khu bảo

tồn thiên nhiên Binh Châu — Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu, đối với cấu trúcrừng, phân bố số cây theo cấp đường kính cả ba trạng thái đều có dạng giảm và phù

hợp với hàm mũ.

1.3.2.2 Nghiên cứu về phân bố số cây theo chiều cao (N/Hyn)

Khi nghiên cứu rừng tự nhiên, Đồng Sĩ Hiền (1974) đã cho rằng phân bốN/H,, ở các lâm phan thường có nhiều đỉnh phản ánh kết quả phức tạp của rừng

chặt chọn thô.

Trần Xuân Thiệp (1995) sau khi thử nghiệm các hàm Meyer, Weibull để môphỏng phân bố N/Hvn của rừng Hương Sơn (Hà Tĩnh) cũng đã nhận định sự phùhợp giữa phân bó lý thuyết và thực nghiệm cho phép dựa vào hàm Weibull dé điềutiết rừng trong giai đoạn giữa để chuyển hóa về rừng chuẩn cũng như trong quátrình kinh doanh rừng bền vững

Một số tác giả như: Bảo Huy (1993), Đào Công Khanh (1996), Lê Sáu(1996) đã nghiên cứu về quy luật phân bố N/H„; để tìm tang tích tụ tán cây Cáctác giả đều đi đến nhận xét chung là, phân bố N/H,, có dang một đỉnh và nhiễu đỉnhphụ hình răng cưa, qua đó các tác giả đã đề xuất ham Weibull là thích hợp nhất dé

mô tả phân bố này

Thái Van Trừng (1999), đã thực hiện phân loại chi tiết các thảm thực vật

rừng Việt Nam dựa trên “Nguyên lý sinh thái phát sinh thảm thực vật” Tác giả đã

phân tích rất kỹ động thái của các kiểu rừng thứ sinh sau tác động của con người

Về cấu trúc tầng thứ, tác giả cho rằng, sự sắp xếp của các cây gỗ rừng mưa nhiệt đớitheo chiều thang đứng thành 5 tầng, trong đó có 3 tầng cây gỗ lớn, 1 tầng cây bụi, 1

Trang 34

tầng thảm tươi và đã chia ra độ cao giới hạn của từng tầng.

Trần Câm Tú (1999) qua nghiên cứu rừng tự nhiên ở Hương Sơn (Hà Tĩnh)cũng có nhận định ham Weibull thích hop dé mô phỏng phân bố N/H„; cho rừng tựnhiên hỗn loài sau khai thác

Nguyễn Minh Cảnh (2018) khi nghiên cứu ở cả 2 kiểu rừng Rkx và Rkn, kếtquả mô phỏng quy luật phân bố N%/H cho thấy, ở trạng thái rừng ITB và IIIA; đều códang hàm phân bố Weibull, trong khi đó, phân bố N%H ở trạng thái rừng IIIA) vàIIIA; đều có dang hàm phân bố chuẩn

Phân bố số cây theo cấp chiều cao đối với ba trạng thái rừng nghèo, trungbình và giàu thuộc kiểu rừng kín thường xanh hoi âm nhiệt đới ở Khu bảo tồn thiên

nhiên Bình Châu — Phước Bửu, tỉnh Bà Ria — Vũng Tau cũng có dạng đỉnh lệch trái

và phù hợp với hàm phân bố khoảng cách (Phan Minh Xuân, 2019)

Nhìn chung, các tác giả đều có cùng một quan điểm là có sự phân tầng trongrừng tự nhiên nhiệt đới và sự phân tầng này cần phải được định lượng hóa thôngqua trắc đồ và công cụ toán học

1.3.2.3 Nghiên cứu về phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D,3)

Trữ lượng rừng biểu thị khả năng sản xuất gỗ của một loại hình rừng trênmột điều kiện lập địa cụ thé và được tác động bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinhnhất định

Trần Quốc Bảo (2015) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc kiểu rừng kín lá rộngthường xanh mưa âm nhiệt đới, trạng thái rừng trung bình tại Vườn Quốc gia Lò Gò

— Xa Mát, tỉnh Tây Ninh cho thấy phân bố trữ lượng theo cấp đường kính khôngđồng đều Ở cấp đường kính nhỏ từ 6 — 34 cm, trữ lượng không chênh lệch nhaunhiều Tuy số lượng cây nhiều nhưng vì đường kính và chiều cao nhỏ nên trữ lượngkhông cao Ở cấp kính 54 — 58 cm, trữ lượng quan thụ cao nhất (23,36m*/ha) Giaiđoạn này cần tạo điều kiện cho các cây rừng có cấp đường kính nhỏ tồn tại và pháttriển để tham gia vào tầng tán chính của rừng trong tương lai nhằm tăng trữ lượngcủa lâm phan

Phạm Thị Hạnh cùng các cộng sự (2018) nghiên cứu phân bồ trữ lượng theo

Trang 35

cấp kính ở bốn trạng thái rừng khác nhau là rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thườngxanh rất giàu, rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu, rừng gỗ tự nhiênnúi đất lá rộng thường xanh trung bình và rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thườngxanh phục hồi Kết quả cho thấy đối với trạng thái rừng rất giàu, trữ lượng tại cáccấp kính có giá trị tăng dần Đối với trạng thái rừng giàu, cấp kính từ 6 — 15 em cógiá trị thấp nhất (16,9 m’/ha), cấp kính từ 30 — 45 cm dat giá trị lớn nhất (88,2m’/ha) Đối với trạng thái rừng trung bình, cấp kính từ 15 — 30 cm có trữ lượng caonhất (68,1 m’/ha), cap kính trên 45 cm đạt giá trị thấp nhất (20,4 m*/ha) Trữ lượngtheo cấp kính đối với trang thái rừng phục hồi cao nhất ở cấp kính 15 - 30 cm.

Việc tìm hiểu và xác định đặc điểm phân bố trữ lượng của rừng theo cấpđường kính có ý nghĩa cần thiết trong thực tiễn nghiên cứu Từ đó giúp các nhàquản lý rừng xác định được hướng điều tiết rừng hợp lý dé dat trạng thái rừng cânbằng ôn định, phục vụ cho những mục tiêu đề ra

1.3.3 Đa dạng loài cây gỗ

Ở Việt Nam, đa dạng tầng cây gỗ có nhiều tác giả Việt Nam quan tâm nghiêncứu về đa dang sinh học, đặc biệt là đa dạng hệ thực vật, đầu tiên phải kế đến công

trình nghiên cứu “Thảm thực vat rừng Việt Nam” của Thái Van Trừng (1978) Tác

giả đã tông kết và công bố công trình nghiên cứu của mình với 7004 loài thực vậtbậc cao có mạch thuộc 1850 chi và 189 họ ở Việt Nam Ông đã nhấn mạnh sự ưuthế của ngành thực vật hạt kín (Angiospermae) trong hệ thực vật Việt Nam với 6336loài chiếm 90,9%, 1727 chi chiếm 93,5% và 239 họ chiếm 82,7% trong tông sốtaxon mỗi bậc Tiếp theo là công trình “Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc” củaTrần Ngũ Phương (1970) Tác gia chia rừng miền Bắc Việt Nam thành 3 dai với 8kiểu Đến năm 1985, Phạm Hoàng Hộ đã xuất bản “Danh lục thực vật Phú Quốc”

và công bố 793 loài thực vật có mạch trên diện tích 592 km” Đặc biệt có 3 quyền

“cây co Việt Nam” (1991 — 1993) của tác giả đã mô ta 10.500 loài thực vat có

mạch, đó là công trình đầy đủ có hình vẽ kèm theo về toàn bộ hệ thực vật rừng ViệtNam Xác định các nhân tố đa dạng sinh học nói chung và đa dạng cây gỗ nói riêng

có ý nghĩa quan trọng đôi với việc bảo vệ và sử dụng tính đa dạng một cách lâu bên.

Trang 36

Tháng 5 năm 1993, dự án “Bảo vệ da dạng sinh học ở Việt Nam” do tô chức hợp tácvăn hóa kỹ thuật (A.C.C.T) của các quốc gia nói tiếng Pháp giúp đỡ đã được ký kết.Trên cơ sở đó, nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện trên các vùng sinh

thái trong nước như “Nghiên cứu đa dạng sinh học của rừng Tuyên Quang và các

giải pháp bảo vệ và phát triển lâu bền” do Đặng Huy Huỳnh và cộng sự thực hiện,

“Bao tồn đa dang sinh học Hà Tĩnh” do Võ Quy chủ trì, Kết qua các nghiên cứu

đã có giá tri nhất định trong việc bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam Các báocáo đã đề xuất được một số ý kiến thiết thực cho việc sử dung tai nguyên rừng hợp

lý và lâu bền Nguyễn Nghĩa Thìn, Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Bá Thụ đã nghiên cứukhá hoàn chỉnh và có hệ thống về tính đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia CúcPhương và đã công bồ trong các tạp chí xuất bản từ năm 1994 đến nay về đa dạng

hệ thực vật, đa dạng về nguồn gen cây có ích, đa dạng về các quần xã thực vật củaVườn Quốc gia Cúc Phương (dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004)

Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khác như Nguyễn Hoàng

Nghia (1999), Trương Quang Học cùng các cộng sự (2018) đã biên soạn những tai

liệu về đa dạng sinh vật Phạm Thị Kim Thoa (2012) đã phân tích chỉ số đa dạngsinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Son Trà — TP DaNẵng Vũ Mạnh (2017) đã nghiên cứu chỉ tiết về đa dạng loài cây gỗ của những ưuhợp họ Sao Dầu ở khu vực Nam Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thêm

và Nguyễn Tuấn Bình (2017) đã phân tích đa dạng loài cây gỗ và đa dạng cấu trúccủa một số ưu hợp thực vật thuộc rừng kín thường xanh am nhiệt đới ở khu vực Mã

Đà thuộc tỉnh Đồng Nai Nguyễn Minh Cảnh (2018) đã phân tích những thành phần

da dạng (S, N, d, J’, H’ va 2’) cho trạng thái rừng HIA2 và IHIA3 ở hai kiểu rừng vàkết luận ở kiểu rừng Rkx có tinh đa dạng cao hơn kiểu rừng Rkn Ngoài ra tác giảcũng phân tích đa dạng theo cấu trúc và những yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng loài cây

gỗ (cao độ, trạng thái rừng và kiểu rừng) Phan Minh Xuân (2019) khi phân tích đadạng đối với ba trạng thái rừng khác nhau (nghèo, trung bình và giàu), tác giả đã kếtluận rằng mặc dù số loài và độ phong phú của các loài có sự khác nhau giữa các trạngthái rừng nhưng các chỉ số đa dạng loài cây gỗ khác nhau không rõ rệt giữa các

Trang 37

trạng thái rừng.

1.3.4 Tái sinh rừng

`Trong lâm học, nội dung nghiên cứu tái sinh rừng được xác định tùy theo

mục tiêu nghiên cứu Về cơ bản, các nhà lâm học quan tâm nhiều nhất đến kếtquả tái sinh rừng và những yếu tố ảnh hưởng Sự hình thành cây con dưới tánrùng nhiệt đới phụ thuộc vào điều kiện môi trường dưới tán rừng

Nguyễn Văn Thêm (2002) cho rằng, tái sinh rừng có thành công hay khôngphụ thuộc chủ yếu vào số lượng và chất lượng nguồn giống, điều kiện môi trườngcho sự phát tán và nảy mầm của hạt giống Phần lớn hạt giống cây rừng mưa nảymam ngay sau khi rụng xuống đất ít ngày, thậm chí có một số loài nảy mầm trêncây Do vậy, khi nghiên cứu tái sinh nhà lâm học cần xác định rõ thành phần loài,những nhân tố sinh thái đặc biệt là những nhân tố chủ đạo ảnh hưởng đến tái sinh dé

có giải pháp xúc tiến tái sinh cho phủ hợp Tái sinh liên tục hay định kỳ được xácđịnh thông qua phân bồ cây tái sinh theo những cấp chiều cao (phân bố N/H) Chatlượng cây tái sinh được đánh giá thông qua hình thái (thân, cành, lá), nguồn gốc(hạt, chồi) và tình trạng sức sống Phương pháp đánh giá chất lượng cây tái sinhthay đổi tùy theo mục tiêu nghiên cứu Về mặt lý thuyết, chất lượng cây tái sinhđược đánh giá tùy theo tình trạng sống của cây tái sinh Những cây khỏe mạnh lànhững cây có sức sống tốt, sinh trưởng mạnh và không bị sâu hại Trái lại, nhữngcây yếu là những cây có sức sống kém, sinh trưởng kém và bị sâu hại Theo quanđiểm sản xuất, chất lượng cây tái sinh được đánh giá thông qua tình trạng sống vànguồn gốc (hạt, chdi)

Trần Cam Tú (1999) khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên sau khai thác chọn ởHương Sơn (Hà Tĩnh) và đã rút ra kết luận: Áp dụng phương thức xúc tiến tái sinh

tự nhiên có thể đảm bảo khôi phục vốn rừng, đáp ứng mục tiêu sử dụng tải nguyênrừng bền vững Tuy nhiên, các biện pháp kỹ thuật tác động phải có tác dụng thúcđây cây tái sinh mục đích sinh trưởng và phát triển tốt, khai thác rừng phải đồngnghĩa với tái sinh rừng, phải chú trọng tới điều tiết tầng tán của rừng, đảm bảo câytái sinh phân bố đều trên toàn bộ diện tích của rừng Trước khi khai thác cần thực

Trang 38

hiện các biện pháp mở tán rừng, chọn cây gieo giống, phát dọn dây leo, cây bụi vàsau khai thác phải tiến hành don vệ sinh rừng.

Thực tế cho thấy, với điều kiện nước ta hiện nay, nhiều khu vực vẫn phảitrông cậy vào tái sinh tự nhiên là chính Vì vậy, những nghiên cứu đầy đủ về táisinh tự nhiên cho từng đối tượng rừng cụ thể là hết sức cần thiết nếu muốn đề xuất

những biện pháp kỹ thuật chính xác.

1.4 Thảo luận chung

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và đa dạng của rừng tự nhiên là van đề đượcnhiều nhà nghiên cứu quan tâm Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tinquan trọng về tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng Cơ sở dữ liệu trạng tháirừng được cập nhật vì rừng luôn thay đồi, biến động theo thời gian Ngoài ra, kết

quả còn là cơ sở quan trọng cho các hoạt động quản lý rừng.

Trong nghiên cứu rừng tự nhiên, các công trình nghiên cứu thường quan tâm

đến những chỉ tiêu quan trọng nhằm nắm bắt được tình hình của rừng như: thànhphần loài/độ giàu có về loài; mật độ hay độ phong phú của các loài; Vai trò của cácloài cây gỗ trong quần thụ; Cấu trúc rừng; Đặc điểm tái sinh tự nhiên; Độ tàn che;

Sự cạnh tranh của cá loài cây; tính đa dạng sinh học của rừng, làm cơ sở đề xuấtnhững biện pháp lâm sinh giúp rừng sinh trưởng và phát triển tốt hơn, góp phầnphát huy chức năng vốn có của rừng Đề tài này cũng kế thừa và thực hiện nghiêncứu một số nội dung quan trọng trong nghiên cứu đặc điểm lâm học rừng tự nhiênbao gồm: Kết cấu loài cây gỗ, cầu trúc quần thụ, tình trạng tái sinh tự nhiên dưới tánrừng và đa dạng loài cây gỗ của trạng thái rừng trung bình thuộc kiểu rừng lá rộngthường xanh ở khu vực xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận

Về phương pháp nghiên cứu, đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứutruyền thống trong nghiên cứu lâm học rừng tự nhiên, các ô mẫu được bố trí theophương pháp điền hình dé thu thập các chỉ tiêu về kết cấu thành phan loài, đo tínhcác chỉ tiêu về câu trúc của tang cây gỗ (như đường kính, chiều cao, số cây); đo tính

và đánh giá hiện trạng tái sinh rừng, tính da dạng loài cây gỗ Tác giả cũng sẽ sử

dụng các công cụ thông kê đê định lượng các đặc trưng kêt câu và câu trúc của tâng

Trang 39

cây gỗ và phân tích đánh giá tình hình tái sinh tự nhiên dưới tán rừng Qua đó, sẽphân tích, đánh giá, nhận định và đề xuất một số giải pháp lâm sinh cho quản lýrừng bền vững trạng thái rừng trung bình, thuộc kiểu rừng lá rộng thường xanh ởkhu vực xã Công Hải, huyện Thuận Bắc tỉnh Ninh Thuận.

Trang 40

Chương 2

ĐẶC ĐIÊM KHU VỰC, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu

2.1.1 Vị trí địa lý :

Xã Công Hải nằm ở phía Bắc huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, thuộcvùng kinh tế trọng điểm Nam Khanh Hòa - Bắc Ninh Thuận Khu vực xã có vị tríđịa lý và hệ thống giao thông tương đối thuận lợi: phía Đông giáp biển Đông vàhuyện Ninh Hải, phía Tây giáp xã Phước Chiến, phía Nam giáp các xã LợiHải và xã Bắc Sơn, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa; trên địa bàn xã có Quốc lộ 1Avới chiều đài khoảng 20 km và đường sắt Bắc - Nam đi qua, ở gần vùng cảng biển

Ba Ngòi, cảng Ninh Chử và sân bay Quốc tế Cam Ranh; có điều kiện thuận lợitrong việc kết nối phát triển kinh tế - xã hội với các huyện, thành phó trong tỉnh vàvới các tỉnh trong vùng và cả nước Ngoài ra một phần núi Chúa cũng nằm trên địa

bàn xã.

Đối tượng nghiên cứu là trạng thái rừng thường xanh tự nhiên nằm tải rác ởcác tiểu khu 139, 140, 147, 149 thuộc vùng lõi của khu Dự trữ sinh quyền VườnQuốc gia Núi Chúa (rừng đặc dụng), có độ cao trên 700m

Ngày đăng: 29/01/2025, 23:24

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN