1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty cổ phần điện cơ Thống Nhất Hà Nội

68 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Hình Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tại Công Ty Cổ Phần Điện Cơ Thống Nhất Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thu Hà
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thành Vinh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Bảo hiểm xã hội
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 22,47 MB

Nội dung

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: a Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác địn

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA BẢO HIEM

TINH HÌNH THAM GIA BAO HIEM XÃ HỘI

TẠI CÔNG TY CO PHAN ĐIỆN CO THONG NHAT HÀ NOI

EEE

pu Sinh vién : Nguyén Thu Ha

MSSV : 11161360

Lớp : Bảo hiểm xã hội 58

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thành Vinh

[— ĐẠI HỌC K.T.Q.D.

| TT THONG TIN THƯVIỆN |

| PHONG LUẬN AN - TU LIEU |

Hà Nội, thang 04/2020

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TỪ VIET TAT

LỜI MỞ ĐẦU 2.- 2° C©+e©€CEE+t€EEEEEtSEEEEEdEEEEEEeEEEEEeEEEEEE2EE25822222250 1

CHƯƠNG I: TONG QUAN VE BẢO HIEM XÃ HỘI 2.-czzi 2

1.1 Khái niệm và vai trò của bảo hiểm xã Hôn 2

1.1.1 Khái niệm và nguồn gốc 222s222EE 2251222151211 xnng 2

1.2 Nội dung cơ bản của BHXH 52222 SE E823 E E251 5E 1E tre if

1.2.1 Đối tượng tham gia .ccceeccscsssssseesssssseeessssessesssseccssseesessseeee eee 7 1.2.2 Các chế độ của BHXH Việt Nam 222 222215 E1 § 1.2.3 Quỹ Bảo hiểm xã hội 2.2222222222212222211221221 01a 16

1.2.4 Tổ chức quản lý Bảo hiểm xã hội o ccceccccccsseccccessssscessssssssessssssseecessssees 19 1.3.aQuyền và trách nhiệm của các bên tham a 20

1.3.1 Quyền và trách nhiệm của người lao động -s -s+sc+ 20 1.3.2 Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động 20 1.3.3 Quyền và trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã hội 21

CHUONG 2: THUC TRANG THAM GIA BHXH TAI CONG TY CO PHAN

ĐIỆN CO THONG NHAT ccsccssssssssssssssssccssscsssssscsssssessssssscsssssscssssussscesuesssesseee 24

2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phan Điện cơ Thống Nhát nen 24

2.1.1 Quá trình thành lập - 2+2 S18 St S8 S828 8 SE SE nere 24

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các đơn vị 25 2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 36

2.2.Tinh hình thực hiện BHXH tại Công ty Cổ phần Điện cơ Thống Nhat 38

2.2.1.Tình hình sử dụng lao động tại Công ty Cổ phần Điện cơ Thống Nhất

CO `} HHHậg.

38

Z.2.2 Tình hình thực hiện BHXH tại công ty Cổ phần Điện cơ Thống Nhất

=—Ă-đ x ŒúăằăằdÂằàằậHậàẬậậẠHẬ)|ÀẢÀẢ :ỌỎ 39

2.2.3 Đánh giá tình hình thực hiện BHXH tại CONG fy 50

CHUONG 3: MOT SO GIẢI PHAP VA KIÊN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆNTOT CONG TAC BHXH CHO LAO DONG TAI CONG TY CO PHAN

ĐIỆN CO THONG NHAT ccccscsssssssssssssscsssssssssssssssssssssssssssssssessssusseccesecccsssesece 52

Trang 3

3.1 Định hướng thực hiện BHXH tai Công ty Điện co Thống Nhat Hà Nội 52 3.2 Thuận lợi và khó khăn thực hiện đóng-hưởng BHXH tại công ty 52

3.3 Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đóng-hưởng BHXH tại

CONG ÍY 2 v21 HT HH 1 Heo 33

3.4 Kiến nghii cceecccccsssscsssssssssessssssssussesssssssssssessssivessssssiivessesttieeeeeesseeeeececec 55

KET LUAN sssssssssssssssssssssnssssenessssssesnssssnssssasesssissinsatsusstesiseeseseeceseececec 57

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỎ BANG BIEU HÌNH VE

Bảng 2.1: Đóng BHXH của công ty cổ phần điện cơ Thống Nhất năm 2017 40

Bảng 2.2: Hưởng BHXH của công ty cổ phần Điện cơ Thống Nhất năm 2017 42

Bảng 2.3: Số tiền đóng BHXH theo quý của công ty năm 2018 +: 45 Bảng 2.4: Chỉ tiết phân chia hệ lương tai công ty CP Điện cơ Thống Nhắt 45

Bảng 2.5: BHXH chỉ trả cho các chế độ của người lao động s5: 46

Bảng 2.6: Số người lao động và số tiền đóng BHXH của công ty năm 2019 48

Bảng 2.7: Số tiền BHXH chỉ trả cho các chế độ của công ty năm 2019 49

Hình 1.1 Tổ chức quản lý Bảo hiểm xã hội SE Ecec 19

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty 22222222225521121112 2E 25 Hình 2.2 Biéu đồ thể hiện Số tiền đóng BHXH của công ty từ 2017-2019 50

Hình 2.3 Biểu đồ thé hiện Số tiền đóng BHXH của công ty từ 2017-2019 51

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời trân trọng cảm ơn tới cơ sở thực tập, tới thầy cô giáo hướng

dẫn em để em hoàn thành tốt bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

Lời cảm ơn tới Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ngôi trường em học tập

trong 4 năm đại học của mình, là nơi phát triển tư duy, thầy cô tận tình truyền kiến

thức cho mỗi người sinh viên như người con của mình, là những giờ học ngoài giờ

bổ ích hay chăm chú đọc một trời tri thức tại thư viện nhà trường Xong bên cạnh

đó là sân chơi cho hàng ngàn sinh viên gặp nhau giao lưu kết bạn, những câu lạc

bộ tình nguyện đầy tính nhân văn, kiến thức xã hội, giúp chúng em sống hài hòa

và biết yêu thương người khác.

Lời cảm ơn gửi tới Khoa Bảo Hiểm, là mái nhà 4 năm trước em đã lựa chọn

đặt lên nguyện vọng 1 của mình bằng niềm yêu thích và hy vọng Khoa Bảo Hiểm

khiến chúng em không còn bỡ ngỡ, trở nên gần gũi và luôn tự tin học tập, chia sẻnhững điều khó khăn cùng thầy cô và được thầy cô giúp đỡ.

Dé hoàn thành bài viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp này là sự giúp đỡ lớn

của cơ sở thực tập Công ty Cổ phần Điện co Thống Nhất và thầy giáo hướng dẫn thực tập Thạc sĩ Nguyễn Thành Vinh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong mọi

điều kiện để hoàn thành bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp ra trường

Em xin trân thành cảm ơn!

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIET TAT

BHXH Bảo hiểm xã hội

NLD Người lao động

CNVC Công nhân viên chức

HTQLCL [ Hệ thống quản lý chất lượng

HDLD Hop đông lao động

CBCNV | Cán bộ công nhân viên

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, một doanh nghiệp muốn tổn tại và phát triển trong nền

cơ chế thị trường đi đôi duy trì hoạt động kinh doanh phải quan tâm đến nhiều vấn

đề như: nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất kinh doanh, quảng cáo, xúc tiếnbán hang và đặc biệt bé trợ cho quá trình kinh doanh không thể thiếu nhân tố con

người, nói cách khác chính là bộ máy tổ chức trong mỗi công ty.

Bằng thực tế được đi thực tập ở Công ty Điện cơ Thống Nhất Hà Nội em

thấy được nguồn lực con người là nguồn lực không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp.Hơn nữa là một công ty sản xuất, công nhân lên đến hàng nghìn người nên yếu tố

này quan trọng nhất trong đơn vị cấu thành tại doanh nghiệp Vậy làm thế nào để

giữ chân người lao động, phía công ty phải có chế độ hậu đãi người lao động cực

kì tốt để động viên họ thúc đây sản xuất, việc kí kết hợp đồng lao động và đóngbảo hiểm xã hội đầy đủ sẽ đem đến quyền lợi tốt nhất cho họ như chang may gặpphải vấn đề về ốm đau, thai sản, tai nạn lao đông bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất

Việc tham gia bảo hiểm xã hội là điều không thể thiếu Bằng kiến thức chuyên

ngành đã được giảng dạy, làm quen với môi trường thực tập bởi sự giúp đỡ nhiệt

tình của các anh chị trong công ty em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp này Báo

cáo thực tập đã là bảng tổng kết mục đích đề ra trong thời gian thực tập và tổng

hợp kết quả quá trình thực tập tại cơ quan Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo báo cáo gồm các phần:

Chương I: Tổng quan về BHXH

Chương II: Thực trạng tham gia BHXH tại Công ty

Chương III: Giải pháp và kiến nghị

Tuy nhiên đây là lần đầu tiên tiếp xúc với việc tìm hiểu công ty thực tế nên

không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá

về công ty Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy giáo

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

CHUONG I: TONG QUAN VE BẢO HIẾM XÃ HỘI

1.1 Khái niệm va vai trò của bảo hiểm xã hội

1.1.1 Khái niệm và nguồn gốc

Bảo hiểm xã hội (viết tắt: BHXH) là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một

phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mat hoặc giảm thu nhập do bi ốm đau,

thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất,

dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có

sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người

lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội Bảo hiểm xã hội là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội ở mỗi nước.

Theo tong kết của ILO (công ước 102 năm 1952), bảo hiểm xã hội bao gồmchín chế độ chủ yếu sau: chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ

cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia đình, trợ cấp

thai sản, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tử tuất Công ước cũng nói rõ là những nước phêchuẩn công ước này có quyền chỉ áp dụng một số chế độ, nhưng ít nhất phải áp

dụng một trong các chế độ: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi gia, trợ cấp tai nạn lao

động — bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tàn tật hoặc trợ cấp tử tuất Việc áp dụng bảo

hiểm xã hội trên của quốc gia khác nhau thường cũng rất khác nhau về nội dungthực hiện tùy thuộc vào nhu cầu bức bách của riêng từng nơi trong việc đảm bảo

cuộc sống của người lao động, ngoài ra, còn tùy thuộc vào khả năng tài chính và

khả năng quản lý có thể đáp ứng Tuy nhiên, xu hướng chung là theo đà phát triển

kinh tế - xã hội, bảo hiểm xã hội sẽ mở rộng dần về số lượng và nội dung thực hiệncủa từng chế độ

Theo thống kê của ILO, đến năm 1981, có 139 nước có thực hiện hệ thống

an sinh xã hội nói chung bảo hiểm xã hội nói riêng, trong đó có 127 nước có chế

độ trợ cấp tuổi già, tàn tật và tử tuất; 79 nước có chế độ trợ cấp ốm đau và thai sản,

136 nước có chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, 37 nước có chế

độ trợ cấp thất nghiệp

* Sự ra đời của Bảo hiểm xã hội trên thế giới

Bảo hiểm xã hội (BHXH) ra đời là kết quả của một quá trình đấu tranh lâudài giữa giai cấp công nhân làm thuê với giới chủ tư bản Kết quả này đã được các nước trên thế giới ghi nhận và đều cố gắng xây dựng cho mình một hệ thống BHXH

phù hợp Qua nhiều năm nghiên cứu về BHXH, giáo sư Henri Kliller thuộc trường

đại học Sol ray của Bỉ đã khăng định rằng nguồn gốc của BHXH xuất phát từ

những vấn đề kinh tế, chính trị xã hội sau đây:

Trang 9

Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ra đời và

ngày càng lớn mạnh Xã hội tư bản chủ nghĩa là hiện thân của quan hệ tư hữu về

tư liệu sản xuất và sản xuất hàng hóa đã ra đời Kinh tế hàng hóa đã buộc các chủ

tư bản phải thuê mướn lao động Sản xuất hàng hóa càng phát triển thì nhu cầu

thuê mướn ngày càng tăng lên và đội ngũ những người gia nhập đội quân làm thuê

ngày càng đông Vì vậy giai cấp công nhân cũng đã ra đời từ cuộc cách mạng công

bảo cuộc sống của mình cũng như gia đình mình Thêm vào đó, nhà nước cũng

như giới chủ không hề quan tâm hay giúp đỡ họ Đứng trước tình hình đó giai cấp

công nhân đã liên kết lại với nhau để tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau; lập ra các quỹ

cứu tro người ốm, người bị tai nạn; lập các tổ chức tương tẾ và vận động mọi người

tham gia; đấu tranh tự phát với giới chủ như: đòi tăng lương giảm giờ làm; thành

lập các tổ chức công đoàn và sau này là đấu tranh có tổ chức nhưng bị giới chủ đàn

áp thậm tệ Giai cấp công nhân không đòi được quyền lợi mà còn bị tồn thất nặng

nề Mau thuẫn giữa giới chủ và thợ ngày càng trầm trọng và sâu sắc Các cuộc đấu

trang của giai cấp công nhân diễn ra ngày càng rộng lớn và có tác động nhiều mặt

đến đời sống kinh tế xã hội Do vậy, Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp và điều

hòa mâu thuẫn Sự can thiệp này một mặt làm tăng được vao trò của Nhà nước,

mặt khác buộc cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định

hàng tháng đối với người làm thuê Nhận thức được lợi ích của việc này nên cả

giới chủ và thợ đều tham gia Ngoài nguồn đóng góp của giới chủ, thợ để hình

thành qũy còn có sự tham gia đóng góp bổ sung từ ngân sách Nhà nứơc khi cần

thiết Nguồn quỹ này nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi không may

gap phải những biến cố bat lợi Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà

rủi ro, bất lợi của người lao động được dàn trải, cuộc sống của người lao động và

gia đình họ ngày càng đưạơc đảm bảo ổn định Giới chủ cũng thấy mình có lợi và

được bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn

không cần thiết Vì vậy, nguồn quỹ tiền tệ tập trung được thiết lập ngày càng lớn

và nhanh chóng Khả năng giải quyết các phát sinh lớn của quỹ ngày càng đảm

bảo Đó chính là nguồn gốc sự ra đời của bảo hiểm xã hội.

Trang 10

+ Năm 1850 và năm 1861 các quỹ ốm đau được thành lập ở Đức, Bi.

+ Năm 1883, nước Đức ban hành đạo luật đầu tiên về BHXH.

+ Năm 1894 và 1896 nước Bi và Hà Lan đã được ban hành Bộ luật đấu tiên

về các tổ chức tương tế.

+ Ở Mỹ, đạo luật đầu tiên về An sinh xã hội( trong đó BHXH là hạt nhân)

đươch ban hành vào năm 1935 Trong đạo luật này có quy định về chế độ bảo hiểm

tuổi già, tử tuất, tàn tật và trợ cấp thất nghiệp cho người lao động

+ Thời kỳ chiến tranh thế giới thứ II (1940-1945) có 3 sự kiện lớn đánh dấu

quá trình ra đời và phát triển BHXH, đó là:

- Tổ chức lao động quốc tế đã tổ chức thảo luận một số vấn đề liên quan đến

BHXH như: tàn tật và sinh đẻ liên quan đến lao động nữ Vấn đề tử tuất của các

binh sỹ trong chiến tranh.

- Luật BHXH ở Mỹ đã được thông qua.

- Kế hoạch Beveridge (1942) đã được Chính phủ Bi thông qua dé chuẩn bị

thành lập hệ thống BHXH ở Bi.

+ Ngày 10/12/1948, Đại hội đồng liên hiệp quốc Tuyên ngôn nhân quyền và

trong đó có đoạn: "Tắt cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội, có quyền

về kinh tẾ, xã hội và văn hóa cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con người”

+ Ngày 25/6/1952, hội nghị toàn thể của tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã

thông qua công ước số 102 (công ước về an sinh xã hội) Nội dung công ước được

tập hợp từ các chế độ và các vấn đề an sinh xã hội đã có và thực hiện ở một số nước trên thé giới trước đó Sau công ước số 102 đến nay hau hết các nước ở Châu

á, Châu Phi và Châu Mỹ la tỉnh đều xây dựng cho mình một hệ thống BHXH phù

hợp với điều kiện kinh tế-xã hội; phù hợp với tương quan lực lượng giữa giới chủ

và giới thợ và phù hợp với thé chế chính trị trong mỗi thời kỳ ở từng nước.Cũng sau công ước 102, một loạt các công ước quốc tế khác nhằm bổ sung, hoàn thiện

và cụ thể hóa các vấn đề liên quan đến BHXH, như:

+ Công ước số 111 ra đời năm 1985, đề cập đến vấn đề việc làm và thấtnghiệp, chống phân biệt đối xử giữa những người lao động có mau da, tôn giáo và

chủng tộc khác nhau.

+ Công ước số 128 ra đời ngày 7/6/1967 nói về trợ cấp tàn tật, tuổi già và

tiên tuât.

Trang 11

+ Công ước số 156 ra đời năm 1981 đã khuyến cáo các vấn đề về người lao

động và trách nhiệm gia đình.

+ Công ước số 158 ra đời năm 1982 nhằm mục đích chống lại việc giới chủ

cho người lao động thôi việc mà không có lý do chính đáng.

* Sự ra đời của Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

1 Giai đoạn trước năm 1945:

- Trước năm 1945 ở Việt Nam chưa có pháp luật bảo hiểm xã hội Bởi vì đấtnước bị thực dân Pháp đô hộ Đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, nghèo đói

- Tuy nhiên nhân dân Việt Nam có truyền thống cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau

những khi gặp rủi ro hoạn nạn Đặc biệt là sự che chở của họ hàng làng xã thân

tộc Cũng có một số nhà thờ tổ chức nuôi trẻ mồ côi, thực hiện tế bần (BHXH sơkhai).

2 Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954:

- Thang 8 năm 1945 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời Tháng 12

năm 1946 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhândân Trong Hiến pháp có xác định quyền được trợ cấp của người tàn tật và người

già.

- Ngày 12 tháng 3 năm 1947 Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ky Sắc lệnh số

29/SL quy định chế độ trợ cấp cho công nhân.

- Ngày 20 tháng 5 năm 1950 Hồ Chủ Tịch ký 2 sắc lệnh là 76, 77 quy định

thực hiện các chế độ 6m dau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí cho cán bộ, công

nhân viên chức.

Đặc điểm của chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội ở thời kỳ này là do tronghoàn cảnh kháng chiến gian khổ nên việc thực hiện bảo hiểm xã hội rất hạn chế.

Tuy nhiên, đây là thời kỳ đánh dấu sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước về

chính sách bảo hiểm xã hội Đồng thời những quy định về bảo hiểm xã hội của

Nhà nước ở thời kỳ nay là cơ sở cho sự phát triên bảo hiểm xã hội sau này.

Trang 12

3 Giai đoạn từ năm 1954 đến 1975:

Miền Bắc được giải phóng, xây dựng chủ nghĩa xã hội nên pháp luật vềBHXH được phát triển mở rộng nhanh Điều lệ BHXH ban hành ngày 27/12/1961

có thể coi là văn bản gốc về BHXH quy định đối tượng là CNVC Nhà nước, hệthống 6 chế độ BHXH, quỹ BHXH nam trong ngân sách nhà nước do các cơ quanđơn vị đóng góp Năm 1964, Điều lệ đãi ngộ quân nhân Riêng miền Nam, BHXH cũng thực hiện đối với công chức, quân đội làm việc cho chính thể Ngụy.

4 Giai đoạn từ năm 1975 đến 1995:

BHXH được thực hiện thống nhất trong cả nước Có nhiều lần được sửa đổi,

b6 sung cho phù hợp với nền kinh tế xã hội Tuy nhiên sau khi Nhà nước chuyển

đổi nền kinh tế từ tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo

định hướng XHCN thì chính sách BHXH bộc lộ những nội dung cần sửa đổi bổ

sung.

5 Giai đoạn từ 1995 đến nay:

BHXH mở rộng đối tượng thành lập quỹ BHXH độc lập với ngân sách Nhà

nước do sự đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và sự hỗ trợ của

Nhà nước, thành lập cơ quan chuyên trách dé quan lý quỹ và giải quyết các chế độ

trợ cấp

Ngày 16/02/1995, Chính phủ có Nghị định số 19/CP thành lập Bảo hiểm xã

hội Việt Nam trên cơ sở thống nhất chức năng, nhiệm vụ các bộ của Bộ Lao động

— Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Ngày 24/01/2002, Chính phủ có Quyết định só 20/2002/QĐ-TTg chuyển Bảo

hiểm y té thuộc Bộ Y tế sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam

1.1.2 Vai trò

* Đối với người lao động

Ở bat kỳ hoàn cảnh, thời điểm nào, rủi ro luôn luôn rình rập, đe doạ cuộcsống của mỗi người gây gánh nặng cho cộng đồng và xã hội Rủi ro phát sinh hoàn

toàn ngẫu nhiên bất ngờ không lường trước được nhưng xét trên bình diện xã hội,

rủi ro là một tat yếu không thể tránh được Dé phòng ngừa và hạn chế những tác

động tiêu cực của rủi ro đối với con người va xã hội là nhiệm vu, mục tiêu hoạt

động của BHXH Chúng ta có thể liệt kê một số vai trò của BHXH đối với cá nhân

- Thứ nhất: BHXH có vai trò ổn định thu nhập cho người lao động và gia

đình họ.

Khi tham gia BHXH, người lao động phải trích một khoản phí nộp vào quỹ

BHXH, khi gặp rủi ro, bất hạnh như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động làm cho

chi phi gia đình tăng lên hoặc phải ngừng làm việc tạm thời Do vậy thu nhập của

Trang 13

gia đình bị giảm, đời sống kinh tế lâm vào tình cảnh khó khăn, túng quẫn Nhờ có

chính sách BHXH mà họ được nhận một khoản tiền trợ cấp đã bù đắp lại phần thu

nhập bị mắt hoặc bị giảm để đảm bảo ổn định thu nhập, én định đời sống.

- Thứ hai: Ngoài việc đảm bảo đời sống kinh tế, BHXH tạo được tâm lý an tâm, tin tưởng Khi đã tham gia BHXH góp phần nâng cao đời sống tỉnh thần cho

người lao động đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân lao động.

* Đối với người sử dụng lao động

BHXH giúp cho người sử dụng lao động san sẻ hoàn toàn những rủi ro khi

NLD gặp phải trong quá trình lao động NLD được hưởng những chính sách lao

động khiến cho họ sớm phục hồi khi gặp phải rủi ro nhanh chóng trở lại tái hòa

nhập với công việc, cải thiện mức thu nhập của bản thân Nhanh chóng vượt qua

khó khăn dé cơ sở sản xuất kinh doanh đi vào hoạt động, day đủ nhân lực làm việc.

BHXH cũng là chính sách để thu hút NLĐ khi ứng tuyển vào một tổ chức vì họ

được hưởng các quyền lới chế độ cá nhân đem nhiều lợi ích nhất.

1.2 Nội dung cơ bản của BHXH

1.2.1 Đối tượng tham gia

Đối tượng của BHXH được quy định tại điều 2 của Luật BHXH năm 2014

cụ thể như sau:

1 Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm

xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng

lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật

của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao dong;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời han từ đủ 01 tháng đến

dưới 03 tháng:

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong

tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan

nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm

công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân: hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân

dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được

hưởng sinh hoạt phí;

Trang 14

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người

lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng

tiền lương;

1) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị tran.

2 Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy

phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có

thâm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy

định của Chính phủ.

3 Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ

quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ

chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề

nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạtđộng trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng

lao động.

4 Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15

tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này

5 Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

1.2.2 Các chế độ của BHXH Việt Nam

* Chế độ ốm đau

- Điều kiện hưởng:

1 Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có

xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thâm quyên theo quy định của Bộ Y

tế

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say

rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy

định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

2 Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của

cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

- Thời gian hưởng:

1 Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao

động quy định tai các điểm a, b, c, d, và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo

ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy

định như sau:

Trang 15

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đãđóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới

30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệtnặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh

và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7

trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50

ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30

năm trở lên.

2 Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ 6m đau như sau:

a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

b) Hết thời hạn hưởng chế độ 6m đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn

tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời

gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội

3 Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm

đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh,chữa bệnh có thâm quyền.

- Thời gian hưởng chế độ khi con 6m dau

1 Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03

tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi

2 Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian

hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định

tại khoản 1 Điều này.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con 6m đau quy định tại Điều này

tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

- Mức hưởng:

1 Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm

a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước

đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc

mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc

thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

Trang 16

2 Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:

a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước

khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;

b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước

khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

c) Bang 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

3 Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội củatháng liền kề trước khi nghỉ việc

4 Mức hưởng trợ cấp 6m đau một ngày được tinh bằng mức trợ cấp ốm đau

theo tháng chia cho 24 ngày.

* Chế độ thai sản

- Điều kiện hưởng

1 Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường

hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ:

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2 Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải

đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh

con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3 Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm

xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo

chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thâm quyền thì phải đóng bảo hiểm

xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4 Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà

cham dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm

sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai

sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

- Mic hưởng:

Trang 17

1 Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33,

34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóngbảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản Trườnghợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độthai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều

37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảohiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia

cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theomức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻhoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng mộtngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2 Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong

tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử

dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3 Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quy định chỉ tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1

Điều 31 của Luật này

* Chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

- Diéu kiện hưởng

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện

sau đây:

1 BỊ tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo

yêu cầu của người sử dụng lao động:

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời

gian và tuyến đường hợp lý

2 Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản

1 Điều này

Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện

sau đây:

Trang 18

1 Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động

-Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu

tố độc hại;

2 Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản

1 Điều này.

* Chế độ hưu trí

- Điều kiện hưởng:

1 Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và ¡ khoản 1 Điều 2

của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ

20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một

trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi; nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ

15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng

nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã

hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số

0,7 trở lên;

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo

hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than tronghầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

2 Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật

này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu

khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân

dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;

b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ

15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng

nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã

hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số

0,7 trở lên;

c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nan rủi ro nghề nghiệp.

3 Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở

xã, phường, thị tran tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm

đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu

Trang 19

4 Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số

trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại

điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này

- Mức lương hưu hàng tháng:

1 Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm

2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại

Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng

bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng

bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đốivới nữ; mức tối đa bằng 75%.

2 Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao

động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mứcbình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật

này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm,

năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

3 Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại

Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này,

sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

4 Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và

mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng

bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã

hội quy định tại Điều 62 của Luật này Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo

hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%

5 Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo

hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và

Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i

khoản | Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.

6 Chính phủ quy định chỉ tiết Điều này.

* Chế độ tử tuất

Trang 20

- Các trường hợp hưởng trợ cáp tuất hằng tháng:

1 Là một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởngtiền tuất hằng tháng:

a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm

xã hội một lần;

b) Đang hưởng lương hưu;

c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với

mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

2 Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởngtrợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:

a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng

lao động từ 81% trở lên: con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang

thai;

b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi,

chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc

mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã

hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia

đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc

mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã

hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia

đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng

lao động từ 81% trở lên.

3 Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không

có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở Thu

nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của

pháp luật về ưu đãi người có công.

4 Thời hạn đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đểhưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:

a) Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày người tham gia bảo hiểm xã hội chết

thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp don đề nghị;

b) Trong thời hạn 04 tháng trước hoặc sau thời điểm thân nhân quy định tạiđiểm a khoản 2 Điều này hết thời hạn hưởng trợ cấp theo quy định thì thân nhân

có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị.

Trang 21

- Mite trợ cấp tuất hằng tháng:

1 Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương

cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp

tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở

2 Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67

của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04

người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này

được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.

3 Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền

kể sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này

chết Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng

trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh

- Các trường hop hưởng trợ cấp tuất một lan

Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc

một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất

một lần:

1 Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1Điều 67 của Luật này:

2 Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1

Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản

2 Điều 67 của Luật này;

3 Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại

khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợpcon dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ

81% trở lên;

4 Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản

6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định củapháp luật về thừa kế

- Mức trợ cap tudt một lan

1 Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã

hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5

tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng

bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương thángđóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức

thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trang 22

0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

3 Mức lương cơ sở dùng để tính trợ cấp tuất một lần là mức lương cơ sở tại

tháng mà người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết.

1.2.3 Quỹ Bảo hiểm xã hội

Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được

hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ

Người lao động là người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ

01 tháng đến dưới 03 tháng, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng,

công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, sĩ quan, quân

nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ sĩ quan, hạ

sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng

lương như đối với quân nhân; Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều

hành hợp tác xã có hưởng tiền lương hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị tran hằng tháng đóng

bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất

Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mức đóng và phương thức

đóng được quy định như sau:

+ Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài,đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bang22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm

Trang 23

xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo

hiểm xã hội một lần;

+ Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc

đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm

việc ở nước ngoài Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi

cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh

nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm

xã hội của người lao động là người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn

từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân quốc

phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tô chức cơ yêu, sĩ quan,

quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ

quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ

yếu hưởng lương như đối với quân nhân; Người quản lý doanh nghiệp, người quản

lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương thì đóng:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với hạ sĩquan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ

có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh

hoạt phí:

a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b) 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưutrí và tử tuất cho người lao động là người hoạt động không chuyên trách ở xã,

phường, thị trấn.

Mục đích quỹ bảo hiểm xã hội dùng để chỉ trả các chế độ bảo hiểm xã hội

cho người lao động gồm 5 chế độ BHXH bắt buộc và:

+ Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hướng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng

trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ

cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp

ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài

ngày do Bộ Y tế ban hành `

| ĐẠI HỌC K.T.Q.D

|TT THÔNG TIN THƯ VIỆN

ONG LU AN AN- TUL TEU

Trang 25

1.2.4 Tô chức quản ly Bảo hiểm xã hội

CHINH PHI

HỘI ĐÔNG QUAN L.Y

BẢO HIEM XA HOI! VIET NAM

BẢO HIEM XA HỌI HUYỆN

Hình 1.1 Tổ chức quan lý Bao hiểm xã hội

Trang 26

1.3 Quyền và trách nhiệm của các bên tham gia

1.3.1 Quyền và trách nhiệm của người lao động

Người lao động có những quyên sau đây khi tham gia bảo hiểm xã hội:

Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội

Được cấp và quản lý số bảo hiểm xã hội

Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kip thời từ trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội uyquyền; thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; hoặc

thông qua người sử dụng lao động.

Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp là:

- Đang hưởng lương hưu;

- Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận

nuôi con nuôi;

- Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng:

- Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày đo Bộ Y tế ban hành.

Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ

điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội

Uỷ quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng

bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về

việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảohiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội

Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp

luật.

Người lao động có 03 trách nhiệm chính khi tham gia bảo hiểm xã hội là:

Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này

Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.

Bảo quản số bảo hiểm xã hội.

1.3.2 Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động

Quyên của người sử dụng lao động

Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo

hiém xã hội.

Trang 27

Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp

luật.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động

Lập hồ sơ để người lao động được cấp số bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảohiểm xã hội

Đóng bảo hiểm xã hội theo quy

Giới thiệu người lao động có phần trăm suy giảm lao động đi khám giám định

mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho nguoi

lao động.

Phối hợp với co quan bảo hiểm xã hội trả sé bảo hiểm xã hội cho người lao

động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp

đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật ©

Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc

đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm

quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội

Dinh kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội

cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

Hang năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao

động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp.

1.3.3 Quyền và trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã hội

Quyên của cơ quan bảo hiểm xã hội

Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật

Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

không đúng quy định của pháp luật.

Yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình sé quản lý lao động, bảng lương

và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

Được cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy chứng nhận hoạt động

hoặc giấy phép hoạt động gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy

phép hoạt động, giấy chứng nhận hoạt động hoặc quyết định thành lập dé thực hiện

đăng ký lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với doanh nghiệp,

tổ chức thành lập mới

Định kỳ 06 tháng được cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương

cung cấp thông tin về tình hình sử dụng và thay đổi lao động trên địa bàn

Trang 28

Được cơ quan thuế cung cấp mã số thuế của người sử dụng lao động: định

kỳ hằng năm cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của người sử

Xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị với co quan nhà nước có thẩm quyền

xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hộiTuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểmthất nghiệp, bảo hiểm y tế -

Ban hành mẫu số, mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sau khi

có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội

Tổ chức thực hiện thu, chỉ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm

y tế theo quy định của pháp luật

Cấp số bảo hiểm xã hội cho người lao động: quản lý số bảo hiểm xã hội khi

người lao động đã được giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất.

Tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết chế độ bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức tra lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểmthất nghiệp đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn

Hang năm, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động:cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủtục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

Hằng năm, cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao

động để người sử dụng lao động niêm yết công khai.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội; lưu trữ hồ sơcủa người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quyết định của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã

hội.

Trang 29

Thực hiện công tác thống kê, kế toán tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm

thất nghiệp, bảo hiểm y tế

Tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,

bảo hiểm y tế.

Định kỳ 06 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội và hằng năm,

báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã

hội, bảo hiểm thất nghiệp; báo cáo Bộ Y tế về tình hình thực hiện bảo hiểm y tế; báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

Hằng năm, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân

cùng cấp về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm

y té trong phạm vi địa phương quản lý.

Công khai trên phương tiện truyền thông về người sử dụng lao động vi phạm

nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thâm quyên.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất

nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo

hiểm y tế

Trang 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THAM GIA BHXH TẠI CÔNG TY

CO PHAN ĐIỆN CO THONG NHẤT

2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Điện co Thống Nhat

- _ Tên công ty: CONG TY CO PHAN ĐIỆN CƠ THONG NHÁT

- _ Tên công ty viết tắt: CÔNG TY ĐIỆN CO THONG NHAT

- Địa chỉ:

+ Trụ sở chính: Số 164 Phố Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận

Hoàng Mai, Hà Nội.

+ Cơ sở 2: Lô B6+B7 Khu công nghiệp Đồng Văn II, huyện Duy Tiên, Tinh

2.1.1 Qua trinh thanh lap

- Năm 1965 trên cơ sở sáp nhập 2 bộ phận san xuất động cơ điện của Công

tư hợp doanh Điện thông và Điện cơ Tam quang với tên gọi: Xí nghiệp Điện khí

Thống nhất

- Ngày 17-3-1970 Uỷ ban nhân thành phó Hà Nội có QD s6142/QD - UB sápnhập Xí nghiệp Điện khí Thống nhất với Nhà máy Điện cơ Tam quang dé thànhlập: Xí nghiệp Điện cơ Thống nhất

- Ngày 10/11/1992 Xí nghiệp Điện cơ Thống nhất được thành lập lại theo

QD số 388/CP của chính phủ về việc thành lập lại doanh nghiệp nhà nước (QD số

2764/QD-UB của Uy ban nhân dân thành phố Hà Nội).

- Tháng 10/2000 Xí nghiệp Điện cơ Thống nhất được đổi tên thành Công tyĐiện cơ Thống nhất

- Tháng 7/ 2005 Công ty Điện cơ Thống nhất được đổi tên thành: Công ty

trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Điện cơ Thống nhất.

- Tháng 4/ 2012 Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Điện

cơ Thống nhất được đổi tên thành: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Điện cơ Thống nhất

- Tháng 10/2015 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện cơ Thống

nhất được đổi tên thành : Công ty cổ phần Điện cơ Thống nhất

Trang 31

2.1.2 Cơ cầu tô chức và chức năng của các đơn vị

| BANKIEM SOÁT _

Ghi chú: -Mũitên ——> Chỉ đạo trực tiếp.

-Mũitên > _ Mang tính hướng dẫn, kiểm soát, phối hợp.

-[_ ] Bộ phận áp dụng HTOLCL

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty

Trang 32

Chức năng của các bộ phận trong công ty

Tổng giám đốc công ty:

Là người được Hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm, đại diện theo pháp luật

của công ty

Là người lãnh đạo cao nhất phụ trách chung mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Trực tiếp chỉ đạo, quản lý, giám sát các lĩnh vực:

+ Chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty;

+ Công tác đổi mới và phát triển doanh nghiỆp;

+ Công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, đào tạo ; + Công tác đầu tư;

+ Công tác kinh tế, kinh doanh, tài chính;

+ Công tác đối ngoại:

+ Công tác xây dựng các qui chế và qui định quản lý nội bộ, kiểm soát nội

Ký các văn bản sau:

+ Toàn bộ các văn bản về đối nội, đối ngoại trên tất cả các mặt hoạt động

của công ty.

+ Hợp đồng kinh tế với các đơn vị, cá nhân ngoai công ty.

+ Séc thanh toán, phiếu chi tiền mặt.

+ Xuất vật tư ra khỏi công ty.

+ Ký các văn bản đã phân cấp cho các đồng chí phụ trách từng lĩnh vực công

tác khi đồng chí đó vắng mặt

+ Khi Tổng giám đốc đi công tác dài ngày sẽ ủy quyền cho người thay thế

Phó Tổng giám đốc kỹ th uật:

Giúp Tổng giám đốc công ty về lĩnh vực kỹ thuật

Được tham gia công tác nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản

xuất - kinh doanh của công ty Tham gia sắp xếp đổi mới doanh nghiệp

Được Tổng giám đốc uỷ quyền thay Tổng giám đốc điều hành mọi hoạt độngcủa công ty khi Tổng giám đốc đi vắng

Tổng Giám đốc uỷ quyền trực tiếp phụ trách chỉ đạo, quản lý các lĩnh vực:

+ Công tác kỹ thuật, thiết kế, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới vào sản

xuất của công ty;

+ Công tác chất lượng:

+ Nghiên cứu sản phâm mới, sản phâm cải tiên, triển khai công tác dau tu;

Trang 33

+ Công tác đào tạo CBCNV + Công tác cải tiến sửa chữa máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất;

+ Hệ thống quản lý chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, sở hữu trí

tuệ, thương hiệu, đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm;

+ Công tác công bố thông tin theo qui định của công ty, và qui định của pháp

luật có liên quan;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.

Tổng Giám đốc uỷ quyền ký các loại văn bản:

+ Các văn bản thuộc lĩnh vực được Tổng giám đốc uỷ quyên;

+ Ky hợp đồng liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật sau khi đã được Tổng giám

đốc đồng ý, ủy quyền;

+ Ký xử lý vật tu, ban thành phẩm sai qui cách trong quá trình sản xuất;

+ Ky các văn bản về công tác đào tạo, nâng cấp, nâng bậc;

+ Ký thay các văn ban đã được Tổng giám đốc uỷ quyền cho Phó Tổng giám

đốc sản xuất khi Phó Tổng giám đốc sản xuất đi vắng:

+ Ky các văn bản thay Tổng giám đốc khi Tổng giám đốc đi vắng.

Phó Tổng giám đốc sản xuẤt:

Giúp Tổng giám đốc công ty về lĩnh vực sản xuất;

Được tham gia công tác nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch

sản xuất - kinh doanh của công ty Tham gia sắp xếp đổi mới doanh nghiệp;

Tổng giám đốc uỷ quyền trực tiếp phụ trách lĩnh vực:

+ Chỉ đạo điều hành sản xuất theo kế hoạch sản xuất của công ty;

+ Kiểm tra, giám sát, triển khai thực hiện công tác sản xuất sản phẩm, thựchiện kế hoạch của công ty;

+ Công tác An toàn lao động, vệ sinh môi trường Phòng chày chữa cháy;

+ Công tác bảo vệ an ninh,chính trị nội bộ;

+ Công tác Đoàn thể, văn hóa xã hội, yté, giáo duc.

Tổng Giám đốc uy quyền ký các văn bản:

+ Các văn bản liên quan đến lĩnh vực trực tiếp phụ trách;

+ Các hợp đồng kinh tế sau khi được Tổng giám déc đồng ý;

+ Phiếu xuất bán hàng hoá;

+ Séc thanh toán, ủy nhiệm chi , phiếu chi tiền mặt (khi Tổng giám đốc đi

vắng, sau đó báo cáo lại Tổng giám đốc);

+ Phiếu xuất vật tư nội bộ:

+ Phê duyệt thanh toán lương, thưởng, các chế độ bảo hiểm xã hội, y tẾ, các

chế độ chính sách giải quyết cho người lao động:

Trang 34

+ Các giấy tờ có liên quan đến CBCNV;

+ Lệnh sản xuất, lệnh phục vụ sản xuất, công tác, lệnh điều động công nhân;

+ Ký thay các văn bản Tổng giám đốc uy quyền cho Phó Tổng giám đốc kỹ

thuật khi Phó Tổng giám đốc kỹ thuật đi vắng:

+ Ký các văn bản thay Tổng Giám đốc khi Tổng giám đốc và Phó Tổng giám

đốc kỹ thuật đều đi vắng

Ké toán trưởng (Trưởng phòng Tùi vụ)

Trách nhiệm

Tham mưu cho Tổng giám đốc trong công tác hoạch định chiến lược tài

chính, trong việc phân tích tình hình kinh tế, tài chính của công ty; kiểm tra kiểm

soát về tài chính, số liệu kiểm kê, hoạch toán vật tư , Tiêu thụ, Tài vu ;

Điều hành, quản lý nhân sự của Phòng để thực hiện công tác tài vụ của công

ty trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc tài chính theo luật định và qui định của công ty;

Quản lý tài sản, nguồn vốn, nguồn tài chính của công ty, đề xuất các giải pháp xử lý, sử dụng tài sản, nguồn vốn có hiệu quả;

Xây dựng phương án thay đổi cơ cấu vốn, tài sản sản tương ứng với nhiệm

vụ sản xuất kinh doanh;

Báo cáo tình hình của công tác tài chính với Tổng giám đốc theo yêu cầu

định kỳ hoặc đột xuất Bảo đảm yêu cầu về bảo mật thông tin kinh tế — tài chính;

Cập nhật các thay đổi về qui định pháp luật về công tác kinh tế - tài chính, kịp thời báo cáo Tổng giám đốc và đề xuất các biện pháp để triển khai thực hiện.

Quyên hạn:

Phân công nhiệm vụ các nhân viên trong phòng:

- Ký các hóa đơn, bảng biểu thuộc lĩnh vực tài chính

- Ký các biên bản kiểm kê, thanh lý tài sản;

- Ký séc ủy nhiệm chỉ theo qui định Trưởng phòng kỹ thuật

Trách nhiệm

-Tham mưu cho Tổng giám đốc trong công tác quản lý kỹ thuật, định hướng

phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ trước mắt cũng như lâu dài.

Tổ chức nghiên cứu thiết kế, chế thử sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm, cảitiến công nghệ sản xuất theo kế hoạch của công ty và theo yêu cầu của khách hàng

Tổ chức xây dựng các qui trình công nghệ sản xuắt, các tiêu chuẩn chất lượng,

định mức tiêu hao vật tư, theo dõi kiểm tra công nhân thực hiện qui trình công

Ngày đăng: 27/01/2025, 00:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN