1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài ứng dụng vào Điều tra thống kê tình hình mua sắm trực tuyến của sinh viên trường Đại học thương mại

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Dụng Vào Điều Tra Thống Kê Tình Hình Mua Sắm Trực Tuyến Của Sinh Viên Trường Đại Học Thương Mại
Người hướng dẫn TS. Đặng Văn Lương
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Nguyên lý thống kê
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2023-2024
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 3,09 MB

Nội dung

Đây lànhững thông tin sơ cấp, nếu làm tốt giai đoạn này thì các thông tin, số liệumới thu thập được một các trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ vàkịp thời, tạo điều kiện để thực hi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VIỆN KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

NHÓM: 6

Năm học: 2023-2024

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Thống kê học ra đời, phát triển theo nhu cầu thực tiễn của xã hội là mộttrong những môn khoa học có lịch sử lâu đời nhất Trong đời sống thựctiễn, thống kê là một ngành có nhiệm vụ thu thập, xử lý và công bố thôngtin thực trạng kinh tế, xã hội, tự nhiên nhằm phục vụ cho việc quản lý cáccấp, các ngành ở tầm vi mô và vĩ mô Để phản ánh được bản chất và quyluật của hiện tượng thì phải nêu lên các đặc trưng của từng loại hình, từng

bộ phận cấu thành hiện tượng phức tạp, đánh giá tầm quan trọng của từng

bộ phận và nêu lên mối liên hệ giữa các bộ phận Từ đó, ta nhận thức đượcđặc trưng của tổng thể nghiên cứu Một trong các giai đoạn chủ chốt trongthống kê là điều tra thống kê Điều tra thống kê là một khâu rất quan trọngtrong hoạt động thống kê với nhiệm vụ thu thập đầy đủ các thông tin cầnthiết cho nghiên cứu Điều tra thống kê được thực hiện trên rất nhiều lĩnhvực với quy mô, phạm vi, nguồn lực, kinh phí khác nhau tùy theo mục đíchnghiên cứu, đặc điểm của đối tượng điều tra và điều kiện thực tế Đây lànhững thông tin sơ cấp, nếu làm tốt giai đoạn này thì các thông tin, số liệumới thu thập được một các trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ vàkịp thời, tạo điều kiện để thực hiện tốt các giai đoạn tiếp theo Để hiểu rõhơn về phương pháp điều tra thống kê nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn

đề tài: “Ứng dụng điều tra thống kê tình hình mua sắm trực tuyến của sinhviên trường Đại học Thương Mại”

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

DANH MỤC BẢNG 4

DANH MỤC HÌNH 4

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

1.1 Khái niệm, ý nghĩa và yêu cầu của điều tra thống kê 5

1.2 Các loại điều tra thống kê 6

1.2.1 Điều tra thường xuyên và không thường xuyên 6

1.2.2 Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ 6

1.3 Phương pháp thu thập thông tin trong điều tra thống kê 7

1.3.1 Phương pháp trực tiếp 7

1.3.2 Phương pháp phỏng vấn 8

1.4 Hình thức tổ chức điều tra thống kê 9

1.4.1.Báo cáo thống kê định kỳ 9

1.4.2 Điều tra chuyên môn 9

1.5 Những vấn đề cơ bản của điều tra thống kê 10

1.5.1 Mục đích của điều tra thống kê 10

1.5.2 Xác định đối tượng và đơn vị điều tra 10

1.5.3 Xác định nội dung điều tra và thiết lập phiếu điều tra 11

1.5.4 Chọn thời điểm, thời kỳ và quyết định thời hạn điều tra 11

1.5.5 Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra 12

II ỨNG DỤNG ĐIỀU TRA THỐNG KÊ VỀ TÌNH HÌNH MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 13

2.1 Mục đích thống kê 13

2.2 Phạm vi, đối tượng và đơn vị điều tra 13

2.3 Nội dung điều tra và thiết lập phiếu điều tra 13

2.3.1 Thời điểm, thời kỳ và thời hạn điều tra 13

2.3.2 Phiếu điều tra 13

2.4 Phương pháp điều tra 14

2.4.1 Chọn mẫu điều tra 14

Trang 4

2.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 15

2.5 Kế hoạch tổ chức điều tra 15

2.6 Tổ chức điều tra và tổng hợp số liệu 16

2.6.1 Tổ chức điều tra 16

2.6.2 Tổ chức tổng hợp dữ liệu 16

III KẾT LUẬN 27

LỜI KẾT 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Tần suất mua hàng online trong 1 tháng 17

Bảng 2 Số tiền dành cho mua sắm onlie trong 1 tháng 18

Bảng 3 Thời gian dành cho mua sắm online một ngày 19

Bảng 4 Kênh mua sắm online 20

Bảng 5 Các sản phẩm được mua sắm online 22

Bảng 6 Lý do hài lòng khi mua sắm trực tuyến 24

Bảng 7 Lý do thất vọng khi mua sắm trực tuyến 26

DANH MỤC HÌNH Hình 1 Giới tính 16

Hình 2 Khoá học 17

Hình 3 Tần suất mua hàng online trong 1 tháng 18

Hình 4 Số tiền dành cho mua sắm online trong 1 tháng 19

Hình 5 Thời gian dành cho mua sắm online một ngày 20

Hình 6 Kênh mua sắm online 21

Hình 7 Các sản phẩm được mua sắm online 23

Hình 8 Mức độ hài lòng khi mua sắm online 24

Hình 9 Lý do hài lòng khi mua sắm trực tuyến 25

Hình 10 Lý do thất vọng khi mua sắm trực tuyến 27

Trang 6

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm, ý nghĩa và yêu cầu của điều tra thống kê

Khái niệm điều tra thống kê

Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học theo một kế hoạch thốngnhất việc thu thập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứutrong điều kiện cụ thể về thời gian, không gian

Theo Điều 3, Luật Thống kê nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam định

nghĩa: “Điều tra thống kê là hình thức thu thập thông tin thống kê theo phương

án điều tra” Phương án điều tra thống kê sẽ quy định rõ về mục đích, ý nghĩa,

toàn bộ quá trình tổ chức, điều kiện thời gian và không gian của cuộc điều tra

Ý nghĩa của điều tra thống kê

Điều tra thống kê nếu được tổ chức một cách khoa học, sẽ giúp giải quyết đượcnhiều vấn đề trong nghiên cứu cũng như trong hoạt động thực tiễn Cụ thể:

 Là căn cứ tin cậy để kiểm tra, đánh giá thực trạng hiện tượng nghiên cứu,đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hộicủa từng đơn vị, từng địa phương và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân

 Cung cấp những luận cứ xác đáng cho việc phân tích, phát hiện nhữngyếu tố tác động, những yếu tố quyết định sự biến đổi của hiện tượngnghiên cứu, trên cơ sở đó tìm biện pháp thích hợp thúc đẩy hiện tượngphát triển theo hướng có lợi nhất

 Căn cứ cho việc phát hiện, xác định xu hướng, quy luật biến động củahiện tượng và dự đoán xu hướng biến động của hiện tượng trong tươnglai

Những yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê

Điều tra thống kê cần đảm bảo ba yêu cầu sau: Chính xác, kịp thời và đầy đủ

 Tính chính xác: Tài liệu thu thập được phải phản ánh trung thực tình hìnhthực tế khách quan, có sao ghi chép vậy không được tự tiện thêm bớt

 Tính kịp thời: Phải nhạy bén với tình hình, thu thập và phản ánh đúng lúccác tài liệu mà lãnh đạo quan tâm, tiến hành đúng thời hạn quy định đểphát huy hết tác dụng của tài liệu điều tra

 Tính đầy đủ: Tài liệu phải được thu thập theo đúng nội dung điều tra đãquy định, đầy đủ số đơn vị điều tra đã được quy định trong phương ánđiều tra

Trang 7

1.2 Các loại điều tra thống kê

1.2.1 Điều tra thường xuyên và không thường xuyên

tài liệu ban đầu

của hiện tượng

và vấn đề khác nhau, nên dung được trong phạm vi rộng

- Theo dõi đượctoàn bộ quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng

Không làm mất thông tin

- Do quá chi tiết nên mất nhiều thời gian

và chi phí khi thu thập thông tin

- Thiếu tính hệ thống vì tràn lan nhiều mặt của thông tin Khó xử lý đồng bộ

- Ghi chép biến động nhân khẩu

- Ghi chép doanh thubán hàng

- Tập trung vào những vấn đề quan trọng cần nghiên cứu

- Phục vụ được yêu cầu trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khácnhau

- Cần xác định phương án điều tra tỉ mỉ, toàn diện và chi tiết

- Dữ liệu chỉ phản ánh trạng thái của hiện tượng tại một thời điểm nhất định, không theo sát quá trình phát sinh

- Điều tra dân số tại thời điểm bất kỳ

- Điều tra tồn kho vật tư

1.2.2 Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ

- Đòi hỏi nguồn kinh

- Tổng điều tra dân số

Trang 8

điều tra đều được

thu thập thông tin

chính xác cao,

độ tinh cậy lớn

- Do nguồn thông tin lớn, đầy đủ nên đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu khác nhau

phí lớn

- Số người tham gia đông, tốn nhiều thời gian điều tra

- Dễ bỏ sót các đơn vị của tổng thể tiềm ẩn

- Tổng điều tra nông nghiệp

- Nâng cao đượctính kịp thời và đầy đủ của số liệu

- Tài liệu thường có tính chính xác và độ tin cậy thấp

- Điều tra vềmức sống dân cư ở địaphương

- Điều tra tình hình giá

cả thị trường tự do

1.3 Phương pháp thu thập thông tin trong điều tra thống kê

1.3.1 Phương pháp trực tiếp

- Khái niệm: Phương pháp đăng ký trực tiếp là phương pháp thu thập thông tin

mà theo đó nhân viên điều tra phải trực tiếp tiếp xúc với đối tượng điều tra, trựctiếp tiến hành hoặc giám sát việc cân đo đong đếm và sau đó ghi chép nhữngthông tin thu được vào phiếu điều tra

-Ưu điểm:

 Tăng tỷ lệ phản hồi: Do có sự hỗ trợ và hướng dẫn trực tiếp của nhân viênđiều tra, phương pháp này giúp tăng tỷ lệ phản hồi của người cung cấpthông tin

 Nâng cao chất lượng thông tin: Nhờ sự giám sát của nhân viên điều tra,phương pháp này giúp đảm bảo tính chính xác và trung thực của thông tinthu thập được

 Giảm thiểu sai sót: Nhờ sự hướng dẫn của nhân viên điều tra, người cungcấp thông tin có thể điền thông tin một cách chính xác hơn, giảm thiểu saisót trong quá trình thu thập dữ liệu

Trang 9

 Dễ dàng tiếp cận các đối tượng đặc biệt: Phương pháp này có thể dễ dàngtiếp cận các đối tượng đặc biệt như người già, người không biết chữ,người sống ở vùng sâu vùng xa.

-Nhược điểm:

 Tốn kém chi phí: Do cần sử dụng nhân viên điều tra để giám sát quá trìnhthu thập thông tin, phương pháp này tốn kém chi phí hơn so với phươngpháp đăng ký trực tiếp không có giám sát

 Mất nhiều thời gian: Do cần sự hướng dẫn và giám sát của nhân viên điềutra, phương pháp này mất nhiều thời gian hơn so với phương pháp đăng

ký trực tiếp không có giám sát

 Một số hiện tượng trong thực tế không cho phép đo, đếm 1 cách trực tiếptrong quá trình phát sinh gây ra ít nhiều khó khăn cho người giám sát trựctiếp Những cuộc điều tra quy mô rộng cần nguồn kinh phí lớn

1.3.2 Phương pháp phỏng vấn

- Khái niệm: Là phương pháp thu thập thông tin theo đó việc ghi chép thu thập

tài liệu được thực hiện thông qua quá trình hỏi - đáp giữa điều tra viên và ngườicung cấp thông tin

Phỏng vấn trực tiếp Phỏng vấn gián tiếp Đặc điểm Là hình thức thu thập

thông tin trong đó người phỏng vấn gặp gỡ trực tiếp người được phỏng vấn và đặt các câu hỏi được chuẩn bị sẵn theo một trật tự nhất định

Người phỏng vấn sẽ ghi chép lại câu trả lời của người được phỏng vấn

Là hình thức thu thập thông tin mà đối tượng điều tra tự ghi câu trả lời

và gửi lại phiếu cho điều tra viên

Ưu điểm - Tỷ lệ phản hồi cao

- Chất lượng dữ liệu cao

- Thu thập được thông tinchi tiết

- Tạo dựng mối quan hệ tin cậy

- Tiết kiệm chi phí

- Tiết kiệm thời gian

Nhược điểm - Tốn kém chi phí

- Mất nhiều thời gian

- Nguy cơ sai lệch do chủquan

- Tỷ lệ phản hồi thấp

- Chất lượng dữ liệu thấp

- Khó kiểm tra, đánh giá

độ chính xác của thông tin

Trang 10

1.4 Hình thức tổ chức điều tra thống kê

1.4.1.Báo cáo thống kê định kỳ

- Khái niệm: Báo cáo thống kê định kỳ là hình thức thu thập dữ liệu dựa trên cácbiểu mẫu báo cáo thống kê đã được lập sẵn do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquy định

- Các báo cáo thống kê được thực hiện một cách định kỳ thường xuyên, theo nộidung, phương pháp, biểu mẫu đã được quy định một cách khoa học và thốngnhất Trong hình thức này, người ta áp dụng phổ biến loại điều tra toàn bộ vàthường xuyên Đấy là hình thức tổ chức điều tra theo con đường bắt buộc

- Báo cáo thống kê định kỳ bao gồm báo cáo thống kê quốc gia và báo cáo thống

kê Bộ, Ngành

- Nội dung cơ bản của báo cáo thống kê định kỳ:

 Là những chi tiêu cơ bản về hoạt động nghiệp vụ có liên quan chặt chẽđến việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đặt ra

 Căn cứ vào nguồn tài liệu do các báo cáo phần ánh một cách có hệ thống,

cơ quan lãnh đạo có thể thường xuyên và kịp thời chỉ đạo nghiệp vụ đổivới cấp dưới

 Tài liệu của báo cáo thống kê định kỳ còn được dùng để phân tích, đốichiếu giữa các đơn vị rút ra những kết luận chung về vấn đề đang đượcnghiên cứu, theo dõi và là căn cứ để xây dựng kế hoạch cho kỳ sau

1.4.2 Điều tra chuyên môn

- Khái niệm: Là hình thức điều tra không thường xuyên, được tiến hành theomột kế hoạch và phương pháp quy định riêng cho mỗi lần điều tra

- Nội dung của điều tra chuyên môn luôn thay đổi theo từng lần điều tra, thường

là những hiện tượng mà báo cáo thống kê định kỷ chưa tiến hành hoặc không thểthu thập được Hoặc đó là những vấn để có liên quan đến kinh tế tư nhân, nhữnghiện tượng xảy ra bất thường (như bão lụt, thiên tai) Trong một số trường hợpđiều tra chuyên môn còn được tổ chức để thu thập lại những thông tin đã đượcghi chép trong báo cáo thống kê nhằm kiểm tra chất lượng của báo cáo thống kêđịnh kỳ, chỉnh sửa hoặc bổ sung những chi tiết mà báo cáo này chưa phản ánhđược

Trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay vai trò của điều tra chuyênmôn ngày càng quan trọng vì nó đảm bảo tính hữu dụng khắc phục được sựcứng nhắc của báo cáo thống kê định kỳ Do đó, nó ngày càng được sử dụngrộng rãi để phục vụ cho nhiều yêu cầu nghiên cứu cũng như công tác thực tiễnkhác nhau

Trang 11

1.5 Những vấn đề cơ bản của điều tra thống kê

1.5.1 Mục đích của điều tra thống kê

Bất kỳ một hiện tượng kinh tế - xã hội nào cũng có thể được quan sát, xem xét,nghiên cứu trên nhiều giác độ khác nhau, mỗi khía cạnh nghiên cứu sẽ giảiquyết được những vấn đề cụ thể khác nhau Vì vậy, trước khi tiến hành điều tracần phải xác định rõ xem cuộc điều tra này nhằm tìm hiểu vấn đề gì, phục vụcho yêu cầu nghiên cứu nào Đó chính là mục đích của cuộc điều tra

Mục đích điều tra còn là căn cứ quan trọng để xác định đối tượng, đơn vị điềutra, xây dựng kế hoạch và nội dung điều tra Vì vậy, việc xác định đúng, rõ mụcđích điều tra là cơ sở quan trọng cho việc thu thập số liệu ban đầu đầy đủ, hợp

lý, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu đặt ra

Căn cứ để xác định mục đích điều tra thường là những nhu cầu thực tế trong đờisống xã hội hoặc phục vụ cho một yêu cầu nghiên cứu cụ thể

1.5.2 Xác định đối tượng và đơn vị điều tra

- Xác định đối tượng điều tra: là xác định xem những đơn vị tổng thể nào thuộc

phạm vi điều tra, cần được thu thập tài liệu Muốn xác định chính xác đối tượngđiều tra cần dựa vào phân tích lý luận, nêu lên những tiêu chuẩn cơ bản phânbiệt hiện tượng nghiên cứu với hiện tượng có liên quan, đồng thời còn phải căn

cứ vào mục đích nghiên cứu

- Xác định đơn vị điều tra: là đơn vị thuộc đối tượng điều tra và được điều tra

thực tế Đơn vị điều tra là nơi phát sinh các tài liệu ban đầu, điều tra viên đến đó

để thu thập tài liệu

Cần phân biệt đơn vị điều tra và đơn vị tổng thể Đơn vị tổng thể là tổng hợp các

cá thể cấu thành hiện tượng cần được quan sát, còn đơn vị điều tra là đơn vịcung cấp thông tin, là nơi phát sinh tài liệu mà điều tra viên phải đến đó để thuthập dữ liệu

Đối tượng điều tra là trả lời cho câu hỏi điều tra ai? Đơn vị điều tra là trả lời câu

hỏi điều tra ở đâu?

1.5.3 Xác định nội dung điều tra và thiết lập phiếu điều tra

- Nội dung điều tra là toàn bộ các đặc điểm cơ bản của từng đối tượng, từng đơn

vị điều tra mà ta cần thu được thông tin Việc xác định nội dung điều tra, cầncăn cứ vào các yếu tố sau:

 Căn cứ vào mục đích điều tra vì mục đích điều tra đưa ra định hướng cầnthu thập những thông tin nào để đáp ứng yêu cầu đó Mục đích điều trakhác nhau, nhu cầu thông tin cũng khác nhau và do vậy nội dung điều tracũng khác nhau, mục đích càng phong phú, nội dung điều tra cảng baogồm nhiều vấn đề

Trang 12

 Đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu: Hiện tượng nghiên cứu bao giờcũng tồn tại những đặc điểm gắn liền điều kiện cụ thể về thời gian vàkhông gian nhất định Những đặc điểm đó liên quan đến việc xác định cácnội dung cần thu thập trên đơn vị điều tra để đáp ứng được mục đíchnghiên cứu.

 Năng lực, trình độ thực tế của đơn vị, của người tổ chức điều tra Điềunày biểu hiện ở khả năng về tài chính, về thời gian, kinh nghiệm, trình độ

tổ chức điều tra

Để có thể thu thập được thông tin chính xác và đầy đủ, nội dung của mỗi cuộcđiều tra được diễn đạt cụ thể thành những câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểuđược trình bày cụ thể trong phiếu điều tra

- Phiếu điều tra (hay còn gọi là biểu điều tra, bảng hỏi) là tập hợp các câu hỏi

phản ánh nội dung điều tra, được sắp xếp theo một trật tự logic nhất định Tuỳtheo yêu cầu, nội dung và đối tượng, mỗi cuộc điều tra có thể phải xây dựngnhiều loại phiếu điều tra khác nhau

Điều tra áp dụng cho từng đơn vị điều tra riêng Thông thường trong phương ánđiều tra, cần có bản giải thích cách ghi phiếu điều tra nhằm giúp cho nhân viênđiều tra và người trả lời nhận thức đúng về các câu hỏi, cách ghi chép số liệu.Đối với những vấn đề không cụ thể, khó trả lời, có nhiều cách hiểu khác nhauthì cần đưa ra ví dụ cụ thể và những quy định về các trường hợp ngoại lệ

1.5.4 Chọn thời điểm, thời kỳ và quyết định thời hạn điều tra

- Thời điểm điều tra: Là mốc thời gian được quy định thống nhất mà cuộc điềutra phải thu thập thông tin về hiện tượng tồn tại đúng thời điểm đó Nếu việc ghichép được tiến hành vào thời điểm sau đó, thì người trả lời phải hồi tưởng lại đểmiêu tả trạng thái của hiện tượng vào đúng thời điểm điều tra

-Thời kỳ điều tra: Là khoảng thời gian (tuần, tháng, năm ) được quy định để

thu thập số liệu về hiện tượng được tích lũy trong cả thời kỳ đó

- Thời hạn điều tra: Là khoảng thời gian dành cho việc thực hiện nhiệm vụ thuthập số liệu

1.5.5 Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra

Kế hoạch tổ chức bao gồm các khâu:

- Thành lập Ban chỉ đạo điều tra và quy định nhiệm vụ cơ quan điều tra các cấp

- Chuẩn bị lực lượng cán bộ điều tra, phân công trách nhiệm và tiến hành tậphuấn

nghiệp vụ cho họ

- Lựa chọn phương án điều tra thích hợp

- Định các bước tiến hành điều tra

Trang 13

- Phân chia khu vực và địa bàn điều tra.

- Tổ chức các cuộc hội nghị chuẩn bị

- Tiến hành điều tra thử nghiệm

- Xây dựng phương án tài chính và chuẩn bị các phương tiện vật chất khác

- Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra

Trang 14

II ỨNG DỤNG ĐIỀU TRA THỐNG KÊ VỀ TÌNH HÌNH MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 2.1 Mục đích thống kê

- Thu nhập số liệu về tình hình mua sắm trực tuyến của sinh viên Đại họcThương Mại

- Phân tích hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên Đại học Thương Mại

- Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên với việc mua sắm trực tuyến

2.2 Phạm vi, đối tượng và đơn vị điều tra

- Phạm vi: Trường Đại học Thương Mại

- Đối tượng: Sinh viên năm 1,2,3,4 đang theo học tại trường Đại học ThươngMại

- Đơn vị điều tra: mỗi sinh viên

2.3 Nội dung điều tra và thiết lập phiếu điều tra

2.3.1 Thời điểm, thời kỳ và thời hạn điều tra

- Thời điểm điều tra: ngày 5/4/2024

- Thời kỳ điều tra: Thực hiện điều tra thu thập số liệu vào gần cuối học kỳ II củanăm học 2023-2024

- Thời hạn điều tra: 6 ngày từ 5/4/2024 – 10/4/2024

2.3.2 Phiếu điều tra

Xin chào anh/chị !

Chúng tôi đến từ Nhóm 6 - Bộ môn Nguyên lý thống kê của Trường Đại học

Thương Mại Hiện tại, chúng tôi đang làm báo cáo thảo luận với đề tài "Xây dựng phương án điều tra thống kê về tình hình mua sắm trực tuyến của sinh viên trường đại học Thương Mại" Rất mong quý anh/chị có thể dành

chút ít thời gian thảo luận cùng chúng tôi về những vấn đề liên quan đến đề tàinêu trên Ý kiến đóng góp và quan điểm của anh/chị đều có ý nghĩa đối với đềtài này Rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác từ anh/chị

Trân trọng cảm ơn!

Phần I Thông tin cá nhân

1 Họ và tên

2 Giới tính của bạn

3 Bạn là sinh viên năm mấy?

Phần II Tình hình mua sắm online

1 Tần suất mua hàng trực tuyến của bạn trong 1 tháng

Trang 15

2 Số tiền bạn chi ra trong 1 tháng cho việc mua sắm này

3 Thời gian mỗi ngày bạn dành ra để vào những trang mua sắm trực tuyến

4 Ứng dụng bạn thường xuyên sử dụng để mua hàng

5 Bạn thường xuyên mua mặt hàng nào qua hình thức trực tuyến

6 Mức độ hài lòng của bạn khi trải nghiệm mua hàng trực tuyến

7 Các tiêu chí khiến bạn hài lòng với việc mua sắm trực tuyến

8 Các tiêu chí khiến bạn thất vọng với việc mua sắm trực tuyến

+ Chất lượng sản phẩm kém so với quảng cáo

+ Dịch vụ vận chuyển và giao hàng kém

+ Lo ngại về thông tin cá nhân bị rò rỉ

+ Giá cả không đồng nhất

+ Cách thức đặt hàng rắc rối

+ Dịch vụ chăm sóc khách hàng thiếu chuyên nghiệp

+ Dịch vụ đổi trả phức tạp, tốn nhiều thời gian

2.4 Phương pháp điều tra

2.4.1 Chọn mẫu điều tra

- Trong thu thập thông tin về tình hình mua sắm trực tuyến của sinh viên trườngĐại học Thương Mại, nhóm 6 chúng em sử dụng loại điều tra chọn mẫu ngẫunhiên Chỉ chọn ra một số đơn vị để điều tra thực tế, sau đó dùng kết quả thuthập được để suy rộng cho toàn bộ tổng thể

- Việc sử dụng nguồn thông tin từ các sinh viên Trường Đại học Thương Mại làhoàn toàn miễn phí Vì vậy bất kì sinh viên nào cũng có thể trả lời và nhận bảngcâu hỏi Vấn đề đặt ra là cần xác định xem cần phải phỏng vấn bao nhiêu ngườihay cần bao nhiêu người trả lời bảng câu hỏi, nói cách khác chúng ta cần baonhiêu người cho mẫu đại diện Khoa học thống kê đã thực hiện giúp chúng tavấn đề này, mẫu đại điện sẽ phản ảnh cả nhóm nếu chọn mẫu đúng Quyết định

về độ lớn của mẫu phải dựa trên các yếu tố: Thời gian, ngân sách và mức độchính xác cần thiết mà người điều tra mong muốn

- Vào thời điểm điều tra tổng số sinh viên trường Đại học Thương Mại, ta chọnmẫu bất kỳ khoảng 110 sinh viên

Ngày đăng: 24/01/2025, 08:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN