Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nguồn gốc từ nhiều yếu tố và đượchình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển
Trang 1Họ và tên: Nguyễn Diệu Linh
Mã sinh viên: 2205DLHA041
Học Phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Giảng viên: Trần Văn Nhã
BÀI TẬP KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề bài Câu 1: Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của đại đoàn kết dân tộc Liên hệ
trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
Câu 2: Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ
Bài làm
Câu 1: Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của đại đoàn kết dân tộc Trách nhiệm củabản thân trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là:
1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nguồn gốc từ nhiều yếu tố và đượchình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết củadân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là đã vận dụng và phát triển sáng tạo, chủ nghĩaMác – Lênin phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạncách mạng
Đại đoàn kết dân tộc là một giá trị tinh thần to lớn, một truyền thống cực kì quý báu củadân tộc ta, được hun đúc trong suốt mấy nghàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước Đoànkết đã trở thành một động lực to lớn, một triết lý nhân sinh và hành động để dân tộc ta vượtqua bao biến cố, thăng trầm của thiên tai, địch họa, để tồn tại và phát triển bền vững Trên
cơ sở thực tiễn cách mạng Việt Nam và thực tiễn cách mạng thế giới đã sớm hình thành tưtưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Trang 2 Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam.
Đề cập đến chủ nghĩa yêu nước của dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Dân ta có mộtlòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta từ xưa đến nay, mỗi khi Tổquốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, tolớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướpnước”
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước gắn liền với ý thứccộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc Việt Nam đã hình thành và củng cố, tạothành một truyền thống bền vững Nó là cơ sở của ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thầndũng cảm hy sinh vì dân, vì nước của mỗi con người Việt Nam, đồng thời là giá trị tinh thầnthúc đẩy sự phát triển của cộng đồng và của mỗi cá nhân trong quá trình dựng nước và giữnước, làm nên truyền thống yêu nườc, đoàn kết của dân tộc Chủ nghĩa yêu nước, truyềnthống đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin
Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân làngười sáng tạo lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực hiện vai trò là lãnh đạo cách mạng phải trởthành dân tộc, liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng.Chủ nghĩa Mác-lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng Lê-nincho rằng, sự liên kết giai cấp, trước hết là liên minh giai cấp công nhân với nông dân là hếtsức cần thiết, bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản Rằng nếu không có sự đồng tình
và ửng hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản,thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được
Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học trong
sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong các di sản truyền thống,trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cáchmạng lớn trên thế giới, từ đó hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Trang 3 Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới.
Không chỉ được hình thành từ những cơ sở lý luận suông, tư tưởng này còn xuất phát từthực tiễn lịch sử của dân tộc và nhiều năm bôn ba khảo nghiệm ở nước ngoài của Hồ ChíMinh
Là một người am hiểu sâu sắc lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc mình,
Hồ Chí Minh nhận thức được trong thời phong kiến chỉ có những cuộc đấu tranh thay đổitriều đại nhưng chúng đã ghi lại những tấm gương tâm huyết của ông cha ta Chính chủnghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết của dân tộc trong chiều sâu và bề dày của lịch sử này
đã tác động mạnh mẽ đến Hồ Chí Minh và được người ghi nhận như những bài học lớn cho
sự hình thành tư tưởng của mình
Năm 1858, thực dân Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, từ đó, các phong trào yêu nước ,chống pháp liên tục nổ ra, rất anh dũng, nhưng cuối cùng đều thất bại Hồ Chí Minh đã nhận
ra được những hạn chế trong chủ trương tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối vàtrong việc nắm bắt những đòi hỏi khách quan của lịch sử trong giai đọan này Đây cũngchính là lý do, là điểm xuất phát để Người quyết tâm từ Bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đườngcứu nước
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công đã đưa Hồ Chí Minh đến bước ngoặtquyết định trong việc chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, giành dân chủ chonhân dân Từ chỗ chỉ biết đến Cách mạng Tháng Mười theo cảm tính, Người đã nghiên cứu
để hiểu một cách thấu đáo con đường Cách mạng Tháng Mười và những bài học kinhnghiệm quý báu mà cuộc cách mạng này đã mang lại cho phong trào cách mạng thế giới.Đặc biệt là bài học về sự huy động, tập hợp, đoàn kết lực lượng quần chúng công nông binhđông đảo để giành và giữ chính quyền cách mạng
2 Vai trò của đại đoàn kết dân tộc
a Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng.
Trang 4Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là chiến lược lâu dài, nhất quán củacách mạng Việt Nam Người chỉ rõ: “Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kếtmuôn người như một thì nước ta độc lập, tự do Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bịnước ngoài xâm lấn” Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề mang tính sống còn của dân tộcViệt Nam nên chiến lược này được duy trì cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân vàcách mạng xã hội chủ nghĩa Trong mỗi giai đoạn cách mạng, trước những yêu cầu vànhiệm vụ khác nhau, chính sách và phương pháp tập hợp đại đoàn kết có thể và cần thiếtphải điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau song không bao giờ được thayđổi chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc, vì đó là nhân tố quyết định sự thành bại của cáchmạng.
Từ thực tiễn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Hồ Chí Minh đã khái quát thànhnhiều luận điểm mang tính chân lý về vai trò và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dântộc: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”, “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta
để khắc phục khó khan, giành lấy thắng lợi”, “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”,
“Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt để thành công”, “Bây giờ còn một điểm rất quan trọng,cũng là điểm mẹ Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt: Đó là đoàn kết”.Người đã đi đến kết luận:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kếtThành công, thành công, đại thành công”
b Đại đoàn kết toàn dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam
Đối với Hồ Chí Minh, đại đoàn kết không chỉ là khẩu hiệu chiến lược mà còn là mục tiêulâu dài của cách mạng Đảng là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam nên tất yếu đạiđoàn kết dân tộc phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và nhiệm vụ này phảiđược quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực của Đảng Cách mạng muốn thành công nếu chỉ cóđường lối đúng thì chưa đủ, mà trên cơ sở của đường lối đúng, Đảng phải cụ thể hóa thànhnhững mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử đểlôi kéo, tập hợp quần chúng, tạo thực lực cho cách mạng Cách mạng là sự nghiệp của quần
Trang 5chúng Đại đoàn kết là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng và là đòi hỏi kháchquan của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh tự giải phóng bởi nếu không đoàn kếtthì chính họ sẽ thất bại trong cuộc đấu tranh vì lợi ích của chính mình.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, “dân” chỉ mọi con dân đất Việt, con rồng cháu tiên, khôngphân biệt dân tộc đa số, người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng, không phân biệt giàtrẻ , gái, trai, giàu, nghèo Nói đến đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa phải tập hợp mọingười dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung Người đã nhiều lần nói rõ: “ ta đoànkết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nướcnhà Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đoàn kếtvới họ”
Muốn thực hiện đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu nước- nhânnghĩa- đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng với con người Xácđịnh khối đại đoàn kết là liên minh công nông, trí thức Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu
vì quyền lợi của dân Người cho rằng: liên minh công nông- lao động trí óc làm nền tảngcho khối đại đoàn kết toàn dân, nền tảng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dântộc càng được mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kếtdân tộc Chính vì đó, Đảng Cộng sản phải có sư mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quầnchúng, chuyển những nhu cầu, những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thànhnhững đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức trong khối đại đoàn kết, tạo thành sứcmạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc lập của dân tộc, tự do của nhân dân và hạnh phúccủa con người
Trong lời kết thúc buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam ngày 3/3/1951, Hồ Chí Minhtuyên bố: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: ĐOÀN KẾTTOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC’’
3 Lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc.
Chủ thể của khối đạ đoàn kết dân tộc, theo Hồ Chí Minh, bao gồm toàn thể nhân dân, tất
cả những người Việt Nam yêu nước ở các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, các ngành, các
Trang 6giới, các lứa tuổi, các dân tộc, đồng bào các tôn giáo, các đảng phái “Nhân dân” trong tưtưởng Hồ Chí Minh được hiểu với nghĩa vừa là con người Việt Nam cụ thể, vừa là một tậphợp đông đảo quần chúng nhân dân, cả hai đều là chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.Muốn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phải xác định rõ từ đầu là nền tảng củakhối đại đoàn kết dân tộc và những lực lượng nào tạo nên nền tảng đó Hồ Chí Minh đã chỉrõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân làcông nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác Đó là nền gốc của đại đoànkết Trong đó, phải đặc biệt chú trọng yếu tố “hạt nhân” là sự đoàn kết và thống nhất trongĐảng vì đó là điều kiện cho sự đoàn kết ngoài xã hội Sự đoàn kết của Đảng càng được củng
cố thì sự đoàn kết giữa toàn dân tộc càng được tăng cường, Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết
và sự gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân đã tạo nên sức mạnh bên trong của cách mạngViệt Nam để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù, thế lực thù địch
4 Điều kiện để xây dựng đại đoàn kết toàn dân tộc
Phải lấy lợi ích chung làm điểm quy tụ, đồng thời tôn trọng các lợi ích khác biệtchính đáng
Phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa đoàn kết của dân tộc
Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người
Phải có niềm tin vào nhân dân
“ Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân Trong thế giới, không gì mạnh bằng lực
lượng đoàn kết của nhân dân” Đó là lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tríchtrong “Bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa 2 Trường Đại học nhân dân ViệtNam”, ngày 8-12-1956
5 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của khối đại đoàn kết dân tộc - Mặt trận dân tộc thống nhất
Phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nhân – nông dân – trí thức và đặtdưới sự lãnh đạo của Đảng
Phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ
Trang 7 Phải đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhaucùng tiến bộ.
6 Trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
a Liên hệ bản thân trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Trong bối cảnh đất nước hội nhập và phát triển, mỗi người cần ý thức được vai trò củamình trong việc góp phần giữ vững và phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc Việc xây dựngkhối đại đoàn kết dân tộc không chỉ là trách nhiệm của Đảng và nhà nước mà còn là tráchnhiệm của mỗi cá nhân. Dưới đây là những trách nhiệm cụ thể của bản thân em:
- Phát huy tinh thần yêu nước và ý thức công dân
Thể hiện lòng yêu nước qua hành động cụ thể như học tập, lao động tốt, bảo vệ môitrường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Chấp hành các quy định của nhà nước, không làmtổn hại đến lợi ích chung của cộng đồng Tích cực tham gia các phong trào xã hội: Đóng gópvào các hoạt động thiện nguyện, bảo vệ Tổ quốc, và xây dựng cộng đồng vững mạnh
- Tôn trọng sự đa dạng trong cộng đồng
Thể hiện sự tôn trọng đối với các dân tộc, tôn giáo, văn hóa khác nhau trong cộng đồng.Không tham gia hoặc lan truyền các thông tin gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo, hoặc khu vực Chủ động tìm hiểu, tiếp cận những giá trị văn hóa của các dân tộc khác, góp phần xây dựng
sự hiểu biết và gắn bó trong cộng đồng
- Góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết
Trong cuộc sống hằng ngày, cần sống chan hòa, yêu thương, và giúp đỡ mọi người xungquanh, không kỳ thị hay phân biệt Trong học tập, công việc, cần làm việc nhóm hiệu quả,khuyến khích sự hỗ trợ và chia sẻ giữa các thành viên Sử dụng mạng xã hội và các kênhthông tin để lan tỏa thông điệp đoàn kết, yêu thương, phản đối các hành vi tiêu cực hoặckích động chia rẽ
Trang 8- Học tập, rèn luyện để đóng góp xây dựng đất nước và phản đối và đấu tranh với cáchành vi phá hoại khối đoàn kết
Nỗ lực học hỏi để trở thành công dân có ích, đóng góp cho sự phát triển bền vững của đấtnước Tham gia tích cực vào các hoạt động xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, như cácchương trình giao lưu văn hóa, ngày hội đại đoàn kết, hay các phong trào tình nguyện Trântrọng và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, đồng thời tôn trọng sự đóng góp củacác dân tộc anh em vào nền văn hóa chung
Lên án các hành vi chia rẽ: Kiên quyết phản đối những tư tưởng cực đoan, kỳ thị, hoặcxuyên tạc gây hại đến sự đoàn kết dân tộc Đấu tranh với các thế lực thù địch: Nâng caonhận thức, không để bị lôi kéo bởi các thế lực lợi dụng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc
Trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam là rấtquan trọng Mỗi người dân Việt Nam cần phải hiểu rõ rằng việc thực hiện đại đoàn kết dântộc là trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân và của mỗi cá nhân Để thực hiện trách nhiệmnày, mỗi cá nhân cần phải có những ý thức đúng đắn về vai trò của mình đối với đại đoànkết dân tộc Mỗi cá nhân cần phải phấn đấu, tu dưỡng đạo đức và lối sống của bản thân theogương của quản trị Hồ Chí Minh Đồng thời, mỗi cá nhân cần luôn nỗ lực học tập, rèn luyện
kỹ năng và kiến thức để hoàn toàn có thể thích ứng với điều kiện kèm theo xã hội mới.Ngoài ra, mỗi cá nhân cần phải thực hiện tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, pháp
lý của nhà nước đến quần chúng nhân dân Cần phải có tư tưởng chính trị vững vàng, xáclập phấn đấu vì một tiềm năng chung là hiệu suất cao việc làm, không gây mất đoàn kếttrong nội bộ Để đạt được mục tiêu đại đoàn kết dân tộc, mỗi cá nhân cũng cần tương trợ,giúp sức lẫn nhau để cùng văn minh, đoàn kết nhưng không có nghĩa là bao che cho khuyếtđiểm của chiến sỹ đồng nghiệp mà mỗi cá thể cần nêu cao ý thức tự phê bình và phê bình.Cuối cùng, mỗi cá nhân cần dám nhận những thiếu sót, những khuyết điểm của bản thân,của đồng nghiệp và thẳng thắn góp ý để cùng xây dựng cùng chia sẻ những cái hay cái tốt vàloại bỏ dần những khuyết điểm, hạn chế còn tồn tại Bản thân em sẽ cố gắng phát huy tinhthần yêu nước, tôn trọng sự khác biệt, sống hòa thuận, và đóng góp tích cực vào sự phát
Trang 9triển của cộng đồng và đất nước Đại đoàn kết không chỉ là lý tưởng, mà còn là nghĩa vụ củamỗi người dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc cùng với khối đại đoàn kết dân tộc màChủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây dựng là một di sản vô cùng quý báu cho Đảng ta và dântộc ta Trong bối cảnh hiện nay, khi mục tiêu được Đảng ra đưa ra trong Đại hội XIII củaĐảng là: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí vàsức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại đang đặt ra mạnh mẽ, thìviệc tiếp tục đi sâu nghiên cứu, khai thác, vận dụng một cách sáng tạo những giá trị trong tưtưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quantrọng
Để giải quyết những vấn đề lớn của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coitrọng việc tổng kết lịch sử Khi tổng kết lịch sử dân tộc Việt Nam, Người đúc rút một quyluật: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước tađộc lập, tự do Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn Vậy nay taphải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi” Đây là quan điểm rấtquan trọng, mang tính nền tảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, theo đó,việc lực lượng lãnh đạo cách mạng chú trọng củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàndân tộc, việc các tầng lớp nhân dân tích cực, chủ động tham gia khối đại đoàn kết toàn dântộc, đó chính là nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp với quy luật
7 Kết luận
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc không chỉ là kim chỉ nam cho sự nghiệpcách mạng Việt Nam mà còn là bài học giá trị về sự thống nhất trong đa dạng Đó là sứcmạnh to lớn giúp dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hướng tới mục tiêu hòa bình,độc lập và phát triển bền vững Cách mạng nước ta đã bước sang giai đoạn mới có sự khácbiệt về chất so với thời kỳ đấu tranh bảo vệ tổ quốc và giải phóng đất nước, thậm chí cũng
Trang 10đã khác rất nhiều so với thời kỳ trước đổi mới Đại hội XI của Đảng ta xác định: Hơn baogiờ hết cần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Nâng cao nhận thức, trách nhiệmcủa toàn Đảng, toàn dân về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối cảnh mới.Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ,dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xoá bỏ mặccảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau khôngtrái với lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoandung để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội.Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích giữa cácthành viên trong xã hội Trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay thì bài họckinh nghiệm này vẫn còn nguyên giá trị và cần được tiếp tục phát huy để khơi dậy sức mạnh
to lớn của dân tộc trong công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh
Câu 2: Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ là:
1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ
a Dân chủ là gì
Theo định nghĩa trong từ điển, "dân chủ" là chính phủ được thành lập bởi nhân dân trong
đó quyền lực tối cao được trao cho dân và được thực hiện bởi nhân dân hoặc bởi các đại diệnđược bầu ra từ một hệ thống bầu cử tự do Theo Abrham: Lincoln dân chủ là một chính phủ
"của dân, do dân và vì dân"
b Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin
CN Mác - Lenin kể thừa những nhân tố hợp lý, những hoạt động thực tiền và nhận thứccủa nhân loại về dân chủ Đặc biệt tán thành quan điểm: Dân chủ là một nhu cầu khác quancủa nhân dân lao động, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân
Khi xã hội có giai cấp và nhà nước - tức là một chế độ dân chủ thể hiện chủ yếu qua nhànước thì khi đó không có dân chủ chung chung, phi giai cấp, siêu giai câp, "dân chủ thuần
Trang 11túy" Trái lại, mỗi chế độ dân chủ gắn liền với nhà nước đều mang bản chất giai cấp thốngtrị xã hội Nên dân chủ trong xã hội có giai cấp nó mang tính giai cấp, gắn liền với các giaicấp đã thiết lập nên nền dân chủ đó, như: Dân chủ nô lệ, dân chủ tư sản, dân chủ vô sản ( d
ân chủ XHCN) Do đó, từ khi có chế độ dân chủ thì dân chủ luôn luôn tồn tại với tư cáchmột phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị
Dân chủ là quyền lực của nhân dân, là khát vọng của con người, là một giá trị phản ánhtrình độ phát triên của cá nhân, cộng đồng và xã hội, là một phạm trù chính trị, phạm trù lịchsử
c Quan niệm Hồ Chí Minh về dân chủ
Dân chủ là khát vọng ngàn đời của nhân loại, là động lực mục tiêu của sự phát triển trongcông cuộc đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng con người Có thể thấy, trong xã hội đã cónhiều người viết và nói về vấn đề "dân chủ" rất hay Song, để đi vào cuộc sống thì lại khôngđơn giản Người dân chỉ mong muốn giản dị là được quyền phát biểu chính kiến của mình,nói đúng nguyện vọng của mình, đồng bào mình, dân tộc mình Hồ Chí Minh còn quanniệm dân chủ có nghĩa "Dân là chủ, Chính phủ là đầy tớ" Khi xác định như thế, có lúc đemquan niệm "dân là chủ" đối lập với quan niệm "quan chủ" Đây là quan niệm được Hồ ChíMinh diễn đạt ngắn, gọn, rõ nghĩa, đi thẳng vào bản chất của khái niệm trong cấu tạo quyềnlực
Mở rộng theo ý đồ đó, Hồ Chí Minh cho rằng: "Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nhànước do dân làm chủ Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổnphận công dân, giữ vững đạo đức công dân" Trong tác phẩm "Thường thức chính trị" viếtnăm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở Đảng và Nhà nước ta phải thực hành dân chủ.Người khẳng định:
"Nước ta là nước dân chủBao nhiêu lợi ích điều vì dânBao nhiêu quyền hạn đều của dân