1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Địa Điểm công ty cổ phẩn xây dựng kiến trúc aa tây ninh

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Địa Điểm: Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Kiến Trúc Aa Tây Ninh
Tác giả Nguyễn Trung Tín
Người hướng dẫn T.S Quách Văn Thiêm
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hcm
Chuyên ngành Kỹ Nghệ Gỗ Và Nội Thất
Thể loại báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hcm
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 10,96 MB

Nội dung

Mục đích của đợt thực tập Thực tập tốt nghiệp là đợt thực tập bắt buộc đối với sinh viên hệ chính quy nhằm tạo điều kiện cho sinh viên thâm nhập thực tiễn, củng cố những kiến thức đã đượ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY



BÁO CÁO THỰC TẬP

TỐT NGHIỆP

ĐỊA ĐIỂM: CÔNG TY CỔ PHẨN XÂY DỰNG

KIẾN TRÚC AA TÂY NINH

NGÀNH: KỸ NGHỆ GỖ VÀ NỘI THẤT

Giảng viên phụ trách: T.S Quách Văn Thiêm Sinh viên thực tập : Nguyễn Trung Tín

Mã số sinh viên :19138049 Lớp : 191380A

TP HCM, THÁNG 12 NĂM 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

6 Kết cấu của tiểu luận 2

Chương 1 KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM 3

1.1 Sự hình thành nền văn hóa Việt Nam 3

1.2 Phát triển nền văn hóa Việt Nam 3

Chương 2 NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM LÀ NỀN VĂN HÓA THỐNG NHẤT MÀ ĐA DẠNG 8

2.1 Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất 8

2.2 Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng 10

Chương 3 GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC GIỮ GÌN TÍNH THỐNG NHẤT MÀ ĐA DẠNG CỦA NỀN VĂN HÓA TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN 15 3.1 Thực trạng nền văn hóa Việt Nam hiện nay 15

3.2 Giải pháp nhằm tiếp tục giữ gìn tính thống nhất mà đa dạng của nền văn hóa trong quá trình xây dựng và phát triển 16

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1 Mục đích của đợt thực tập

Thực tập tốt nghiệp là đợt thực tập bắt buộc đối với sinh viên hệ chính quy nhằm tạo điều kiện cho sinh viên thâm nhập thực tiễn, củng cố những kiến thức đã được học ở Trường Đại học, gắn việc học tập với thực tiễn trong lĩnh vực kỹ thuật, tạo điều kiện cho sinh viên hiểu biết sâu hơn về những chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, cũng như tình hình phát triển Khoa học – Kỹ thuật ở các địa phương và xu thế phát triển của chúng

Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên phát huy khả năng tư duy sáng tạo trong thực tiễn rèn luyện những kỹ năng mềm, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của những nghiệp vụ, những công việc cụ thể tại cơ quan thực tập.

Nhằm giáo dục sinh viên tác phong làm việc, tiếp cận thực tiễn để hiểu sâu hơn về công tác nghiệp vụ, tìm hiểu sâu về những nghiệp vụ, những công tác cụ thể thuộc về chuyên ngành đào tạo trong cơ quan thực tập, củng cố lập trường, nêu cao ý thức trách nhiệm trong công việc.

1.2 Ý nghĩa của đợt thực tập

Chuyến thực tập là cơ hội để có thể hòa nhập vào môi trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp, là cơ hội để trải nghiệm và vận dụng những kiến thức đã được rèn luyện và học tập tại trường vào thực tiễn thiết kế, sản xuất.

Chuyến thực tập cũng là đặt ra nhiều thách thức về thái độ và cách để hòa nhập vào môi trường làm việc mới với những trải nghiệm mà khi trong môi trường học tập tại trường chưa phản ánh được khách quan, khi làm việc tại môi trường mới cũng là một cách để có thể giúp rèn luyện thêm các kỹ năng mềm để hỗ trợ cho quá trình làm việc cũng như là phát triển kỹ năng quan hệ xã hội qua cách xử lý tình huống ứng xử và giao tiếp

Từ đây, các kỹ năng của sinh viên được mài dũa một cách trực quan nhất, mang lại sự trải nghiệm thực tế để có thể bắt đầu cho một quá trình phát triển sau này.

Trang 4

2 NỘI DUNG

2.1 Giới thiệu chung, sơ đồ tổ chức của Công ty

2.1.1 Giới thiệu chung

Nhà thầu thi công và sản xuất đồ gỗ nội thất hàng đầu trong nước.

Được thành lập vào năm 1993 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, AA Corporation có một đội ngũ chuyên gia nội thất dày dặn kinh nghiệm, tay nghề xuất sắc cùng các sản phẩm đồ gỗ chất lượng vượt trội.

Trang 6

2.1.2 Sơ đồ tổ chúc công ty

Trang 7

AA TÂY NINH BAN A

- Khối đầu tư xây dựng cơ bản - Khối quản lý rủi ro

- Khối hỗ trợ sản xuất - Khối tái cấu trúc

- Khối vận hành sản xuất

- Phòng thống kế sản xuất

- Khối cung ứng - Khối công nghệ thông tin

- Phòng đào tạo phát triển - Bộ phận báo cáo tổng hợp

- Phòng đối tác nhân sự - Khối kinh doanh vận tải

- Phòng hành chính - Khối quản lý công thương

- Phòng lương và phúc lợi

- Phòng tuyển dụng

BAN PHÁT TRIỂN KINH DOANH KHỐI KINH DOANH

- Phòng Artwork - Công ty nước ngoài

- Phòng Marketing - Interrors Design và Build

- Phòng phát triển kinh doanh - Phòng Shop Drawing

Trang 8

2.2 Các quy định về an toàn lao động & phòng chống cháy nổ

2.2.1 Các quy định về an toàn lao động

Quyền của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động 

– Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;

– Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;

– Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,…

– Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý

– Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động 

– Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;

– Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

– Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự

cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương

Trang 9

án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao.

- Phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

- Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn, vệ sinh lao động, hành vi vi phạm quy định an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi biết tai nạn lao động, sự cố hoặc phát hiện nguy cơ xảy ra

sự cố, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.2.2 Quy định về phòng chống cháy nổ

Các quy định về Phòng cháy chữa cháy đối với doanh nghiệp:

- Có giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, mua bán, cho mượn, cho thuê giấy xác nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy của doanh nghiệp.

- Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức phòng cháy chữa cháy.

- Có bản nội quy, quy định về phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp.

Trang 10

- Những người đứng đầu như đội trưởng, đội phó của bộ phận phòng cháy chữa cháy phải có văn bằng, chứng chỉ về việc đào tạo phòng cháy chữa cháy.

- Những phương tiện, thiết  bị, bình chữa cháy cần đảm bảo chất lượng, giám sát bảo dưỡng thường xuyên để luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất.

Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Có quy định về chế độ trách nhiệm của các cán bộ, cá nhân trong công tác PCCC.

- Có phương án phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứ nạn đã được phê duyệt.

- Có các quy trình an toàn PCCC trong vận hành, quản lý thiết bị vật tư có nguy cơ cháy nổ.

- Tổ chức quán triệt và phổ biến các quy định về an toàn PCCC tới từng cán

bộ công nhân viên.

- Các bản nội quy, quy trình được niêm yết công khai ở những nơi thuận tiện

để mọi người biết và thực hiện.

- Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ hàng quý đối với cơ

sở có nguy hiểm về cháy nổ.

- Có sơ đồ về phòng cháy chữa cháy và để ở nơi dễ nhìn, dễ quan sát.

- Trang bị đầy đủ phương tiện PCCC theo quy định Bố trí các thiết bị chữa cháy ở vị trí dễ nhìn thấy, dễ lấy khi xảy ra sự cố cháy nổ Thường xuyên kiểm tra duy trì hoạt động của hệ thống PCCC.

- Có hệ thống báo cháy đầy đủ.

- Treo biển cấm lửa, cấm hút thuốc ở những nơi có nguy cơ về cháy nổ, và phải niêm yết ở nơi dễ nhìn thấy.

- Kho, nhà xưởng phải được trang bị thiết bị PCCC.

- Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại doanh nghiệp.

Trang 11

Thành lập đội chỉ đạo công tác PCCC

- Thành lập Ban chỉ huy PCCC trong doanh nghiệp Có quy định về trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên ban chỉ huy.

- Duy trì thường xuyên chế độ và quy trình tự kiểm tra PCCC tại doanh nghiệp Có quy chế chặt chẽ về thực hiện quy định PCCC của CBCNVC.

- Báo cáo kịp thời tình hình PCCC cho cơ quan PCCC Việc báo cáo thực hiện 6 tháng 1 lần.

Tổ chức lực lượng PCCC cơ sở

- Có quyết định thành lập lực lượng PCCC cơ sở.

- Có quy định bằng văn bản về nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên

trong đội PCCC cơ sở.

- Doanh nghiệp dưới 10 người thì tất cả mọi người làm việc trong doanh

nghiệp đều là thành viên đội PCCC cơ sở.

- Doanh nghiệp có 10 – 50 người thì tối thiểu 10 người có 1 đội trưởng, các

đội phó.

- Doanh nghiệp có 50 – 100 người, tối thiểu 15 người có 1 đội trưởng và các

đội phó.

- Trên 100 người thì tối thiểu 25 người có 1 đội trưởng và các đội phó.

- Nếu doanh nghiệp có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập theo ca

thì mỗi bộ phận phân xưởng, ca phải có 1 tổ phòng cháy chữa cháy cơ sở tối thiểu

5 – 7 người Trong đó có 1 tổ trưởng và các tổ phó.

Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy

- Người có chức danh chỉ huy PCCC.

- Cán bộ, đội phòng cháy chữa cháy cơ sở.

- Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy nổ thường xuyên, những người tiếp xúc với các chất nguy hiểm về cháy nổ.

Xây dựng phương án PCCC

-  Chỉ ra các tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy nổ, các điều kiện liên quan đến hoạt động PCCC.

Trang 12

- Đề ra tình huống cháy lớn phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo nhiều mức độ khác nhau.

- Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật phòng cháy chữa cháy.

- Phương án PCCC của doanh nghiệp cần được Trưởng phòng Cảnh sát PCCC phê duyệt.

Tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp.

Người có trách nhiệm xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức thực tập phương án.

Phương án chữa cháy phải được tổ chức diễn tập ít nhất mỗi năm 1 lần và thực tập đột xuất khi có yêu cầu.

Phòng cháy và chữa cháy là nghĩa cụ của toàn thể Cán bộ – Công nhân viên trong Công ty, Doanh nghiệp kể cả khách hàng đến công tác tại doanh nghiệp Để đảm bảo an toàn PCCC, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy nổ gây ra, mỗi doanh nghiệp cần làm tốt các quy định PCCC đối với doanh nghiệp như trên.

2.3 Các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh tại Công ty AA Tây Ninh.

Thực hoá những ý tưởng sáng tạo, cam kết chất lượng tốt nhất và sự chính xác tuyệt đối nhờ vào hệ thống máy móc hiện đại, tối ưu hoá sản xuất để gia tăng giá trị cho sản phẩm Với nhiều lĩnh vực khác nhau như: Gỗ & Ván Lạng, Laminate, Kim loại, Bọc nệm, Thủ công mỹ nghệ, Đá & Kính.

2.3.1 Gỗ & Ván Lạng:

AA Corporation sử dụng những loại gỗ rừng trồng tại Việt Nam cũng như

gỗ nhập khẩu như Dái ngựa, Tràm, Hồng đàn, Teak, Sồi, Óc chó, Anh đào, Tần bì và những loại gỗ khác có chứng chỉ bền vững.

Trang 13

Từ quy trình sấy gỗ, xẻ tấm, cắt gỗ, định hình, khoan và lắp ráp, chà nhám và hoàn thiện, tất cả đều được thực hiện tại nhà máy của chúng tôi vớquy trình khép kín để đảm bảo chất lượng cho từng sản phẩm.

Trang 14

Các phân xưởng chính

Sấy gỗ: Nhà máy được trang bị 12 lò sấy gỗ công suất lớn, thời gian và quy

cách sấy được điều chỉnh tuỳ vào điểm đến của từng sản phẩm.

Trang 15

- Xẻ tấm & CNC: Nguyên liệu gỗ được xẻ, cắt, khoan và khắc trên hệ thống

máy CNC hiện đại, công nghệ từ Châu Âu để đảm bảo độ chính xác cao trong quá trình sản xuất.

Trang 17

- Dán cạnh & Ván lạng: Những tấm ván lạng được lựa chọn kĩ càng, ghép

và dán tạo nên những sản phẩm đẹp tinh tế mà không vật liệu nào thay thế được Mỗi sản phẩm đều được dán cạnh để đảm bảo thẩm mỹ và độ bền tối

ưu cho sản phẩm.

Trang 19

- Hoàn thiện: Sử dụng dây chuyền hoàn thiện hoàn toàn khép kín dựa trên nguyên lý tự dộng, công suất hoạt động cao để mỗi sản phẩm được hoàn thiện đồng đều Dây chuyền hoàn thiện được sử dụng để quản lý chất lượng, thời gian khô, tính đồng nhất phù hợp cho số lượng hàng lớn Lớp hoàn thiện cuối cùng được thực hiện trong phòng kín không bụi cho sản phẩm hoàn hảo tới tay khách hàng.

Trang 22

Các phân xưởng chính:

- Dây chuyền sản xuất tấm: AA đầu tư dây chuyền gia công tấm laminate tự

động, toàn bộ khâu sản xuất diễn ra trong vòng 90 giây từ nguyên liệu thô tới phủ keo, dán thành phẩm Với dây chuyền tự động này, năng suất của nhà máy có thể sản xuất 2500 tấm mỗi ngày.

Trang 24

- Dán Profile Wrapping: Sử dụng máy dán gấp profile

Trang 26

Văn hóa là năng lực sáng tạo của một dân tộc, “Văn hóa là bản sắc” của một dân tộc, là

cái để phân biệt dân tộc này với các dân tộc khác

Văn hóa được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặctheo thời gian Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của

nó (nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ thuật ) Giới hạn theo chiều rộng, văn hóa đượcdùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh ).Giới hạn theo không gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng(văn hóa Tây Nguyên, văn hóa Nam Bộ ) Giới hạn theo thời gian, văn hóa được dùng

để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hóa Hòa Bình, văn hóa Đông Sơn ).Văn hóa dân tộc Việt Nam là thành tựu của cả dân tộc Việt Nam, được hình thànhtrong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, chống xâm lược ngoại bang và thực tiễn laođộng sản xuất Văn hóa Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc

1.1 Phát triển nền văn hóa Việt Nam

Tiến trình văn hóa Việt Nam có thế chia thành 6 giai đoạn: Văn hóa tiền sử, văn hóaVăn Lang - Âu Lạc, văn hóa thời chống Bắc thuộc, văn hóa Đại Việt, văn hóa Đại Nam

Trang 27

và văn hóa hiện đại Sáu giai đoạn này tạo thành ba lớp: lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóagiao lưu với Trung Hoa và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây.

- Lớp văn hóa bản địa

Lớp văn hóa bản địa được hình thành qua hai giai đoạn: giai đoạn văn hóa tiền sử vàgiai đoạn văn hóa Văn Lang - Âu Lạc

Giai đoạn văn hóa tiền sử (từ thời thượng cổ đến khi thành lập nước Văn Lang) làgiai đoạn hình thành xã hội loài người, nền kinh tế chủ yếu bằng săn bắt, hái lượm, conngười bấy giờ đã biết tận dụng nhiều loại nguyên vật liệu từ đá, đất sét, sừng, xương, tre,nứa, gỗ để làm công cụ sản xuất Đặc biệt hơn, họ đã biết làm gốm, thuần dưỡng độngvật, biết trồng cây, biết quy hoạch định cư thành từng nhóm, dân số theo đó cũng tănglên Chính phương thức sống này đã đẩy văn hóa phát triển lên một tầm cao mới, tiêubiểu cho sự tiến bộ đó là những đặc trưng của nền văn hóa Hòa Bình

Giai đoạn văn hóa Văn Lang - Âu Lạc hình thành vào khoảng giữa thiên niên kỷthứ III trước công nguyên; cư dân Việt Nam từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực sôngĐồng Nai đã bước vào thời đại kim khí; tồn tại 3 trung tâm văn hoá lớn Văn hóa ĐôngSơn (miền Bắc) với kỹ nghệ chế tác đồ đồng đạt được thành tựu cao, nổi tiếng là biểutượng trống đồng Đông Sơn Đồng thời nghề nông nghiệp lúa nước phát triển

Văn hóa Sa Huỳnh (miền Trung) lấy sắt làm nguyên liệu chủ yếu để chế tạo ranhững công cụ phục vụ cho nền sản xuất, còn có truyền thống dệt vải, đúc đồ gốm, làmtrang sức bằng nhiều chất liệu từ thiên nhiên Điều đó chứng tỏ tư duy của người SaHuỳnh đã phát triển ở tầm cao, tạo ra một nền văn hóa tiến bộ, chủ động khai phá, cảibiến tự nhiên

Văn hóa Đồng Nai (miền Nam) gắn liền điều kiện tự nhiên (sông nước miệt vườn),

vì vậy sản xuất nông nghiệp là chủ yếu Nhìn chung, cư dân Đồng Nai sống ven cửasông, rạc, biển nên từ lâu đời đã có truyền thống "ăn to nói lớn", khoáng đảng, ít suy tưtrầm lắng như người vùng ngoài

- Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực

Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực hình thành qua hai giai đoạn là giaiđoạn văn hóa chống Bắc thuộc và giai đoạn văn hóa Đại Việt Đặc trưng chung của lớpvăn hóa này là sự song song tồn tại của hai xu hướng trái ngược nhau: Một bên là xu

Ngày đăng: 16/01/2025, 21:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w