Báo cáo thực tập của em gồm 3 phần: Phần 1: Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tổng công ty May Bắc Giang Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Phần 3: Đánh giá chung và định h
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY MAY BẮC
Quá trình hình thành và phát triển công ty
1.1.1 Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của công ty
* Trụ sở hoạt động và giao dịch:
- Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Tổng công ty may Bắc Giang LNG
- Tên tiếng Anh: BAC GIANG LNG GARMENT CORPORATION
- Địa chỉ: Số 3,4 Khu công nghiệp Đồi Ngô, Thị trấn Đồi Ngô, Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Hình 1 1 Logo công ty Cổ phần Tổng công ty May Bắc Giang
- Đại diện pháp luật: Hoàng Văn Lược
- Giám đốc: Nguyễn Văn Thiện
Vốn điều lệ: Vốn điều lệ của Công ty theo giấy chứng nhận đăng ký thay đổi lần thứ nhất (01) ngày 18 tháng 03 năm 2019 là 100.300.050.000 đồng được chia thành 10.030.005 cổ phần mỗi cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng
Hiện nay công ty đã thành lập 04 xưởng may, nâng tổng quy mô lên 41 chuyền may (khoảng gần 3000 lao động) Dựa vào luật doanh nghiệp tại Việt Nam, công ty được xếp loại quy mô doanh nghiệp lớn
1.1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển
- Tháng 02 năm 2008, Xí nghiệp May Lục Nam được thành lập tại thị trấn Đồi Ngô, Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang với cơ sở sản xuất ban đầu là 02 xưởng may với 25 chuyền may (khoảng 1500 cán bộ công nhân viên)
- Tháng 03 năm 2011, trong quá trình nỗ lực và không ngừng phát triển đã thành lập thêm 02 xưởng, nâng tổng quy mô lên 41 chuyền may (khoảng gần 3000 lao động)
- Tháng 11 năm 2014, công ty đổi tên thành Chi nhánh Công ty Cổ phần May Bắc Giang tại Lục Nam, thuộc Tổng Công ty may Bắc Giang LGG
- Ngày 27 tháng 05 năm 2018, căn cứ theo Nghị quyết Đại hội cổ đông bất thường số 01/20/2108/NQ-ĐHCĐBT và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường số 01/NQ-ĐHCĐ-2018/LNG về việc thực hiện kế hoạch thành lập Công ty, công ty tách khỏi Tổng Công ty may Bắc Giang, lấy tên là “Công ty
Cổ phần Tổng công ty may Bắc Giang LNG”.
Chức nặng nhiện vụ của công ty
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh
- Sản xuất quần áo xuất khẩu các loại như: áo jacket, quần âu, áo phao, sơ mi…
- Buôn bán vải, hàng may sẵn, giày dép
- Dịch vụ xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hóa
- Sản xuất và kinh doanh phụ liệu may mặc; máy móc phụ tùng và thiết bị may công nghiệp; thiết bị âm thanh và ánh sáng
- Kinh doanh máy móc và phụ tùng máy khác
- Vận tải hành khách nội và ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)
- Vận tải hành khách đường bộ khác
- Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
- Giáo dục nghề nghiệp (Chi tiết: Dạy nghề)
- Hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật
- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do Nhà nước đề ra, sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp
- Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá trình thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước
- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi
- Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật
- Đóng thuế đúng hạn và đầy đủ
- Thực hiện chế độ thu chi hóa đơn chứng từ theo chế độ hạch toán của Nhà nước
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước trong quá trình kinh doanh, hoạt động thương mại trong ngành nghề dịch vụ cho phép
- Nghiêm chỉnh thực hiện chế độ lao động và vấn đề bảo vệ môi trường
1.2.2 Các loại mặt hàng chủ yếu
Công ty chủ yếu là sản xuất gia công theo đơn đặt hàng, hầu như không tiêu thụ trong nước, một số mặt hàng chủ lực của công ty như:
- Áo khoác chần bông : sản phẩm đã sản xuất qua nhiều năm, Barbour là một loại áo khoác chần bông điển hình của nhà máy
- Áo khoác bông : được bao gồm áo khoác nam/nữ/trẻ em
- Áo khoác xuông: sản phẩm được coi là thế mạnh của công ty
- Quần: quần chở hàng, quần bơi, quần dài…(ước tính khoảng 1 triệu sản phẩm mỗi năm)
Quy trình công nghệ sản xuất của một số mặt hàng chủ yếu
Hình 1 2 Sơ đồ quy trình sản xuất một số sản phầm quần áo của công ty
Nghiên cứu mẫu (nếu cần)
Thiết kế mẫu (nếu cần)
KCS kiểm tra hoàn tất
Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của công ty
1.4.1 Hình thức tổ chức sản xuất Để sản xuất một sản phẩm may mặc cần phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ thiết kế, cắt, may, thêu thùa, là, gấp, đóng gói… nên cần sử dụng rất nhiều lao động và đòi hỏi sự khéo léo, sáng tạo cao trong sản xuất Đối với công ty Cổ phần may Bắc Giang LNG, với cơ sở hạ tầng nhà xưởng lớn cùng với nguồn lao động dồi dào (gần 3000 lao động) đa phần hoạt động sản xuất công ty tự thực hiện theo hình thức chuyên môn hóa sản phẩm Nghĩa là mọi công đoạn sản xuất để hoàn thiện một sản phẩm được thực hiện toàn bộ trong công ty, không cần thuê gia công ngoài
Tuy nhiên, đối với một số mẫu mã sản phẩm mới có quy trình công nghệ phức tạp hoặc khi đơn đặt hàng quá lớn công ty không đáp ứng kịp trong thời gian hợp đồng, công ty bắt buộc phải thực hiện chuyên môn hóa sản xuất theo hình thức kết hợp Tức là song song với việc tự sản xuất tại xưởng, công ty phải thuê thêm các bên gia công ngoài (có thể là chuyên môn hóa về một chi tiết sản phẩm hoặc chuyên môn hóa một giai đoạn công nghệ)
1.4.2 Kết cấu sản xuất của công ty
Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp
Hình 1 3 Kết cấu sản xuất của công ty
BP sản xuất phụ, phụ trợ BP sản xuất chính BP sản xuất phục vụ
Cơ cấu tổ chức của công ty
1.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty
Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp
Hình 1 4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
Hoàng Văn Lược Hoàng Văn Lược
Nguyễn Thu Hương Hoàng Văn Lược
Bộ phận kỹ sư công nghiệp
Phòng hành chính- kế toán
1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận trong Công ty
Chủ tịch: Là người đại diện theo pháp luật của Công ty, đại diện cho Công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của Công ty, đại diện cho Công ty với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Tổng giám đốc: Quyết định tất cả các vấn đề lên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao
Chịu trách nhiệm lập kế hoạch (marketing, kinh doanh, nhân sự, tài chính, kiểm soát…) và định hướng chiến lược chung cho Công ty
Đưa ra mục tiêu, hướng phát triển và chiến lược của Công ty
Định hướng việc tổ chức xây dựng và hát triển các kênh bán hàng cho Công ty
Trình bày báo cáo rõ ràng và đúng hạn cho ban giám đốc, trình bày đề xuất cho ban giám đốc duyệt
Đánh giá tình hình hoạt động chung của các phòng ban và phân xưởng
Phòng nhân sự: Giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực nhân sự trong công ty; lập kế hoạch và tuyển dụng, đào tạo và phát triển, duy trì và quản lý, cung cấp, truyền thông tin và dịch vụ nhân sự
Phòng kế hoạch và xuất nhập khẩu:
Lập, quản lý, theo dõi kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty; xây dựng mới cơ sở hạ tầng,…
Lên kế hoạch bán hàng và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp và bạn hàng
Lên kế hoạch về xuất nhập khẩu, làm các thủ tục về thanh toán XNK, thủ tục hải quan…
Phòng kỹ thuật: Thiết kế, triển khai thi công sản xuất sản phẩm ở các khâu sản xuất, tổ chức quản lý, kiểm tra công nghệ chất lượng sản phẩm, tham gia nghiệm thu sản phẩm
Thiết lập và xây dựng sổ tay và các quy trình về các hệ thống quản lý chất lượng tại công ty
Đề xuất các quy trình phát triển sản phẩm phù hợp với từng yêu cầu cụ thể của dự án thông qua việc áp dụng những quy trình, tiêu chuẩn quản lý chất lượng
Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng hằng năm của công ty, từ đó có những điều chỉnh, thay đổi quy trình sao cho phù hợp với từng sản phẩm
Đánh giá chất lượng các nhà cung cấp cũng như các nhà thầu đang thực hiện công việc hợp tác với công ty
Đánh giá chất lượng các nhà cung cấp cũng như các bên gia công đang thực hiện công việc hợp tác với công ty
Huấn luyện các bộ phân có liên quan trong việc áp dụng hệ thống, tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thực tế sản xuất của công ty
Phòng hành chính – kế toán: Lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức công tác hạch toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước
Kho: Kiểm soát hàng nhập xuất, thường xuyên kiểm tra hàng tồn kho, sổ sách cập nhật Định kì báo cáo tình hình tồn kho, hư hỏng và hao hụt để kịp thời có phương án xử lý
Xưởng: Bao gồm bộ phận cắt, xưởng may và bộ phận hoàn tất; Chức năng là sản xuất các mặt hàng do phòng kế hoạch gửi xuống.
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY MAY BẮC GIANG LNG
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing
2.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Đặc thù sản xuất của công ty là gia công theo đơn đặt hàng, hầu hết sản phẩm là xuất khẩu chứ không tiêu thụ trong nước Một số mặt hàng chủ lực của công ty như:
- Áo khoác chần bông : sản phẩm đã sản xuất qua nhiều năm, Barbour là một loại áo khoác chần bông điển hình của nhà máy
- Áo khoác bông : được bao gồm áo khoác nam/nữ/trẻ em
- Áo khoác xuông: sản phẩm được coi là thế mạnh của công ty
- Quần: quần chở hàng, quần bơi, quần dài…(ước tính khoảng 1 triệu sản phẩm mỗi năm)
Bảng 2 1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2018-2019
Doanh thu thuần trong năm tài chính 2019 của công ty tăng cao so với năm trước đó, cụ thể tăng 83,02% tương ứng với 225.507.330.267 đồng Mặc dù doanh thu tăng lên đáng kể nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty lại có sự giảm đi trong năm
2019, cụ thể so với năm 2018, lợi nhuận sau thuế giảm 21,78% tương ứng 9.243.685.909 đồng Nguyên nhân của sự giảm đi này là do sự tăng lên quá lớn của giá vốn hàng bán Năm 2019, đi đôi với việc tăng doanh thu, giá vốn hàng bán của công ty tăng lên 114,18% tương ứng 229.099.757.100 đồng Mức độ tăng của giá vốn hàng bán là lớn hơn mức độ tăng của doanh thu dẫn đến việc lợi nhuận sau thế của công ty giảm nhiều Để giải thích cho việc giảm lợi nhuận này còn có thể kể đến một nguyên nhân nữa, đó là do vào cuối năm 2018 công ty tách khỏi Tổng công ty May Bắc Giang LGG Để tăng cường phát triển quan hệ với các đối tác bạn hàng, công ty đã tập trung đầu tư
Chỉ tiêu Năm So sánh
Doanh thu thuần 271.630.824.862 497.138.155.129 225.507.330.267 83,02 Giá vốn hàng bán 200.652.177.737 429.751.934.837 229.099.757.100 114,18 Lợi nhuận sau thuế 42.434.343.156 33.190.657.247 -9.243.685.909 -21,78 ĐVT: Đồng sản xuất và đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để phát triển mở rộng mạng lưới đối tác phục vụ cho hoạt động kinh doanh sau này Do đó tuy lợi nhuận có giảm đi nhưng thay vào đó công ty thu hút được một lượng lớn khách hàng với các đơn đặt hàng quy mô lớn (điều này được thể hiện rõ ở việc doanh thu của công ty đã tăng lên gần 2 lần so với năm 2018) Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo này, công ty phải cần phải có những chính sách hợp lý để vừa duy trì được lượng khác hàng lớn đã thu hút được đồng thời giảm giá vốn hàng bán và nâng cao lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 2 2 Giá trị xuất khẩu theo mặt hàng năm 2018-2019 ĐVT: USD
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Áo khoác chần bông 5.229.484 44,28 9.489.346 43,90 Áo khoác suông 3.662.292 31,01 7.853.028 36,33 Áo khoác bông 1.326.267 11,23 2.190.548 10,13 Áo khoác trẻ em 514.918 4,36 1.227.779 5,68
Nguồn: Phòng kế hoạch và xuất nhập khẩu
Qua bảng số liệu trên, ta thấy mặt hàng chủ lực, chiểm tỷ trọng cao trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty qua các năm là các loại áo khoác chần bông, sau đó là áo khoác suông Mặt hàng áo khoác bông đứng thứ ba trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty Các mặt hàng như áo khoác trẻ em và quần dài chiếm tỷ trọng nhỏ hơn và không ổn định Năm 2019, tỷ trọng của mặt hàng áo khoác chần bông giảm nhẹ không đáng kể, áo khoác suông có tỷ trọng năm do năm 2019 công ty ký được một số đơn hàng mới xuất sang Hàn Quốc Tỷ trọng mặt hàng quần dài giảm nhiều do nhu cầu không ổn định của thị trường tiêu thụ
Bảng 2 3 Giá trị xuất khẩu theo thị trường năm 2018-2019 ĐVT: USD
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)
Nguồn: Phòng kế hoạch và xuất nhập khẩu
Công ty sản xuất theo hình thức may gia công theo đơn đặt hàng của đối tác nước ngoài, sản phẩm của công ty hầu như là xuất khẩu chứ không tiêu thụ trong nước Theo số liệu từ bảng 2.3, hàng hóa của công ty xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ, Nhật Bản cùng với một số nước khác như Trung Quốc, hay một số nước khu vực Châu Âu như Tây Ban Nha, Canada…và một phần xuất sang Hàn Quốc
Kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường đều tăng trong năm 2019 Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường MỸ tăng 4.109.532 USD (tương ứng tăng 75,34% ) Đây là một thị trường đóng góp không nhỏ vào doanh thu của công ty Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Á cũng tăng mạnh, đặc biệt Nhật Bản và Hàn Quốc là hai thị trường tiềm năng trong năm tới đây
2.1.2 Chính sách sản phẩm – thị trường
Hình 2 1 Biểu đồ thị trường xuất khẩu hàng hóa của công ty
Từ hình 2.1 ta có thể dễ dàng nhận thấy Mỹ là thị trường xuất khẩu tiềm năng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số hàng hóa xuất khẩu của công ty (chiếm 45%) Đây là thị trường mà công ty đã xâm nhập ngay từ những năm đầu hoạt động với lượng khách hàng lớn và trung thành Tiếp theo đó một thị trường chiếm tỷ trọng lớn không kém và có lượng nhu cầu ngày càng tăng đó là Nhật Bản, cụ thể chiếm 30% lượng hàng xuất khẩu của công ty Đối với các nước EU và Trung Quốc (đều chiếm 10%) là các thị trường mà công ty đang hướng đến đầu tư, tìm kiếm đối tác phát triển một cách khá mạnh mẽ, đặc biệt là Trung Quốc Ngoài ra còn một số thị trường mới và nhỏ lẻ khác như Hàn Quốc, Hồng Kông… đang chiếm 5% Đối với thị trường trong nước thì lượng hàng hóa tiêu thụ là rất ít, không đáng kể tới (chỉ chiếm chưa đến 5% lượng hàng hóa sản xuất của công ty)
- Thương hiệu thời trang nổi tiếng GAP
- Nhà sản xuất thời trang Hollister tại Caniforlia của Mỹ
- Hãng thời trang Zara của Tây Ban Nha
- Thương hiệu thời trang FILA của Hàn Quốc
- Công ty thời trang Kolon Sport tại Hàn Quốc
- Công ty thời trang Banana Republic tại Mỹ
- Công ty quần áo may sẵn Lacoste của Pháp
- Công ty bán lẻ trang sức và quần áo Old Navy của Mỹ
EUUSATrung QuốcJAPANOther
- Tập đoàn Abercrombie & Fitch tại Mỹ
- Các doanh nghiệp khác tại một số nươc Châu Âu và Nhật Bản
Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là sản phẩm và nguyên phụ liệu may mặc, ngoài ra còn một số sản phẩm máy móc và thiết bị công nghiệp ngành dệt may Mỗi mặt hàng đều được công ty đầu tư nghiên cứu và cải tiến trong quá trình sản xuất để tạo ra được những dòng sản phẩm chất lượng, đón đầu xu thế và phù hợp với từng thị trường tiêu thụ khác nhau
* Một số mặt hàng chính của công ty:
Hình 2 2 Sản phẩm áo khoác chần bông
- Đặc điểm và tính năng: Thiết kế đơn giản, tiện lợi, kháng khuẩn, chống tia cực tím, thấm hút mồ hôi tốt, ngăn mồ hôi không thấm ngược
Áo khoác suông người lớn và trẻ em:
Hình 2 3 Sản phẩm áo khoác suông
- Đặc điểm và tính năng: Sản phẩm được thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, với phong cách hết sức năng động thanh lịch Sản phẩm mỏng nhẹ, mặc thoải mái mà vẫn ấm áp, được may bởi lớp vải trơn trần hai mặt
Hình 2 4 Sản phẩm áo khoác bông
- Đặc điểm và tính năng: Áo khoác bông dày dặn, ấm áp, khả năng giữ nhiệt tốt Sản phẩm đã và đang chiếm tỷ trọng lớn trong hàng hóa xuất khẩu của công ty
Hình 2 5 Sản phẩm quần dài
- Đặc điểm và tính năng: Đây cũng là một mặt hàng công ty đang đầu tư phát triển với nhiều đơn đặt hàng lớn Với thiết kế đơn giản, dễ mặc phù hợp với nhiều thị trường xuất khẩu, quần có thể phù hợp cho mặc đi làm, đi ra ngoài đều được
- Ngoài quần dài công ty cũng đang bước đầu sản xuất một số loại khác như quần chở hàng, quần bơi…
- Mục tiêu định giá: Định giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận và phù hợp với từng đối tác bạn hàng tại từng khu vực khác nhau
- Phương pháp xác định giá cả: Công ty chịu trách nhiệm trực tiếp về giá cả, tự xây dựng mặt bằng về giá dựa trên mức giá trung bình của thị trường may mặc trong nước và tại các nước có đối tác khách hàng
- Từ cuối năm 2018 đầu 2019, nhằm mục đích mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của công ty đồng thời thu hút và mở rộng quan hệ đối tác với các khách hàng mới cũng như giữ chân được lượng khách hàng cũ, công ty đã đưa ra nhiều chiến lược về giá bán và chính sách ưu đãi với khách hàng Cụ thể như sau:
Phân khúc từng thị trường xuất khẩu, nghiên cứu kỹ càng về ngành may mặc tại khu vực đó đặc biệt là các dòng sản phẩm tương tự đang sản xuất tại công ty Đồng thời phân tích dựa trên tình hình sản xuất sản phẩm may mặc xuất khẩu trong nước để cân bằng và đưa ra mức giá cả phù hợp nhất
Phân tích lao động và tiền lương
Tính đến tháng 12 năm 2019, tổng số người lao động của Công ty là 2595 người, cơ cấu lao động được tổng hợp như sau:
Bảng 2 6 Cơ cấu lao động của Công ty năm 2019
Theo trình độ và bằng cấp Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Cao đẳng và đại học trở lên 519 20
Tốt nghiệp trung cấp và THPT 2.076 80
Theo tay nghề Số lượng (người) Tủy lệ (%)
Theo độ tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Theo giới tính Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
- Từ bảng số liệu về cơ cấu nhân sự của công ty trên ta có thể thấy nguồn nhân lực của công ty khá dồi dào (cụ thể là 2595 người) Do đặc thù công ty là công ty sản xuất nên lượng lao động công nhân có trình độ trung cấp và tốt nghiệp trung học phổ thông là chủ yếu chiếm 80% cơ cấu lao động, còn lại 20% lao động có trình độ cao từ cao đẳng và đại học trở lên
- Theo tay nghề: Công ty được thành lập tuy chưa lâu nhưng từ khi mới là xí nghiệp may trực thuộc Tổng công ty May Bắc Giang LGG, công ty đã có một đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo, cho đến nay lượng cán bộ nhân viên đó vẫn đang được duy trì tương đối tốt Cụ thể là số lượng công nhân viên lành nghề của công ty là 1879 người, chiếm 72% cơ cấu lao động Công nhân mới biết nghề (từ 3 tháng – 1 năm) chiếm 13%, còn lại 14% là người đang học việc (dưới 3 tháng)
- Cơ cấu lao động theo độ tuổi của công ty đa phần là dưới 35 tuổi, trong đó tập trung nhiều nhất ở 25-30 tuổi (899 người, chiếm 35%), chỉ có một phần không lớn lao động trên 35 tuổi chiếm 15% Nhìn chung công ty có một đội ngũ công nhân viên trẻ, sức khỏe tốt
- Vì đặc thù công việc của ngành may mặc đòi hỏi sự cẩn thận, khéo léo và tỷ mỉ nên trong cơ cấu lao động của công ty nữ giới chiếm tới 70,1% tương ứng với
1818 người, còn lại 29,9% cơ cấu là nam giới
Nhìn chung lao động của công ty hiện tại có trình độ và tay nghề tương đối cao và cơ cấu lao động khá phù hợp với ngành nghề sản xuất Do đặc thù của công ty là sản xuất nên số lượng lao động công nhân chiếm phần lớn (80%), cơ cấu lao động trẻ và đa số là nữ giới (chiếm 70,1%) vì đặc điểm của ngành may mặc cần sự tỉ mỉ, cẩn thận mà nữ sẽ đáp ứng tốt hơn nam giới
Mức lao động: là lượng lao động hao phí được quy định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc) đúng tiêu chuẩn chất lượng, trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định Định mức lao động:
- Định mức lao động (ĐMLĐ) là việc xác định số lượng công việc hay số sản phẩm làm ra của một hay một số người lao động (NLĐ) trong một đơn vị thời gian nhất định hoặc quy định lượng thời gian cần để hoàn thành một đơn vị công việc hay sản phẩm
- ĐMLĐ là một trong các cơ sở để người sử dụng lao động (NSDLĐ) tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động (HĐLĐ) cho NLĐ
Vai trò của định mức lao động:
- Là cơ sở để thiết lập kế hoạch lao động
- Là cơ sở để năng cao năng suất lao động
- Là cơ sở để tổ chức lao động một cách khoa học, hợp lý
- Là cơ sở để phân phối theo lao động
Tại công ty đã và đang áp dụng mức lao động khác nhau cho từng bộ phận, cụ thể như sau:
- Mức thời gian: được áp dụng chủ yếu cho các bộ phận kỹ thuật, kế toán, nhân sự, hành chính Đơn vị tính công của từng tháng là tính lương
- Mức sản lượng: được áp dụng chủ yếu cho công nhân sản xuất Mức lương này nhằm khuyến khích tinh thần làm việc và nâng cao hiệu quả làm việc của công nhân viên
2.2.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động
Bảng 2 7 Tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất ở xưởng may 1 năm 2019
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính
1 Thời gian theo lich Ngày 365 365
Nghỉ lễ và chủ nhật Ngày 61 61
2 Thời gian theo danh nghĩa Ngày 304 304
3 Vắng mặt trong công tác Ngày 19 71
Nghỉ hoàn thành công việc xã hội đoàn thể Ngày 1 10 Ốm đau Ngày 3 9
Vắng mặt không lý do Ngày 0 25
Ngừng việc cả ngày Ngày 0 5
4 Thời gian có mặt làm việc trong năm Ngày 285 233
5 Độ dài bình quân ngày làm việc Giờ 8 8
6 Thời gian làm việc thực tế Giờ 8 9,2
Ta có thể thấy, phân tích thời gian lao động của công nhân sản xuất là một chỉ tiêu rất khó, việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian Chúng ta phải quan sát theo dõi thời gian làm việc của từng người công nhân để có thể thống kê được kết quả chính xác Qua bảng thống kê thời gian làm việc của công nhân ở một xưởng may tại công ty trong hình 2.6 ta có thể thấy kết quả kết quả sử dụng ngày công trong năm của công ty là chưa đạt kế hoạch đề ra, cụ thể là thời gian có mặt làm việc trong năm thực tế là 233 ngày trong khi thời gian kế hoạch là 285 ngày (ít hơn 52 ngày) Thời gian thực tế giảm đi là do số ngày vắng mặt của công nhân tăng lên, cụ thể là nghỉ thai sản, nghỉ hoàn thành công việc xã hội đoàn thể, ốm đau, vắng mặt không lý do và ngùng việc cả ngày Trước tình hình này, công ty cần phải có một số biện pháp tăng cường thời gian có mặt làm việc của công nhân như:
- Tăng cường sức khỏe cho người lao động như nâng cao mức sống vật chất và tinh thần, thực hiện tốt việc khám sức khỏe định kỳ… nhằm giảm số lượng ngày nghỉ do đau ốm
- Giảm hội nghị, các công việc xã hội không quan trọng, không cần thiết để duy trì ngày làm việc thực tế của công nhân
- Tìm các biện pháp giảm số ngày nghỉ thai sản như động viên thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình
- Loại bỏ và không chấp nhận các lý do nghỉ việc vô lý, có các biện pháp kỷ luật lao động, khiển trách, phạt lương nếu nghiêm trọng
Khi giảm được số ngày nghỉ không cẩn thiết này, công ty sẽ sử dụng được thời gian lao động của công nhân có hiệu quả hơn, làm cho năng suất lao động tăng cao và có thể đặt được mục tiêu kế hoạch đề ra
Cũng theo bảng 2.6, ta còn tính được hệ số sử dụng giờ công lao động, hệ số này đánh giá sử dụng lực lượng lao động của doanh nghiệp thông qua việc tính toán giờ công có ích trong ca/ ngày làm việc so với tổng thời gian ca/ ngày làm việc
Theo số liệu từ bảng 2.6 ta sẽ có:
Từ hai hệ số trên ta thấy hệ số sử dụng giờ công lao động kỳ thực hiện cao hơn so với kế hoạch, công ty đã hoàn thành kế hoạch sử dụng giờ công lao động Nguyên nhân của việc giờ công làm việc thực tế cao hơn so với kế hoạch là do, năm 2019 do lượng đơn đặt hàng của công ty tăng lên khá lớn mà số lượng công nhân tăng lên không đáng kể nên công nhân thường làm tăng ca dẫn đến số giờ làm việc trung bình của mỗi ca là tăng lên Tuy nhiên đối với việc tăng ca làm việc công ty luôn có những chế độ đã ngộ phù hợp với quy định, lương một giờ tăng ca được hưởng 150% lương của một giờ làm hành chính, đông thời chế độ ăn uống của công nhân cũng được công ty hết sức chú trọng
Bảng 2 8 Giờ làm việc hàng ngày
Bộ phận Ngày làm việc Thời gian làm việc
Văn phòng + kỹ thuật Thứ 2 - Thứ 7 08:00 - 12:00 13:00 - 17:00
Công nhân Thứ 2 - Chủ nhật 08:00 - 11h:30 12:30 - 17:00 Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp
Phân tích công tác quản lý vật tư và tài sản cố định
2.3.1 Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp
Do đặc thù công ty là sản xuất gia công hàng may mặc nên tổ chức sản xuất sẽ theo kiểu phân xưởng, mỗi xưởng sẽ thực hiện một công đoạn của quá trình gia công, trong đó bao gồm các phân xưởng chính là: xưởng cắt, xưởng may và xưởng hoàn tất Các loại nguyên vật liệu chính được sử dụng trong quá trình gia công sản phẩm của công ty sẽ bao gồm:
- Nguyên liệu vật liệu chính của công ty là vải với nhiều loại với nhiều mã khác nhau như: Vải bông, vải nỉ, vải kaki, vải micrô, vải CR kẻ ka rô, vải màu…
- Nguyên liệu vật liệu phụ gồm các loại nguyên liệu vật liệu phụ làm tăng chất lượng sản phẩm như: Cúc, chỉ, khoá, dây rút, nhãn, mác.…
- Nguyên liệu vật liệu phụ phục vụ cho sản xuất và công tác quản lý như: Kim máy, phấn, bìa phác màu, bút chì…
- Phụ tùng: gồm các chi tiết phụ tùng dùng cho máy may như ổ chao, suất, vòng bi, dây cu doa… Ngoài ra còn có xăng dầu, dầu nhờn…
2.3.2 Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật lliệu Định mức sử dụng nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu cần thiết tối đa để sản xuất một đơn vị sản phẩm
Xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đến các mức đã được xác định Tùy theo đặc điểm kinh tế ký thuật và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp xây dựng ở mức thích hợp Trong Công ty, công tác xây dụng định mức sử dụng nguyên vật liệu được giao cho phòng kỹ thuật vật tư theo dõi và tiến hành theo phương pháp sau:
- Phương pháp xây dựng định mức theo thống kê kinh nghiệm:
Là phương pháp dựa vào các số liệu thống kê về mức tiêu dùng nguyên vât liệu của kỳ báo cáo rồi dung phương pháp bình quân tiên tiến để xác định định mức Ưu điểm: đơn giản dễ vận dụng có thể tiến hành nhanh chóng, phục vụ kịp thời cho sản xuất
Nhược điểm: ít tính khoa học và tính chính xác chưa cao
Bảng 2 12 Định mức nguyên phụ liệu
Tên vật tư Đơn vị tính Định mức sử dụng % dự phòng Định mức cung cấp Số lượng NPL cần dùng
Nguồn: Phòng kế hoạch và xuất nhập khẩu
2.3.3 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Công ty là sản xuất gia công theo đơn đặt hàng, nguyên vật liệu sản xuất của công ty hầu như là do bên đối tác cung cấp Số lượng nguyên vật liệu tùy thuộc vào giá trị đơn hàng ký kết với đối tác Sau khi ký kết một hợp đồng với bên khách hàng, bên đó sẽ cung cấp nguyên phụ liệu sản xuất chính của lô hàng đó cho công ty Nguyên vật liệu mà đối tác cung cấp sẽ bao gồm: các loại vải (tùy vào mặt hàng sản xuất), chỉ may, các loại phụ kiện (cúc, khóa, dây rút…)… Ngoài ra công ty chỉ nhập một số vật liệu đóng gói như túi pe và thùng carton
Quy trình nhận nguyên phụ liệu từ đối tác và sử dụng tại công ty như sau:
- Sau khi ký kết hợp đồng sản xuất, đối tác sẽ cung cấp cho công ty toàn bộ nguyên phụ liệu chính cho quá trình sản xuất sản phẩm Nguyên phụ liệu được cung cấp theo định mức (tùy vào khối lượng đơn hàng và loại mặt hàng sản xuất) Ngoài lượng nguyên phụ liệu cho quá trình sản xuất chính, đối tác sẽ cung cấp thêm 2% trong đó có nguyên phụ liệu đổi hỏng và nguyên phụ liệu dùng để test
- Công ty sẽ cấp nguyên phụ liệu sản xuất cho các xưởng theo định mức nội bộ của công ty Nếu định mức sản xuất nội bộ của công ty làm tốt thì lượng vải và nguyên phụ liệu thừa sẽ chuyển đến nhà máy để sử dụng
- Công ty có bộ phận quản lý trực tiếp nguyên phụ liệu, quản lý theo mã hàng, mỗi mã hàng sẽ có một người trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm về việc cấp phát nguyên phụ liệu đến từng chuyền may
Do nguyên phụ liệu chỉ được chuyển đến công ty khi đơn hàng được ký kết và đưa vào sản xuất, số lượng đã được hai bên tính toán và thống nhất kỹ lưỡng theo đúng chuẩn định mức sản xuất nên công ty giảm được khá nhiều phần chi phí tồn kho và bảo quản Đồng thời việc này cũng đảm bảo cho quá trình sản xuất của công ty diễn ra liên tục không bị gián đoán do vấn đề thiếu hụt nguyên phụ liệu Ngoài ra công ty cũng không tốn chi phí tìm kiếm, kiểm định nhà cung cấp
2.3.4 Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu
- Dự trữ: Như đã nói ở trên, nguyên phụ liệu sản xuất của công ty hầu như là do bên đối tác khách hàng cung cấp theo lô đặt hàng nên quá trình sản xuất của công ty luôn được diễn ra liên tục mà không cần phải dự trữ nguyên phụ liệu sẵn cũng như giảm được việc sức ép từ nhà cung cấp
- Bảo quản: Lượng nguyên phụ liệu sau khi được đối tác chuyển đến sẽ được chuyển đến nhà kho của công ty để bảo quản và chờ lệnh xuất Kho của công ty được chia thành hai khu chính là kho vải và kho vật liệu Nguyên phụ liệu tại các nhà kho được sắp xếp theo từng lô hàng để thuận tiện cho việc quản lý và xuất kho cho quá trình sản xuất Môi trường trong nhà kho được thiết kế theo đúng chuẩn để đảm bảo cho vải và nguyên phụ liệu không bị ẩm mốc và hư hại
Do đặc điểm nguyên phụ liệu chủ yếu của công ty là về sản phẩm may mặc nên tại các nhà kho hệ thống cứu hỏa được hết sức chú trọng để có thể kịp thời khắc phục khi không may có sự cố xảy ra
- Cấp phát: Nguyên phụ liệu tại công ty được cấp phát theo định mức nội bộ mà công ty phân tích và đưa ra Tùy theo yêu cầu đơn đặt hàng, thời gian và số lượng hàng đặt mà công ty lên kế hoạch xuất kho nguyên phụ liệu têu dùng một cách phù hợp Do lượng nguyên phụ liệu phần lớn là được bên đối tác chuyển hết một lần theo đơn đặt hàng đến công ty nên tình hình cấp phát nguyên phụ liệu luôn kịp thời và đảm bảo được tiến độ sản xuất
2.3.5 Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định
Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng Khi phân loại tài sản theo chu kỳ sản xuất, ta có tài sản cố định và tài sản lưu động Còn khi phân loại tài sản theo đặc tính cấu tạo của vật chất, ta có tài sản hữu hình và tài sản vô hình
Phân tích chi phí và giá thành
Chi phí sản xuất kinh doanh là những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Có nhiều cách để phân loại chi phí, tại Công ty chi phí được phân loại theo mục đích, công dụng của chi phí, cụ thể như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về nguyên liệu, phụ liệu và nhiên liệu được sử dụng trực tiếp trong qua trình sản xuất
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm lương, thưởng, các khoản trích nộp theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà doanh nghiệp phải nộp như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn
- Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi của phân xưởng, đội sản xuất Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm các chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, như: chi phí công cụ dùng cho quản lý, khấu hao tài sản cố định phục vụ cho quản lý…
- Chi phí bán hàng: bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm Khoản chi phí này ở công ty tương đối nhỏ do công ty sản xuất theo đơn đặt hàng có sẵn của khách hàng chứ không sản xuất sẵn rồi chào bán tại thị trường
2.4.2 Xây dựng giá thành kế hoạch
Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuấtkế hoạch và sản lượng kế hoạch Việc tính toán xác định giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi quá trình sản xuất được tiến hành và do bộ phận kế hoạch của công ty thực hiện
Tại công ty gá thành kế hoạch được xác định bằng phương pháp theo đơn đặt hàng Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng cũng là đối tượng tính giá thành Giá thành cho từng đơn đặt hàng được xác định là toàn bộ chi phí dự kiến cho quá trình sản xuất đơn hàng từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến khi hoàn thành và giao cho khách hàng
2.4.3 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế
* Phương pháp tập hợp chi phí:
Công ty tập hợp chi phí theo từng đơn đặt hàng riêng biệt, mỗi đơn đặt hàng sẽ được công ty thống kê và xác định chi phí bao gồm các mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
* Tính giá thành thực tế:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các chi phí tính cho một khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành
Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành đơn giản như sau:
Giá thành đơn vị SP = Tổng giá thành sản phẩm
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Chi phí SXDD đầu kỳ
Chi phí SX phát sinh trong kỳ
Chi phí SXDD cuối kỳ
2.4.4 Các loại sổ sách kế toán
Sổ sách kế toán là các loại sổ sách ghi nhận tất cả các chứng từ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở để tổng hợp làm các báo cáo, là tài liệu phục vụ công tác tra cứu sau này
Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh Trong đó bao gồm các loại chủ yếu sau:
- Sổ nhật ký đặc biệt
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Hình 2 7 Mô hình tổ chức sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Phân tích tình hình tài chính của công ty
2.5.1 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2 16 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018 và 2019 ĐVT: Đồng
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 271.630.824.862 497.163.931.561 225.533.106.699 83,03
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 - 25.776.432 25.776.432 -
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10-02) 10 271.630.824.862 497.138.155.129 225.507.330.267 83,02
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20-11) 20 70.978.647.125 67.386.220.292 -3.592.426.833 -5,06
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 1.543.247.009 3.247.958.631 1.704.711.622 110,46
Trong đó: Chi phí lãi vay 23 1.394.436.275 2.221.398.397 826.962.122 59,30
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 26 16.872.890.333 22.448.680.451 5.575.790.118 33,05
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 +21-22-25-26) 30 50.495.896.789 38.265.298.596 -12.230.598.193 -24,22
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (500+40) 50 50.479.165.796 39.819.041.734 -10.660.124.062 -21,12
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 8.044.822.640 6.628.384.487 -1.416.438.153 -17,61
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 - - - -
17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60P-51-52) 60 42.434.343.156 33.190.657.247 -9.243.685.909 -21,78
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 6.968 3.143 -3.825 -54,89
- Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta thấy doanh thu năm 2019 tăng mạnh từ 271.630.824.862 đồng lên 497.163.931.561 đồng, với mức tăng là 225.533.106.699 đồng tương ứng 83,03% Trong năm 2019, Ban lãnh đạo công ty đã có nhiều định hướng đúng đắn, chiến lược đột phá trong sản xuất kinh doanh Thị trường xuất khẩu của công ty được mở rộng đáng kể với lượng hợp đồng tăng lên rõ rệt.
- Tuy nhiên cùng với việc tăng lên của doanh thu, giá vốn hàng bán của công ty cũng tăng nhiều so với năm trước, cụ thể tăng 229.099.757.100 đồng tương ứng 114,18% Đồng thời, năm 2018 không có khoản mục nào dẫn đến giảm trừ doanh thu, nhưng sang đến năm 2019 khoản mục này đã tăng lên 25.776.432 đồng Để đẩy mạnh việc sản xuất kinh doanh nên các khoản chi phí cũng tăng lên, trong đó tăng mạnh nhất là chi phí bán hàng (tăng 199,55%) so với năm
2018 Chính vì những yếu tố này dẫn đến lợi nhuận thuần năm 2019 của công ty giảm đi 12.230.598.193 đồng tương ứng giảm 24,22%.
- Lượng thu nhập khác tăng lên nhiều lần (tăng 4325,14%) so với năm 2018 Tuy nhiên số tiền trong khoản mục này là không đáng kể nên cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến lợi nhuận của công ty.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019 có giảm đi 17,61%, tuy nhiên lượng giảm này vẫn nhỏ hơn nhiều so với lượng tăng lên của giá vốn hàng bán và chi phí, do đó lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn giảm đi đáng kể (giảm 21,78%) tương ứng giảm 9.243.685.909 đồng so với năm 2018.
2.5.2 Phân tích bảng cân đối kế toán
Bảng 2 17 Bảng cân đối kế toán năm 2018 và 2019 ĐVT: Đồng
I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 54.466.292.780 49.021.281.591 -5.445.011.189 -10,00
2 Các khoản tương đương tiền 112 38.540.000.000 15.000.000.000 -23.540.000.000 -61,08
II Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 15.000.000.000 46.000.000.000 31.000.000.000 206,67
3 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 123 15.000.000.000 46.000.000.000 31.000.000.000 206,67
III Các khoản phải thu ngắn hạn 130 55.613.287.037 66.094.411.661 10.481.124.624 18,85
1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 131 46.939.786.369 56.024.445.789 9.084.659.420 19,35
2 Trả trước cho người bán ngắn hạn 132 1.486.301.200 30.000.000 -1.456.301.200 -97,98
6 Phải thu ngắn hạn khác 136 7.187.199.468 10.827.885.501 3.640.686.033 50,66
7 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 137 - -787.919.629 -787.919.629 -
V Tài sản ngắn hạn khác 150 1.059.347.447 472.674.714 -586.672.733 -55,38
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 79.869.939 428.200.691 348.330.752 436,12
2 Thuế GTGT được khấu trừ 152 979.477.508 44.474.023 -935.003.485 -95,46
I Các khoản phải thu dài hạn 210 - 1.960.000.000 1.960.000.000 -
5 Phải thu về cho vay dài hạn 215 - 1.960.000.000 1.960.000.000 -
II Tài sản cố định 220 113.912.919.307 112.254.742.995 -1.658.176.312 -1,46
1 Tài sản cố định hữu hình 221 100.310.208.948 99.142.113.022 -1.168.095.926 -1,16
- Giá trị hao mòn lũy kế 223 -
3 Tài sản cố định vô hình 227 13.212.629.973 13.212.629.973 0 0,00
- Giá trị hao mòn lũy kế 229 -2.784.493.117 -2.784.493.117 0 0,00
III Bất động sản đầu tư 230 - - - -
IV Tài sản dở dang dài hạn 240 3.275.828.000 - -3.275.828.000 -
2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 242 3.275.828.000 - -3.275.828.000 -
V Đầu tư tài chính dài hạn 250 31.435.418.824 20.250.920.000 -11.184.498.824 -35,58
3 Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 253 31.435.418.824 20.250.920.000 -11.184.498.824 -35,58
VI Tài sản dài hạn khác 260 7.122.891.482 6.869.239.290 -253.652.192 -3,56
1 Chi phí trả trước dài hạn 261 7.122.891.482 6.869.239.290 -253.652.192 -3,56
1 Phải trả người bán ngắn hạn 311 18.243.052.758 24.580.882.028 6.337.829.270 34,74
2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 312 127.271.298 - -127.271.298 -
3 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 313 1.211.438.999 1.336.242.342 124.803.343 10,30
4 Phải trả người lao động 314 52.776.122.028 50.848.216.168 -1.927.905.860 -3,65
5 Chi phí phải trả ngắn hạn 315 77.520.244 367.271.524 289.751.280 373,77
9 Phải trả ngắn hạn khác 319 2.824.918.225 2.265.574.982 -559.343.243 -19,80
10 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 320 76.643.225.715 78.500.470.189 1.857.244.474 2,42
12 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 322 269.936.866 269.936.866 0 0,00
8 Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 338 2.520.000.000 5.520.000.000 3.000.000.000 119,05
1 Vốn góp của chủ sở hữu 411 60.000.000.000 100.300.050.000 40.300.050.000 67,17
Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 411a 60.000.000.000 100.300.050.000 40.300.050.000 67,17
2 Thặng dư vốn cổ phần 412 15.038.087.600 15.038.087.600 0 0,00
8 Quỹ đầu tư phát triển 418 27.000.000 27.000.000 0 0,00
11 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 421 62.706.024.110 36.765.568.357 -25.940.455.753 -41,37
- LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước 421a 20.271.680.954 3.574.911.110 -16.696.769.844 -82,36
- LNST chưa phân phối kỳ này 421b 42.434.343.156 33.190.657.247 -9.243.685.909 -21,78
II Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 - - - -
Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty năm 2019 tăng 9,46% tương ứng với
* Về cơ cấu tài sản:
- Năm 2019, cơ cấu tài sản công ty có xu hướng tăng tài sản ngắn hạn, giảm tài hạn dài hạn Cụ thể, tài sản ngắn hạn tăng lên 30,57% tương ứng tăng 42.066.857.541 đồng so với năm 2018 Nguyên nhận chủ yếu là do sự biến động của một số khoản mục sau:
Đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 31.000.000.000 đồng tương ứng 206,67% so với năm trước, do sự tăng lên của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn bao gồm các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi bên phát hành bắt buộc phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai và các khoản cho vay nắm giữ với mục đích thu lãi hàng kỳ
Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 10.481.124.624 đồng, trong đó khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng mạnh Điều này chứng tỏ trong năm 2019, lượng khách hàng mua hàng chưa thanh toán tăng lên Đây là một dấu hiệu không tốt, điều này ảnh hưởng đến khả năng quay vòng vốn của công ty
Hàng tồn kho: Năm 2019, hàng tồn kho của công ty tăng 6.617.416.839 đồng tương ứng tăng 57,65% Điều này dễ hiểu do năm 2019 công ty tăng cường sản xuất, doanh thu tăng lên gần gấp đôi do đó lượng nguyên vật liệu tồn kho cho quá trình sản xuất tăng lên là điều tất yếu
- Tài sản dài hạn: Năm 2019 tài sản dài hạn giảm 14.312.155.328 đồng tương ứng giảm 9,19%, do khấu hao tài sản cố định, sự giảm đi của khoản đầu tư tài chính dài hạn, đầu tư góp vốn vào đơn vị khác và các khoản chi trả trước dài hạn
* Về cơ cấu nguồn vốn:
Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn của công ty tăng lên về cả vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
- Nợ phải trả tăng 13.395.107.966 đồng tương ứng tăng 8,61% so với năm 2018, trong đó mức độ tăng của nợ dài hạn tương đối cao, nợ ngắn hạn có tăng nhưng ít hơn
- Vốn chủ sở hữu tăng 14.359.594.247 đồng tương ứng tăng 10,42% so với năm
2018 Sự tăng lên này cho thấy công ty có khả năng tự chủ về tài chính tương đối tốt và khả năng tự chủ ngày càng cao hơn
2.5.3 Phân tích một số tỷ số tài chính
Bảng 2 18 Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính của công ty
Chỉ tiêu Công thức tính
TS về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành (đồng/đồng) TSNH/Nợ ngắn hạn 0,904 1,136 0,232 25,66
Khả năng thanh toán nhanh (đồng/đồng) (TSNH - HTK)/Nợ ngắn hạn 0,829 1,022 0,193 23,28
TS về khả năng quản lý tài sản
Vòng quay HTK (vòng) Doanh thu thuần/ HTK bình quân 18,37 33,62 15,25 83,02
Vòng quay TSNH (vòng) Doanh thu thuần/TSNH bình quân 1,71 3,13 1,42 83,04
Vòng quay TTS (vòng) Doanh thu thuần/TTS bình quân 0,88 1,62 0,74 84,09
TS về khả năng quản lý vốn vay
Chỉ số nợ (đồng/đồng) Tổng nợ/Tổng tài sản 0,53 0,53 0 0,00
Khả năng thanh toán lãi vay (đồng/đồng) EBIT/Lãi vay 37,2 18,93 -18,27 -49,11
TS về khả năng sinh lời
ROS (đồng/đồng) Lợi nhuận sau thuế/
Doanh thu thuần 0,156 0,067 -0,089 -57,05 ROA (đồng/đồng) Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 0,138 0,108 -0,03 -21,74
ROE (đồng/đồng) Lợi nhuận sau thế/VCSH bình quân 0,293 0,229 -0,064 -21,84
- Các tỷ số về khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán của công ty tăng trong năm
2019, khả năng thanh toán cao thì rủi ro thanh toán sẽ thấp, tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là lợi nhuận có thể thấp vì tiền mặt nhiều, phải thu nhiều và hàng tồn kho cũng nhiều
- Các tỷ số về khả năng quản lý tài sản: Tỷ số về khả năng quản lý tài sản giúp đánh giá hiệu suất, cường độ sử dụng (mức độ quay vòng) và sức sản xuất của tài sản trong năm Tỷ số này trả lời cho câu hỏi một đồng tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
- Các tỷ số về khả năng quản lý vốn vay:
Chỉ số nợ của công ty cân bằng quá hai năm, điều này cho thấy công ty khá mạnh dạn trong việc sử dụng vốn vay trong cơ cấu vốn, đồng thời cũng chứng minh uy tín của công ty với các chủ nợ
Khả năng thanh toán lãi vay năm 2018 của công ty tương đối cao, tuy nhiên đã giảm mạnh trong năm 2019 Bởi vì, chỉ số này thể hiện 1 đồng chi phí lãi vay đến hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, mà trong năm 2019 lợi nhuận thuần của công ty giảm mạnh (giảm 21,12%)
- Các tỷ số về khả năng sinh lời:
Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Nhìn chung tỷ số ROS của công ty ở mức trung bình chưa cao, tỷ số này cho biết trong một đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu Tỷ số này giảm mạnh trong năm 2019 từ 0,156 đồng xuống còn 0,067 đồng
ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp
Là một công ty mới hoạt động trong lĩnh vực may mặc xuất khẩu (với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất và hơn 2 năm hoạt động kinh doanh độc lập), tuy nhiên công ty đã đạt được khá nhiều thành tựu đáng kể trong sản xuất kinh doanh Hiện tại công ty đã và đang có một mạng lưới đối tác khách hàng rộng lớn, đặc biệt là tại các thị trường tiềm năng như Mỹ, Nhật Bản… với nhiều đơn đặt hàng mang lại giá trị gia tăng cao Để đạt được những thành tựu này, Công ty đã có sự linh hoạt, nhạy bén và quyết đoán trong công tác quản lý sản xuất, đưa ra định hướng và chiến lược kinh doanh đúng đắn góp phần tạo được vị thế vững chắc trên thị trường Với một khoảng thời gian ngắn thực tập tại công ty cùng với các kiến thức được học và tìm hiểu được, em đã tổng hợp được một số ưu và nhược điểm trong công tác quản trị của công ty như sau:
3.1.1 Một số ưu điểm trong công tác quản trị
- Về công tác tiêu thụ sản phẩm và marketing: Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng, chính sách chăm sóc khách hàng tốt mang lại được nhiều hợp đồng sản xuất, cụ thể là doanh thu năm 2019 đã tăng 83,03% so với năm 2018
- Về quản lý lao động và công tác trả lương: Cơ cấu lao động của công ty tương đối hợp lý, trình độ cán bộ công nhân viên đều trên THPT Công tác trả lương và phúc lợi lao động luôn được công ty chú trọng
- Về sản xuất: Hệ thống máy móc và nhà xưởng được lắp đặt hợp lý cho quá trình sản xuất diễn ra hiệu quả nhất
- Về công tác quản lý chi phí và giá thành: Chi phí được phân loại rõ ràng, hợp lý giúp cho công việc tính giá thành được đơn giản Công ty cũng sử dụng hệ thống phần mềm kế toán trên máy tính giúp tăng độ chính xác và làm giảm bớt công việc cho đội ngũ kế toán
- Về quản lý tài chính: Các chỉ số về khả năng thanh toán và công tác quản lý tài sản của công ty đều tăng trong năm 2019
3.1.2 Một số nhược điểm trong công tác quản trị
- Về công tác tiêu thụ sản phẩm và marketing: Do đặc điểm kinh doanh của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng chứ không sản xuất sẵn và chào bán trên thị trường nên công tác marketing bán hàng của công ty chưa được chú trọng nhiều Tuy nhiên để thúc đẩy được sự phát triển và chiếm được thị phần trong ngành may mặc xuất khẩu tại Việt Nam thì đây là một vấn đề công ty cần xem xét và thực hiện
- Về quản lý lao động và công tác trả lương: Do lượng hợp đồng sản xuất lớn nên công nhân sản xuất thường xuyên phải tăng ca nhiều
- Về sản xuất: Do đặc điểm sản phẩm thay đổi theo từng đơn đặt hàng đòi hỏi các dây chuyền sản xuất cũng phải thay đổi theo
- Về công tác quản lý chi phí và giá thành: tuy đã sử dụng phần mềm hạch toán trong công tác kế toán tuy nhiên nhiều công việc vẫn phải làm thủ công, chưa tận dụng hết được hiệu quả của việc sử dụng vi tính trong quản lý
- Về quản lý tài chính: Trong năm qua hoạt động tài chính của công ty chưa đạt được hiệu quả thật sự tốt, các tỷ số về khả năng sinh lợi của công ty đang có xu hướng giảm.
Định hướng đề tài tốt nghiệp
Qua phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, các ưu điểm, nhược điểm của Công ty Cổ phần Tổng công ty May Bắc Giang, em nhận thấy có một số vấn đề cần được chú trọng đó là tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác quản lý lao động và trả lương trong công ty Thực tế hiện nay, khó khăn chung của các doanh nghiệp là thiếu lao động, đặc biệt với đặc thù sản xuất gia công theo đơn đặt hàng như công ty may thì việc thiếu hụt lao động khi các đơn đặt hàng quá tải hay thừa lao động khi không có đơn đặt hàng là một vấn đề cần thiết phải chú trọng trong công tác quản lý Từ đó em có định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình đi theo hướng là:
- Định hướng : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ phần Tổng công ty May Bắc Giang.