1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sự biến Đổi hình tượng rồng trong văn hóa việt nam thời lý trần

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên các di tích và công trình nghệ thuật tiêu biểu có sự xuất hiện của hình tượng rồng.. Việc quan sát, chụp ảnh và ghi chép chi tiết về k

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GV: Tha NGÔ THỊ THANH TÂM

TP Chí Minh, ngày 17 tháng 12 năm 2024

MỤC LỤC

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hình tượng rồng là một biểu tượng văn hóa đặc trưng trong nghệ thuật và tín ngưỡng phương Đông, nhưng rồng Việt Nam lại mang những nét khác biệt so với rồng Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc Giai đoạn từ thời Lý đến thời Trần là thời kỳ chứng kiến sự biến đổi rõ rệt của hình tượng rồng về hình thái, phong cách nghệ thuật và ý nghĩa biểu tượng Việc nghiên cứu đề tài này nhằm làm sáng tỏ quá trình tiếp biến văn hóa, khẳng định bản sắc văn hóa riêng của dân tộc Việt Nam Đồng thời, nghiên cứu cũng cung cấp cơ sở

lý luận cho việc hiểu sâu hơn về sự giao thoa văn hóa, những yếu tố tác động đến mỹ thuật và nghệ thuật tạo hình, góp phần giải mã các giá trị văn hóa ẩn chứa trong di sản nghệ thuật thời Lý – Trần

2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tập trung vào giai đoạn từ thời Lý (thế kỷ

XI -XIII) đến thời Trần (thế kỷ XIII -XIV) Đây là hai thời kỳ quan trọng, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của mỹ thuật Việt Nam, với nhiều biến đổi vềphong cách, ý nghĩa và hình thái của hình tượng rồng

Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên các di tích và công

trình nghệ thuật tiêu biểu có sự xuất hiện của hình tượng rồng Tiêu biểu là các công trình kiến trúc nổi bật như chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp, chùa Dạm và Hoàng thành Thăng Long – những địa điểm chứa đựng các tác phẩm điêu khắc và nghệ thuật trang trí có giá trị, phản ánh rõ nét sự biến đổi của hình tượng rồng qua hai triều đại

Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung phân tích hình tượng rồng trong

các lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc và mỹ thuật Các nội dung chính bao gồm sựthay đổi về hình thái, phong cách tạo hình, ý nghĩa biểu tượng và chức năng của hình tượng rồng trong từng bối cảnh Thông qua đó, nghiên cứu làm rõ sựtác động của các yếu tố xã hội, chính trị, tôn giáo và quá trình tiếp biến văn hóa đối với sự chuyển mình của hình tượng rồng

3 Phương pháp nghiên cứu

Trang 4

Phương pháp phân tích tài liệu:

Phương pháp này được thực hiện thông qua việc thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu từ sách chuyên khảo, bài báo khoa học, luận văn, cũng như các tài liệu trực tuyến có độ tin cậy cao Các tài liệu được chọn lọc và phân tích nhằm xác định đặc điểm hình thái, ý nghĩa biểu tượng và quá trình biến đổi của hình tượng rồng từ thời Lý đến thời Trần

Phương pháp khảo sát thực địa:

Tiến hành khảo sát các hiện vật rồng trực tiếp tại các di tích tiêu biểu như chùa Phật Tích, chùa Dạm và Hoàng thành Thăng Long Việc quan sát, chụp ảnh và ghi chép chi tiết về kiểu dáng, vị trí và ngữ cảnh xuất hiện của rồng giúp làm rõ đặc điểm thẩm mỹ, giá trị biểu tượng và mối quan hệ giữa hình tượng rồng với bối cảnh văn hóa – xã hội của từng thời kỳ

Phương pháp so sánh:

Phương pháp này được sử dụng để đối chiếu, so sánh hình tượng rồng thời Lý

và thời Trần về kiểu dáng, phong cách nghệ thuật và ý nghĩa biểu tượng Qua việc chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt, nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình tiếp biến văn hóa, ảnh hưởng của tôn giáo, chính trị và bối cảnh xã hội đối với sự biến đổi của hình tượng rồng

NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận và khái niệm

1.1 Nguồn gốc và sự phát triển hình tượng rồng trong văn hóa Việt

Nam

Trong văn hóa phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, rồng là một linh vật độcđáo, đại diện cho sự may mắn và sức mạnh siêu nhiên Khác với hình tượngrồng phương Tây thường được miêu tả là loài bò sát khổng lồ có cánh và cókhả năng phun lửa, rồng Việt Nam kết hợp nhiều đặc điểm từ các loài động vật khác như rắn, sư tử, và hươu Rồng Đông phương không có cánh nhưng vẫn biết bay, thể hiện quyền năng của thiên nhiên và là biểu tượng cho bốn nguyên tố tạo nên vũ trụ: nước, lửa, đất và gió Đặc biệt, trong văn hóa Việt Nam, rồng còn gắn liền với truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, biểu tượng cho nguồn gốc của dân tộc Việt với niềm tự hào về “Con Rồng, cháu Tiên” Theo một số nhà nghiên cứu, hình tượng rồng xuất phát từ văn hóa Bách Việt và đã ảnh hưởng đến văn hóa Trung Quốc Điều này được thể hiện

Trang 5

qua các họa tiết rồng trên trống đồng và các công trình kiến trúc cổ của Việt Nam.

Qua các triều đại phong kiến Việt Nam, rồng không chỉ thay đổi về hình dáng

mà còn về ý nghĩa biểu trưng, chịu ảnh hưởng từ sự thay đổi trong chính trị, văn hóa và xã hội Các triều đại phong kiến đã tái hiện và sáng tạo hình tượngrồng để phù hợp với vai trò quyền lực và bản sắc dân tộc riêng biệt, từ đó hình thành các phong cách rồng đa dạng

1.2 Ý nghĩa biểu tượng của Rồng trong văn hóa Việt

Quyền lực và hoàng gia: Rồng từ lâu đã gắn liền với quyền uy của các bậc vua chúa trong văn hóa Việt Rồng đại diện cho vua, cho quốc gia, và là biểu tượng của quyền lực tối cao, uy nghiêm Người Việt tin rằng vua là "thiên tử" – con trời – và vì thế, hình tượng rồng gắn liền với thiên mệnh và vương quyền Nguồn gốc và niềm tự hào dân tộc: Với hình ảnh “con Rồng cháu Tiên,” rồng trở thành biểu tượng của nguồn gốc và niềm tự hào dân tộc Việt Nam Hình tượng rồng gắn liền với truyền thống và bản sắc của dân tộc, tượng trưng cho sự đoàn kết, sức mạnh và sự trường tồn của cộng đồng ngườiViệt Sự phồn thịnh và sinh sôi: Rồng không chỉ biểu trưng cho quyền lực mà còn đại diện cho sự sinh sôi, phát triển và sự trù phú Người Việt từ xa xưa đãgắn rồng với nước, một yếu tố quan trọng đối với nền văn minh lúa nước Với

ý nghĩa mang lại mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu, rồng trở thành biểutượng cho cuộc sống ấm no và phồn vinh của người dân

2 Sự biến đổi hình tượng rồng qua các thời kỳ

Trang 6

Một đặc điểm khác là mép trên của miệng rồng kéo dài thành vòi phun nước, cho thấy mối liên hệ mật thiết của rồng với yếu tố nước Miệng rồng thời Lý thường há rộng, để lộ hàm răng sắc nhọn, trong đó có một viên ngọc đang được ngậm chặt – một biểu tượng của sự cao quý và giá trị vĩnh cửu

Về chi tiết sừng rồng, có nhiều ý kiến tranh luận về việc rồng thời Lý có sừng hay không Thực tế, rồng thời Lý được thể hiện dưới hai dạng: có sừng

và không sừng Sự khác biệt này phụ thuộc vào chất liệu và kích thước của hiện vật Rồng trên phù điêu nhỏ, ngói trang trí lá đề cân thường không có sừng, trong khi các tác phẩm điêu khắc lớn hơn như rồng trên trán bia chùa Quỳnh Lâm, bia chùa Phật Tích, hoặc rồng trên thành bậc chùa Dạm, đều có sừng rõ ràng Điều này cho thấy, yếu tố sừng rồng có thể được giản lược tùy theo vật liệu và kích thước tác phẩm

Trang 7

so với rồng thời Trần, Lê Một số ý kiến cho rằng, rồng thời Lý không có vảy

là do ảnh hưởng của mỹ thuật Phật giáo, hướng tới sự giản lược, thanh tịnh Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc thân rồng không có vảy là do các chitiết trên hiện vật bị mài mòn theo thời gian Trên một số hiện vật lớn như rồngtrang trí trên thành bậc chùa Dạm hay rồng khắc trên mái chùa Phật Tích, vẫn

có thể nhận thấy chi tiết vảy rồng được thể hiện rõ nét Do đó, có thể khẳng định rằng việc có hay không có vảy của rồng thời Lý tùy thuộc vào loại hình hiện vật, chất liệu và kỹ thuật chế tác

mà có hình dáng giống móng chim Hai chân trước thường mọc gần giữa khúc uốn đầu tiên, trong khi hai chân sau mọc gần giữa khúc uốn thứ ba Các khuỷu chân được khắc họa rõ ràng, có hình dạng uốn cong, tạo thế động Phần khuỷu chân thường có cụm mây nhỏ bay lượn phía sau, làm tăng thêm

vẻ sinh động và uyển chuyển cho rồng Chi tiết này cũng thể hiện sự kết nối của hình tượng rồng với yếu tố trời, đất và nước

Trang 8

Hình 2.3 : Rồng thời nhà Lý

( Nguồn :

https://w3.etviet.com/ky-7-long-toc-long-mach-thoi-ly_207691.html )

2.1.2 Ý nghĩa biểu tượng của rồng thời Lý

2.1.2.1 Biểu tượng của Phật giáo

Dưới thời Lý, Phật giáo phát triển mạnh mẽ, trở thành hệ tư tưởng chủ đạo, chi phối nhiều mặt trong đời sống văn hóa, nghệ thuật và chính trị Hình tượng rồng cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Phật giáo Theo truyền thuyết, khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, có chín con rồng phun nước tắm gội cho ngài Hình ảnh này đã đi sâu vào tư tưởng Phật giáo, trở thành biểu tượng của sự linh thiêng, thanh tịnh Tác phẩm

"Rồng dâng hoa sen cho Phật" và "Rồng trong bệ đá hoa sen" là minh chứng rõ ràng cho mối liên hệ mật thiết giữa rồng và hoa sen – biểu tượngđặc trưng của Phật giáo

Trang 9

Hình 2.4 : 9 con rồng phun nước tắm cho phật

( Nguồn :

https://phatgiao.org.vn/rong-thoi-ly-va-bieu-tuong-phat-giao-d15657.html )Trong kiến trúc đền chùa thời Lý, hình tượng rồng thường được khắc họa trong các công trình như chùa Phật Tích, chùa Dạm và Chùa Một Cột Tại đây, rồng không chỉ xuất hiện ở các bậc thềm, cột trụ, đấu củng, mà còn xuất hiện trên mái nhà, ngói trang trí, và đặc biệt là ở cột đá của chùa Dạm– nơi thể hiện rõ triết lý về vũ trụ và vòng luân hồi trong Phật giáo

Hình 2.5 : Rồng trên cột đá ở chùa Dạm

( Nguồn: day-bi-an-cua-nha-ly/ )

Trang 10

http://redsvn.net/chum-anh-cot-da-chua-dam-kiet-tac-dieu-khac-2.1.2.2 Biểu tượng chính trị - quyền lực vương quyền

Rồng thời Lý là sự kế thừa từ các hình tượng rồng trong thời Bắc thuộc và thời Đinh – Lê Theo Nguyễn Du Chi (1995), rồng thời Lý chịu ảnh hưởng của mô hình rồng từ triều đại nhà Đường nhưng đã có

sự biến đổi để phù hợp với bối cảnh Việt Nam Dấu ấn của sự kế thừa này có thể thấy qua hình tượng đầu rồng thời Đinh – Lê tìm thấy tại Hoa Lư Đầu rồng này mang hình dáng thô mộc, chưa tinh xảo, nhưng

đã có chi tiết miệng ngậm hỏa châu và hình dáng ngẩng đầu hướng thượng, thể hiện khát vọng quyền lực tối cao của nhà vua (Nguyễn, 1995)

Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ được coi là văn bản tiêu biểu thể hiện sự liên kết giữa biểu tượng rồng và quyền lực vương quyền Theo Trần Lâm Biền (2001), việc đặt tên kinh đô là "Thăng Long" không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa địa lý mà còn là biểu tượng của vương quyền, sự thăng tiến và phát triển của quốc gia Huyền thoại về rồng bay lên khi vua dời đô từ Hoa Lư ra Đại La là biểu tượng khẳng định sự chính danh của triều đại mới (Trần, 2001) Hình ảnh "rồng cuộn, hổ ngồi" (long bàn, hổ cứ) trong Chiếu dời đô cũng thể hiện tầm nhìn chiến lược

về địa thế phong thủy, qua đó khẳng định quyền uy của nhà vua

Rồng thời Lý hiện diện khắp các công trình kiến trúc cung đình, từ máiđiện, đấu củng, kèo cột cho đến các bậc thang và các đồ dùng nghi lễ Rồng được chạm khắc trên bia Sùng Thiện Diên Linh (1121) - một trong những tấm bia quan trọng nhất thời Lý Hình tượng rồng trên bia này được Nguyễn Công Bật khắc họa với ngụ ý ca ngợi công đức nhà vua, đồng thời khẳng định quyền lực chính trị của triều đình (Chu, 2004)

Trang 11

Hình 2.6 : Rồng được chạm khắc trên bia Sùng Thiện Diên Linh

( Nguồn :

https://khoahoc.tv/bao-vat-ha-nam-he-lo-su-that-2-vi-vua-viet-sang-choi-120425 )

Rồng thời Lý được xem là biểu tượng lưỡng trị, kết hợp giữa quyền lực Nho giáo và thần quyền Phật giáo Theo Chu Quang Trứ (1996), rồng trong nghệ thuật Lý không chỉ là biểu tượng vương quyền mà cònthể hiện sự thanh cao, linh thiêng của triều đại Hình tượng rồng xuất hiện trên áo long bào, ngai vàng, và được khắc chạm trên các vật dụng hoàng gia, khẳng định sự độc tôn của hoàng đế (Chu, 1996)

2.1.2.3 Biểu tượng của thiên nhiên và nông nghiệp

Trong văn hóa nông nghiệp lúa nước, rồng thời Lý không chỉ là biểu tượng quyền lực vương quyền và Phật giáo mà còn đại diện cho sức mạnh thiên nhiên, đặc biệt là nước và mưa Miệng rồng thường được thể hiện hárộng, vòi phun nước và râu rồng uốn lượn như sóng, thể hiện vai trò cầu mưa, giúp mùa màng bội thu Hình ảnh này phản ánh sự quan trọng của mưa đối với đời sống nông nghiệp, nơi mà sự thịnh vượng phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên

Trong các tác phẩm nghệ thuật thời Lý, đặc biệt là trên chùa chiền và các công trình kiến trúc, hình tượng rồng luôn gắn liền với nước, mưa và sự sống Rồng phun nước trở thành biểu tượng cầu mong sự thuận lợi cho

Trang 12

mùa màng Các văn bia thời Lý như bia Sùng Thiện Diên Linh, cũng nhấnmạnh vai trò của rồng trong việc điều hòa thiên nhiên, bảo vệ sự thịnh vượng quốc gia.

Về mặt tạo hình, đầu rồng thời Trần được chạm khắc với dáng vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ và đầy uy lực Đặc điểm nổi bật là phần đầu rồng thường

có sừng lớn, uốn cong về phía sau, biểu tượng cho quyền uy và sức mạnh Đôi mắt rồng lồi to, ánh nhìn dữ dội, thể hiện sự tỉnh táo và uy nghi Miệng rồng há rộng, răng sắc nhọn, lưỡi dài uốn lượn, gợi liên tưởng đến tiếng rống uy quyền, sẵn sàng trấn áp kẻ thù Chi tiết miệng ngậm hỏa châu xuất hiện phổ biến, mang ý nghĩa bảo hộ, trấn yểm tà khí và thể hiện nguồn sinh khí dồi dào Phần bờm rồng thường xòe rộng, các tua râu bay ngược về phía sau, tạo cảm giác chuyển động, thể hiện sự linh hoạt, chuyển hóa không ngừng

Hình 2.7 : Đầu rồng thời nhà Trần

Trang 13

( Nguồn:

https://thanhnien.vn/bao-vat-quoc-gia-dau-rong-thoi-tran-o-hoang-thanh-thang-long-185230215132822417.htm )

Về phong cách điêu khắc, đầu rồng thời Trần có xu hướng chi tiết và tinh xảo hơn so với rồng thời Lý Các đường nét uốn lượn mềm mại được thay thế bằng các nét khắc dứt khoát, tạo cảm giác khỏe khoắn và cứng cáp Mặt rồng nổi khối rõ ràng, có độ nảy hình cao, làm tăng vẻ oai nghi và quyền uy Một số tác phẩm điêu khắc tiêu biểu thể hiện phong cách này cóthể được tìm thấy tại tháp Phổ Minh (Nam Định) và lăng mộ của các vị vua nhà Trần Theo Trần Lâm Biền (2001), rồng thời Trần không còn mang tính "lưỡng trị" như thời Lý mà thiên về biểu tượng sức mạnh quân

sự và sự chính danh của vương quyền

Hình 2.8 : Lăng mộ của vua Trần Thái Tông ( 1218- 1277 )

sự mạnh mẽ, phản ánh tinh thần quân sự và tính kỷ luật cao của triều đình nhà Trần (Trần, 2001)

Trang 14

Hình 2.9: Rồng thời Trần

( Nguồn : Hình tượng Rồng Việt Nam qua các triều đại - Đại Việt Cổ

Phong )Vảy rồng thời Trần được khắc tỉ mỉ, nổi bật hơn thời Lý, có hình thoi hoặcgiọt nước, xếp đều đặn dọc thân Các vảy lớn, rõ nét như lớp áo giáp bảo

vệ, không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn tượng trưng cho sức mạnh phòng thủ (Chu, 1996) Kỹ thuật chạm nổi, thay vì chạm chìm như thời Lý, giúp tạo hiệu ứng thị giác mạnh mẽ (Nguyễn, 1995)

Trang 15

Hình 2.10: Rồng thời Trần trên điêu khắc gỗ

( Nguồn : Hình tượng rồng trong các triều đại Lý,Trần, Lê, Nguyễn |Khanhhoathuynga's collection Blog - An Asian art info blog )Cách uốn lượn của thân rồng thời Trần cũng có sự khác biệt rõ rệt, với cáckhúc cong gãy, như hình chữ "S" hoặc "C", thể hiện sự linh hoạt và thích nghi của vương quyền nhà Trần, đồng thời gợi lên tư tưởng quân sự, phản ánh chiến lược phòng thủ và tấn công trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông (Trần, 2001) Nhìn chung, thân rồng thời Trần mang đặc điểm khỏe khoắn, cứng cáp với vảy sắc nét và các khúc uốn dứt khoát, phản ánh quyền lực quân sự và tinh thần bảo vệ giang sơn của triều đại

2.2.1.3 Phần chân rồng

Chân rồng thời Trần được khắc họa với đặc điểm nổi bật là sự mạnh mẽ

và quyết liệt, phản ánh tính quân sự và quyền lực của triều đại này Rồng thời Trần có bốn chân, với hai chân trước mọc gần giữa các khúc uốn đầu tiên, hai chân sau thường được bố trí gần giữa khúc uốn thứ ba Các chân rồng thời Trần thường có ba hoặc năm móng, và đặc biệt là móng rồng được thể hiện rất sắc nét, tạo cảm giác vững chắc

Trang 16

Một điểm nổi bật trong hình tượng chân rồng Trần là sự thể hiện mạnh mẽcủa các khuỷu chân Các khuỷu chân được khắc họa rõ ràng, uốn cong theo chiều động, làm tăng sự sinh động và mạnh mẽ cho rồng Phía sau khuỷu chân, thường có các họa tiết mây bay, làm tăng vẻ mềm mại và uyển chuyển, kết hợp với yếu tố thiên nhiên như mây và nước, vốn là các yếu tố mang ý nghĩa bảo vệ và sinh sôi nảy nở Chân rồng thời Trần không chỉ là một phần trong trang trí nghệ thuật mà còn mang trong mình biểu tượng của sức mạnh quân sự và sự kiên cường Chúng thể hiện sự bảo vệ của vương quyền và sự vững vàng trong các cuộc chiến đấu, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.

2.2.2 Ý nghĩa biểu tượng của rồng thời Trần

2.2.2.1 Biểu tượng của tôn giáo

Trong thời kỳ nhà Trần, rồng tiếp tục là biểu tượng quan trọng trong tôn giáo, nhưng có sự thay đổi rõ rệt so với thời Lý Mặc dù Phật giáo vẫn ảnhhưởng sâu rộng, Nho giáo ngày càng trở nên mạnh mẽ trong đời sống xã hội Điều này thể hiện rõ qua hình tượng rồng trong các công trình tôn giáo, nơi rồng được khắc họa mạnh mẽ và thô mộc hơn, thay vì uyển chuyển như trước

Các ngôi chùa như Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên hay chùa Phổ Minh đều

sử dụng hình ảnh rồng trong trang trí, song nét thô cứng của rồng thời Trần phản ánh sự chuyển biến trong tư tưởng, nơi Nho giáo bắt đầu chiếm

ưu thế Những con rồng này không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo mà còn thể hiện sự bảo vệ, bảo đảm an lành cho các công trình thiêng liêng (Trần, 2018)

Ngày đăng: 16/01/2025, 21:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w