Trải dài theo dòng lịchsử kết hợp với vị trí địa lý, Việt Nam mang đậm dấu ấn những phong tục, tập quánmang nét Á Đông như truyền thống trồng lúa nước, thờ cúng, nền văn minh mở,…Đặc biệ
Trang 1MỤC LỤC
I/ Mở đầu………
II/ Cơ sở lý luận……….
1 Văn hóa………
2 Cách tiếp cận văn hóa………
III/ Cơ sở thực tiễn………
1 Giới thiệu về văn hóa Việt Nam………
2 Giới thiệu về Tết cổ truyền………
IV/ Nội dung………
1 Giới thiệu truyền thống cúng giao thừa………
2 Cách tiến hành lễ cúng giao thừa………
3 Ý nghĩa truyền thống cúng giao thừa………
V/ Kết luận………
VI/ Tài liệu tham khảo………
Trang 2I/ MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia chứa đựng nhiều bản sắc văn hóa dân tộc, chính vì thế giữa các vùng, miền và dân tộc hình thành những nét đặc trưng riêng không thể thiếu vào những dịp đặc biệt Văn hóa cũng giúp Việt Nam có được điểm nổi bật khi so sánh với các quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế Trải dài theo dòng lịch
sử kết hợp với vị trí địa lý, Việt Nam mang đậm dấu ấn những phong tục, tập quán mang nét Á Đông như truyền thống trồng lúa nước, thờ cúng, nền văn minh mở,… Đặc biệt những dịp lễ hội, chào mừng năm mới, người dân đất nước cờ đỏ sao vàng luôn có những hoạt động mang màu sắc rất riêng
Tết Nguyên Đán là lễ hội có ý nghĩa quan trong và đặc biệt nhất trong một năm đối với người dân Việt Nam Đây không chỉ là dịp để gia đình đoàn tụ mà còn là khoảng thời gian giúp những du khách phương xa có cái nhìn rõ nhất về phong tục truyền thống và tập quán của dân tộc Việt Nam Với mỗi dân tộc sẽ có những điểm khác biệt nhất định trong giai đoạn đón Tết nhưng mọi nhà trên khắp cả nước đều
có điểm chung trong việc dọn dẹp, thờ cúng tổ tiên Những việc không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán ta có thể kể đến như dọn dẹp nhà cửa, trang trí hoa mai hoa đào, bày mâm ngũ quả, Nét đặc trưng khác và cũng không thể thiếu trong mỗi mùa Tết ở Việt Nam chính là việc thờ cúng Một nghi thức cúng quan trọng cầu mong sự may mắn, an lành cho năm mới là cúng giao thừa
Cúng giao thừa là một nghi thức và cụm từ quen thuộc khi nhắc đến Tết Nguyên Đán Tuy nhiên không hẳn ai cũng hiểu rõ về các bước chuẩn bị cũng như bày cúng như thế nào Và chúng ta cũng không nắm được ý nghĩa của việc này Vì thế việc tìm hiểu về các phong tục tập quán của Việt Nam rất quan trọng nếu chúng ta
là công dân hay sinh sống trên đất nước này Với mong muốn dành thời gian nghiên cứu sâu hơn để giải đáp những thắc mắc xoay quanh nét truyền thống đặc biệt này và hiểu rõ hơn tầm quan trọng của nó
Cúng giao thừa tuy là phong tục truyền thống quen thuộc nhưng để bày một mâm cúng hoàn chỉnh nhất, ta cần nắm thêm các bước chuẩn bị cũng như trang bị kiến thức cơ bản nhất về vấn đề này Qua đó mỗi cá nhân sẽ có những hiểu biết nhất định về nét đặc trưng trong văn hóa Việt Nam ngày Tết Hơn thế nữa, việc này sẽ hướng mọi người đến một cái nhìn đúng đắn hơn về tầm quan trọng và ý nghĩa tinh thần của truyền thống cúng giao thừa ngày Tết
II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Văn hóa
Văn hóa là một phạm trù mang nhiều định nghĩa khác nhau và con người vẫn không ngừng tìm kiếm những yếu tố thuộc về văn hóa của một quốc gia Văn hóa
là sản phẩm do con người tạo ra, thông thường nó mang theo những đặc trưng thuộc về một quốc gia nhất định Tùy theo khu vực trên Thế giới mà khái niệm văn hóa được bắt nguồn khác nhau Ở phương Đông, văn hóa được xem như
Trang 3phương thức giáo hóa con người Còn ở phương Tây, văn hóa có nguồn gốc từ chữ cultus Cultus là văn hóa được hiểu theo hai khía cạnh: một là khai thác tự nhiên
và giáo dục đào tạo con người để họ hình thành những phẩm chất tốt đẹp
Tuy nhiên theo dòng chảy thời gian, khái niệm văn hóa được mở rộng theo nhiều chiều hơn và đem lại cái nhìn đa dạng hơn về chiều sâu văn hóa Vào thế kỉ XVII –XVIII, văn hóa còn được định nghĩa như việc “canh tác tinh thần” bên cạnh việc canh tác nông nghiệp Đến khoảng thế kỉ XIX, phương Tây sử dụng
thuật ngữ “văn hóa” như một danh từ Theo E.B Taylor “Culture or civilization,
taken in its broad, enthnographic sense, is that complex whole which includes knowledge, belief, art, law, morals, custom, and any other capabilities and habits acquired by man as a member of society” [1]
Có thể thấy rẳng khi nhắc đến văn hóa là nhắc đến rất nhiều lĩnh vực trong
cuộc sống bởi lẽ văn hóa tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của người dân Đó chính là các giá trị mang tính vật chất và cả tinh thần mà con người tích lũy trải
qua quá trình lao động, học tập và tiếp thu kiến thức UNESCO định nghĩa “Văn
hóa là tập hợp các đặc trưng tiêu biểu về tinh thần, vật chất, tri thức và xúc cảm của xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội; văn hóa không chỉ bao gồm văn học và nghệ thuật, mà còn cả phong cách sống, phương thức chung sống, các hệ giá trị, truyền thống và niềm tin” (UNESCO, 2001) [2] Trong văn hóa còn tồn tại những khái niệm nhỏ hơn mà mọi người cần phải hiểu rõ và phân biệt được chúng Chẳng hạn như phong tục, truyền thống, tập quán,…
2 Cách tiếp cận văn hóa
Văn hóa có thể được tiếp cận dựa trên nhiều khía cạnh Theo mặt khái niệm, ta
có thể hiểu rõ hơn về văn hóa theo chức năng, ý nghĩa hoặc giá trị của văn hóa Mỗi cách tiếp cận sẽ cho những kết quả khác nhau và đôi khi không cung cấp một cách toàn vẹn nội dung của văn hóa Nhưng đó là những mảnh ghép nhỏ giúp ta
có khái niệm hoàn chỉnh nhất về cụm từ này Như đã để cập trước đó, văn hóa có
vô số những khái niệm khác nhau chính vì thế nó bao trùm rất nhiều hoạt động, vấn đề trong cuộc sống, từ giá trị vật chất đến tinh thần
Văn hóa phát triển hay không là nhờ vào sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong cộng đồng Văn hóa không cố định mà sẽ biến đổi tùy thuộc vào hoạt động có ý thức và nhận thức về tầm quan trọng, vai trò của nền văn hóa trong địa phương mình đang sinh sống Cách tiếp cận như thế cho thấy rằng văn hóa vừa mang tính cộng động vừa mang tính cá nhân bởi đó là những gì đặc trưng mà mọi người cùng làm theo nhưng do mỗi cá nhân tự ý thức để phát triển
Dựa vào những phân tích ở trên, văn hóa của một cộng đồng không thể được đánh giá dựa trên những yếu tố phiến diện Ví dụ như một cộng đồng giặt quần áo bằng tay thì ta không thể kết luận rằng cộng đồng ấy kém văn hóa hơn so với khu vực sử dụng máy giặt Điều đó cho thấy rằng giữa các dân tộc chỉ tồn tại sự khác biệt về văn hóa chứ không có sự so sánh về trình độ văn hóa
Trang 4Phong tục truyền thống là một điều không thể thiếu khi nhắc đến văn hóa Đây
là một nét đặc trưng trong văn hóa Việt Nam vì nó góp phần tạo nên bản sắc riêng của dân tộc “Phong tục” là những hoạt động sống của con người và do con người tạo ra trong khoảng thời gian sinh sống, lao động và được truyền sang nhiều thế
hệ Để trở thành văn hóa của một tộc người, cộng đồng hay quốc gia, hoạt động
ấy phải được mọi người công nhận và làm theo Tuy nhiên, phong tục không có tính bắt buộc hay cố định, ví dụ có những điều không phù hợp với một số địa phương hay điều kiện hoặc không cần thiết cho gia đình thì cũng không cần thiết phải thực hiện theo Nói thế nhưng cũng không thể thực hiện một cách tùy tiện hay sơ sài
III/ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1 Giới thiệu về văn hóa Việt Nam
Việt Nam được biết đến như một quốc gia mang đa sắc màu văn hóa được tạo nên bởi 54 dân tộc anh em sống trải dài khắp miền Tổ Quốc Mỗi dân tộc đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và đặc trưng trong văn hóa Việt Nam
1.1 Thời gian hình thành chủ thể văn hóa Việt Nam
Thời gian văn hóa được tính từ thời điểm một nền văn hóa được hình thành
kéo dài đến thời điểm chấm dứt Và điều này phụ thuộc vào yếu tố chính là chủ thể văn hóa tức là một dân tộc, quốc gia hoặc cộng đồng Từ lâu đã có những nhận định khác nhau về thời gian hình thành chủ thể văn hóa của Việt Nam và dựa trên những sự kiện lịch sử có thể hiểu khái quát quá trình dân tộc này xuất hiện được chia theo ba giai đoạn: thời đồ đá giữa, đầu thời đồ đồng và quá trình chia cắt tiếp diễn của chủng Nam Á
1.2 Vị trí địa lí ảnh hưởng văn hóa Việt Nam
Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ vị trí địa lí mà lãnh thổ đi qua Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có khí hậu nóng quanh năm và có hai mùa rõ rệt là mưa và nắng, thể hiện rõ nhất ở miền Nam Nắng nóng với nền nhiệt độ cao dẫn đến những vùng có mùa mưa kéo dài, lượng mưa trung bình hàng năm nước ta vào khoảng 1500 – 2000 mm Yếu tố này tạo nên đặc điểm sông nước với mạng lưới sông ngòi dày đặc và sông nước gắn liền với nhiều văn hóa của vùng miền Việt Nam chẳng hạn như văn hóa sông nước Nam Bộ
1.3 Văn hóa Việt Nam theo dòng lịch sử
Lịch sử là yếu tố có những tác động mạnh mẽ và quyết định lên sự thay đổi của văn hóa Việt Nam Là một quốc gia có lịch sử lâu đời kéo dài hàng nghìn năm, đất nước cờ đỏ sao vàng đã chịu nhiều ảnh hưởng và du nhập văn hóa đến từ nhiều vùng miền trên khắp thế giới
Thời cổ Hồng Bàng, Việt Nam xuất hiện văn hóa được tiếp thu từ ngưởi bản địa là người Việt cổ Những biểu hiện cụ thể này là người dân xây dựng
Trang 5nơi cu trú theo kiểu nhà sàn, sử dụng những vật liệu xây dựng từ thiên nhiên như gỗ, tre, nứa và kiểu kiến trúc độc đáo là mái nhà vòm cong cùng cầu thang lên đặt ngay trước nhà Từ thời này, văn hóa cũng hình thành sự phân biệt giữa trang phục nam và nữ
Tiếp nối văn hóa bản địa, Việt Nam bắt đầu biểu hiện những sự thay đổi
do ảnh hưởng của văn hóa các quốc gia, khu vực láng giềng Nổi bật nhất là
sự du nhập của văn hóa Trung Quốc Nước ta chịu tác động rất lớn từ các hoạt động của người Hoa, điều này thể hiện trong những hoạt động hàng ngày đếnn cách giáo dục Dễ thấy nhất là vấn đề tôn giáo Những hệ tư tưởng có ảnh hưởng to lớn đến văn hóa nước ta, chẳng hạn như Nho giáo do Khổng Tử sáng lập Thời Bắc thuộc, Nho giáo xuất hiện ở Việt Nam và thời Lê là cột mốc đánh dấu mức ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng này khi nó dần trở nên phổ biến đối với tầng lớp thống trị và có tri thức
Ngoài ra, văn hóa phương Tây cũng góp một phần không nhỏ trong việc
đa dạng văn hóa Việt Nam Vào khoảng thế kỷ 20, văn hóa phương Tây xuất hiện ở nước ta và có để lại những thay đổi trong văn hóa kéo dài đến ngày nay Ngày nay có những kiến trúc nhà ở, cơ quan mang nét phương Tây, đó là
sự kết hợp giữa tính dân tộc và phong cách châu Âu Một số tòa nhà tiêu biểu của kiến trúc trên bao gồm Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ Ngoại giao,
Trải qua quá trình toàn cầu hóa, Việt Nam dần mở rộng mối quan hệ với nhiều quốc gia trên nhiều lĩnh vực nên đây là lý do trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có những chuyển biến nhất định trong nền văn hóa dựa trên các tác động bên ngoài lãnh thổ nhưng sẽ vẫn giữ được cái riêng của dân tộc
2 Giới thiệu về Tết Cổ Truyền
2.1 Những đặc trưng của Tết Cổ Truyền
Tết Cổ Truyền hay Tết Nguyên Đán (Tết Ta, Tết Cả, ) là dịp lễ chào đón năm mới theo âm lịch của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Đông Á như Trung Quốc, Đài Loan
Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Hán – Việt Theo đó “Tết” có nghĩa là “tiết”,
“Nguyên” chính là sự khởi đầu, sơ khai; “Đán” chính là buổi sáng sớm Theo đó
“Tết Nguyên Đán” có nghĩa là sự khởi đầu của năm mới
Tết Nguyên Đán ở Việt Nam có nguồn gốc từ nền nông nghiệp Do nhu cầu canh tác trong nông nghiệp nên người nông dân chia thời gian trong năm thành 24 tiết khí và thởi điểm bắt đầu chu kỳ canh tác mới được xem là quan trọng nhất –
đó là Tiết Nguyên Đán Nước ta chịu ảnh hưởng của nền văn minh sông nước và
có truyền thống trồng lúa nước lâu đời nên người trồng trọt rất chú trọng đến thời điểm này Sau này, Tiết Nguyên Đán được biết đến như Tết Nguyên Đán Thế nhưng Tết Nguyên Đán ở Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc nên cũng được kể lại với nguồn gốc khác Thep đó, ngày Tết cũng có nhiều ngày khác nhau tùy theo từng triều đại thởi Trung Quốc cổ Cụ thể vào đời Tam
Trang 6Vương, triều đại nhà Hạ chọn tháng Giêng ăn Tết, nhà Thương chọn tháng Chạp còn nhà Chu là tháng 11
Thông thường, Tết Cổ truyền Việt Nam kéo dài khoảng 7 ngày cuối của năm
cũ kết hợp với 7 ngày đầu của năm mới (tức khoảng 23 tháng Chạp đến mùng 7 tháng Giêng) Trong khoảng thời gian này, người dân Việt Nam có nhiều hoạt động dọn dẹp, bày trí khác nhau để chào đón năm mới Một số hoạt động trưng bày tiêu biểu như bày cành hoa, đào, mâm ngũ quả; các hoạt động dọn dẹp như lau dọn nhà cửa, tảo mộ hay các hoạt động bày cúng như Cúng ông Công, ông Táo vào 23 tháng Chạp, cúng Giao thừa…Ngoài ra Tết còn một số hoạt động khác như tất niên, xông đất, xuất hành với mong muốn đón nhận được nhiều may mắn, tài lộc trong năm mới
Đây được xem là khoảng thời gian quan trọng nhất trong năm để các thành viên dù ở gần hay xa được đoàn tụ với gia đình Từ lâu Tết Nguyên Đán cũng được biết đến như Tết Đoàn Viên Trong khoảng thời gian này các gia đình thường tổ chức nhiều hoạt động cùng nhau như gói bánh chưng, bánh tét, thăm hỏi ông bà, họ hàng, lì xì và mâm cơm ngày Tết
Một hoạt động không thể thiếu khác là nghi thức Cúng giao thừa Đối với nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ, cúng giao thừa được xem là một hoạt động có nguồn gốc xa xưa được truyền sang nhiều thế hệ và điều này mang ý nghĩa tinh thần đối với các gia đình Thông thường việc bày trí để cúng giao thừa không quá cầu kì nhưng mỗi gia đình cần nắm rõ và chuẩn bị những vật cúng cần thiết để chuẩn bị cho thời khắc chuyển giao năm mới
2.2 Ý nghĩa Tết Cổ Truyền
Tết Nguyên Đán là lễ hội đặc biệt trong năm ẩn chứa nhiều ý nghĩa đối với từng cá nhân, gia đinh và xã hội
2.2.1 Ý nghĩa đoàn viên
Hầu hết những người dân sống xa nhà sẽ dành thời gian về quê, sum họp gia đình vào dịp này Tất cả công việc, học tập sẽ được gác lại để dành thời gian cho gia đình, người thân Đây cũng là dịp những người đi làm có cơ hội ở bên cạnh gia đình lâu nhất vì kỳ nghỉ kéo dài khoảng 6 đến 10 ngày Trong khoảng thời gian này người dân về quê thường dành thời gian đi tảo mộ, dọn dẹp nhà cửa, thăm họ hàng và có khoảng thời gian hồi ức tuổi thơ
2.2.2 Ý nghĩa rước tài lộc và khởi nghiệp năm mới
Ông bà xưa quan niệm rằng vào 3 ngày đầu tiên năm mới, Thần Tài sẽ đến nhà phát tiền tài, thịnh vượng nên nhiều gia đình thường mở cửa suốt 3 ngày Tết và kiêng khem nhiều điều như quét nhà Nhiều gia đinh, công ty cũng nhân dịp Tết Nguyên Đán để khởi nghiệp, khai trương với mong muốn một năm mới đầy thành công Chính vì thế người dân thường xem ngày để chọn ngày lành tháng tốt cho công việc làm ăn trong năm mới
Trang 7IV/ CÚNG GIAO THỪA
1 Giới thiệu về lễ cúng giao thừa
Đêm Giao thừa là khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới
“Giao thừa” theo Hán việt có nghĩa là "Cũ giao lại, mới tiếp lấy – Lúc năm cũ qua, năm mới đến" Ở hầu hết các quốc gia phương Tây và một số quốc gia châu Á, họ
thường tổ chức bắn pháo hoa và tiệc mừng vào đúng 0 giờ 0 phút ngày 1 tháng 1 theo Dương lịch Các quốc gia phương Đông, chủ yếu là Á Đông và Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam, thường tổ chức Đêm giao thừa theo Âm lịch vào đêm 30 Tết Truyền thống Việt Nam từ xưa nay tổ chức ăn Tết theo Âm lịch, hay còn gọi là Tết Nguyên Đán
Ngày Tết ở Việt Nam thường tổ chức nhiều hoạt động mang ý nghĩa khác nhau Đặc biệt vào ngày cuối năm (tùy vào mỗi năm sẽ rơi vào ngày 30 hoặc 29 tháng Chạp), người dân thường dọn cúng cuối năm và tổ chức tiệc tất niên mời người thân, bạn bè để tạm biệt năm cũ Vào ngày cuối cùng của năm, các thành viên trong gia đình thường thức để cùng nhau đón Giao thừa Trẻ em, thanh thiếu niên thường quây quần bày trò chơi; người lớn sum vầy trò chuyện, chuẩn bị mâm cúng Giao thừa Theo phong tục của người Việt Nam, việc bày lễ cúng giao thừa như một nghi thức tiễn Hành khiển năm cũ về trời và đón thần Hành khiển năm mới Lễ giao thừa còn có
tên gọi là lễ Trừ Tịch (Trừ là giao lại chức quan, Tịch là ban đêm) Theo truyền thống
xưa, ông bà ta quan niệm việc cúng giao thừa là cách để bày tỏ niềm tôn kính đối với các vị thần trên Triều đình Có một câu chuyện rất thú vị về lễ giao thừa rằng mỗi năm, Triều đình sẽ cử một nhóm quân thần xuống hạ giới để trông nom và ghi chép lại những việc xảy ra trong một năm Đến thời khắc cuối năm, các vị thần đó sẽ trở về Trời để báo cáo và bàn giao việc lại cho nhóm các vị thần khác Theo ông bà xưa, việc bày mâm cúng giao thừa như một cách để các vị thần có thể ghé ngang nghỉ ngơi, thưởng bánh trà trên đường đi và về Điều này thể hiện tấm lòng thành mà mỗi gia đình dành cho những vị thần đi ngang qua Tùy theo mỗi vùng miền, các vật bày cúng có thể khác nhau, điều này cũng thay đổi dựa vào đặc điểm vùng miền và điều kiện hoàn cảnh của các gia đình
2 Cách tiến hành lễ giao thừa
Theo truyền thống của người dân trên khắp đất nước Việt Nam, việc cúng giao thừa được chia thành hai giai đoạn bao gồm cúng ngoài trời và cúng trong nhà
2.1: Cúng ngoài trời
Như đã đề cập trước đó, mâm cúng giao thừa ngoài trời sẽ tùy thuộc vào
hoàn cảnh kinh tế của gia đình và đặc trưng vùng miền Nhưng mâm cúng phải
có những vật cơ bản như trầu cau, hoa quả, ly nước và rượu
Cúng giao thừa ngoài trời còn được gọi là cúng nghênh Thái Tuế Người Việt Nam thường chưng mâm ngũ quả vào đêm cúng Giao thừa vì điều này tượng trưng cho Ngũ phúc “Phúc – Lộc – Thọ - Khang – Ninh” Mâm cúng
Trang 8ngoài trời có thể là cỗ chay hoặc mặn Cỗ chay thường bao gồm mứt, bánh kẹo tết, canh cơm chay Đối với mâm cúng mặn các gia đình chuẩn bị bánh, xôi, rượu, nước, một con gà luộc Ở miền Nam, bánh trên mâm cỗ có thể là bánh tét, bánh ít, tùy thuộc vào đặc trưng của từng vùng Mâm cỗ miền Trung nổi bật với các loại chả như chả Huế, chả ram, thịt heo luộc hoặc miến Ở miền Bắc sẽ đặc trưng với mâm cỗ gồm các món như thịt đông, giò hầm măng
Ở miền Nam, mâm cúng giao thừa ngoài trời thường đơn giản hơn Đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, do đặc điểm sinh hoạt và làm nông nên những vật cúng trên mâm cỗ thường chủ yếu từ “cây nhà lá vườn” chẳng hạn như dừa, hoa trồng tại vườn Một số gia đình làm nông do điều kiện hoàn cảnh không khá giả nhưng họ vẫn bày dọn mâm cỗ với những vật có sẵn hoặc do gia đình trồng được với mong muốn các vị thần sẽ hiểu được tấm lòng thành của gia chủ và ban cho họ cuộc sống sung túc hơn trong năm mới Với một số gia đinh như thế, mâm cỗ thường đơn giản với vài lát bánh dân gian, hai trái dừa nhỏ, hoa cúng và ly nước Tuy đơn giản nhưng sự thành kính của gia chủ là điều quan trọng Trong suốt thời gian từ khi bày mâm cúng đến lúc Giao thừa, gia chủ phải thắp hương liên tục, tránh để hương tắt và cần chuẩn bị thêm một chiếc đèn cúng bên cạnh Sau khi hoàn tất việc cúng giao thừa, người dân thường lấy nước quả dừa đã cúng để uống với mong muốn sẽ đón nhận những điều may mắn, sự thanh thản trong tâm hồn để chào đón một năm học tập và làm việc mới
Ngoài việc bày trí cẩn thận mâm cỗ cúng, văn khấn là điều không thể thiếu trong các nghi thức lễ cúng ở Việt Nam, chó dù là cúng thổ công, thần tài, đưa ông Công ông Táo hay cúng Giao thừa Cúng giao thừa mang ý nghĩa xua tan những điều xấu của năm cũ và mong muốn may mắn cho một năm mới, vì vậy những cầu mong của gia chủ thường được thể hiện trong văn khấn Văn khấn thường được truyền từ đời này sang đời khác như ông bà truyền cho con cháu Khi cúng cần trang nghiêm khẩn cầu,,đọc to, rõ ràng, mạch lạc và không đùa giỡn hay hời hợt
2.2 Cúng trong nhà
Cũng tương tự như việc cúng ngoài trời, mâm cỗ cúng trong nhà cũng gồm
những lễ cúng như thế Tuy nhiên nhiều gia đình cho rằng sau khi thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời thì mâm cúng trong nhà có thể đơn giản hơn, có thể chỉ gồm hoa cúng, trái cây, hương, nến và trầu cau Thế nhưng vẫn có nhiều gia đình bày mâm cỗ cúng trong nhà rất khang trang Mâm cỗ trong nhà để cúng trên bàn thờ gia tiên nên các vật sắm lễ thường có như mâm ngũ quả, xôi, nậm gạo – muối – nước, gà luộc ngậm hoa hồng đỏ, hoa tươi,…Nếu gia đình theo đạo Phật, gia chủ sẽ chuẩn bị mâm cúng chay giao thường
Trang 9Cúng trong nhà cũng cần đến văn khấn, nhưng nội dung văn khấn của mâm cỗ trong nhà sẽ khác với mâm cỗ cúng ngoài trời Mâm cúng trong nhà
là cúng các vị thần, ông bà, tổ tiên đã phù hộ gia đình có một năm làm ăn phát tài, gia đình khỏe mạnh Các thành viên trong gia đình khi làm lễ cúng phải đứng trang nghiêm, tuong tự như cúng ngoài trời, để bày tỏ lòng thành,
sự biết ơn của mình với tổ tiên, ông bà
Theo quan niệm xa xưa, khi cúng giao thừa, gia chủ nên cúng ngoài trời
trước rồi mới đến trong nhà, điều này thể hiện việc “nghênh tân, tiễn cửu”
tức là đón bên quan hành khiển đồng thời tiễn quan hành khiển cũ [3]
3 Ý nghĩa lễ cúng giao thừa
Việt Nam luôn coi trọng việc thờ cúng từ rất lâu nên những nghi thức cúng lễ luôn đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong những dịp đặc biệt Việc cúng lễ vào đêm Giao thừa là nghi thức người Việt ta tạm biệt năm cũ và chào đón năm mới Cúng giao thừa được xem là một nét văn hóa đặc trưng của Tết cổ truyền Việt Nam Đây là cách giúp con cháu bày tỏ sự biết ơn đối với các vị thần của Đất Trời, tổ tiên, ông bà và mong được cõi trên phù hộ một năm mới an khang thịnh vượng Mỗi gia đình có thể có hoàn cảnh khác nhau nhưng họ luôn cố gắng bày mâm cỗ một cách khang trang nhất để chào đón một năm mới với nhiều niềm vui và may mắn hơn
V/ KẾT LUẬN
Tết Nguyên Đán từ lâu đã trở thành một dịp lễ không thể thiếu đối với người dân Việt Nam Đây chính là dịp để gia đình sum vầy sau một năm sống xa nhau cũng như
là khoảng thời gian đặc biệt cùng nhau kể những câu chuyện xảy ra trong một năm Dịp Tết luôn có rất nhiều hoạt động ý nghĩa mang lại niềm vui cho một năm mới đầy sung túc như dọn dẹp nhà cửa, cúng ông Táo,…Cúng giao thừa cũng là một nghi thức quan trọng mà mỗi gia đình cần phải có vào mỗi dịp tết Đây cũng là truyền thống lâu đời của người Việt Nam Chính vì thế, mỗi gia đình dù giàu hay nghèo, họ luôn bày một mâm cúng vào ngày cuối cùng của năm cũ để thể hiện lòng biết ơn với bề trên nhân dịp Giao thừa Qua đó ta thấy được lòng thành kính của mỗi người dân và niềm mong muốn của họ về một cuộc sống tốt đẹp hơn trong một năm mới Điều này là một truyền thống tốt đẹp của Việt nam để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, các vị thần đã luôn phù hộ cho mưa thuận, gió hòa, cuộc sống ấm no phát tài Chính vì thế, các thế
hệ sau này cũng cần được biết đến phong tục truyền thống cúng giao thừa của người dân Việt Nam để có thể lưu giữ một nét đẹp đặc trưng này trong ngày Tết Việt Nam
VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
I
- Trần Quốc Vượng (Chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Tam Kỳ, 2006
- Trần Ngọc Thêm (Chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục, 1999
Trang 10- Diệu Tuệ (Tuyển chọn), Tìm Hiểu Phong Tục Ngày Tết Cổ Truyền Và Cách
Nghênh Đón Điềm May Theo Quan Niệm Của Người Xưa, NXB Hồng Đức
- Đặng Thị Quốc Anh Đào, Tết cổ truyền tại các quốc gia Đông Nam Á, Tạp chí
Khoa học trường Đại học Mở TP.HCM, số 6/2011
II
- [1] Edward Burnett Tylor, Primitive Culture, 1871, Page 1
- [2] Khung thống kê văn hóa UNESCO 2009, 2009, trang 9
- [3] Những điều cần biết về cúng giao thừa đêm 30 Tết, LINK, truy cập 6:32 pm
ngày 23/1/2023