1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kết thúc học phần Đề tài phân tích nội dung, Đặc Điểm và khả năng áp dụng logistics tại việt nam

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Nội Dung, Đặc Điểm Và Khả Năng Áp Dụng Logistics Tại Việt Nam
Tác giả Lê Thị Mỹ Tiên, Trần Lê Huỳnh Ngân, Lê Hữu Bình
Người hướng dẫn Thái Thành Lợi
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Logistics & QLCCƯ
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Trongchuỗi các hoạt động của dịch vụ logistics, vận tải là hoạt động kinh doanh chủ yếu nênđôi khi có một số quan niệm cho rằng logistics là một hoạt động vận chuyển hàng hóa,một loại hì

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

***********

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG LOGISTICS TẠI VIỆT NAMSinh viên thực hiện:

Ngành : LOGISTICS & QLCCƯ

Giảng viên hướng dẫn : THÁI THÀNH LỢI

Bình Dương, tháng 03/2024

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Trang 2

KHOA KINH TẾ

***********

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện:

LÊ THỊ MỸ TIÊN – 2125106051065 TRẦN LÊ HUỲNH NGÂN – 2125106050370

LÊ HỮU BÌNH - Nhóm môn học : KITE.CQ.02

Niên khoá : 2021 – 2025

Ngành : LOGISTICS & QLCCƯ

Giảng viên hướng dẫn : THÁI THÀNH LỢI

Trang 3

Đề tài: PHÂN TÍCH NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ

(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)

TT Tiêu chí đánh giá Điểm tối

đa

Điểm đánh giá

Cán bộ chấm 1

Cán bộ chấm 2

Điểm thống nhất

2 Chương 1 Cơ sở lý thuyết

- Trình bày được cơ sở lý

thuyết của vấn đề cần

nghiên cứu

1.0 đ

Trang 4

- Nêu các khái niệm, đặc

điểm liên quan đến vần đề

cần nghiên cứu

3 Chương 2 -Mục 2.1 Phân

tích thực trạng

- Phân tích chi tiết các nội

dung liên quan đến thực

Trang 5

Bình Dương, ngày……tháng……năm 2024

LỜI CẢM ƠN ( Ngân )

Để hoàn thành bài tiểu luận kết thúc học phần với tình cảm chân thành, chúng em xinbày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện chochúng em được học tập tại môi trường tốt, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quátrình học tập, nghiên cứu tại trường

Trang 6

Đặc biệt chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Thái Thành Lợi đã hướngdẫn, giảng dạy cho chúng em những kiến thức bổ ích, giúp chúng em có được những

kỹ năng vững vàng để hoàn thành bài nghiên cứu kết thúc môn Kỷ Do kiến thứccũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên bài nghiên cứu còn nhiều thiếu sót, kính mong

sự giúp đỡ và góp ý từ Quý thầy cô để chúng em được học hỏi thêm và rút ra kinhnghiệm cho mình

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

LỜI MỞ ĐẦU ( Ngân )

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 7

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp đọc tài liệu tại bàn: Đọc tài liệu để tìm hiểu sâu hơn, kỹ lưỡng hơn vềnhững vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu và làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiêncứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhóm nghiên cứu sử dụng phân tích khi có đượcnhiều thông tin từ nhà cung cấp, doanh nghiệp, khách hàng từ đây, đưa ra nhận xét vềcác vấn đề trong chuỗi cung ứng từ đó đưa ra cách khắc phục và thay đổi hoàn thiệnhơn

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: chủ động tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu các tài liệusách có liên quan đến đề tài, các sàn thương mại điện tử để đánh giá những ưu điểm,nhược điểm, đồng thời kết hợp với các kiến thức đạt được trong quá trình học tập,nghiên cứu về đề tài đó

5 Ý nghĩa đề tài

- Nghiên cứu để hiểu sâu hơn về những nội dung, đặc điểm và khả năng áp dụngLogistics tại Việt Nam

- Nêu ra được điểm mạnh, hạn chế để tìm cách khắc phục, nâng cao chất lượng

áp dụng Logistics tại Việt Nam

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ( Ngân )

1.1 Khái niệm

Trang 8

Thuật ngữ “logistics” có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp cổ “logistikos”, nghĩa là kỹ năng

tính toán Ban đầu, thuật ngữ này sử dụng trong lĩnh vực quân sự, gọi là “hậu cần”,

nghĩa là cung cấp những thứ cần thiết từ hậu phương ra tiền tuyến Từ điển tiếng anh

Oxford định nghĩa logistics là một lĩnh vực của khoa học quân sự liên quan đến việc mua sắm, duy trì và vận chuyển vật tư, người và phương tiện Từ điển khác định nghĩa logistics là bố trí các nguồn lực một cách hợp lý về thời gian.

Logistics ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tếtrên phạm vi toàn cầu nhằm giải quyết bài toán hiệu quả kinh tế khi nhu cầu con ngườingày càng tăng nhưng nguồn tài nguyên, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất lại cógiới hạn Do đó, dịch vụ logistics đã và đang phát triển mạnh để phục vụ cho hoạtđộng kinh doanh đạt hiệu quả tối ưu, sản xuất ra sản phẩm với chất lượng tốt nhất, chiphí ít nhất

Bản chất của hoạt động logistics là tổng hợp các hoạt động quản lý dòng luân chuyểnhàng hóa, vật tư từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ và đến tay người tiêu dùng Trongchuỗi các hoạt động của dịch vụ logistics, vận tải là hoạt động kinh doanh chủ yếu nênđôi khi có một số quan niệm cho rằng logistics là một hoạt động vận chuyển hàng hóa,một loại hình vận tải đa phương tiện

Theo tài liệu của Liên hợp quốc, logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyểnvật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theoyêu cầu của khách hàng

Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ logistics thì logistics là một phần của quá trình cungcấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưuthông hiệu quả và lưu giữ các loại hàng hóa, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từđiểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng

Theo quan điểm của WTO, Logistics được định nghĩa là chuỗi cung ứng dịch vụ, baogồm lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát sự dịch chuyển và lưu kho hàng hóa, dịch

vụ và thông tin liên quan từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhằm đáp ứng yêu cầu củakhách hàng Dịch vụ logistics truyền thống bao gồm các dịch vụ vận tải, kho bãi, giao

Trang 9

nhận, các dịch vụ giá trị gia tăng của bên thứ ba (như làm việc theo yêu cầu của kháchhàng)

Theo cách gọi trước đây, trong Luật Thương mại năm 1997 của Việt Nam gọi dịch vụ

logistics là dịch vụ giao nhận hàng hóa và được quy định như sau: “Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó, người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người người nhận hàng theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng)”.

Đến Luật Thương mại năm 2005, lần đầu tiên pháp luật Việt Nam đưa quy định vềdịch vụ logistics vào trong văn bản luật, theo Điều 233 Luật Thương mại năm 2005quy định:

“Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, trong đó, thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã kí hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.

Với nhiều khái niệm như trên, dịch vụ logistics được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩahẹp như sau:

Theo nghĩa hẹp, dịch vụ logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệulàm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưuthông, phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng

Theo nghĩa rộng, bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ choquá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ

Như vậy, khái niệm về dịch vụ logistics ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp, coi đâychỉ tương tự như một hoạt động giao nhận hàng hóa Tuy nhiên cũng cần nhận thấy là

định nghĩa trong Luật thương mại năm 2005 có tính mở, đó là quy định: “hoặc các

Trang 10

dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa” Theo đó, ngoài các dịch vụ được liệt kê ra

trong điều luật thì các thương nhân cũng có thể kinh doanh các dịch vụ khác có liênquan tới hàng hóa cũng có thể thuộc kinh doanh dịch vụ logistics

1.2 Đặc điểm

T hứ nhất, chủ thể của quan hệ dịch vụ logistics gồm hai bên: người làm dịch vụ

logistics và khách hàng Đối với người làm dịch vụ phải là thương nhân, có đăng kýkinh doanh để thực hiện dịch vụ logistics Thủ tục đăng ký kinh doanh được thực hiệntheo các đạo luật đơn hành, phụ thuộc vào hình thức pháp lý của thương nhân Bằngchứng của việc đăng ký kinh doanh là thương nhân này được cơ quan đăng ký kinhdoanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó ghi rõ ngành nghề kinhdoanh là dịch vụ logistics Đối với khách hàng là những người có hàng hóa cần gửihoặc cần nhận và có nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận Khách hàng có thể là ngườivận chuyển hoặc thậm chí có thể là người làm dịch vụ logistics khác Như vậy, kháchhàng có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân; có thể là chủ sở hữuhàng hóa hoặc không phải là chủ sở hữu hàng hóa

Thứ hai, về nội dung của dịch vụ logistics Nội dung công việc của dịch vụ logistics

rất đa dạng và phong phú bao gồm một chuỗi các dịch vụ từ khâu cung ứng, sản xuất,phân phối và tiêu dùng Dịch vụ logistics bao gồm các công việc sau:

Nhận hàng từ người gửi để tổ chức việc vận chuyển: đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu,chuyển hàng từ kho của người gửi tới cảng, bến tàu, bến xe và địa điểm giao hàngkhác theo thỏa thuận giữa người vận chuyển với người thuê vận chuyển

Làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết (thủ tục hải quan, vận đơn vận chuyển, làm thủ tụcgửi giữ hàng hóa, làm các thủ tục nhận hàng hóa,…) để gửi hàng hóa hoặc nhận hànghóa được vận chuyển đến

Giao hàng hóa cho người vận chuyển, xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển theoquy định, nhận hàng hóa được vận chuyển đến

Trang 11

Tổ chức nhận hàng, lưu kho, lưu bãi, bảo quản hàng hóa hoặc thực hiện việc giaohàng hóa được vận chuyển đến cho người có quyền nhận hàng.

Thứ ba, dịch vụ logistics là một loại hoạt động dịch vụ Thương nhân kinh doanh dịch

vụ logistics được khách hàng trả tiền công và các khoản chi phí khác từ việc cung ứngdịch vụ

Thứ tư, dịch vụ logistics được thực hiện tên cơ sở hợp đồng Hợp đồng dịch vụ

logistics là sự thỏa thuận, theo đó một bên (bên làm dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiệnhoặc tổ chức thực hiện một hoặc một số dịch vụ liên quan đến quá trình lưu thônghàng hóa, còn bên kia (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán thù lao dịch vụ Hợp đồngdịch vụ logistics là một hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận, mang tính chất đềnbù

1.3 Vai trò

1.3.1 Đối với nền kinh tế

Thứ nhất, dịch vụ logistics góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.

Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết với nhau, tác độngqua lại lẫn nhau, nó là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ qua trình sảnxuất, lưu thông hàng hóa và phân phối hàng hóa Mỗi hoạt động trong chuỗi đều cómột vị trí và chiếm một khoản chi phí nhất định Một nghiên cứu của trường Đại họcQuốc gia Michigan (Hoa Kỳ) cho thấy, chỉ riêng hoạt động logistics đã chiếm từ 10%đến 15% GDP của hầu hết các nước lướn châu Âu, Bắc Mỹ và một số nền kinh tếChâu Á – Thái Bình Dương

Thứ hai, dịch vụ logistics góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của

quốc gia Thế giới đang trong quá trình toàn cầu hóa, nền sản xuất toàn cầu đang ngàycàng bị chia sẻ, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đã làm cho dịch vụ logistics trở thànhmột trong các lợi thế cạnh tranh của các quốc gia Logistics hỗ trợ cho luồng chuchuyển các giao dịch kinh tế Nền kinh tế chỉ có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộmột khi chuỗi logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng Hàng loạt các hoạt động kinh

tế liên quan diễn ra trong chuỗi dịch vụ logistics, theo đó, các nguồn tài nguyên được

Trang 12

biến đổi thành sản phẩm và điều quan trọng là giá trị được tăng lên cho cả khách hànglẫn người sản xuất, giúp thỏa mãn nhu cầu của con người

1.3.2 Đối với doanh nghiệp

Thứ nhất, dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiêu quả quản lý, giảm thiểu chi phí

trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Logistics chophép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề như: nguồnnguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổ sung nguồn nguyên liệu,phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, khi nào bán thành phẩm,… để giảm tối đachi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cho quátrình sản xuất kinh doanh tinh giản hơn, hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao,góp phần tang sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Thứ hai, dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu

thông, phân phối Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuấtcộng với chi phí lưu thông Chi phí lưu thông hàng hóa, chủ yếu là chi phí vận tảichiếm một tỉ lệ không nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặcbiệt là hàng hóa trong buôn bán quốc tế Trong khi đó, vận tải là yếu tố quan trọngnhất trong chuỗi các dịch vụ logistics cho nên nếu dịch vụ logistics ngày càng hoànthiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho chi phí vận tải và các chi phí phát sinh khác trongquá trình lưu thông hàng hóa

Thứ ba, dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp

vận tải giao nhận Dịch vụ logistics là loại hình dịch vụ có quy mô mở rộng và phứctạp hơn nhiều so với hoạt động vận tải giao nhận thuần túy Trước kia, người kinhdoanh dịch vụ vận tải giao nhận chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn giản,thuần túy và đơn lẻ Ngày nay, do sự phát triển của sản xuất, lưu thông, các chi tiếtcủa một sản phẩm có thể do nhiều quốc gia cung ứng và ngược lại một loại sản phẩmcủa doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại nhiều quốc gia, nhiều thị trường khác nhau, vì vậydịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ người kinh doanh vận tải giao nhận phải đa dạng vàphong phú Người vận tải giao nhận ngày nay đã triển khai cung cấp các dịch vụ nhằm

Trang 13

đáp ứng yêu cầu thực tế của khách hàng Họ trở thành người cung cấp dịch vụlogistics (logistics service provider) Theo kinh nghiệm ở những nước phát triển chothấy, thông qua việc sử dụng dịch vụ logistics trọn gói, các doanh nghiệp sản xuất cóthể rút ngắn thời gian từ lúc nhận đơn hàng cho đến lúc giao sản phẩm cho khách hàng

từ 5-6 tháng xuống còn 2 tháng Kinh doanh dịch vụ này có tỷ suất lợi nhuận cao gấp

3 - 4 lần sản xuất và gấp từ 1- 2 lần các dịch vụ ngoại thương khác

1.4 Phân loại

Phân loại dịch vụ logistics theo Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP như sau:

- Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay

- Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển

- Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải

- Dịch vụ chuyển phát

- Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa

- Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan)

- Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vậntải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụnhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải

- Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho,thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng

- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển

- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa

- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt

- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ

- Dịch vụ vận tải hàng không

- Dịch vụ vận tải đa phương thức

- Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật

Trang 14

- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

- Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏathuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật Thương mại

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN

LOGISTICS TẠI VIỆT NAM 2.1 Thực trạng

2.1.1 Yếu tố bên ngoài ( Bình )

Yếu tố chính sách và quy định

-Ngày 19/02/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 283/QĐ-TTg phê

duyệt Đề án “Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng

Ngày đăng: 16/01/2025, 18:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN