Để phát triển hoạt động thương mại quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình toàncầu hoá, cần phải nhìn lại tổng thể quan hệ kinh tế quốc của thế giới trong những nămqua, đánh giá đư
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-*** -TIỂU LUẬN TÌM HIỂU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH
TẾ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2010 - 2022
Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Quang Minh
1 Nguyễn Thúy Hiền 2211510037
2 Lương Huyền Ngọc 2214510083
Trang 2Hà Nội, tháng 3 năm 2024
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THÀNH VIÊN
STT Họ tên Mã sinh viên Phân công công việc Mức độ
hoàn thành
1 Nguyễn Thúy Hiền 2211510037 Nội dung: Mở đầu, Phần
I, Phần II.1, Phần II.2.1Biểu đồ: 1,2,3,4Chỉnh hình thức
100%
Trang 3MỤC LỤC
I Khái quát nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế 8
1 Nền kinh tế thế giới 8
2 Quan hệ kinh tế quốc tế 9
2.1 Chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế 9
2.2 Các hình thức quan hệ kinh tế quốc tế 9
2.2.1 Thương mại quốc tế 9
2.2.1.1 Các hình thức thương mại quốc tế 10
2.2.1.2 Tình hình phát triển thương mại quốc tế: 10
2.2.2 Đầu tư quốc tế 12
2.2.2.1 Các hình thức đầu tư quốc tế 13
2.2.2.2 Xu hướng phát triển của đầu tư quốc tế: 14
II Quy mô GDP và cơ cấu kinh tế thế giới 15
1 Quy mô GDP của thế giới 15
1.1 Quy mô 15
1.2 Phân tích sự tăng trưởng của giai đoạn 16
1.3 Phân tích những yếu tố dẫn đến sự phát triển của giai đoạn 17
2 Cơ cấu kinh tế thế giới 21
2.1 Cơ cấu kinh tế thế giới 21
2.2 Những yếu tố dẫn đến sự gia tăng tỷ trọng Dịch vụ trong cơ cấu GDP thế giới: 22
3 Top 10 nước có quy mô GDP lớn nhất thế giới 24
III Tình hình thương mại quốc tế 26
1 Tổng kim ngạch XNK của thế giới 26
1.1 Phân tích sự biến động số liệu qua các năm 26
2 Tình hình thương mại dịch vụ 30
2.1 Kim ngạch XK DV của thế giới 30
2.2 Cơ cấu TMDV 33
2.3 Top 10 nước có kim ngạch XK DV lớn nhất thế giới năm 2022 38
3 Tình hình thương mại hàng hóa 39
3.1 Kim ngạch XK hàng hóa thế giới 39
3.2 Cơ cấu TMHH 42
Trang 43.3 Top 10 nước có KNXK hàng hóa lớn nhất năm 2022 44
IV Sự phát triển khoa học công nghệ 46
1 Những cuộc cách mạng công nghiệp đã và đang diễn ra trên thế giới 46
1.1 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất 46
1.2 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 47
1.3 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 47
1.4 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 47
2 Đầu tư cho hoạt động R & D trên thế giới và của một số quốc gia 48
3 Những thành tựu khoa học công nghệ quan trọng của thế giới 51
3.1 Internet 51
3.2 PC (personal computer) 52
3.3 Smartphone 52
4 Xu hướng phát triển của KHCN 52
V Liên kết kinh tế quốc tế 54
1 Khái niệm liên kết KTQT 54
2 Đặc điểm của liên kết KTQT 54
3 Các hình thức liên kết KTQT 55
3.1 Căn cứ vào tính chất của liên kết 55
3.2 Căn cứ vào phạm vi của liên kết: 55
3.3 Căn cứ vào cấp độ liên kết: 56
3.3.1 Hiệp định thương mại tự do – FTA (Free Trade Agreement) 56
3.3.2 Liên minh thuế quan – CU (Customs Union) 58
3.3.3 Thị trường chung – CM (Common Market) 59
3.3.4 Liên minh kinh tế - EU (Economic Union) 59
3.3.5 Liên minh tiền tệ - MU (Monetary Union) 59
4 Xu hướng liên kết kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay 60
Trang 5MỤC LỤC BIỂU ĐỒ
Trang 6MỤC LỤC HÌNH
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Trong tiến trình toàn cầu hóa như hiện nay, hội nhập kinh tế là một xu thế tất yếu củamọi nền kinh tế đặc biệt là hoạt động thương mại quốc tế Thương mại quốc tế là mộthình thái phổ biến nhất của quan hệ kinh tế, phản ánh quá trình hình thành và pháttriển của nền kinh tế thế giới trong nhiều thế kỷ qua Những năm gần đây dưới tácđộng của phân công lao động quốc tế, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thương mạiquốc tế đã phát triển nhanh chóng, mang lại lợi ích to lớn cho nhiều quốc gia
Để phát triển hoạt động thương mại quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình toàncầu hoá, cần phải nhìn lại tổng thể quan hệ kinh tế quốc của thế giới trong những nămqua, đánh giá được tình hình phát triển chung của nền kinh tế thế giới từ đó xây dựngnhững giải pháp, chiến lược thiết thực nhằm phát triển ngành thương mại quốc tế nộiđịa trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ tư phát triển mạnh mẽ và đặcbiệt là bối cảnh hậu Đại dịch Covid - 19
Được sự hướng dẫn của TS Nguyễn Quang Minh, nhóm chúng em đã tiến hànhnghiên cứu và thực hiện bài tiểu luận về đề tài: "Tìm hiểu về quan hệ kinh tế quốc tế
và tình hình phát triển của nền kinh tế thế giới giai đoạn 2010-2022"
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Mục lục, nội dung chính của tiểuluận bao gồm 5 phần:
I Khái quát về quan hệ kinh tế quốc tế
II Quy mô GDP và cơ cấu kinh tế thế giới
III Tình hình thương mại quốc tế
IV Liên kết kinh tế quốc tế
V Xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới trong bối cảnh hiện nay
Vi giới hạn về kinh nghiệm, thời gian và hiểu biết, bài tiểu luận có thể còn nhiều thiếusót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá từ thấy và các bạn để bài nghiêncứu có thể hoàn thiện hơn
Trang 8I Khái quát nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
1 Nền kinh tế thế giới
Khái niệm: Nền kinh tế thế giới là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia,vùng lãnh thổ trên thế giới, các nền kinh tế có sự phụ thuộc và tác động lẫnnhau trên cơ sở của các mối quan hệ kinh tế quốc tế
Mối liên kết giữa nền kinh tế toàn cầu và các lĩnh vực khác nhau, cũng như cácvấn đề chính trị và xã hội toàn cầu như môi trường, khí hậu, địa lý, dân số vàtăng trưởng dân số kỹ thuật số, … bởi vậy khi nhắc đến hay nghiên cứu về nềnkinh tế thế giới thì không thể bỏ qua những yếu tố này
Chủ thể của nền kinh tế thế giới bao gồm các quốc gia vùng lãnh thổ các nềnkinh tế hoàn chỉnh nhưng chưa được công nhận là quốc gia ví dụ như Đài Loan,các tổ chức quốc tế, các liên kết kinh tế quốc tế các tổ chức phi chính phủ và tổchức liên chính phủ, ví dụ: IMF, WTO, OECD, OPEC, ASEAN, WorldBank,nhóm G20, các liên kết như liên mình về thuế quan, liên minh tiền tệ, khu vựcmậu dịch tự do, các tập đoàn/ hãng, công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia cũng
là chủ thể nền kinh tế thế giới, ví dụ Apple, Google, Unilever, Samsung, Nền kinh tế thế giới hình thành và phát triển là quả hệ quả tất yếu của xu hướngtoàn cầu hóa ở các nền kinh tế phát triển muốn mở rộng quy mô đầu tư và sảnxuất cũng như các nước đang phát triển tìm kiếm các đối tác và cơ hội làm ănmới,
Ở các nước công nghiệp phát triển, việc tổ chức sản xuất các sản phẩm thường
có quy mô rất lớn, vượt xa khả năng tiêu dùng Từ đó sinh ra nhu cầu lớn về đầu
tư vốn, khoa học công nghệ sang các nước đang và kém phát triển hơn vớimong muốn thu được lợi nhuận cao hơn và giảm chi phí sản xuất bằng cách tậndụng được nguồn nhân công, tài nguyên rẻ tại các nước này
Ở các nước đang phát triển, nhu cầu mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế cũng liêntục tăng Các quốc gia này chủ yếu tiếp nhận kĩ thuật, công nghệ, vốn, kinhnghiệm quản lý từ các nước công nghiệp phát triển trên thế giới nhằm bù đắpvào những thiếu hụt tại quốc gia mình
Bên cạnh đó, các điều kiện trung gian về giao thông, liên lạc, tài chính , đặcbiệt là giao dịch trực tuyến thông qua internet ngày càng phát triển, cùng với hệ
Trang 9thống pháp luật và thông lệ quốc tế ngày càng được bổ sung và hoàn thiện đãtạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế xuyên quốc gia.
2 Quan hệ kinh tế quốc tế
Quan hệ kinh tế quốc tế (International Economic Relations) là tổng thể các mốiquan hệ kinh tế đối ngoại của các nước xét trên phạm vi toàn thế giới Đó còn là
bộ phận cốt lõi của nền kinh tế thế giới, phản ánh sự phát triển của kinh tế thếgiới và sự phụ thuộc giữa các nước
2.1 Chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế
Chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế là bên tham gia vào các mối quan hệ kinh tếquốc tế, đa dạng và thể hiện ở nhiều loại cấp độ khác nhau Loại chủ thể thứnhất là các quốc gia, các vùng lãnh thổ, các nền kinh tế Ngoài ra còn được phânchia theo trình độ phát triển của các nền kinh tế: phát triển, đang phát triển vàchưa phát triển Loại chủ thể thứ hai là các tổ chức quốc tế, các liên kết kinh tếquốc tế Một số ví dụ có thể kể đến như: ASEAN, NAFTA, EU, APEC, IMK,WB,…Loại chủ thể thứ ba: các công ty tập đoàn xuyên quốc gia, các hang,doanh nghiệp
2.2 Các hình thức quan hệ kinh tế quốc tế
2.2.1 Thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là hình thức ra đời sớm nhất, giữ vai trò quan trọng nhất
Đó là hình thức quan hệ kinh tế quốc tế trong đó diễn ra các hoạt động muabán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế Thương mại quốc tế sẽ có những đặc điểm chính Về hàng hóa, dịch vụ trở nênngày càng đa dạng bởi thương mại quốc tế cho phép quốc gia sản xuất và tiêuthụ các mặt hàng và dịch vụ đa dạng từ khắp nơi trên thế giới, cung cấp sự lựachọn cho người tiêu dùng và cho phép doanh nghiệp tìm kiếm nguồn cung ứngtốt nhất và chiến lược tiếp cận thị trường rộng lớn Hình thức này còn đóng gópvào tăng trưởng kinh tế của các quốc gia bằng cách mở rộng quy mô sản xuất,tạo ra việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống
Dưới đây là xu hướng thương mại toàn cầu được thống kê từ năm 2017 đến đầunăm 2022:
Trang 10(Nguồn : UNCTAD tính toán dựa trên số liệu thống kê quốc gia)
2.2.1.1 Các hình thức thương mại quốc tế
a Thương mại hàng hóa: Là hình thức thương mại quốc tế trong đó diễn ra các
hoạt động mua bán các sản phẩm hữu hình, tồn tại dưới hình thái vật chất giữacác chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế Thương mại hàng hóa là hình thức rađời sớm nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất trong thương mại quốc tế (khoảng 75%)
b Thương mại dịch vụ quốc tế: Là việc cung ứng dịch vụ giữa các thể nhân và
pháp nhân của các nước theo 4 phương thức:
- Cung ứng qua biên giới (Mode 1: Cross Border Supply) dịch vụ được cungứng từ lãnh thổ một nước sang lãnh thổ nước khác
- Tiêu dùng ngoài lãnh thổ (Mode 2: Consumption Abroad) Người tiêu dùngdịch vụ của một nước tiêu dùng dịch vụ trong lãnh thổ của nước khác (dịch vụđược cung ứng bên trong lãnh thổ của một nước cho người tiêu dùng ở nướcngoài)
- Hiện diện thương mại (Mode 3: Commercial Presence) Nhà cung ứng dịch vụcủa một nước di chuyển ra khỏi lãnh thổ quốc gia và thành lập cơ sở cung ứngdịch vụ ở nước ngoài để cung ứng dịch vụ thông qua cơ sở đó
- Hiện diện thể nhân (Mode 4: Presence of Natural Persons) dịch vụ được cungứng bởi nhà cung ứng dịch vụ của một nước thông qua sự hiện diện tạm thờicủa thể nhân trên lãnh thổ của nước khác
2.2.1.2 Tình hình phát triển thương mại quốc tế:
Trong vòng một thập kỷ trở lại, thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ
a Quy mô thương mại quốc tế tăng nhanh, cơ cấu chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng Thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng Thương mại hàng hóa.
Trang 11Trong 40 năm vừa qua, quy mô GDP thế giới tăng liên tục, từ 11.2 nghìn tỷUSD năm 1980 tăng lên 87.5 nghìn tỷ USD năm 2019, tăng gấp gần 8 lần so vớinăm 1980 Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, quy mô GDP thếgiới suy giảm khoảng 4%, xuống còn 84.7 nghìn tỷ USD Đây chính là cơ sở tạo
ra nhu cầu ngày càng lớn về dịch vụ để phục vụ nền kinh tế ngày càng lớn củathế giới
Kinh tế thế giới có sự dịch chuyển rất lớn trong 1/4 thế kỷ vừa qua Tỷ trọngngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế thế giới có xu hướng tăng lên, từ 55.2% năm
1995 tăng lên 66.3% năm 2018 Hiện nay, gần 2/3 GDP toàn cầu do lĩnh vựcdịch vụ tạo ra Ở các nước phát triển, tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế rấtcao, chiếm từ 70 -80% Các yếu tố trên đã tạo ra khả năng cung ứng dịch vụ vớiquy mô rất lớn và ngày càng đa dạng, là động lực thúc đẩy thương mại dịch vụquốc tế phát triển
b Cơ cấu thương mại quốc tế chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng nhóm hàng có hàm lượng công nghệ cao, giảm tỷ trọng nhóm hàng truyền thống.
Phần lớn chỉ tiêu cho R&D của các quốc gia được sử dụng cho lĩnh vực máytính và điện tử Theo số liệu thống kê năm 2019, đứng đầu trong số các công ty
có chỉ tiêu cao nhất cho việc nghiên cứu đều là các công ty công nghệ mà dẫnđầu là Amazon với chỉ tiêu cho R&D là 28.8 tỷ USD Alphabet, công ty mẹ củaGoogle, đứng thứ hai với 26 tỷ USD Nghiên cứu và phát triển được xác định lànền tảng cho tương lai phát triển của nền kinh tế Đức Chính phủ Đức đãkhuyến khích hoạt động này thông qua Chiến lược Công nghệ cao (High-TechStrategy) Trong đó, khu vực công và tư nhân đã cam kết chỉ khoảng 3% GDPquốc gia mỗi năm cho hoạt động R&D và sẽ tăng lên 3.5% vào năm 2025
Trang 12rd- 2020-en.pdf)
(Nguồn:https://uis.unesco.org/sites/default/files/documents/fs59-global-investments-c Tự do hóa thương mại là xu thế chủ yếu chi phối sự phát triển của thương mại quốc tế
Tự do hóa thương mại là quá trình cắt giảm và xóa bỏ các rào cản thương mại,tạo môi trường thuận lợi nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển
Nội dung chính của tự do hóa thương mại
- Cắt giảm và dỡ bỏ thuế quan thông qua các cam kết trong các thỏa thuận liênkết kinh tế quốc tế: Vương quốc Anh đã ký các thỏa thuận thương mại tự do với
Úc New Zealand và Singapore trong số những nước khác đã rời khỏi thị trườngchung của Liên minh châu Âu Việt Nam đã ký kết nhiều thỏa thuận FTA miễngiảm thuế quan và các thủ tục thương mại khác với nhiều nước như Canada,Hàn Quốc, Ấn Độ Rất nhiều tự do hóa thương mại diễn ra ở cấp độ khu vựchơn là cấp độ toàn cầu Ví dụ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực(RCEP) bao gồm 15 quốc gia Đông Á và Thái Bình Dương có quy mô kinh tế
và giai đoạn phát triển khác nhau
- Giảm bớt hàng rào phi thuế quan trong quan hệ thương mại WTO quy địnhcác nước thành viên phải xóa bỏ các rào cản phi thuế quan bao gồm cả các ràocản có tính chất hành chính như hạn ngạch giấy phép hạn chế xuất khẩu tựnguyện và quy định bắt buộc về tỷ lệ nội địa hóa để được tiêu thụ trong nước.Các quốc gia thành viên WTO cũng không được áp dụng biện pháp cấm nhậptrừ trường hợp những hàng hóa ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, quốcphòng và đời sống con người WTO cũng ngăn cản các quốc gia sử dụng các ràocản kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước bằng Hiệp định về rào cản kỹ thuật
Trang 13đối với thương mại (TBT) và Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thựcvật (SPS) Hai hiệp định này quy định những nguyên tắc và các công cụ để đảmbảo rằng các quy chuẩn kỹ thuật của một quốc gia không tạo ra rào cản đối với
tự do hóa thương mại giữa các quốc gia
- Xây dựng môi trường cạnh tranh công bằng, không phân biệt đối xử trongthương mại quốc tế: Sự ra đời của các hiệp định thương mại tổ chức quốc tếphục vụ thúc đẩy sự phát triển của thương mại tự do trên các điều khoản,nguyên tắc chặt chẽ Các nguyên tắc chủ yếu quy định về sự minh bạch ổn địnhtrong thương mại cũng như tạo điều kiện phát triển của các quốc gia
2.2.2 Đầu tư quốc tế
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), đầu tư quốc tế là “một hoạt động đầu tư xuyênbiên giới được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanhnghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủđầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp”.Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), đầu tư quốc tế là “việcdoanh nghiệp đầu tư của nước chủ đầu tư tìm kiếm được lợi nhuận lâu dài thôngqua hoạt động đầu tư trực tiếp tại nước được lựa chọn để đầu tư”
Như vậy, có thể nhìn chung lại đầu tư quốc tế là quá trình chuyển đổi tài sản vànguồn lực từ một quốc gia sang một quốc gia khác nhằm tạo ra lợi ích kinh tế
Nó bao gồm việc đặt vốn vào các hoạt động kinh doanh hoặc tài sản tài chính(như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản) của một quốc gia khác
Hình: Doanh thu GDP, vốn và hàng hóa dịch vụ toàn cầu (tỷ USD)
Trang 142.2.2.1 Các hình thức đầu tư quốc tế
Có hai hình thức chính của đầu tư quốc tế: Đầu tư trực tiếp, đầu tư vốn thôngqua thị trường tài chính
a Đầu tư trực tiếp (FDI): Chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ vốn của dự
án, hoặc đóng góp tỷ lệ vốn tối thiểu của dự án đầu tư ở nước khác qua đó giànhquyền kiểm soát hoặc được trực tiếp tham gia quản lý dự án đầu tư
Các hình thức đầu tư FDI chủ yếu là thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn củanhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; thành lập tổchức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nướcngoài; mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.Năm 1987, Quốc hội Việt Nam chính thức thông qua Luật Đầu tư nước ngoài.Giai đoạn từ năm 1987 – 2022, Việt Nam đã thu hút được khoảng 438,7 tỷ USDvốn FDI, trong đó 274 tỷ USD đã được giải ngân Nguồn vốn FDI đã góp phầngiúp nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ những năm qua TheoWorldBank, năm 1986, với dân số 61 triệu người GDP Việt Nam đạt 26,34 tỷUSD thì đến năm 2021 dân số đã xấp xỉ 100 triệu, GDP đạt 366,1 tỷ USD vớitốc độ tăng trưởng thuộc nhóm cao trong khu vực cũng như trên thế giới
b Đầu tư gián tiếp (FPI/FII): Chủ đầu tư nước ngoài đầu tư vốn nhưng không
trực tiếp tham gia quản lý hoạt động của đối tượng đầu tư Tại Việt Nam, theoĐiều 3, Luật Đầu tư năm 2005: “Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông quaviệc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác; thông qua quỹđầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhàđầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư”
Nhìn chung, các hình thức đầu tư FII bao gồm: nhà đầu tư trực tiếp mua cổphiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác của các công ty cổ phần đạichúng và của Chính phủ được phát hành trên thị trường chứng khoán; nhà đầu
tư gián tiếp đầu tư thông qua các Quỹ đầu tư chứng khoán hoặc định chế tàichính trung gian khác trên thị trường tài chính
2.2.2.2 Xu hướng phát triển của đầu tư quốc tế:
a Quy mô vốn đầu tư gia tăng về giá trị, ngày càng đa dạng về hình thức và lĩnh vực đầu tư
Lượng vốn FDI trên thế giới nhìn chung có xu hướng gia tăng về lượng Trongbối cảnh lo ngại về biến đổi khí hậu, đối tượng đầu tư chủ yếu của luồng vốnFDI những năm gần đây là các lĩnh vực phát triển bền vững, chủ yếu là các dự
án FDI năng lượng tái tạo cũng như tăng trưởng xanh Giá trị vốn đầu tư vàocác lĩnh vực, dự án liên quan đến mục tiêu phát triển bền vững (SDG) đã tăng
Trang 1570% trong năm 2021, tập trung vào ngành năng lượng tái tạo và hiệu quả nănglượng với giá trị trung bình của các dự án tăng hơn ba lần so với mức trước đạidịch Nhóm thứ hai cũng khá quan trọng và chiếm vị thế gần đây là kinh tế số.
Có thể thấy, xu hướng FDI hướng vào phát triển bền vững đã được hình thành.Hồi phục từ sự sụt giảm vốn FDI trên toàn thế giới năm 2020 do ảnh hưởng củađại dịch Covid-19, năm 2021 ghi nhận giá trị dòng vốn FDI toàn cầu hơn 1,5nghìn tỷ USD, tăng hơn 60% so với 2020 Sự gia tăng này chủ yếu là do lợinhuận đến từ các giao dịch mua bán và sáp nhập (M&A) cùng mức lợi nhuậngiữ lại tương đối cao của các MNC
b Xu hướng tự do hóa đầu tư phát triển mạnh mẽ trên thế giới
Tự do hóa đầu tư là quá trình cắt giảm, xóa bỏ các rào cản có tính cản trở hoạtđộng đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho di chuyển vốn đầu tư giữa cácnước Ở cấp độ quốc gia: Tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư;giảm bớt những hạn chế đối với đầu tư Ở cấp độ khu vực: hình thành nhiều khuvực đầu tư tự do trên thế giới Ở cấp độ toàn cầu: gia tăng vai trò của các tổchức kinh tế quốc tế đối với sự di chuyển các dòng vốn đầu tư quốc tế
c Lĩnh vực đầu tư có sự chuyển dịch: giảm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
và khai khoáng; tăng đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ và sản xuất công nghiệp
Đầu thế kỷ XX, vốn đầu tư quốc tế tập trung vào lĩnh vực truyền thống nhưnông nghiệp, khai khoáng nhằm khai thác lợi thế về tài nguyên thiên nhiên vànhân công của nước nhận đầu tư Từ giữa thế kỷ XX đến đầu những năm 2000,vốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến chế tạo Đầu những năm 2000 đến nay, vốnđầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tăng nhanh, năm 2005 chiếm 36%, năm 202054%(là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất) Sau đại dịch Covid-19 năm 2020, dòngvốn FDI tập trung chảy vào lĩnh vực xây dựng nhờ vào các gói kích thích củachính phủ
2.2.3 Các hình thức khác
Ngoài ra, quan hệ kinh tế quốc tế được thể hiện đa dạng trên các hình thức khácnhư: Quan hệ quốc tế về trao đổi khoa học - công nghệ (quan hệ quốc tế về sởhữu trí tuệ liên quan đến thương mại), quan hệ tài chính - tiền tệ quốc tế, Cácquan hệ quốc tế khác phát sinh trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thếgiới Như vậy, nội dung thể hiện các quan hệ kinh tế quốc tế rất phong phú và
đa dạng Các nội dung này có thể thay đổi, phát triển cùng với sự phát triển củanền kinh tế thế giới
Trang 16II Quy mô GDP và cơ cấu kinh tế thế giới
1 Quy mô GDP của thế giới
1.1 Quy mô
Biểu đồ : Quy mô GDP thế giới giai đoạn 2010-2022
(Đơn vị tính: nghìn tỷ USD)
1.2 Phân tích sự tăng trưởng của giai đoạn
Trong giai đoạn hơn 10 năm kể từ 2012 – 2022, giá trị tổng sản phẩm quốc gia(GDP) của toàn thế giới tính theo giá thực tế ước tính đạt 1063.47 nghìn tỉ USD,gấp khoảng 2.01 lần so với giai đoạn 1997 - 2009 Tốc độ tăng trưởng trungbình ước tính của cả giai đoạn này là 2.89% /năm Tình hình GDP toàn cầu từnăm 2010 – 2022 nhìn chung có sự biến động vô cùng rõ rệt và có sự chênhlệch cực kì đáng kể đặc biệt trong giai đoạn 2020 -2021
Kinh tế thế giới sau khi bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng đạt mức 4.5% trong năm
2010 đã nhanh chóng giảm sâu xuống còn 3,3% vào năm 2011 Khủng hoảng
nợ công diễn ra vô cùng nghiêm trọng đặc biệt ở các nền kinh tế lớn như Mỹ,Châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản với bài toán giảm phát và suy giảm tăngtrưởng sau khi nền kinh tế bong bóng bị vỡ đã tác động đến tất cả các nướctrong khu vực EU, lan sang cả khu vực ngân hàng, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạtđộng thương mại và đầu tư quốc tế Có thể nói, tính đến năm 2011, tỷ lệ nợcông bình quân của các nước đang phát triển đã lớn hơn 100% GDP, trong đóđặc biệt là các nước tại khu vực Châu Âu
Trang 17Đà sụt giảm này tiếp tục kéo dài sang hai năm tiếp theo với mức tăng trưởng rơixuống còn 2.7% trong năm 2012 và 2.8% vào năm 2013 Đến năm 2015, GDPthế giới đã giảm 2.12 tỷ USD so với năm 2014 (từ 79,76 tỷ USD xuống còn77,64 tỷ USD) dù tốc độ tăng trưởng là như nhau Từ năm 2017 - 2019, tăngtrưởng GDP thế giới tiếp tục duy trì ở mức ổn định từ 3,8-3,9% do sự phục hồicủa nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ Tuy nhiên, những rủi ro kinh tế toàn cầu,như cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và Brexit, đã gây áp lực lớn lên tăngtrưởng.
Sự tăng trưởng GDP toàn cầu khá bình ổn từ 2016 – 2018 cho đến 2019 khiGDP bắt đầu giảm mạnh xuống còn 2.6% và đã chạm tới mức giảm sâu nhấtcủa giai đoạn này tại năm 2020 – GDP chạm mốc -3.1% Sự chạm đây này thấphơn gần 3 lần so với mức tăng trường ảm gây ra bởi cuộc khủng hoảng kinh tếnăm 2009 Theo các chuyên gia kinh tế World Bank, Cuộc suy thoái toàn cầunăm 2020 là vô cùng khác biệt và duy nhất, nó được kích hoạt bởi đại dịchCovid-19 và dẫn đến sự thu hẹp mạnh nhất trong GDP toàn cầu, ở cả tăngtrưởng GDP và GDP bình đầu người kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai(Kose và Sugawara, 2022) Tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thuộc khốiG20 (nơi chiếm 80% hoạt động kinh tế thế giới) trong quý 11/2020 đã giảm tới6,9% Bên cạnh đó, theo báo cáo mới công bố ngày 30/6 của Hội nghị Liên hợpquốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), sự sụt giảm của du lịch quốc tế
do đại dịch COVID-19 có thể gây ra thiệt hại hơn 4 nghìn tỷ USD cho GDPtoàn cầu trong năm 2020 và 2021
Đến năm 2021, nền kinh tế thế giới có sự phục hồi rõ rệt với sự tăng trưởngđáng kể của GDP toàn cầu và chạm đinh trong giai đoạn 2010-2022 Tăngtrưởng kinh tế thế giới đạt khoảng 5,9% trong năm 2021 (tăng so với mức 3,1%trong năm 2020), trong đó, các nước phát triển đạt 5,2% (tăng so với mức 4,5%năm 2020), các nước phát triển mới nổi và đang phát triển đạt 6,4% (tăng so vớimức -2,1% năm 2020)
Trong năm 2022, kinh tế thế giới hồi phục tốt trong 2 tháng đầu năm khi dịchbệnh được kiểm soát và hầu hết các nước dần mở cửa nền kinh tế Tuy nhiên,kinh tế toàn cầu đã đánh mất cơ hội phục hồi khi khủng hoảng nổ ra tại Ukraine
từ cuối tháng 2.2022 và dịch Covid-19 bùng phát trở lại cùng với chính sáchZero-covid tại Trung Quốc; từ đó, tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế ởnhiều nước Bình quân 3 năm 2020-2022 tăng trưởng kinh tế thế giới chỉ đạt1,6-1,8%, giảm một nửa so với bình quân của giai đoạn trước
Về Việt Nam, giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trongnước (GDP) đạt bình quân 5,9%/năm, giai đoạn 2016 - 2019 tăng trưởng đạt
Trang 186,8%/năm, năm 2020 do dịch bệnh Covid-19 tốc độ tăng trưởng ước đạt trên2%, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 5,9%/năm Tính chung cả thời
kỳ Chiến lược 2011 - 2020, tăng trưởng GDP dự kiến đạt khoảng 5,9%/năm,thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới Quy môGDP tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỉ USD năm 2010 lên 268,4 tỉ USD vào năm 2020.GDP bình quân đầu người tăng từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 2.750 USDnăm 2020 Trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnhvực của nền kinh tế, năm 2021, kinh tế Việt Nam đã cán đích với mức tăngtrưởng GDP là 2,58%, thấp hơn so với mức tăng 2,91% năm 2020, cũng so vớimục tiêu đặt ra là 6,5% Đây cũng là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại.Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biển động mạnh và khó đoán định,tăng trưởng ở hầu hết các quốc gia và khu vực cho thấy nhiều bất ổn và tháchthức, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được đánh giá cao, GDP năm 2022 tăng8.02% so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022
1.3 Phân tích những yếu tố dẫn đến sự phát triển của giai đoạn
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế giai đoạn 2010 -2022, thứ nhất phải kể đến yếu tố tích cực bởi tác động của toàn cầu hóa kinh tế
Về khái niệm, xét về bản chất kinh tế, toàn cầu hoá là sự dịch chuyển tự do cácyếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hóa và dịch vụ (gồm: hàng hoá, vốn, côngnghệ và cả lao động nữa) từ nước này sang nước khác trong phạm vi toàn cầuthông qua các cam kết về mỡ của thị trường về hàng hoá, dịch vụ và đầu tư theocác hiệp định mậu dịch tự do song phương (FTA) hiệp định mậu dịch tự do khuvực (RTA) và rộng hơn là trên quy mô toàn cầu là tổ chức thương mại thế giới(WTO)
Toàn cầu hóa kinh tế mở cửa thị trường và tạo ra các cơ hội mới cho doanhnghiệp và người tiêu dùng trên toàn cầu Việc có thể tiếp cận các thị trườngnước ngoài giúp tăng doanh số bán hàng và mở rộng quy mô sản xuất Ngoài ra, Toàn cầu hóa kinh tế đã dẫn đến một sự gia tăng đáng kể trong việctrao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia Điều này đã mở ra nhiều cơ hộicho xuất khẩu và nhập khẩu, tạo ra thu nhập và việc làm mới Thúc đẩy Thươngmại quốc tế ấy là khi rào cản thương mại được cắt giảm theo cam kết quốc tếnhững quy định trong hiệp định quốc tế đảm bảo môi trường kinh doanh thuậnlợi, toàn cầu hóa kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trườngxuất khẩu và tăng cường hoạt động thương mại quốc tế Khi các nước có thểtiếp cận các thị trường mới và gia tăng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, kinh tế sẽphát triển và GDP tăng trưởng
Trang 19Không chỉ vậy, Toàn cầu hóa kinh tế cung cấp một môi trường để chia sẻ côngnghệ, kiến thức và kỹ năng giữa các quốc gia Điều này có thể giúp tăng cườngkhả năng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế
Toàn cầu hóa kinh tế còn cung cấp cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu
tư trực tiếp vào các quốc gia khác Việc đầu tư này có thể mang lại công nghệ,vốn và quản lý mới, tạo ra việc làm và thúc đẩy sự phát triển kinh tế Toàn cầuhóa kinh tế thường đi kèm với việc tăng cường đầu tư từ các quốc gia khác vàomột quốc gia, tạo điều kiện thúc đẩy lưu chuyển của các dòng vốn đầu tư ViệcFDI gia tăng có thể mang lại lợi ích như chuyển giao công nghệ, nâng cao năngsuất lao động, phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế.Đẩy mạnh sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu: Toàn cầu hóa kinh tế đã tạo ramột môi trường kinh doanh mở và linh hoạt hơn, cho phép các công ty tìm kiếmnguồn cung ứng và thị trường tiêu thụ tốt nhất trên toàn thế giới Điều này giúptăng năng suất và hiệu quả sản xuất, từ đó tăng GDP
Toàn cầu hóa kinh tế đã tạo điều kiện cho việc chia sẻ công nghệ và thông tingiữa các quốc gia Việc tiếp cận công nghệ và thông tin mới giúp cải thiện quátrình sản xuất, nâng cao hiệu suất lao động và tăng trưởng kinh tế, góp phần vào
sự gia tăng của GDP
Toàn cầu hóa kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ quyền sở hữu trítuệ và sự phát triển các ngành dịch vụ Sự phát triển và bảo vệ quyền sở hữu trítuệ giúp khuyến khích sáng tạo và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, từ đótăng trưởng GDP
Ở Việt Nam, nhận thức được vai trò quan trọng của yếu tố, bởi vậy cũng đặttoàn cầu hóa kinh tế chính là một trong những chính sách để tăng trưởng kinh
tế Theo báo cáo chính trị Đại hội XI nhận định: “Toàn cầu hóa và cách mạngkhoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hộithông tin và kinh tế tri thức” Đại hội XII của Đảng (năm 2016) tiếp tục khẳngđịnh: “Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tếtri thức tiếp tục được đẩy mạnh”
Thứ hai, sự phát triển kinh tế của giai đoạn còn ảnh hưởng sâu sắc bởi sự phát triển của khoa học và công nghệ (KHCN).
Khoa học và công nghệ (KHCN) là hai lĩnh vực rất quan trọng, góp phần thúcđẩy phát triển đời sống, kinh tế và xã hội của các quốc gia Các cường quốc lớnnhư Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản,… luôn luôn chú trọng nghiên cứu, tăngcường phát triển và luôn coi đây là ngành mũi nhọn giúp kinh tế tăng trưởngvượt bậc
Trang 20Sự phát triển KHCN cung cấp cho các quốc gia và doanh nghiệp công nghệ tiêntiến, phương pháp sản xuất hiệu quả hơn và quy trình tổ chức tối ưu hóa Điềunày giúp tăng cường năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế Ngoài ra, sựphát triển KHCN tạo ra cơ hội mới cho sự sáng tạo và khởi nghiệp Các côngnghệ mới, sản phẩm và dịch vụ có thể xuất hiện, tạo ra nguồn thu nhập mới vàviệc làm Điều này có thể làm tăng đa dạng hóa kinh tế và mở rộng các lĩnh vựckinh doanh Không chỉ vậy, KHCN đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiệnchất lượng cuộc sống của con người thông qua việc phát triển các công nghệ y
tế, môi trường, năng lượng và giao thông Sự cải thiện này có thể tạo ra lợi ích
về sức khỏe, môi trường sống và tiện nghi, đồng thời tạo ra cơ hội kinh doanhmới Hơn nữa, sự phát triển KHCN kết nối các quốc gia và người dân trên toànthế giới thông qua việc truyền thông, mạng lưới internet và các công nghệ thôngtin Điều này tạo ra môi trường thuận lợi cho trao đổi thông tin, hợp tác quốc tế
và thương mại toàn cầu Tạo ra các ngành công nghệ mới: Công nghệ đã tạo racác ngành công nghệ mới như công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, côngnghệ thông tin và viễn thông, năng lượng tái tạo Những ngành công nghệ mớinày không chỉ tạo ra cơ hội việc làm mà còn đóng góp vào tăng trưởng GDPthông qua sự phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến
Công nghệ còn thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử và thay đổi cách thứctiếp cận thị trường Việc mua bán và giao dịch trực tuyến đã mở rộng thị trườngtiêu dùng và tạo ra sự hiệu quả trong việc kết nối người mua và người bán Điềunày có thể tăng cường hoạt động kinh doanh và tăng GDP
Công nghệ cho phép cải thiện quy trình sản xuất và dịch vụ thông qua sự tựđộng hóa, tăng cường khả năng quản lý và giám sát, và tối ưu hóa hoạt động.Việc sử dụng công nghệ để cải thiện hiệu quả sản xuất và dịch vụ có thể giúptăng GDP Ngược lại, những nền kinh tế mới nổi với lao động tay nghề thấp vàkhả năng linh hoạt kém sẽ phải hứng chịu "cơn gió ngược" từ sự phát triển vũbão của máy móc, tự động hóa và công nghệ thông minh, cũng như tham giavào các chuỗi cung ứng toàn cầu
Thứ ba, tự do hóa thương mại cũng là yếu tố quan trọng có tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế thế giới
Tự do hóa thương mại là sự nới lỏng can thiệp của nhà nước hay chính phủ vàolĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế Tự do hóa thương mại vừa là nhu cầu haichiều của hầu hết các nền kinh tế thị trường, bao gồm: nhu cầu bán hàng hóa,đầu tư ra nước ngoài và nhu cầu mua hàng hóa, nhận vốn đầu tư của nướcngoài
Trang 21Tự do hóa thương mại mở rộng thị trường bằng cách giảm hoặc loại bỏ các ràocản thương mại như thuế quan và hạn chế nhập khẩu Điều này tạo điều kiệnthuận lợi cho doanh nghiệp truy cập vào các thị trường mới và tăng cường xuấtkhẩu Mở rộng thị trường cũng tạo ra cơ hội cho đa dạng hóa kinh doanh vàtăng cường cạnh tranh
Không chỉ vậy, tự do hóa thương mại thúc đẩy cạnh tranh và khuyến khích sựchuyển giao công nghệ và kiến thức giữa các quốc gia Điều này có thể tăngcường hiệu suất và năng suất trong sản xuất, đồng thời giảm giá thành và tăngcường sự đổi mới Ngoài ra, tự do hóa thương mại thu hút đầu tư trực tiếp từnước ngoài Việc giảm rào cản và tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơntạo ra sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài cóthể mang lại công nghệ mới, vốn và quản lý, tạo ra việc làm và thúc đẩy sự pháttriển kinh tế
Tự do hóa thương mại còn cung cấp một môi trường thuận lợi để chuyển đổi kỹthuật số Việc loại bỏ các rào cản thương mại trong lĩnh vực dịch vụ và côngnghệ thông tin giúp tăng cường sự kết nối quốc tế, truyền thông và giao thươngđiện tử
Tự do hóa thương mại có thể kích thích đầu tư trong hạ tầng quốc gia Khi có sựcạnh tranh và khả năng tiếp cận vào các thị trường mới, các doanh nghiệpthường đầu tư vào cơ sở hạ tầng để nâng cao khả năng cạnh tranh và phục vụnhu cầu ngày càng tăng của thị trường
Tự do hóa thương mại có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho dân số trong mộtquốc gia Việc mở rộng xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài có thể tạo ranhiều công việc mới trong các ngành công nghiệp xuất khẩu và dịch vụ liênquan Sự tăng cường việc làm có thể ảnh hưởng tích cực đến GDP
2 Cơ cấu kinh tế thế giới
2.1 Cơ cấu kinh tế thế giới
Cơ cấu kinh tế bao gồm các ngành nghề, lĩnh vực, các vùng, thành phần kinh tếkhác nhau và mối quan hệ hữu cơ giữa chúng Cơ cấu KTTG chia làm 3 ngành:Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ Để xem xét được cơ cấu kinh tế thế giới,người ta sẽ phải xem xét cẩn trọng tỷ trọng đóng góp của các ngành vào tổngsản phẩm quốc nội
a Công nghiệp
Công nghiệp là một trong ba ngành chính trong cơ cấu kinh tế, bên cạnh ngànhnông nghiệp và dịch vụ Công nghiệp bao gồm quá trình sản xuất hàng hóa
Trang 22thông qua việc chuyển đổi nguyên liệu hoặc nguyên vật liệu thành sản phẩmhoàn thiện Nó đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của một quốc gia
và có ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế và sự thay đổi
xã hội
Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vậtchất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến, chế tác, chế phẩm" cho nhu cầu tiêudùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo cho cuộc sống loài ngườitrong sinh hoạt Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợthúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật Côngnghiệp là một phần quan trọng của nền kinh tế quốc dân Các hoạt động côngnghiệp bao gồm: Tạo ra tư liệu sản xuất, khai thác tài nguyên và chế biến chúngthành sản phẩm để phục vụ tiêu dùng
b Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai đểtrồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyênliệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệucho công nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiềuchuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn baogồm cả lâm nghiệp, thủy sản
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước,đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển
c Dịch vụ
Dịch vụ là hoạt động kinh tế - xã hội, có tạo ra giá trị mà không nằm trong lĩnhvực nông – lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng cơ bản, phục vụ nhu cầusản xuất và sinh hoạt
Dịch vụ là một hoạt động cung cấp giá trị cho khách hàng mà không liên quanđến việc sản xuất hàng hóa vật chất Điều này có thể bao gồm cung cấp các dịch
vụ chuyên nghiệp, như dịch vụ tài chính, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, dịch vụ
tư vấn, dịch vụ du lịch, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ công nghệ thông tin, vànhiều hơn nữa
Dịch vụ thường được cung cấp bởi các công ty, tổ chức, hoặc cá nhân có kiếnthức và kỹ năng đặc biệt trong một lĩnh vực cụ thể Khách hàng sử dụng dịch vụ
để đáp ứng nhu cầu hoặc giải quyết vấn đề của mình
Trang 23Biểu đồ: Cơ cấu kinh tế thế giới giai đoạn 2000-2022
2.2 Những yếu tố dẫn đến sự gia tăng tỷ trọng Dịch vụ trong cơ cấu GDP thế giới:
Trong nền kinh tế thế giới hiện nay, ngành dịch vụ ngày càng khẳng định được vai trò
và vị thế của mình trong cơ cấu GDP thế giới Sau đây là một số yếu tố dẫn đến sự giatăng tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP:
Thứ nhất, quy mô dân số đang ngày càng thay đổi và sự bùng nổ đô thị hóa: Sự gia
tăng dân số và tăng trưởng đô thị hóa đồng thời góp phần tăng cường nhu cầu về cácdịch vụ như y tế, giáo dục, giao thông vận tải, và dịch vụ công Trong các thành phốlớn và đô thị phát triển, tỷ trọng dịch vụ trong GDP thường cao hơn do nhu cầu tănglên và sự phát triển của các dịch vụ đặc thù đô thị
Thứ hai, công nghệ thông tin đang phát triển từng ngày Ngày nay, công nghệ sản
xuất cho phép tạo ra nhiều sản phẩm hơn với cùng một lượng lao động và vốn, nghĩa
là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng vàngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới có nhữngbước tiến đáng kể góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất Những thành tựu to lớncủa các cuộc cách mạng công nghệ đã làm thay đổi hoàn toàn ngành dịch vụ, giúp làmthỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng
Thứ ba, tăng cường quan hệ thương mại và hội nhập kinh tế: Sự mở cửa thị trường và
tăng cường quan hệ thương mại quốc tế đã tạo ra cơ hội mới cho sự phát triển của cácdịch vụ xuất khẩu và nhập khẩu Các quốc gia có thể tận dụng lợi thế cạnh tranh vàchuyên môn hóa trong một số lĩnh vực dịch vụ để tăng cường tỷ trọng dịch vụ trongGDP thông qua hoạt động xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài
Thứ tư, thay đổi cách tiêu dùng và xu hướng xã hội: Với sự phát triển của xã hội và
thay đổi cách sống, nhu cầu về các dịch vụ tiện ích như giải trí, du lịch, nhà hàng, thể
Trang 24thao, và chăm sóc sức khỏe đã tăng lên Sự thay đổi này thúc đầy sự gia tăng tỷ trọngdịch vụ trong GDP khi người dân chi tiêu nhiều hơn cho các trải nghiệm và dịch vụthông qua việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của lĩnh vực dịch vụ.
Sự tăng trưởng của du lịch quốc tế: Du lịch quốc tế đã trở thành một ngành côngnghiệp lớn và phát triển nhanh chóng Việc tăng cường hoạt động du lịch quốc tế cóthể làm tăng tỷ trọng dịch vụ trong GDP, do nhu cầu về các dịch vụ lưu trú, nhà hàng,vận chuyển và dịch vụ du lịch khác
Thứ năm, sự biến chuyển của hoạt động kinh doanh Theo Cục Thống kê Lao động,
một yếu tố khác trong sự tăng trưởng của ngành dịch vụ là sự biến chuyển phức tạpliên tục của hoạt động kinh doanh Các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn đang giúp cácdoanh nghiệp nhỏ đối phó với những thay đổi về luật pháp, công nghệ mới nổi vànhững thách thức tiếp thị bằng cách cho họ quyền tiếp cận các kỹ năng và kiến thức
mà họ không có sẵn Sự đóng góp của dịch vụ cho nền kinh tế đã tăng lên theo thờigian
Cơ cấu kinh tế năm 2021 của một số quốc gia
Trang 253 Top 10 nước có quy mô GDP lớn nhất thế giới
GDP của 10 nước lớn nhất thế giới năm 2022
Vai trò của nền kinh tế Mỹ:
Là nền kinh tế lớn nhất thế giới: Kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới về GDP
và thị trường tiêu thụ Nó có sức ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế toàn cầu và chịutrách nhiệm quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Công nghệ và đổi mới: Mỹ nổi tiếng với khả năng đổi mới và phát triển công nghệ.Các công ty công nghệ hàng đầu như Apple, Google và Microsoft có nguồn gốc từ
Mỹ Đóng góp của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo racuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trên toàn cầu
Tài chính và thị trường vốn: Mỹ có một hệ thống tài chính phát triển, bao gồm thịtrường chứng khoán lớn nhất thế giới tại Wall Street Điều này cho phép Mỹ thu hútvốn đầu tư từ khắp nơi trên thế giới và cung cấp các dịch vụ tài chính quan trọng chocác doanh nghiệp và cá nhân
Tiêu thụ và thị trường trong nước: Mỹ có một trong những thị trường tiêu dùng lớnnhất thế giới Người tiêu dùng Mỹ tiêu dùng rất mạnh mẽ và có vai trò quan trọngtrong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thị trường trong nước của Mỹ cung cấp nềntảng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ
Vai trò của nền kinh tế Trung Quốc:
Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới: Trung Quốc đã trở thành một trong những nềnkinh tế lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong nhiều thập kỷ qua Đây
Trang 26là kết quả của việc mở cửa thị trường và đầu tư vào các ngành công nghiệp, cũng nhưxuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Sản xuất và xuất khẩu: Trung Quốc là nhà sản xuất hàng đầu thế giới và có nền côngnghiệp sản xuất với quy mô lớn Nền kinh tế Trung Quốc đã trở thành trung tâm sảnxuất cho nhiều công ty đa quốc gia Trung Quốc cũng là một trong những quốc giaxuất khẩu hàng hóa và dịch vụ quan trọng nhất trên thế giới
Đầu tư và hợp tác quốc tế: Trung Quốc đã trở thành một nhà đầu tư quan trọng trênthế giới Qua chính sách "Vành đai và Con đường," Trung Quốc đã đẩy mạnh việc đầu
tư vào các quốc gia khác và tạo ra các liên kết kinh tế toàn cầu Trung Quốc cũng đãtăng cường hợp tác kinh tế với nhiều quốc gia thông qua việc ký kết các thỏa thuậnthương mại tự do và tham gia vào các tổ chức quốc tế như WTO
Thị trường tiêu dùng: Với dân số lớn và tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng, thịtrường tiêu dùng Trung Quốc trở thành một sức mạnh quan trọng trong kinh tế toàncầu Người tiêu dùng Trung Quốc có sức mua mạnh và ảnh hưởng lớn đến thị trườnghàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu
III Tình hình thương mại quốc tế
1 Tổng kim ngạch XNK của thế giới
((Nguồn: data.worldbank.org) Tổng kinh ngạch XNK của thế giới giai đoạn 2010 - 2022
Trang 271.1 Phân tích sự biến động số liệu qua các năm
Nhìn chung, tổng kim ngạch XNK của thế giới giai đoạn 2010 - 2022 có biến động rõrệt Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009, kinh tế thế giới 2010 bước vàothời kì phục hồi, khiến kim ngạch xuất nhập khẩu quốc tế đã có những chuyển biếnliên tục Mô hình xuất nhập khẩu quốc tế trong vài năm đầu được đặc trưng đầu tiênbởi tăng trưởng chậm chạp (2011-2014), sau đó là suy thoái (2015-2016), tiếp theo là
sự phục hồi mạnh mẽ (2017-2018) và lại có chiều hưởng suy thoái dần (2019-2020)rồi cuối cùng tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2021 Từ năm 2011 đến năm 2014, giá trịxuất nhập khẩu quốc tế tăng trưởng với tốc độ 1-3% mỗi năm, giảm gần 11% vào năm
2015 và khoảng 3% vào năm 2016 Sau đó, nó phục hồi mạnh mẽ, tăng 10% trongnăm 2017 và khoảng 9,6% vào năm 2018 Song đến 2019, nó lại sụt giảm gần 1,5%
và giảm mạnh gần 10% vào 2020 Sự biến động của tỷ trọng kim ngạch xuất nhậpkhẩu trong tổng GDP thế giới cũng gắn liền và tương đồng với sự thay đổi lên xuốngcủa giá trị kim ngạch
Nhìn chung trong cả biểu đồ, kim ngạch xuất nhập khẩu của thế giới trong giai đoạn2010-2021 có xu hướng tăng lên về giá trị
Chi tiết hơn, biểu đồ thể hiện rõ sự hồi phục chậm chạp của kim ngạch xuất nhập thếgiới trong giai đoạn 2011-2014 Trong giai đoạn này, việc dịch chuyển nguồn lực giữacác quốc gia trở nên phát triển hơn, đặc biệt là nguồn lực về vốn Quá trình toàn cầuhóa kinh tế đã tạo điều kiện cho sự dịch chuyển vốn quốc tế Tổng vốn FDI đầu tưnước ngoài trong giai đoạn này tăng ổn định
Lý do chủ yếu của sự sụt giảm năm 2015 là do sự giảm giá của các mặt hàng và sựtăng giá chung của đồng đô la Mỹ, sự suy thoái kinh tế ở Trung Quốc, suy thoái ở cácnước đang phát triển, biến động mạnh trong tỷ giá hối đoái và sự biến động tài chínhbởi những chính sách tiền tệ khác nhau trong các nước phát triển Xu thế toàn cầu hóa
đã khiến cho sự tương tác lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng lớn Các cuộc khủnghoảng kinh tế - chính trị - xã hội không chỉ giới hạn ở phạm vi quốc gia mà đã tạo ranhững ảnh hưởng lớn hơn mang tính khu vực, thế giới Đồng thời, dòng vốn đầu tư
Trang 28nước ngoài của các quốc gia liên tục giảm phần lớn là do các công ty đa quốc gia của
Mỹ hồi hương lợi nhuận từ nước ngoài để tận dụng cải cách thuế
Kim ngạch xuất khẩu thế giới năm 2016 tiếp tục giảm giá hàng hoá xuống đáy và táicân bằng kinh tế vĩ mô ở Trung Quốc Tuy nhiên, năm 2016 khác với những năm saukhủng hoảng khác ở chỗ, thương mại chính là đặc điểm của cả nền kinh tế tiên tiến vàmới nổi Hơn nữa, sự tụt giảm của xuất khẩu quốc tế cũng có thể được giải thích mộtphần là do quá trình chuyên môn hóa theo chiều dọc đang diễn ra ở các quốc gia đang
bị trì hoãn
Sự tăng trưởng mạnh trong năm 2017-2018 là do dòng chảy thương mại châu Á hồisinh do các lô hàng mỗi khối tăng lên và nhu cầu nhập khẩu ở Bắc Mỹ phục hồi saukhi đình tệ vào năm 2016 Bên cạnh đó, thương mại quốc tế phục hồi trong hai nămnày chủ yếu do giả cả bằng hóa tăng trở lại và đồng đô la Mỹ giảm giá so với thực tế.Sản lượng toàn cầu tăng mạnh hơn và đầu tư cũng đồng một phần vai trò Trong giaiđoạn này, tốc độ toàn cầu hóa trên thế giới nở rộ, tạo đà phát triển cho dòng vốn đầu
tư nước ngoài và các kí kết các hiệp định thương mại tự do, thu hẹp các rào cản thuếquan và phi thuế quan trên toàn thế giới
Sau sự khởi sắc trong năm 2017 và năm đầu năm 2018, điều kiện kinh tế bắt đầu xấu
đi trong nửa cuối năm 2018 và ảnh hưởng đến cả năm 2019 Đầu tiên là do số lượngcác hiệp định thương mại được kí kết và đi vào hiệu lực trong những năm này có xuhướng giảm nhẹ so với các năm trước đó Nguyên nhân của tình trạng này là do xuhướng gia tăng các biện pháp bảo hộ thương mại mà đỉnh điểm là căng thẳng thươngchiến Mỹ - Trung đã diễn ra liên tục kể từ năm 2017 Xu hướng này đã dẫn tới sự sụtgiảm trong tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thế giới trong những năm vừa qua Không chỉ vậy, đến cuối năm 2019, sự xuất hiện đai dịch COVID-19 càng góp phầnlàm giảm kim ngạch xuất khẩu thế giới Đến năm 2020, sự sụt giảm vẫn tiếp diễn với
xu hướng trầm trọng hơn với chỉ 44,55 nghìn tỷ USD (giảm tới 4,84 nghìn tỷ USD sovới cùng kỳ năm trước) Sự bùng phát đột ngột và kéo dài của dịch COVID-19 cùngvới việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội đã ảnh hưởng khi lưu thông hàng hóa,kéo theo sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng và tác động tới hoạt động sản xuất kinh
Trang 29doanh của các doanh nghiệp Bên cạnh đó, việc kiểm sát giao thương chặt chẽ, khắtkhe hơn để tránh sự lây lan càng khiến cho các hoạt động thương mại quốc tế bị đìnhtrệ đáng kể, thậm chí là bị đóng băng, cuối cùng dẫn đến sự suy giảm không phanhcủa kim ngạch thương mại thế giới Theo hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại vàphát triển (UNTAC), do tác động tiêu cực của dịch bệnh, dòng vốn đầu tư nước ngoài(FDI) toàn cầu ước giản từ 30-40% trong giai đoạn 2020-2021 Tất cả các lĩnh vựcđều bị ảnh hưởng, như FDI giảm mạnh và trong các lĩnh vực dịch vụ liên quan đếntiêu dùng như: Hàng không, khách sạn, nhà hàng, các ngành sản xuất và lĩnh vực nănglượng.
Bước sang năm 2021, tình hình kiểm soát bệnh dịch ở một số quốc gia có sự chuyểnbiến tích cực, nhiều nước mở cửa xuất khẩu hàng hóa trở lại, dẫn đến sự tăng trưởng0,88 nghìn tỷ USD trong kim ngạch xuất khẩu dịch vụ Đây là tín hiệu tích cực chothấy khả năng phục hồi trở lại của xuất khẩu dịch vụ thế giới sau đại dịch
Tuy nhiên, sự biến động của kim ngạch XNK vẫn chưa ổn định do tình hình dịch bệnhtrong nhiều quốc gia và các biện pháp hạn chế liên quan Điều này có thể gây ranhững thay đổi đáng kể trong xu hướng kim ngạch trong khoảng thời gian này Năm
2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% sovới năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng10,4%; giá xuất khẩu hàng hóa tăng 7,09% và lượng hàng hóa xuất khẩu tăng 3,09%;cán cân thương mại đạt thặng dư, ước tính xuất siêu 11,2 tỷ USD, ghi dấu ấn xuất siêu
7 năm liên tiếp Năm 2021, Việt Nam đã lọt nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thươngmại quốc tế
Cùng với đó, cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch tích cực và diện mặt hàng xuất khẩu ngàycàng đa dạng Nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục là động lực cho tăngtrưởng chung của xuất khẩu Tỷ trọng trong tổng kim ngạch của nhóm hàng nhiênliệu, khoáng sản giảm Việt Nam cũng đã nỗ lực đa dạng thị trường xuất khẩu, nhậpkhẩu đáp ứng nhu cầu cho sản xuất tiêu dùng trong nước thì cán cân thương mại duytrì xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp
Trang 30Có rất nhiều lí do và nguyên nhân khác nhau có thể giải thích cho những biến động của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn cầu.
Thứ nhất, sự tự do hóa thương mại đóng góp một vai trò quan trọng trong sự biến
động của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua từng năm Tự do hóa thương mại baogồm việc giảm giới hạn và thuế quan trên hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia, do
đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thường tăng lên do sự kích thích tăng cường hoạtđộng thương mại
Ví dụ, việc ký kết các thỏa thuận thương mại tự do như Hiệp định Thương mại Tự doBắc Mỹ (USMCA) giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico đã giúp thúc đẩy hoạt động xuấtkhẩu và nhập khẩu giữa các quốc gia thành viên Bằng cách loại bỏ hoặc giảm bớt cácrào cản thương mại, tự do hóa thương mại có thể tạo điều kiện thuận lợi cho cácdoanh nghiệp để tiếp cận thị trường quốc tế và mở rộng hoạt động xuất khẩu
Thứ hai, tăng cường đầu tư nước ngoài và sự phát triển của các tập đoàn đa quốc gia
cũng có tác động lớn đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Các tập đoàn này thườngtạo ra các chuỗi cung ứng toàn cầu và thúc đẩy việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữacác quốc gia
Ví dụ, một công ty công nghệ có trụ sở tại Hoa Kỳ có thể sản xuất các linh kiện tạiTrung Quốc và lắp ráp sản phẩm cuối cùng tại Mexico trước khi xuất khẩu nó đếnchâu Âu Điều này làm cho tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nhiều quốc gia trở nênphức tạp hơn và tăng cường sự liên kết kinh tế toàn cầu
Thứ ba, việc cắt giảm thuế quan đóng một vai trò quan trọng trong việc biến đổi tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu và có tác động lớn đến việc thúc đẩy sự trao đổi hàng hóa
và dịch vụ giữa các quốc gia Khi thuế quan giảm, sản phẩm và dịch vụ trở nên có giáthành rẻ hơn, khuyến khích việc xuất khẩu, đồng thời, giúp các quốc gia có thể dễdàng tiếp cận các thị trường quốc tế, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng phạm
vi hoạt động của họ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hơn nữa, việc cắt giảm thuế quancũng thúc đẩy sự hội nhập kinh tế toàn cầu Khi các quốc gia giảm thuế quan, điều này
Trang 31đã tạo ra môi trường kinh doanh thân thiện hơn cho các doanh nghiệp quốc tế, từ đókhuyến khích việc đầu tư nước ngoài và xây dựng các chuỗi cung ứng toàn cầu.
2 Tình hình thương mại dịch vụ
2.1 Kim ngạch XK DV của thế giới
KInh ngạch XKDV của thế giới giai đoạn 2010 - 2022
Nhìn chung, trong khoảng 10 năm trở lại đây, giá trị kim ngạch xuất khẩu dịch vụ củathế giới có xu hướng tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng qua từng năm không đồng đề
Từ năm 2010 - 2014, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu có mức tăng trưởng ổn định,rơi vào khoảng 4.03 nghìn tỷ USD đến gần 5.28 nghìn tỷ USD Đến năm 2015, do ảnhhưởng tiêu cực của khủng hoảng dầu thô, giá trị xuất khẩu dịch vụ đã giảm xuống5.05 nghìn tỷ USD, nhưng sau đó đã nhanh chóng phục hồi và lấy đà tăng trưởng,khiến cho năm 2019 được ghi dấu trở thành năm có giá trị kim ngạch lớn nhất với kimngạch xuất khẩu dịch vụ đạt con số 6.28 nghìn tỷ USD và chiếm tỷ trọng khoảng25.12% tổng kim ngạch xuất khẩu Bước sang năm 2020, quy mô xuất khẩu dịch vụthế giới có sự suy giảm chỉ còn 5.22 nghìn tỷ USD do ảnh hưởng của đại dịchCOVID-19, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong quy mô toàn cầu (xấp xỉ23.1%) Đến giai đoạn 2021 - 2022, số liệu này đã được cải thiện đến mức 6.2 tỷ USD
Trang 32trong năm 2021 và tiếp tục tăng trưởng đến 7.03 nghìn tỷ USD vào năm 2022, chiếm
tỷ trọng hơn 22.4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu
· Nguyên nhân biến động
Thứ nhất, nền kinh tế thế giới đang có xu hướng chuyển dịch từ kinh tế sản xuất vùng
kinh tế dịch vụ, đặc biệt là các nước đang phải triển Ngành dịch vụ hiện nay đangphát triển rất nhanh và là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP Tiêu biểutrong năm 2020, GDP của lĩnh vực dịch vụ chiếm tới 77.3% GDP của Mỹ, 72.8%GDP của Anh, 71% GDP của Pháp, 70.9% GDP của Singapore, (Theo WorldBank) Dịch vụ cũng trở thành ngành kinh tế thu hút chủ yếu lực lượng lao động hiệnnay Đây cũng là ngành sử dụng lao động lớn nhất trong nền kinh tế thế giới với hơn51% Năm 2010, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ là 46%, tới năm 2018 là 50,5%.Năm 2018, tỷ lệ này ở một số nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada, Pháp, Nhật, Úc,Singapore đều tương đối cao, đạt mức trên 70% Đối với các ngành sản xuất sử dụngnhiều lao động, việc cơ giới hoá, tự động hoá đã và đang giảm bớt số lượng lao độngchân tay, dẫn tới dư thừa lao động Đây cũng vừa là một nguồn lực tiềm năng, đồngthời cũng là sức ép để chính quyền các cấp phải đẩy mạnh phát triển dịch vụ Toàncầu hóa đã làm thay đổi thói quen sinh hoạt và tiêu dùng trong đời sống kinh tế-xã hội,
xu hướng kinh doanh và chính sách của chính phủ đối với ngành kinh tế dịch vụ
Thứ hai, sự phát triển Khoa học công nghệ thúc đẩy thương mại quốc tế Những tiến
bộ về công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống Internet, đã dẫn đến những thay đổiquan trọng, mang tính cách mạng trong phương thức cung cấp và tiêu dùng dịch vụ.Công nghệ phát triển làm tăng năng suất lao động, nâng cao mức thu nhập và cái thiệnchất lượng cuộc sống cho người dân trên toàn thế giới Tất cả những việc như đặt vềmáy bay, mua sản phẩm, thanh toán, học tập, giải trí, đầu tư tài chính, đều có thểthực hiện thông qua Internet từ xa mà không cần phải gặp mặt trực tiếp Công nghệkhoa học kỹ thuật cùng tiến bộ, dịch vụ càng phát triển, thương mại dịch vụ được xúctiến ngày càng nhiều dẫn đến sự phát triển tất yếu của việc xuất khẩu thương mại dịch
vụ Trong tương lai, chắc chắn khoa học công nghệ sẽ tiếp tục có những bước tiến lớn
Trang 33hơn nửa và từ đó, không thể nghi ngờ việc phát triển của thương mại dịch vụ, sự tăngtrưởng nhanh chóng của kim ngạch xuất khẩu thương mại dịch vụ trên toàn thế giới.
Thứ ba, xu hướng tự do hóa thương mại và mở cửa thị trưởng dịch vụ trên thế giới.
Tự do hóa thương mại dịch vụ là một bộ phận cấu thành nên xu hướng tự do hóa nóichung Điều này được thực hiện thông qua việc xóa bỏ các hạn chế đối với thươngmại dịch vụ, cụ thể là các nước giảm bớt những hạn chế về tiếp cận thị trường đối vớidịch vụ hay nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài, bên cạnh đó các nước có thể xây dựngcác thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) tăng cường phát triển nguồn nhân lực vàxây dựng năng lực trong lĩnh vực dịch vụ Hiệp định Thương mại tự do ngày càng trởnên phổ biến, số lượng các FTAs ngày càng nhiều các nước tham gia dành cho nhaunhững ưu đãi về tiếp cận thị trường, về cắt giảm tiến tới xóa bỏ rào cản thuế quan vàphi thuế quan
Thứ tư, nhu cầu về dịch vụ của xã hội ngày càng tăng Khi nền kinh tế ngày càng phát
triển, đặc biệt trong thời đại công nghệ hiện đại, mức sống của con người ngày càngcao, con người có nhu cầu nhiều hơn đối với các sản phẩm phi vật chất của dịch vụnhư thẩm mỹ, giáo dục, giải trí, để thoả mãn nhu cầu cá nhân Đây là tiền đề đểphát triển kinh tế nói chung cũng như thương mại dịch vụ quốc tế nói riêng Cụ thể,năm 2019, thế giới có 1,4 tỷ lượt người du lịch ra nước ngoài, doanh thu du lịch quốc
tế đạt gần 1.5 nghìn tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2000 Riêng Việt Nam năm
2019 là một năm thắng lợi của ngành du lịch nước ta, đã đón trên 18 triệu lượt kháchquốc tế, tăng 16.2% so với năm 2018, đặc biệt tỷ lệ tăng trưởng khách quốc tế đếnViệt Nam cao hơn hẳn mức trung bình toàn cầu (3.8%) và khu vực châu Á và TháiBình Dương (4.6%) Ngoài ra, số lượng du học sinh quốc tế cũng đạt con số ấn tượng
là 5 triệu người
Thứ năm, tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 Có thể nói, thương mại dịch vụ bị
ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch Covid 19 này Để hạn chế sự lây lan của dịchbệnh, hầu hết các nước trên thế giới đều ra chính sách hạn chế đi lại và đóng cửa biêngiới, điều đó gây ra sự sụt giảm đáng kể của những ngành dịch vụ có sự tiếp xúc,tương tác giữa bên cung cấp và người tiêu dùng, ví dụ như du lịch, vận tải hành khách,