TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘTKHOA KINH TẾ TIỂU LUẬN MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH K
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
TIỂU LUẬN MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
THỦ DẦU MỘT
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thế Mẫn
Sinh viên thực hiện:
Phạm Ngọc Anh MSSV: 2223402010960
Nam, Nữ: Nữ
Lớp, Khoa: D22TCNH04 Khoa Kinh Tế
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
PHÒNG KHOA HỌC
PHIẾU CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN + VẤN ĐÁP
Tên học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Học kỳ: HK2 Năm học: 2022-2023
Họ tên sinh viên, MSSV: Nguyễn Thị Hương Trà 2223402010283
Phạm Ngọc Anh 2223402010960 Lớp: D22TCNH04
I PHẦN TIỂU LUẬN
1 Tên đề tài Tên đề tài cô đọng , xúc tích, câu từ chặt chẽ, khoa học 0.5 1.0
Đối tượng, phạm vi, Khách thể nghiên cứu 0.5
2 Lí do chọn đề tài Bối cảnh; Lý luận; Thực tiễn Lí do phải nêu được tầm quan trọng, ýnghĩa của vấn đề, tính cấp thiết của đề tài 1.0
3 Lịch sử nghiên cứu
vấn đề
Tổng quan 5 tài liệu: luận giải các công trình đã làm được, đề tài được nghiên cứu hay nghiên cứu chưa sâu, còn những nội dung chưa làm
4 Mục tiêu nghiên cứu Đúng động từ, đúng nội dung đề tài hướng đến 0.5
5 Phương pháp nghiên
cứu
0.5
6 Câu hỏi nghiên cứu
và giải thuyết nghiên
cứu
1.0
7 Đối tượng nghiên cứu Cụ thể, rõ ràng 0.25
8 Phạm vi nghiên cứu
0.75
9 Nội dung Bố cục rõ ràng, dàn ý đầy đủ, chia thành từng chương, phần, mục,… 1.0
10 Tài liệu tham khảo 5 tài liệu trở lên, trích dẫn theo đúng quy định hiện hành 0.5
II PHẦN THUYẾT TRÌNH (VẤN ĐÁP)
11 Nội dung thuyết trình Cấu trúc bài thuyết trình cô đọng, rõ ràng, dễ theo dõi 0.5
Bao hàm đầy đủ các thông tin chính của Tiểu luận 0.5
12 Kỹ năng thuyết trình Phong thái tự tin Thuyết trình một cách suôn sẻ, mạch lạc. 0.5
Trình bày bài thuyết trình theo đúng thời gian quy định 0.5
Điểm trung bình Cán bộ chấm kiểm tra 1 Cán bộ chấm kiểm tra 2
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 4
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 6
3 Mục tiêu nghiên cứu 9
4 Phương pháp nghiên cứu: 9
5 Đối tượng nghiên cứu: .9
6 Phạm vi nghiên cứu: 9
7 Câu hỏi nghiên cứu 9
8 Giải thuyết nghiên cứu 10
9 Mô hình nghiên cứu 10
10 Ý nghĩa của đề tài 10
11 Bố cục đề tài 11
PHẦN NỘI DUNG 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 11
1.1 Khái niệm việc làm thêm là gì? 11
1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 11
1.3 Tổng quan đề tài nghiên cứu trước đây 12
1.4 Giả thuyết nghiên cứu 14
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 15
2.1 Phương pháp nghiên cứu 15
2.3 Cách thức thu thập dữ liệu: 15
2.4 Qui trình nghiên cứu 15
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 15
3.1 Thực trạng nghiên cứu 15
3.2 Giải pháp nghiên cứu 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước khi đến với bài tiểu luận nhóm em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thế Mẫn – người hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, giúp đỡ nhóm em trong quá trình học tập, hoàn thành bộ môn phương pháp nghiên cứu khoa học và bài tiểu luận này
Trong quá trình học tập cũng như làm bài tiểu luận, thầy rất tận tâm hướng dẫn, góp ý về đề tài, chỉnh sửa những lỗi sai và gợi ý những kiến thức bổ ích cho bài
Từ đó nhóm em có thể làm bài một cách tốt hơn, hiệu quả hơn và hoàn chỉnh hơn Nhóm em đã cố gắng vận dụng tất cả những kiến thức được học trong học kỳ vừa qua để hoàn thành bài tiểu luận một cách tốt nhất Nhưng do nhóm em là sinh viên năm nhất còn hạn chế về mặt kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình làm bài nên còn vài chỗ sai sót Rất mong thầy xem xét và góp ý cho bài của nhóm em được hoàn chỉnh và chính xác hơn
Một lần nữa, nhóm em xin trân trọng cảm ơn thầy Chúc thầy luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và thành công trong công việc
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, đi làm thêm đang là một xu hướng mạnh mẽ, được phát triển đa dạng Đa phần sinh viên đều cân nhắc và lựa chọn việc làm thêm khi bước vào cánh cửa đại học Vì vậy việc làm thêm của sinh viên đang và sẽ luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, không chỉ riêng các doanh nghiệp mà còn có các
cơ sở ban ngành Việc làm thêm đối với sinh viên không chỉ vừa tăng thu nhập mà còn vừa tích lũy thêm kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng
Khoảng thu nhập từ việc làm thêm giúp sinh viên trang trải việc học, giảm
áp lực cuộc sống tự túc ( đối với những sinh viên ở trọ xa nhà) Và hơn hết, khi đi làm thêm sinh viên có cơ hội được tiếp xúc thực tế nhiều hơn, Từ đó đúc kết được nhiều kinh nghiệm, xây dựng được nhiều mối quan hệ Ở môi trường đại học đã cung cấp cho sinh viên rất nhiều kiến thức lý thuyết nhưng riêng phần thực hành còn rất hạn chế Vì vậy khi đi làm thêm đối với sinh viên là một cơ hội tốt để trau dồi những kinh nghiệm quý báu, tiếp sức cho hành trang đi làm sau khi tốt nghiệp Ngoài các kinh nghiệm, các bạn còn được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, hơn hết là được làm quen ( tìm hiểu) công việc giúp cho lựa chọn công việc phù hợp trở nên dễ dàng hơn khi ra trường
Với yêu cầu kinh nghiệm ngày càng khát khe của các doanh nghiệp thì đi làm thêm là một mong muốn và là bàn đạp vững chắc nhất Đó cũng là lý do mà đi làm thêm đang là xu thế đối với sinh viên toàn quốc nói chung và sinh viên chuyên ngành Kế toán của trường Đại học Thủ Dầu Một nói riêng Để hòa nhập với xu thế cạnh tranh kinh tế gay gắt thì kiến thức và kinh nghiệm sẽ là một trong những thông tin quan trọng trong CV của sinh viên, nó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xin việc và làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp
Từ những lý do đó, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn vì vậy chúng tôi đề xuất chọn đề tài “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên chuyên ngành Kế toán của trường Đại Học Thủ Dầu Một “, từ đó có thể phân tích những yếu tố ảnh hưởng và đánh giá những mặt ưu, nhược điểm của vấn đề Đề cao những ưu điểm và song song đó là đề xuất giải pháp cân bằng giữ việc học với đi làm thêm
Trang 62 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Theo tác giả Vương Quốc Duy và cộng sự ( 2015) với đề tài “Xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Cần Thơ”, tác giả đã điều tra trực tiếp 400 sinh viên bằng bảng câu hỏi soạn sẵn.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm bao gồm: năm đang học, nơi cư trú, thu nhập, chi tiêu, thời gian rãnh, kinh nghiệm- kỹ năng sống, kết quả học tập Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố tác động tích cực đến quyết định đi làm thêm của sinh viên đó là năm đang học, thu nhập, chi tiêu,
thời gian rãnh, kinh nghiệm- kỹ năng sống và kết quả học tập
Một nghiên cứu khác của tác giả Lê Thúy Hường và các cộng sự với đề tài “ Thực
trạng đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương năm 2019” Tác giả đã điều tra 593 sinh viên với lý do đi làm thêm bao gồm: muốn có
thu nhập, muốn tự khẳng định bản thân, được trãi nghiệm tích lũy kiến thức sống, kiến thức thực tế, có cơ hội phát triển bản thân và kỹ năng giao tiếp, tận dụng thời gian rãnh rỗi, và lí do khác
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Cần Thơ
Thu nhập
Kinh nghiệm- kỹ năng ố
Thời gian rãnh
Kết quả học tập Chi tiêu
Lý do đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Kỹ Thuật
Y Tế Hải Dương Muốn có thu nhập
Muốn tự khẳng
định bản thân
Có cơ hội phát triển bản thân
& kỹ năng giao tiếp
Tận dụng thời
gian rãnh rỗi
Được trải nghiệm, tích luỹ kiến thức sống, kiến thức thực tế
Lý do khác
Trang 7Theo tác giả Mai Thanh Văn và các cộng sự với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Huế” Trên cơ
sở dữ
liệu thu thập bằng hình thức trực tuyến 500 sinh viên ở các Khoa tại Trường Đại học Kinh tế Huế, tác giả đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tích cực đến quyết định đi làm thêm bao gồm kết quả học tập, chi tiêu, thời gian rảnh, khoá học, kinh nghiệm
- kỹ năng sống, ý thức về sự quan trọng của việc đi làm thêm
Theo tác giả Vũ Xuân Trường và các cộng sự với đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Văn Lang” Phương
pháp nghiên cứu chính là định lượng, tác giả dùng bảng câu hỏi khảo sát để tiếp cận thu
thập thông tin Kết quả nghiên cứu cho thấy bốn yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
đi làm thêm của sinh viên đó là kinh tế, thời gian, quan hệ kiến thức, mối quan hệ
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa học Thời gian rãnh
Kinh nghiệm- Kỹ
năng sống
Ý thức về sự quan trọng của việc đi làm thêm
Trang 8Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Văn Lang Quỹ thời gian Kinh nghiệm kỹ năng
hội Kinh tế
Trang 9Theo tác giả Phan Thị Ngọc Anh và các cộng sự với đề tài “Nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Thương Mại” Qua phương pháp tiếp cận nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và phương
pháp phân tích tác giả đã chỉ ra các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Thương Mại bao gồm chi tiêu, thu nhập – mức lương, kinh nghiệm – kỹ năng, thời gian rãnh và kết quả học tập
Từ các nghiên cứu trên, nhóm chúng tôi đã tìm hiểu, chắt lọc những thông tin liên quan đến đề tài của chúng tôi Chúng tôi đề xuất 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên chuyển ngành Kế toán của Trường Đại học Thủ Dầu Một: (1) Chi tiêu, (2) Kinh nghiệm- kỹ năng, (3) Thời gian rãnh, (4) Kiến thức
xã hội, (5) Xây dựng mối quan hệ
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Thương Mại
lương
Thời gian
rãnh
Kinh
nghiệm-kỹ năng Kết quả học
tập
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CHI TIÊU
Kinh nghiệm- kỹ năng
Thời gian rãnh
Kiến thức xã hội
Xây dựng mối quan hệ
Trang 103 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Tìm hiểu các " Yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đi làm
thêm của sinh viên chuyên ngành Kế Toán của Trường Đại học Thủ Dầu Một" nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm có cả mặt tiêu cực và tích cực như: thời gian, kinh nghiệm, kỹ năng sống, chi tiêu
và kết quả học tập
Mục tiêu cụ thể:
- Thực trạng đi làm thêm của sinh viên chuyên ngành Kế toán của trường Đại
học Thủ Dầu Một
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên
chuyên ngành Kế toán của sinh viên chuyên ngành Kế toán của trường Đại học Thủ Dầu Một
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài.
4 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách sử dụng các
dữ liệu như: kết quả của khảo sát trực tuyến ( online survay ) với phương pháp khảo sát bằng google form dự kiến là 50 mẫu sinh viên chuyên ngành Kế toán Trường Đại học Thủ Dầu Một Ngoài ra nhóm em còn sử dụng dữ liệu định tính bằng cách thu thập dữ liệu từ các đề tài nghiên cứu trước có liên quan, các bài báo tham khảo để có cơ sở nghiên cứu đề tài
5 Đối tượng nghiên cứu: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm của sinh
viên chuyên ngành kế toán của trường Đại học Thủ Dầu Một
6 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: Trường Đại học Thủ Dầu Một
Phạm vi về thời gian: 25/03/2022- 11/04/2023
Phạm vi về chủ thể: sinh viên chuyên ngành Kế Toán
Phạm vi về nội dung: các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm
Từ đó đề xuất giải pháp cân bằng giữa việc học và đi làm thêm
7 Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên chuyên ngành kế toán của Đại học Thủ Dầu Một ?
Các yếu tố trên ảnh hưởng như thế nào đến quyết định đi làm thêm của sinh viên chuyên ngành kế toán của Đại học Thủ dầu Một ?
Chi tiêu có phải là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định
đi làm thêm của sinh viên chuyên ngành kế toán của Đại học Thủ Dầu Một ?
Trang 11 Giải pháp nào cân bằng được việc học và đi làm thêm ?
8 Giải thuyết nghiên cứu
(1) Chi tiêu
(2) Kinh nghiệm- kỹ năng
(3) Thời gian rãnh
(4) Kiến thức xã hội
(5) Xây dựng mối quan hệ
9 Mô hình nghiên cứu
10.Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu này đề ra để nhìn nhận thực trạng đi làm thêm của sinh viên nói chung và sinh viên chuyển ngành Kế toán của Trường Đại học Thủ Dầu Một nói riêng Hơn hết là để đánh giá sức ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên chuyên ngành Kế toán của Trường Đại học Thử Dầu Một Từ đó có thể hiểu sâu hơn về xu hướng đi làm thêm của sinh viên cũng như các định hướng trong tương lai Vì việc làm thêm đối với sinh viên có ý nghĩa quan trọng liên quan đến chọn việc làm sau khi ra trường Vì vậy nghiên cứu này còn giúp Ban giám hiệu Trường đại học Thủ Dầu Một nắm bao quát được tình hình đi làm thêm của sinh viên chuyên ngành Kế toán trường mình Từ có có thể đề xuất các phương án giúp sinh viên định hướng tốt
và rõ ràng hơn về việc làm thêm.Cũng như giúp sinh viên liên kết với các doanh nghiệp để tạo cơ hội đi làm thêm cho sinh viên Như “ Ngày Hội Việc Làm” sẽ được nhà trường liên kết tổ chức vào dịp sắp tới ngày 20 tháng 5 năm 2023 ( Thứ 7 ) ngay tại Trường Và cuối cùng, nghiên cứu này còn có ý nghĩa to lớn đối với chính các bạn sinh viên khi đã, đang và sẽ đi làm thêm Để có thể nhìn nhận được yếu tố ảnh hưởng dẫn đến quyết định đi làm thêm một cách rõ ràng,
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CHI TIÊU
Kinh nghiệm- kỹ năng
Thời gian rãnh
Kiến thức xã hội
Xây dựng mối quan hệ
Trang 12từ yếu tố đó có thể là động lực giúp sinh viên cố gắng Nhưng không quên trách nhiệm việc học song song
11.Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài còn có kết câu 3 chương như sau :
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết
- Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Thực trạng và giải pháp
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm việc làm thêm là gì?
Theo Thurman & Trah (1990) công việc bán thời gian được định nghĩa là việc làm mà trong đó số giờ làm việc ít hơn bình thường
Theo Arne (2000), tổng thời gian làm việc trung bình mỗi tuần được quy định làm căn cứ phân loại công việc bán thời gian và toàn thời gian ở các quốc gia khác nhau.Việc làm thêm hay còn gọi là Part - time work ( công việc bán thời gian ) là một định nghĩa diễn tả một công việc không chính thức, không thường xuyên, không ổn định, không cố định bên cạnh một công việc chính thức Thay vì làm giờ hành chính ( 8 tiếng / ngày ), thì việc làm thêm có ca 6 tiếng 1 ngày hoặc ít hơn phù hợp với thời gian của đối tượng làm việc Khác với công việc full time ( công việc hoàn toàn thời gian ), thì công việc part time không cố định thời gian và nơi làm việc có thể là ở nhà mà không nhất thiết là tại nơi làm việc Đối với công việc part time, nhà tuyển dụng chủ yếu nhắm vào đối tượng có nhu cầu làm việc mà không có thời gian làm việc giờ hành chính là sinh viên Các loại việc làm thêm bao gồm việc làm thêm tại nhà vào buổi tối, việc làm thêm Online, việc làm thêm tại các cửa hàng…
1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nhóm chúng em đã tìm hiểu, chắt lọc những thông tin liên quan đến đề tài của chúng em Chúng tôi đề xuất 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên chuyển ngành Kế toán của Trường Đại học Thủ Dầu Một: (1) Chi tiêu, (2) Kinh nghiệm- kỹ năng, (3) Thời gian rãnh, (4) Kiến thức xã hội, (5) Xây dựng mối quan hệ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Kinh nghiệm- kỹ
năng
Thời gian rãnh
Kiến thức xã hội