1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Tìm hiểu thực trạng nhận thức về tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới của sinh viên năm nhất và năm tư đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh 2000-2001

94 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Thực Trạng Nhận Thức Về Tình Bạn Ở Đôi Bạn Thân Cùng Giới Của Sinh Viên Năm Nhất Và Năm Tư
Người hướng dẫn Ths. Huỳnh Lõm Anh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm Lý Học
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2000-2001
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 27,51 MB

Nội dung

Trong những nhu cấu giao lưu của con người thì nhu cẩu về tình bạn nói chung và tình bạn thân giữa hai người cùng giới nói riêng là một nhu cầu hết sức quan trọng, đặc biệt đối với lứa t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO

KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC

Trang 2

-trangtiến 1:88 HÀ cai cccceeenocoeoiooacoescekesasiiiolbsgieoseosssen

LÝ do chọn Bể BD << Giác 002C6CẢGGGASGG00015G460208.X2„s66 |

TE: Myc dick nghiền CỔNCC16444200226c ice 3

II Nhiệm vụ nghiên cỨu -occcccccccceScesesseeseercee 3

IV Đối tượng và khách thể nghiên cứu - 5-5 s<<<<S<<sxsxee 4

V Giả thuyết nghiên CỨU -.- 555 ng xxertxrsrrseriee 4

CC |, {| _ÏƑïŸ{ ưng xu aantxuazxa 5 VII Phương pháp nghiên cứu, cách chọn mẫu -s<s« se 5

BI 2 Ea eeeeneeneeiieemraneeme—e 8

Chương 1: Lich sử vấn để nghiên cứu -. - 5555 <5< 555v 2 §

Or ee l9 MÀ | ueeeseenuoennanasadsaeeoananugaaseseee 10

Chương 3: Nội dung va kết quả nghiên cứu .-s-5-55-<<+ 36

Pals 3: KET EUAN CHUNG Ga eniseesseeoeeieeeemeaed 69

Ag ONG cess cGcskeseedtivuaeeoeniioaiieeessesresasei 69

DIR (6 xu Hà NI xeeaniieieeeieeeenoessises=seee 72

TAI LIEU THAM KHAO

PHU LUC

Trang 3

MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Con người muốn tổn tại và phát triển được trong xã hội thì phải tham gia vào

các hoạt động va giao lưu nhằm cải biến xã hội và điều chỉnh ngay chính bản thân

mình Trong đó giao lưu là điểu kiện tất yếu của sự hình thành và phát triển tâm lý,

là động lực cho sự hình thành và hoàn thiện nhân cách, và đó cũng là một nhu cầu hết sức cần thiết.

Trong những nhu cấu giao lưu của con người thì nhu cẩu về tình bạn nói

chung và tình bạn thân giữa hai người cùng giới nói riêng là một nhu cầu hết sức

quan trọng, đặc biệt đối với lứa tuổi thanh niên, trong đó có thanh niên sinh viên những người đang chuẩn bị bước vào đời

-Thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng là lứa tuổi có mối quan tâm đặc

biệt đến tình ban Tất cả các hoạt động như học tập, sinh hoạt, vui chơi đều gắn

liền với bạn bè, với nhóm bạn Đây là lứa tuổi mà con người thực hiện sự phóng

ngoại, hướng vào người khác, vào bạn bè và luôn luôn tìm cách hòa mình với bạn

bè, thậm chí họ có thể quên mình vì bạn bè Họ gắn bó với nhau vì nhiều lý do:

cùng sở thích, cùng lớp, cùng quê Họ giúp đỡ nhau rất chân thành, lo lắng cho

nhau, giúp nhau học hành Họ dé dàng dốc bầu tâm sự cho người bạn của mình

những điểu mà họ không thể chia sẻ với cha mẹ Tình bạn này thể hiện một sự

bình đẳng thật sự, tôn trọng nhau và hau như là vô vị lợi Tuy nhiên hiện nay trongthực tế quan sát chúng ta thấy cũng có rất nhiều sinh viên xây dựng tình bạn trên

cơ sở không đúng đắn như vì tiền bạc, vì khả nãng những trường hợp này thường

dẫn đến sự lợi dụng nhau Ở sinh viên, tình bạn thường phổ biến nhất đó là tình

bạn giữa hai người cùng giới Họ chơi với nhau "rất hết mình”, giúp đỡ nhau rất cụ

thể Họ có thể tâm sự với nhau tất cả, kể cả những điều mà họ không thé nào tâm

Trang 4

sự với bạn khác phái, họ có nhiều cơ hội gắn bó và ở bên nhau Tuy nhiên trong

loại tình bạn này cũng có nhiều điểm đáng lưu ý Có vài trường hợp cho thấy có

những biểu hiện của sự lệch lạc, bệnh hoạn như hai nguời không thể tách rời nhau,

thậm chí còn ghen tuông Có thể nói đây là tình bạn lệch lạc, bệnh hoạn.

Như vậy ta thấy, một trong những vai trò tác dụng của tình bạn là: nếu tình

ban đúng đấn phù hợp với lợi ích xã hội, với thế giới khoa học và lý tưởng tiến bộ

của nhân loại, thì nó sẽ là một sức mạnh tỉnh thân to lớn thúc đẩy con người phát

triển nhân cách Mặc khác, một tình bạn thân thiết, chân thành, đúng đắn, còn giúp

các bạn thanh niên sinh viên đối chiếu được những ước mơ, lý tưởng với bạn bè vàgiúp các bạn học được cách nhận xét, đánh giá vé mình thông qua sự nhận xét

đánh giá của bạn bè Tình bạn thân đúng đắn còn là điểu kiện hết sức thuận lợi

giúp các sinh viên học tốt Ngược lại nếu tình bạn lệch lạc sẽ dẫn tới những hậu quả xấu có thể làm suy thoái đạo đức, nhân cách.

Muốn giúp cho các bạn thanh niên sinh viên xây dựng được những mối quan

hệ bạn bè một cách trong sáng, đúng đắn, lành mạnh, làm nền tảng để xây dựng

những mối quan hệ tốt đẹp với người xung quanh, góp phần hình thành nhân cách

trưởng thành ở các bạn thanh niên sinh viên, thì cẩn phải biết họ đang nhận thức

như thế nào về tình bạn nói chung và tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới nói riêng,

trên cơ sở đó mới có thể tìm biện pháp, cách thức và phương tiện để tác động, để

tạo diéu kiện giúp họ xây dựng được một tinh bạn trong sáng, lành mạnh, đúng đấn.

Chính những lý do trên, chúng tôi nghiên cứu để tài: “khảo sát thực trạng

nhận thức về tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới của sinh viên năm nhất và năm tư

trường ĐHSP TP.HCM năm học 2000 — 2001”, nhằm hiểu rõ các ban sinh viên

trường ĐHSP TP.HCM đang nhận thức thế nào về vấn để tình bạn ở đôi bạn thân

cùng giới hiện nay.

Trang 5

II MỤC DICH NGHIÊN CỨU.

1 Tìm hiểu thực trạng nhận thức về tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới của sinh

viên năm I và sinh viên năm IV trường ĐHSP TP.HCM năm học 2000 ~ 2001.

2 Đưa ra một số kiến nghị từ kết quả của việc nghiên cứu trên

II NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.

1, Tìm hiểu một số vấn dé lý luận về:

1.1 Vấn để hoạt động nhận thức

1.2 Vấn để tình bạn ở đôi ban thân cùng giới

1.3 Lứa tuổi thanh niên sinh viên.

2 Tìm hiểu thực trạng nhận thức vẻ tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới của sinh

viên năm I và năm IV trường DHSP TP.HCM năm học 2000 - 2001:

2.1 Tìm hiểu nhận thức của sinh viên sư phạm năm I và năm IV về ý nghĩa

của tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới trong cuộc sống

2.2 Tìm hiểu nhận thức của sinh viên sư phạm năm I và năm IV về đặc điểm

của một tình bạn lý tưởng ở đôi bạn thân cùng giới.

2.3 Tìm hiểu nhận thức của sinh viên sư phạm năm I và năm IV về những

yếu tố làm cho quan hệ bạn bè ở đôi bạn thân cùng giới gặp khó khăn.

2.4 Tìm hiểu nhận thức của sinh viên sư phạm năm I và năm IV qua cách

giải quyết tình huống ứng xử trong mối quan hệ bạn bè ở đôi bạn thân

cùng giới.

2.5 Tìm hiểu tiêu chuẩn chọn bạn thân cùng giới của sinh viên sư phạm năm

Iva năm IV.

2.6 So sánh nhận thức vẻ tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới giữa sinh viên

năm I và năm IV và giữa sinh viên nam với sinh viên nữ.

3, Đưa ra một số kiến nghị từ kết quả của để tài.

Trang 6

IV ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.

1 Đối tượng nghiên cứu:

Thực trạng nhận thức về tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới.

2 Khách thể nghiên cứu:

Sinh viên năm I và năm IV trường ĐHSP TP.HCM năm học 2000 - 2001

với mẫu được phân bố như sau;

Toán

= run

eis 5

V GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.

1 Sinh viên sư phạm năm I và năm IV đã có sự nhận thức đúng đắn về ý nghĩa

của tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới trong cuộc sống.

2 Đặc điểm "biết chia sẻ niểm vui nỗi buồn", "quan tâm đến nhau" và "hiểu

nhau” là những đặc điểm được các bạn sinh viên sư phạm năm I và năm IV để caonhất khi nhận thức về đặc điểm của tình bạn lý tưởng ở đôi bạn thân cùng giới

3 Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn thân cùng giới giữa hai

người, nhưng trong đó sự không thành thật, gian đối, không dứt khoát trong tiền bạc

và thiếu tôn trọng nhau là những yếu tế ảnh hưởng xấu nhiều nhất đến quan hệ tình

bạn ở đôi bạn thân cùng giới.

Trang 7

4 Có sự thống nhất giữa nhận thức về mặt lý luận của sinh viên sư pham năm |

và năm IV về tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới với nhận thức trong cách giải quyết

tình huống ứng xử của họ trong mối quan hệ bạn bè ở đôi bạn thân cùng giới.

5 Khi lựa chọn một người bạn thân cùng giới các bạn sinh viên sư phạm năm |

và năm IV quan tâm và đánh giá cao những phẩm chất vé đạo đức

6 Có sự khác biệt giữa nam và nữ và giữa năm I và năm IV về nhận thức đối

với vấn để tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới.

VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.

Để tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng nhận thức về tình bạn ở đôi bạn

thân cùng giới với phạm vi nghiên cứu là sinh viên năm I và năm IV của trường

ĐHSP TP.HCM năm học 2000 — 2001.

VII PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong để tài nghiên cứu này, người nghiên cứu đã sử dụng một số phương

pháp nghiên cứu sau :

| Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Nghiên cứu những vấn để lý luận có liên quan đến nhiệm vụ của để tài qua

sách, báo, tài liệu tham khảo và những công trình nghiên cứu có liên quan.

2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

2.1 Phương pháp điều tra:

Dụng cụ nghiên cứu là bảng anket gồm 9 câu hỏi do người nghiên cứu xây

dựng dựa trên những công trình nghiên cứu có liên quan, kết hợp với cơ sở lý luận

của để tài Công việc xây dựng bảng anket được tiến hành qua hai giai đoạn:

Giai đoạn | : Trên cơ sở lý luận và những để tài có liên quan, người nghiêncứu tiến hành soạn thảo bảng thăm đò mở gồm 4 câu hỏi:

Câu 1: Theo bạn, tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới có cẩn thiết trong cuộc

sống hay không? Vì sao?

Câu 2: Theo bạn thế nào là một tình bạn tốt ở đôi bạn thân cùng giới?

Trang 8

Câu 3: Những yếu tế nào làm cho quan hệ bạn bè ở đôi bạn thân cùng giới

gap khó khan?

Câu 4: Những tiêu chuẩn của người bạn thân cùng giới mà bạn chọn là gì?

Phiếu này được đưa cho 82 sinh viên trả lời, trong đó gổm 39 sinh viên năm |

và 43 sinh viên năm IV cả nam lẫn nữ thuộc các khoa.

Sau khi thu vé người nghiên cứu đọc, phân loại các câu trả lời trong từng câu

hỏi theo phương pháp phân tích nội dung.

Giai đoạn 2 : Từ kết quả thăm dò mở, tiếp tục tham khảo các công trình

nghiên cứu trước và các vấn dé lý luận của để tài, người nghiên cứu tiến hành xâydựng bảng thăm dò chính thức gồm 9 câu hỏi, có hướng dẫn cách trả lời rõ rang,

chi tiết cho từng yêu cầu ( xin xem phần phụ lục )

+ Câu |: nói về ý nghĩa của tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới trong cuộc sống.

+ Câu 2: nói về đặc điểm của tình bạn tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới

+ Câu 3: nói về yếu tố ảnh hưởng xấu đến quan hệ tình bạn thân cùng giới.

+ Từ câu 4 đến câu 8: là những tình huống ứng xử trong mối quan hệ bạn bè ở

đôi bạn thân cùng giới.

+ Câu 9: nói về những tiều chuẩn khi chọn bạn thân cùng giới

Việc phát và thu thập số liệu ở giai đoạn hai được tiến hành như sau:

Theo kế hoạch, người nghiên cứu chọn sinh viên thuộc 8 khoa đại diện cho

khách thể nghiên cứu của dé tài, được chia đều cho cả nam lẫn nữ:

+ Nami: Khoa Địa ; Khoa Toán ; Khoa Sử ; Khoa Trung.

+ Năm IV: Khoa Lý ; Khoa Hóa ; Khoa Văn ; Khoa Anh.

Việc phát và thu phiếu được tiến hành trong 8 buổi, mỗi buổi một lớp thuộc một khoa Thời gian đánh phiếu từ 15 đến 25 phút ngay trong buổi học sau khi được

phép của giảng viên đứng lớp.

Trang 9

Sau khi trình bày mục đích nghiên cứu của dé tài cùng với lời hướng dẫn cách

trả lời, phiếu được phát cho các bạn sinh viên thừa nhận là đã và đang có tình bạn

thân cùng giới và sẵn sàng cộng tác vào để tài nghiên cứu.

Các lời hướng dẫn cách trả lời cho sinh viên ở 8 buổi là giống nhau và dochính người nghiên cứu thực hiện cùng một nội dung để tránh các yếu tố khác biệt

vẻ tâm lý.

Sau khi loại bỏ những phiếu trả lời không đúng quy cách, mẫu nghiên cứu

được sử dụng chính thức trong để tài là 220 sinh viên trường ĐHSP TP.HCM được

phân bố như đã trình bày ở phần khách thể nghiên cứu (mục IV ).

2.2 Phương pháp toán thống kê: Xử lý thống kê theo chương trình thống kêSPSS Tính tin số, tỉ lệ phần trăm, kiểm nghiệm Chi-Square Tính trung bình, xếp

thứ hạng, kiểm nghiệm T.

* Kế hoạch nghiên cứu:

- Tháng I 1/ 2000: Đọc tài liệu để chọn để tài

- Tháng 12/ 2000: Thông qua thầy hướng dẫn:

Trang 10

NỘI DUNG

CHƯƠNG!: LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tinh ban là một vấn dé rất gan gũi với đời sống của con người nhưng cũng rất

đa dạng và phong phú Tình bạn đã được nghiên cứu từ lâu nhưng nó luôn là để tài

hấp dẫn đối với con người cũng như đối với các nhà nghiên cứu Tình bạn được

nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng ở đây, chúng ta chỉ xét tình bạn ở

góc độ tâm lý học, Tâm lý học coi tình bạn như là một biểu hiện của đời sống tình

cảm, đời sống tim lý của con người, đặc trưng cho quan hệ của con người với con

người ở mọi lứa tuổi

Đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước cũng như

ngoài nước về tình bạn như:

Ngoài nước:

P.M.IACỐPXƠN cho xuất bản cuốn: "Đời sống tình cảm của học sinh", tác

giả đã để cập đến một số đặc điểm đặc trưng đời sống tình cảm của thiếu niên

trong đó có nhu cầu giao tiếp với bạn

LX.CON cho xuất bản cuốn: “Tâm lý học tình bạn tuổi trẻ", tác giả trình bày

khá sâu sắc về tình bạn khác giới là chủ yếu, sự khác nhau giữa nam và nữ trong

việc chọn bạn.

1.X.CON còn cho xuất bản cuốn: ” Tâm lý học thanh niên", tác giả để cập đến

nguồn gốc của sự gắn bó cảm xúc, và trình bày khá rõ về tình bạn của lứa tuổi

thanh niên.

VY XUKHOMLINXKI trong tác phẩm "Người Công dân ra đời”, đã nêu ra

được những vấn để tình cảm của thiếu niên, trong đó để cập đến tình bạn ở lứa tuổi

này.

Trang 11

Trong nước:

Trong cuốn: "giáo dục đời sống gia đình" của viện khoa học giáo dục Việt

Nam, do Gs.Trắn Trọng Thủy chủ biên, đã để cập đến nguồn gốc và sự phát triển

của tình ban qua các giai đoạn lứa tuổi, nêu lên vai trò cũng như đặc điểm của tình

ban tốt, đưa ra những điều cần tránh trong quan hệ tình ban,

Trong cuốn: "Tình yêu nhìn từ góc độ giáo dục” của TS.Lê Thị Bừng, tác giả

trình bày tình bạn như là cơ sở, là nền tảng trong việc hình thành và xây dựng một

tình yêu đẹp.

Những năm gần đây có một số khóa luận tốt nghiệp cử nhân của sinh viên

khoa Tâm lý - Giáo duc trường DHSP Hà Nội cũng như trường ĐHSP TP.HCM đã

nghiên cứu vấn để này:

Nguyễn Thị Bê: “tìm hiểu một số đặc điểm tình bạn tuổi thiếu niên”.

Mai Ngọc Du: "Tim hiểu nhận thức về tình bạn và ảnh hưởng của nó tới sự

chọn bạn của lứa tuổi thiêu niên”

Bùi thị Minh Nguyệt: "Bước đầu tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân chọn bạn

của lứa tuổi thiêu niên”

Trần Thị Huế: “Tìm hiểu sự lựa chọn bạn bè ở lứa tuổi thiếu niên".

Phùng Đình Dụng: “Bước đầu tìm hiểu một số biểu hiện định hướng giá trịtình bạn của thiếu niên ở một số trường trung học cơ sở nội thành thành Phố Hồ Chí

Minh”.

Nguyễn Hải Đăng: “Thái độ đối với tình bạn tình yêu hôn nhân gia đình của học sinh ở một số trường trung học tại Thành Phố Hồ Chí Minh”.

Vũ Lệ Hoa: "Bước đầu tìm hiểu quan niệm về tình bạn ở sinh viên sư phạm".

Mặc dù có nhiều người đã quan tâm đến vấn dé tình bạn nhưng hấu như chưa

có tác giả nào tim hiểu thực tế nhận thức về tình bạn cùng giới ở thanh niên sinh

viên Vì thế, người nghiên cứu bước đầu tìm hiểu vấn đề này.

Trang 12

CHƯƠNG?: CƠ SỞ LÝ LUẬN

A VẤN ĐỀ HOAT ĐỘNG NHẬN THỨC

1 Quan niệm về nhận thức theo chủ nghĩa duy vật biện chứng

Xuất phát từ quan điểm: vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức, thế giới không phải là cái gì khác ngoài vật chất vận động

và phát triển, những sự vật, hiện tượng muôn hình muôn vẻ chẳng qua chỉ là những

dạng khác nhau của vật chất vận động và con người có khả năng nhận thức được

thế giới Chính vì thế, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: “bản chất của

nhận thuc la sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong óc con người, là sự sinh

sản ra trong ý thức hình ảnh của cái khách quan" [6,147] Sự phản ánh đó không

phải là hành động tức thời, giản đơn, máy móc, thụ động, mà là một quá trình biện

chứng đi từ chưa biết đến biết, từ biết chưa đẩy đủ, sâu sắc đến ngày càng biết đầy

đủ, sâu sắc hơn Quá trình phát triển của nhận thức không phải đứng ngoài cuộc

sống hiện thực, mà nó gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người, nhằm cải tạo

thế giới khách quan.

Lý luận về nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng dựa trên những

nguyên tắc cơ bản sau:

- Một là: Thừa nhận thế giới vật chất tổn tại khách quan, ở ngoài con người,

độc lập đối với cảm giác, tư duy và ý thức của con người.

- Hai là: Thừa nhận năng lực nhận thức thế giới của con người, với nguyên

tắc không có cái gì là không thể biết Và như vậy đã khẳng định sứ mạng của con

người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới Nhờ có nhận thức con người mới có

ý thức về thế giới Thế giới vật chất tổn tại khách quan và độc lập với ý thức con

10

Trang 13

người, tác động vào các giác quan, từ đó đi tới hình thành ý thức Con người (cá

nhân, nhóm người, giai cấp, dân tộc hoặc cả nhân loại) là chủ thể tích cực, sáng tạo

của nhận thức, Khi nhận thức, các yếu tố của chủ thể như lợi ích, lý tưởng, tài nang,

ý chí, phẩm chất dao dite đều tham gia vào quá trình nhận thức với những mức độ

khác nhau và ảnh hưởng đến kết quả nhận thức Còn khách thể nhận thức là một

bộ phận nào đó của hiện thực mà nhận thức hướng tới, nấm bắt, phản ánh, nằm

trong phạm vi tác động của hoạt động nhận thức Do vậy khách thể nhận thức

không đồng nhất hoàn toàn với hiện thực khách quan Phạm vi của khách thể nhận

thức được mở rộng đến đâu là tùy theo sự phát triển của nhận thức của khoa học

- Ba là: Nhận thức không phải là một hành động đơn giản, tức thời, mấy

móc và thụ động, mà là một quá trình biện chứng, tích cực, sắng tạo Quá trình

nhận thức diễn ra theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi

từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn Đó cũng chính là quá trình nhận thức đi từ hiện

tượng đến bản chất.

- Bốn là: Cơ sở chủ yếu và trực tiếp của nhận thức là thực tiễn Thực tiễn

còn là mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức.Nhận thức là quá trình con người phản ánh một cách biện chứng, năng động sáng

tạo thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sử - xã hội Mỗi bước tiến lên của thực tiễn là dựa vào sự chỉ đạo của nhận thức, và ngược lại mỗi bước tiến lên của nhận thức là kết quả của thực tiễn Thực tiễn là cơ sở và động lực của nhận thức,

không có thực tiễn thì con người không có nhận thức Con đường phát triển biện

chứng của nhận thức là từ trực quan sinh động (nhận thức cảm tính) đến tư duy trừu

tượng (nhận thức lí tính).

Chủ nghĩa duy vật biện chứng chia quá trình nhận thức thành hai giai đoạn:

- Trực quan sinh động (nhận thức cảm tính) bao gồm cảm giác và tri giác: đây

là giai đoạn đầu, giai đoạn thấp của quá trình nhận thức, nó mới chỉ phản ánh cái

1]

Trang 14

hiện tượng, cái bên ngoài mà chưa đi sâu vào cái bên trong, cái bản chất của sự vật

khi sự vật tác động trực tiếp vào giác quan của ta.

- Tư duy trừu tượng (nhận thức lí tính) là giai đoạn cao của quá trình nhận

thức NhỜ có tư đuy trừu tượng mà con người nhận thức được bản chất của qui luật

vận đông và phát triển của sự vật hiện tượng thế giới khách quan Đó là kết quả

của quá trình phân tích tổng hợp, trừu tượng hóa và khái quát hóa qua thực tiễn lâu

dai của loài người đối với các sự vật và hiện tượng.

Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) và nhận thức lí tính (tư duy trừu

tượng) là hai giai đoạn trước và sau, thấp và cao của quá trình nhận thức, nhưng nó

có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau Nhận thức cảm tính là cơ sở

của nhận thức lí tính, không có nhận thức cảm tính thì không có "vật liệu" để nhận

thức lí tính Ngược lại, không có nhận thức lí tính thì không thể biết được cái chung,

cái bản chất, quy luật, vận động của sự vật, hiện tượng Đồng thời, nhận thức lí tính

cũng làm nhận thức cảm tính được phong phú thêm, nhạy cảm hơn Vì vậy, không

thể tách rời hai giai đoạn đó hoặc coi nhẹ một giai đoạn nào của quá trình nhận

thức.

Tóm lại:

- Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: khả năng con người có thể nhận

thức thế giới khách quan và quy luật của thế giới khách quan.

- Nhận thức là một quá trình phức tạp vô tận, đi từ chưa biết đến biết, từ biết

chưa đầy đủ, chưa sâu sắc đến biết ngày càng đẩy đủ, sâu sắc hơn

- Thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức, đồng thời là tiêu

chuẩn chân lý của nhận thức.

- Nhận thức được tiến hành theo những quy luật biện chứng vốn có của nó, đó

là quá trình nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.

- Mục đích của nhận thức là để phục vụ thực tiễn, cải tạo thực tiễn,

12

Trang 15

2 Khái niệm chung về nhận thức theo tâm lí học Mac-xit.

là cái gì ? Nó như thế nào ? Nó có ý nghĩa gì ? để từ đó, con người tỏ thái độ và

có hành động phù hợp với thế giới ấy Dựa trên cơ sở lí luận về nhận thức của chủ

nghĩa duy vật biện chứng, theo tâm lí học Mac-xit: “nhận thức là quá trình tâm lí

phản ánh bản thân sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan" [ | 3, 55).

Hoạt động nhận thức là cơ sở của mọi hoạt động tâm lí con người Nhờ nhận thức, con người mới có cảm xúc, tình cảm, mới có ý chí và mới có hành động được.

Nhận thức là tiền dé cho các hiện tượng tâm lý khác

Hoạt động nhận thức không chỉ phản ánh hiện thực xung quanh ta mà còn

phản ánh cả hiện thực của bản thân ta, nó không chỉ phản ánh hiện thực bên ngoài

mà còn phản ánh cái bên trong, không chỉ phản ánh cái hiện tại mà còn phản ánh

cái đã qua và cái sé tới của hiện thực khách quan.

2.2 Các giai đoạn của quá trình nhận thức :

Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới những mức độ nhận

thức khác nhau từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp Mức độ thấp là nhận thức

cảm tính bao gồm cảm giác và tri giác Mức độ cao là nhận thức lí tính bao gdm tư

đuy và tưởng tượng Hai mức độ nhận thức trên còn được gọi là các giai đoạn của

Trang 16

+ "Cảm giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính

của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta.” {3,100].

+ "Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính

của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta,”

(3,100).

Nhận thức cảm tính là giai đoạn dau, mức độ sơ đẳng trong toàn bộ hoạtđộng nhận thức của con người Đặc điểm chủ yếu của nhận thức cảm tính là chỉphản ánh những thuộc tính bể ngoài, cụ thể của sự vật và hiện tượng đang trực tiếptác động vào các giấc quan của con người Do đó, nhận thức cảm tính có vai trò rất

quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ tâm lí của cơ thể với môi trường, định hướng và diéu chỉnh hoạt động của con người trong môi trường đó và là điểu kiện

để xây nên "iáw đài nhận thức" và đời sống tâm lí của con người

- Nhận thức lí tính gồm tư duy và tưởng tượng:

+ “Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mdi quan hệ có tính qui luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà

ta chưa biết " [3,117].

+ “Tưởng tượng là quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa có trong kinh

nghiệm bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những hình ảnh (biểu

tượng) đã có “ [3,130].

Nhận thức lí tính là mức độ nhận thức cao hơn Đặc điểm nổi bật của nhận

thức lí tính là phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối liên hệ bản chất của

sự vật, hiện tượng, trong hiện thực khách quan mà trước đó con người chưa biết Do

đó nhận thức lí tính có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hiểu biết bản chất mà

những mối liên hệ có qui luật của sự vật, hiện tugng làm điều kiện để con người

làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân mình.

14

Trang 17

Nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính có quan hệ chặt chẽ với nhau, chi

phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động nhận thức thống nhất của con người Nhận

thức cảm tính cung cấp cho con người vốn hiểu biết bên ngoài của sự vật hiện

tượng, còn nhận thức lí tính cung cấp cho con người vốn hiểu biết bên trong của sự

vật hiện tượng, từ đó con người có thể cải tạo được sự vật hiện tượng vì đã nắm

được bản chất cũng như qui luật của nó.

2.3 Các mức độ nhận thức:

Dựa trên cơ sở phân chia các giai đoạn quá trình nhận thức theo tâm lí học,

việc nhận thức của con người có thể phân chia theo ba mức độ sau :

+ Mức độ đầu tiên chính là sự tiếp thu những kiến thức mang tính bể ngoài

qua loa, sơ sài, biểu hiện ở việc học thuộc lòng những định nghĩa theo kiểu ghi nhớ

máy móc, nhưng không hiểu nội dung bản chất Vì thế, sự nhận thức ở mức độ này

mang nặng tính chất cảm tính, gắn với những thuộc tính bể ngoài của sự vật hiện tượng, chưa có khả năng vận dụng để giải quyết những tình huống Mức độ nhận

thức này còn được gọi là mức độ Biết, nó được biểu hiện qua các dấu hiệu sau:

nhận ra vấn để, nhận biết hình thức các khái niệm, biết một số biểu hiện cụ thể

+ Mức độ thứ hai là có thể nắm được một số thuộc tính, bản chất của khái

niệm nhưng vẫn lẫn lộn với những thuộc tính không bản chất của nó Ở mức độ

này, tri thức được hình thành trên cơ sở kết hợp những thuộc tính bản chất và những

thuộc tính không bản chất Mức độ nhận thức này còn được gọi là mức độ hiểu

Biểu hiện của nó là sự đánh giá vấn dé, sự thể hiện thái độ thông qua việc đồng

tình hoặc không đồng tình Tuy nhiên sự đánh giá và sự thể hiện thái độ đôi lúc

còn mang tính cảm tính, chủ quan, có thể là do sự nhận thức chưa day đủ.

+ Äfức độ cuối là sự nhân thức ở mức cao nhất Ở mức độ này, do nắm vữngbản chất, thuộc tính bên trong của khái niệm nên có thể vận dụng vào việc giải

quyết tất cả mọi tình huống phức tạp một cách nhanh chóng và chính xác cao Đây

15

Trang 18

còn được gọi là mức độ vận đụng Ở đây, sự vận dụng các khái niệm về trí thức

mang rõ tính chất linh hoạt, sáng tao của tư duy, nhờ thế có thể giải quyết được

những vấn dé, những tình huống tương đối khó Biểu hiện của nó là việc chủ thể

đánh giá vấn dé một cách chính xác, đẩy đủ và nhanh chóng Nó còn là sự thể hiện

thái độ đồng tình hoặc không đồng tinh một cách đứt khoát nhanh lẹ và không sai

lắm Ngoài ra, nhận thức ở mức độ vận dụng còn được thể hiện qua cách ứng xử,

hành vi, qua các tình huống đặt ra một cách chính xác, dứt khoát phù hợp với chân

lý khách quan.

2.4 Vai trò của nhận thức

Đối với đời sống:

Trong cuộc sống, con người luôn luôn phải nhận thức sự vật hiện tượng xung

quanh mình, đồng thời con người cũng tự nhận thức bản thân mình Nhờ nhận thức con người mới nhận biết được thế giới, nhận biết được những sự vật hiện tượng xung quanh mình và nhận biết được chính bản thân mình Nói khác đi, đứng trước

một sự vật, một hiện tượng nào đó, nhờ nhận thức con ngươi trả lời được những câu

hỏi: Nó là cái gì? Nó như thế nào? Nó có ý nghĩa gì? Nhờ nhận thức con người có

thé nhận biết được cái bên ngoài và cả cái bên trong của sự vật hiện tượng, có thể

nhận biết được cái đã có, đang có và cả cái sẽ có Nhờ nhận thức con người có thể

hiểu biết được cái cụ thể, cái khái quát, cái quy luật của sự vật

Ở mỗi giai đoạn của quá trình nhận thức, nhận thức cũng có những vai trò

nhất định:

Thông qua cảm giác con người nhận thức được những thuộc tính của sự vật,

dù riêng lẻ, nhờ đó con người mới định hướng được những phản ứng những tác

động của mình, mới có cách ứng xử thích hợp Một người đi trong rừng thoáng nghe

thấy một tiếng động nho nhỏ, hoặc ngửi thấy một mùi gì đó khác lạ lập tức hướng

giác quan của mình vào những kích thích ấy, để biết xem đã có chuyện gì xảy ra và

16

Trang 19

có cách đối phó thích ứng theo kinh nghiệm của họ Đổi với những người bị khuyết

tật đặc biệt là những người mù cảm giác là con đường nhận thức hiện thực khách

quan đặc biệt quan trọng Họ có thể nhận ra người thân và hàng loạt đổ vật nhờ

cảm giác, đặc biệt nhờ xúc giác.

Thông qua tri giác con người nhận thức thế giới một cách trọn vẹn, đầy đủ, nó

giúp con người định hướng nhanh chóng và chính xác hơn trong thế giới, và cùng

ˆ với vốn kinh nghiệm sống của mình con người sẽ biết điều chỉnh một cách hợp lý

hành động của mình trong thế giới, giúp con người nhận thức thế giới có lựa chọn

và mang tính ý nghĩa Ở một trình độ phát triển cao của nhận thức thông qua ti

giác có mục đích, có kế hoạch, có biện pháp nó trở thành hoạt động quan sát của

con người, cung cấp cho con người các thông tin cẩn thiết giúp cho hoạt động tư

duy, tưởng tượng và sắng tạo tốt.

Thông qua tư duy con người có thể nhận thức những thuộc tính bản chất,

những liên hệ và quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực

khách quan mà trước đó con người chưa biết Thực vậy, thông qua tư duy con người

có thể biết được những cái bên trong như đạo đức, tài năng, tư tưởng, tình cảm, lập

trường quan điểm của người khác Thông qua tư duy, con người có thể nhận thức

một cách vô hạn những thuộc tính bản chất khác nhau ở nhiều phương diện, mức

độ khác nhau, qua đó con người có thể khái quát được các thuộc tính bản chất củanhiều sự vật, hiện tượng, để rút ra quy luật chung của những sự vật đó Thông qua

tư duy con người có thể nhận biết cái họ chưa biết, tức là nhận thức cái mới, nhờ đó

con người có khả năng giải quyết những nhiệm vụ muôn hình, muôn vẻ của thực

tiền, mới cải tạo được thực tiễn.

Thực tiên luôn đặt ra cho con người nhiệm vụ nhận thức, cải tạo và sắng tạo

thế giới Có nhiều trường hợp khi gặp những vấn để mới, con người khó có thể

dùng tư duy để giải quyết nó, mà phải dùng một phương thức hoạt động nhận thức

17

Trang 20

bằng tưởng tượng Tưởng tượng có vai trò quan trọng trong toàn bộ cuộc sống lao

đông, công tác, học tập và nghiên cứu của con người Nó giúp con người định

hướng hoạt động của mình bằng cách tao mô hình tâm lý vé sản phẩm cuối cùng

của hoạt động và cả mô hình tâm lý về cách thức đi đến sản phẩm đó Đối với hoạt

động khoa hoc, nhất là đối với văn học và nghệ thuật, tưởng tượng là diéu kiện vô

cùng quan trọng Có thể nói, thiếu tưởng tượng thì khó có thể có khoa học, văn học

và nghệ thuật Tưởng tượng ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển toàn

bộ nhân cách con người, trước hết là việc phát triển vé mặt đạo đức Hình ảnh mẫu

người lý tưởng mà con người muốn vươn tới là kết quả của quá trình tưởng tượng,tên cơ sở đó con người phấn đấu theo hình ảnh mẫu mực đó

Đối với thái độ và hành vi

Giữa các mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người, nhận thức là cơ sở, là nền |tảng để từ đó nảy sinh thái độ Truớc tiên, con người phải nhận thức để có hiểu biết

hay có kiến thức về đối tượng để có thái độ cho dù sự hiểu biết, kiến thức đó có.

tương ứng hay không tương ứng, tức là có đúng hay không đúng Trước một sự vật

hiện tượng nào đó, con người luôn phải trả lời những câu hỏi: Nó là cái gì ? Nó như

thế nào ? Nó có ý nghĩa gì ? Chính khi biết đối tượng có tam quan trọng, có ý nghĩa.

đối với mình như thế nào để từ đó thể hiện thái độ tích cực hay tiêu cực, thích ha

không thích, có nên hành động hay không và nếu hành động thì hành động như thể

nào ?

Từ nhận thức con người xuất hiện thái độ để cuối cùng thể hiện ra bên ngoài \

bằng hành vi Hành vi là khâu thứ ba trong việc đánh giá nhận thức cũng như thái ©

độ của con người đối với đối tượng Nói khác đi, hành vi chính là sự thể hiện của

thái độ theo hướng tích cực hoặc tiêu cực dựa trên nền tang tri thức có được từ hoạt động nhận thức Những gì con người suy nghĩ và cảm nhận bên trong sẽ quyết định

hành vi bên ngoài của người đó Như thế người ta có thể dự đoán được hành vi nếu

18

Trang 21

biết được thái độ và suy nghĩ của họ Khi hành động, nếu càng ý thức rõ ràng và

thường xuyên về thái độ của mình bao nhiêu thì sự thống nhất giữa thái độ và hành

vi càng cao bấy nhiêu Thái độ rõ ràng, mạnh mẽ, ăn sâu trong tâm thức sẽ nhắc

nhở con người hành động theo hướng mà đã được nhận thức xác định.

B TINH BẠN Ở ĐÔI BẠN THÂN CÙNG GIỚI

1 Tinh bạn là gi?

Tình cảm là một trong những mặt cốt lõi của nhân cách, là mặt biểu hiện tập

trung nhất của nhân cách Tình cảm có ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến sự hình

thành và phát triển nhân cách của con người Có rất nhiều loại tình cảm như: tình

cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm trí tuệ Trong đó, tình bạn là một mặt

khá quan trọng trong tình cảm đạo đức của con người Nhu cầu giao lưu cảm xúc là

một nhu cầu manh tính xã hội đầu tiên của con người Cùng với thời gian, nhu cầugiao lưu cảm xúc ngày càng phát triển và nó trở thành nhu cầu không thể thiếu

được của con người, trong đó tình bạn là một nhu cầu không thể không thỏa mãn.

Vậy tình bạn là gì?

Từ tuổi ấu thơ đến tuổi trưởng thành và ngay cả khi vé già, con người trải qua

không biết bao nhiêu mối quan hệ bạn bè Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, trình độ khác

nhau thì nội dung và biểu hiện tình bạn cũng khác nhau

Ở tuổi nhà trẻ, các em ở cạnh nhau nhưng lại chơi với đổ chơi chứ chưa chơi

với bạn, các em chỉ cin sự có mặt của bạn với tư cách là một người khác bên cạnh

mình trong cùng một không gian vui chơi, để cho cuộc chơi thêm phần sinh động,

vui vẻ và để tạo một cảm giác yên tâm và an toàn.

Ở tuổi mẫu giáo, các em đã biết chơi với bạn, nhưng ở đây các em chỉ cẩn

bạn như là một đối tượng để cùng chơi trong trò chơi đóng vai, do đó khái niệm bạn

ở đây vẫn chưa phải là một người có tâm lý riêng, chưa phải là một nhân cách trọn

ven,

19

Trang 22

Ở học sinh cấp 1, việc kết ban chỉ dựa trên cơ sở một vài nét tâm lý giống

nhau trong các hoạt động chung như học tập, vui chơi cho nên tình bạn ở lứa tuổi

này chưa ổn định, chưa bến vững

Ở tuổi học sinh cấp 2, có một số em đã bắt đấu bước vào tuổi dậy thì, do đó

nhu cầu về người bạn thân, bạn tâm tình lần đầu tiên xuất hiện Bên cạnh đó sắc

thái giới tính trong tình bạn nam nữ bắt đầu biểu hiện

Ở tuổi học sinh cấp 3, tuổi đầu thanh niên, do sự ý thức rõ rằng vé một con

người và nhân cách của từng người đã ổn định, do vậy sự cần thiết có một người

bạn lý tưởng, sự khao khát có một người bạn bên cạnh để so sánh, để giúp đỡ, để

chia sẻ Vì vậy, nhu cấu tình bạn ở lứa tuổi này rất cao Tình bạn ở lứa tuổi này

tương đối bền vững và ổn định và có khả năng phát triển thành một tình bạn thân

thiết Tình bạn ở tuổi thanh niên là một tình bạn gắn bó hai hoặc nhiều người với

nhau, trên cơ sở cùng xu hướng( thế giới quan, lý tưởng sống, hứng thú, niềm tin,nhu cầu, sở thích), cùng tính cách và một số thuộc tính nhân cách khác

Cũng vậy, ở mỗi thời kỳ xã hội khác nhau tình bạn cũng có những biểu hiện

khác nhau:

Thời xưa, tình bạn tâm giao là những người hợp tính, hợp nết với nhau, coi

như một cái duyên nào đưa đẩy họ gặp nhau như tình bạn Bá Nha - Tử Kỳ ở Trung

quốc Tình bạn của họ cao đẹp làm sao, đã làm xúc động lòng người, làm xao

xuyến bao trái tim của những ai đã từng có bạn, thúc đẩy con người hướng tới

những giá trị cao đẹp của cuộc đời mình và của xã hội.

Tình bạn giữa Lưu Bình và Dương Lễ ở Việt Nam là một tinh ban mà khi

nghe nói đến ai cũng phải xúc động và ngưỡng mộ một tấm gương sáng ngời của

sự nhận thức đúng đấn về tình bạn, một tình bạn mà trong đó họ sẩn sàng hy sinh

cho nhau,

20

Trang 23

Tình bạn thời xưa cũng không hẳn là để nhờ vả gì nhau, có khi chỉ là để trông

thấy nhau thì vui, vắng mặt nhau thì nhớ, cùng chia sẻ với nhau nỗi buồn niềm vui.

Đó là sự gặp gỡ của hai nửa tâm hồn, tuy sống riêng biệt mỗi người một phương

mà khi nghĩ tới nhau lại cảm thấy không cô đơn Những thú vui chơi, giải trí trong

xã hội thời xưa đòi hỏi phải có một người tri kỷ, cầm, kỳ, thi, hoa nếu không có

bạn trí kỷ với nhau thì làm sao có hứng thú nữa Một tình bạn tâm giao và trí kỷ

của những đôi bạn ngày xưa rất sâu sắc, nó gấn bó họ với nhau suốt cuộc đời cho

dù một người đã ra đi.

Ngoài ra còn có một tình bạn đáng học hỏi, đó chính là tình bạn chiến đấugiữa Các-Mác và F.Angghen Chính tình bạn vĩ đại và cảm động này đã góp phan

tạo nên một sức mạnh kỳ diệu thôi thúc hai nhà lãnh đạo vĩ đại của giai cấp vô

xản sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học Angghen viết: "tình bạn là tình cảm sâusắc nhất, trong sạch nhất, là sự hy sinh tất cả, sự gần gũi về giao tiếp và tinh thần

Nó không phải chỉ là niểm vui và hạnh phúc mà còn là sự thử thách, một trách nhiệm và nghĩa vụ nặng nể "

Ngày nay tình bạn được quan niệm rõ ràng hơn Có rất nhiều định nghĩa khác

nhau về tình bạn, nhưng nếu nhìn đưới góc độ tâm lý học có thể định nghĩa tình bạn

như sau ; "Tinh bạn là một tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở

hợp nhau về tính tình, giống nhau về sở thích, có sự phù hợp về xu hướng (thế giới

quan, lý tưởng, niém tin ) và một số nét nhân cách khác mà qua đó mỗi người tìm

thấy ở bạn minh một cái “tôi ” thứ hai ít nhiều có tính chất lý tưởng “ {11,108}

2 Phân loại tình bạn.

Tình bạn rất đa dạng phức tạp và phong phú, để phân biệt được nó ta phải dựa

trên những căn cứ sau:

* Căn cứ vào giới tính: có bạn cùng giới và bạn khác giới.

21

Trang 24

* Căn cứ vào xu hướng hoạt động: có nhiều tình bạn khác nhau như: bạn cùng

lớp, bạn cùng trường, bạn thé thao, bạn chiến đấu, bạn đồng nghiệp

* Căn cứ vào sự chênh lệch tuổi tác: có tình bạn giữa hai người cùng độ tuổi

và tình bạn giữa hai người không cùng độ tuổi.

* Căn cứ vào số lượng: có tình bạn giữa một người và một người, tình bạn

giữa một người với một nhóm người và tình bạn giữa một nhóm người với một

về sở thích, có sự phù hợp về xu hướng ( thế giới quan, lý tưởng, niềm tin, hitng thú

), và một số nét nhân cách khác mà qua đó họ sẵn sàng chia sẻ niềm vui nỗi

buồn với nhau, họ có sự cảm thông sâu sắc với nhau, họ tôn trọng, bình đẳng,

trung thành, chân thực và có trách nhiệm cao với nhau, họ biết hy sinh tha thứ

cho nhau và giáp nhau cùng tiến bộ, họ tìm thấy ở bạn thân của mình một cái

"toi" thứ hai ít nhiều có tính chất lý tưởng.

3.2 Đặc điểm của tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới.

+ Thể hiện tính chất mặn nồng tha thiết giữa hai người dà hoàn cảnh thay đổi

Họ cảm thấy thích thú khi được ở gắn bên nhau, được trò chuyện tâm sự với

nhau, được hoạt động cùng nhau Khi phải xa nhau họ luôn nhớ về nhau và tìm

cách liên lạc với nhau qua thư từ, điện thoại và khi có cơ hội họ mau mắn háo hức

22

Trang 25

đến thăm nhau Sự mặn nồng tha thiết còn được thể hiện ở sự gắn bó lâu bén giữa

hai người đù cho hoàn cảnh có thay đổi, thậm chí mãi mãi cho đến chết

+ Biết hy sinh và tha thứ lỗi lam cho nhau

Sự hy sinh được thể hiện ở chỗ trong một chừng mực nào đó họ chấp nhận

thiệt thòi về phẩn mình một cách vui để bạn mình được phần hơn, được thuận lợi

hơn và khi bạn gặp khó khăn thì sẵn sàng giúp đỡ, sin sàng đón nhận những khó

khăn nguy hiểm thay bạn để bảo vệ bạn, thậm chí có thể chết thay bạn.

Khi bạn hiểu lầm xúc phạm đến mình mà bạn biết xin lỗi thì sẵn sàng tha thứcho bạn, đồng thời giúp bạn sửa chữa những lỗi lầm

+ Sự phù hợp về xu hướng.

Xu hướng ở đây được hiểu là xu hướng nhân cách của con người Sự phù hợp

xu hướng trong tình bạn thân được thể hiện qua những hoạt động chung, cùng chí

hướng, và trên hoạt động chung đó nảy sinh sự phù hợp nhau về các lĩnh vực khác

nhau trong xu hướng nhân cách con người như hứng thú, nhu cầu, động cơ, lý tưởng,

niềm tin, thế giới quan nghĩa là trong tình ban thân giữa hai người họ có chung

hoặc gần nhau về ý muốn, về ý thích, về suy nghĩ, vé động cơ, về niém tin

hoàn cảnh, ý kiến đóng góp của bạn và nhân cách của bạn, để cùng bổ sung cho

nhau, cùng nhau tạo nên sự bền vững trong hoạt động, trong cuộc sống Sự bình

đẳng trong quan hệ bạn bè thân giữa hai người chính là sự ý thức và thể hiện nghĩa

vụ và quyền lợi như nhau trong mối quan hệ bạn be.

+ Sự chân thành, tin cậy và có trách nhiệm cao đối với nhau

2

Trang 26

Trong cuộc sống, mỗi người đều có cái riêng tư, những điều thẩm kín mà cá

nhân không thể bộc bạch với cha mẹ hay anh chỉ em ruột thịt, nhưng lại có thể tâm

sự với bạn bè thân thiết, vì giữa họ có sự tin cậy, sự chân thành giành cho nhau Sự

chân thành là điều kiện hàng đầu trong tình bạn thân, vì trong tình bạn thân chỉ cần

có mật sự ngờ vực là có thể làm đổ vỡ mọi niềm tin đã có với nhau Nhờ sự chân

thành, tin cậy lẫn nhau mà giữa hai người bạn thân có thể trao đổi tâm tình một

cách thoải mái, cởi mở không một chút e đè Đây là điều kiện quan trọng hàng đầu

trong tình bạn thân, nhất là trong những tình huống khó khăn khi mà những cuộc

trao đổi, góp ý diễn ra không theo chiéu thuận, từ đó gây ra những bất đồng Khi

đó sự chân thành tin cậy cao đối với nhau là vô cùng cần thiết, vì nó giúp cải thiện

được sự bất hòa trong tình bạn Bên cạnh đó, họ rất có trách nhiệm đối với nhau,

họ biết khuyến khích va sn sang giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, khi cần thiết thì mạnh

dạn giúp nhau thấy rõ khuyết điểm để giúp nhau sửa chữa, nhưng luôn biết bảo vệ

uy tín, danh dự cho nhau.

+ Sự cảm thông sâu sắc đối với nhau:

Tình bạn thân đòi hỏi không chỉ “chia vui” mà còn phải biết “sé buồn” Vui

với niém vui của bạn, cảm thấy vui khi bạn thành công trong học tập, trong nghé

nghiệp Nhưng lo lắng với những thất bại, những yếu kém của bạn và coi đó là

vấn để chính của bản thân mình, từ đó cố gắng tìm cách giúp bạn khắc phục, sửa

chửa những thất bại, những yếu kém, những sai xót ấy Như vậy, sự cảm thông sâu sắc trong tình bạn có tác đụng thôi thúc đôi bạn giúp nhau cùng tiến bộ.

+ Không gắn với những cằm xúc giới tính

Tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới không gắn với những cảm xúc về giới tính.

Do vậy không cần thiết phải có khoảng cách tế nhị so với tình bạn khác giới Tuy nhiên không phải vì vậy mà giữa hai người bạn thân cùng giới có những tiếp xúc

24

Trang 27

không lành mạnh về thể xác và cả những ý nghĩ mang tính chất giới tính không

lành mạnh đối với nhau dẫn đến sự lệch lạc, bệnh hoạn trong tình bạn cùng giới

3.3 Vai trò và ý nghĩa của tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới.

Qua những đặc điểm của tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới ta thấy, tình bạn thân có một tầm quan trọng rất lớn trong đời sống của mỗi con người, nó làm cuộc

sống mỗi người có ý nghĩa, đa dạng và phong phú hơn Nó giúp con người cố gắng

vươn lên, làm cho cuộc sống tỉnh thần của con người ngày càng hoàn thiện Một

tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới tốt sẽ làm cho cuộc sống của con người có giá trị

hơn, thôi thúc các chủ thể hướng tới các giá trị cao đẹp, các chuẩn mực đời sống xã

hội để phù hợp với yêu cấu của xã hội Nếu tình bạn chỉ dựa trên những nhu cầu

vật chất, chỉ để thöa mãn những nhu cầu vật chất thấp hèn thì cuộc sống con người

chỉ là sự ganh đua, lợi dụng nhau mà thôi Đấy không phải là một tình bạn tốt, một

tình bạn thân.

Tình bạn thân cùng giới làm cho đời sống tình cảm con người phong phú hơn,

thi vị hơn Nó góp phan không nhỏ đến sự hình thành và phát triển tình cảm đạo

đức của con người, làm cho tình cảm con người ngày một sâu sắc hơn và hướng con

người đến các giá trị đạo đức cao cả Tình bạn thân sẽ làm cho tình cảm con người

thấm nhudn tình người, để thể hiện cao độ lòng nhân ái cũng như các lý tưởng cao

cả về tình người.

Tình bạn thân là sức mạnh để con người hoạt động và tự rèn luyện, làm cho

tâm hồn con người thêm phong phú, tốt đẹp và nhân hậu hơn Nó làm cho mọi

người đối xử tốt với nhau hơn, làm cho con người cảm thấy tỉnh thần sảng khoái,

lạc quan hơn Tình bạn thân nâng bước con người trên đường thực hiện những ước

mơ, hoài bảo, lý tưởng cao đẹp của mình Nó giúp con người phát triển năng lực tự

ý thức, tự nhận xét đánh giá về mình, về người khác Tình bạn thân cho phép chủ

thể đối chiếu những thể nghiệm, những ước mơ lý tưởng cho phép nói vé bản

25

Trang 28

thân mình Tinh bạn than là sức mạnh vô biên thôi thúc con người cùng hợp tac

hành động cùng chia sẻ những khó khăn gian khổ, cùng tận hưởng những niém vui tinh thắn bất tận, làm nguồn lực quí báu nhất cho việc rèn luyện và phát triển nhân

cách cho mình.

Tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới tốt sẽ là phương tiện giáo dục hiệu quả

trong công tác giáo dục Các nhà giáo dục có thể sử dụng tình bạn thân để tác động

vào đổi tượng nhằm làm hoàn thiện hơn những phẩm chất tốt hoặc biến đổi những

phẩm chất xấu thành phẩm chất tốt trong nhân cách con người

Tuy vậy, một tình bạn thân không đúng đấn sẽ ảnh hưởng vô cùng tai hại đối

với con người và xã hội : một tình bạn lệch lạc làm suy thoái đạo đức nhân cách

của con người Một tình bạn thân cùng giới xấu sẽ làm cho con người dễ dàng đi

ngược lại những giá trị cao đẹp của xã hội, sẽ hình thành những phẩm chất không

tốt như: ích kỷ, cá nhân, độc đoán, không trung thy ảnh hưởng đến toàn bộ

nhân cách của con người Một tình bạn thân cùng giới không lành mạnh cũng có

thể xô đẩy con người vào ngỏ cụt của cuộc đời, làm cho con người tiém nhiễm

những thói hư tất xấu, những lối sống xa doa chẳng hạn nghe theo bạn chích xì ke,

ma túy Một tình bạn thân cùng giới không lành mạnh, lệch lạc sẽ dẫn đển nguy

cơ hình thành một nhân cách lệch lạc chẳng hạn như sự gần gũi quá đáng dẫn din

sẽ dẫn đến hiện tượng đồng tính luyến ái

3.4 Một số điều cần tránh trong tình bạn thân cùng giới:

Tình ban ở đôi bạn thân cùng giới cũng có những biểu hiện sai lầm nhất định

cần tránh, cẩn được định hướng trước để các bạn có cái nhìn đúng đấn về tình bạn

ở đôi bạn thân cùng giới:

Nhiều khi để muốn khẳng định minh, nhiều người kết thân với một số các ban

“ biết ăn chơi ” từ đó lây nhiễm lối sống ăn chơi không lành mạnh, tiêm nhiễm

26

Trang 29

những thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của bản thân sau nàycũng như ảnh hưởng đến xã hội.

Do nhận thức chưa đúng về tính chất thân thiết của một tình bạn thân, chính vì thế đôi khi hai người đã thiếu tế nhị trong lời ăn tiếng nói ,dẫn đến chạm tự ái nhau, hoặc làm tổn thương lòng tự trọng nhau, hay xen vào những chuyện riêng tư

của bạn mình, không rõ ràng và dứt khoát trong tién bạc, hoặc trong những đổ dùng

cá nhân, dẫn đến sự hiểu lầm nhau

Để muốn chứng tỏ sự thân thiết và chơi hết mình đối với bạn thân, đôi khi họ sẵn sàng bao che những khuyết điểm cho nhau mặc dù biết hành động như vậy là

không đúng Quá lý tưởng hóa tình bạn, từ đó xem bạn là thần tượng mà không

thấy hết ưu khuyết điểm của nhau, từ đó nghe lời bạn, tin tưởng hoàn toàn một

cách mù quáng về bạn để rồi khi hối tiếc thì đã muộn.

Do chính sự thân thiết giữa hai người bạn cùng giới, do đó đôi khi họ có

những hành vi quá trớn, quá suéng sã với bạn, sự gần gũi quá đáng dẫn tới hiện

tượng đồng tính luyến ái

Vẫn còn hiện tượng kết bạn thân vì mục đích lợi dụng, vì hình thức bên ngoài.

C MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CƠ BẢN Ở LỨA TUỔI THANH NIÊN

SINH VIÊN

"Thanh niên sinh viên là những người ở độ tuổi từ 19 đến 25 tuổi và đang ngỗi

trên phế nhà trường: đại học, cao đẳng, dạy nghề " (8,137-138] Họ có những đặc

điểm tâm lý cơ bản sau:

1 Đặc điểm về thể chất của thanh niên sinh viên

Sự phát triển về thể chất ở lứa tuổi thanh niên sinh viên đã đạt đến mức hoàn

thiện Điều này được thể hiện tập trung ở chỗ:

Trọng lượng não đạt mức tối đa, số lượng nơ-ron than kinh lên tới mức cao

nhất ( 14 - 16 tỉ ), với chất lượng hoàn hảo nhờ quá trình myelin hóa cao độ Số

27

Trang 30

lượng xi-nap của các tế bào thần kinh đảm bảo cho một sự liên lạc rộng khdp, chi

tiết, tỉnh tế và linh hoạt giữa vô số các kênh, làm cho hoạt động của não bộ trở nên

nhanh nhạy chính xác đặc biệt so với các lứa tuổi khác Giáo sư sinh học Lê QuangLong ( đại học sư phạm Hà Nội ) cho rằng “với sự phát triển hoàn hảo của hệ thần

kinh, sinh viên có thể tích lity 2⁄3 lượng tri thức của cuộc đời trong 6-7 năm trên ghế

trường dai học”(R,138|.

Đây là giai đoạn phát triển ổn định, đồng đều về hệ xương, cơ bắp, tạo ra nét

đẹp hoàn mỹ ở người thanh niên Các tố chất về thể lực: sức nhanh, sức bến bỉ, dẻodai, linh hoạt đều phát triển mạnh nhờ sự phát triển ổn định của các tuyến nội tiết

cũng như sự tăng trưởng các hoóc-môn nam và nữ Tất cả những cái đó tạo điều

kiện cho những thành công rực rỡ của thể thao và những hoạt động nghệ thuật

2 Một số đặc điểm tâm lý chung ở lứa tuổi thanh niên sinh viên

Cùng với sự phát triển về thé chất, thanh niên sinh viên cũng đã có những

biến đổi quan trọng về mặt tâm lý: hoạt động, tư duy, tình cảm, cảm xúc, lý tưởng,nhu cầu, hứng thú, ý chí

Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi thanh niên sinh viên là học tập và nghiên cứu.

Hoạt động học tập và nghiên cứu của sinh viên mang tính độc lập và trí tuệ, sáng

tạo cao.

Tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất của những loại tình cảm cao

cấp như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ Những tình cảm này

biểu hiện rất phong phú trong hoạt động và trong đời sống của sinh viên Hơn aihết, sinh viên là người yêu vẻ đẹp thể hiện ở hành vi, phong thái đạo đức, cũng

như vẻ đẹp thẩm mỹ ở các sự vật hiện tượng của thiên nhiên hoặc con người tạo

ra Khác với những lứa tuổi trước, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ ở tuổi thanh

niên sinh viên biểu lộ một chiểu sâu rõ rệt Họ yêu thích cái gì họ đều có thể lý

giải, phân tích một cách có cơ sở.

28

Trang 31

Điều đáng quan tâm là, thanh niên sinh viên xuất hiện một hiện tượng tâm lý

đặc trưng là cái lý tưởng và hiện thực Chủ nghĩa lãng mạn và khát vọng đối với lý

tưởng làm cho thanh niên đặc biệt hết sức vị tha, xả thân làm mọi việc đòi hỏi phải

nổ lực tỏ rõ chiến công anh hùng.

Ở họ đã hình thành những tiêu chuẩn khái quát để đánh giá về đạo đức và các

lĩnh vực khác Họ biết gấn lién một sự kiện hay một hành vi riêng biệt này với

những nét khái quát của cá nhân Ở lứa tuổi này, họ có khả năng cân nhắc đo đạt

các vai trò xã hội khác nhau để đi đến sự lựa chọn, sự quyết định cuối cùng Họ

chọn lựa và tiến hành thực hiện một loại hoạt động, họ xác định và thực hiện lý tưởng đạo đức, họ xây dựng một lối sống nhất định, họ lựa chọn và xây dựng các

mối quan hệ chẳng hạn như lựa chọn một người bạn đồng hành

Trong đời sống tình cảm của thanh niên sinh viên có nhiều mới mẻ hơn so với

thời kỳ thiếu niên và đầu thanh niên Những xung đột nội tâm gắn với những mâu

thuẫn của lứa tuổi thiếu niên đã mất đi khá nhiều, nhưng đồng thời xuất hiện nhữngvấn để mới do những biến đổi quan trọng trong nhân cách vé nhu cẩu, hứng thú,

nguyện vọng, tẩm hiểu biết và ước vọng Nhu cầu giao lưu cảm xúc, thông cảm,

gin gũi tâm hồn, nhu cẩu tự biểu hiện, nhu cầu có người bạn thân thiết gắn gai .

phát triển mạnh mẽ và sâu sắc Tình cảm ở lứa tuổi này rất đa dạng và phức tạp,

không còn chỉ là sự tò mò đơn thuần, không chỉ là nhu cầu sinh lý mà là nhữngrung cảm sâu sắc của sự hòa hợp, tình cảm cao thượng dẫn đến rung cảm mạnh

về tâm hồn Tuy nhiên những rung cảm mạnh mẽ đó cũng tuân theo quy luật chung

của đời sống tình cảm, của các vấn để tâm lý, đó là bị ảnh hưởng của đời sống xã

hội, của gia đình và sự giao tiếp.

Có thể nói, lứa tuổi thanh niên sinh viên, ở họ niém tin, xu hướng nghề

nghiệp và các năng lực cẩn thiết được củng cố và phát triển Tình cảm nghĩa vụ,

tinh thần rách nhiệm, tính độc lập được nâng cao Cá tính và lập trường sống được

29

Trang 32

bậc lộ rõ rệt Khả năng tự giáo dục được nâng cao Sự tưởng thành về mặt xã hội.

tinh thần, đạo đức và sự ổn định chung về nhân cách được phát triển.

Tóm lại, ở lứa tuổi thanh niên sinh viên, về đặc điểm tâm lý cơ bản cũng như đặt điểm sinh lý có sự phát triển và hoàn thiện đáng kể, khá đẩy đủ Đây là một

giai đoạn trưởng thành đây sức sống nhất của đời sống con người.

3 Hoạt động nhận thức ở lứa tuổi thanh niên sinh viên

Ở lứa tuổi thanh niên sinh viên, do sự phát triển hoàn thiện vé cấu trúc cơ thể,

đặc biệt là cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh nên nhận thức của các bạn

thanh niên sinh viên phát triển rất nhanh, mạnh mẽ, mang tính độc lập và sáng tạo.

Sự phong phú thêm về wi thức và kinh nghiệm, sự yêu cầu ngày càng cao của hoạt

động học tập, lao động và công tác xã hội, đã giúp cho hoạt động nhận thức của

thanh niên sinh viên phát triển nhanh, mạnh mẽ, độc lập và sáng tạo.

Quá trình cảm giác và trí giác ở lứa tuổi thanh niên sinh viên đã đạt tới mức

độ của người trưởng thành Các chỉ số của khả năng cảm giác và tri giác ở họ phát

triển rõ rệt, ngưỡng tuyệt đối của cảm giác, ngưỡng sai biệt phát triển cao Khả

năng tri giác không gian và thời gian rất tốt, rất chuẩn Sự phát triển của hứng thú

nhận thức và thái độ có ý thức đối với việc học tập đã thúc đẩy sự phát triển tínhchủ động, tính độc lập và tính sáng tạo trong nhận thức và năng lực điều khiển bản

thân mình trong khi thực hiện quá trình nhận thức Sự quan sát của các bạn thanh

niên sinh viên đã mang tinh mục đích và hệ thống rõ rệt Oc quan sát phát triển

mạnh Sự quan sát ở lứa tuổi này ít bị phân tán, có khả năng tập trung cao vào một

nhiệm vụ nhất định, và không quá vội vàng kết luận khi còn chưa tích lũy đủ một

khối lượng các đữ kiện quan sát được, tức là họ đã có sự suy nghĩ chín chắn, cân

nhắc kỹ càng hơn.

Trí nhớ của thanh niên sinh viên cũng phát triển rõ rệt Ghi nhớ có ý nghĩa

ngày càng chiếm ưu thế so với quá trình nhớ máy móc Khi học bài, khi nghe

30

Trang 33

giảng, khi đọc sách các bạn thanh niên sinh viên đã biết rút ra những ý chính,

đánh dấu lại những đoạn quan trọng, những ý trọng tâm, lập dàn ý tóm tắt, lập

bảng đối chiếu so sánh Càng học cao, sinh viên càng sử dụng các phương pháp

ghi nhớ kể cả thuật nhớ càng nhiều.

Bên cạnh đó, việc nắm bắt được các thao tác trí tuệ phức tạp và sự phong phú

thêm vốn kinh nghiệm, vốn tri thức, khái niệm làm cho hoạt động trí tuệ của các

bạn thanh niên sinh viên trở nên bén vững, hiệu quả hơn Tư duy của các bạn sinh

viên có tính chặt chẽ nhất quán hơn, có căn cứ hơn, thể hiện ở chỗ các bạn biết

phân biệt chính xác các luận để và chứng minh, phân biệt cái xác thực và cái còn

đang nghỉ ngờ hay cái có thể có Các bạn phán đoán có suy nghĩ và có thái độ phê phán khi phán đoán, biết tách cái bản chất trong các sự vật, hiểu được nguyên nhân

chủ yếu của hiện tượng, gắn các chủ để riêng lẻ với các vấn để lớn thuộc thế giới

quan Năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tương hóa và khái quát hóa phát

triển cao, làm cho các bạn sinh viên có thể lĩnh hội mọi khái niệm phức tạp và trừu

tượng Năng lực vận dụng các thao tác tư duy, khả năng phán đoán suy luận cũng

phát triển Đặc biệt các bạn sinh viên thích triết lý, suy nghĩ sâu sắc, thích rút ra

những cái chung khái quát hơn là những cái riêng cụ thể Tính hoài nghi khoa học

đã xuất hiện ở các bạn Tính độc lập sáng tạo trong tư duy thể hiện rất rõ, cụ thể là

các bạn đã biết tự học, tự nghiên cứu, tự khám phá chân lý Họ biết vận dụng vốn

tri thức, sự hiểu biết của mình vào những tình huống mới phức tạp

Ở lứa tuổi thanh nién sinh viên, trí tưởng tượng của các bạn cũng phát triển

mạnh mẽ Các bạn không những tưởng tượng tái tạo mà còn tưởng tượng sắng tạo.

Trí tưởng tượng của các bạn rất phong phú, đa dạng và rất độc lập.

Nhìn chung hoạt động nhận thức của các bạn thanh niên sinh viên khá phong

phú, các bạn có khả năng nhận thức nhiều vấn để một cách rõ ràng đẩy đủ và chính xác, đồng thời cũng bắt đầu hình thành những quan niệm riêng nhất định Sự

31

Trang 34

nhận thức ở lứa tuổi này cũng có các mức độ khác nhau như biết, hiểu và vận dung

một cách linh hoạt, độc lập và sáng tạo trong các tình huống mới Tuy nhiên sự thể

hiện các mức độ nhận thức của các bạn thanh niên sinh viên còn tùy thuộc vào đặc

điểm và sự phát triển của mỗi cá nhân tức nó mang tính chủ thể

Sự phát triển của họat động nhận thức của các bạn sinh viên gấn liến với sự

phát triển ngôn ngữ Ở các bạn sinh viên vốn từ ngữ đã rất phong phú, nhu cẩu về

tu từ tăng lên rõ rệt Các bạn sinh đã thể hiện sự trau chuốt về câu văn, muốn có

lời văn đẹp, trong sáng và diễn cảm Ngôn ngữ phát triển đã giúp cho nhận thức

của các bạn sâu sắc và chính xác hơn.

Các bạn sinh viên có thể chú ý có chủ định một thời gian khá dài Sự tập

trung chú ý, di chuyển chú ý cũng cao hơn, linh hoạt hơn so với các em ở tuổi học

sinh trung học phổ thông và trung học cơ sở.

Hoạt động nhận thức của thanh niên sinh viên diễn ra một cách có kế hoạch,

có mục đích, có nội dung, có chương trình, có phương thức, có phương pháp đào tạo

theo thời gian một cách chặt ché nhưng đồng thời không quá bị khép kin, quá câu

nệ mà có tính chất mở rộng khả năng theo năng lực, sở trường để họ có thể phát

huy được tối đa năng lực nhận thức của mình trong nhiều lĩnh vực

Tóm lại, hoạt động nhận thức của sinh viên thực sự là loại hoạt động trí tuệ

đích thực, căng thẳng, cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt Các thao tác trí tuệ

đã phát triển ở trình độ cao và đặc biệt có sự phối hợp nhịp nhàng, tinh tế và uyển

chuyển, linh động tùy theo từng hoàn cảnh có vấn dé Bởi vậy đa số sinh viên lĩnhhội nhanh nhạy, sắc bén những vấn để mà thấy, cô giáo trình bày Họ thường ítthỏa mãn với những gì đã biết mà muốn đào sâu, suy nghĩ để nấm vững vấn dé sâu

hơn, rộng hơn Ở một số bạn, hoạt động này đạt tới đỉnh cao, có khả năng sắng tạo

to lớn.

32

Trang 35

4 Tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới ở lứa tuổi thanh niên sinh viên.

Tinh cảm đầu tiên xuất hiện ở con người trẻ tuổi không phải là tình yêu mà làtình bạn, nhu cấu tình bạn thân cùng giới đã được bất đấu ở tuổi thiếu niên Tuy

nhiên, tình bạn thân cùng giới ở tuổi thanh niên sinh viên bến vững hơn nhiều, sâu

sắc hơn nhiều so với tình bạn ở tuổi thiếu niên Ở tuổi thiếu niên sự gắn bó với bạn

là bằng hứng thú và hoạt động chung thì tình bạn ở lứa tuổi thanh niên đưa sự tâmtinh thân mật, tình cảm ấm áp, thái độ chân thành lên hành dau Nhu cầu dốc bầu

tâm sự, nhu cầu chia sẻ rung cảm của mình được biểu hiện rõ nét Day là xu hướng

xây dựng tình bạn thân ở lứa tuổi thanh niên sinh viên Từ đó nảy sinh coi bạn như

là của bản thân - "cái tôi khác” - nhu cẩu đó là một đặt trưng biểu hiện ở lứa tuổi

thanh niên sinh viên Vì vậy ý kiến bạn bè thường quan trọng hơn, uy tín hơn ý

kiến cha mẹ và người giáo dục ở một số vấn để nào đó Điều đó chứng tỏ, thanh

niên muốn phát triển và tự khẳng định tính độc lập của mình với cha mẹ Muốn

khẳng định diéu đó các bạn thanh niên trước hết tự khẳng định mình trong quan hệ

bạn bè.

Nét điển hình đối với thanh niên sinh viên là khát vọng trung thực, khát vọng

tự khám phá bản thân minh Nhưng họ chưa Om thấy mình trong hoạt động thực

tiền, nên nguyện vọng kiểm tra bản thân mình bằng cách sánh vai người khác, để rồi thông qua tình bạn thân cho phép họ đối chiếu những thể nghiệm, những ước

mơ, những lý tưởng, cho phép họ nói về bản thân mình Có thể nói tình bạn thân

cùng giới ở lứa tuổi thanh niên có giá trị nội tâm ở chỗ nó vừa là trường học tự bộc

lộ vừa là trường học hiểu người khác

Ở lứa tuổi này, tình bạn thân phức tạp, đa dạng và sâu sắc hơn nhiều so với

tuổi thiếu niên Sự giao tiếp của bạn sinh viên đã vượt ra ngoài phạm vi học tập,

phạm vi nhà trường nó được mở rộng trong những dạng hoạt động mới trong đời

sống của các bạn, chẳng hạn họ đã biết giúp nhau không những về mặt tinh thần

33

Trang 36

mà còn lo lắng tương ud nhau trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, họ không chi

chia sẻ những khó khăn của bạn bằng việc chịu khó ngồi nghe bạn tâm sự mà họ

có những hành động giúp đỡ bạn một cách cụ thể như nâng đỡ nhau trong học tập,

lo lắng cho nhau khi bệnh hoạn ốm đau cùng hợp tác làm việc và mạnh dạn sửa

lỗi cho nhau để cùng tiến bộ

Ở tuổi thanh niên sinh viên tình bạn thân cùng giới đạt đến mức bén vững và

Sn định Nó có thể bến vững cả khi họ xa nhau và nó ít bị ảnh hưởng bởi những

nhân tố bên ngoài mang tính chất tình huống Sự gần gũi tâm lý trong quan hệ bạn

bè như mức độ thông cảm, sự cởi mở, sự hiểu nhau, tâm sự những điều thẩm kínphát triển tối đa và mạnh mẽ Nhu cầu gần gũi tâm lý đạt ở mức cao, nhu cẩu này

ở các bạn gái bộc lộ mạnh hơn nhiều so với các bạn trai.

Chính sự phát triển mạnh mẽ nhu cẩu gần gũi tâm lý ở lứa tuổi thanh niên,

dẫn đến mức độ thân thiết của tình bạn cùng giới ở lứa tuổi thanh niên sinh viên

được nâng cao và các tiêu chuẩn của tình bạn thân cùng giới, tiêu chuẩn chọn bạn

thân cùng giới trở nên phức tạp hơn, cao hơn Khuynh hướng kết thân trong quan hệtình bạn thân cùng giới cũng được bộc lộ rõ nét Các thanh niên có sự phân biệt

một cách nghiêm túc, rõ nét bạn thân và bạn thường.

Ở tuổi thanh niên, tình bạn thân cùng giới mang tính chọn lọc đối tượng sâu

sắc và đậm nét Không phải ai trong lớp, trong trường, trong nhóm cũng được giao tiếp như nhau mà các bạn thanh niên chỉ kết bạn thân cùng giới với những ai

phù hợp, dễ gắn bó với họ, dé trò chuyện, dễ hoạt động chung, gần gũi tâm lý với

họ và đặc biệt hơn là có những ưu điểm nổi bật theo cái nhìn của họ Cũng vithế, bạn bè có thể là mẫu của nhau để phấn đấu vươn lên Trong quan hệ giao tiếp

ở lứa tuổi này, trò chuyện tâm sự là một hoạt động có sức thu hút mãnh liệt đối với

các bạn thanh niên Các bạn thanh niên thường cảm thấy trò chuyện tâm sự là một nhu cầu không thể thiếu được, vì trong trò chuyện tâm sự với các bạn cùng tuổi họ

34

Trang 37

có thể nói lên được những điểu mà họ suy nghĩ Các bạn trao đổi kể chuyện, thậm

chí hỏi nhau hoặc nói cho nhau những diéu bí mật mà không bao giờ dám nói với

cha mẹ, thấy cô Và chính vì vậy, đã là bạn thân cùng giới thì phải cởi mở, vị tha,

đồng cảm, hiểu nhau đặc biệt là phải biết giữ bí mật cho nhau và bảo vệ nhau

Trang 38

CHƯƠNG 3: KẾT QUA NGHIÊN CỨU

Dựa vào nhiệm vụ nghiên cứu và công cụ nghiên cứu, người nghiên cứu đã

thu được các kết quả sau đây: ở 9 câu hỏi:

Với nhiệm vụ 1: người nghiên cứu đã trình bày ở phần cơ sở lý luận.

Với nhiệm vụ 2: gồm các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

2.1 Để giải quyết nhiệm vụ này, người nghiên cứu đã đưa ra câu | (gồm 8

câu: từ câu 1.1 đến câu 1.8) để tìm hiểu nhận thức của sinh viên sư phạm năm I và

năm IV về ý nghĩa của tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới trong cuộc sống Và kết

quả thu được, được trình bày ở mục I.

2.2 Với nhiệm vụ này, người nghiên cứu đưa ra câu 2 (gồm 13 câu: từ câu 2.1

đến câu 2.13) nhằm tìm hiểu nhận thức của sinh viên sư phạm năm I và năm IV về

đặc điểm của một tình bạn lý tưởng ở đôi bạn thân cùng giới Kết quả thu được,

được trình bày ở mục II.

2.3 Nhiệm vụ này người nghiên cứu đưa ra câu 3 (gồm 19 câu: từ câu 3.1 đến

câu 3.19) nhằm tìm hiểu nhận thức của sinh viên sư phạm năm I và năm IV vé

những yếu tố làm cho quan hệ tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới gặp khó khăn Kết

quả thu được, được trình bay ở mục IIL.

2.4 Với nhiệm vụ này, người nghiên cứu đã đưa ra 5 tình huống (từ câu 4 đến

câu 8) nhằm tìm hiểu nhận thức của sinh viên sư phạm năm I và năm IV về tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới được biểu hiện qua cách giải quyết tinh huống ứng xử

trong mối quan hệ bạn bè Kết quả thu được, được trình bày ở mục IV.

2.5 Với nhiệm vụ này, người nghiên cứu đưa ra câu 9 (gồm 30 câu: từ câu 9.1

đến câu 9.30) nhằm tìm hiểu nhận thức của sinh viên sư phạm năm I và năm IV về

tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới qua việc lựa chọn các giá trị tình bạn, và sự sắp

36

Trang 39

xếp thứ bậc như thế nào trong hệ thống các giá trị tình bạn Kết quả thu được, được

trình bày ở mục V,

2.6 Người nghiên cứu tiến hành so sánh trên phương diện giới tính (giữa nam

với nữ) và khối lớp (giữa năm I với năm IV) từ câu số 1 đến câu số 9 Người

nghiên cứu chỉ đưa vào phần nội dung những câu nào có sư khác biệt, những câu

không có sự khác biệt người nghiên cứu đưa vào phần phụ lục Kết quả thu được,

được trình bay ở mục VI.1 (phương diện giới tinh) và mục VI.2 (phương diện khối

lớp).

I NHAN THỨC CUA SINH VIÊN NAM I VÀ NĂM IV TRƯỜNG DHSP VỀ Ý

NGHĨA CỦA TÌNH BẠN Ở ĐÔI BẠN THÂN CÙNG GIỚI.

Bang I Ý nghĩa của tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới.

Tình bạn ở đôi bạn thân cùng giới:

Rất cẩn thiết trong cuộc sống

Làm cho cuộc sống mỗi người có ý nghĩa.

Giúp con người vươn lên trong cuộc sống.

viên sư phạm năm I và năm IV nhận thức rằng: có một người bạn thân cùng giới là

một nhu cầu không thể thiếu của minh trong cuộc sống Ngoài ra, họ còn thừa

nhận: “tinh bạn thân cùng giới làm cho cuộc sống mỗi người có ý nghĩa hon" (câu

1.2 có M =4.04, thứ bậc 11/21).

Ở câu 1.8 và câu 1.3 có điểm trung bình gần bằng 4.00 (M; x= 3.85 và M,3=

3.80), Điều này cho thấy, họ thừa nhận sự cẩn thiết của tình bạn thân cùng giới

37

Trang 40

trong cuộc sống là vì họ nhận thức rằng tình bạn thân cùng giới “giáp họ vượt qua

khó khăn trong cuộc sống” và "giúp họ vươn lên trong cuộc sống”.

Các câu 1.4, 1.5,1.6,1.7 có điểm trung bình 3.00 < M < 3.65 Điểu này chothay, mặc dù họ có nhận thức rằng tình bạn thân cùng giới "là nguồn sức mạnh để

con người phẩn đấu rèn luyện và tự hoàn thiện nhân cách của mình”, nó “lam cho

mọi người đối vi tốt với nhau”, nó "hướng con người đến giá trị đạo đức" và nó

“giúp con người thực hiện ước mơ, hoài bão”, tuy nhiên sự nhận thức của họ chưa

mang tính dứt khoát cao.

Tóm lại: Các bạn sinh viên sư phạm năm I và năm IV đã có sự nhận thức

đúng đấn về ý nghĩa của tình bạn thân cùng giới trong cuộc sống, tuy nhiên nhận

thức của họ chưa mang tính dứt khoát cao.

II NHẬN THỨC CUA SINH VIÊN NAM I VÀ NĂM IV TRƯỜNG ĐHSP VỀ

ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT TÌNH BẠN LÝ TƯỞNG Ở ĐÔI BẠN THÂN CÙNG

GIỚI.

Bảng II Đặc điểm của một tình bạn lý tưởng ở đôi bạn thân cùng giới

Biết giúp đỡ nhau

Biết tin tưởng lẫn nhau

Có trách nhiệm cao đối với nhau

Dám chịu thiệt thòi về phần mình

Dám sửa lỗi một cách tế nhị cho nhau

Biết tôn trọng nhau

Hiểu nhau

Biết rộng lượng và tha thứ cho nhau

Trung thực với nhau

Biết khích lệ nhau cùng tiến bộ

Biết lắng nghe ý kiến của nhau

Quan tim đến nhau

3 | Biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn.bom -_—-— = —

hò =

© % ~¬i © tA & w0

Bò =—

vt l2 ty

Ngày đăng: 15/01/2025, 01:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w