1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu mức độ tác động các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng đến việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS

95 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Mức Độ Tác Động Các Nhân Tố Phi Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Các Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế (IAS)
Tác giả Phạm Minh Phương
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Diệu Linh
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 2,05 MB

Nội dung

KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CÁC NHÂN TỐ PHI TÀI CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ IAS/IFRS TẠI NGÂN HÀ

Trang 1

KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CÁC NHÂN TỐ PHI TÀI CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ (IAS/IFRS) TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK)

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Diệu Linh

Sinh viên thực hiện: Phạm Minh Phương

Hà Nội, tháng 06 năm 2020

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) tại Ngân hàng TMCP Việt Nam

Thịnh Vượng (VPBank)” này là sản phẩm độc lập của em – kết quả của quá trình

học tập trên giảng đường, kiến tập tại đơn vị, không sao chép của bất kỳ ai Số liệu

và nội dung của khóa luận là trung thực, được thu thập, kế thừa và sử dụng từ

những nguồn rõ ràng và đáng tin cậy, có trích dẫn đầy đủ

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2020

Tác giả

Phạm Minh Phương

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn ThS Nguyễn Diệu Linh, giảng viên hướng dẫn của em vì những bình luận, lời khuyên, đề nghị và hướng dẫn của cô trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này của mình Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với những hỗ trợ của cô trong việc cung cấp những tài liệu cần thiết và hữu ích cho khóa luận Nghiên cứu này sẽ không được thực hiện và hoàn thành nếu không có sự khuyến khích và hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm của cô

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc, các thầy, cô đang công tác tại Học viên Ngân Hàng nói chung và các thầy, cô tham gia giảng dạy tại khoa Kế toán – Kiểm toán nói riêng vì những kiến thức chuyên môn và các bài học thực hành vô cùng quý giá mà em đã nhận được trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại học viện Những kiến thức này là hành trang cho em vững bước, tự tin trên con đường tương lai phía trước

Để hoàn thành được khóa luận, em cũng xin chân thành cảm ơn Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) nói chung và các anh chị cán bộ nhân viên công tác tại VPBank nói riêng đã hỗ trợ và giúp đỡ em trong quá trình thu thập dữ liệu, đồng thời đưa ra những chia sẻ hữu ích để em hoàn thiện và đưa ra sản phẩm

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã cổ vũ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian em thực hiện sản phẩm của mình

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng IFRS/IAS mặc

dù không phải một đề tài mới, tuy nhiên, kiến thức và hiểu biết của em về lĩnh vực vẫn còn hạn chế nên mặc dù đã rất cố gắng, vẫn có những sai sót tồn tại trong bài khóa luận này Do đó, em rất mong nhận được những nhận xét, ý kiến đóng góp từ quý thầy cô để khóa luận trở nên hoàn thiện hơn, đồng thời, giúp em cải thiện vốn kiến thức khiêm tốn của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Phạm Minh Phương

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CMKT QUỐC TẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT ÁP DỤNG CMKT QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG VP BANK 4

1.1 Quá trình hình thành và phát triển chuẩn mực kế toán quốc tế 4

1.1.1 Khái quát về tình hình áp dụng IFRS trên thế giới 4

1.1.2 Hệ thống CMKT, chế độ kế toán tại Việt Nam 13

1.1.3 Lợi ích của việc áp dụng IFRS 15

1.2 Sự cần thiết áp dụng IAS/IFRS tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng 17

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng VP Bank 17

1.2.2 Nhu cầu áp dụng IFRS tại Ngân hàng VP Bank 20

1.2.3 Thực tế lập báo cáo tài chính theo IAS/IFRS tại Ngân hàng VPBank 21

Kết luận chương 1 26

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH ÁP DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 28

2.1 Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan 28

2.1.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài 28

2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 30

2.2 Khoảng trống của nghiên cứu 32

2.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 32

2.4 Mẫu nghiên cứu 36

2.5 Các kiểm định cần thực hiện 38

Kết luận chương 2 38

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ 40

3.1 Kết quả nghiên cứu 40

3.1.1 Kiểm định thang đo bằng độ tin cậy Cronbach’s Alpha 40

3.1.2 Xác định nhân tố ảnh hưởng bằng phân tích nhân tố khám phá EFA 45

3.1.3 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán IFRS/IAS tại VP Bank thông qua mô hình hồi quy 49

Trang 5

3.2.1 Tổ chức, tư vấn nghề nghiệp 51

3.2.2 Hệ thống văn bản pháp luật 52

3.2.3 Đặc điểm doanh nghiệp 52

3.2.4 Kinh nghiệm và năng lực của kế - kiểm toán viên 52

3.3 Khuyến nghị 53

3.3.1 Về phía Ngân Hàng Nhà Nước, Bộ Tài chính & Chính Phủ 53

3.3.2 Về phía các tổ chức đào tạo, tư vấn nghề nghiệp 54

3.3.3 Về phía Ngân hàng VP Bank 54

3.3.4 Về phía bản thân kế toán – kiểm toán viên, nhân viên ngân hàng 55

Kết luận chương 3 56

KẾT LUẬN 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu đồ 1.1 1 - Biểu đồ dữ liệu về sử dụng IFRS trên toàn thế giới 5

Biểu đồ 1.1.1 2 - Biểu đồ cột thể hiện các quốc gia sử dụng IFRS 13

Bảng 1.2.3 1 Bảng minh họa sự khác nhau ở 1 số mục trên bảng cân đối kế toán theo VAS và IFRS của VP Bank 23

Bảng 1.2.3 2 Bảng minh họa sự khác nhau giữa một số khoản mục của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo VAS và IFRS của VP Bank 24

Bảng 1.2.3 3 Bảng minh họa sự khác nhau giữa 1 số khoản mục báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập theo VAS và IFRS của VP Bank 25

Mô hình 2.3 1 - Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại Vpbank 35

Bảng 2.4.1 2 - Mô tả mẫu giới tính 36

Bảng 2.4.1 3 - Mô tả mẫu vị trí công tác 37

Bảng 2.4.1 4 - Mô tả mẫu kinh nghiệm làm việc 37

Bảng 2.4.1 5 - Mô tả mẫu về trình độ học vấn 38

Bảng 3.1.1 1 - Kết quả độ tin cậy của thang đo hệ thống pháp luật 41

Bảng 3.1.1 2 - Kết quả độ tin cậy của từng biến trong thang đo 41

Bảng 3.1.2 1 - Kết quả độ tin cậy thang đo kinh nghiêm và năng lực kế - kiểm toán viên 42

Bảng 3.1.2 2 - Kết quả độ tin cậy cho từng biến của thang đo 42

Bảng 3.1.3 1 - Kết quả độ tin cậy của thang đo tổ chức tư vấn nghề nghiệp 43

Bảng 3.1.3 2 - Độ tin cậy của từng biến trong thang đo 43

Bảng 3.1.4 1 - Kết quả độ tin cậy của thang đo đặc điểm doanh nghiệp 44

Bảng 3.1.4 2 - Độ tin cậy của từng biến trong thang đo 44

Bảng 3.1.5 1 - Kết quả kiểm định độ tin cậy của biến phụ thuộc 44

Bảng 3.1.5 2 - Độ tin cậy của từng biến trong thang đo biến phụ thuộc 45

Bảng 3.2.1 7 - Bảng trích các nhân tố của các biến độc lập 46

Bảng 3.2.2 1 - Kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho biến phụ thuộc 48

Bảng 3.2.2 2 - Kết quả Principal Component của biến phụ thuộc 48

Bảng 3.2.2 3 - Kết quả ma trận xoay của biến phụ thuộc 48

Bảng 3.2.2 4 - Các nhân tố trích được của biến phụ thuộc 49

Trang 7

Bảng 2.3 1 - Mã hóa các biến quan sát 77

Bảng 2.3 2 - Bảng mức độ thang đo Likert 78

Bảng 2.4.1 1 - Bảng mã hóa biến nhân khẩu học 78

Bảng 3.1 1 - Bảng độ tin cậy Cronbach's Alpha của các thang đo 79

Bảng 3.2.1 1 - Kết quả kiểm định KMO và Bartlett 80

Bảng 3.2.1 2 - Kết quả chạy Principal Component 80

Bảng 3.2.1 3 - Kết quả phân tích ma trận xoay 81

Bảng 3.2.1 5 - Kết quả chạy Principal Component sau khi loại bỏ các biến không phù hợp 82

Bảng 3.2.1 6 - Kết quả ma trận xoay cho các biến độc lập sau khi đã loại các biến không phù hợp 83

Bảng 3.3.1 1 - Kết quả kiểm định sự tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập 84

Bảng 3.3.2 2 - Bảng ANOVA 86

Bảng 3.3.2 3 - Kết quả phân tích mô hình 86

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Business Deans Council)

A-GAAP Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung là

chuẩn mực kế toán Úc

CMKT quốc tế

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong xu hướng hội nhập thế giới, các DN Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng đưa hoạt động kinh doanh của mình ra thị trường quốc tế Để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhà đầu tư nước ngoài, các DN ngày càng quan tâm tới việc cung cấp thông tin trên BCTC một cách minh bạch và có chất lượng Vì vậy, ngoài lập báo cáo tài chính theo VAS, các công ty, doanh nghiệp chuyển đổi BCTC của mình theo CMKT quốc tế Ngày 16/03/2020, quyết định số 354/QĐ – BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính được ban hành đặt ra lộ trình áp dụng CMKT cho các DN Việt Nam nên việc phân tích các nhân tố ảnh hảnh đến quyết định áp dụng IFRS trong việc trình bày báo cáo tài chính vào thời điểm này là rất cần thiết Hiện nay tại Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp như Vingroup, Bảo Việt, Vinamilk, Techcombank, Vietcombank, các doanh nghiệp FDI, có nhu cầu chuyển đổi và lập BCTC từ VAS sang IFRS và và VPBank là một trong số những doanh nghiệp

đó Mặc dù, đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên, việc áp dụng IFRS là một quá trình lâu dài bởi lẽ, Việt Nam cũng có chuẩn mực kế toán riêng là VAS và hiện nay, cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền (Bộ Tài Chính), việc áp dụng chuẩn mực mới ban đầu sẽ có bỡ ngỡ, khó khăn và thử thách đặt ra Khóa luận này sẽ tập trung làm rõ và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại VP Bank nói riêng Đồng thời, khóa luận cũng khiến nghị một số giải pháp cơ bản giúp VPBank phần nào khắc phục những khó khăn khi áp dụng IFRS trong việc lập báo cáo tài chính thường niên

2 Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận

Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IAS/IFRS tại Ngân Hàng CPTM Việt Nam Thịnh Vượng

Trang 10

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Câu 1: Những nhân tố nào có ảnh hưởng đến việc áp dụng IAS/IFRS tại VPBank?

- Câu 2: Các nhân tố này có mức độ ảnh hưởng như thế nào đến việc áp dụng IAS/IFRS tại VPBank?

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của khóa luận

Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế tại ngân hàng VPBank

Phạm vi thời gian: 2017 - 2019

Phạm vi không gian: Tập trung khảo sát các đối tượng, cán bộ đang làm việc tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (bao gồm hội sở và chi nhánh trên địa bàn Hà Nội)

5 Phương pháp nghiên cứu của khóa luận

Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp định lượng và định tính Cụ thể, phương pháp định tính được áp dụng để nghiên cứu các tài liệu, xem xét các nội dung cơ sở làm nền tảng cho nghiên cứu và tổng hợp các thông tin liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS Phương pháp định lượng được sử dụng để xây dựng mô hình đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố được đưa ra, thu thập dữ liệu từ bảng khảo sát đã gửi cho các bộ phận, phòng ban bao gồm: bộ phận kế toán, kiểm toán nội bộ, ban quản trị, ban đánh giá rủi ro, quản

lý và quản lý cấp cao, ban quản lý tài sản nợ - có, sau đó, phân tích kết quả thu được Các đối tượng được lựa chọn khảo sát đều liên quan đến việc lập và sử dụng báo cáo tài chính: Bộ phận kế toán và kiểm toán nội bộ trực tiếp lập và kiểm tra chất lượng BCTC; bộ phận quản trị, ban quản lý và quản lý cấp cao sử dụng BCTC với mục đích quản trị doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư; ban đánh giá rủi ro sử dụng BCTC để quản trị rủi ro Số lượng mẫu chỉ giới hạn trong hệ thống VPBank hội sở

và chi nhánh trên địa bàn Hà Nội nên việc gửi bản khảo sát sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn Mặt khác, đây là cách dễ nhất để có được thông tin phản hồi và xác định được các đối tượng được phát, gửi khảo sát có tham gia trả lời về các ý kiến ảnh hưởng Bên cạnh phát và thu thập phiếu in ra giấy, khảo sát này dễ dàng được triển khai

Trang 11

dưới định dạng điện tử thông qua sử dụng biểu mẫu Google và kết quả sẽ được thống kê ngay lập tức trên Google trang tính liên kết, nhờ đó tiết kiệm được một phần chi phí, thời gian và nhân lực

Dữ liệu thứ cấp thu về sẽ được sử dụng để xây dựng các giả thuyết nghiên cứu Khóa luận sử dụng phần mềm SPSS 20 để phân tích dữ liệu thu thập được Đầu tiên, kiểm tra độ tin cậy của từng thành phần thang đo, xem xét mức độ tin cậy của biến quan sát thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, nhằm loại bỏ các biến

có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ không phù hợp Sau đó, nghiên cứu sử dụng phân tích dữ liệu bằng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để trích lập nhân tố đại diện Cuối cùng, mô hình hồi quy được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa các nhân tố trích được đến quyết định áp dụng chuẩn mực kế toán IFRS tại VPBank

6 Kết cấu của khóa luận

Kết cấu của khóa luận ngoài phần lời cảm ơn, phần mở đầu, phụ lục, tài liệu tham khảo sẽ gồm 03 chương chính như sau:

Chương 1: Giới thiệu về CMKT quốc tế và sự cần thiết áp dụng CMKT quốc tế tại Ngân hàng VPBank

Chương 2: Tổng quan về các công trình nghiên cứu và mô hình áp dụng trong nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và khuyến nghị

Trang 12

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CMKT QUỐC TẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT ÁP DỤNG

CMKT QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG VP BANK

1.1 Quá trình hình thành và phát triển chuẩn mực kế toán quốc tế

1.1.1 Khái quát về tình hình áp dụng IFRS trên thế giới

Số liệu được cập nhật từ Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) cho thấy hiện nay đã có 131/143 nước áp dụng IFRS theo các hình thức khác nhau Trong đó

số đó, có 119 quốc gia và vùng lãnh thổ yêu cầu bắt buộc áp dụng IFRS cho tất cả hoặc phần lớn các doanh nghiệp trong nước Có thể nói rằng từ năm 2000 trở lại đây, IFRS rất phổ biến và được áp dụng trên khắp thế giới, được sử dụng thay thế chuẩn mực kế toán quốc gia hoặc bắt buộc áp dụng cho những doanh nghiệp được niêm yết Thêm vào đó, nhưng hồ sơ cho vay và sử dụng tín dụng của các doanh nghiệp có báo cáo tài chính được lập trên cơ sở của IFRS cũng được Ngân hàng Thế giới (Word Bank) chấp nhận Điều này càng chứng tỏ được IFRS đang khẳng định vai trò của mình từng ngày Hiện nay, các quốc gia trên thế giới áp dụng IFRS theo

4 mô hình: Vận dụng 100% IAS/IFRS; Vận dụng 100% IFRS/IAS nhưng có phần phụ lục để thêm hoặc bớt vào mỗi chuẩn mực muốn sửa đổi để phù hợp với hoàn cảnh kinh tế đất nước; Vận dụng có chọn lọc IAS/IFRS, có sửa đổi và bổ sung cho hợp với bối cảnh kinh tế đất nước (giữ chuẩn mực kế toán riêng nhưng có cập nhật cho phù hợp xu hướng quốc tế); Không áp dụng IAS/IFRS, có hệ thống chuẩn mực

kế toán riêng

Trang 13

Số liệu được cập nhật năm 2018 bởi Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) cho thấy có 144 khu vực pháp lý yêu cầu áp dụng IFRS cho phần lớn các doanh nghiệp niêm yết trong nước, 12 khu vực pháp lý cho phép tất cả hoặc hầu hết các doanh nghiệp áp dụng IFRS, 1 khu vực pháp lý yêu cầu áp dụng IFRS vào đào tạo tại các đơn vị giáo dục tài chính, 9 khu vực pháp lý có chuẩn mực kế toán riêng hoặc đang tiến hành chuyển đổi/áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS/IAS

Theo dữ liệu được cập nhật (IFRS Foundation, 2018), có 114/166 quốc gia được IASB liệt kê đã yêu cầu sử dụng IFRS, trong đó có 86 nước yêu cầu hoặc cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng IFRS Trong 20 quốc gia có nền kinh tế lớn thì đã có 15 nước (Argentina, Canada, Hàn Quốc, Mexico, Nga, Saudi Arabia,…) đã yêu cầu áp dụng đầy đủ IFRS Thêm vào đó, GDP của các quốc gia

đã áp dụng IFRS chiếm 35 nghìn tỷ đô la Mỹ trên tổng số 76 nghìn tỷ đô la Mỹ của thế giới, tức chiếm 46.1% (gần một nửa) tổng GDP toàn cầu

Các nước Châu Âu (EU) – Áp dụng 100%

Từ những năm 1995, kế hoạch hội nhập kế toán đã được Liên minh Châu Âu EU) chú trọng, quan tâm Năm 2005, IFRS bắt đầu được Liên minh Châu Âu (EU) cho áp dụng cho các công ty niêm yết trên thị trường để lập báo cáo tài chính hợp nhất, tuy nhiên, từng IAS/IFRS trước khi đưa vào áp dụng phải được thông qua luật được tổ chức bởi EU theo quy trình riêng biệt Việc áp dụng này được áp dụng với

87% khu vực pháp lý yêu cầu áp dụng IFRS cho phần lớn các DN niêm

yết trong nước

144 khu vực pháp lý cho yêu cầu áp dụng IFRS đối với DN niêm yết trong nước

12 khu vực pháp lý khuyến khích áp dụng IFRS

9 khu vực pháp lý có CMKT riêng hoặc đang chuẩn bị đổi sang IFRS

1 khu vực pháp lý yêu cầu giảng dạy IFRS tại học viện tài chính

Biểu đồ 1.1 1 - Biểu đồ dữ liệu về sử dụng IFRS trên toàn thế giới (Nguồn:

IFRS.vn)

Trang 14

tất cả các nước thành viên trong khối liên minh EU Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực bảo hiểm, công nghiệp, chứng khoán; các ngân hàng thương mại; các tổ chức tài chính; công ty con có công ty mẹ niêm yết trên thị trường tài chính ngoài EU; các doanh nghiệp có doanh thu hàng năm đạt 10 tỷ Euro mỗi năm trong 2 năm liên tục và trung bình số nhân viên trên 100 người một năm sẽ được áp dụng IFRS Có thể nói, IAS/IFRS theo nguyên tắc được EU áp dụng hoàn toàn nhưng việc thông qua chuẩn mực dẫn tới một hệ thống kế toán chưa thật sự đồng

bộ, rõ ràng bởi còn một số hướng dẫn và nguyên tắc vẫn chưa được thông qua Nghiên cứu của (Jermakowicz and Gornik-Tomaszewski, 2006) về việc áp dụng IFRS từ góc độ các công ty niêm yết tại EU đã chỉ ra rằng, do có sự khác biệt giữa các nền văn hóa và cách thức cũng như mục đích kê khai thuế mà giữa các nước vẫn tồn tại sự khác nhau về việc áp dụng IFRS Nghiên cứu cụ thể hơn ở Italia của (Carini, Teodori and Veneziani, 2011) trên 33 doanh nghiệp đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp ũng không muốn áp dụng IFRS do không chắc chắn về thuế thu nhập được tính theo IFRS

Hoa Kỳ (Mỹ) – Không áp dụng IAS/IFRS

Là một trong những nền kinh tế lớn có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế chúng toàn cầu, Mỹ luôn hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán chất lượng cao, giúp các thông tin thể hiện trên báo cáo tài chính của Mỹ và các quốc gia khác có thể so sánh được, do đó, việc đưa IAS/IFRS và áp dụng nó vào thị trường của Mỹ là một thách thức đối với Hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB) Năm 2002, IASB và Hội đồng chuẩn mực Kế toán Hoa Kỳ (FASB) đã bắt tay cùng ký kết thỏa thuận Norwalk dưới sự ủng hộ của Uỷ ban chứng khoán Mỹ (SEC) với mực đích hợp tác, xây dựng một bộ chuẩn mực kế toán chất lượng cao, mang tính toàn cầu Tuy nhiên, quá trình hợp tác là một khó khăn và thách thức của hai tổ chức bởi sự ràng buộc về tính pháp lý, sự can thiệp của các tổ chức chính trị, văn hóa, kinh tế,… Sự khác biệt về bản chất cũng là một trong những trở ngại lớn

Cụ thể, các chuẩn mực của Mỹ là dựa trên các quy định (rules-based) nên được hướng dẫn một cách chi tiết trong khi IAS/IFRS được xây dựng dựa trên các nguyên tắc (principles-based) nên có hạn chế về hướng dẫn Các công ty tại Mỹ

Trang 15

phải lập báo cáo tài chính của mình theo chuẩn mực kế toán Mỹ (US GAAP) được ban hành bởi FASB, bên cạnh đó, SEC còn yêu cầu các công ty niêm yết phải cung cấp thông tin theo quy định Mỹ cũng chưa bắt buộc các công ty trong nước phải lập báo cáo tài chính theo IFRS, tuy nhiên, đối với các công ty đầu tư của nước ngoài thì được phép sử dụng IFRS để lập báo cáo tài chính (quyết định được thông qua bởi SEC vào tháng 11/2007) Nghiên cứu của (Kaya and Pillhofer, 2013) chỉ có 19% các công ty nước ngoài công bố tài chính theo IFRS, còn lại các doing nghiệp

từ giai đoạn 2009 – 2010 vẫn sử dụng US GAAP để lập báo cáo tài chính

Một văn bản dự thảo về lộ trình hòa hợp IFRS được SEC đưa ra vào năm

2008 và quyết định chấp nhận sử dụng IAS/IFRS Tháng 2/2010, SEC một lần nữa khẳng định cam kết lộ trfnh hội tụ trong thời gian 2015-2016 và đưa ra kế hoạch triển khai chỉ ra 6 điều cần cân nhắc để SEC kết hợp IFRS vào báo cáo tài chính của

Mỹ đó là: phát triển toàn diện IFRS và áp dụng vào hệ thống báo cáo quốc gia; tính độc lập của các cơ quan ban hành chuẩn mực; nhận thức về IFRS của các nhà đầu tư; môi trường pháp lý; tác động của cơ quan ban hành các quy định; môi trường pháp lý; nguồn nhân lực Tháng 7/2011, chủ tịch của SEC tuyên bố ủng hộ việc xây dựng chuẩn mực kế toán chất lượng toàn cầu dựa trên cơ sở IAS/IFRS

Qúa trình hội tụ chuẩn mực kế toán giữa IASB và FASB đã có một số kết quả nhất định, cụ thể là các chuẩn mực mới được công bố và một số thay đổi trong quy định của FASB Tháng 5/2014, IFRS 15 hướng dẫn về ghi nhận doanh thu được công bố và có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, tuy nhiên sau sự kiện này thì kế hoạch hội

tụ các chuẩn mực về thuê tài sản, công cụ tài chính và một số nội dung khác bị tạm ngừng Việc tiến hành áp dụng IFRS vào chuẩn mực kế toán tại Mỹ vẫn đang bị đình trệ với nhiều nguyên nhân như sự bất đồng nhất định giữa IASB và FASB; những quy định khác cần thiết được ban hành hơn được SEC ưu tiên đầu tư; việc áp dụng IFRS có thể không phù hợp với quy định lập báo cáo tài chính tại các thị trường vốn của Mỹ nhìn chung, IASB và FASB đã thể hiện thiện chí hòa hợp nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng cần phải giải quyết để hướng đến mục tiêu chung của cả hai tổ chức

Trung Quốc – Vận dụng IAS/IFRS có chọn lọc

Hiện nay, ở Trung Quốc vẫn chưa có quy định yêu cầu doanh nghiệp niêm yết và các công ty loại hình khác bắt buộc áp dụng IFRS, các doanh nghiệp nước

Trang 16

này vẫn đang lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Trung Quốc (CAS) Những chuẩn mực này thực tế là dựa vào IFRS nhưng được dịch và viết lại theo cách dễ hiểu hơn cho người sử dụng, do đó, có thể nói, CAS tuân thủ theo IFRS nhưng không hoàn toàn giống về mặt nội dung Cụ thể, chuẩn mực kế toán của Trung Quốc không thực hiện đáng giá tổn thất tài sản, chỉ áp dụng một phần giá trị hợp lý và được chỉnh sửa các yêu cầu liên quan đến việc công bố các bên liên quan Năm 2005, giữa IASB và Uỷ ban chuẩn mực kế toán Trung Quốc (CASC) đã tổ chúc một cuộc họp về vấn đề hội tuj kế toán Sau đó, vào năm 2006, chuẩn mực kế toán Trung Quốc được ban hành và được đánh giá là đã hòa hợp đáng kế so với các chuẩn mực IAS/IFRS

Hiện nay, Bộ Tài chính cùng với Uỷ ban chuẩn mực kế toán Trung Quốc đang tiếp tục sửa đổi CAS theo hướng phù hợp với IFRS, tuy nhiên, chưa có bất cứ động thái nào thể hiện Trung Quốc sẽ áp dụng IFRS trực tiếp tại quốc gia này Như vậy, có thể nói rằng, Trung Quốc không áp dụng trực tiếp IFRS cho các doanh nghiệp để lập báo cáo tài chính mà thực hiện sửa đổi, kết hợp và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán Trung Quốc

Australia (Úc) – Áp dụng 100% nhưng có phần phụ lục để thêm hoặc bớt vào mỗi chuẩn mực muốn sửa đổi để phù hợp với hoàn cảnh kinh tế đất nước

Bắt đầu từ năm 2002, Australia đã chuẩn bị cho việc chuyển đổi từ chuẩn mực

kế toán của mình sang IFRS và đến ngày 1/1/2005, Uỷ ban chuẩn mực kế toán Australia (AASB) đã ban hành Australian GAAP (A-IFRS) dựa trên toàn bộ IFRS Các doanh nghiệp tại quốc gia này đều bắt buộc áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính, trừ các công ty có quy mô rất nhỏ không được niêm yết trên thị trường So với IFRS, Uỷ ban chuẩn mực kế toán Úc (AASB) đã lược bỏ một số khoản mục và bổ sung một số khoản mục khác vào A-IFRS để phù hợp áp dụng hơn cho các tổ chính chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận Thêm vào đó, việc ban hành IAS/IFRS cũng được xem xét

và chỉnh sửa cho phù hợp môi trường pháp lý và đặc điểm riêng của quốc gia này Tuy nhiên, điều này đã dẫn đến hệ lụy là A-IFRS không thật sự nhất quán với IAS/IFRS Cách áp dụng một cách trung lập này của Úc đã tạo ra sự khác biệt giữu A-IAS/IFRS

và IAS/IFRS khi các doanh nghiệp áp dụng trong thực tiễn Nghiên cứu của (Pawsey,

Trang 17

2016) tại Úc tổng hợp từ 35 nghiên cứu được đánh giá loại A+, A và B được công bố bởi Australian Business Deans Council (ABDC) và Excellence in Research Australia (ERA) đã cho thấy việc áp dụng IFRS cho các công ty của Úc đã cho kết quả tích cực đối với các nhà đầu tư và các phân tích dựa trên nghiên cứu đã cho thấy các phân tích được thực hiện sau đó có những cải thiện tích tích cực Nghiên cứu cũng tổng hợp rằng, có những nghiên cứu cho rằng việc áp dụng IRS giúp chất lượng kế toán được cải thiện đáng kể, nhưng cũng có nghiên cứu cho rằng việc áp dụng AGAAP phù hợp hơn với hệ thống kế toán của Úc và mặc dù IFRS dài hơn nhưng được viết dễ hiểu hơn so với AGAAP

Hàn Quốc – Áp dụng 100% nhưng có phần phụ lục để thêm hoặc bớt vào mỗi chuẩn mực muốn sửa đổi để phù hợp với hoàn cảnh kinh tế đất nước

Hàn Quốc là một trong những nước yêu cầu các doanh nghiệp của mình áp dụng bắt buộc đối với IFRS Chỉ sau 4 năm áp dụng kể từ năm 2007, tất cả các công ty niêm yết, tổ chức tài chính hay các nhóm tổ chức lợi nhuận cộng đồng đều là đối tượng phải áp dụng các chuẩn mực IAS/IFRS được chính thức thông qua tại quốc gia này Các đối tượng bắt buộc áp dụng K-IFRS (Chuẩn mực quốc tế được Hàn Quốc xây dựng, triển khai, hoàn thiện, dịch và thông qua mà không hề sửa đổi hay bổ sung) đều được sử dụng để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng

Đối với các doanh nghiệp không niêm yết, IFRS có thể được tự nguyện áp dụng theo ý muốn và nhu cầu; trường hợp các đối tượng này tự nguyện áp dụng IFRS thì không cần sử dụng chuẩn mực kế toán của Hàn Quốc (K-GAAP) nữa Đối với các công ty nước ngoài được niêm yết tại thị trường của đất nước này thì được phép tự nguyện sử dụng và áp dụng những chuẩn mực kế toán sau để lập báo cáo tài chính của công ty phục vụ mục đích niêm yết tại Hàn Quốc: IFRS, K-IFRS hoặc chuẩn mực kế toán của Mỹ (US-GAAP) Hình thức tự nguyện sử dụng IFRS được

áp dụng cho các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không niêm yết nhưng phải kiểm toán độc lập thì bắt buộc phải áp dụng chuẩn mực

kế toán Hàn Quốc (K-GAAP) trong trường hợp không áp dụng đầy đủ IFRS

Tháng 6/2016, quá trình áp dụng IFRS được đánh giá và ghi lại tác động khả quan đặc biệt lên hoạt động đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp Hàn Quốc sau

5 năm áp dụng bởi Ủy ban chuẩn mực kế toán Hàn Quốc Thông tin kế toán chất lượng cao nhờ áp dụng IFRS giúp quá trình đưa ra quyết định, ưu tiên cho kế toán

Trang 18

hiệu quả hơn, giúp phân nguồn lực cho kế toán phù hợp hơn Ngoài ra, nhờ quyết định sử dụng IFRS, các ngân hàng nước ngoài đã giảm việc đánh giá rủi ro trong quyết định cho vay tín dụng đối với các công ty của Hàn Quốc, từ đó ít xảy ra các trường hợp bị đánh giá sai và thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn Nghiên cứu của (Kwon, Na and Park, 2017) về tác động của IFRS khi áp dụng tại Hàn Quốc lên nền kinh tế được thực hiện trên các công ty niêm yết tại quốc gia này

đã cho thấy những tác động tích cực Cụ thể, các khoản dồn tích tùy ý (discretionary accruals – xuất hiện phát sinh khi cần thiết) và quản lý thu nhập có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn, chất lượng dồn tích cao hơn, thu nhập thường xuyên (earnings persistence) tăng lên, thu nhập âm giảm đi Thêm vào đó, các nhà đầu tư và các nhà phân tích tài chính nhận thấy sự cải thiện rõ rệt về thông tin môi trường, kiểm toán viên cũng có thu nhập cao hơn nhờ phí kiểm toán cho các nghiệp vụ phức tạp và có nhiều động lực hơn sau khi Hàn Quốc quyết định áp dụng IFRS

Ngoài các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hàn Quốc các doanh nghiệp có dự định niêm yết cổ phiếu của mình trong năm tài chính đang diễn ra hoặc năm tài chính tiếp theo cũng bắt buộc phải áp dụng K-IFRS Trường hợp là các tổ chức tài chính như ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, môi giới đầu tư, công ty tài chính, công ty chuyên thẻ tín dụng, các đơn vị đầu tư tập thể, các doanh nghiệp ủy thác cũng phải áp dụng K-IFRS ngay cả khi chứng khoán của những đối tương này không được giao dịch

Để K-IFRS được ban hành, Hàn Quốc đã nỗ lực xây dựng và triển khai lộ tình áp dụng IFRS ở Hàn Quốc trong 13 tháng kéo dài từ 2/2006 đến 3/2007 để dịch nguyên văn IFRS sang tiếng Hàn Quốc, sau đó công bố và xin ý kiến tham khảo của giới chuyên môn Nhờ đó, chỉ sau 8 tháng kể từ ngày công bố chính thức lộ trình áp dụng IFRS (3/2007), bản dịch đã hoàn thành và chính thức có thành chuẩn mực óc giá trị pháp lý cho báo cáo tài chính hàn Quốc (K-IFRS) sau khi Uỷ ban Giám sát

tài chính Hàn Quốc (FSC) xử lý và thực hiện các thủ tục hành chính liên quan

Singapore – Áp dụng 100%

Sau khi Uỷ ban chuẩn mực kế toán Singapore (ASC) được thành lập vào năm 2001, ASC đã đưa ra đề xuất sử dụng IFRS/IAS như một khuôn mẫu cho báo cáo tài chính của Singapore Năm 2002, chuẩn mực báo cáo tài chính Singapore (SFRS) ra đời, xây dựng dựa trên cơ sở của IFRS và được áp dụng cho các công ty

Trang 19

niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán của Singapore 7 năm sau đó, một chiến lược sửa đổi SFRS cho tương đồng với IFRS đã được đề xuất bởi ASC Tuy nhiên, đến năm 2012, kế hoạch áp dụng IFRS hoàn toàn được ASC đưa ra với thời gian nhất định Năm 2009, ASC đưa ra chiến lược sửa đổi SFRS theo hướng tương đồng với IFRS để áp dụng cho những công ty niêm yết ở Singapore Các công ty niêm yết của Singapore bắt đầu sử dụng hoàn toàn IFRS để lập báo cáo tài chính khi bắt đầu năm tài chính vào 1/1/2008, đối với các công ty không niêm yết có thể áp dụng

tự nguyện (Mr Hans Hoogervorst, 2014) Có thể nói, quốc gia này có lộ trình xem xét áp dụng IFRS kéo dài, được thử nghiệm áp dụng ở các công ty niêm yết sau khi được sửa đổi cho phù hợp

Nhật Bản – Vận dụng IAS/IFRS có chọn lọc

Nhật Bản không bắt buộc áp dụng IFRS mà cho các doanh nghiệp tự nguyện theo mục đích và nhu cầu của mình Từ tháng 3/2012, quốc gia này cho phép các loại hình doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng 4 chuẩn mực sau để lập báo cáo tài chính hợp nhất: Chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS); Chuẩn mực kế toán của Nhật Bản (J-GAAP); Chuẩn mực kế toán của Nhật Bản được Uỷ ban chuẩn mực kế toán Nhật Bản (ASVJ) điều chỉnh, sửa đổi và ban hành dựa trên cơ sở IFRS cho phù hợp); Chuẩn mực kế toán của Mỹ (US-GAAP) Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 3/2016,

Cơ quan Dịch vụ TC Nhật Bản (FSA) thông báo không cho phép các công ty niêm yết áp dụng US-GAAP để lập báo cáo tài chính hợp nhất nữa Tháng 8/2018, Chủ tịch Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) Hans Hoogervorst trong một sự kiện

do Uỷ ban chuẩn mực kế toán Nhật Bản tổ chức về việc áp dụng IFRS trên toàn thế giới và những công việc sắp tới của Uỷ Ban về Lợi thế thương mại tại Tokyo, Nhật Bản đã xác nhận, tính đến thời điểm đó, khoảng 200 công ty lớn, đa quốc gia của Nhật Bản đã chọn áp dụng chuẩn mực IFRS đầy đủ, chiếm hơn 30% tổng vốn hóa thị trường của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (Mr Hans Hoogervorst, 2018) Ngoài ra, một số công ty lớn của Nhật Bản đang nghiêm túc xem xét việc áp dụng Tiêu chuẩn IFRS Trước đó, 50% vốn hóa thị trường Tokyo có thể là bằng tiền IFRS (IFRS-denominated) Ngoài ra, có thể nói J-GAAP có độ hội tụ cao, về cơ bản

là tương thích, không có điểm khác biệt lớn nào đối với IFRS sau khi thỏa thuận

Trang 20

Tokyo về việc đẩy nhanh quá trình “hội tụ” được ký kết giữa Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) và Uỷ ban chuẩn mực kế toán Nhật Bản (ASBJ)

Malaysia - Áp dụng 100% nhưng có phần phụ lục để thêm hoặc bớt vào mỗi chuẩn mực muốn sửa đổi để phù hợp với hoàn cảnh kinh tế đất nước

Quyết định thông qua IFRS được Uỷ ban chuẩn mực kế toán Malaysia (MASB) công bố chính thức vào năm 2008 Để qúa trình áp dụng IFRS thành công, MASB cùng với Viện kế toán Malayssia (MAS) bắt tay vào công tác chuẩn bị bao gồm đào tạo, năng cao chất lượng kế toán và kiểm toán viên Chuẩn mực báo cáo tài chính Malaysia (MFRS) được MASB công bố vào ngày 19/11/2011, tuân thủ theo IFRS và đã được điều chỉnh dựa theo đặc điểm của quốc gia này, trở thành chuẩn mực cho các công ty niêm yết trong việc hướng dẫn lập báo cáo tài chính theo IFRS Malaysia cho phép các công ty lập báo cáo theo 3 khuôn khổ và được áp dụng tùy theo loại hình của tổ chức: Chuẩn mực báo cáo tài chính cũ (FRS – dựa trên IAS); chuẩn mực báo cáo dành cho các công ty tư nhân (PERS); chuẩn mực báo cáo tài chính Malaysia (MFRS) Cụ thể, chuẩn mực BCTC PERS chỉ được phép

sử dụng bởi các công ty tư nhân, trừ trường hợp công ty tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, bất động sản thuộc phạm vi điều chỉnh MFRS 14 và IC Interpretion 15 (lần lượt tương ứng IAS 41 và IFRIC15) Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 1/1/2013, các công ty đang chuyển đổi bắt buộc phải chuyển sang áp dụng MFRS Ngoài ra, IFRS được phép áp dụng tự nguyện cho các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ vì theo chính phủ Malaysia cho rằng, những đối tượng này không đủ nguồn lực để thực hiện áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế MFRS thì được áp dụng cho tất cả các loại hình công ty, trừ trường hợp là doanh nghiệp tư nhân

Trong quá trình thông qua IFRS, Malaysia cũng gặp nhiều thách thức như việc thu nhập, chuẩn bị, trình bày thông tin làm phát sinh chi phí nhiều hơn lợi ích mang lại Malaysia đã và đang thực hiện những bước chậm và theo hướng đúng đắn trên con đường áp dụng IFRS, khi kế thừa và xây dựng chính sách kế toán quốc gia vững mạnh, đồng thời nâng cao giáo dục, đào tạo những người hành nghề trong lĩnh vực kế toán, thúc đẩy sự phát triển các hiệp hội kinh doanh cũng như kế toán, là chìa khóa quan trọng cho tiến trình thông qua hoàn toàn IFRS

Trang 21

Biểu đồ 1.1.1 1 - Biểu đồ cột thể hiện các quốc gia sử dụng IFRS

(Nguồn: IFRS)

1.1.2 Hệ thống CMKT, chế độ kế toán tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia chưa áp dụng IFRS để lập, trình bày báo cáo tài chính do còn tồn tại những khó khăn như thị trường tài chính của Việt Nam chưa phát triển mạnh, các công cụ tài chính chưa được giao dịch rộng rãi,… dẫn tới các công ty không có nhiều kinh nghiệm để thực hiện hoạch toán các giao dịch Tính từ năm 2000 đến nay, Bộ Tài Chính Việt nam đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán, thông qua 5 đợt, bao gồm 5 Quyết Định và 6 Thông Tư được liệt kê trong bảng 2.1.2 phần phụ lục Ngoài chuẩn mực kế toán, Quốc hội cũng ban hành

và thông qua Luật kế toán gồm 74 điều vào ngày 20 tháng 11 năm 2015 quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về

kế toán Thêm vào đó, Việt Nam cũng có chế độ kế toán tồn tại song song, quy định

và hướng dẫn về kế toán cụ thể là hệ thống tài khoản, chứng từ kế toán, sổ sách kế toán và hệ thống báo cáo tài chính, định khoản kế toán Hiện nay, thông tư số 200/2014/TT-BTC là thông tư hướng dẫn kế toán đang được các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực áp dụng, trừ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (các doanh nghiệp siêu nhỏ) sẽ áp dụng thông tư số 133/2016/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành

Trang 22

Có thể thấy, Việt Nam hiện nay mới ban hành được 26 chuẩn mực kế toán nhưng tương đối cũ, bộc lộ nhiều hạn chế, một số nội dung chưa phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hiện đại do đã ban hành hơn 10 năm, chưa được sửa đổi, bổ sung Thêm vào đó, so với quốc tế, Việt Nam còn thiếu rất nhiều chuẩn mực như các chuẩn mực về nông nghiệp, các chuẩn mực về khai thác và thăm dò khoáng sản, chuẩn mực về tổn thất tài sản, giá trị hợp lý, các công cụ tài chính phái sinh (Chứng khoán phái sinh – được phát hành dựa trên cơ sở những công cụ tài chính đã có như tài sản, chỉ số, lãi suất,…là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hoạt động kinh tế nhằm mục đích phân tán rủi ro, mang lợi lợi ích cho các bên tham gia), do đó, gây khó khăn cho công tác kế toán trong doanh nghiệp khi phát sinh nghiệp vụ liên quan Hơn nữa, hoạt động đầu tư từ nước ngoài ngày càng trở nên mạnh mẽ, các công ty, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có nhu cầu thu hút vốn đầu tư từ thị trường nước ngoài nên việc sửa đổi, hoàn thiện hệ thống kế toán và khung pháp lý cần trở nên cấp thiết hơn nhằm bắt kịp với xu hướng của thế giới Cũng từ đó, thực tiễn đặt ra vấn đề là làm sao để Việt Nam có một lộ trình triển khai áp dụng IFRS phù hợp, hiệu quả Chính vì vậy, Bộ trưởng Bộ Tài Chính đã ban hành quyết định số 345/QĐ-BTC vào ngày 16/03/2020, trong đó,

đề ra mục tiêu cụ thể và kế hoạch lộ trình thời gian áp dụng IFRS tại Việt Nam Theo đó, lộ trình được chia làm 3 giai đoạn chính bao gồm:

a) Giai đoạn chuẩn bị (2020 – 2021) bao gồm những công việc xây dựng và ban hành đề án, thành lập ban dịch và biên tập IFRS sang tiếng Việt, thành lập các trình có thẩm quyền và đào tạo nguồn nhân lực

b) Giai đoạn áp dụng tự nguyện (2022 – 2025)

- Đối với báo cáo tài chính hợp nhất: Các doanh nghiệp đủ nguồn lực và có nhu cầu áp dụng IFRS thông báo trước cho bộ Tài Chính trước khi áp dụng bao gồm: công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà Nước hay có khoản vay tài trợ bởi các định chế tài chính quốc tế; công ty niêm yết; công ty đại chúng là công ty mẹ chưa niêm yết và các công ty mẹ khác

- Đối với báo cáo tài chính riêng: các doanh nghiệp thuộc đối tương là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài là công ty con của công ty mẹ ở nước ngoài

Trang 23

có nhu cầu và đủ nguồn lực trước khi tự nguyện áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính riêng cần thông báo trước với Bộ Tài Chính Thêm vào đó, các đối tượng này cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, giải trình rõ rang và minh bạch với cơ quan thuế, cơ quan quản lý, giám sát và chịu trách nhiệm pháp luật trước việc xác định nghĩa vụ với Ngân Sách Nhà Nước

c) Giai đoạn bắt buộc (Sau 2025) Giai đoạn này sẽ dựa trên cơ sở là kết quả quả giai đoạn tự nguyện, Bộ Tài chính sẽ căn cứ vào nhu cầu, khả năng của doanh nghiệp, tình hình thực tế và các quy định phát luật để điều chỉnh cho thích hợp Dự định đối với báo cáo tài chính hợp nhất, các đối tượng bắt buộc áp dụng bao gồm: Công ty mẹ của taajo đoàn kinh tế Nhà Nước, công ty niêm yết, công ty đại chúng

là công ty mẹ chưa niêm yết và các công ty mẹ có quy mô lớn khác

Ngoài ra, trong quyết định này của bộ tài chính cũng đề cập đến việc xây dựng và ban hành áp dụng VFRS gồm 2 giai đoạn là giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn

áp dụng VFRS Giai đoạn chuẩn bị kéo dài từ năm 2020 đến năm 2024 với kế hoạch thời gian cụ thể bao gồm các bước chuẩn bị cơ bản nhất để áp dụng VFRS Giai đoạn áp dụng VFRS sẽ bắt đầu từ năm 2025 với sự giám sát chặt chẽ của Bộ Tài Chính, sửa đổi vào điều chỉnh cũng cập nhật sát với IFRS để đảm bảo VFRS có tính hội tụ cao nhất đồng thời phù hợp với hoàn cảnh quốc gia

1.1.3 Lợi ích của việc áp dụng IFRS

Có rất nhiều nghiên cứu đánh giá về lợi ích khi áp dụng IFRS đã được thực hiện và trên thực tế, các nước áp dụng IFRS cũng đã khẳng định những lợi ích mà

nó mang lại Theo IFRS, lợi ích mà chuẩn mực kế toán quốc tế mang lại chính là cung cấp một bộ chuẩn mực kế toán chất lượng cao, được quốc tế công nhận, mang lại tính minh bạch (transparency), trách nhiệm (accountability) và hiệu quả (efficiency) cho thị trường tài chính trên toàn thế giới

- IFRS mang lại sự minh bạch (transparency) bằng cách nâng cao khả năng

so sánh quốc tế (comparability) và chất lượng thông tin tài chính để giúp các nhà đầu tư và những người tham gia thị trường đưa ra quyết định kinh tế sáng suốt

- IFRS nâng cao trách nhiệm (accountability) bằng cách giảm khoảng cách thông tin giữa các nhà cung cấp vốn với những bên được ủy thác tên (bên nhận

Trang 24

vốn), cung cấp thông tin cần thiết, có thể so sánh trên toàn cầu, giúp doanh nghiệp

dễ dàng quản lý hoạt động của mình IFRS cũng có tầm quan trọng sống còn đối với các cơ quan quản lý trên toàn thế giới

- IFRS đóng góp vào hiệu quả kinh tế (efficiency) bằng cách giúp các nhà đầu tư xác định các cơ hội và rủi ro trên toàn thế giới, do đó cải thiện việc phân bổ vốn Đối với các doanh nghiệp, việc sử dụng một ngôn ngữ kế toán duy nhất, đáng tin cậy sẽ giảm chi phí vốn và giảm chi phí báo cáo quốc tế

Nghiên cứu học thuật về việc áp dụng IFRS các quốc gia trên thế giới đã cho thấy việc này mang lại lợi ích ròng cho thị trường vốn Các lợi ích được ghi nhận bao gồm công ty phải bỏ ra chi phí vốn thấp hơn, tăng sự thu hút mạnh mẽ các nguồn đầu tư tại các khu vực áp dụng IFRS Một số công ty cũng ghi nhận lợi ích từ việc có thể sử dụng IFRS trong báo cáo nội bộ, cải thiện khả năng so sánh các đơn

vị điều hành ở các khu vực pháp lý khác nhau, giảm số lượng hệ thống báo cáo khác nhau và có thể linh hoạt di chuyển nhân viên có kinh nghiệm về IFRS qua lại giữa

hệ thống tổ chức của họ Tại Nhật Bản, nơi sử dụng Tiêu chuẩn IFRS là tự nguyện

từ năm 2010, báo cáo của Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (JFSA) đã xác định hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng so sánh và giao tiếp tốt hơn với các nhà đầu tư quốc tế là lý do chính khiến nhiều công ty Nhật Bản chọn áp dụng Tiêu chuẩn IFRS (Mr Hans Hoogervorst, 2018)

Nghiên cứu của (Mbawuni, 2018) đánh giá về những lợi ích khi áp dụng IFRS tại Ghana khảo sát với mẫu là 726 thành viên trong Viện kế toán Ghana (Institute of Charted Accountants) đã cho kết quả rằng các chuyên gia kế toán nhận thấy rằng lợi ích hàng đầu của việc áp dụng IFRS cho các thực thể kinh doanh là việc áp dụng IFRS đã dẫn đến việc so sánh dữ liệu tài chính qua biên giới dễ dàng hơn, ngoài việc loại bỏ nhiều chuẩn mực chồng chéo, chất lượng báo cáo tài chính tốt hơn, tạo điều kiện cho sự trao đổi nhân sự dễ dàng hơn giữa các chi nhánh của

DN, minh bạch hơn và dễ hiểu hơn về thực hành kế toán, thông tin được cải thiện

để quản lý, đưa ra quyết định và tiếp cận vốn tốt hơn

Về cơ bản, áp dụng IFRS giúp tạo nên một ngôn ngữ chung, thu hút vốn đầu

tư nước ngoài (FDI), nâng cao chất lượng quản trị và thông tin của DN và phản ánh

Trang 25

giá trị DN hợp lý hơn (Theo ông Lê Vũ Trường - Phó Tổng Giám Đốc – Dịch vụ

Kiểm toán và Trưởng bộ phận Tư vấn Kế toán, Ernst & Young Việt Nam) Trong buổi hội thảo “Thực trạng, kinh nghiệm quốc tế và lộ trình áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) tại Việt Nam” tổ chức vào ngày 22/2/2019 tại Hà Nội, Thứ trưởng Đỗ Quang Anh Tuấn đã có những phát biểu về khẳng định lợi ích đem lại từ việc áp dụng IFRS Cụ thể, ông cho rằng việc áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế

sẽ đem lại tính công khai, minh bạch và là công cụ huy động vốn hiệu quả “Công cụ” này có thể giúp các nhà đầu tư có thông tin tài chính từ công ty chính xác hơn, huy động vốn đầu tư nước ngoài và ảnh hưởng tới những hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp trong nước tùy theo mức độ áp dụng

1.2 Sự cần thiết áp dụng IAS/IFRS tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng VP Bank

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12/8/1993 Sau hơn 26 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 227 điểm giao dịch với đội ngũ gần 27.000 cán bộ nhân viên Tổng thu nhập hoạt động

Bên cạnh đó, theo định hướng “Khách hàng là trọng tâm”, các điểm giao dịch đã được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ Các sản phẩm, dịch vụ của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng Liên kết với nhiều đối tác lớn trên các lĩnh vực như Vinmec, Be Group, Bestlife, FTU, Flywire, Opes…VPBank đã và đang đưa khách hàng bắt kịp xu thế, trải nghiệm những tiện ích hiện đại, đẳng cấp Tất cả đã góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng

Trang 26

mới, mở rộng tập khách hàng của VPBank cả về độ lớn và thời gian gắn bó với tốc

độ nhanh chóng

Ngân hàng luôn đi đầu thị trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành Cùng với việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả, các hệ thống quản trị nhân

sự cốt lõi đã được xây dựng và triển khai thành công tại VPBank Bên cạnh đó, Ngân hàng đã từng bước phát triển một hệ thống quản trị rủi ro độc lập, tập trung và chuyên môn hóa, đáp ứng chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Song song với việc thực thi những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị doanh nghiệp, VPBank cũng không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo chính sách quản trị công ty rõ ràng và minh bạch

Với những nỗ lực không ngừng, thương hiệu của VPBank đã trở nên ngày càng vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế Năm 2017, với việc nhận được liên tiếp 20 giải thưởng danh giá, VPBank chạm đích thành công và hoàn thành xuất sắc kế hoạch 5 năm (2012- 2017) VPBank nằm trong Top 3 Ngân hàng TMCP do Vietnam Report vinh danh và được bình chọn là Nơi làm việc hạnh phúc nhất Năm 2018, nhận về liên tiếp 12 giải thưởng về các sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu,…VPBank hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu do Vietnam Report bình chọn - Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam

Năm 2019, Tạp chí The Asian Banker đã công bố VPBank là “Ngân hàng tốt nhất dành cho SME” tại Việt Nam Được Brand Finance định giá 354 triệu đô la

Mỹ, thương hiệu VPBank đứng thứ 361, là Ngân hàng tư nhân Việt Nam đầu tiên

và duy nhất được vinh danh trong “Top 500 ngân hàng có giá trị thương hiệu cao nhất toàn cầu” VPBank cũng vinh dự nhận được giải thưởng “Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2018” và tiếp tục thuộc “Top 50 công ty Niêm yết tốt nhất 2019” (Forbes và Nhịp Cầu đầu tư bình chọn) Tháng 7 vừa qua, VPBank được Tổ chức đánh giá nhân sự châu Á (HR Asia) bình chọn là một trong những

"Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" bên cạnh các tập đoàn đa quốc gia như Nestle, Heineken, Deloitte, Và dựa trên các tiêu chí về năng lực tài chính, uy tín trên

Trang 27

truyền thông và mức độ hài lòng của khách hàng, VPBank vinh dự thuộc Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín 2019, Top 10 Ngân hàng TMCP tư nhân uy tín 2019

Đối với các hoạt động quốc tế, The Asset – tạp chí uy tín hàng đầu về thị trường tài chính châu Á, đã công bố VPBank là Tổ chức phát hành trái phiếu nước ngoài tốt nhất châu Á và Tổ chức Việt Nam đầu tiên phát hành thành công trái phiếu USD trên thị trường vốn quốc tế kể từ năm 2014 Đây là giải thưởng quan trọng nằm trong giải thưởng “The Asset Triple A Awards” của tạp chí The Asset, nhằm tôn vinh những tổ chức tài chính, công ty có thành tựu xuất sắc đóng góp thiết thực cho sự phát triển của ngành tài chính tại khu vực châu Á Thái Bình Dương (bao gồm Nhật Bản và Úc) và Việt Nam nói riêng Đại diện The Asset cho biết, VPBank được trao tặng danh hiệu này là do thành tựu thu được từ thương vụ huy động 300 triệu USD (tương đương hơn 7.100 tỷ đồng) thông qua phát hành trái phiếu quốc tế kỳ hạn 3 năm vào hồi tháng 7 năm 2019 The Asset và các tổ chức tham gia đánh giá nhận định, đây là lượng trái phiếu USD lớn nhất với lãi suất danh nghĩa thấp nhất (6,25%) lần đầu tiên được phát hành bởi một doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam trên thị trường quốc tế từ trước đến nay Không những thế, gần 6 tháng sau khi phát hành, trái phiếu của VPBank có thanh khoản khá tốt trên thị trường, thể hiện qua việc lợi tức trái phiếu liên tục biến động theo chiều hướng tích cực

Ngoài ra, VPBank cũng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế nhanh, chính xác, chất lượng như: chuyển tiền quốc tế, nhờ thu xuất – nhập khẩu, L/C xuất – nhập khẩu Đáng chú ý là mức tăng trưởng doanh thu của VPBank từ phí dịch vụ chủ yếu đến từ các hoạt động dịch vụ thanh toán

Những giải thưởng quốc tế này một lần nữa khẳng định cho chất lượng sản phẩm, dịch vụ, uy tín và sức cạnh tranh nổi bật của VPBank trên thị trường tài chính, ngân hàng tại Việt Nam, đồng thời khẳng định định hướng phát triển đúng đắn của Ngân hàng trong thời gian qua Trong thời gian tới, VPBank sẽ tập trung đổi mới sản phẩm, dịch vụ, nhằm đem đến những lợi ích vượt trội cho Khách hàng

và đặc biệt tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm hướng tới một ngân hàng chuẩn quốc tế

Trang 28

1.2.2 Nhu cầu áp dụng IFRS tại Ngân hàng VP Bank

Tại hội thảo “IFRS - chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và thực trạng áp dụng trong

hệ thống ngân hàng Việt Nam” tổ chức ngày 14/06/2017 do Ngân hàng Nhà nước đồng tổ chức cùng Hội Kế toán viên công chứng Úc (CPA Australia), bà Lưu Thị Thảo, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc tài chính của ngân hàng VPBank đã có những chia sẻ về việc áp dụng IFRS Bà cho biết ban lãnh đạo của VPBank đã có ý định chuyển đổi và xây dựng báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS từ năm 2010 với mong muốn tạo nên một ngân hàng hiện đại, vì vậy, yêu cầu các khối hỗ trợ tài chính, quản trị rủi ro đều phải đặt ra mục tiêu chuyển đổi trong tương lai Bà Thảo cũng nhấn mạnh, khối tài chính xác định phải áp dụng IFRS nên đã lên kế hoạch bắt đầu từ năm 2010 Thêm vào đó, VPBank là một trong 10 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước chỉ định thí điểm Basel II, do đó, việc triển khai IFRS của khối tài chính được hỗ trợ nhờ có việc chuyển đổi của khối quản trị rủi ro

VP Bank thực hiện việc chuyển đổi báo cáo tài chính của mình theo IFRS từ năm 2011, vì vậy có thể nói, VP Bank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong trong việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Sự kiện này cũng thể hiện những đóng góp của VP Bank trong công cuộc xây dựng mô hình quản trị doanh nghiệp, tăng tính minh bạch của thông tin tài chính trong ngân hàng Ngay thời điểm ấy, ban lãnh đạo ngân hàng đã có nhìn thấy tiềm năng và lợi ích mà báo cáo tài chính lập theo IFRS mang lại trong mối quan hệ làm việc giữa các đối tác và các cổ đông chiến lược Những lợi ích bao gồm: tăng tính minh bạch và tin cậy của thông tin tài chính được trình bày trên báo cáo tài chính, hỗ trợ công tác quản trị và điều hành ngân hàng, thu hút vốn đầu tư,…

Từ năm 2011 đến nay, tuy Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà Nước chưa có quy định hay yêu cầu về việc trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS, VP Bank đã có những động thái tích cực, thể hiện thiện chí trong việc tiên phong đi đầu đó là chủ động sử dụng dịch vụ, tư vấn từ các công ty kiểm toán VP Bank trong những năm qua đã trở thành một ngân hàng uy tín không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế nên quy mô hoạt động khá lớn với số lượng giao dịch phát sinh tương đối phức tạp, các công cụ tài chính liên

Trang 29

quan phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà VP Bank gặp nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng IFRS trong việc lập vào trình bày báo cáo tài chính của mình, cụ thể như việc đánh giá giá trị hợp lý của các tài sản tài chính hay đánh giá giảm giá các khoản cho vay,… Việc chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS vì vậy cũng phức tạp hơn, mất thời gian hơn Nhằm đảm bảo sự minh bạch, tính hợp lý, chính xác và cập nhập của báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế, VP Bank chú trọng đầu tư vào chất lượng cán bộ nhân viên ngân hàng đặc biệt là bộ phận kế - kiểm toán, nâng cao kiến thức

kế - kiểm toán viên về IFRS bằng việc cử nhóm tham gia hội thảo về chuẩn mực kế toán quốc tế do ACCA và các tổ chức uy tín tổ chức Mặc dù rất tích cực, tuy nhiên việc áp dụng IFRS là một quá trình dài, không phải dễ dàng đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và VPBank nói riêng Đặc biệt, ngày 16/03/2020 quyết định số 345/QĐ – BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về “Phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam” đã cho thấy việc áp dụng IFRS trong việc trình bày báo cáo tài chính của VPBank là một bước chuẩn bị đúng đắn Việc chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng và hệ thống kế toán rõ ràng sẽ là cần thiết đối với tổ chức tín dụng như VPBank

1.2.3 Thực tế lập báo cáo tài chính theo IAS/IFRS tại Ngân hàng VPBank

Mặc dù VP Bank đã chủ động tiếp cận và tiến hành chuyển đổi báo cáo tài chính của mình từ VAS sang IFRS, tuy nhiên, do hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính và cơ chế nghiệp vụ của Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt là

về kế toán công cụ tài chính nên đã dẫn đến việc tiếp cận các chuẩn mực không trọn vẹn, từ đó tạo ra khó khăn, thử thách trong việc áp dụng và chuyển đổi, nhất là khi công cụ tài chính chiếm phần lớn tổng tài sản của ngân hàng Thêm vào đó, hệ thống kế toán do Ngân Hàng Nhà Nước quy định hiện nay chưa thực sự linh hoạt, vẫn còn mang tính thống kê, hạn chế các ngân hàng thương mại tự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các nghiệp vụ phát sinh trên thực tế Ngoài ra, IAS/IFRS hướng tới

đo lường tài sản dựa trên cơ sở giá trị hợp lý, nhằm đảm bảo chất lượng của thông tin kế toán, trong khi đó giá gốc vẫn là cơ sở đo lường chủ yếu được qui định bởi VAS Cụ thể, dự thảo “Các quy định về đo lường giá trị hợp lý’ được công bố vào

Trang 30

năm 2009 bởi IASB có nội dụng chủ yếu là thống nhất giá trị hợp lý là “Giá trị đầu ra” của tài sản hay nợ phải trả Trong khi, nguyên tắc giá gốc là phần chủ yếu của VAS1 Việc này có thể đạt độ tin cậy nhưng sẽ làm giảm tính “liên quan” giữa các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính Đặc biệt, đối với tổ chức tín dụng như ngân hàng, IFRS số 9 - Ghi nhận và đo lường các công cụ tài chính thay thế Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IAS 39 "Công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo lường" từ ngày 1 tháng 1 năm 2018 sẽ đặt ra khó khăn hơn cho VPBank do hiện thiếu cơ sở dữ liệu quá khứ để chạy mô hình Thêm vào đó, mặc dù ngân hàng có các khối hỗ trợ như quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ nhưng kinh nghiệm áp dụng IFRS 09 là không có, cần có kế hoạch bài bản hơn

Nếu so sánh BCTC được lập theo VAS và IFRS của VPBank thì có thể thấy

sự khác nhau cơ bản về cách trình bày tên gọi, kết cấu, thứ tự và cách trình bày chi tiết các tiểu mục trên bảng cân đối kế toán Cụ thể, ở phần tài sản được trình bày theo VAS, sẽ có những mục lớn “Tiền mặt, vàng bạc, đá quý”, “Tiền gửi tại Ngân Hàng Nhà Nước”, “Tiền gửi và cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng khác”, trong khi theo IFRS sẽ là “Tiền mặt và tiền gửi NHNN” và “Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác” Đối với khoản mục tài sản cố định, nếu VAS sẽ bao gồm các tiểu mục nhỏ bao gồm “Tài sản cố định hữu hình” và “Tài sản cố định vô hình” Tuy nhiên, BCTC theo IFRS thì “Tài sản cố định hữu hình” là một mục riêng và

“Lợi thế thương mại và các tài sản cố định vô hình” là một khoản mục riêng Về phần nguồn vốn, cụ thể là “Vốn chủ sở hữu”, mục “Lợi nhuận chưa phân phối” có giá trị khác nhau giữa VAS và IFRS Nếu như ở VAS, lợi nhuận chưa phân phối sẽ được tách một phần để lập quỹ dự phòng Nhìn chung, có thể nhận định rằng, các khoản mục trên bảng cân đối kế toán theo IFRS chú trọng về bản chất và tính trọng yếu của thông tin hơn so với VAS VAS ghi nhận tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu theo phương pháp giá gốc và IFRS ghi nhận theo giá trị hợp lý nên sự khác nhau về đo lường có thể hiểu được

Trang 31

Bảng 1.2.3 1 Bảng minh họa sự khác nhau ở 1 số mục trên bảng cân đối kế

toán theo VAS và IFRS của VP Bank

đá quý

1.855.473 2.574.284

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

10.828.571 6.460.795

Tổng tài

sản 321.599.668 277.363.807

Tổng tài sản 323.291.119 277.752.314 Tổng nợ

phải trả 288.213.046 250.135.842

Tổng nợ phải trả 288.541.050 248.056.604 Tổng vốn

chủ sở hữu 33.386.622 27.227.965

Tổng vốn chủ sở hữu 34.750.069 29.695.710

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, giữa VAS và IFRS có sự khác nhau về thứ tự trình bày và kết cấu trừ “Thu nhập lãi và các khaorng thu nhập tương tự”, “Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự”, “Thu nhập từ hoạt động dịch vụ”

và “Chi phí từ hoạt động dịch vụ” Mặc dù đều ghi nhận theo cơ sở dồn tích, nhưng IFRS quy định một số trường hợp cụ thể khi thực thể báo cáo có thể dùng một số thủ thuật để ghi nhận sớm hoặc chậm doanh thu với mục đích điều chỉnh nội dung báo cáo theo ý muốn, do đó, có sự khác biết ghi nhận các khoản mục theo IFRS và VAS

Trang 32

Bảng 1.2.3 2 Bảng minh họa sự khác nhau giữa một số khoản mục của báo cáo

kết quả hoạt động kinh doanh theo VAS và IFRS của VP Bank

9.198.508 8.130.063

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Đối với báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trình bày theo IFRS và VAS có sự khác biệt tương đối lớn do đối với được lập theo phương pháp trục tiếp do NHNN yêu

Trang 33

cầu, còn báo cáo lập thoe IFRS, VPBank lựa chọn lập theo phương pháp gián tiếp

Cụ thể, trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo IFRS, lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh được bắt đầu từ lợi nhuận trước thuế, còn VAS lấy kết quả của tổng dòng tiền vào trừ đi tổng dòng tiền ra, sau đó điều chỉnh cho sự thay đổi của tài sản

và công nợ hoạt động Thêm vào đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo IFRS có mục

“cổ tức nhận được” nằm trong phần tiền từ hoạt động kinh doanh, trong khi theo VAS khoản mục này được trình bày ở phần hoạt động đầu tư Cuối cùng, do báo cáo lập theo IFRS hay VAS đều có sự thay đổi tài sản và công nợ hoạt động, tuy nhiên những khoản mục này trên bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh đều có thể khác nhau về mặt trình bày, cách đo lường và ghi nhận nên cũng

có thể tạo nên sự khác nhau

Bảng 1.2.3 3 Bảng minh họa sự khác nhau giữa 1 số khoản mục báo cáo lưu

chuyển tiền tệ lập theo VAS và IFRS của VP Bank

tự nhận được

từ hoạt động kinh doanh trước những thay

18.384.963 16.996.400

Trang 34

đổi về tài sản và nợ phải trả hoạt động Tiền thuần

từ hoạt động kinh doanh

từ hoạt động đầu

Trang 35

hàng từ VAS sang IFRS Đồng thời, chương 1 cũng khái quát những khó khăn nhất định trên thực tế trong việc áp dụng IAS/IFRS mà VP Bank đang gặp phải, đưa ra

sự khác biệt giữa báo cáo tài chính của ngân hàng lập theo VAS và IFRS

Trang 36

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH

ÁP DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan

Từ khi IFRS/IAS ra đời đến nay đã có nhiều nghiên cứu đưa ra, thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng nó vào hệ thống kế toán các nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển - những nước cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài do đó cần nâng cao tính chất lượng thông tin tài chính

2.1.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của (Zeghal and Mhedhbi, 2006) được thực hiện tại 64 quốc gia đang phát triển đã áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế và chưa áp dụng được công bố bởi World Bank với mục đích yếu tố tác động đến việc khuyến khích áp dụng IAS/IFRS vào hệ thống kế toán Nghiên cứu này khảo nghiệm áp dụng phương pháp phân tích hồi quy logistic trên các yếu tố bao gồm: mức độ tăng trưởng kinh tế, trình độ học vấn (giáo dục), mức độ mở cửa kinh tế bên ngoài, văn hóa của mỗi quốc gia và mức độ có sẵn của thị trường vốn Kết quả cho thấy trình

độ học vấn, mức độ có sẵn của thị trường vốn và văn hóa là những yếu tố tích cực

và có ý nghĩa gắn liền với việc áp dụng IAS, trong khi đó, mức độ tăng trưởng kinh

tế và mức độ mở của kinh tế bên ngoài không thể hiện mối liên hệ nào đối với việc

áp dụng các chuẩn mực kế toán Bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các nước có nền văn hóa Anglo - American (pha trộn giữa thông luật (common law) và điển luật (code law)), có trình độ học vấn cũng như mức độ có sẵn của thị trường vốn cao là những nước có khả năng áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế Thêm vào đó, tác động mạnh mẽ của biến số thị trường vốn cũng biểu thị cho việc thông tin tài chính chất lượng cao chính rất quan trọng và mang tính chiến lược đối với các doanh nghiệp niêm yết và sự phát triển của việc đầu tư vào thị trường vốn

Trong nghiên cứu của (Shima and Yang, 2012) được thực hiện bằng phương pháp phân tích hồi quy logistic với mẫu là 73 quốc gia dựa trên khảo sát các yêu cầu niêm yết từ giai đoạn 2000 đến 2007, được bổ sung và kiểm tra chéo với dữ liệu từ IASB và Báo cáo của Ngân hàng Thế giới về Đánh giá tuân thủ các chuẩn mực và

Trang 37

quy tắc (ROSC), 8 nhân tố đã được kế thừa và đưa ra dựa theo nghiên cứu của Choi

và Meek (2008) bao gồm: nguồn tài chính (vốn chủ sở hữu và nợ nước ngoài tài chính); thuế; hệ thống pháp lý; quan hệ chính trị và kinh tế (chủ nghĩa thực dân và liên minh thương mại); lạm phát; mức độ phát triển kinh tế; giáo dục và văn hóa Trong khi thuế, lạm phát, các nguồn lực tài chính có mối quan hệ tiêu cực thì các nhân tố còn lại bao gồm quan hệ chính trị và kinh tế, mức độ phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và thị trường vốn có sẵn có mối quan hệ thuận chiều với việc áp dụng IAS/IFRS Nghiên cứu cũng cho rằng, việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế vào hệ thống kế toán sẽ mang lại lợi ích cho những người tham gia vào thị trường vốn

Có 4 nhóm yếu tố bao gồm mức độ phát triển kinh tế, giáo dục, chế độ pháp

lý và mối quan hệ nguồn tài chính nước ngoài được đưa ra và phân tích theo phương pháp phân tích sử dụng phần mềm SPSS và kiểm định thang đo Cronbach Alpha trong nghiên cứu của (Paknejad, 2017) tại Iran Đối tượng thống kê của nghiên cứu này là các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tehran được phân loại làm 2 nhóm theo tính chất và lựa chọn ngẫu nhiên 200 mẫu bảng hỏi được phát ra và thu về 176 mẫu đã đưa ra kết luận rằng tất cả yếu tố này có tác động đến việc áp dụng IAS/IFRS vào hệ thống

kế toán của Iran, tuy nhiên, 2 yếu tố là giáo dục và hệ thống pháp luật có tác động to lớn, chủ yếu Nghiên cứu cũng đề cập rằng, các nước có nền kinh tế đang phát triển (nguồn lực tài chính còn non yếu) khác trong khu vực đang tìm kiếm nguồn đầu tư nước ngoài có thể dễ chịu áp lực việc áp dụng IAS/IFRS từ các tổ chức, liên minh kinh tế thế giới bởi sự lệ thuộc tài chính Thêm vào đó, tác giả cùng cộng sự của mình có ghi nhận rằng tác động mạnh mẽ của biến số mức độ có sẵn của thị trường vốn lên quyết định áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế báo hiệu rằng thông tin

kế toán chất lượng cao rất quan trọng đối với sự phát triển của các tập đoàn giao dịch công khai và phát triển đầu tư trên thị trường vốn

Đối với nghiên cứu việc áp dụng IFRS/IAS tại các ngân hàng, nghiên cứu của (Seyoum, 2018) “Assessment on the adoption of international financial reporting standards (IFRS) in selected commercial banks in Ethiopia” được khảo sát trên 10 ngân hàng thương mại trong đó 5 ngân hàng đã áp dụng IFRS/IAS và số còn

Trang 38

lại thì chưa áp dụng 50 phiếu khảo sát được phát ra cho các đối tượng có chọn lọc

và thu về 94% phản hồi đã ghi nhận 7 yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IAS/IFRS bao gồm: Quy mô doanh nghiệp; Mối quan tâm của nhà quản lý, hệ thống pháp luật, mức độ có sẵn của thị trường vốn, cấu trúc hệ thống tài chính, trình độ giáo dục và mối quan hệ của ngân hàng với các học viện đào tạo - các liên minh kinh tế Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống pháp luật là nhân tố có tác động mạnh mẽ và tích cực nhất đối với việc áp dụng các chuẩn mực kế toán tại các ngân hàng thương mại ở Ethiopia, tiếp theo là các nhân tố mối quan tâm của nhà quản trị, mức độ có sẵn của thị trường vốn và cuối cùng là trình độ giáo dục

2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu “Bàn về thang đo các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” của (Nguyen, 2013) với số mẫu là 283 doanh nghiệp khảo sát qua bảng hỏi do các điều tra viên của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Đà Nẵng thực hiện trong năm 2011 Nghiên cứu được thực hiện qua phần mềm SPSS với phương pháp phân tích nhân tố (factor analysis) để rút gọn các biến, sau đó, phân tích bộ phận cơ bản (Principal Component analysis) với phép quay Varimax được vận dụng Kết quả cho thấy 4 nhân tố phi tài chính ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán được rút ra trong bài bao gồm: chất lượng nguồn nhân lực kế toán, tài liệu hướng dẫn thực hành, tư vấn cộng đồng kế toán và nhận thức của người chủ doanh nghiệp Nghiên cứu tuy mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng thang đo phi tài chính nhưng có thể coi là cơ sở cho nhưng nghiên cứu định lượng về đề tài sau này

Bài nghiên cứu “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng việc áp dụng chuẩn mực

kế toán tại Việt Nam” của (Hùng, 2015) được thực hiện bằng phương pháp sử dụng

mô hình hồi quy sau khi đã tiến hành kiểm định thang đo Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), đồng thời kiểm định mối liên hệ giữa mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán và lợi ích áp dụng chuẩn mực kế toán 275 phiếu khảo sát được phát ra với bảng hỏi với 28 biến quan sát xây dựng và đánh giá theo thang đo likerts

5 điểm cho các đối tượng là những người đang làm kế toán (nữ nhiều hơn nam), đang theo học chương trình thạc sỹ và liên thông Cao đẳng - Đại học ngành kế toán

Trang 39

luật (chế độ kế toán và các thông tư hướng dẫn), kinh nghiệm & năng lực kế toán viên, tổ chức tư vấn nghề nghiệp và đặc điểm doanh nghiệp Kết quả kiểm định cho thấy cả 4 nhân tố này đều có mối quan hệ thuận chiều đối với việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế vào hệ thống kế toán của Việt Nam

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác của (Hùng, 2017) “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng việc áp dụng chuẩn mực kế toán tại Việt Nam thông qua mô hình SEM” sử dụng mô hình phương trình cấu trúc (SEM) sau khi tiến hành kiểm định thang đo Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) đã cho ra kết quả khác Với 350 phiếu khảo sát đạt chuẩn được phát cho những người đang làm

kế toán, đang theo học chương trình thạc sĩ và liên thông cao đẳng - đại học ngành

kế toán tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã chỉ ra rằng, trong 4 yếu tố: Hệ thống văn bản pháp luật, kinh nghiệm và năng lực kế toán viên, tổ chức tư vấn nghề nghiệp và đặc điểm của doanh nghiệp thì chỉ có 3 yếu tố có quan hệ thuận chiều đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán đó là: hệ thống văn bản pháp luật, tổ chức tư vấn nghề nghiệp và đặc điểm của doanh nghiệp Thêm vào đó, bài nghiên cứu cũng đề cập rằng việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế có quan hệ thuận chiều với lợi ích mà doanh nghiệp đạt được khi áp dụng IFRS/IAS

Nghiên cứu của nhóm tác giả (Tran et al., 2018) sử dụng phương pháp

nghiên cứu hỗn hợp bằng mô hình hồi quy logistic Dữ liệu được thu thập từ 154 báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2018 Kết quả cho thấy một số tỷ lệ tài chính như lợi nhuận về cổ phiếu (ROE) ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại các công ty niêm yết của Việt Nam Nghiên cứu đã đưa ra 4 nhóm yếu tố chính: Nợ trên

cổ đông Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (NYN); Quy mô doanh nghiệp (QMD), Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE); Chất lượng kiểm toán (CKT); DN được kiểm toán bởi Big4 (CLK) Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, quy mô doanh nghiệp và DN đã được kiểm toán bởi Big4 là 3 nhân tố ảnh hưởng đến việc

áp dụng chuẩn mực kế toán IAS/IFRS của doanh nghiệp Trong đó, yếu tố DN được kiểm toán bởi Big4 có ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của doanh nghiệp bởi vì các công ty kiểm toán lớn chuyên nghiệp hơn

và có uy tín trong quan điểm kiểm toán đối với các công ty áp dụng IFRS/IAS

Trang 40

Các kết luận khác nhau của các bài nghiên cứu khác nhau có thể lý giải bằng việc sử dụng các phương pháp khác nhau và chọn mẫu khác nhau Tuy nhiên, các nhân tố được lựa chọn bởi các nghiên cứu có điểm tương đồng, vì vậy, bài khóa luận này xem xét, chọn lọc và kế thừa những nhân tố từ các nghiên cứu đi trước Thêm vào đó, việc áp dụng chuẩn mực IAS/IFRS vẫn là một vấn đề đáng quan tâm khi mà Việt Nam chưa bắt buộc áp dụng mà mới mang hình thức tự nguyện, IAS/IFRS vẫn trong quá trình hoàn thiện và bổ sung cho phù hợp với bối cảnh không quan, thời gian và môi trường tài chính

2.2 Khoảng trống của nghiên cứu

Tính đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới khả năng áp dụng IFRS, tại Việt Nam các công trình đều tập trung vào nghiên cứu mức độ hội tụ giữa VAS và IAS/IFRS hay những khó khăn và lợi ích trong quá trình áp dụng IFRS Tuy nhiên, đi sâu đánh giá khả năng áp dụng IFRS tại Ngân hàng VPBank thì chưa

có nghiên cứu nào Đặc biệt, tổ chức tín dụng - NHTM là nơi có hệ thống kế toán phức tạp và đặc điểm kinh doanh khác biệt với các ngành nghề khác Vì vậy, khóa luận kế thừa các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng tới việc vận dụng CMKT trong các

DN của nghiên cứu của (Nguyen, 2013), và lựa chọn phạm vi nghiên cứu là ngân hàng VPBank

2.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Sử dụng mô hình tuyến tính, khóa luận nghiên cứu mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (mức độ áp dụng IFRS/IAS tại VPBank) và biến độc lập (hệ thống văn bản pháp luật, kinh nghiệm và kỹ năng kế toán viên, các tổ chức tư vấn nghề nghiệp, đặc điểm của doanh nghiệp) Các giả thuyết được xây dựng như sau:

Hệ thống văn bản pháp luật

Hiện nay, Việt Nam tồn tại cả chế độ kế toán, luật kế toán và hệ thống chuẩn mực kế toán, thể hiện sự hội nhập các thông lệ chung của hệ thống kế toán thế giới đồng thời sự thống nhất quản lý kế toán của Nhà Nước Đối với chế độ kế toán, tùy theo loại hình doanh nghiệp mà áp dụng chế độ kế toán khác nhau, tuy nhiên, thông

tư 200/2014/TT – BTC có thể được áp dụng cho các doanh nghiệp không phân biệt lĩnh vực Từ ngày 01/01/2017, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (bao gồm cả các doanh

Ngày đăng: 14/01/2025, 04:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2.3 2 Bảng minh họa sự khác nhau giữa một số khoản mục của báo cáo - Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu mức độ tác động các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng đến việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS
Bảng 1.2.3 2 Bảng minh họa sự khác nhau giữa một số khoản mục của báo cáo (Trang 32)
Bảng 2.4.1 4 – phụ lục 04 thể hiện số năm công tác tại VP Bank của các đối - Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu mức độ tác động các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng đến việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS
Bảng 2.4.1 4 – phụ lục 04 thể hiện số năm công tác tại VP Bank của các đối (Trang 45)
Bảng 2.4.1 2 - Mô tả mẫu vị trí công tác - Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu mức độ tác động các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng đến việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS
Bảng 2.4.1 2 - Mô tả mẫu vị trí công tác (Trang 45)
Bảng 2.4.1 4 - Mô tả mẫu về trình độ học vấn - Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu mức độ tác động các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng đến việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS
Bảng 2.4.1 4 - Mô tả mẫu về trình độ học vấn (Trang 46)
Bảng 3.1.1 1 - Kết quả độ tin cậy của thang đo hệ thống pháp luật - Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu mức độ tác động các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng đến việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS
Bảng 3.1.1 1 - Kết quả độ tin cậy của thang đo hệ thống pháp luật (Trang 49)
Bảng 3.1.2 1 - Kết quả độ tin cậy thang đo kinh nghiêm và năng lực kế - kiểm toán viên - Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu mức độ tác động các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng đến việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS
Bảng 3.1.2 1 - Kết quả độ tin cậy thang đo kinh nghiêm và năng lực kế - kiểm toán viên (Trang 50)
Bảng 3.1.3 1 - Kết quả độ tin cậy của thang đo tổ chức tư vấn nghề nghiệp - Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu mức độ tác động các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng đến việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS
Bảng 3.1.3 1 - Kết quả độ tin cậy của thang đo tổ chức tư vấn nghề nghiệp (Trang 51)
Bảng 2.3 1 -  Mã hóa các biến quan sát - Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu mức độ tác động các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng đến việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS
Bảng 2.3 1 - Mã hóa các biến quan sát (Trang 85)
Bảng 3.2.1 3 - Kết quả chạy Principal Component - Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu mức độ tác động các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng đến việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS
Bảng 3.2.1 3 - Kết quả chạy Principal Component (Trang 88)
Bảng 3.2.1 6 - Kết quả chạy Principal Component sau khi loại bỏ các biến - Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu mức độ tác động các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng đến việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS
Bảng 3.2.1 6 - Kết quả chạy Principal Component sau khi loại bỏ các biến (Trang 90)
Bảng 3.2.1 5 - Kiểm định KMO và Bartlett sau khi loại các biến không phù hợp - Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu mức độ tác động các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng đến việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS
Bảng 3.2.1 5 - Kiểm định KMO và Bartlett sau khi loại các biến không phù hợp (Trang 90)
Bảng 3.2.1 7 - Kết quả ma trận xoay cho các biến độc lập sau khi đã loại - Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu mức độ tác động các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng đến việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS
Bảng 3.2.1 7 - Kết quả ma trận xoay cho các biến độc lập sau khi đã loại (Trang 91)
Bảng 3.3.2 3 - Kết quả phân tích mô hình - Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu mức độ tác động các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng đến việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS
Bảng 3.3.2 3 - Kết quả phân tích mô hình (Trang 94)
Bảng 3.3.2 2 - Bảng ANOVA - Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu mức độ tác động các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng đến việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS
Bảng 3.3.2 2 - Bảng ANOVA (Trang 94)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN